Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
648,76 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHÂU THỊNH VIỄN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN –
CHI NHÁNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 11 Năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHÂU THỊNH VIỄN
MSSV: 4104491
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN –
CHI NHÁNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: Tài Chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS PHẠM XUÂN MINH
Tháng 11 Năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Luận văn tốt nghiệp là cột mốc cuối cùng mà một sinh viên phải vượt
qua để khẳng định kết quả những tháng ngày học tập và rèn luyện ở giảng
đường Đại học. Qua đó đánh dấu sự trưởng thành trong tri thức và suy nghĩ
của người sinh viên để có thể bước ra xã hội, đóng góp những gì mình đã học
được cho sự phát triển đất nước.
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, em đã được rất nhiều sự
giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ và động viên từ gia đình, từ quý thầy cô cùng các
bạn. Nhờ đó mà em đã hoàn thành được luận văn như mong muốn, nay xin
cho phép em được gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến:
Cha, mẹ là người đã dạy dỗ và nuôi em khôn lớn, tạo mọi điều kiện tốt
nhất có thể cho em vững bước trên con đường Đại học, là người luôn bên
cạnh, chia sẽ và động viên mỗi lúc em gặp những khó khăn, vấp ngã.
Các thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ
đã truyền đạt những kiến thức quý báu để em có thể vận dụng trong công việc
và cuộc sống sau này.
Thầy ThS. Phạm Xuân Minh, người trực tiếp hướng dẫn đề tài cho em.
Trong quá trình làm luận văn, thầy đã tận tình giải đáp mọi thắc mắc, gợi ý
cho em hướng đi và cách giải quyết tốt nhất các vấn đề nảy sinh trong quá
trình làm luận văn, để từ đó em có thể hoàn thành đúng định hướng ban đầu.
Các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho em những đóng góp
quý báu để luận văn thêm hoàn chỉnh.
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các chị trong phòng
Kế toán nội bộ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh
Long đã nhiệt tình chỉ bảo em trong thời gian thực tập vừa qua.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm .....
Người thực hiện
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Nếu có sao chép từ luận văn hoặc công trình nghiên cứu nào khác tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Vĩnh Long, ngày.....tháng....năm.....
Người nhận xét
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ..............................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu và kiểm định giả thuyết .............................................2
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................2
1.3.2 Kiểm định giả thuyết ..............................................................................3
1.4 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3
1.4.1 Phạm vi về không gian ..........................................................................3
1.4.2 Phạm vi về thời gian ...............................................................................3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............4
2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................4
2.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại........................................................4
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về huy động vốn ............................................................7
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của NHTM .....................8
2.1.4 Sự hài lòng của khách hàng ....................................................................9
2.2 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................9
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .......................................................9
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................9
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................10
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH VĨNH LONG...................14
3.1 Giới thiệu khái quát về địa lý và kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long ............14
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................14
3.1.2 Đặc diểm kinh tế - xã hội.....................................................................14
3.2 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long ..........14
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................15
3.2.2 Cơ cấu bộ máy – tổ chức .....................................................................16
3.2.3 Nghiệp vụ hoạt động ............................................................................19
iv
3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013................................................................................................20
3.3 Đánh giá chung........................................................................................29
3.3.1 Thuận lợi – Khó khăn ...........................................................................29
3.3.2 Định hướng phát triển...........................................................................30
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH VĨNH LONG..............................32
4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng SCB Vĩnh Long ................................32
4.2 Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi
nhánh Vĩnh Long...........................................................................................35
4.2.1 Cơ cấu vốn huy động ...........................................................................35
4.2.2 Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn vốn huy động .....................48
4.2.3 Kết quả phân tích mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ
tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long ...................52
4.3 Đánh giá chung........................................................................................56
4.3.1 Những lợi ích đạt được .........................................................................56
4.3.2 Những hạn chế còn tồn tại ....................................................................56
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH VĨNH LONG 58
5.1 Tồn tại và nguyên nhân ...........................................................................58
5.1.1 Yếu tố nội tại........................................................................................58
5.1.2 Các yếu tố từ môi trường kinh doanh....................................................58
5.2 Giải pháp.................................................................................................59
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................62
6.1 Kết luận...................................................................................................63
6.2 Kiến nghị.................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................64
v
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Tình hình Thu nhập của SCB Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 ...............................................................................................22
Bảng 3.2 Tình hình Chi phí của SCB Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 ...............................................................................................26
Bảng 3.3 Tình hình Lợi nhuận của SCB Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 ...............................................................................................28
Bảng 4.1 Tình hình Nguồn vốn của SCB Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2012 và
6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................33
Bảng 4.2 Cơ cấu vốn huy động của SCB Vĩnh Long theo hình thức huy động
giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ....................................................37
Bảng 4.3 Cơ cấu vốn huy động của SCB Vĩnh Long theo thành phần kinh tế
giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ....................................................40
Bảng 4.4 Cơ cấu vốn huy động của SCB Vĩnh Long theo kỳ hạn huy động giai
đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...........................................................43
Bảng 4.5 Cơ cấu vốn huy động của SCB Vĩnh Long theo nội tệ, ngoại tệ và
vàng giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013............................................45
Bảng 4.6 Vốn huy động và tổng nguồn vốn của SCB giai đoạn 2010 – 2012 và
6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................48
Bảng 4.7 Dư nợ tín dụng và vốn huy động của SCB giai đoạn 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 ...............................................................................................49
Bảng 4.8 Chi phí huy động vốn và tổng chi phí của SCB giai đoạn 2010 – 2012
và 6 tháng đầu năm 2013........................................................................................50
Bảng 4.9 Vốn huy động có kỳ hạn và tổng vốn huy động của SCB giai đoạn
2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013....................................................................51
Bảng 4.10 Tham số R2 hiệu chỉnh và kiểm định Durbin - Watson .........................52
Bảng 4.11 Sự phù hợp của mô hình .......................................................................52
Bảng 4.12 Kết quả phân tích hồi quy đa biến theo phương pháp Enter ..................53
vi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tiền
gửi của SCB Vĩnh Long .........................................................................................12
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của SCB Vĩnh Long ..........................................................16
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCV
: Chứng chỉ vàng
GTCG : Giấy tờ có giá
HĐDV : Hoạt động dịch vụ
HĐTD : Hoạt động tín dụng
NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
SCB
: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn
STK
: Sổ tiết kiệm
TGTK : Tiền gửi tiết kiệm
TGTT : Tiền gửi thanh toán
TMCP : Thương mại cổ phần
VHĐ
: Vốn huy động
VNĐ
: Việt Nam Đồng
viii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xây dựng nền kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đến năm 2020 và xu hướng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới đang là mục tiêu
mà nước ta đang nỗ lực thực hiện. Trong bối cảnh chung đó, ngành ngân hàng
chiếm một vai trò không nhỏ trong việc cung ứng nguồn lực tài chính cho các
doanh nghiệp, tổ chức hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đầu tàu là ngân hàng nhà
nước, các ngân hàng thương mại có thể xem như là dầu bôi trơn cho động cơ
là các doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả nhất. Không nằm ngoài bức
tranh toàn cảnh trên, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (TMCP Sài
Gòn) ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong vai trò là cầu nối
giữa doanh nghiệp và nguồn vốn, sử dụng chính nguồn lực từ xã hội để phục
vụ cho sự phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - chính trị.
Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nằm ở trung
tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có 2 khu công nghiệp lớn là Bình
Minh và Hòa Phú cùng tuyến công nghệp Cổ Chiên và đường thông thương
cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ
40 km về phía Nam, tỉnh Vĩnh Long đang từng bước chuyển mình, có nhiều
đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế nước ta. Theo Cục thống kê
Vĩnh Long năm 2012, cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện đang chuyển dịch theo
hướng giảm dần tỷ trọng khu vực Nông - Lâm - Thuỷ sản, tăng dần ở khu vực
Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ. Tỷ trọng khu vực Nông - Lâm - Thuỷ
sản chiếm 47,54%, khu vực Công nghiệp - Xây dựng chiếm 17,31% và khu
vực Dịch vụ chiếm đến 35,15% cho thấy Vĩnh Long thật sự là vùng đất rất
giàu tiềm năng. Góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế và nâng cao đời
sống xã hội, nhiều năm qua ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh Vĩnh Long
luôn là địa chỉ tin cậy đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và hộ sản
xuất, tiêu dùng trong địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của làn sóng khủng
hoảng kinh tế thế giới và nhiều yếu tố nội tại mà kinh tế Việt Nam gặp khá
nhiều khó khăn. Bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán không mấy
khởi sắc, thị trường vàng bất ổn, trần lãi suất huy động của ngân hàng giảm
nhiều khiến cho nhà đầu tư gặp rất nhiều trở ngại trong việc lựa chọn kênh
đầu tư thích hợp. Còn đối với ngân hàng, việc không thu hút được nguồn vốn
kinh doanh sẽ dễ xảy ra tình trạng lãi suất cho vay cao, doanh nghiệp khó tiếp
cận vốn và không thể sản xuất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế quốc gia.
1
Do đó, để có thể chủ động trong tạo lập và quản lý nguồn vốn huy động từ vốn
nhàn rỗi trong xã hội cần phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực góp phần
ổn định và phát triển ngân hàng TMCP Sài Gòn nói chung và Ngân hàng
TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên nên em quyết định chọn đề tài “Giải pháp
nâng cao hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gòn - Chi nhánh Vĩnh Long” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Vĩnh Long” nhằm phân tích
thực trạng huy động vốn của ngân hàng qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt
động huy động vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi
nhánh Vĩnh Long qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng thông qua một số chỉ
tiêu tài chính.
- Đánh giá sự hài lòng của khách hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi
nhánh Vĩnh Long về chất lượng dịch vụ tiền gửi.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá đề ra các giải pháp nhằm tối ưu hoạt
động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh
Long qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đã hợp lý chưa ?
- Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh
Vĩnh Long qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 như thế nào ?
- Những giải pháp nào có thể nâng cao hoạt động huy động vốn của
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long ?
2
1.3.2 Kiểm định giả thuyết
Chất lượng dịch vụ tiền gửi là yếu tố quan trọng quyết định đến sự hài
lòng của khách hàng.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
- Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh
Long số 11 - 11A - B - C Phạm Thái Bường, phường 4, thành phố Vĩnh long,
tỉnh Vĩnh Long. Các số liệu dùng để phân tích được cung cấp bởi phòng kế
toán của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
- Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu trong 3 năm từ 2010 - 2012
và 6 tháng đầu năm 2013 theo niên độ kế toán.
- Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong thời gian thực tập từ tháng
8/2013 đến tháng 11/2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình huy động vốn của Ngân hàng
TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long và đề ra giải pháp nâng cao hoạt động
huy động vốn cho ngân hàng.
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái quát về NHTM
2.1.1.1 Khái niệm về NHTM
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu đời của mình, đã có rất
nhiều khái niệm được đưa ra dựa trên tính chất hoạt động và vai trò của ngân
hàng. Theo điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng theo qui định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu
hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng
chính sách và ngân hàng hợp tác xã”.
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo qui định của Luật
này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Như vậy, theo định nghĩa trên, ngân hàng thương mại cũng là một loại
hình ngân hàng, thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo
pháp luật để thực hiện mục tiêu cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận.
2.1.1.2 Vai trò của NHTM
Với tầm quan trọng của mình, hệ thống ngân hàng nói chung và các ngân
hàng thương mại nói riêng từ lâu đã được so sánh như huyết mạch của nền
kinh tế. Để thấy rõ hơn về vai trò của ngân hàng thương mại, có thể xem xét
một số nội dung chính sau:
* Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính cung cấp vốn cho nền
kinh tế.
Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010, hoạt động ngân hàng có thể là một
hoặc một số nghiệp vụ gồm: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ
thanh toán qua tài khoản. Như vậy, có thể hiểu đơn giản là ngân hàng sẽ tập
trung nguồn vốn từ nơi “thừa” và cấp tín dụng cho nơi “thiếu”. Nguồn tiền
nhàn rỗi sẽ được chuyển thành nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp hay các cá
nhân có nhu cầu sản xuất kinh doanh. Từ đó đảm bảo được sự vận động liên
tục cho quá trình sản xuất, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.
4
* Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị,
xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, cũng như các hoạt động chuyển giao
công nghệ là cần thiết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Điều đó đòi hỏi
một nguồn tài chính nhất định mà không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả
năng chi trả. Và dĩ nhiên, tín dụng ngân hàng sẽ là đáp án tốt nhất cho câu hỏi
này. Bên cạnh đó, đầu ra cho sản phẩm khi doanh nghiệp sản xuất ra cũng là
điều quan trọng không kém. Những sản phẩm giá trị cao so với mặt bằng thu
nhập chung của Việt Nam hiện nay như xe máy hay nhà ở không phải người
tiêu dùng nào cũng có thể sở hữu. Để kích thích chi tiêu trong xã hội thì các
gói tín dụng tiêu dùng hay cho vay mua nhà ở là cần thiết.
* Ngân hàng thương mại là công cụ để nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô.
Bằng những công cụ như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc và những công
cụ khác thông qua hệ thống ngân hàng thương mại mà Nhà nước có thể ổn
định các mục tiêu như lạm phát, giá cả. Từ đó có thể xây dựng những chính
sách vĩ mô thích hợp để điều tiết nền kinh tế.
* Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài
chính quốc tế.
Các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, và đặc
biệt là xu hướng mua bán sáp nhập ngân hàng có tính chất nước ngoài đang
bùng nổ trong những năm gần đây đã có nhiều tác động mạnh mẽ đến nền tài
chính quốc gia khi mà xu hướng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới đang là mục
tiêu quan trọng của nước ta.
2.1.1.3 Những nghiệp vụ cơ bản của NHTM
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, tuy không trực tiếp tham gia
các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm cụ thể nhưng lại giữ vai trò cực kỳ
quan trọng trong nền kinh tế. Hàng hóa mà ngân hàng kinh doanh chính là
“tiền tệ”. Nhờ có ngân hàng mà nguồn vốn nhàn rỗi có thể luân chuyển liên
tục và trôi chảy đến những nơi cần thiết, từ đó tạo ra những sản phẩm thiết
thực cho xã hội. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, thì hoạt động ngân
hàng bao gồm: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán
qua tài khoản. Trên góc độ ngân hàng thì những hoạt động trên có thể được
hiểu tương ứng với những nghiệp vụ cụ thể như sau:
a. Nghiệp vụ huy động vốn
Huy động vốn có thể được xem như bước đầu tiên trong quá trình kinh
doanh “quyền sử dụng vốn” của ngân hàng. Trước tiên, để có nguồn vốn phục
5
vụ cho việc kinh doanh của mình thì ngân hàng phải vận động được các nguồn
tiền nhàn rỗi từ xã hội với chi phí nhất định. Đó có thể xem như “đầu vào” của
sản phẩm.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu từ các nguồn: Tổ chức, cá
nhân bao gồm những nghiệp vụ như nghiệp vụ tiền gửi, nghiệp vụ phát hành
giấy tờ có giá, nghiệp vụ đi vay.
b. Nghiệp vụ sử dụng vốn
Trải qua quá trình “sản xuất” thành các sản phẩm dịch vụ tương ứng với
từng mục đích và nhu cầu của người sử dụng. Nguồn vốn của ngân hàng sẽ
được đưa ra ngoài thị trường để kinh doanh. Đây có thể xem như quá trình tạo
“đầu ra” cho sản phẩm.
Nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng bao gồm các hoạt động như: Thiết
lập dự trữ, cấp tín dụng, đầu tư tài chính và sử dụng vốn cho các mục đích
khác như xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ kinh doanh.
* Thiết lập dự trữ
Thiết lập dự trữ bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán.
Dự trữ bắt buộc là dự trữ được ngân hàng trích lập trên vốn huy động.
Tỷ lệ này phụ thuộc vào tỷ lệ mà Ngân hàng Nhà nước qui định trên từng loại
tiền gửi và kỳ hạn.
Dự trữ thanh toán là khoản dự trữ được ngân hàng trích lập để đảm bảo
thanh toán cho khách hàng gồm các khoản như rút tiền hàng ngày, các khoản
phải trả đến hạn và một số trường hợp khác.
* Cấp tín dụng
Cấp tín dụng gồm các hoạt động như cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu
giấy tờ có giá, cho thuê tài chính và bao thanh toán.
* Đầu tư tài chính
Đầu tư tài chính gồm các hoạt động như góp vốn liên doanh, mua cổ
phần các doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng khác, kinh doanh chứng khoán
và giấy tờ có giá.
c. Nghiệp vụ trung gian
Đối với nghiệp vụ này, ngân hàng đóng vai trò là người trung gian, thực
hiện các hoạt động thanh toán, thu hộ, chi hộ và phải đảm bảo tính an toàn và
thuận tiện cho khách hàng là người mua và người bán. Đây cũng là một cách
6
kiểm soát lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, góp phần giảm thiểu lạm
phát.
Nghiệp vụ trung gian của ngân hàng bao gồm các dịch vụ như: dịch vụ
ngân quỹ, dịch vụ ủy thác, thanh toán không dùng tiền mặt, kinh doanh vàng,
bạc, tư vấn tài chính và một số dịch vụ khác.
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về huy động vốn
2.1.2.1 Khái niệm về huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động mà ngân hàng vận động các nguồn vốn từ xã
hội dưới những hình thức như nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá với chi
phí tương ứng cho từng loại hình nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của
mình.
2.1.2.2 Ý nghĩa của hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của
ngân hàng. Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng
trong tạo lập nguồn vốn. Bên cạnh đó, đây cũng là một phương thức để ngân
hàng có thể nhận định tình hình kinh tế quốc gia, từ đó đưa ra chiến lược sử
dụng vốn một cách hiệu quả nhất.
2.1.2.3 Các hình thức huy động vốn
a. Huy động vốn từ tiền gửi
Nghiệp vụ tiền gửi là nghiệp vụ mà trong đó ngân hàng sẽ nhận tiền gửi
từ các khách hàng là cá nhân và tổ chức với các hình thức có kỳ hạn, không kỳ
hạn, tiền gửi tiết kiệm và một số hình thức khác. Lãi suất mà khách hàng nhận
được từ ngân hàng sẽ phụ thuộc vào kỳ hạn tương ứng.
