1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ

58 574 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG  MAI THÀNH LỘC KHẢO SÁT BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ TRÊN HỆ TIÊU HÓA CỦA GÀ TẠI QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y Cần Thơ, 2013 i TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG  KHẢO SÁT BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ TRÊN HỆ TIÊU HÓA CỦA GÀ TẠI QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện Th.s Nguyễn Phúc Khánh Mai Thành Lộc MSSV: LT11654 Lớp: Thú Y LT K37 Cần Thơ, 2013 ii TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG Đề tài “Khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận Bình Thủy Thành Phố Cần Thơ” do sinh viên Mai Thành Lộc thực hiện tại phòng thí nghiệm E202, Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ từ 03/2013 đến 12/2013. CầnThơ, ngày… tháng… năm 2013 Cần Thơ, ngày... tháng... năm 2013 Duyệt của giáo viên hƣớng dẫn Duyệt của Bộ môn Cần Thơ, ngày... tháng... năm 2013 Duyệt của Khoa Nông nghiệp và SHƢD iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài đƣợc thực hiện nghiêm túc có sự cho phép và đồng ý của Trƣờng Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và SHƢD, Bộ môn Thú Y. Tác giả luận văn Mai Thành Lộc iv LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành gửi lời cám ơn đến quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học Cần Thơ và bộ môn Thú y đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Trần Ngọc Bích đã tận tâm hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi và tập thể lớp Thú y LT K37 trong suốt quá trình học và trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin ghi nhớ và gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Phúc Khánh đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại phòng thí nghiệm và thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cô, chú và cùng những bạn sinh viên ở trại gà thực nghiệm Ba Hoàng đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình lấy mẫu cũng nhƣ thực hiện tại phòng thí nghiệm. Gửi lời cám ơn đến tập thể lớp Thú y LT K37 đã ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập tại Đại học Cần Thơ. Gửi lời cảm ơn đến tất cả những ngƣời thân đã ủng hộ tôi trong quá trình học và làm đề tài. Tôi chân thành cảm ơn!. v MỤC LỤC Trang TRANG DUYỆT ............................................................................................. ..i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... iv LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. viii TÓM LƢỢC ................................................................................................................ ix CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 2 2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ....................................................... 2 2.1.1 Nghiên cứu trong nƣớc................................................................................ 2 2.1.2 Nghiên cứu ngoài nƣớc ............................................................................... 2 2.2. Sinh lý hệ tiêu hóa ............................................................................................. 3 2.2.1 Miệng .......................................................................................................... 3 2.2.2 Thực quản.................................................................................................... 3 2.2.3 Diều ............................................................................................................. 3 2.2.4. Dạ dày ........................................................................................................ 3 2.2.5. Ruột ............................................................................................................ 5 2.2.6. Gan ............................................................................................................. 6 2.2.7. Tuyến tụy ................................................................................................... 6 2.2.8. Túi mật và ống mật .................................................................................... 