Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn – chi nhánh vĩnh long (Trang 39)

Tuy vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long sẽ cố gắng phát huy những điểm mạnh, khắc

phục những điểm yếu để có thể hoàn thành mục tiêu chung của toàn hệ thống là: "Kiện toàn bộ máy tổ chức, củng cố và nâng cao năng lực tài chính, năng

lực quản trị, kiểm soát, điều hành, hiện đại hóa công nghệ thông tin - Tạo nền

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH VĨNH LONG

4.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI

NHÁNH VĨNH LONG

Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp quy mô và hiệu quả trong quá trình hoạt động của ngân hàng, qua đó quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng.

Vốn huy động từ công tác huy động vốn và vốn điều chuyển là hai nguồn hình thành nguồn vốn của ngân hàng. Lãi suất và quy mô trong tổng nguồn vốn của hai lượng vốn này thường là khác nhau.

Vốn huy động được hình thành qua công tác huy động vốn của ngân hàng với kỳ hạn và chi phí nhất định. Đây thường là lượng vốn chủ yếu và quan trọng nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, sau khi trích lập các tỷ lệ dự phòng cụ thể theo quy định của ngân hàng nhà nước.

Vốn điều chuyển là lượng vốn được Hội sở phân phối lại từ những chi nhánh thừa vốn. Lãi suất của vốn điều chuyển thường cao hơn so với lãi suất tiền gửi.

Bảng 4.1: Cơ cấu thành phần nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Nguồn: phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, 2013

Chênh lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng 2013/ 6tháng 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn điều chuyển 9.217 1,30 8.592 1,14 0 0,00 0 0,00 0 0,00 -625 -6,78 -8.592 -100 0 0,00 Vốn huy động 701.392 98,70 747.863 98,86 767.640 100 594.298 100,00 958.836 100,00 46.471 6,63 19.777 2,64 364.538 61,34 Tổng nguồn vốn 710.609 100 756.455 100 767.640 100 594.298 100 958.836 100 45.846 6,45 11.185 1,48 364.538 61,34

Dựa vào bảng 4.1, ta nhận thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Nếu như tổng nguồn vốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2010 là 710.609 triệu đồng thì đến năm 2011 đã tăng thêm 45.846 triệu đồng lên 756.455 triệu, tốc độ tăng tương ứng 6,45%. Việc tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng thêm trong thời điểm này chủ yếu là do tác động của sự tăng thêm trên doanh số huy động vốn, bởi trong thời điểm 2011, lãi suất huy động của hầu hết các ngân hàng là rất cao, nhiều sản phẩm huy động đặc biệt cũng ra đời trong thời điểm này như tiết kiệm “rút gốc linh hoạt” với những loại món tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng, 1 tháng, hay thậm chí 1 tuần nhưng vẫn hưởng lãi suất tương ứng với các sản phẩm có kỳ hạn lớn.

Trong năm 2012, tổng nguồn vốn của ngân hàng chỉ tăng nhẹ thêm 11.185 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 1,48%. Lãi suất huy động trong năm 2012 đã giảm khá nhiều đồng thời ngân hàng cũng không sử dụng vốn điều chuyển nên đã làm cho tốc độ tăng của tổng nguồn vốn bị chững lại.

Qua 6 tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng là 958.836 triệu đồng, mức tăng tuyệt đối là 364.538 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 61,34% so với tổng nguồn vốn của 6 tháng đầu năm 2012. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của tổng nguồn vốn chủ yếu vẫn đến từ giá trị vốn huy động. Thông thường trong những tháng đầu năm, đối với doanh nghiệp sản xuất thì hoạt động chưa đạt mức tối đa, còn đối với người dân thì nhu cầu chi tiêu còn thấp nên ngân hàng dễ dàng thu hút được lượng tiền nhàn rỗi. Do đó, lượng vốn huy động trong thời gian này chiếm gần hết tổng lượng vốn huy động trong cả năm cũng là điều dễ hiểu.