Ngoài hai loại tiền gửi trên còn có các loại tiền gửi như: tiền gửi vốn
chuyên dùng, tiền gửi của tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của Kho bạc Nhà
nước và một số hình thức khác.
b. Huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá
Phát hành giấy tờ có giá là hình thức mà tổ chức tín dụng phát hành
những chứng nhận xác nhận nghĩa vụ trả nợ, lãi và những cam kết khác giữa
tổ chức tín dụng và người mua trong một thời hạn nhất định. Giấy tờ có giá có
thể được phân loại theo kỳ hạn bao gồm giấy tờ có giá ngắn hạn và giấy tờ có
giá dài hạn.
Giấy tờ có giá ngắn hạn có thời hạn dưới một năm thường là chứng chỉ
tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu ngân hàng, kỳ phiếu và một số loại giấy tờ có giá
khác.
7
Giấy tờ có giá dài hạn có thời hạn một năm trở lên như trái phiếu, chứng
chỉ tiền gửi dài hạn.
c. Huy động vốn bằng cách đi vay
Vì chi phí cho nguồn vốn đi vay tương đối lớn nên chỉ trong những
trường hợp cần thiết nhất định như bù đắp thiếu hụt tạm thời thì ngân hàng
mới thực hiện nghiệp vụ đi vay của các ngân hàng khác hoặc ngân hàng Nhà
nước. Đặc diểm của nguồn vốn hình thành từ nghiệp vụ đi vay là lãi suất qua
đêm thường rất cao và khối lượng nguồn vốn lớn.
Ngoài các nguồn trên, nguồn vốn ngân hàng còn một số thành phần khác
như nguồn vốn ủy thác đầu tư, nguồn vốn tài trợ để đầu tư phát triển các dự
án.
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của NHTM
a. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn
Vốn huy động là nguồn vốn kinh doanh rất quan trọng đối với ngân
hàng. Chỉ số này cũng có thể phản ánh khả năng thu hút nguồn vốn của ngân
hàng. Tuy nhiên để đánh giá một cách toàn diện thì cần quan tâm đến chi phí
huy động vốn.
b. Tổng dư nợ / Vốn huy động
Chỉ số này phản ánh hiệu quả của hoạt động huy động vốn và sử dụng
vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao thì rủi ro thanh khoản
của ngân hàng có thể xảy ra, còn nếu quá thấp thì có thể xảy ra tình trạng chết
vốn, ngân hàng sử dụng vốn chưa hiệu quả.
c. Chi phí huy động vốn / Tổng chi phí
Chỉ số này giúp đánh giá được chi phí cho nguồn vốn huy động của
ngân hàng so với tổng chi phí, từ đó có thể đánh giá chất lượng và hiệu quả
của nguồn vốn huy động và giúp ngân hàng có những điều chỉnh phù hợp. Chỉ
số này càng thấp sẽ càng tốt cho ngân hàng.
d. Tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn / Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này giúp ngân hàng có thể xác định tính ổn định của nguồn vốn,
từ đó đưa ra chiến lược sử dụng vốn hiệu quả nhất.
2.1.4 Sự hài lòng của khách hàng
Theo Philip Kotler, sự thỏa mãn - hài lòng của khách hàng (Customer
Satisfaction) là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so
sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng
8
từ chính họ. Mức độ hài lòng phụ thuộc vào sự khác biệt của kết quả nhận
được và sự kỳ vọng, nếu kết quả thực tế nhận được thấp hơn kỳ vọng thì
khách hàng sẽ không hài lòng, nếu kết quả thực tế bằng với kỳ vọng thì khách
hàng sẽ hài lòng, nếu kết quả thực tế cao hơn kỳ vọng thì khách hàng sẽ rất hài
lòng.
Như một thực tế mà nói thì không có bất kỳ doanh nghiệp nào có thể tồn
tại nếu không có khách hàng. Nếu một doanh nghiệp không thỏa mãn được kỳ
vọng từ khách hàng của mình thì sự đào thải là đều tất yếu xảy ra. Chính vì
vậy, việc đo lường mức độ hài lòng của khách hàng rất quan trọng, đặc biệt là
đối với khách hàng ngân hàng ở mảng huy động vốn, nơi trực tiếp tạo ra
nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long nằm ở nội ô Thành
phố Vĩnh Long, hoạt động huy động vốn được thực hiện trên toàn địa bàn tỉnh
Vĩnh Long nên đề tài tập trung nghiên cứu tình hình huy động vốn trên phạm
vi toàn tỉnh Vĩnh Long.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kế toán và phòng kinh doanh của ngân
hàng như: Bảng cân đối nguồn vốn, Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua
các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Số liệu thứ cấp thu thập từ Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2012, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013
của Cục thống kê Vĩnh Long và mạng Internet cùng các ý kiến của các anh chị
cùng chi nhánh ngân hàng.
Số liệu sơ cấp thu thập từ phiếu khảo sát ý kiến khách hàng về chất
lượng dịch vụ tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để thu thập số liệu sơ cấp từ
phiếu khảo sát vì đây là phương pháp đơn giản, hiện đại, có tính chất khái quát
hóa tổng thể, thường được sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá mức độ hài
lòng.
9
Cỡ mẫu được xác định theo công thức:
p * (1-p)
n = z2α/2 *
(2.1)
∆2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu
p: Tỷ lệ mẫu
z: Phân phối chuẩn tương ứng với độ tin cậy
∆: Tỷ lệ tổng thể
Ta chọn độ tin cậy 90%, z tra bảng bằng 1,645, tỷ lệ mẫu là 0,8, tỷ lệ
tổng thể ước lượng là 0,1. Cỡ mẫu tính được là 44. Tuy nhiên, do thời gian và
kinh phí cho phép nên số lượng mẫu sẽ là 60 để có được ý nghĩa thống kê tốt
hơn.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: Tổng hợp các số liệu thứ cấp được cung cấp
bởi phòng kế toán của Ngân hàng SCB Vĩnh Long và các phương pháp so
sánh bao gồm phương pháp so sánh số tuyệt đối, phương pháp so sánh số
tương đối kết hợp với bảng và biểu đồ để phân tích hoạt động huy động vốn
của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long.
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Dựa trên số liệu được cung cấp đề
tìm kết quả của phép trừ giữ kỳ phân tích và kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế nhằm
xem xét sự biến động của chỉ tiêu kinh tế nhằm tìm hiểu nguyên nhân và đề ra
biện pháp khắc phục.
∆y = y1 – y0
(2.2)
Trong đó:
y1 : trị số kỳ phân tích.
y0 : trị số kỳ gốc.
∆y : chênh lệch giữa các chỉ tiêu của kỳ phân tích và kỳ gốc.
Phương pháp này được dùng để quan sát mức độ tăng giảm tuyệt đối
của các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
- Phương pháp so sánh số tương đối: Dựa trên số liệu được cung cấp đề
tìm kết quả của phép chia giữa các trị số kỳ phân tích và kỳ gốc nhằm xem xét
10
sự biến động của chỉ tiêu kinh tế và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ
tiêu để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
y1 – y0
∆y =
* 100%
(2.3)
y0
Trong đó:
y1 : trị số kỳ phân tích.
y0 : trị số kỳ gốc.
∆y : sự tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này được dùng để phân tích cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ phần
% tăng giảm tương ứng của các thành phần nguồn vốn từ kỳ gốc và kỳ phân
tích.
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tình hình
huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua các
chỉ tiêu tài chính.
Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên kết
quả thu được từ mô hình hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS để đánh giá
mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tiền gửi.
- Phần mềm chuyên dụng SPSS để phân tích định tính số liệu sơ cấp thu
thập được từ phiếu khảo sát ý kiến khách hàng theo 2 dạng thống kê mô tả,
phân tích nhân tố và hàm hồi quy.
- Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường các biến quan sát.
Các thành phần ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng về chất
lượng dịch vụ tiền gửi bao gồm :
* Thành phần hữu hình:
+ Cơ sở vật chất của ngân hàng.
* Thành phần đảm bảo:
+ Thương hiệu ngân hàng.
+ Mức độ bảo mật và an toàn của ngân hàng.
* Thành phần tin cậy về quá trình cung cấp dịch vụ :
+ Thời gian xử lý giao dịch.
+ Sự chuyên nghiệp của nhân viên
11
+ Ngân hàng cung cấp dịch vụ đúng chất lượng đã cam kết
* Thành phần đồng cảm và đáp ứng :
+ Thái độ phục vụ của nhân viên.
+ Nhiều sản phẩm dịch vụ để lựa chọn.
+ Lãi suất huy động của ngân hàng.
+ Nhiều khuyến mãi.
* Thành phần mạng lưới chi nhánh :
+ Mạng lưới chi nhánh của ngân hàng.
* Thành phần chi phí :
+ Chi phí sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Sự tin cậy
Mạng lưới chi
nhánh
Chi phí dịch vụ
Sự hài
lòng của
khách
hàng
Sự đảm bảo
Sự hữu hình
Sự đồng cảm
Hình 2.1 Mô hình mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tiền
gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long
Mô hình có thể được viết lại dưới phương trình hồi quy tuyến tính như
sau :
Y = β 0 + β 1X1 + β 2X2 + β 3X3 + β 4X4 + β 5X5 + β 6X6 + ε
Trong đó:
+ Biến phụ thuộc Y: Mức độ hài lòng của khách hàng.
+ Biến độc lập X: Chất lượng dịch vụ gửi tiền.
12
Biến X1 : Thành phần hữu hình
Biến X2 : Thành phần đảm bảo
Biến X3 : Thành phần tin cậy
Biến X4 : Thành phần đồng cảm
Biến X5 : Thành phần mạng lưới
Biến X6 : Thành phần chi phí
Đối với mục tiêu 4 : Dựa vào kết quả phân tích được đề xuất giải pháp
nâng cao hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh
Vĩnh Long.
13
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI
NHÁNH VĨNH LONG
3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Long có thể được xem như trái tim của vùng đồng bằng sông Cửu
Long với vị trí địa lý là trung tâm của vùng, có diện tích tự nhiên vào khoảng
1.475,19 km2 bằng 0,4% diện tích cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2010,
dân số tỉnh vào khoảng 1.031.994 người bằng 1,3% dân số cả nước, với 85%
dân số nông thôn.
Tỉnh Vĩnh Long giáp thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam, phía Đông
Bắc cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km theo đường quốc lộ 1A. Giao thông
thuận tiện nhờ cầu Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận.
Tài nguyên đất và nước của tỉnh Vĩnh Long khá dồi dào với nguồn phù
sa vô tận từ sông Tiền và sông Hậu, mạng lưới sông ngòi đặc thù, thuận lợi
cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt, Vĩnh
Long có nguồn đất sét ước tính khoảng 200 triệu m3 có thể khai thác và đưa
vào sử dụng làm vật liệu cho ngành gốm, sứ chất lượng cao vốn đã nổi tiếng
từ lâu của tỉnh. Bên cạnh đó, nguồn cát sông với trữ lượng khoảng 129,8 triệu
m3 có thể khai thác làm vật liệu cho ngành xây dựng.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2012, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Vĩnh Long, giá trị tổng sản phẩm toàn tỉnh năm 2012 ước đạt 9.225
tỷ đồng, tăng 7,82% so với năm 2011, tăng mạnh ở khu vực Công nghiệp –
Xây dựng với 13,45% và dịch vụ với 7,82%. Thu nhập bình quân ước đạt
31,82 triệu đồng/người/năm.
Tình hình thu hút đầu tư ở các khu công nghiệp và tuyến công nghiệp
của tỉnh rất khả quan. Năm 2012, khu công nghiệp Hòa Phú có 16 dự án đầu
tư, với tổng giá trị 393,6 tỷ đồng và 94,61 triệu USD. Khu công nghiệp Bình
Minh có 10 dự án đã được cấp phép với tổng vốn đăng ký đầu tư 972 tỷ đồng.
Tuyến công nghiệp Cổ Chiên có 6 dự án đầu tư với tổng giá trị 1.394 tỷ đồng
và 7,4 triệu USD. Tổng giá trị xuất khẩu từ các khu và tuyến công nghiệp đạt
140 triệu USD, tăng 25% so với năm 2011.
14
Trong năm 2012, giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng xã hội
của tỉnh đạt gần 25.283 tỷ đồng, tăng 20,56% so với năm 2011. Trong đó,
thương nghiệp đạt 20.606 tỷ đồng, tăng 21,08%, khách sạn nhà hàng đạt
3.672,6 tỷ đồng, tăng 20,25%, dịch vụ đạt 975 tỷ dồng, tăng 11,84%, thấp nhất
là du lịch với 1.873 tỷ đồng với mức tăng chỉ 4,98%. Tổng giá trị xuất khẩu là
393 triệu USD, giá trị nhập khẩu là 134 triệu USD.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tổng khối lượng vốn huy động của
các ngân hàng thương mại trong địa bàn tỉnh đến tháng 10/2012 đạt 12.951 tỷ
đồng, tăng 15,65%; tổng doanh số cho vay đạt 22.954 tỷ đồng, tăng 4,33% so
với cùng kỳ năm 2011. Tổng dư nợ cho vay đạt 13.666 tỷ đồng, tăng 3,5% so
với cùng kỳ năm trước; trong đó, dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông
nghiệp, nông thôn chiếm 48,66% tổng dư nợ, tăng 18,8% và cao hơn tốc độ
tăng trưởng tín dụng chung toàn địa bàn. Nợ xấu toàn địa bàn là 1.291 tỷ đồng,
chiếm 9,41% tổng dư nợ, giảm 8,43% so với tháng 6/2012.
Nhìn chung, Vĩnh Long là một tỉnh giàu tiềm năng phát triển với môi
trường đầu tư tốt. Các ngành nghề truyền thống như gốm sứ khá ổn định, cùng
nền tảng các khu công nghiệp và tuyến công nghiệp hiện đại sẽ là nguồn lực
quan trọng thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà. Tuy nhiên, cải cách thủ tục hành chính
cũng là một vấn đề cần giải quyết để có thể tối đa hóa năng lực phát triển của
tỉnh.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI
GÒN – CHI NHÁNH VĨNH LONG
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Ngân hàng TMCP Sài Gòn là Ngân hàng TMCP Quế Đô,
thành lập năm 1992 theo giấy phép thành lập 308/GP-UB do UBND TP. HCM
cấp ngày 26/06/1992. Ngày 08/04/2003, Ngân hàng chính thức lấy tên là Ngân
hàng TMCP Sài Gòn, trụ sở chính tại 242 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ
Lão, Quận 1, TP HCM.
Năm 2010, với sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình, số vốn
điều lệ của ngân hàng tăng hơn 4.184 tỷ đồng. Năm 2011, tổng tài sản của
ngân hàng đạt 77.985 tỷ đồng. Mạng lưới kinh doanh của ngân hàng với 118
chi nhánh và phòng giao dịch cùng đội ngũ nhân sự hơn 2.096 người.
Cuối tháng 12 năm 2011, căn cứ trên Giấy phép số 238/GP-NHNN, Ngân
hàng TMCP Sài Gòn đã hợp nhất tự nguyện với 2 Ngân hàng TMCP Đệ Nhất
(Ficombank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).
15
Ngân hàng hợp nhất lấy tên là Ngân hàng TMCP Sài Gòn, tên tiếng Anh
là Sai Gon Commercial Bank, viết tắt là SCB, chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 01/01/2012 với số vốn điều lệ hơn 10.583 tỷ đồng và tổng tài sản hơn
149.205 tỷ đồng tính đến thời điểm 31/12/2012 theo báo cáo tài chính của
ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long được thành lập ngày
30/03/2006, căn cứ trên văn bản chấp thuận của NHNN số 578/QĐ – NHNN
về việc mở chi nhánh của ngân hàng TMCP Sài Gòn tại tỉnh Vĩnh Long.
Tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn. Địa chỉ: Số 11 - 11A
- B – C, đường Phạm Thái Bường, phường 4, thành phố Vĩnh long, tỉnh Vĩnh
Long. Điện thoại: (070) 385.2781, Fax: (070) 385.2784.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long hoạt động trực thuộc
Ngân hàng TMCP Sài Gòn theo qui định tại quyết định số 336/QĐ-SCBHĐQT.5 ngày 01/11/2005 của HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long có 01 Phòng giao
dịch trực thuộc là PGD Vũng Liêm. Địa chỉ số 6B, khóm 2, tỉnh lộ 902, thị
trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
3.2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức
3.2.2.1 Sơ đồ tổ chức
Ban Giám Đốc
Phòng kinh doanh
Bộ phận
Kinh
doanh
Bộ phận
Hỗ trợ
kinh
doanh
Phòng hành chính
– tổ chức
Phòng kế toán
Kế toán
giao
dịch
Kế toán
nội bộ
PGD Vũng Liêm
Công
nghệ
thông tin
Bộ phận
ngân quỹ
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng SCB Vĩnh Long
Nguồn: Phòng hành chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long
16
3.2.2.2 Vai trò của từng bộ phận
∆ Giám Đốc chi nhánh
+ Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc, trước Hội đồng Quản trị trước
pháp luật về việc quản lý, điều hành chung mọi hoạt động của chi nhánh theo
ủy quyền của Tổng Giám Đốc.
+ Công tác tổ chức, nhân sự, thi đua khen thưởng, chế độ, kỷ luật đối với
người lao động. Chủ tịch hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật của chi nhánh.
Chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành các mức cụ thể lãi suất cho vay, huy
động vốn, phí dịch vụ theo ủy quyền của Tổng Giám Đốc.
+ Chủ tịch hội đồng tín dụng của chi nhánh, quyết định về việc cấp tín
dụng, cơ cấu thời hạn trả nợ, phân loại và xử lý nợ theo ủy quyền của Tổng
Giám đốc.
+ Ký kết các hợp đồng giao dịch huy động vốn, hợp đồng tín dụng, cầm
cố, thế chấp theo quy định của SCB.
+ Triển khai công tác mở rộng mạng lưới tổ chức hoạt động của SCB
theo phân công của Ban điều hành.
+ Trưởng ban quản lý kho tiền của chi nhánh. Chịu trách nhiệm xây
dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển, kế hoạch kinh doanh của chi
nhánh theo đúng quy định của Ban điều hành.
∆ Phó Giám Đốc chi nhánh
+ Hỗ trợ Giám Đốc lên kế hoạch tiếp thị, phát triển khách hàng, kế hoạch
kinh doanh, mở rộng mạng lưới hoạt động của SCB trên địa bàn.
+ Thành viên Hội đồng tín dụng. Thay mặt Giám Đốc quản lý hoạt động
của chi nhánh khi Giám Đốc đi công tác, vắng mặt. Thực hiện các công tác
khác theo sự phân công của Giám Đốc.
∆ Phòng Kinh Doanh
+ Thực hiện và quản lý công tác bán hàng (tín dụng, bảo lãnh, tài trợ
thương mại, tiền gửi, kiều hối…) tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc theo
chỉ tiêu được giao.