6 2.3 Bệnh tích trên hệ tiêu hóa................................................................................... 6 2.3.1 Thực quản.................................................................................................... 6 2.3.2 Dạ dày ......................................................................................................... 7 2.3.3 Ruột ............................................................................................................. 8 2.3.4 Gan .............................................................................................................. 9 2.4 Một số bệnh thƣờng gặp ở gà ........................................................................... 10 2.4.1 Bệnh cúm gia cầm (Anvian influenza )..................................................... 10 2.4.2 Bệnh Newcastle ( Avian pseudopestis ) .................................................... 12 2.4.3 Bệnh Gumboro (Gumboro disease, Infectious bursal disease) ................. 14 2.4.4 Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis avium) .............................................. 16 2.4.5 Bệnh thƣơng hàn (Typhus avium - Avian salmonellosis)......................... 18 2.4.6 Bệnh E.coli ( Colibacillosis avium) .......................................................... 20 vi 2.4.7 Bệnh cầu trùng gà (Coccidiosis) ............................................................... 23 2.4.8 Bệnh đầu đen gà (Blackhead) ................................................................... 24 2.4.9 Bệnh giun đũa gà ....................................................................................... 26 2.4.10 Bệnh sán dây ........................................................................................... 27 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 30 3.1. Phƣơng tiện nghiên cứu .................................................................................. 30 3.1.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 30 3.1.2. Thời gian và địa điểm ............................................................................. 30 3.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 30 3.1.4. Dụng cụ ................................................................................................... 30 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 30 3.2.1. Phƣơng pháp mổ khám ............................................................................ 30 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 33 4.1 Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh, công tác thú y trƣớc khi tiến hành mổ khám theo phƣơng pháp hồi cứu. ........................................................................... 33 4.1.1 Chuồng trại ................................................................................................ 33 4.1.2 Chăm sóc nuôi dƣỡng ............................................................................... 33 4.1.3 Công tác chăn nuôi và thú y ...................................................................... 33 4.2 Bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa ở gà nhỏ hơn 1, từ 1 đến 2 và lớn hơn 2 tháng tuổi................................................................................................................ 35 4.2.1 Tình hình bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa ở gà theo giới tính. .......... 35 4.2.2 Tình hình bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa ở gà sống và gà chết ........ 35 4.2.3 Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên các cơ quan hệ tiêu hóa ở gà nhỏ hơn 1, từ 1 đến 2 và lớn hơn 2 tháng tuổi……………………………………………………...36 4.3 Tần số xuất hiện các bệnh tích trên hệ tiêu hóa ở gà nhỏ hơn 1, từ 1 đến 2 và lớn hơn 2 tháng tuổi. .............................................................................................. 38 4.3.1 Tần số xuất hiện bệnh tích ở gan trên gà nhỏ hơn 1, từ 1 đến 2 và lớn hơn 2 tháng tuổi………………………………………………………………………….40 4.4 Xác định tình hình nhiễm bệnh trên hệ tiêu hóa ở gà. ..................................... 43 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 45 5.1 Kết luận ............................................................................................................ 