3.2.3.1 Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài.
- Vay vốn của ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.
- Các hình thức huy động vốn khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước. Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ tài chính khác theo qui định của pháp luật.
3.2.3.2 Cấp tín dụng
Ngân hàng thực hiện cấp tín dụng dưới các hình thức: - Cho vay.
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.
- Bảo lãnh ngân hàng. - Phát hành thẻ tín dụng. - Bao thanh toán.
- Các hình thức khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước.
3.2.3.3 Các nghiệp vụ khác
* Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. * Cung ứng các phương tiện thanh toán. * Cung ứng các dịch vụ thanh toán như:
- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
* Các dịch vụ khác như:
Cung ứng các sản phẩm sau:
- Ngoại hối.
- Sản phẩm phái sinh về ngoại hối, tỷ giá, lãi suất, tiền tệ và các tài sản tài chính khác.
- Ngân hàng ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo qui định của Ngân hàng Nhà nước.
Cung ứng các dịch vụ như:
- Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính, các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, mua bán, sáp nhập hợp nhất doanh nghiệp và tư vấn đầu tư.
- Môi giới tiền tệ.
- Các dịch vụ khác theo qui định của pháp luật.
3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
3.2.4.1 Thu nhập
Kết quả hoạt động kinh doanh là sản phẩm của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Tùy mục đích và lĩnh vực hoạt động mà kết quả của từng loại hình doanh nghiệp có thể khác nhau. Kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp công ích chắc chắn sẽ khác rất nhiều so với một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, dù là loại hình doanh nghiệp nào thì kết quả hoạt động kinh doanh đều thường dựa trên ba yếu tố cơ bản, đó là thu nhập, chi phí và lợi nhuận. Ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp mà mục đích hoạt động cuối cùng chính là lợi nhuận. Để có thể hiểu được rõ hơn về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, chúng ta tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm từ 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Yếu tố đầu tiên được đề cập đến là thu nhập.
Bảng 3.1: Tình hình thu nhập của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Nguồn: phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, 2013
Chênh lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng 2013/ 6tháng 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Thu nhập 109.087 100,00 155.013 100,00 128.100 100,00 29.198 100,00 70.101 100,00 45.926 42,10 -26.913 -17,36 40.903 140,09 -Thu từ HĐTD 101.904 93,42 151.982 98,05 127.651 99,65 28.986 99,27 69.938 99,77 50.078 49,14 -24.331 -16,01 40.952 141,28 -Thu từ HĐDV 6.763 6,19 2.965 1,91 321 0,25 192 0,66 162 0,23 -3.798 -56,16 -2.644 -89,17 -30 -15,63 -Thu khác 420 0,39 66 0,04 128 0,10 20 0,07 1 0,00 -354 -84,29 62 93,94 -19 -95,00
Từ bảng số liệu trên, ta nhận thấy thu nhập của ngân hàng trong ba năm qua tăng trưởng không đồng đều. Cụ thể, năm 2010, thu nhập của ngân hàng 109.087 triệu đồng, năm 2011 là 155.013 triệu đồng, tăng 45.926 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng 42,10%. Trong bối cảnh,Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và nhiều bất cập nội tại. Doanh nghiệp – đối tượng khách hàng chính của các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn, khả năng tiếp cận vốn kém, từ đó dẫn đến thu hẹp hoạt động sản xuất dẫn đến thu nhập của ngân hàng chưa cao. Đến năm 2011, năm đầu tiên trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, nên hoạt động của ngành có phần sôi nổi hơn. Doanh nghiệp nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn từ Nhà nước nên mở rộng sản xuất kinh doanh. Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay luôn ở mức từ 5% đến 7%, do đó nguồn thu của ngân hàng cũng được nâng cao.