+ Thực hiện và quản lý công tác chăm sóc và phát triển khách hàng
(Doanh nghiệp và cá nhân).
+ Thực hiện công tác phân tích thẩm định và đề xuất cấp tín dụng.
+ Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm
tra tài sản đảm bảo nợ, đôn dốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn.
17
+ Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để
phục vụ tín dụng. Từ đó trình lên Giám Đốc để có kế hoạch cụ thể.
∆ Phòng Hành chánh - Tổ chức
+ Quản lý công tác hành chính của toàn chi nhánh.
+ Quản lý công tác nhân sự của toàn chi nhánh.
∆ Phòng kế toán
- Kế toán giao dịch
+ Thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan đến TGTK, TGTT và các
dịch vụ thanh toán khác liên quan theo yêu cầu khách hàng.
+ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cho vay cầm cố STK.
+ Thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền nội địa, quốc tế.
+ Thực hiện nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc.
+ Thực hiện các nghiệp vụ mua bán vàng, ngoại tệ theo quy định.
+ Quản lý nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh tại chi
nhánh và đảm bảo thanh khoản.
+ Quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay, ngoại bảng của khách
hàng.
- Bộ phận kế toán nội bộ
+ Hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán kế toán trong toàn chi nhánh,
các nghiệp vụ thanh toán nội bộ.
+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán nội bộ của chi nhánh và đơn vị
trực thuộc.
+ Tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp các số liệu kế toán phát sinh hàng
ngày, tháng, quý, năm của đơn vị.
+ Lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán, thực hiện hậu kiểm chứng
từ kế toán.
+ Tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh
của toàn chi nhánh.
+ Lập kế hoạch chi phí quản lý điều hành và quản lý chi phí điều hành
của toàn chi nhánh.
+ Phối hợp Phòng Hành chính - Tổ chức thực hiện công tác liên quan
đến tiền lương của cán bộ nhân viên
18
- Bộ phận Công nghệ thông tin
+ Truyền đạt, triển khai quy chế, quy trình về quản lý, sử dụng công
nghệ thông tin trong chi nhánh.
+ Quản lý, phụ trách hệ thống mạng và kỹ thuật phần cứng của chi
nhánh.
+ Quản lý, vận hành các ứng dụng của dịch vụ Ngân hàng điện tử tại chi
nhánh.
+ Quản lý, phụ trách chứng từ mẫu chữ ký khách hàng.
- Bộ phận ngân quỹ
+ Thực hiện nhiệm vụ thu chi xuất nhập tiền mặt, ngoại tệ, vàng, tài sản
quý, giấy tờ có giá theo đúng quy định của SCB và Ngân hàng nhà nước.
+ Lưu trữ, bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, thực hiện kiểm
kê tồn quỹ hàng ngày, định kỳ theo quy định.
+ Quản lý kho tiền các đơn vị thuộc quản lý chi nhánh.
+ Thực hiện điều quỹ nội bộ.
+ Thực hiện các nghiệp vụ ngân quỹ theo đúng quy định.
∆ Phòng giao dịch Vũng Liêm :
+ Thực hiện mọi hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch theo đúng
quy định.
+ Tham mưu cho Ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động
kinh doanh của Phòng giao dịch.
+ Chủ động phối hợp với các Phòng nghiệp vụ tại chi nhánh và các đơn
vị trực thuộc chi nhánh để thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động
kinh doanh theo quy định.
3.2.3 Nghiệp vụ hoạt động
3.2.3.1 Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và
các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy
động vốn trong nước và nước ngoài.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác hoạt động tại
Việt Nam và nước ngoài.
19
- Vay vốn của ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.
- Các hình thức huy động vốn khác theo qui định của Ngân hàng Nhà
nước. Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các
công cụ tài chính khác theo qui định của pháp luật.
3.2.3.2 Cấp tín dụng
Ngân hàng thực hiện cấp tín dụng dưới các hình thức:
- Cho vay.
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá
khác.
- Bảo lãnh ngân hàng.
- Phát hành thẻ tín dụng.
- Bao thanh toán.
- Các hình thức khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước.
3.2.3.3 Các nghiệp vụ khác
* Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
* Cung ứng các phương tiện thanh toán.
* Cung ứng các dịch vụ thanh toán như:
- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy
nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ
và chi hộ.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác
sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
* Các dịch vụ khác như:
Cung ứng các sản phẩm sau:
- Ngoại hối.
- Sản phẩm phái sinh về ngoại hối, tỷ giá, lãi suất, tiền tệ và các tài sản
tài chính khác.
- Ngân hàng ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến
hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo qui định của
Ngân hàng Nhà nước.
20
Cung ứng các dịch vụ như:
- Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính, các dịch vụ quản
lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, mua bán, sáp nhập hợp nhất doanh
nghiệp và tư vấn đầu tư.
- Môi giới tiền tệ.
- Các dịch vụ khác theo qui định của pháp luật.
3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ 2010 - 2012 và 6
tháng đầu năm 2013
3.2.4.1 Thu nhập
Kết quả hoạt động kinh doanh là sản phẩm của doanh nghiệp trong quá
trình hoạt động. Tùy mục đích và lĩnh vực hoạt động mà kết quả của từng loại
hình doanh nghiệp có thể khác nhau. Kết quả kinh doanh của một doanh
nghiệp công ích chắc chắn sẽ khác rất nhiều so với một doanh nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, dù là loại hình doanh nghiệp nào thì kết quả hoạt
động kinh doanh đều thường dựa trên ba yếu tố cơ bản, đó là thu nhập, chi phí
và lợi nhuận. Ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp mà mục đích
hoạt động cuối cùng chính là lợi nhuận. Để có thể hiểu được rõ hơn về Ngân
hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, chúng ta tiến hành phân tích kết
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm từ 2010 - 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013. Yếu tố đầu tiên được đề cập đến là thu nhập.
21
Bảng 3.1: Tình hình thu nhập của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm
2013
2010
2011
6 tháng đầu
năm 2012
2012
Chỉ tiêu
2011/2010
Số tiền
Thu
nhập
Chênh lệch
6 tháng đầu năm
2013
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
109.087 100,00 155.013
-Thu từ
101.904
HĐTD
-Thu từ
6.763
HĐDV
-Thu
420
khác
93,42 151.982
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
(%)
100,00
128.100
100,00
98,05
127.651
Tỷ
trọng Số tiền
(%)
2012/2011
6 tháng 2013/
6tháng 2012
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
29.198 100,00
70.101
100,00
45.926
42,10
-26.913
-17,36
40.903
140,09
99,65
28.986
99,27
69.938
99,77
50.078
49,14
-24.331
-16,01
40.952
141,28
6,19
2.965
1,91
321
0,25
192
0,66
162
0,23
-3.798
-56,16
-2.644
-89,17
-30
-15,63
0,39
66
0,04
128
0,10
20
0,07
1
0,00
-354
-84,29
62
93,94
-19
-95,00
Nguồn: phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, 2013
22
Từ bảng số liệu trên, ta nhận thấy thu nhập của ngân hàng trong ba năm
qua tăng trưởng không đồng đều. Cụ thể, năm 2010, thu nhập của ngân hàng
109.087 triệu đồng, năm 2011 là 155.013 triệu đồng, tăng 45.926 triệu đồng,
tỷ lệ tăng tương ứng 42,10%. Trong bối cảnh,Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề
từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và nhiều bất cập nội tại. Doanh nghiệp – đối
tượng khách hàng chính của các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn,
khả năng tiếp cận vốn kém, từ đó dẫn đến thu hẹp hoạt động sản xuất dẫn đến
thu nhập của ngân hàng chưa cao. Đến năm 2011, năm đầu tiên trong Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, nên hoạt động của ngành
có phần sôi nổi hơn. Doanh nghiệp nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn từ Nhà
nước nên mở rộng sản xuất kinh doanh. Chênh lệch lãi suất huy động và cho
vay luôn ở mức từ 5% đến 7%, do đó nguồn thu của ngân hàng cũng được
nâng cao.
Năm 2012, thu nhập ngân hàng chỉ còn 128.100 triệu đồng, giảm 26.913
triệu đồng, giảm tương ứng 17,36% so với năm trước. Theo Ngân hàng Nhà
Nước, tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 chỉ khoảng 7%. Sự dè dặt trong việc
cấp tín dụng và siết chặt hơn trong việc thẩm định khách hàng do vấn đề nợ
xấu khiến cho thu nhập ngành ngân hàng nói chung bị giảm sút. Bên cạnh đó,
đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh
Vĩnh Long là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản,
công nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Dư âm của cơn sốt thị trường nhà
đất kéo dài cùng với sự suy thoái chung của nền kinh tế đã khiến cho các
doanh nghiệp khó khăn. Nhưng đó chỉ là các vấn đề chung, nguyên nhân chính
ở đây là từ vòng lẩn quẩn của con cá tra, một trong các thế mạnh nuôi trồng
thủy sản nước ngọt của tỉnh Vĩnh Long, và cũng là một vấn đề nổi cộm nhiều
năm nay. Người dân vay vốn để nuôi cá với đầu ra là doanh nghiệp chế biến
xuất khẩu. Thế nhưng khi thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ và châu Âu
có vấn đề thì doanh nghiệp lẫn người dân điều lao đao. Cụ thể là những lần áp
thuế cá tra, cá ba sa phi-lê, những vụ kiện bán phá giá. Doanh nghiệp không
xuất khẩu được sẽ thu hẹp sản xuất, người dân vay tiền nuôi cá mà không thể
bán, hoặc có bán được thì giá bán lại thấp hơn giá thành đến 4%, thậm chí là
8%, như vậy thì lấy đâu ra tiền để trả lãi, trả gốc, vậy thì ngân hàng làm gì có
thu nhập.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập của ngân hàng đã ở mức
70.101 triệu đồng, tăng 40.903 triệu đồng so với giá trị 29.198 triệu đồng của
6 tháng đầu năm 2012, tương ứng mức tăng 140,09%. Đây là một tín hiệu
đáng mừng, cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã có khởi sắc. Sự
tăng trưởng của nguồn thu này có thể được giải thích qua quy mô tín dụng của
23
ngân hàng được mở rộng, công tác thẩm định khách hàng được hoàn thiện
hơn, và cán bộ tín dụng cũng tích cực hơn trong công tác quản lý, thu hồi nợ
gốc và lãi. Đồng thời ngân hàng cũng phối hợp tốt hơn với các ban ngành, như
Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Sở Công Thương Vĩnh Long trong
việc đôn đốc đối tượng đi vay trả gốc và lãi đúng hạn.
Trên bình diện chung, có thể thấy thu nhập của ngân hàng là chưa ổn
định. Tuy nhiên, khi đi sâu vào từng khoản mục, ta lại thấy tỷ trọng nguồn thu
nhập chính của ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng vẫn tăng. Năm 2010 tỷ
trọng của nguồn thu này chiếm 93,42%, năm 2011 là 98,04% tăng 4,62 điểm
phần trăm. Năm 2012 nguồn thu này lại tiếp tục tăng 1,61 điểm phần trăm,
tương ứng 99,65%. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng khoản mục này là
99,77% tăng 0,50 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Các nguồn thu từ
hoạt động dịch vụ và thu từ các nguồn khác luôn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và có
xu hướng giảm qua các năm. Nếu như giá trị nguồn thu từ hoạt động dịch vụ
năm 2010 chiếm tỷ trọng 6,19% trong tổng thu nhập thì đến năm 2012 tỷ lệ
này chỉ còn 0,25%.
Từ các con số trên , ta nhận thấy thu nhập của ngân hàng hoàn toàn phụ
thuộc vào hoạt động tín dụng. Do đó, để giảm thiểu rủi ro và nâng cao thu
nhập, ngân hàng cần đa dạng hóa các nguồn thu trong quá trình hoạt động các
năm sắp tới.
3.2.4.2 Chi phí
Chi phí là yếu tố quyết định đến lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp.
Tối thiểu chi phí đến mức có thể để có thể tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu của
những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường. Cho dù ngân hàng
kinh doanh “quyền sử dụng vốn” với món hàng đặc biệt là tiền tệ thì dĩ nhiên
vẫn phải mất phí, thậm chí là rất nhiều. Chi phí cho hoạt động kinh doanh của
ngân hàng được xem xét bao gồm 2 loại chi phí chính là chi hoạt động tín
dụng và chi phí hoạt động.
24
Bảng 3.2: Tình hình chi phí của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm
2013
2010
2011
6 tháng đầu
năm 2012
2012
Chênh lệch
6 tháng đầu
năm 2013
Chỉ tiêu
Chi phí
-Chi HĐTD
2011/2010
Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
(%)
Tỷ
trọng Số tiền
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
85.169
100 143.269
100 114.832
100
25.439
100
61.625
+Lãi tiền
49.686
gửi
+Phát hành
2.697
GTCG
+Chi phí
9.242
khác
-Chi phí hoạt
23.544
động
Tỷ
trọng Số tiền
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
%
67.348
100
58.100
2012/2011
Số tiền
6 tháng 2013/
6tháng 2012
%
Số tiền
%
68,22 -28.437
-19,85
41.909
164,74
72,36
95.617
66,74
83.360
72,59
22.103
86,89
63.331
94,04
33.992
55,16 -12.257
-12,82
41.228
186,53
X
75.323
X
58.480
X
15.316
X
47.871
X
25.637
51,59 -16.843
-22,36
32.555
212,55
X
7.589
X
11.834
X
6.282
X
424
X
4.892
181,39
4.245
55,93
-5.858
-93,25
X
12.705
X
13.046
X
505
X
15.036
X
3.463
37,47
341
2,68
27,64
47.652
33,26
31.472
27,41
3.336
13,11
4.017
5,96
24.108
102,40 -16.180
-33,95
Nguồn: phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, 2013
25
14.531 2.877,42
681
20,41
Bên cạnh sự tăng trưởng của thu nhập thì khoản mục chi phí của ngân
hàng cũng tăng không kém. Nếu như năm 2010, tổng chi phí của ngân hàng
chỉ là 85.169 triệu đồng thì đến năm 2011, giá trị của khoản mục này đã dội
lên 143.269 triệu đồng, tăng 58.100 triệu đồng, tốc độ tăng là 68,22%. Khoản
mục chi phí của ngân hàng tăng là do hậu quả của cuộc chạy đua lãi suất
những tháng cuối năm 2010 và năm 2011. Lãi suất của chi nhánh ngân hàng
hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của Hội sở. Do đó việc lãi suất huy động
có kỳ hạn của SCB Vĩnh Long luôn dao động trong khoảng 14%, lãi suất
không kỳ hạn khoảng 5% đến 8% trong năm 2011 đã tạo nên một gánh nặng
rất lớn cho ngân hàng.
Đến cuối năm 2012, giá trị của tổng chi phí tuy có giảm 19,85% so với
cuối năm trước, chỉ còn 114.832 triệu đồng. Tuy nhiên chỉ trong 6 tháng đầu
năm 2013, khoản mục chi phí của ngân hàng đã vượt quá nửa chi phí cả năm
2012, với giá trị 67.348 triệu đồng. Giá trị này tăng 41.909 triệu so với mức
25.439 triệu đồng của cùng kỳ năm trước, tương ứng 164,74%. Một trong các
nguyên nhân gây ra việc chi phí tăng trong giai đoạn này là việc tăng lương cơ
bản từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng khiến cho quỹ lương của ngân hàng
bị phình to ra. Bên cạnh đó, dù lãi suất huy động đã hạ nhiệt, trong thời điểm
này, trần lãi suất chỉ còn 7 - 8% nhưng quy mô vốn huy động thì lại tăng nên
việc tăng chi phí là không thể tránh khỏi.
3.2.4.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng mà bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh nào cũng hướng tới. Lợi nhuận cao hay thấp, có đúng với kỳ vọng của
doanh nghiệp hay không không phải đơn thuần phụ thuộc vào yếu tố tổng thu
tăng hoặc tổng chi giảm mà phải xem xét trên cả 2 phương diện là thu nhập và
chi phí. Sau khi tiến hành phân tích 2 yếu tố trên ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về lợi
nhuận của ngân hàng.
26
Bảng 3.3: Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm
2013
2010
2011
2012
6 tháng đầu
năm 2012
Chênh lệch
6 tháng đầu
năm 2013
Chỉ tiêu
2011/2010
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
2012/2011
Số tiền
6 tháng 2013/
6tháng 2012
%
Số tiền
%
Thu nhập
109.087
155.013
128.100
29.198
70.101
45.926
42,10
-26.913
-17,36
40.903
140,09
Chi phí
85.169
143.269
114.832
25.439
67.348
58.100
68,22
-28.437
-19,85
41.909
164,74
Lợi nhuận
23.918
11.744
13.268
3.759
2.753
-12.174
-50,90
1.524
12,98
-1.006
-26,76
Nguồn: phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, 2013
27
Từ bảng trên, tổng quan mà nói thì lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm
từ 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm nay có xu hướng giảm, nhưng giảm không
đồng đều.
Năm 2010, dù thu nhập của ngân hàng là không cao nhưng lợi nhuận lại
lên đến 23.918 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với các năm còn lại là do chi
phí của năm này thấp. Đây cũng là năm mà ngân hàng chưa phải chịu các chi
phí đột biến từ lãi suất và lương, môi trường kinh doanh và lạm phát mặc dù
không mấy sáng sủa nhưng vẫn tốt hơn những năm sau.
Trong năm 2011, sự mất cân đối trong tăng trưởng giữa thu nhập và chi
phí đã khiến cho lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm mạnh mẽ. Lợi nhuận cả
năm chỉ là 11.744 triệu đồng, thấp hơn 12.174 triệu đồng, giảm tương ứng
50,90% so với năm 2010. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của thu nhập là 42,10%
trong khi tốc độ tăng trưởng của chi phí lại lên đến 68,22%. Rõ ràng thu nhập
không thể nào theo kịp với đà tăng của chi phí, không thể nào bù đắp nổi
khoảng trống quá lớn mà chi phí để lại. Như đã phân tích ở hai mục trên, sự
đánh đổi giữa tăng trưởng tín dụng nhiều rủi ro khiến cho ngân hàng phải trích
lập dự phòng nhiều hơn và gánh nặng từ lãi suất huy động trong cuộc đua lãi
suất trước đó đã khiến cho chi phí dội lên rất cao, khiến cho lợi nhuận giảm
sâu.