45 5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 46 vii DANH MỤC BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 4.1 Quy trình tiêm phòng 34 4.2 Tình hình bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa theo giới tính 35 4.3 Tình hình bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa ở gà sống và gà chết 35 4.4 Tình hình bệnh tích xuất hiện các cơ quan trên hệ tiêu hóa 36 4.5 Tần số xuất hiện các bệnh tích trên hệ tiêu hóa 38 4.6 Tần số xuất hiện bệnh tích ở gan sau mổ khám 40 4.7 Tình hình nhiễm bệnh trên hệ tiêu hóa ở gà 43 viii DANH MỤC HÌNH Hình Tựa hình Trang 2.1 Thực quản sung huyết 7 2.2 Dạ dày xuất huyết 7 2.3 Ruột xuất huyết 8 2.4 Ruột bị viêm 9 2.5 Gan hoai tử 10 3.1 Phƣơng pháp mổ khám và dụng cụ mổ khám 32 4.1 Gà chết 36 4.2 gà sống ủ rũ, xù lông 36 4.3 Dạ dày cơ xuất huyết 40 4.4 Dạ dày tuyến xuất huyết 40 4.5 Ruột non xuất huyết 40 4.6 Hậu môn xuất huyết 40 4.7 Gan nhạt màu 41 4.8 Gan bình thƣờng 41 4.9 Gan nhiễm sắc tố mật 42 4.10 Gà có triệu chứng thần kinh 44 4.11 Gà bị nhiễm giun sán 44 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ELISA: Enzyme - Linked Immuno Sorbent Assay Phản ứng miễn dịch gắn gen RT-PCR: Real time Polymerase Chain Reaction HI: Haemaglutination inhibition HA: Haemagglutinin antigen Phản ứng nhân chuỗi gen Ngăn trở ngƣng kết hồng cầu Kháng nguyên ngƣng kết hồng cầu Cúm: Bệnh cúm gia cầm New: Bệnh Newcastle Gum: Bệnh Gumboro TH: Bệnh thƣơng hàn gia cầm THT: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm VPQTN: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm E. coli: Bệnh E. coli CT: Bệnh cầu trùng gà GS: Bệnh giun sán CRD: Bệnh hô hấp mạn tính ở gia cầm SL:Số lƣợng (con) TL:Tỷ lệ (%) x TÓM LƢỢC Đề tài “Khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận Bình Thủy Thành phố Cần Thơ” đƣợc thực hiện nhằm xác định tỷ lệ những bệnh tích xuất hiện trên đàn gà nghi mắc bệnh với các triệu chứng nhƣ ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, xã cánh, phân lỏng. Đồng thời, xác định tình hình dịch bệnh trên đƣờng tiêu hóa ở đàn gà đƣợc nuôi tại trại thực nghiệm Ba Hoàng bằng phƣơng pháp mổ khám và chẩn đoán dựa trên những triệu chứng và bệnh tích đƣợc công bố trƣớc đó. Qua mổ khảo sát 88 con gà nghi mắc bệnh ở các nhóm tuổi (nhỏ hơn 1 tháng tuổi, từ 1 đến 2 tháng tuổi và lớn hơn 2 tháng tuổi) giới tính và trạng thái sống chết khác nhau, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Tỷ lệ gà trống có bệnh tích trên hệ tiêu hóa cao hơn ở gà mái (55,68% so với 39,77%). Tỷ lệ gà chết và gà sống thể hiện bệnh tích trên hệ tiêu hóa hầu nhƣ tƣơng đƣơng nhau (45,45% và 48,86%). Gà ở mọi lứa tuổi nghi nhiễm bệnh sau mổ khám thể hiện bệnh tích ở hầu hết các cơ quan của hệ tiêu hóa. Trong đó tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở ruột, dạ dày, gan là rất cao với tỷ lệ lần lƣợt là 81,82%, 43,18% và 34,09%. Gà ở các nhóm tuổi khác nhau, tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở các cơ quan cũng khác nhau. Gà lớn hơn 2 tháng tuổi tỷ lệ bệnh tích xuất hiện cao hơn so với 2 nhóm kia. Gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi tỷ lệ bệnh tích xuất hiện thấp, ngoại trừ bệnh tích ở dạ dày và gan. Gà từ 1 đến 2 tháng tuổi tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở ruột là cao nhất. Gà nghi bệnh sau mổ khám thể hiện 4 dạng bệnh tích chủ yếu: Xuất huyết, viêm, sƣng và hoại tử. Trong đó, bệnh tích xuất huyết ở hầu hết các cơ quan của hệ tiêu hóa với tỷ lệ rất cao, có khi lên đến hơn 70% (ở ruột). Gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi và gà lớn hơn 2 tháng tuổi nghi bệnh, sau mổ khám tỷ lệ bệnh tích trên gan cao hơn so với gà từ 1 đến 2 tháng tuổi với 4 dạng bệnh tích phổ biến đó là gan nhạt màu, xuất huyết, hoại tử, nhiễm sắc tố mật. Kết quả chẩn đoán cho thấy đàn gà tại trại thực nghiệm Ba Hoàng nhiễm đơn và nhiễm ghép những bệnh sau: Cúm gia cầm, Gumboro, Newcastle, Escherichia coli, hô hấp mạn tính, tụ huyết trùng, thƣơng hàn, đầu đen, sán dây, cầu trùng. Trong đó, bệnh Newcastle và bệnh cầu trùng nhiễm với tỷ lệ khá cao (80,65% và 51,61%). xi CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi gà thả vƣờn và gà công nghiệp hiện nay ở nƣớc ta đã và đang phát triển bởi những ƣu thế mang lại từ việc nuôi gà hơn hẳn những vật nuôi khác: Trong một thời gian ngắn cho ta những sản phẩm thiết yếu (thịt và trứng), quay vòng vốn nhanh, dễ nuôi, mang