Đi sâu vào phân tích ta nhận thấy lượng vốn hình thành từ hoạt động huy động vốn luôn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, tỷ trọng của nguồn vốn điều chuyển rất thấp, thậm chí bằng 0 qua các năm. Cụ thể, năm 2010, tỷ trọng vốn huy động chiếm 98,7% tổng nguồn vốn. Năm 2011 và 2012, hai giá trị này lần lượt là 98,86% và 100%. Trong 6 tháng đầu năm năm 2013, vốn huy động cũng chiếm 100% trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. .

Việc giảm tối đa nguồn vốn điều chuyển cũng là một xu hướng mà các ngân hàng thường theo đuổi. Thông thường, nếu một chi nhánh ngân hàng sử dụng vốn vượt quá khả năng có thể huy động được thì đầu kỳ, chi nhánh ngân hàng phải lập một kế hoạch xin điều chuyển vốn từ Hội sở để có thể hưởng một lãi suất điều hòa vốn phù hợp. Nhưng nếu trong quá trình kinh doanh mà nguồn vốn hoạt động vẫn thiếu so với kế hoạch thì chi nhánh ngân hàng vẫn được điều chuyển vốn, những lãi suất phải chịu sẽ thường cao hơn so với lãi

suất mà ngân hàng huy động từ tiền gửi khách hàng. Từ đó chi phí của ngân hàng chi nhánh sẽ bị dội lên cao và lợi nhuận sẽ bị sụt giảm.

Có một điểm khá đặc biệt từ bảng số liệu trên là trong năm 2010 và 2011, mặc dù đã huy động được một lượng vốn khá cao nhưng SCB vẫn tiếp nhận nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở, trong khi các phân tích ở bảng 4.7, trang cho thấy chỉ số Dư nợ tín dụng/Vốn huy động lại khá thấp và có xu hướng giảm. Điều đó chứng minh thực tế SCB đang thừa vốn. Vậy vấn đề phát sinh vốn điều chuyển ở đây chỉ có thể được giải thích bằng một cách duy nhất chính là SCB đã chưa dự đoán chính xác nhu cầu sử dụng vốn của mình. Khi huy động được vốn từ thị trường nhưng lại không cấp tín dụng được thì SCB đã sử dụng một lượng lớn vốn này gửi về Hội Sở với kỳ hạn nhất định để phân phối lại cho các chi nhánh thiếu vốn khác và đồng thời tránh khả năng chết vốn cũng như được hưởng lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động lại phát sinh nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng với hạn mức vượt quá khả năng của SCB, trong khi lượng vốn SCB đã gửi về Hội Sở trước đó chưa đến hạn. Do đó SCB buộc phải yêu cầu Hội Sở điều chuyển vốn về khi chưa lập kế hoạch đầu năm theo quy định và dĩ nhiên SCB Vĩnh Long sẽ phải gánh một mức lãi suất rất cao.

Nhìn chung, có thể nói ngân hàng thực hiện rất tốt công tác huy động vốn, hoàn toàn có thể chủ động được nguồn vốn kinh doanh, nhưng để có thể đánh giá một cách chính xác mức độ ổn định và chi phí của vốn huy động, cũng như những ảnh hưởng của từng nguồn hình thành nên vốn huy động ta phải xem xét từng khoản mục trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng.

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH VĨNH LONG

4.2.1 Cơ cấu vốn huy động

4.2.1.1 Phân tích vốn huy động theo hình thức huy động

Vốn hình thành từ hoạt động huy động vốn của ngân hàng có thể được phân loại thành các khoản mục cơ bản như: Tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, tiền vay. Theo các phân loại này ta có thể nắm rõ các thành phần quan trọng trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng và có phương án quản lý phù hợp. Tuy nhiên, đối với trường hợp Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long do không sử dụng tiền vay nên bảng số liệu tổng hợp chỉ bao gồm: Tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, và vốn khác.