Đến năm 2012, lợi nhuận có phần khả quan hơn khi tăng thêm 1.524
triệu đồng, lên 13.268 triệu đồng, tăng 12,98% so với năm 2011. Lợi nhuận
tăng là do ngân hàng đã kéo được tốc độ tăng trưởng của chi phí thấp hơn thu
nhập. Mặc dù thu nhập năm 2012 giảm đến 17,36% nhưng chi phí lại giảm
đến 19,85%. Chính khoảng trống đó đã giúp lợi nhuận của ngân hàng tăng lên.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận mà ngân hàng đạt được rất thấp,
chỉ 2.753 triệu đồng, giảm 1.424 triệu đồng, giảm tương ứng 26,76% so với
cùng kỳ năm trước. Tình hình này cũng giống như trong năm 2011, khi mà thu
nhập trong kỳ chỉ tăng 140,09% thì chi phí lại tăng đến 164,74%. Vấn đề nợ
quá hạn không thu được nợ lãi đã góp phần không nhỏ trong việc gia tăng chi
phí, trực tiếp làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.3.1 Thuận lợi – Khó khăn
Để đánh giá một cách toàn diện thuận lợi và khó khăn của ngân hàng
phải dựa trên các chỉ tiêu khác nhau về nhiều mặt như chỉ số tài chính, phương
thức quản trị, thị trường, đối thủ cạnh tranh… Tuy nhiên, do giới hạn về nhiều
mặt nên trong khuôn khổ luận văn này chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản
28
của ngân hàng dựa trên kết quả kinh doanh và nhìn nhận khách quan của tác
giả.
Thuận lợi
Địa bàn hoạt động
Vĩnh Long là một tỉnh giàu tiềm năng phát triển kinh tế, có cơ cấu ngành
nghề đa dạng, có 2 khu công nghiệp lớn và một tuyến công nghiệp. Theo báo
cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, trong 10 tháng đầu năm 2012, chỉ số lạm phát
trong tỉnh là 10,22%, thấp hơn cùng thời điểm năm trước 7,21 điểm phần trăm.
Thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Chi nhánh SCB dễ nhận
biết, nằm gần trung tâm thành phố Vĩnh Long, thuận lợi cho việc giao dịch của
khách hàng. Bên cạnh đó, ngành tài chính ngân hàng cũng là một hướng đi mà
tỉnh chú trọng phát triển.
Nguồn nhân lực
Đại đa số các cán bộ công tác tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi
nhánh Vĩnh Long đều có trình độ cao đẳng, đại học. Chế độ lương, thưởng
hợp lý của SCB Vĩnh Long cũng thu hút được nguồn nhân lực có trình độ từ
các trường đại học trong khu vực như Đại học Cửu Long, Đại học Cần Thơ.
Khó khăn
Môi trường kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp khá nhiều khó khăn trong năm
2011 và 2012. Sự mất cân đối trong thu nhập và chi phí đã khiến cho lợi nhuận
của ngân hàng bị sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế chung của cả
nước trong năm 2011 là cực kỳ khó khăn, năm 2012 là năm đầu tiên đi vào
hoạt động của ngân hàng TMCP Sài Gòn sau khi sáp nhập với Ngân hàng Đệ
nhất và Ngân hàng Tín Nghĩa nên khả năng tìm kiếm lợi nhuận của SCB Vĩnh
Long bị suy giảm cũng là điều dễ hiểu.
Các đối thủ cạnh tranh cùng địa bàn
Hiện nay tỉnh Vĩnh Long có khoảng 35 chi nhánh ngân hàng và phòng
giao dịch, trong đó có 9 chi nhánh cùng cấp của các ngân hàng khác trên địa
bàn thành phố Vĩnh Long. Do đó, SCB Vĩnh Long cần phải có những chiến
lược hợp lý để có thể đạt được những kết quả tốt hơn trong kinh doanh.
3.3.2 Định hướng phát triển
Tuy vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng Ngân hàng TMCP Sài
Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long sẽ cố gắng phát huy những điểm mạnh, khắc
29
phục những điểm yếu để có thể hoàn thành mục tiêu chung của toàn hệ thống
là: "Kiện toàn bộ máy tổ chức, củng cố và nâng cao năng lực tài chính, năng
lực quản trị, kiểm soát, điều hành, hiện đại hóa công nghệ thông tin - Tạo nền
tảng cho sự phát triển trung dài hạn".
30
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH VĨNH LONG
4.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI
NHÁNH VĨNH LONG
Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng, có
thể ảnh hưởng trực tiếp quy mô và hiệu quả trong quá trình hoạt động của
ngân hàng, qua đó quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng.
Vốn huy động từ công tác huy động vốn và vốn điều chuyển là hai nguồn
hình thành nguồn vốn của ngân hàng. Lãi suất và quy mô trong tổng nguồn
vốn của hai lượng vốn này thường là khác nhau.
Vốn huy động được hình thành qua công tác huy động vốn của ngân
hàng với kỳ hạn và chi phí nhất định. Đây thường là lượng vốn chủ yếu và
quan trọng nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, sau khi trích lập các
tỷ lệ dự phòng cụ thể theo quy định của ngân hàng nhà nước.
Vốn điều chuyển là lượng vốn được Hội sở phân phối lại từ những chi
nhánh thừa vốn. Lãi suất của vốn điều chuyển thường cao hơn so với lãi suất
tiền gửi.
31
Bảng 4.1: Cơ cấu thành phần nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013
2010
2011
6 tháng đầu
năm 2012
2012
Chênh lệch
6 tháng đầu năm
2013
Chỉ tiêu
2011/2010
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
2012/2011
%
Số tiền
%
6 tháng 2013/
6tháng 2012
Số tiền
%
Vốn điều
chuyển
9.217
1,30
8.592
1,14
0
0,00
0
0,00
0
0,00
-625
-6,78
-8.592
-100
0
0,00
Vốn huy
động
701.392
98,70
747.863
98,86
767.640
100
594.298
100,00
958.836
100,00
46.471
6,63
19.777
2,64
364.538
61,34
710.609
100
756.455
100
767.640
100
594.298
100
958.836
100
45.846
6,45
11.185
1,48
364.538
61,34
Tổng
nguồn vốn
Nguồn: phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, 2013
32
Dựa vào bảng 4.1, ta nhận thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng liên tục
tăng qua các năm. Nếu như tổng nguồn vốn hoạt động kinh doanh của ngân
hàng trong năm 2010 là 710.609 triệu đồng thì đến năm 2011 đã tăng thêm
45.846 triệu đồng lên 756.455 triệu, tốc độ tăng tương ứng 6,45%. Việc tổng
nguồn vốn của ngân hàng tăng thêm trong thời điểm này chủ yếu là do tác
động của sự tăng thêm trên doanh số huy động vốn, bởi trong thời điểm 2011,
lãi suất huy động của hầu hết các ngân hàng là rất cao, nhiều sản phẩm huy
động đặc biệt cũng ra đời trong thời điểm này như tiết kiệm “rút gốc linh hoạt”
với những loại món tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng, 1 tháng, hay thậm chí 1
tuần nhưng vẫn hưởng lãi suất tương ứng với các sản phẩm có kỳ hạn lớn.
Trong năm 2012, tổng nguồn vốn của ngân hàng chỉ tăng nhẹ thêm
11.185 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 1,48%. Lãi suất huy động trong năm 2012 đã
giảm khá nhiều đồng thời ngân hàng cũng không sử dụng vốn điều chuyển nên
đã làm cho tốc độ tăng của tổng nguồn vốn bị chững lại.
Qua 6 tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng là
958.836 triệu đồng, mức tăng tuyệt đối là 364.538 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương
ứng là 61,34% so với tổng nguồn vốn của 6 tháng đầu năm 2012. Sự tăng
trưởng mạnh mẽ của tổng nguồn vốn chủ yếu vẫn đến từ giá trị vốn huy động.
Thông thường trong những tháng đầu năm, đối với doanh nghiệp sản xuất thì
hoạt động chưa đạt mức tối đa, còn đối với người dân thì nhu cầu chi tiêu còn
thấp nên ngân hàng dễ dàng thu hút được lượng tiền nhàn rỗi. Do đó, lượng
vốn huy động trong thời gian này chiếm gần hết tổng lượng vốn huy động
trong cả năm cũng là điều dễ hiểu.
Đi sâu vào phân tích ta nhận thấy lượng vốn hình thành từ hoạt động huy
động vốn luôn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn của ngân
hàng, tỷ trọng của nguồn vốn điều chuyển rất thấp, thậm chí bằng 0 qua các
năm. Cụ thể, năm 2010, tỷ trọng vốn huy động chiếm 98,7% tổng nguồn vốn.
Năm 2011 và 2012, hai giá trị này lần lượt là 98,86% và 100%. Trong 6 tháng
đầu năm năm 2013, vốn huy động cũng chiếm 100% trong tổng nguồn vốn
kinh doanh của ngân hàng. .
Việc giảm tối đa nguồn vốn điều chuyển cũng là một xu hướng mà các
ngân hàng thường theo đuổi. Thông thường, nếu một chi nhánh ngân hàng sử
dụng vốn vượt quá khả năng có thể huy động được thì đầu kỳ, chi nhánh ngân
hàng phải lập một kế hoạch xin điều chuyển vốn từ Hội sở để có thể hưởng
một lãi suất điều hòa vốn phù hợp. Nhưng nếu trong quá trình kinh doanh mà
nguồn vốn hoạt động vẫn thiếu so với kế hoạch thì chi nhánh ngân hàng vẫn
được điều chuyển vốn, những lãi suất phải chịu sẽ thường cao hơn so với lãi
33
suất mà ngân hàng huy động từ tiền gửi khách hàng. Từ đó chi phí của ngân
hàng chi nhánh sẽ bị dội lên cao và lợi nhuận sẽ bị sụt giảm.
Có một điểm khá đặc biệt từ bảng số liệu trên là trong năm 2010 và
2011, mặc dù đã huy động được một lượng vốn khá cao nhưng SCB vẫn tiếp
nhận nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở, trong khi các phân tích ở bảng 4.7,
trang cho thấy chỉ số Dư nợ tín dụng/Vốn huy động lại khá thấp và có xu
hướng giảm. Điều đó chứng minh thực tế SCB đang thừa vốn. Vậy vấn đề
phát sinh vốn điều chuyển ở đây chỉ có thể được giải thích bằng một cách duy
nhất chính là SCB đã chưa dự đoán chính xác nhu cầu sử dụng vốn của mình.
Khi huy động được vốn từ thị trường nhưng lại không cấp tín dụng được thì
SCB đã sử dụng một lượng lớn vốn này gửi về Hội Sở với kỳ hạn nhất định
để phân phối lại cho các chi nhánh thiếu vốn khác và đồng thời tránh khả năng
chết vốn cũng như được hưởng lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên, trong quá trình
hoạt động lại phát sinh nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng với hạn mức vượt
quá khả năng của SCB, trong khi lượng vốn SCB đã gửi về Hội Sở trước đó
chưa đến hạn. Do đó SCB buộc phải yêu cầu Hội Sở điều chuyển vốn về khi
chưa lập kế hoạch đầu năm theo quy định và dĩ nhiên SCB Vĩnh Long sẽ phải
gánh một mức lãi suất rất cao.
Nhìn chung, có thể nói ngân hàng thực hiện rất tốt công tác huy động
vốn, hoàn toàn có thể chủ động được nguồn vốn kinh doanh, nhưng để có thể
đánh giá một cách chính xác mức độ ổn định và chi phí của vốn huy động,
cũng như những ảnh hưởng của từng nguồn hình thành nên vốn huy động ta
phải xem xét từng khoản mục trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng.
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH VĨNH LONG
4.2.1 Cơ cấu vốn huy động
4.2.1.1 Phân tích vốn huy động theo hình thức huy động
Vốn hình thành từ hoạt động huy động vốn của ngân hàng có thể được
phân loại thành các khoản mục cơ bản như: Tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá,
tiền vay. Theo các phân loại này ta có thể nắm rõ các thành phần quan trọng
trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng và có phương án quản lý phù hợp.
Tuy nhiên, đối với trường hợp Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh
Long do không sử dụng tiền vay nên bảng số liệu tổng hợp chỉ bao gồm: Tiền
gửi, phát hành giấy tờ có giá, và vốn khác.
Để quan sát nội dung này, ta có bảng số liệu sau:
34
Bảng 4.2: Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 –
2012 và 6 tháng đầu năm 2013
2010
2011
6 tháng đầu
năm 2012
2012
Chỉ tiêu
2011/2010
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tỷ
Tỷ
trọng Số tiền trọng
(%)
(%)
Tỷ
Số tiền trọng
(%)
Số tiền
Tiền gửi
482.109
68,74 466.795 62,42 680.908 88,70
450.427 75,79
958.826
GTCG,
CCV
219.278
31,26
143.323 24,12
5
0,00
700
0,09
701.392
100
747.863
100
Vốn khác
Tổng
VHĐ
Chênh lệch
6 tháng đầu
năm 2013
Số tiền
280.368 37,49
86.704
11,30
28
0,00
767.640
100
548
594.298
0,09
100
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
%
Số tiền
%
100
-15.314
-3,18
214.113
45,87
0
0,00
61.090
27,86 -193.664 -69,07
10
0,00
695
13,90
100
46.471
6,63
958.836
Nguồn: phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, 2013
35
2012/2011
-672 -96,00
19.777
2,64
6 tháng 2013/
6tháng 2012
Số tiền
508.399
%
112,87
-143.323 -100,00
-538
-98,18
364.538
61,34
Theo như bảng trên, ta thấy cũng như các ngân hàng khác, tỷ trọng của
vốn tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá là hai khoản mục lớn nhất trong tổng
vốn huy động. Ngân hàng không sử dụng vốn vay từ các tổ chức tín dụng
khác, đồng thời khoản mục vốn khác luôn dưới 0,1%.
Tỷ trọng của vốn tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá có không ổn định
qua các năm, nhưng bình quân vốn tiền gửi vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn. Cụ thể,
cặp giá trị vốn tiền gửi và vốn từ phát hành giấy tờ có giá này chiếm tỷ trọng
lần lượt là 68,74% và 31,26% trong năm 2010, 62,42% và 37,49% trong năm
2011, 88,70% và 11,30% trong năm 2012. 6 tháng đầu năm 2013, ngoài vốn
tiền gửi, giá trị các khoản mục khác đều bằng 0.
Vốn tiền gửi của ngân hàng trong năm 2010 là 482.109 triệu đồng,
nhưng đến năm 2011 lại giảm 15.314 triệu đồng, tỷ lệ giảm tương ứng là
3,18%, giá trị còn lại là 466.795 triệu đồng. Sự suy giảm số dư tiền gửi khách
hàng của SCB Vĩnh Long cũng là tình hình chung của các ngân hàng thương
mại cùng thời điểm. Cơn sốt vàng lên cao, giá vàng biến động từng ngày.
Theo số liệu thống kê của Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 23/08/2011, giá
vàng đỉnh điểm hơn 49 triệu đồng/lượng , xu hướng lướt sóng chứng khoán,
đầu tư vào đô la kèm theo đó là sự kỳ vọng tăng trở lại của bất động sản đã
khiến cho dòng vốn nhàn rỗi chảy rất khó khăn vào ngân hàng. Tuy nhiên,
không vì thế mà tổng vốn huy động của ngân hàng giảm, khoản mục phát hành
giấy tờ có giá là một sự bù đắp tối ưu và cũng là chiến lược hiệu quả của ngân
hàng để thu hút nguồn vốn đầu tư. Cụ thể, năm 2010, giá trị phát hành giấy tờ
có giá của SCB Vĩnh Long là 219.278 triệu đồng thì sau đó một năm đã tăng
thêm 61.090 triệu đồng, nâng tổng giá trị phát hành giấy tờ có giá lên 280.368
triệu đồng, với tốc độ tăng trưởng là 27,86%.
Tiếp đến, năm 2012, tổng tiền gửi lại tăng thêm 214.113 triệu đồng, tăng
45,87% , tổng vốn tiền gửi thời điểm này của ngân hàng đạt 680.908 triệu
đồng. Theo bài viết “Điểm lại quá trình điều chỉnh giảm lãi suất giai đoạn
2011-2013” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng đăng trên trang web của Ngân
hàng Nhà nước, lãi suất huy động đã được Ngân hàng Nhà Nước điều chỉnh
giảm đến 5 lần, chỉ còn khoảng 8%/năm cho tiền gửi có kỳ hạn nhưng SCB
Vĩnh Long vẫn thu hút được một lượng vốn tiền gửi rất lớn từ xã hội. Vấn đề
ở đây là do lãi suất 8%/năm dù khá thấp nhưng là phù hợp với kỳ vọng lạm
phát năm 2012 chỉ vào khoảng 6,81% thấp hơn rất nhiều so với mức lạm phát
kỷ lục hơn 18% năm 2011. Thêm vào đó, vàng đã xuống đáy sau một năm
thăng hoa, gửi tiết kiệm cũng là kênh đầu tư an toàn cho người dân sau một
năm quá mệt mỏi với những sóng gió của nền kinh tế.
36
Qua 6 tháng đầu năm 2013, giá trị vốn tiền gửi đột ngột tăng mạnh, thêm
508.399 triệu đồng, tương ứng 112,87%, đạt tổng giá trị 958.826 triệu đồng.
Con số này cao hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm trước, chỉ là 450.427 triệu
đồng. Để hiểu về vấn đề này, ta sẽ xem xét thêm về giá trị phát hành giấy tờ có
giá. Trong khi 6 tháng năm 2013 vốn huy động từ giấy tờ có giá là 0 thì trong
6 tháng cùng kỳ năm trước giá trị này lại lên đến 143.323 triệu đồng. Như vậy,
đủ thấy giá trị này hoàn toàn có thể bù đắp vào sự thiếu hụt trong vốn tiền gửi,
đảm bảo được sự ổn định trọng tổng vốn huy động. Giá trị rất cao của phát
hành giấy tờ có giá và chứng chỉ vàng cho thấy khả năng nắm bắt thời cơ thích
hợp ở thời điểm tỷ giá và vàng biến động mạnh của ban lãnh đạo SCB Vĩnh
Long cũng như sự tích cực của cán bộ ngân hàng trong việc tiếp thị các sản
phẩm ra công chúng.
4.2.2.2 Phân tích vốn huy động theo thành phần kinh tế
Khách hàng của các ngân hàng thương mại nói chung đều là 2 đối tượng
cá nhân và doanh nghiệp. Dù là huy động vốn hay cấp tín dụng cũng đều dựa
trên hai đối tượng này. Do đó, khi phân tích cơ cấu vốn huy động ta cũng có
thể chia chúng thành 2 thành phần là vốn huy động từ dân cư và vốn huy động
từ tổ chức kinh tế.