lại lợi nhuận cao,…Vì vậy, Chính phủ đã chú trọng công tác nhập ngoại, nhân giống thuần và lai tạo các dòng, giống gà cho năng suất cao đạt ngang tầm với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Trong thực tế hiện nay, ngƣời chăn nuôi và ngƣời làm công tác thú y đang đƣơng đầu với những thách thức và khó khăn do dịch bệnh gây ra ngày càng phức tạp. Điển hình là các bệnh nhƣ cúm gia cầm, Newcastle, tụ huyết trùng, thƣơng hàn, cầu trùng, Marek,... các bệnh này gây thiệt hại đáng kể trong chăn nuôi. Vấn đề đặt ra ở đây là bằng cách nào để phát hiện và điều trị bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại do bệnh gây ra. Có rất nhiều phƣơng pháp để chẩn đoán bệnh nhƣ phƣơng pháp lâm sàng, phƣơng pháp mổ khám, phƣơng pháp cận lâm sàng (ELISA, RT-PCR, nuôi cấy phân lập xác định mầm bệnh,…). Mỗi phƣơng pháp đều có ƣu và nhƣợc điểm riêng. Trong đó, phƣơng pháp mổ khám xác định bệnh tích kết hợp với phƣơng pháp chẩn đoán triệu chứng lâm sàng mang lại hiệu quả tƣơng đối cao, không cần nhiều trang thiết bị hiện đại, ít tốn chi phí, dễ thực hiện,… Tuy nhiên, thực tế khi gia cầm mắc bệnh thể hiện nhiều dạng bệnh tích khác nhau với tần xuất xuất hiện khác nhau ở từng cơ quan. Vì vậy, giả thiết đặt ra ở đây là bệnh tích nào phổ biến nhất, điển hình nhất trong chẩn đoán gà mắc bệnh. Từ giả thuyết trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận Bình Thủy Thành phố Cần Thơ”. Mục tiêu của đề tài: - Xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn gà tại quận Bình Thủy Thành Phố Cần Thơ. - Xác định những bệnh tích xuất hiện trên đàn gà nghi bệnh ở các nhóm tuổi khác nhau. Từ đó có những nhận định về tình hình dịch bệnh trên đàn gà để có hƣớng giải quyết và biện pháp khắc phục. 1 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 2.1.1 Nghiên cứu trong nƣớc Theo nghiên cứu của Lê Văn Năm, 1996 về bệnh Gumboro ở thể không có biểu hiện lâm sàng (thể ẩn), bệnh tích có thể quan sát đƣợc là teo tuyến ức và Fabricius. Năm 2003, nghiên cứu về bệnh Escherichia Coli trên gà cho rằng gà bệnh thể hiện những bệnh tích nhƣ u hạt ở manh tràng, viêm màng bao tim có nhiều dịch, gan hoại tử, túi khí dày và đục, túi fabricius teo hoặc viêm. Bệnh thƣơng hàn gà xuất hiện những bệnh tích nhƣ gà bệnh lách bị sƣng, tụ máu, ruột tụ máu, xuất huyết có sự tích tụ fibrin, thƣờng thấy ở manh tràng tạo thành những khối đông đặc lắp đầy manh tràng, niêm mạc ruột loét trực tràng hoại tử. Có sự hiện diện của các nốt hoại tử ở cơ tim, phổi, gan, lách (Hồ Thị Việt Thu, 2007). Năm 2009, Hồ Thị Việt Thu và ctv đã mổ khám và phát hiện những bệnh tích điển hình khi gà bị bệnh Newcastle nhƣ: dạ dày tuyến xuất huyết, xuất huyết và loét niêm mạc ruột, hậu môn xuất huyết và hạch manh tràng sƣng, xuất huyết. Gà thể hiện những bệnh tích điển hình của bệnh Gumboro nhƣ cơ đùi xuất huyết, xuất huyết ở giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ, túi Fabricius sƣng phù nề và chuyển màu vàng. Trƣờng hợp gà bị bệnh Marek sẽ xuất hiện những khối u ở cơ, mặt cắt cơ màu trắng xám, dây thần kinh đùi sƣng to. Năm 2012, Hồ Thị Việt Thu và ctv cho rằng gà bệnh cúm sẽ có những dấu hiệu đặc trƣng nhƣ sau: đầu và mặt sƣng chảy nƣớc dãi lẫn máu, hậu môn xuất huyết. 2.1.2 Nghiên cứu ngoài nƣớc Có rất nhiều nghiên cứu về triệu chứng, bệnh tích đại thể trên gà, đáng chú ý nhất là nghiên cứu về bệnh Newcastle của Callis và ctv, 1982 gà bị bệnh thể hiện triệu chứng chảy nƣớc mắt, hắt hơi, chảy nƣớc mũi; trƣờng Cornell, (2007) đã xác định gà bệnh sẽ thể hiện những dấu hiệu sau: mí mắt gà sƣng, khó thở, mào tích tím bầm, mí mắt phù, giác mạc mờ và hơi xanh, hai bên mặt của vùng đầu bị phù nhẹ. Nghiên cứu gần đây nhất về bệnh cúm gia cầm có sự đóng góp đáng kể của trƣờng Taxas A&M, (2011) đã phát hiện gà bệnh có dấu hiệu mào, tích gà bị sƣng phù, tím bầm, mí mắt đỏ, đầu và mắt sƣng, xuất huyết ở da chân, xuất huyết cơ đùi, xuất huyết và mỡ ở tim, xuất huyết dạ dày tuyến; Callis và ctv, 1982 phát hiện những bệnh tích nhƣ xuất huyết thành từng đám ở khí quản, xuất huyết mỡ vùng bụng, xuất huyết màng treo ruột non. Beaudette và Black, (1946) mô tả bệnh Newcastle là bệnh cấp tính xảy ra với bệnh tích xuất hiện ở đƣờng hô hấp và thần kinh, xảy ra chủ yếu ở gà con, ở gà lớn có tỷ lệ chết thấp, do chủng mesogenic gây ra. Năm 1948, Hitchner và Johnson mô tả bệnh Newcastle xảy ra ở thể nhẹ với triệu chứng hô hấp, có tỷ lệ chết thấp. Bệnh do chủng lentogenic gây ra. 2 Gà bị bệnh tụ huyết trùng thể hiện những bệnh tích đặc thù sau: tích gà bị sƣng (Shane, 2005), chảy nhiều nƣớc nhớt ở miệng, hoại tử hình đinh ghim trên bề mặt gan, viêm và xuất huyết ở phổi (Barnes và ctv, 2003). Gà bị bệnh Escherichia Coli thể hiện viêm mắt, lòng đỏ không tiêu ở gia cầm con, khối bã đậu không đặc trong xoang bụng (Barnes và ctv, 2003). Gà bệnh thƣơng hàn khi mổ khảo sát phát hiện viêm khớp đầu gối, gan hoại tử, buồng trứng dị dạng (Barnes và ctv, 2013). 