Năm 2012, thu nhập ngân hàng chỉ còn 128.100 triệu đồng, giảm 26.913 triệu đồng, giảm tương ứng 17,36% so với năm trước. Theo Ngân hàng Nhà Nước, tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 chỉ khoảng 7%. Sự dè dặt trong việc cấp tín dụng và siết chặt hơn trong việc thẩm định khách hàng do vấn đề nợ xấu khiến cho thu nhập ngành ngân hàng nói chung bị giảm sút. Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, công nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Dư âm của cơn sốt thị trường nhà đất kéo dài cùng với sự suy thoái chung của nền kinh tế đã khiến cho các doanh nghiệp khó khăn. Nhưng đó chỉ là các vấn đề chung, nguyên nhân chính ở đây là từ vòng lẩn quẩn của con cá tra, một trong các thế mạnh nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh Vĩnh Long, và cũng là một vấn đề nổi cộm nhiều năm nay. Người dân vay vốn để nuôi cá với đầu ra là doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Thế nhưng khi thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ và châu Âu có vấn đề thì doanh nghiệp lẫn người dân điều lao đao. Cụ thể là những lần áp thuế cá tra, cá ba sa phi-lê, những vụ kiện bán phá giá. Doanh nghiệp không xuất khẩu được sẽ thu hẹp sản xuất, người dân vay tiền nuôi cá mà không thể bán, hoặc có bán được thì giá bán lại thấp hơn giá thành đến 4%, thậm chí là 8%, như vậy thì lấy đâu ra tiền để trả lãi, trả gốc, vậy thì ngân hàng làm gì có thu nhập.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập của ngân hàng đã ở mức 70.101 triệu đồng, tăng 40.903 triệu đồng so với giá trị 29.198 triệu đồng của 6 tháng đầu năm 2012, tương ứng mức tăng 140,09%. Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã có khởi sắc. Sự tăng trưởng của nguồn thu này có thể được giải thích qua quy mô tín dụng của
ngân hàng được mở rộng, công tác thẩm định khách hàng được hoàn thiện hơn, và cán bộ tín dụng cũng tích cực hơn trong công tác quản lý, thu hồi nợ gốc và lãi. Đồng thời ngân hàng cũng phối hợp tốt hơn với các ban ngành, như Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Sở Công Thương Vĩnh Long trong việc đôn đốc đối tượng đi vay trả gốc và lãi đúng hạn.
Trên bình diện chung, có thể thấy thu nhập của ngân hàng là chưa ổn định. Tuy nhiên, khi đi sâu vào từng khoản mục, ta lại thấy tỷ trọng nguồn thu nhập chính của ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng vẫn tăng. Năm 2010 tỷ trọng của nguồn thu này chiếm 93,42%, năm 2011 là 98,04% tăng 4,62 điểm phần trăm. Năm 2012 nguồn thu này lại tiếp tục tăng 1,61 điểm phần trăm, tương ứng 99,65%. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng khoản mục này là 99,77% tăng 0,50 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ và thu từ các nguồn khác luôn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và có xu hướng giảm qua các năm. Nếu như giá trị nguồn thu từ hoạt động dịch vụ năm 2010 chiếm tỷ trọng 6,19% trong tổng thu nhập thì đến năm 2012 tỷ lệ này chỉ còn 0,25%.
Từ các con số trên , ta nhận thấy thu nhập của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Do đó, để giảm thiểu rủi ro và nâng cao thu nhập, ngân hàng cần đa dạng hóa các nguồn thu trong quá trình hoạt động các năm sắp tới.
3.2.4.2 Chi phí
Chi phí là yếu tố quyết định đến lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp. Tối thiểu chi phí đến mức có thể để có thể tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu của những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường. Cho dù ngân hàng kinh doanh “quyền sử dụng vốn” với món hàng đặc biệt là tiền tệ thì dĩ nhiên vẫn phải mất phí, thậm chí là rất nhiều. Chi phí cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được xem xét bao gồm 2 loại chi phí chính là chi hoạt động tín dụng và chi phí hoạt động.
25
Bảng 3.2: Tình hình chi phí của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Nguồn: phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, 2013
Chênh lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng 2013/ 6tháng 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Chi phí 85.169 100 143.269 100 114.832 100 25.439 100 67.348 100 58.100 68,22 -28.437 -19,85 41.909 164,74 -Chi HĐTD 61.625 72,36 95.617 66,74 83.360 72,59 22.103 86,89 63.331 94,04 33.992 55,16 -12.257 -12,82 41.228 186,53 +Lãi tiền gửi 49.686 X 75.323 X 58.480 X 15.316 X 47.871 X 25.637 51,59 -16.843 -22,36 32.555 212,55 +Phát hành GTCG 2.697 X 7.589 X 11.834 X 6.282 X 424 X 4.892 181,39 4.245 55,93 -5.858 -93,25 +Chi phí khác 9.242 X 12.705 X 13.046 X 505 X 15.036 X 3.463 37,47 341 2,68 14.531 2.877,42 -Chi phí hoạt động 23.544 27,64 47.652 33,26 31.472 27,41 3.336 13,11 4.017 5,96 24.108 102,40 -16.180 -33,95 681 20,41
Bên cạnh sự tăng trưởng của thu nhập thì khoản mục chi phí của ngân hàng cũng tăng không kém. Nếu như năm 2010, tổng chi phí của ngân hàng chỉ là 85.169 triệu đồng thì đến năm 2011, giá trị của khoản mục này đã dội lên 143.269 triệu đồng, tăng 58.100 triệu đồng, tốc độ tăng là 68,22%. Khoản mục chi phí của ngân hàng tăng là do hậu quả của cuộc chạy đua lãi suất những tháng cuối năm 2010 và năm 2011. Lãi suất của chi nhánh ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của Hội sở. Do đó việc lãi suất huy động có kỳ hạn của SCB Vĩnh Long luôn dao động trong khoảng 14%, lãi suất không kỳ hạn khoảng 5% đến 8% trong năm 2011 đã tạo nên một gánh nặng rất lớn cho ngân hàng.