37
Bảng 4.3: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 –
2012 và 6 tháng đầu năm 2013
2010
2011
6 tháng đầu
năm 2012
2012
Chỉ
tiêu
Chênh lệch
6 tháng đầu
năm 2013
2011/2010
Tỷ
Số tiền trọng
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Dân cư 650.988 92,81 672.570 89,93
574.999
74,90 494.403
Tổ chức
50.404
kinh tế
7,19 75.293
10,07
192.641 25,10
Tổng
VHĐ
100 747.863
100
701.392
Số
tiền
767.640
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
83,19 772.164
80,53
21.582
99.895
16,81
186.672
19,47
24.889
49,38
100 594.298
100
958.836
100
46.471
6,63
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
%
Số tiền
3,32 -97.571
Nguồn: phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, 2013
38
2012/2011
%
6 tháng 2013/
6tháng 2012
Số tiền
%
-14,51 277.761 56,18
117.348 155,86 86.777 86,86
19.777
2,64 364.538 61,34
Cũng như các ngân hàng khác, tiền gửi từ đối tượng khách hàng là dân
cư luôn chiếm tỷ trọng cao hơn của tổ chức kinh tế. Tiền gửi từ khách hàng là
cá nhân có 2 ưu diểm rất lớn:
Thứ nhất, chi phí cho nguồn vốn huy động từ cá nhân thấp, khách hàng
chỉ yêu cầu một mức lãi suất hợp lý, tỷ suất sinh lời phù hợp với tình hình thị
trường, do đó ngân hàng dễ dàng thỏa mãn yêu cầu của khách hàng qua những
sản phẩm của mình.
Thứ hai, qui mô của nguồn vốn tiền gửi từ cá nhân là lớn nhất trong nền
kinh tế, vì phần lớn tiền gửi của doanh nghiệp là tiền gửi thanh toán, tiền ký
quỹ, và những dịch vụ khác có quy mô và kỳ hạn không ổn định.
Các số liệu ở bảng 4.3 phản ánh sự biến động của tiền gủi từ dân cư qua
các năm. Cụ thể, giai đoạn 2010 – 2011, tiền gửi dân cư tăng nhẹ thêm 21.582
triệu đồng, tốc độ tăng là 3,32%. Đây là mức tăng trưởng hợp lý, dù có thấp
hơn mức tăng trưởng của vốn huy động bình quân trên Thị trường 1 là 8,4%
theo thống kê của NHNN. Thực tế mà nói thì, năm 2011, việc lạm phát tăng
vượt quá lãi suất kịch trần theo qui định 14%/năm thời điểm đó khiến cho cả
những ngân hàng top đầu cũng khó thu hút vốn, trong khi SCB cũng chưa sáp
nhập với Ficombank và TinNghiabank nên cũng chỉ là một ngân hàng tầm
trung, do vậy đã khó càng khó hơn. Mặt khác, việc tăng trưởng vốn huy động
từ dân cư thấp cũng có một lợi ích khác đó là giảm được gánh nặng chi phí từ
lãi tiền gửi góp phần kìm hãm lại sự sụt giảm nghiêm trọng của lợi nhuận năm
2011.
Cùng giai đoạn này, có sự tăng trưởng vượt trội lên đến 49,38% của
lượng tiền gửi vốn chỉ chiếm tỷ trong khá nhỏ đến từ tổ chức kinh tế. Nhưng
dù tăng trưởng nhanh nhưng giá trị của tiền gửi từ các tổ chức kinh tế cũng
còn thấp, chỉ đạt 75.293 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,07% tổng vốn huy
động. Xu hướng tăng trưởng nhưng giá trị vẫn còn thấp của tiền gửi từ tổ chức
kinh tế là phù hợp với tình hình lạm phát trong giai đoạn này. Sự tăng trưởng
này chủ yếu đến từ các là các tổ chức làm việc trong lĩnh vực tiền tệ như công
ty tài chính, công ty xổ số kiến thiết, các quỹ đất, để giá trị đồng tiền giảm
thiểu đến mức thấp nhất trước tình hình lạm phát tăng cao.
Năm 2012, tổng giá trị tiền gửi từ dân cư lại lao dốc xuống còn 574.999
triệu đồng, giảm 97.571 triệu, tỷ lệ giảm tương ứng 14,51% so với năm 2011.
Nguyên nhân của vấn đề này là do vàng đã mất đà tăng giá và có xu hướng
đảo chiều khiến cho khoản mục chứng chỉ vàng của người dân giảm sâu, kéo
theo tổng giá trị giảm mặc dù khoản mục tiền gửi tiết kiệm tăng rất cao.
39
Với khoản mục vốn huy động từ tổ chức kinh tế, năm 2012 lại tiếp tục
đánh dấu sự tăng trưởng ấn tượng khi giá trị này tăng thêm 117.348 triệu, lên
192.641 triệu đồng, tăng trưởng 155,86% so với năm 2011. Cũng như người
dân, doanh nghiệp đứng trước cơn bão suy thoái chưa tan và nhiều khó khăn
của môi trường kinh doanh vẫn chưa được tháo gỡ thì việc tiết chế hoạt động
sản xuất, hay hoạt động cầm chừng là cần thiết để tránh quá nhiều rủi ro,
nhưng đồng vốn sẽ chết, vì vậy, việc để cho dòng tiền tạm thời chưa thể kinh
doanh chảy vào ngân hàng cũng là một hành động khôn ngoan. Tuy nhiên,
mặt trái của nó là nếu như doanh nghiệp nào cũng hành động kiểu “ đóng cửa
tránh bão” như thế thì gánh nặng chi phí đổ lên vai nền kinh tế sẽ là rất lớn.
Tình hình 6 tháng đầu năm 2013 đánh dấu sự tăng trưởng ấn tượng trong
tổng giá trị vốn huy động từ cả hai đối tượng là dân cư và tổ chức kinh tế. Tiền
gửi từ dân cư tăng thêm 277.761 triệu đồng, tiền gửi của khối doanh nghiệp
tăng 86.777 triệu đồng. Mặc dù thấp hơn về giá trị tuyệt đối nhưng nếu xét về
tỷ lệ tương đối thì tốc độ tăng trưởng của lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế
là 86,86%, bỏ xa tốc độ tăng trưởng của tiền gửi dân cư chỉ tăng 56,18%.
Chính vì nguyên do này đã khiến cho tỷ trọng của vốn tiền gửi từ tổ chức kinh
tế chiếm 19,47% trong tổng vốn huy động, tăng thêm 2,66 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước.
Quy mô vốn huy động được mở rộng do hiện tại là thời điểm đầu năm,
đối với người dân thì chi tiêu thấp, nhu cầu tiết kiệm tăng, đối với các doanh
nghiệp sản xuất và chế biến thì chưa hoạt động tối đa, cũng như chưa tin tưởng
vào khả năng phục hồi của nền kinh tế.
4.2.3.3 Phân tích vốn huy động theo kỳ hạn huy động
Phân loại vốn huy động theo kỳ hạn cũng là một phương án tốt để xem
xét mức độ ổn định của vốn huy động Trong trường hợp này vốn huy động sẽ
được chia thành vốn huy động có kỳ hạn và vốn huy động không kỳ hạn. Vốn
huy động có kỳ hạn chủ yếu đến từ các khoản mục tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ
có giá. Vốn huy động không kỳ hạn thường là số dư của tài khoản tiền gửi
thanh toán của cá nhân và doanh nghiệp. Để chi tiết hơn thì khoản mục vốn
huy động có kỳ hạn sẽ được chia ra thành các kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 12
tháng trở lên.
40
Bảng 4.4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013
2010
2011
6 tháng đầu
năm 2012
2012
Chỉ tiêu
2011/2010
Tỷ
Số tiền trọng
(%)
Không kỳ
hạn
Kỳ hạn ≤
12 tháng
Chênh lệch
6 tháng đầu
năm 2013
31.531
4,50
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
11.979
1,60
30.157
Tỷ
trọng
(%)
3,93
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
6.884
1,16
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
9.832
1,03 -19.552
-62,01
16,04
Số
tiền
344.369 49,10 399.599 53,43 449.984
58,62 340.214
57,24 562.922 58,71 55.230
Kỳ hạn trên
325.492 46,40 336.285 44,97 287.499
12 tháng
37,45 247.200
41,60 386.082 40,26 10.793
Tổng vốn
huy động
701.392
100 747.863
100 767.640
100 594.298
100 958.836
%
100 46.471
Nguồn: phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, 2013
41
2012/2011
Số
tiền
%
18.178 151,75
6 tháng 2013/
6tháng 2012
Số tiền
%
2.948 42,82
50.385 12,61 222.708 65,46
3,32 -48.786 -14,51 138.882 56,18
6,63
19.777
2,64 364.538 61,34
Giá trị tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng chủ yếu đến từ hai đối
tượng là tiền gửi thanh toán của tổ chức và số dư từ khách hàng cá nhân sử
dụng thẻ và dịch vụ thanh toán của SCB.
Cũng như các ngân hàng khác, khoản mục tiền gửi không kỳ hạn của
SCB Vĩnh Long luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong vốn huy động và có xu
hướng giảm qua các năm. Năm 2010, tiền gửi không kỳ hạn là 31.531 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 4,50% trong tổng vốn huy động. Đến năm 2011, tiền gửi
không kỳ hạn là 11.979 triệu đồng, giảm 19.552 triệu đồng, mức giảm tương
ứng với tỷ lệ 62,01%. Xu hướng giảm này dễ dàng được giải thích bởi sự bất
ổn của thị trường tài chính và lãi suất cùng kỳ quan sát.
Lãi suất huy động trong thời điểm này là rất nóng khi Thông tư số
02/TT-NHNN ngày 03/3/2011 qui định trần lãi suất huy động VNĐ của các
TCTD là 14% có hiệu lực. Thêm vào đó, các sản phẩm như “ Đầu tư linh
hoạt”, “Đầu tư trực tuyến”, “Đầu tư kỳ hạn ngày” cho khách hàng doanh
nghiệp với mức lãi suất hấp dẫn đã khiến doanh nghiệp sẵn sàng đưa dòng vốn
tạm thời chưa sử dụng của mình vào ngân hàng. Còn đối với khách hàng cá
nhân, lãi suất cao vẫn là mục tiêu cuối cùng, có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết
định gửi tiền của họ, hơn thế nữa, với những chính sách khuyến mãi như
“Thay lời tri ân”, “ Ưu đãi khách hàng VIP” nên những khách hàng có tài
khoản tiền gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn từ 3 – 6 tháng sẵn sàng chịu
lãi phạt rút trước hạn để có thể chuyển sang kỳ hạn mới với lãi suất cao hơn,
phù hợp với kỳ vọng sinh lời của mình.
Tuy nhiên, có thể khẳng định một điều là sự đánh đổi chịu lãi phạt của
khách hàng và để chuyển sang kỳ hạn mới hầu hết đều nhắm vào các món tiền
gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Minh chứng cho điều này là đã có sự nới rộng
hơn nữa giữa tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và trên 12 tháng.
Cụ thể, trong năm 2010, tỷ trọng giá trị tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là
49,10%, kỳ hạn trên 12 tháng là 46,40%, mức chênh lệch là 2,70%. Đến năm
2011, tỷ trọng của tiền gửi dưới 12 tháng đã chiếm đến 53,43%, trong khi tiền
gửi trên 12 tháng lại chỉ còn 44,97%, mức chênh lệch lúc này đã lên tới
8,46%. Cuộc chạy đua lãi suất không có điểm dừng giữa các ngân hàng
thương mại và lạm phát lên đến 2 con số khiến cho giá trị của đồng tiền trượt
dốc không phanh đã khiến cho nhà đầu tư khó lòng yên tâm trong việc lựa
chọn kênh đầu tư thích hợp. Gửi tiết kiệm cũng là một giải pháp rất tốt, tuy
nhiên với những xu hướng khó lường của thị trường trong khi lãi suất huy
động dưới 12 tháng và trên 12 tháng trong thời điểm này không có quá nhiều
khác biệt, thì dĩ nhiên khách hàng sẽ chọn dễ dàng chọn các sản phẩm tiền gửi
42
dưới một năm, nếu có phát sinh những trường hợp bất khả kháng cũng có thể
xoay sở linh hoạt hơn.
Sang năm 2012, tiền gửi không kỳ hạn đã tăng mạnh trở lại, tăng thêm
18.178 triệu, tỷ lệ tăng tương ứng 151,75%, nâng giá trị tiền gửi không kỳ hạn
lên 30.157 triệu đồng. Mức tăng trưởng này bắt nguồn sự bùng nổ của các
phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng. Điển hình là
E – banking của SCB cho phép thanh toán hàng hóa, dịch vụ trong nước và
quốc tế, thanh toán tiền vé máy bay, tiền điện, tiền internet, nạp tiền, thanh
toán cước thuê bao di động và hàng loạt các tiện ích khác. Cùng với đó là
nhiều ưu đãi giảm giá trong các lĩnh vực như mua sắm, du lịch khi khách hàng
đăng ký tài khoản tiền gửi thanh toán với sản phẩm “Diamon Plus” đã kích
thích khách hàng mở tài khoản giao dịch tại SCB. Về tiền gửi có kỳ hạn dưới
12 tháng, giá trị này lại tăng thêm 50.385 triệu đồng, tương ứng với tốc độ
tăng 12,61% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 58,62% trong tổng vốn huy
động. Mặt khác, giá trị tiền gửi trên 12 tháng lại tiếp tục giảm 48.786 triệu
đồng, tỷ lệ giảm tương ứng là 14,51%, chiếm tỷ trọng 37,45% trong tổng giá
trị vốn huy động. Biên độ chênh lệch giữa hai loại tiền gửi này lại tiếp tục nới
rộng đến 21,17%. Như vậy, đúng như các phân tích ở trên, do lòng tin của nhà
đầu tư vào sự phục hồi của thị trường trong giai đoạn này hầu như còn rất
thấp, cũng như không muốn mạo hiểm vào các kênh đầu tư khác như chứng
khoán hay vàng nên dòng tiền sẽ chảy vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm trong
ngân hàng, nâng tổng giá trị vốn huy động tăng thêm 2,64% nhưng chắc chắn
về mặt cơ cấu, giá trị tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn là nhân tố chủ chốt.
Qua 6 tháng đầu năm 2013, do mặt bằng lãi suất cho vay còn khá cao, tín
dụng tăng trưởng khá yếu, hầu hết các ngân hàng trên thị trường tài chính đều
bị thừa vốn nên Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy
động, từ 8%/năm xuống 7,5% rồi 7%/năm cho kỳ hạn dưới 6 tháng. Tuy nhiên
không vì vậy mà ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Giá
trị vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng tiếp tục tăng mạnh thêm 222.708
triệu đồng, tốc độ tăng khá cao, lên đến 65,46% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng tăng mạnh thêm 138.882 triệu
đồng, tăng trưởng 56,18% so với 6 tháng đầu năm 2012. Gửi tiết kiệm từ lâu
vốn đã trở thành kênh đầu tư an toàn cho nhiều đối tượng có tiền nhàn rỗi, từ
những người dân không biết đầu tư, có tâm lý cần sự ổn định và an toàn đến
những nhà đầu tư đang chờ đợi một kênh đầu tư khác có mức sinh lợi tốt hơn.
Thêm vào đó, tất cả các khoản tiền gửi của khách hàng đều được mua bảo
hiểm tiền gửi, hoạt động của SCB đã ổn định hơn sau một năm sáp nhập nên
tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn là đều hiển nhiên.
43
4.2.4.4 Phân tích vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ và vàng
Ngoài các hình thức phân loại vốn huy động của ngân hàng như các hình
thức đã phân tích ở các mục trên, ta còn có thể phân loại vốn huy động của
ngân hàng thành vốn huy động bằng đồng Việt Nam, đồng ngoại tệ và vàng.
Số liệu được sử dụng theo giá trị quy đổi của ngoại tệ và chứng chỉ vàng thành
VNĐ ở từng thời điểm quan sát.
44
Bảng 4.5: Cơ cấu vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ và vàng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm từ
2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
2010
2011
6 tháng đầu
năm 2012
2012
Chênh lệch
6 tháng đầu
năm 2013
Chỉ tiêu
2011/2010
6 tháng 2013/
6tháng 2012
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
%
Số tiền
%
70,83
425.493
71,59 798.961
83,33
-17.730
-3,46
48.813
9,86 373.468
87,77
14.775
1,92
25.482
-5.240 -26,18 -12.537
-49,20
Vàng
152.114 21,68 232.952 31,15 209.156
27,25
Tổng
VHĐ
701.392
Số tiền
VNĐ
Ngoại tệ
Tỷ
Tỷ
Tỷ
trọng Số tiền trọng Số tiền trọng
(%)
(%)
(%)
2012/2011
512.626 73,09 494.896 66,17 543.709
36.652
5,23
20.015
100 747.863
2,68
100 767.640
100
12.945
1,35
143.323 24,12 146.930
15,32
80.838
100
46.471
594.298
4,29
100 958.836
-16.637 -45,39
53,14 -23.796 -10,21
6,63
Nguồn: phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, 2013
45
19.777
Số tiền
%
3.607
2,52
2,64 364.538
61,34
*Đối với vốn huy động bằng VNĐ
Nhìn chung, vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng giá trị, tăng giảm không đồng đều qua các năm.
Năm 2011, giá trị này là 494.896 triệu đồng, giảm 17.730 triệu đồng so
với năm 2010, tỷ lệ giảm là 3,46%. Sự thay đổi này chủ yếu là do tình hình
kinh tế của tỉnh gặp khá nhiều khó khăn, khiến cho các hộ gia đình không còn
dư dả nhiều để gửi tiết kiệm. Trong năm, sản lượng, năng suất của các cây
lương thực chính của tỉnh đều giảm do tình hình thời tiết xấu, ngập úng và sâu
bệnh. Dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn và chôm chôm diễn ra trên diện
rộng. Dịch bệnh heo tai xanh và cúm gia cầm gây thiệt hại lớn đến ngành chăn
nuôi. Người nông dân bị ảnh hưởng nặng nề. Về thương nghiệp thì tình hình
cũng không khá hơn khi nhiều doanh nghiệp lớn đóng cửa, các hộ sản xuất
kinh doanh lao đao do tình hình kinh tế chung khó khăn. Đối với với cán bộ,
công chức thì mức lương cơ bản trong thời điểm này chỉ là 830.000 đồng/
tháng, không đủ chi tiêu trong tình trang hàng hóa đắt đỏ, lạm phát tăng, dĩ
nhiên là không có dư dả để gửi ngân hàng. Một bộ phận người dân có tài
khoản tiền gửi VNĐ ở ngân hàng trong thời điểm này có xu hướng rút tiền để
mua vàng tích trữ, khi giá vàng lên cao, đều này cũng giải thích tại sau khoản
mục huy động vốn bằng vàng của ngân hàng trong thời gian này tăng mạnh.