2.2 SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA 2.2.1 Miệng Gia cầm lấy thức ăn vào xoang miệng thông qua mỏ. Trong xoang miệng, nhờ sự di động của lƣỡi thức ăn đƣợc đƣa nhanh xuống hầu. Tuyến miệng tiết rất ít nƣớc bọt, chủ yếu là dịch nhầy và chúng có tác dụng thấm ƣớt làm trơn thức ăn khi nuốt. Một gà mái khi đói có thể tiết ra 7-25ml nƣớc bọt (bình quân khoảng 12ml). 2.2.2 Thực quản Thực quản của gia cầm rộng, có độ co giãn rất tốt. Do đó dễ nuốt thức ăn dạng hạt (Lã Thị Thu Minh, 2000). 2.2.3 Diều Diều gà hình túi ở thực quản chứa đƣợc 100-120g thức ăn. Giữa các cơ thắt lại có ống diều để gà khi đói thức ăn vào thẳng phần dƣới thực quản mà không phải qua túi diều. Ở diều thức ăn đƣợc làm mềm, quấy trộn và tiêu hóa từng phần do các men thức ăn và vi khuẩn có trong thức ăn thực vật. Thức ăn cứng giữ lại diều lâu hơn. Khi thức ăn hạt và nƣớc có tỉ lệ 1:1 thì đƣợc giữ lại ở diều 5-6 giờ. Độ pH của diều gia cầm là 4,5-4,8. Ở diều nhờ men amilaza, tinh bột đƣợc phân giải thành đƣờng đa có trọng lƣợng phân tử nhỏ hơn, một phần chuyển thành đƣờng đơn glucoza (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2004). 2.2.4. Dạ dày Dạ dày gia cầm có 2 phần Dạ dày tuyến tiết ra men pepsin và axit clohydric (HCl) để tiêu hóa thức ăn (Trịnh Quang Khê và Nguyễn Văn Vinh,2007). Thức ăn từ diều rơi dạ dày tuyến. Cấu tạo dạ dày tuyến dạng ống ngắn có vách dày, ống này đƣợc nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhầy, cơ và mô liên kết. Bề mặt của màng nhầy có những nếp gấp dễ thấy rất đậm và liên tục. Ở đáy màng nhầy có những tuyến hình túi phức tạp, những tuyến này lập thành nhóm trên những thùy nhầy. Các tuyến có hình ống cấu tạo từ một loại tế bào chế tiết, những tế bào này tập hợp cho nó những đặc điểm về hình thái và chức năng nhƣ những tế bào chính cũng nhƣ những tế bào xếp quanh mình ở những tuyến nền tảng của động vật có vú. Lớp vỏ cơ của dạ dày tuyến là ba lớp tế bào cơ bằng phẳng: 3 các lớp dọc bên trong và bên ngoài và lớp cơ vòng giữa. Dịch dạ dày đƣợc tiết ra trong khoang của dạ dày tuyến có chứa axit clohidric, pepsin men bao tử và musin. Cũng nhƣ ở động vật có vú, pepsin đƣợc tiết ra ở dạng không hoạt động dƣới hình thức pepsinogen và đƣợc hoạt hóa bởi axit clohdric. Các tế bào hình ống của biểu mô màng nhầy bài tiết ra một chất nhầy đặc rất giàu musin, chất này phủ lên bề mặt nhầy của dạ dày. Sự tiết dịch dạ dày ở gia cầm non và lớn là không ngừng, sau khi ăn thì càng đƣợc tăng cƣờng hơn. Trong sự chế tiết của các tuyến dạ dày ngƣời ta nhận thấy có các pha phản xạ và pha thần kinh hóa học. Sự chế tiết phản xạ có điều kiện sẽ xuất hiện khi dùng thức ăn khiêu gợi hoặc khi để cho thấy con khác mổ thức ăn. Mức độ chế tiết của các tuyến dạ dày phụ thuộc vào loài, tuổi trạng thái sinh lý của gia cầm, số lƣợng và chất lƣợng thức ăn thu nhận đƣợc. Hệ thần kinh trung ƣơng cũng ảnh hƣởng đến động thái của chế tiết dịch dạ dày ở gia cầm. Thức ăn không đƣợc giữ lại lâu trong dạ dày tuyến. Ở đây nó chỉ đƣợc dịch làm ƣớt đi và chuyển vào dạ dày cơ. Bƣớc chuyển của thức ăn chứa trong dạ dày tuyến sang dạ dày cơ xảy ra nhờ nhịp điệu co bóp điều hòa của dạ dày cơ (co bóp đều đều), ở gà thƣờng là nhịp điệu co bóp không quá 1 lần trong 1 phút. Dạ dày cơ là một túi lớn có thành dày, mặt trong có lớp sừng cứng màu vàng và nhiều nếp nhăn để nghiền thức ăn. Dạ dày cơ nằm giữa và sau thùy gan (Lê Hồng Mận và Bùi Lan Hƣơng Minh, 1989). Thức ăn trong dạ dày đƣợc dịch thấm vào và nhờ sự co bóp của dạ dày trở thành dịch nhão để chuyển đến ruột (Trịnh Quang Khê và Nguyễn Văn Vinh, 2007). Dịch dạ dày thừa chảy tự nhiên vào dạ dày cơ. Dạ dày cơ có dạng hình đĩa, hơi