Đến cuối năm 2012, giá trị của tổng chi phí tuy có giảm 19,85% so với cuối năm trước, chỉ còn 114.832 triệu đồng. Tuy nhiên chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, khoản mục chi phí của ngân hàng đã vượt quá nửa chi phí cả năm 2012, với giá trị 67.348 triệu đồng. Giá trị này tăng 41.909 triệu so với mức 25.439 triệu đồng của cùng kỳ năm trước, tương ứng 164,74%. Một trong các nguyên nhân gây ra việc chi phí tăng trong giai đoạn này là việc tăng lương cơ bản từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng khiến cho quỹ lương của ngân hàng bị phình to ra. Bên cạnh đó, dù lãi suất huy động đã hạ nhiệt, trong thời điểm này, trần lãi suất chỉ còn 7 - 8% nhưng quy mô vốn huy động thì lại tăng nên việc tăng chi phí là không thể tránh khỏi.
3.2.4.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng mà bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng hướng tới. Lợi nhuận cao hay thấp, có đúng với kỳ vọng của doanh nghiệp hay không không phải đơn thuần phụ thuộc vào yếu tố tổng thu tăng hoặc tổng chi giảm mà phải xem xét trên cả 2 phương diện là thu nhập và chi phí. Sau khi tiến hành phân tích 2 yếu tố trên ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về lợi nhuận của ngân hàng.
27
Bảng 3.3: Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Nguồn: phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Vĩnh Long, 2013
Chênh lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng 2013/ 6tháng 2012 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Thu nhập 109.087 155.013 128.100 29.198 70.101 45.926 42,10 -26.913 -17,36 40.903 140,09
Chi phí 85.169 143.269 114.832 25.439 67.348 58.100 68,22 -28.437 -19,85 41.909 164,74
Từ bảng trên, tổng quan mà nói thì lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm từ 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm nay có xu hướng giảm, nhưng giảm không đồng đều.
Năm 2010, dù thu nhập của ngân hàng là không cao nhưng lợi nhuận lại lên đến 23.918 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với các năm còn lại là do chi phí của năm này thấp. Đây cũng là năm mà ngân hàng chưa phải chịu các chi phí đột biến từ lãi suất và lương, môi trường kinh doanh và lạm phát mặc dù không mấy sáng sủa nhưng vẫn tốt hơn những năm sau.
Trong năm 2011, sự mất cân đối trong tăng trưởng giữa thu nhập và chi phí đã khiến cho lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm mạnh mẽ. Lợi nhuận cả năm chỉ là 11.744 triệu đồng, thấp hơn 12.174 triệu đồng, giảm tương ứng 50,90% so với năm 2010. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của thu nhập là 42,10% trong khi tốc độ tăng trưởng của chi phí lại lên đến 68,22%. Rõ ràng thu nhập không thể nào theo kịp với đà tăng của chi phí, không thể nào bù đắp nổi khoảng trống quá lớn mà chi phí để lại. Như đã phân tích ở hai mục trên, sự đánh đổi giữa tăng trưởng tín dụng nhiều rủi ro khiến cho ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn và gánh nặng từ lãi suất huy động trong cuộc đua lãi suất trước đó đã khiến cho chi phí dội lên rất cao, khiến cho lợi nhuận giảm sâu.
Đến năm 2012, lợi nhuận có phần khả quan hơn khi tăng thêm 1.524 triệu đồng, lên 13.268 triệu đồng, tăng 12,98% so với năm 2011. Lợi nhuận tăng là do ngân hàng đã kéo được tốc độ tăng trưởng của chi phí thấp hơn thu nhập. Mặc dù thu nhập năm 2012 giảm đến 17,36% nhưng chi phí lại giảm đến 19,85%. Chính khoảng trống đó đã giúp lợi nhuận của ngân hàng tăng lên.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận mà ngân hàng đạt được rất thấp, chỉ 2.753 triệu đồng, giảm 1.424 triệu đồng, giảm tương ứng 26,76% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình này cũng giống như trong năm 2011, khi mà thu nhập trong kỳ chỉ tăng 140,09% thì chi phí lại tăng đến 164,74%. Vấn đề nợ quá hạn không thu được nợ lãi đã góp phần không nhỏ trong việc gia tăng chi