Năm 2012, khi lạm phát đã được khống chế, tình hình kinh tế chung của
tỉnh khả quan hơn. Theo Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long, GDP bình quân đầu
người của tỉnh năm 2012 là 31,82 triệu đồng, cao hơn 3,9 triệu đồng so với
năm 2011. Mức lương cơ bản được nâng lên 1,05 triệu đồng. Tâm lý giữ vàng
của người dân đã phần nào ổn định nên có sự dịch chuyển của dòng tiền gửi
bằng đồng nội tệ vào ngân hàng. Cụ thể, giá trị huy động vốn tiền gửi bằng
VNĐ của SCB đã tăng thêm 48.813 triệu, tăng 9,86% so với năm 2011.
Điểm qua tình hình 6 tháng đầu năm 2013, có thể thấy khá nhiều nét
tương đồng với năm 2012. Giá trị vốn huy động bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng
lớn nhất, về mặt giá trị tiếp tục tăng mạnh thêm 373.468 triệu đồng, tăng
87,77% so với 6 tháng đầu 2012. Mức tăng này là do tình hình kinh tế vẫn
tương tự 2012, môi trường kinh doanh khá ổn định, không có quá nhiều biến
động về các chỉ số cơ bản như lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng.
* Đối với vốn huy động bằng ngoại tệ
Theo bảng 4.5 giá trị huy động vốn bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ của
ngân hàng có xu hướng giảm qua ba năm từ 2010 – 2012. Nếu như năm 2010,
vốn huy động bằng ngoại tệ là 36.652 triệu đồng thì đến năm 2011 đã giảm
46
16.637 triệu, còn 20.015 triệu đồng. Đến năm 2012, giá trị này tiếp tục giảm
5.240 triệu, còn lại 14.775 triệu đồng. Các tỷ lệ giảm tương ứng qua hai giai
đoạn 2010 – 2011 và 2011 – 2012 lần lượt là 45,39% và 26,18%.
Tỷ giá USD, chênh lệch lãi suất giữa huy động vốn bằng VNĐ và
NHNH siết chặt cho vay bằng USD là ba yếu tố có thể xem xét và giải thích
cho sự sụt giảm của vốn huy động bằng ngoại tệ. Xét về tỷ giá, theo số liệu
của Tổng Cục thống kê, năm 2011 tỷ giá USD chỉ tăng 2,24%, năm 2012 giảm
0,96%, cho thấy sự ổn định của thị trường ngoại tệ. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
bằng đồng Việt Nam trong giai đoạn này là khá cao với khoảng 14% trong
năm 2011 và 8% - 9% trong năm 2012 trong khi lãi suất cho đồng USD có lúc
chỉ dao động trên dưới 2%. Như vậy, khách hàng sẽ có lợi hơn nhiều khi nắm
giữ đồng nội tệ.
Diễn biến của vốn huy động bằng ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm nay
cũng tương tự như các năm trước khi tiếp tục giảm 12.537 triệu đồng, tỷ lệ
giảm tương ứng 49,20% so với lũy kế 6 tháng đầu năm 2012, giá trị còn lại là
12.945 triệu đồng. Nguyên nhân là do các khoản gửi bằng USD có kỳ hạn từ
2 tuần trở lên đều được SCB áp dụng mức lãi suất 1,25% theo mức trần của
NHNN khiến cho việc huy động bằng ngoại tệ giảm. Vốn huy động bằng
ngoại tệ vốn do đồng USD chiếm ưu thế nên hoạt động huy động ngoại tệ chỉ
còn có thể áp dụng với những khách hàng không đặt nặng vấn đề lãi suất mà
chủ yếu là muốn giữ giá trị đồng tiền. Thêm vào đó, tháng 1 năm 2013 cũng là
lúc thông tư 37/2012/TT-NHNN được áp dụng về việc hạn chế đối tượng cho
vay bằng ngoại tệ khiến cho lượng khách hàng chuyên vay ngoại tệ của ngân
hàng giảm, do đó ngân hàng cũng không chú ý thu hút nguồn vốn này.
* Đối với vốn huy động bằng vàng (chứng chỉ vàng)
Thị trường vàng thế giới đầy biến động trong những năm qua đã những
ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường tài chính trong nước nói chung và của các
ngân hàng nói riêng. SCB Vĩnh Long cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Từ
bảng 4.5 ta có thể thấy giá trị huy động vốn bằng vàng có sự thay đổi tăng
giảm không đồng đều qua các năm.
Năm 2010, giá trị vốn huy động bằng vàng quy đổi ra VNĐ là 152,114
triệu đồng. Sang năm 2011, giá trị này tăng vọt thêm 80.838 triệu, lên 232.952
triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 53,14%. Đầu năm 2011, sau hơn 10 năm
tăng giá liên tục, giá vàng đạt trên 1400 USD/ounce, đến giữa tháng 9, giá
vàng đã lập kỷ lục khi cán mốc 1920 USD/ounce, tương đương 49 triệu
đồng/lượng. Cơn sốt giá vàng tăng mạnh, nên các ngân hàng cũng đẩy mạnh
lãi suất huy động bằng vàng. Cụ thể là từ cuối tháng 9, Ngân hàng TMCP Sài
47
Gòn đã đưa mức lãi suất này từ dưới 1% lên 1,8%/năm. Kỳ hạn từ 6 đến 9
tháng lên đến 2,5%/năm. Cùng thời điểm này, thông tư 32/2011/TT-NHNN
chính thức có hiệu lực nên chỉ còn một số ngân hàng có đủ diều kiện mới được
phép kinh doanh vàng, trong số đó có SCB. Thêm vào đó là kỳ vọng giá vàng
sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới của người dân đã góp phần đẩy mức huy
động vàng tăng mạnh trong thời gian này.
Sang năm 2012, giá trị huy động vốn bằng vàng đã giảm 23.796 triệu
đồng, giảm 10,21% so với năm 2011. Nghị định 24/2012/NĐ-CP có hiệu lực
từ tháng 5 năm 2012 đã quy định về việc chấm dứt huy động vàng từ tháng 11
năm 2012. Kèm theo đó là việc SJC được chọn làm thương hiệu vàng miếng
quốc gia đã dẫn đến tình trạng người dân nắm giữ vàng miếng loại nhỏ, vàng
các thương hiệu khác dễ bị ép giá, nên xu hướng giảm của vốn huy động bằng
vàng của SCB là dễ hiểu.
Qua 6 tháng đầu năm 2013, số dư vàng quy đổi của SCB Vĩnh Long là
146.930 triệu đồng, tăng 3.607 triệu so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Sở dĩ
giá trị này tăng trở lại là do giá vàng trong nước đã hạ nhiệt song song với giá
vàng thế giới và có phần ổn định, người dân vốn không muốn tiếp tục mạo
hiểm với cơn sóng vàng mà quay về thói quen cố hữu là giữ vàng, nhưng một
bộ phận người dân với tâm lý lo sợ về giá trị của vàng nên có xu hướng nhờ
ngân hàng giữ hộ vàng. Từ 28/03/2013, NHNN đã bắt đầu mở các phiên đấu
thầu vàng, tính đến cuối tháng 6 năm 2013 đã có gần một triệu lượng vàng bán
ra thị trường, đáp ứng nhu cầu người dân, kéo chênh lệch giá vàng trong nước
và thế giới gần hơn bao giờ hết. Thông tư 12/2012/TT-NHNN đã quy định
thời hạn tất toán vàng của các ngân hàng vào 30/06/2012 cũng là một trong
các nguyên nhân kéo giảm số dư vàng của SCB Vĩnh Long thời gian qua.
4.2.2 Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng vốn huy động
4.2.2.1 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn
Bảng 4.6: Vốn huy động và tổng nguồn vốn của Ngân hàng SCB Vĩnh Long
qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2010
2011
2012
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
Vốn huy động
Triệu đồng
701.392
747.863
767.640
594.298
958.836
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
710.609
756.455
767.640
594.298
958.836
98,70
98,86
100,00
100,00
100,00
VHĐ/Tổng NV
%
48
Nguồn: phòng Kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng
nguồn vốn, đồng thời phản ánh khả năng thu hút vốn, cũng như sức mạnh
cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này.
Theo bảng 4.6, chỉ tiêu Vốn huy động/Tổng nguồn vốn của ngân hàng
đều trên 98,7%. Năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này đều đạt
100% chứng tỏ khả năng huy động vốn của SCB Vĩnh Long đã đáp ứng tốt
nhu cầu vốn kinh doanh của Ngân hàng, không còn lệ thuộc vào nguồn vốn
điều chuyển từ Ngân hàng SCB Hội Sở, dù các năm qua có nhiều sự biến động
của thị trường như lãi suất, tỷ giá hối đoái, vàng, các chính sách điều tiết kinh
tế vĩ mô của Nhà Nước.
4.2.2.2 Tổng dư nợ / Vốn huy động
Bảng 4.7: Dư nợ tín dụng và vốn huy động của Ngân hàng SCB Vĩnh Long
qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ tín dụng
Tổng vốn huy động
Tổng dư nợ tín dụng/
Tổng vốn huy động
Đơn vị
tính
2010
2011
2012
6 tháng đầu 6 tháng đầu
năm 2012 năm 2013
Triệu đồng
504.644
312.497
249.235
304.540
276.988
Triệu đồng
701.392
747.863
767.640
594.298
958.836
71,95
41,79
32,47
51,24
28,89
%
Nguồn: phòng Kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long
Chỉ số Dư nợ tín dụng/Vốn huy động (LDR) phản ánh hiệu quả của hoạt
động huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này quá cao thì
rủi ro thanh khoản của ngân hàng có thể xảy ra, còn nếu quá thấp thì có thể
xảy ra tình trạng chết vốn, ngân hàng sử dụng vốn chưa hiệu quả. Nhìn chung,
tỷ lệ này của SCB Vĩnh Long luôn đảm bảo được giới hạn 80% tỷ lệ cấp tín
dụng so với nguồn vốn huy động theo thông tư 13/2010/TT-NHNN.
Tuy nhiên, sau năm 2010 thì tỷ lệ LDR của SCB Vĩnh Long đã giảm khá
nhiều. Cụ thể, tỷ lệ này qua các năm lần lượt là 71,95% trong năm 2010,
41,79% năm 2011, 32,47% năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng ở
mức khá thấp với 28,89%. Tỷ lệ này thấp cho thấy nguồn vốn huy động của
SCB còn thừa. Việc dư nợ tín dụng có xu hướng giảm qua các năm, còn vốn
huy động lại tăng trưởng khá tốt khiến cho ngân hàng thừa vốn. Nguyên nhân
chủ yếu là do chủ yếu là do các doanh nghiệp trên địa bàn đã thu hẹp hoạt
động sản xuất. Tuy ngân hàng có lợi thế trong việc huy động được nguồn vốn
có chi phí thấp nhưng cũng cần tăng cường thêm giá trị cấp tín dụng để có thể
49
cân đối hơn trong việc cho vay vốn và huy động vốn để đạt được lợi nhuận tốt
hơn trong tương lai.
4.2.2.3 Chi phí huy động vốn / Tổng chi phí
Bảng 4.8: Chi phí huy động vốn và tổng chi phí của Ngân hàng SCB Vĩnh
Long qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Chỉ tiêu
Chi phí huy động vốn
Tổng chi phí
Chi phí huy động
vốn/Tổng chi phí
Đơn vị tính
Triệu đồng
Triệu đồng
%
2010
2011
2012
6 tháng 6 tháng
đầu năm đầu năm
2012
2013
52.383
85.169
82.912
143.269
70.314
114.832
21.598
25.439
48.295
67.348
61,50
57,87
61,23
84,90
71,71
Nguồn: phòng Kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long
Đối với bất kỳ ngân hàng thương mại nào thì chỉ số này càng nhỏ đương
nhiên sẽ càng tốt. Chi phí của nguồn vốn huy động có ảnh hưởng tới qui mô,
kết cấu của tất cả các nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Do đó việc
tính toán chi phí huy động vốn cho hợp lý để có thể kéo giảm tổng chi phí hoạt
động kinh doanh xuống không phải là đều đơn giản.
Thông thường, hai khoản mục Chi phí huy động vốn và Chi hoạt động tín
dụng được xem là một. Tuy nhiên, đối với SCB Vĩnh Long, phần lớn giá trị
khoản mục Chi phí khác (Tài khoản 809) trong Chi hoạt động tín dụng là phí
ủy thác đầu tư và phí lưu ký chứng khoán. Do đó, để có thể quan sát tường tận
hơn về tỷ trọng chi phí huy động vốn trong tổng chi phí của ngân hàng, giá trị
Chi phí huy động vốn sẽ bằng Chi hoạt động tín dụng trừ đi giá trị khoản mục
Chi phí khác.
Chỉ tiêu này trong năm 2010 và 2012 là tương tự nhau, nhưng có sự thay
đổi nhẹ trong năm 2011. Nguyên nhân là dù năm này chi phí huy động vốn
tăng rất cao, chủ yếu là do lãi suất tiền gửi tăng mạnh, nhưng chỉ tiêu Chi phí
huy động vốn/Tổng chi phí lại giảm là do tốc độ tăng của chi phí huy động vốn
không theo kịp tốc độ tăng trong khoản mục chi phí hoạt động của ngân hàng.
Qua 6 tháng đầu năm, chỉ tiêu này lại tăng lên đến 71,71% dù trần lãi
suất huy động của tiền gửi trong năm nay đã giảm 1% so với năm trước. Tuy
nhiên những phân tích ở các phần trên đã chỉ ra tổng vốn huy động trong 6
tháng đầu năm nay lại lên đến 958.836 triệu đồng, quy mô lớn hơn nhiều so
với các năm trước do đó kéo theo chỉ tiêu Chi phí huy động vốn/Tổng chi phí
tăng cao.
50
4.2.2.4 Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng vốn huy động
Bảng 4.9: Vốn huy động có kỳ hạn và tổng vốn huy động của Ngân hàng SCB
Vĩnh Long qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Chỉ tiêu
Vốn huy động có kỳ
hạn
Tổng vốn huy động
Vốn huy động có kỳ
hạn/ Tổng vốn huy
động
Đơn vị tính
2010
2011
2012
6 tháng
6 tháng đầu
đầu năm
năm 2012
2013
Triệu đồng
669.861
735.884
737.483
587.414
949.004
Triệu đồng
701.392
747.863
767.640
594.298
958.836
95,50
98,40
96,07
98,84
98,97
%
Nguồn: phòng Kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long
Chỉ tiêu này giúp ngân hàng có thể đánh giá được mức độ ổn định của
nguồn vốn, qua đó có chiến lược cấp tín dụng hợp lý. Nếu chỉ tiêu này quá
thấp thì khả năng cấp tín dụng của ngân hàng sẽ bị giảm, nếu vẫn cố cho vay
sẽ dễ xảy ra rủi ro thanh khoản. Nếu tỷ lệ này cao thì ngân hàng sẽ dễ dàng
quyết định hơn trong cho vay, tuy nhiên mặt trái của nó lại làm tăng chi phí, vì
thông thường nhóm tiền gửi có kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao, chi phí
ngân hàng phải gánh càng lớn.
Chỉ số Vốn huy động có kỳ hạn/Tổng vốn huy động của SCB Vĩnh Long
luôn rất cao, biên độ dao động không lớn, qua các năm đều trên 95%. Sự ổn
định này thực tế là do mỗi nhân viên trong ngân hàng đều có chỉ tiêu huy động
nhất định, các mối quan hệ khách hàng thân thiết và đảm bảo, do đó khả năng
khách hàng rút tiền trước hạn là rất thấp. Như vậy ngân hàng có thể yên tâm
trong vấn đề cấp tín dụng và thanh khoản, nhưng lại mất khá nhiều chi phí cho
khoản mục này.
51
4.2.3 Kết quả phân tích mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng
dịch vụ tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long
- Đánh giá ý nghĩa của mô hình
Bảng 4.10: Tham số R2 hiệu chỉnh và kiểm định Durbin - Watson
Model Summary
Mô
hình
Hệ số R2 điều chỉnh
Durbin-Watson
1
.659
1.669
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
Từ bảng 4.10, ta nhận thấy hệ số R2 điều chỉnh của mô hình là 0,659, giá
trị này tương đối lớn nên mức độ phù hợp của mô hình là khá cao. Ngoài ra,
hệ số R2 điều chỉnh này còn có ý nghĩa là có 65,90% sự biến thiên của mức độ
hài lòng khách hàng được giả thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc
lập. 34,10% sự biến thiên của mức độ hài lòng khách hàng về chất lượng dịch
vụ tiền gửi được giải thích bởi nhân tố khác nằm ngoài mô hình.
Kiểm định Durbin – Watson: giá trị d tra bảng phân phối Durbin –
Watson với 6 biến độc lập và 60 quan sát, giá trị dL=1,214 và dU=1,639. Giá
trị d tính được là 1,669 rơi vào miền chấp nhận giả thuyết không có tương
quan âm hoặc dương (1,639 ≤ d ≤ 4-1,639) do đó ta có thể khẳng định mô
hình không có hiện tượng tự tương quan.
Bảng 4.11: Sự phù hợp của mô hình
Phân tích phương sai
Mô hình
1
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
Df
Hồi quy
10.120
6
1.687
Phần dư
4.463
53
.084
14.583
59
Tổng
F
20.031
Sig.
.000 a
a. Các nhân tố: (Constant), CHIPHI, HUUHINH_CSVC, TINCAY_GDCX,
DONGCAM_LAISUAT, MANGLUOI, DAMBAO_UYTIN
b. Biến phụ thuộc: SUHAILONG_TTSD
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
Đặt giả thuyết H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = β6 = 0, nghĩa là các biến trong
mô hình không có ý nghĩa. Từ bảng 4.11, ta nhận thấy giá trị Sig F = 0.000a là
rất nhỏ, do đó có thể dễ dàng bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận có sự tồn tại của
52
mối liên hệ tuyến tính giữa các yếu tố: sự tin cậy, mạng lưới, sự đảm bảo, sự
đồng cảm, sự hữu hình và chi phí dịch vụ.