35

Bảng 4.2: Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, 2013

Chênh lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng 2013/ 6tháng 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi 482.109 68,74 466.795 62,42 680.908 88,70 450.427 75,79 958.826 100 -15.314 -3,18 214.113 45,87 508.399 112,87 GTCG, CCV 219.278 31,26 280.368 37,49 86.704 11,30 143.323 24,12 0 0,00 61.090 27,86 -193.664 -69,07 -143.323 -100,00 Vốn khác 5 0,00 700 0,09 28 0,00 548 0,09 10 0,00 695 13,90 -672 -96,00 -538 -98,18 Tổng VHĐ 701.392 100 747.863 100 767.640 100 594.298 100 958.836 100 46.471 6,63 19.777 2,64 364.538 61,34

Theo như bảng trên, ta thấy cũng như các ngân hàng khác, tỷ trọng của vốn tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá là hai khoản mục lớn nhất trong tổng vốn huy động. Ngân hàng không sử dụng vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác, đồng thời khoản mục vốn khác luôn dưới 0,1%.

Tỷ trọng của vốn tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá có không ổn định qua các năm, nhưng bình quân vốn tiền gửi vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn. Cụ thể, cặp giá trị vốn tiền gửi và vốn từ phát hành giấy tờ có giá này chiếm tỷ trọng lần lượt là 68,74% và 31,26% trong năm 2010, 62,42% và 37,49% trong năm 2011, 88,70% và 11,30% trong năm 2012. 6 tháng đầu năm 2013, ngoài vốn tiền gửi, giá trị các khoản mục khác đều bằng 0.

Vốn tiền gửi của ngân hàng trong năm 2010 là 482.109 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 lại giảm 15.314 triệu đồng, tỷ lệ giảm tương ứng là 3,18%, giá trị còn lại là 466.795 triệu đồng. Sự suy giảm số dư tiền gửi khách hàng của SCB Vĩnh Long cũng là tình hình chung của các ngân hàng thương mại cùng thời điểm. Cơn sốt vàng lên cao, giá vàng biến động từng ngày. Theo số liệu thống kê của Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 23/08/2011, giá vàng đỉnh điểm hơn 49 triệu đồng/lượng , xu hướng lướt sóng chứng khoán, đầu tư vào đô la kèm theo đó là sự kỳ vọng tăng trở lại của bất động sản đã khiến cho dòng vốn nhàn rỗi chảy rất khó khăn vào ngân hàng. Tuy nhiên, không vì thế mà tổng vốn huy động của ngân hàng giảm, khoản mục phát hành giấy tờ có giá là một sự bù đắp tối ưu và cũng là chiến lược hiệu quả của ngân hàng để thu hút nguồn vốn đầu tư. Cụ thể, năm 2010, giá trị phát hành giấy tờ có giá của SCB Vĩnh Long là 219.278 triệu đồng thì sau đó một năm đã tăng thêm 61.090 triệu đồng, nâng tổng giá trị phát hành giấy tờ có giá lên 280.368 triệu đồng, với tốc độ tăng trưởng là 27,86%.

Tiếp đến, năm 2012, tổng tiền gửi lại tăng thêm 214.113 triệu đồng, tăng 45,87% , tổng vốn tiền gửi thời điểm này của ngân hàng đạt 680.908 triệu đồng. Theo bài viết “Điểm lại quá trình điều chỉnh giảm lãi suất giai đoạn

2011-2013” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng đăng trên trang web của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đã được Ngân hàng Nhà Nước điều chỉnh giảm đến 5 lần, chỉ còn khoảng 8%/năm cho tiền gửi có kỳ hạn nhưng SCB Vĩnh Long vẫn thu hút được một lượng vốn tiền gửi rất lớn từ xã hội. Vấn đề ở đây là do lãi suất 8%/năm dù khá thấp nhưng là phù hợp với kỳ vọng lạm phát năm 2012 chỉ vào khoảng 6,81% thấp hơn rất nhiều so với mức lạm phát kỷ lục hơn 18% năm 2011. Thêm vào đó, vàng đã xuống đáy sau một năm thăng hoa, gửi tiết kiệm cũng là kênh đầu tư an toàn cho người dân sau một năm quá mệt mỏi với những sóng gió của nền kinh tế.