bị bóp ở phía cạnh. Nó nằm phía sau thùy trái gan và chuyển nhiều hơn về nửa trái khoang bụng. Ở những loại gia cầm ăn hạt (gà, gà tây, gà phi), dạ dày cơ lớn hơn một cách đáng kể so với loại gia cầm biết bơi dƣới nƣớc. Lối vào và lối ra ở dạ dày cơ, đƣợc nối liền và nằm ở phần trên của dạ dày, nhờ vậy, khối lƣợng thức ăn có thể có điều kiện để giữ lại tạm thời trong khoang của dạ dày. Chính nơi đây xảy ra quá trình nghiền nát thức ăn bằng cơ học, sự trộn lẫn và tiêu hóa nó dƣới tác dụng của men dịch dạ dày, cũng nhƣ enzim thức ăn và vi khuẩn. Dịch tiêu hóa không đƣợc tiết ra ở dạ dày cơ. Chức năng cơ học khá rõ của dạ dày quy định sự đặc hiệu về cấu tạo của nó. Màng nhầy dạ dày cơ dày và cấu tạo từ hai lớp: biểu bì cùng với lớp màng chất sừng và một lớp nhầy đặc chắc từ mô liên kết chặt. Trong việc tạo thành vỏ chất sừng cứng có các tuyến của màng nhầy, biểu bì của những chỗ trũng ở dạ dày và biểu bì vỏ tham gia. Các tuyến hình ống không tạo thành nhánh của màng nhầy đƣợc coi là các tuyến cùng nguồn môn vị ở dạ dày của động vật có vú. Dịch tiết ra của nhóm tuyến hình ống đƣợc bài tiết ra từ các dòng chảy bị đông cứng lại và tạo thành các cột nhỏ. Những cột này đi qua tất cả chiều dày của màng chất sừng. Chất sừng do các biểu bì vỏ và các lỗ lõm ở dạ dày tạo 4 nên sẽ làm đầy những khoảng cách giữa các cột nhỏ đó. Chất này là chất chủ lực và cấu tạo từ các lớp ngang bao gồm các tế bào biểu bì làm tróc vảy da và các biểu bì tự hủy hoại. Các đầu phía trên của các cột nhỏ chất sừng đi ra bề mặt màng chất sừng trong dạng gò nhỏ và làm cho nó gồ ghề, xù xì, cần thiết để cố định khối lƣợng thức ăn khi cúng bị khuấy trộn cơ học. Màng chất sừng luôn bị mòn đi, nhƣng nhờ sự lớn lên của chất sừng với mặt đáy (mặt nền) nên chiều dày của nó tƣơng đối ổn định. Ngoài ý nghĩa cơ học, màng chất sừng còn giữ cho vách dạ dày khỏi bị tác động của những yếu tố bất lợi. Chất sừng ở màng chất sừng có tính ổn định với pepsin, không bị hòa tan trong các axit loãng, kiềm và các chất hòa tan hữu cơ.Các sản phẩm tiêu hóa thức ăn không đƣợc thấm hút qua màng chất sừng, các vi khuẩn cũng không đi qua vách dạ dày. Chất lƣợng của màng chất sừng phụ thuộc vào kiểu cho ăn. Nếu trong suốt một thời gian dài chỉ cho gà ăn thức ăn ƣớt, thì màng chất sừng dần bị mềm đi và biến mất. Thƣờng là nó phát triển hơn ở những gia cầm đƣợc ăn thức ăn khô. Theo mức độ mà màng chất sừng có màu vàng hoặc vàng xanh lá cây. Ánh xanh màng chất sừng là phụ thuộc vào mật, mật đƣợc những động tác phản nhu động của manh tràng đẩy vào dạ dày. Trong dạ dày cơ, ngoài việc nghiền thức ăn bằng cơ học, còn có các quá trình phân tách men. Dƣới tác động của axit clohidric, các protein trở nên căng phồng và lung lay. Nhờ có pepsin chúng đƣợc phân tách đến pepton và một phần đến các axit amin (Lê Hồng Mận và Bùi Lan Hƣơng Minh, 1989). 2.2.5. Ruột Ruột là ống tiêu hóa thức ăn, đƣợc chia làm 2 phần: Ruột non tiêu hóa thức ăn nhờ men dịch ruột tiết ra. Manh tràng chia 2 nhánh cuối ruột non, là nơi hấp thụ nƣớc và tiêu hóa chất xơ. Ruột già hấp thụ chất dinh dƣỡng còn lại và loại thả chất cặn bã cùng nƣớc tiểu ra ngoài (Trịnh Quang Khê và Nguyễn Văn Vinh, 2007). Thức ăn đƣợc nghiền nát sẽ đi vào ruột non nhƣ vậy phần đầu của ruột non tiếp xúc với dạy dày cơ, phần cuối của ruột non tiếp xúc với ruột già, manh tràng. Màng nhày trong ruột non có nhiều nếp ngang dọc có tác dụng kéo dài thời gian thức ăn đi qua ruột và tăng diện tích hấp thụ. Sự hấp thụ các chất dinh dƣỡng chủ yếu tiến hành thông qua nhung mao ruột non. Ruột già của gia cầm không phát triển, nó do trực tràng thô ngắn và hai manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo thành. Toàn bộ vách ruột đều có phân bố tuyến ruột nhƣng ở gà và gà tây không có tuyến tá tràng. Ruột ở gia cầm tƣơng đối ngắn. Thời gian thức ăn dừng lại trong ống tiêu hóa không quá một ngày đêm. Qúa trình tiến hóa trong ruột gia cầm tiến hành rất mạnh. Tuyến tụy của gia cầm rất lớn. Trong ruột của gia cầm có quá trình hoạt động của vi khuẩn bao gồm quá trình thối rữa của protit và sự lên men đƣờng. Sự phân giải vi sinh vật đối với xơ đƣợc thực hiện chủ yếu của manh tràng. Manh tràng của gia cầm tiêu thụ nhiều xơ thô rất phát triển. Thí nghiệm cho thấy, khi dùng thức ăn thực vật đơn thuần cho gia cầm ăn thì