- Đánh giá các nhân tố trong mô hình
Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy đa biến theo phương pháp Enter
Các hệ số
Hệ số phóng đại
phương sai
(VIF)
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy
chưa chuẩn hóa
chuẩn hóa
Mô hình
1
B
(Constant)
Sai số
chuẩn
-2.437
.745
HUUHINH_CSVC
.149
.065
DAMBAO_UYTIN
.238
TINCAY_GDCX
t
Beta
Sig.
-3.273
.002
.180
2.277
.027
1.080
.066
.306
3.609
.001
1.244
.261
.068
.310
3.838
.000
1.134
MANGLUOI
.293
.064
.361
4.543
.000
1.096
DONGCAM_LAISUAT
.413
.069
.470
5.962
.000
1.077
CHIPHI
.332
.080
.378
4.171
.000
1.424
a. Biến phụ thuộc: SUHAILONG_TTSD
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
Bảng 4.12 cho thấy các giá trị của hệ số phóng đại phương sai (VIF) của
các biến từ X1 đến X6 từ 1,077 cho đến 1,424, như vậy không có biến nào
vượt quá giá trị 10, do đó có thể khẳng định không có hiện tượng đa cộng
tuyến tồn tại trong mô hình nghiên cứu.
* Sự đồng cảm và đáp ứng
Thành phần Đồng cảm và đáp ứng có hệ số Beta là 0,470, do đó đây là
nhân tố có mức ảnh hưởng lớn nhất trong mô hình nghiên cứu. Có thể xem
đây là nhân tố chính xác nhất trong việc đánh gía mức độ hài lòng của khách
hàng.
Trong thành phần này, yếu tố “Lãi suất của SCB tốt hơn các ngân hàng
cùng loại” được quan tâm nhiều nhất với điểm số trung bình là 4,13. Điểm số
này sẽ rơi vào khung trong khung “Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng” trong thang
đo khoảng (Interval Scale). Đạt được kết quả này là cố gắng của SCB trong
việc đa dạng hóa các sản phẩm với mức lãi suất rất hấp dẫn và cạnh tranh hơn
các ngân hàng cùng loại, mang nhiều lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, có
thể do một bộ phận khách hàng chưa thể nắm đủ thông tin về các sản phẩm
hoặc kỳ vọng nhiều hơn nữa về mức lãi suất của ngân hàng nên thành phần
53
này chưa thể đạt được điểm tuyệt đối. Trong trường hợp tăng lãi suất huy động
cao hơn, thì sẽ ảnh hưởng đến chi phí, làm giảm lợi nhuận, nên cách tốt hơn là
ngân hàng nên tăng cường tuyên truyền về các sản phẩm tiền gửi, cũng như
cập nhật thông tin thường xuyên hơn qua các phương tiện thông tin đại chúng
và internet để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
* Về chi phí dịch vụ
Thành phần chi phí dịch vụ giữ vị trí quan trọng thứ hai trong mô hình,
với hệ số Beta là 0,378. Thành phần này có thể xem như là sự mong đợi của
khách hàng từ các dịch vụ mình nhận được. Điểm số trung bình của yếu tố
“Phí dịch vụ của SCB cạnh tranh hơn ngân hàng khác” là rất cao với 4,47
điểm. Đều này thể hiện khách hàng rất hài lòng với giá cả các sản phẩm của
SCB. Cụ thể là phí thanh toán, phí chuyển tiền liên ngân hàng của SCB rất
thấp. Bên cạnh đó SCB cũng một trong số ít các ngân hàng không thu phí rút
tiền thẻ ATM. Đây là một trong những ưu điểm của SCB mà không phải ngân
hàng nào cũng có được.
* Mạng lưới chi nhánh
Thành phần Mạng lưới chi nhánh nằm ở vị trí thứ ba. Hệ số Beta của
thành phần này là 0,361. Điểm số trung bình của yếu tố “Các diểm giao dịch
của SCB có vị trí thuận tiện (gần nhà, gần cơ quan)” là 4,38. Đây cũng là
điểm số thể hiện khách hàng rất hài lòng với yếu tố này của ngân hàng. Đều
này phản ánh rất rất sát thực tế vì chi nhánh SCB Vĩnh Long và PGD Vũng
Liêm đều nằm ở vị trí rất thuận lợi, ngay trung tâm địa bàn gần trung tâm mua
sắm như siêu thị CoopMart Vĩnh Long và các cơ quan hành chính. Các điểm
đặt máy ATM ngay trên trục đường chính với màu xanh và logo đặc trưng, dễ
nhận diện.
* Sự tin cậy về quá trình cung cấp dịch vụ
Sự tin cậy là yếu tố quan trọng, thể hiện lòng tin của khách hàng với
ngân hàng, đồng nghĩa với khách hàng có gắn bó lâu dài với ngân hàng hay
không. Mặc dù chỉ giữ vị trí thứ 4 nhưng mức độ ảnh hưởng của thành phần
này cũng không quá chênh lệch so với các thành phần đã xem xét ở trên khi hệ
số Beta cũng khá cao, 0,310. Điểm trung bình của yếu tố “ Giao dịch được
thực hiện nhanh chóng và chính xác” là 4,30, đúng với thực tế là khách hàng
chưa bao giờ phải phàn nàn về thời gian và độ chính xác của các giao dịch
thực hiện ở hệ thống SCB nói chung và ngân hàng SCB Vĩnh Long nói riêng.
Các giao dịch đều được thực hiện với thời gian nhanh nhất có thể và độ chính
xác thì gần như tuyệt đối vì các nhân viên giao dịch ở SCB rất chuyên nghiệp
và có trình độ cao.
54
* Sự đảm bảo
Thành phần này được thể hiện qua yếu tố “SCB là ngân hàng lớn và uy
tín”. Điểm số trung bình khá thấp, chỉ là 3,28, giá trị này rơi vào khoảng
“Không ý kiến/trung bình” trong thang đo khoảng. Như vậy có thể thấy khách
hàng dường như chưa thật sự yên tâm vào giá trị thương hiệu của SCB. Có
nhiều nguyên do cho vấn đề này, trong đó vấn đề thanh khoản của hệ thống
SCB vào năm 2011 và thương vụ sáp nhập cùng năm có vẻ đã ảnh hưởng đến
tâm lý cầu toàn và cần sự ổn định của đại đa số khách hàng. Mặc dù đã có
nhiều tín hiệu khả quan sau một năm sáp nhập của SCB, nhưng có lẽ ngân
hàng còn cần nhiều thời gian hơn nữa để chứng minh giá trị của mình.
* Phương tiện hữu hình
Xếp ở vị trí cuối cùng và ít ảnh hưởng nhất đến mức độ hài lòng của
khách hàng là thành phần Phương tiện hữu hình. Hệ số Beta là 0,180, thấp hơn
rất nhiều so với các thành phần đã phân tích. Có lẽ không có quá nhiều sự
khác biệt về cơ sở vật chất giữa các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay nên
dường như khách hàng không quá đặt nặng vấn đề này. Điểm số 4,33 của yếu
tố “ Cơ sở vật chất, trang thiết bị của SCB hiện đại” là rất cao chứng tỏ SCB
đã làm rất tốt trong việc đáp ứng những tiện nghi tốt nhất cho khách hàng.
Từ các thành phần trên ta có thể viết lại phương trình hồi quy tuyến tính
thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và 6 biến độc lập như sau:
SUHAILONG = -2.437 + 0,470DONGCAM + 0,378CHIPHI +
0,361MANGLUOI + 0,310TINCAY + 0,306DAMBAO + 0,180HUUHINH
Trong đó
SUHAILONG: Sự hài lòng của khách hàng.
DONGCAM: Thành phần đồng cảm và đáp ứng
CHIPHI: Thành phần chi phí
MANGLUOI: Thành phần mạng lưới chi nhánh
TINCAY: Thành phần tin cậy về quá trình cung cấp dịch vụ
DAMBAO: Thành phần đảm bảo
HUUHINH: Thành phần hữu hình
4.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG
4.3.1 Những lợi ích đạt được
Về xây dựng hình ảnh thương hiệu
55
Sau 8 năm thành lập, SCB Vĩnh Long đã và đang tổ chức các hoạt động
thường niên như quyên góp cứu trợ đồng bào lũ lụt, trao học bổng cho học
sinh, sinh viên, tổ chức ngày hội hiến máu nhân đạo. Từ các chính sách tiếp
cận xã hội tốt mà hình ảnh và uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao.
Về sản phẩm dịch vụ
Mặc dù các sản phẩm của SCB cũng chỉ là những sản phẩm truyền thống
nhưng vẫn có nhiều khách hàng biết đến do đã có thời gian hoạt động tương
đối dài, cũng như thực hiện tốt quá trình tư vấn và chăm sóc khách hàng.
Về công nghệ ngân hàng
Các phương tiện thanh toán trực tuyến hiện đại, nhiều điểm POS, các
trang thiết bị đầy đủ tiên ích và công nghệ ngân hàng lõi Internet Banking
Oracle Flexcube vốn đã từ lâu được hệ thống SCB áp dụng là những điểm
sáng quan trọng giúp SCB tạo nên sự khác biệt với các ngân hàng cùng loại.
Về nguồn nhân lực
Bộ máy quản lý có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng, trình
độ học vấn cao, chuyên môn tốt giúp cho SCB Vĩnh Long có những chiến
lược hợp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Cán bộ nhân viên của SCB rất chuyên nghiệp, năng động và nhiệt tình
giúp khách hàng cảm thấy an tâm trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ.
4.3.2 Những hạn chế còn tồn tại
Về năng lực huy động vốn và sử dụng vốn
Có thể nói SCB đã làm rất tốt trong vấn đề thu hút nguồn vốn từ xã hội,
tuy nhiên gánh nặng chi phí do lãi suất khá cao vẫn đang là vấn đề chưa được
giải quyết của SCB Vĩnh Long. Bên cạnh đó, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy
động đã phân tích ở trên còn thấp, chứng tỏ năng lực sử dụng vốn của SCB
chưa cao. Do đó SCB cần có các chiến lược thích hợp để có thể tận dụng được
ưu thế nguồn vốn giá rẻ qua đó có kết quả kinh doanh tốt hơn.
Về năng lực cung ứng
Các sản phẩm của SCB rất đa dạng, nhưng thực tế chưa có nhiều khác
biệt so với các ngân hàng khác, chưa có những đặc trưng riêng của ngân mình
Về marketing
Hoạt động marketing chưa được SCB quan tâm đúng mức. Các sản phẩm
của SCB chỉ được biết đến qua băng rôn hoặc các sản phẩm in ấn, hình thức
chưa cuốn hút.
56
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNGVỐN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH VĨNH LONG
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
5.1.1 Yếu tố nội tại
Vốn huy động là cơ sở cho quá trình hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Do đó công tác huy động và quản lý nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với ngân hàng. Qua 8 năm tồn tại và phát triển, SCB đã có được
nhiều thành công nhất định ở riêng lĩnh vực này. Tuy nhiên, vẫn còn đó một
số khó khăn mà SCB cần phải vượt qua để có thể hoàn thiện hơn nữa để có kết
quả tốt hơn trong quá trình tạo lập và quản lý nguồn tài nguyên vốn từ xã hội,
góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của SCB nói riêng và phát
triển đời sống kinh tế tỉnh nhà nói chung.
Nhìn chung qua ba năm nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên rõ
rệt, tỷ trong vốn điều chuyển rất thấp, chứng tỏ ngân hàng hoàn toàn tự chủ
được nguồn vốn kinh doanh, thị phần vốn huy động của ngân hàng trong địa
bàn tỉnh là không nhỏ. Nhưng sẽ là sai lầm nếu như SCB không chú trọng hơn
nữa vào quá trình phát triển và phân phối sản phẩm dịch vụ vốn chưa thật đa
dạng của mình. Nếu chỉ mang những giá trị truyền thống lâu đời, những sản
phẩm đã quá quen thuộc với khách hàng vốn ngày càng khó tính và tinh tế hơn
trong việc lựa chọn thì SCB Vĩnh Long sẽ dễ đánh mất lợi thế và thị phần của
mình vào các tên tuổi đang vươn lên mạnh mẽ trong địa bàn tỉnh như
Sacombank, hay ACB.
Thêm vào đó, nguồn vốn huy động của SCB dường như đang phụ thuộc
vào sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân. Điều này làm cho SCB
mất khá nhiều chi phí cho việc trả lãi. Việc sử dụng các công cụ nợ khác như
trái phiếu còn thấp và chưa ổn định. Việc kinh doanh vàng cũng là một vấn đề
cần có chiến lược thỏa đáng vì thời gian qua đã có không ít các ngân hàng lỗ
khá nhiều cho khoản mục này.
Sự hài hòa giữa huy động vốn và sử dụng vốn cũng đang là một vấn đề
mà SCB Vĩnh Long đang đối mặt. Trong khi khả năng thu hút vốn của SCB
rất tốt thì khả năng sử dụng vốn của SCB đang ở thái cực ngược lại. Khả năng
cấp tín dụng thấp của SCB có thể giải thích một phần do bối cảnh kinh tế
chung hiện đang khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp đang mất đi khả năng tài
chính, khó tiếp cận vốn. Tuy nhiên, cái chính ở đây vẫn là xuất phát từ phía
57
ngân hàng, khi chưa xây dựng được các chiến lược cho vay hợp lý, thẩm định
khách hàng chưa tốt. Đến khi xảy ra tình trạng nợ quá hạn thì lại chăm chăm
thu nợ từ tài sản cầm cố thế chấp mà chưa chung tay cùng doanh nghiệp tháo
gỡ khó khăn trong quá trình vay và trả nợ
5.1.2 Các yếu tố từ môi trường kinh doanh
Với xu hướng sáp nhập ngân hàng thời gian qua thì số lượng các tên tuổi
trên thị trường ngân hàng sẽ ngày càng ít đi, thương vụ của DaiABank và
HDBank là một ví dụ. Tuy nhiên, không vì thế mà sức ép cạnh tranh với SCB
bị giảm đi mà ngược lại còn cao hơn bao giờ hết khi các ngân hàng trên thị
trường hiện nay ngày càng mạnh hơn về tiềm lực tài chính. Thêm nữa là các tổ
chức tín dụng nước ngoài đã và đang ngày càng thâm nhập sâu hơn nữa vào
thị trường tài chính Việt Nam qua quyết định nới room khối ngoại (Tăng tỷ lệ
sở hữu của nhà đầu tư ngoại riêng lẻ) trong tương lai gần, nhất là đối với các
tổ chức tín dụng yếu kém, nên nếu SCB không tiếp tục nâng cao thị phần, vẫn
cứ dậm chân tại chỗ thì sẽ khó tồn tại với cơ chế thị trường hiện nay.
5.2 GIẢI PHÁP
Đối với một ngân hàng thương mại, công tác tạo lập vốn kinh doanh và
quản lý nguồn vốn này là một vấn đề hết sức quan trọng. Mối liên hệ giữa hai
hoạt động này có thể xem như là quan hệ giữa “lượng” và “chất”. Không thể
phủ nhận SCB Vĩnh Long đã làm rất tốt việc tạo lập vốn mà minh chứng là
khối lượng vốn huy động đã tăng trưởng ổn định qua các năm. Tuy nhiên, qua
một số phân tích chung, có thể nhận thấy SCB còn một số điểm chưa tốt trong
quá trình quản lý chất lượng nguồn vốn như:
+ Chưa có kế hoạch đúng đắn trong việc quản lý nguồn vốn điều chuyển
từ Hội Sở.
+ Giá trị vốn huy động từ đối tượng khách hàng chính là cá nhân giảm
sút qua các kỳ quan sát.
+ Vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất, cao
hơn nhiều so với vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng, và có xu hướng tăng
mạnh, vì thế SCB sẽ dễ bị thiếu an toàn trong các món vay có kỳ hạn lâu dài.
+ Năng lực sử dụng vốn của SCB Vĩnh Long còn thấp, thể hiện qua dư
nợ tín dụng tăng trưởng thấp, thậm chí là giảm, chưa tương xứng với năng lực
huy động vốn của mình.
Để có thể đưa ra những giải pháp thiết thực nhất cho một nghiên cứu thì
phải dựa trên rất nhiều chỉ tiêu về tài chính, quản trị, thị trường, đối thủ,… Tuy
nhiên do giới hạn của đề tài nghiên cứu và thời gian cũng như một số yếu tố
58
khách quan về mặt số liệu do ngân hàng cung cấp nên trong khuôn khổ luận
văn này chỉ đưa ra các giải pháp tương đối với các phân tích đã dưa ra và
những nhìn nhận chủ quan của tác giả nhằm nâng cao chất lượng nguồn vốn
huy động cho SCB.
* Về sản phẩm, dịch vụ, chính sách lãi suất
Như đã nói ở trên, nhìn chung, các sản phẩm, dịch vụ của SCB còn khá
đơn điệu, mang tính truyền thống. Do vậy việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra
các dịch vụ mang dấu ấn riêng cho SCB là một lựa chọn đúng đắn. Việc đa
dạng hóa này không chỉ nhắm vào đối tượng khách hàng truyền thống mà
còn mở rộng thêm các đối tượng là dù chưa có thu nhập cao nhưng có nhu cầu
tiết kiệm. Đa dạng hóa sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc cho khách hàng
thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp với thu nhập và nhu cầu của mình, qua đó
khách hàng sẽ cảm thấy được ngân hàng quan tâm hơn, mức độ hài lòng của
khách hàng cũng sẽ cao hơn. Thêm vào đó, kênh phân phối các sản phẩm cần
đa dạng và được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại hơn, chính sách
tiếp thị và tư vấn dịch vụ cần được đẩy mạnh để khách hàng có thể tiếp cận dễ
dàng hơn.
Các sản phẩm có thể mang tính chất gần giống như bảo hiểm bao gồm
bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm an sinh xã hội, tiết kiệm cho tương lai…tạo niềm
tin cho khách hàng.
Về chính sách lãi suất, việc đánh đổi giữa thu hút được nhiều vốn và chi
phí lớn đã khiến cho SCB đang gặp khá nhiều khó khăn trong tìm kiếm lợi
nhuận. Việc tính toán lại chi phí huy động vốn và cho vay vốn sao cho hợp lý
hơn là cần thiết với SCB trong thời điểm hiện nay.