Qua 6 tháng đầu năm 2013, giá trị vốn tiền gửi đột ngột tăng mạnh, thêm 508.399 triệu đồng, tương ứng 112,87%, đạt tổng giá trị 958.826 triệu đồng. Con số này cao hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm trước, chỉ là 450.427 triệu đồng. Để hiểu về vấn đề này, ta sẽ xem xét thêm về giá trị phát hành giấy tờ có giá. Trong khi 6 tháng năm 2013 vốn huy động từ giấy tờ có giá là 0 thì trong 6 tháng cùng kỳ năm trước giá trị này lại lên đến 143.323 triệu đồng. Như vậy, đủ thấy giá trị này hoàn toàn có thể bù đắp vào sự thiếu hụt trong vốn tiền gửi, đảm bảo được sự ổn định trọng tổng vốn huy động. Giá trị rất cao của phát hành giấy tờ có giá và chứng chỉ vàng cho thấy khả năng nắm bắt thời cơ thích hợp ở thời điểm tỷ giá và vàng biến động mạnh của ban lãnh đạo SCB Vĩnh Long cũng như sự tích cực của cán bộ ngân hàng trong việc tiếp thị các sản phẩm ra công chúng.

4.2.2.2 Phân tích vốn huy động theo thành phần kinh tế

Khách hàng của các ngân hàng thương mại nói chung đều là 2 đối tượng cá nhân và doanh nghiệp. Dù là huy động vốn hay cấp tín dụng cũng đều dựa trên hai đối tượng này. Do đó, khi phân tích cơ cấu vốn huy động ta cũng có thể chia chúng thành 2 thành phần là vốn huy động từ dân cư và vốn huy động từ tổ chức kinh tế.

38

Bảng 4.3: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Nguồn: phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, 2013

Chênh lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng 2013/ 6tháng 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Dân cư 650.988 92,81 672.570 89,93 574.999 74,90 494.403 83,19 772.164 80,53 21.582 3,32 -97.571 -14,51 277.761 56,18

Tổ chức

kinh tế 50.404 7,19 75.293 10,07 192.641 25,10 99.895 16,81 186.672 19,47 24.889 49,38 117.348 155,86 86.777 86,86

Tổng

Cũng như các ngân hàng khác, tiền gửi từ đối tượng khách hàng là dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao hơn của tổ chức kinh tế. Tiền gửi từ khách hàng là cá nhân có 2 ưu diểm rất lớn:

Thứ nhất, chi phí cho nguồn vốn huy động từ cá nhân thấp, khách hàng chỉ yêu cầu một mức lãi suất hợp lý, tỷ suất sinh lời phù hợp với tình hình thị trường, do đó ngân hàng dễ dàng thỏa mãn yêu cầu của khách hàng qua những sản phẩm của mình.

Thứ hai, qui mô của nguồn vốn tiền gửi từ cá nhân là lớn nhất trong nền kinh tế, vì phần lớn tiền gửi của doanh nghiệp là tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, và những dịch vụ khác có quy mô và kỳ hạn không ổn định.

Các số liệu ở bảng 4.3 phản ánh sự biến động của tiền gủi từ dân cư qua các năm. Cụ thể, giai đoạn 2010 – 2011, tiền gửi dân cư tăng nhẹ thêm 21.582 triệu đồng, tốc độ tăng là 3,32%. Đây là mức tăng trưởng hợp lý, dù có thấp hơn mức tăng trưởng của vốn huy động bình quân trên Thị trường 1 là 8,4% theo thống kê của NHNN. Thực tế mà nói thì, năm 2011, việc lạm phát tăng vượt quá lãi suất kịch trần theo qui định 14%/năm thời điểm đó khiến cho cả những ngân hàng top đầu cũng khó thu hút vốn, trong khi SCB cũng chưa sáp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn – chi nhánh vĩnh long (Trang 39)