manh tràng của nó lớn hơn nhiều so với cho ăn thức ăn động vật. 5 Manh tràng có thể hấp thụ nhiều nƣớc, muối và các chất chứa nitơ. Sự vận động của ruột gia cầm chủ yếu là nhu động thƣờng và nhu động ngƣợc, nhu động ngƣợc của nó tƣơng đối mạnh nên vật chứa trong ruột rất dễ trở về dạ dày cơ. Đầu cuối trực tràng đổ vào xoang tiết niệu sinh dục. Xoang tiết niệu sinh dục do 4 bộ phận thông với nhau tạo thành: đƣờng phân, đƣờng tiểu, đƣờng sinh dục, một manh nang thông với hậu môn nguyên thủy. Chất thải đổ về xoang tiết niệu sinh dục, tại đây xoang tiết niệu sinh dục hấp thu một phần nƣớc của chất thải. Phân tích tụ ở xoang tiết niệu sinh dục sẽ kích thích vào màng nhầy gây ra phản xạ thải phân (Lã Thị Thu Minh, 2000). 2.2.6. Gan Vùng gan bao gồm gan, túi mật và ống dẫn mật. Để cộng thêm cho các tuyến nƣớc bọt và tuyến tụy thì gan là một cơ quan không thể thiếu và là tuyến lớn nhất trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Từ dạ dày và ruột non, hầu hết các chất dinh dƣỡng đƣợc hấp thu chuyển qua tĩnh mạch cửa và vào gan. Gan có nhiều chức năng sinh lý khác nhau nhƣ tiết ra mật, khử độc các hợp chất gây hại, trao đổi protein, carbohydrate và mỡ, dự trữ các vitamin và các carbohydrate, phân hủy hồng cầu, vô hoạt các hormone polypeptide và hình thành protein huyết tƣơng. Vai trò chủ yếu của gan trong quá trình tiêu hóa và hấp thu là sản xuất ra mật (Bùi Xuân Mến, 2008). Gan làm nhiệm vụ tiết ra mật giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Gan còn dự trữ glucogen và thải chất độc ra ngoài (Trịnh Quang Khê và Nguyễn Văn Vinh, 2007). 2.2.7. Tuyến tụy Tuyến tụy tiết dịch pancreatic lỏng, không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc hơi kiềm (ở gà pH=6, ở gia cầm khác = 7,2-7,5). Dịch này chứa các men tripsin, carboxipetidaza, amilaza, mantaza và lipaza: Tripsin đƣợc tác động của men dịch ruột enterokinaza trở thành men đã hoạt hóa có tác dụng phân giải protein ra các axit amin. Men amilaza và mantaza phân giải các polysaccarit thành các monosaccarit glucoza. Men lipaza đƣợc mật hoạt hóa phân giải lipid ra glycerin và axit béo (Lê Minh Hoàng, 2002). Ba thùy của tuyến tụy nằm giữa đoạn cong của tá tràng, ống tụy đổ vào đoạn cuối tá tràng (Nguyễn Khắc Thị, 2005). 2.2.8. Túi mật và ống mật Ống dẫn dịch mật bắt đầu từ thùy phải của gan mang túi mật. Ống dẫn của gan dẫn lƣu dịch mật từ thùy trái nằm dấu bên trong đến ống dẫn mật. Ống dẫn mật đi dọc vào theo tá tràng cùng ống dẫn của tụy. Dịch mật đƣợc đƣa vào tá tràng bởi sự co bóp mạnh của túi mật (Nguyễn Khắc Thị, 2005). 2.3 Bệnh tích trên hệ tiêu hóa 2.3.1 Thực quản Thực quản xuất huyết: Xuất huyết là sự thoát ra khỏi mạch máu tất cả các thành phần của máu. Khi máu chảy vào mô bào, tùy mức độ nặng nhẹ và 6 trạng thái thể hiện bề mặt da, niêm mạc hay cơ quan mà có mấy loại sau: Xuất huyết điểm hay lấm tấm, ban xuất huyết, bầm huyết, bọc huyết. Thực quản sung huyết: Thực quản sung huyết là sự tăng lƣợng máu trên bề mặt thực quản. Có 2 loại sung huyết: Sung huyết động mạch và sung huyết tĩnh mạch. - Sung huyết động mạch là sự tăng lƣợng máu ở bên phần động mạch của hệ thống huyết quản, thƣờng do viêm gây nên ở trong mô hay các cơ quan. Tất cả các sung huyết động mạch đều ở dạng cấp tính, là cách để có thể cung cấp thêm các chất dinh dƣỡng và dƣỡng khí cho mô bào khi cần có độ biến dƣỡng cao. Sự cung cấp thêm dƣỡng khí và các chất dinh dƣỡng rồi lấy đi các chất cặn bã đều có lợi cho cơ thể. - Sung huyết tĩnh mạch là sự tăng lƣợng máu trong phần tĩnh mạch gây ra bởi sự cản trở lƣu thông huyết từ một cơ quan hay một vùng. Hình 2.1 Thực quản sung huyết 2.3.2 Dạ dày Dạ dày xuất huyết: Dạ dày xuất huyết thì phải có hồng cầu nằm ngoài mạch máu và những hồng cầu này phải chiếm một khoảng mô. Nếu xuất mới xảy ra các hồng cầu còn nguyên vẹn và bắt màu rất rõ. Nếu xuất huyết đã lâu thì hình dạng các hồng cầu không rõ ràng, có thể có các đại thực bào ăn các tế bào và xung quanh đám máu có thể có những sợi nguyên bào. Hình 2.2 Dạ dày xuất huyết Dạ dày sung huyết: Vùng bị sung huyết phình to có màu đỏ và nặng hơn bình thƣờng vì chứa nhiều máu. Các mạch máu nở lớn, nếu ở phần bì ngoại biên sẽ thấy nóng và nếu cắt vào máu sẽ chảy ra mau và nhiều. Dạ dày hoại tử: Là sự chết cục bộ của mô trong cơ thể con vật đang sống. Nguyên