* Về xây dựng thương hiệu
Giá trị thương hiệu là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến
quyết định gửi tiền của khách hàng. Với một thương hiệu nhỏ, có vẻ không an
toàn dù sinh lời cao hơn một ngân hàng lớn thì khách hàng vẫn có xu hướng
chọn ngân hàng lớn. Đối với những khách hàng có thu nhập không cao, tiền
bạc là tài sản mà họ rất khó khăn mới kiếm được, do đó họ sẽ rất quan tâm cân
nhắc rủi ro qua thương hiệu, tiếng tăm của ngân hàng. Kết quả phân tích mức
độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tiền gửi của SCB qua nhân
tố “Sự đảm bảo” đã chỉ ra rằng khách hàng vẫn chưa đánh giá cao uy tín và
thương hiệu của SCB. Mặc dù kết quả phân tích không hoàn toàn chính xác do
một số lý do như thông tin chưa đồng bộ hay trình độ của đáp viên nhưng
phần nào cũng phản ánh được bản chất của sự việc.Vì vậy SCB cần phải
59
khẳng định và nâng cao hơn nữa hình ảnh của mình để có được nhiều hơn nữa
lòng tin của khách hàng.
* Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn có kỳ hạn
Vốn huy động có kỳ hạn có sự ổn định cao, tạo nên sự linh hoạt trong
quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Do đó việc nâng
cao nguồn vốn này, cụ thể là vốn huy động trung và dài hạn, rất có ý nghĩa với
ngân hàng. Các sản phẩm tiền gửi dài hạn nên tạo sự linh động về lãi suất và
thuận tiện cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu muốn rút tiền. Tạo nhiều
lợi ích cho khách hàng cũng là một cách tốt để SCB kéo khách hàng xích lại
gần hơn.
* Tăng cường khả năng sử dụng vốn
Năng lực huy động vốn tốt phải luôn đi đôi với khả năng sử dụng vốn tốt
vì nếu không sẽ dễ gây lãng phí nguồn tài nguyên vốn của xã hội, hoặc ít nhất
là cũng không thể tối đa hóa được khả năng sinh lời của đồng vốn. Tuy vậy
thực tế thì SCB mới chỉ làm tốt được vai trò thứ nhất là huy động vốn, còn về
sử dụng vốn thì chưa tốt. SCB không thể chỉ chăm chăm đi vay của xã hội mà
còn cần phải có chiến lược đúng đắn để tăng cường giá trị Dư nợ tín dụng, từ
đó mới có thể tạo ra những giá trị thiết thực như tạo ra lợi nhuận cao hơn cho
SCB và quan trọng hơn hết là đảm bảo được sự vận động liên tục cho nguồn
tài nguyên vốn của xã hội.
* Tăng nguồn tiền gửi thanh toán
Việc tăng tiền gửi thanh toán cũng là một phương án có thể xem xét, dù
không ổn định nhưng chi phí cho nguồn tiền này rất thấp.
Các hành động cụ thể có thể thực hiện như: xây dựng biểu phí thanh toán
qua tài khoản liên ngân hàng hoặc các dịch vụ khác cạnh tranh hơn các ngân
hàng cùng loại. Miễn hoặc giảm phí mở thẻ ATM và các dịch vụ tra cứu số dư
qua SMS Banking. Thanh toán hóa đơn tiền điện, nạp tiền thuê bao di động trả
trước, thanh toán cước điện thoại trả sau…
Trang bị thêm một số máy ATM và máy POS để tạo sự thuận tiện hơn
cho khách hàng đến giao dịch. Thường xuyên kiểm tra tình trạng của máy,
khắc phục kịp thời những sự cố, hư hỏng bất thường, thực hiện bảo trì
máy…nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo sự tiện lợi cho khách hàng
có nhu cầu rút tiền hay thanh toán không dùng tiền mặt.
60
* Xây dựng mô hình đánh giá năng lực nhân viên và mở rộng trung tâm
đào tạo
Ngân hàng cần xây dựng mô hình đánh giá năng lực nhân viên qua các
chỉ tiêu được giao theo tháng, theo quý, theo năm và có khen thưởng đúng đắn
để có thể tạo ra động lực cho nhân viên phấn đấu. Bên cạnh đó trung tâm đào
tạo của ngân hàng có thể mở các khóa tập huấn ngắn hạn hoặc liên kết với các
trường đại học để nâng cao chuyên môn tay nghề cho cán bộ ngân hàng
* Chăm sóc tốt khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng cũng đến từ mức độ quan tâm khách hàng
của ngân hàng, do đó việc nâng cao công tác tư vấn và chăm sóc khách hàng
cũng rất quan trọng. Ngân hàng có thể có đường dây tư vấn sản phẩm miễn
phí, ân cần và chu đáo khi khách hàng gặp vấn đề. Giải thích rõ ràng sự cố
phát sinh nếu có khách hàng phàn nàn. Có các chương trình khuyến mãi cho
khách hàng lớn tuổi như tặng thêm lãi suất, tặng quà vào những dịp kỷ niệm,
sinh nhật. Giải quyết các vấn đề và thực hiện các giao dịch chính xác và nhanh
chóng.
61
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Huy động vốn là một hoạt động cơ bản và hết sức quan trọng của ngân
hàng thương mại, quyết định rất lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Để có thể nhận định sát thực nhất và quản lý cho tốt nguồn vốn nợ không phải
là chuyện dễ dàng. Các đề tài phân tích chủ đề này là không mới nhưng là cần
thiết để người đọc có thể hình dung một số vấn đề cơ bản về vốn huy động của
ngân hàng thương mại.
Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng rất tốt qua các giai
đoạn, tỷ trọng vốn điều chuyển rất nhỏ, ngân hàng làm chủ được nguồn vốn
kinh doanh.Cơ cấu vốn huy động qua các cách phân loại tương đối hợp lý.
Khả năng thu hút vốn của ngân hàng là rất cao.
Vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng chưa được hài hòa.
Ngân hàng thu hút được nhiều vốn nhưng chưa tận dụng được hết gây ra tình
trạng lãng phí vốn.
Xây dựng mô hình đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với biến
phụ thuộc là sự hài lòng vầ biến độc lập là các thành phần như: Hữu hình, đảm
bảo, tin cậy, đồng cảm, mạng lưới chi nhánh và chi phí với phương trình hồi
quy tuyến tính đa biến là:
SUHAILONG = -2.437 + 0,470DONGCAM + 0,378CHIPHI
0,361MANGLUOI + 0,310TINCAY + 0,306DAMBAO + 0,180HUUHINH
+
- Đề ra một số giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn cho ngân
hàng.
+ Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
+ Xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu
+ Đẩy mạnh tỷ trong vốn huy động có kỳ hạn
+ Xây dựng mô hình đánh giá năng lực nhân viên
+ Chăm sóc tốt khách hàng
6.2 KIẾN NGHỊ
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Văn Trịnh và Lưu Ngọc Mai Anh, 2012. Lượng hóa các nhân tố tác
động đến sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ thông tin thống kê trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang. Kỷ yếu Khoa học Đại học Cần Thơ , năm 2012, trang 214
– 227.
Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng. Đại học Cần
Thơ.
Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng
thương mại. Đại học Cần Thơ.
Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại
học Cần Thơ.
Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình Kinh tế lượng. Đại học Cần Thơ.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, 2011. Tình hình thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2012. Vĩnh Long , tháng 11 năm 2011.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, 2012. Tình hình thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2013. Vĩnh Long , tháng 11 năm 2012.
Luật số: 47/2010/QH12. Luật các tổ chức tín dụng 2010.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, Phòng Kế toán, Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Năm 2013.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, Phòng Kế toán,
Bảng cân đối vốn. Năm 2013.
Nguyễn Mạnh Hùng (2013). Điểm lại quá trình điều chỉnh giảm lãi suất
2011 – 2013.
. [Ngày truy cập: 30 tháng
9 năm 2013]
Thúy Linh (2013). Giá vàng tiến sát 49 triệu đồng/lượng.
. [Ngày truy cập:
23 tháng 8 năm 2013]
63
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Trường Đại học Cần Thơ
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
--------- * * * ---------
PHIẾU KHẢO SÁT
Kính chào quí khách hàng,
Tôi tên là Châu Thịnh Viễn, là sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Hiện
nay, tôi đang làm đề tài thực tập về năng lực huy động vốn tại ngân hàng
TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long. Vì vậy, kính mong quý khách hàng
giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát sau đây. Tôi xin cam đoan rằng những
thông tin mà quý khách hàng cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho
mục đích tham khảo để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi kính mong nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý anh/chị.
PHẦN 1 – THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
Tên Quý khách hàng………………………………………….Năm sinh………
Giới tính ……………Địa chỉ…………………………Số điện thoại..……… ..
Trình độ học vấn………………………………………………………………...
PHẦN 2 – Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
(Anh / chị vui lòng đánh dấu X vào ô thích hợp)
1. Anh / chị vui lòng cho biết yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới quyết định
chọn ngân hàng để gửi tiền của anh / chị.
Chỉ tiêu
Hoàn toàn
không đồng ý
Không đồng
ý
1.1 Thương hiệu ngân
hàng
1.2 Bảo mật và an
toàn
1.3 Mạng lưới chi
nhánh rộng khắp
1.4 Lãi suất huy động
cao
1.5 Nhiều khuyến mãi
1.6 Nhiều sản phẩm
và dịch vụ
64
Không ý kiến
Đồng ý
Hoàn toàn
đồng ý
1.7 Cơ sở vật chất
khang trang
1.8 Nhân viên phục vụ
tốt
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Ngân hàng TMCP Sài Gòn đáp ứng được
yêu cầu của anh / chị ở mức độ nào?
Chỉ tiêu
Rất không
hài lòng
Không hài
lòng
Không ý
kiến
Hài lòng
Rất hài
lòng
Đồng ý
Hoàn
toàn
đồng ý
Cơ sở vật chất, trang
thiết bị của SCB
3. Anh / chị vui lòng bày tỏ quan điểm về ý kiến sau?
Chỉ tiêu
Hoàn toàn
không đồng
ý
Không
đồng ý
Không ý
kiến
3.1 SCB là ngân hàng
lớn và uy tín
3.2 KH cảm thấy an
toàn khi giao dịch, gửi
tiền tại SCB
4. Ý kiến của anh / chị về các nhận định sau?
Chỉ tiêu
Hoàn toàn
không đồng ý
Không
đồng ý
4.1 Giao dịch được
thực hiện nhanh
chóng và chính xác
4.2 Nhân viên SCB rất
chuyên nghiệp
4.3 SCB luôn cung
cấp dịch vụ đúng chất
lượng đã cam kết
65
Không ý kiến
Đồng ý
Hoàn toàn
đồng ý
5. Cảm nhận của anh / chị về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh
Long?
Chỉ tiêu
Hoàn toàn
không đồng ý
Không
đồng ý
Không
ý kiến
Đồng
ý
Hoàn toàn
đồng ý
Đồng
ý
Hoàn toàn
đồng ý
5.1 Nhân viên SCB luôn
quan tâm, phục vụ khách
hàng tốt nhất có thể
5.2 Sản phẩm tiền gửi của
SCB rất đa dạng, đáp
ứng yêu cầu khách hàng
5.3 Lãi suất của SCB tốt
hơn các ngân hàng cùng
loại
5.4 SCB có nhiều chương
trình khuyến mại
6. Anh / chị vui lòng bày tỏ quan điểm về các ý kiến sau?
Chỉ tiêu
Hoàn toàn
không đồng ý
Không
đồng ý
Không
ý kiến
6.1 Các điểm giao dịch
của SCB có vị trí thuận
tiện (gần nhà, gần cơ
quan)
6.2 Thiết kế bên ngoài tại
các điểm giao dịch của
SCB dễ nhận biết
6.3 Phí dịch vụ của SCB
cạnh tranh hơn các ngân
hàng khác
7. Nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng TMCP Sài Gòn của anh / chị
trong thời gian tới?
Chỉ tiêu
Không ý kiến
Chuyển ngân Tạm ngưng
hàng khác
sử dụng
Nhu cầu sử dụng dịch vụ,
gửi tiền tại SCB trong
tương lai
Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của anh / chị!
66
Hạn chế
sử dụng
Tiếp tục
sử dụng
PHỤ LỤC 2
CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH SỰ HÀI
LÒNG KHÁCH HÀNG BẰNG PHẦN MỀM SPSS 16.0
Variables Entered/Removed
Model
Variables Entered
b
Variables Removed
Method
1
CHIPHI, HUUHINH_CSVC,
TINCAY_GDCX,
DONGCAM_LAISUAT,
. Enter
MANGLUOI,
DAMBAO_UYTIN
a
a. All requested variables entered.
b. Dependent Variable: SUHAILONG_TTSD
b
Model Summary
Model
1
R
R Square
.833a
Adjusted R
Std. Error of the
Square
Estimate
.694
.659
Durbin-Watson
.290
1.669
a. Predictors: (Constant), CHIPHI, HUUHINH_CSVC, TINCAY_GDCX, DONGCAM_LAISUAT,
MANGLUOI, DAMBAO_UYTIN
b. Dependent Variable: SUHAILONG_TTSD
67
b
ANOVA
Model
1
Sum of Squares
Regression
Mean Square
10.120
6
1.687
4.463
53
.084
14.583
59
Residual
Total
df
F
Sig.
a
20.031
.000
a. Predictors: (Constant), CHIPHI, HUUHINH_CSVC, TINCAY_GDCX,
DONGCAM_LAISUAT, MANGLUOI, DAMBAO_UYTIN
b. Dependent Variable: SUHAILONG_TTSD
a
Coefficients
Unstandardized
Standardized
Coefficients
Coefficients
Collinearity Statistics
Std.
Model
B
1
-2.437
.745
HUUHINH_CSVC
.149
.065
DAMBAO_UYTIN
.238
TINCAY_GDCX
(Constant)
t
Beta
Error
Sig.
Tolerance
VIF
-3.273
.002
.180
2.277
.027
.926
1.080
.066
.306
3.609
.001
.804
1.244
.261
.068
.310
3.838
.000
.882
1.134
MANGLUOI
.293
.064
.361
4.543
.000
.912
1.096
DONGCAM_LAISUAT
.413
.069
.470
5.962
.000
.929
1.077
CHIPHI
.332
.080
.378
4.171
.000
.702
1.424
a. Dependent Variable: SUHAILONG_TTSD
a
Residuals Statistics
Minimum
Predicted Value
Maximum
Mean
Std. Deviation
N
3.68
5.49
4.58
.414
60
-.510
.492
.000
.275
60
Std. Predicted Value
-2.188
2.188
.000
1.000
60
Std. Residual
-1.759
1.697
.000
.948
60
Residual
a. Dependent Variable: SUHAILONG_TTSD
68
a
Collinearity Diagnostics
Variance Proportions
Eigen Condition
Model Dimension
1
value
Index
(Constant)
HUUHINH
DAMBAO
TINCAY
_CSVC
_UYTIN
_GDCX
MANG DONGCAM
LUOI
_LAISUAT
CHIPHI
1
6.892
1.000
.00
.00
.00
.00
.00
.00
.00
2
.034
14.160
.00
.07
.55
.00
.04
.02
.02
3
.025
16.491
.00
.07
.01
.15
.20
.16
.05
4
.019
18.965
.00
.14
.01
.30
.36
.02
.03
5
.015
21.394
.00
.49
.17
.21
.05
.19
.04
6
.012
24.285
.01
.01
.25
.00
.01
.55
.45
7
.002
57.868
.99
.22
.01
.32
.35
.06
.40
a. Dependent Variable: SUHAILONG_TTSD
69
[...]... số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng thông qua một số chỉ tiêu tài chính - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi. .. định chọn đề tài Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Vĩnh Long làm đề tài nghiên cứu 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Vĩnh Long nhằm phân tích thực trạng huy động vốn của ngân hàng qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng... NHNN số 578/QĐ – NHNN về việc mở chi nhánh của ngân hàng TMCP Sài Gòn tại tỉnh Vĩnh Long Tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Địa chỉ: Số 11 - 11A - B – C, đường Phạm Thái Bường, phường 4, thành phố Vĩnh long, tỉnh Vĩnh Long Điện thoại: (070) 385.2781, Fax: (070) 385.2784 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long hoạt động trực thuộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn theo qui định tại quyết định số... hợp lý chưa ? - Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 như thế nào ? - Những giải pháp nào có thể nâng cao hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long ? 2 1.3.2 Kiểm định giả thuyết Chất lượng dịch vụ tiền gửi là yếu tố quan trọng quyết định đến sự hài lòng của khách hàng 1.4 PHẠM VI NGHIÊN... Chi nhánh Vĩnh Long về chất lượng dịch vụ tiền gửi - Trên cơ sở phân tích, đánh giá đề ra các giải pháp nhằm tối ưu hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu - Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đã hợp lý chưa ? - Hoạt động. .. hàng rất quan trọng, đặc biệt là đối với khách hàng ngân hàng ở mảng huy động vốn, nơi trực tiếp tạo ra nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long nằm ở nội ô Thành phố Vĩnh Long, hoạt động huy động vốn được thực hiện trên toàn địa bàn tỉnh Vĩnh Long nên đề tài tập trung nghiên cứu tình hình huy động. .. hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long và đề ra giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn cho ngân hàng 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái quát về NHTM 2.1.1.1 Khái niệm về NHTM Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu đời của mình, đã có rất nhiều khái niệm được đưa ra dựa trên tính chất hoạt động và vai trò của ngân hàng. .. trạng chết vốn, ngân hàng sử dụng vốn chưa hiệu quả c Chi phí huy động vốn / Tổng chi phí Chỉ số này giúp đánh giá được chi phí cho nguồn vốn huy động của ngân hàng so với tổng chi phí, từ đó có thể đánh giá chất lượng và hiệu quả của nguồn vốn huy động và giúp ngân hàng có những điều chỉnh phù hợp Chỉ số này càng thấp sẽ càng tốt cho ngân hàng d Tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn / Tổng vốn huy động Chỉ... nghĩa của hoạt động huy động vốn Nguồn vốn huy động chi m tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng trong tạo lập nguồn vốn Bên cạnh đó, đây cũng là một phương thức để ngân hàng có thể nhận định tình hình kinh tế quốc gia, từ đó đưa ra chi n lược sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất 2.1.2.3 Các hình thức huy động vốn a Huy động vốn từ... mà mục đích hoạt động cuối cùng chính là lợi nhuận Để có thể hiểu được rõ hơn về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, chúng ta tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm từ 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Yếu tố đầu tiên được đề cập đến là thu nhập 21 Bảng 3.1: Tình hình thu nhập của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 – 2012 và 6 ... số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình huy động vốn Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long. .. VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH VĨNH LONG 32 4.1 Cơ cấu nguồn vốn Ngân hàng SCB Vĩnh Long 32 4.2 Phân tích hoạt động huy động vốn Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long ... CHƯƠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH VĨNH LONG 4.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH VĨNH LONG Nguồn vốn kinh doanh ngân hàng có vai