nhân do những chất độc thực vật nhƣ phallin có trong nấm gây hoại tử 7 biểu mô. Các loại vi trùng nhƣ Samonella, Staphylococcus, Spherophorus thƣờng gây hoại tử mô. Nhiều loại ký sinh trùng nhƣ Histomonas meliagidis cũng có thể gây hoại tử mô. Những chất độc hóa học: phenol, chlorua thủy ngân…. làm đông đặc protein. Rối loạn tuần hoàn: sung huyết tĩnh mạch kéo dài làm mô thiếu dƣỡng khí và dinh dƣỡng cũng gây ra hoại tử nhƣ trƣờng hợp hoại tử do xoắn ruột. Thiếu máu toàn diện gây hoại tử nhiều nơi trong cơ thể (não, gan). Thiếu máu cục bộ cũng gây ra nhồi máu và hoại tử cho vùng bị ảnh hƣởng. Những tổn thƣơng cơ học: gây hoại tử khi mô bị nghiền nát hay mạch cung cấp máu bị tổn thƣơng. Mô hoại tử phân biệt rõ với mô chung quanh, chúng có màu trắng, xám, vàng hay nâu, mô chết có tính mềm dễ vỡ. Nếu mô hoại tử bị vi trùng xâm nhập, và nếu là các vi trùng sinh mủ thì tạo thành những bọng mủ có thể xuất hiện trong mô hoại tử, hay nếu là vi trùng gây thối rữa thì mô bị hoại tử trở thành mô bị hoại thƣ và có màu xanh, vàng cam hay đen. (Đỗ Trung Giã, 2011) 2.3.3 Ruột Ruột xuất huyết: Ruột xuất huyết là khi máu trên ruột thoái ra ngoài. Căn cứ vào máu đổ ra, mà chia ra nhiều loại: Chảy máu ngoài: Khi máu chảy ra ngoài cơ thể. Chảy máu trong: Khi máu chảy vào các mô hay chứa trong các xoang cơ thể. Khi máu chảy vào các mô, tùy mức độ nặng nhẹ và trạng thái thể hiện bề mặt niêm mạc có mấy loại sau: - Xuất huyết điểm hay lấm tấm xuất huyết: là vùng chảy máu nhỏ gọn, lấm tấm nhƣ nốt muỗi đốt trong tổ chức hay dƣới da, dƣới niêm mạc. - Ban xuất huyết, sần máu: là các điểm chảy máu tập chung thành đám hoặc màng nhỏ, nông dƣới da - Bầm huyết hay mảng máu: là những đám chảy máu dƣới da dƣới, niêm mạc hay màng bọc cơ quan, lan sâu vào tổ chức, không có giới hạn và không lồi lên mặt cơ quan - Bọc huyết-u máu: là khi máu chảy ra tụ lại và tạo thành bọc, ổ gọn, có ranh giới rõ với mô xung quanh, có khi lồi lên mặt da hoặc niêm mạc nhƣ một bọng nƣớc. (Đỗ Trung Giã, 2011) Hình 2.3 Ruột xuất huyết 8 Ruột sung huyết: Các tĩnh mạch trên ruột có màu đỏ xanh hay xanh tím. Vì chứa một lƣợng máu lớn thiếu dƣỡng khí. Các tĩnh mạch nhất là tĩnh mạch lớn căng đầy máu. Các cơ quan nặng và lớn hơn bình thƣờng, khi cắt máu chảy ra dễ dàng. Ruột viêm: Viêm là hiện tƣợng chung nhất bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, phụ thuộc vào nhau và nối tiếp theo một thứ tự ổn định. Tuy nhiên, tùy theo bản chất của yếu tố gây bệnh, tùy theo loại mô, tùy trạng thái miễn dịch của cơ thể mà một trong các giai đoạn có thể tạo bệnh tích đại thể nổi bật trong thời gian có viêm. Chính từ điều này đã tạo ra rất nhiều phản ứng viêm với hình thái và bệnh tích đại thể khác nhau. Nguyên nhân gây viêm do mô bào bị hoại tử, xuất huyết, vi sinh vật, ký sinh trùng, yếu tố lý học, hóa học. Các hiện tƣợng chính của viêm là giai đoạn tổn thƣơng, giai đoạn tích dịch rỉ viêm, giai đoạn tăng sinh tế bào Những dấu hiệu chính của viêm: Đỏ là màu đỏ của mô do sung huyết động mạch mang nhiều tới hồng cầu; sƣng là vùng viêm sƣng lớn hơn bình thƣờng vì máu tụ nơi đó tăng, đồng thời tế bào và dịch thể dƣới hình thức tiết chất cũng tăng; nóng là máu tới chổ viêm với tốc độ nhanh và thêm vào đó mức độ biến dƣỡng ở nơi viêm cũng tăng khiến nơi đó nóng lên, cơ quan bên ngoài dễ thấy nóng hơn cơ quan bên trong; đau là do tổn thƣơng ở các đầu mút thân kinh và một phần do mô bị căng khi chất tiết tích tụ. (Đỗ Trung Giã, 2011) Hình 2.4 Ruột bị viêm 2.3.4 Gan Gan xuất huyết Mạch máu giữa các tiểu thùy bị vỡ hồng cầu chảy tràn lan bên trong các tiểu thùy gan chèn ép tổ chức các tiểu thùy ở gần gây biến dạng và giảm chức năng gan, có thể do lâm ba cầu, bạch cầu thƣờng gặp ở gan với màu đỏ sậm có điểm xuất huyết nhỏ trên bề mặt. Gan sung huyết Bệnh tích xuất hiện trên một phần hoặc toàn bộ gan, gan sung huyết có màu tím sẫm phòng to, rìa hơi tròn dễ cắt, mặt cắt ứ rất nhiều máu đỏ sậm và rất nhờn, vùng ứ huyết kinh niên có thề gây xơ hoặc hoại tử. 9 Gan xơ Thƣờng có màu xám trắng, vàng nhạt trên mặt gan xuất hiện từng nốt xơ rải rác trên các thùy. Khi sờ nắn thấy gan cứng hơn bình thƣờng, ấn tay vào vùng xơ không để lại vết lõm, vùng xơ khó cắt và rít dao, trên mặt cắt thấy có các sợi liên kết màu trắng chạy dọc không theo thứ tự. Gan có đốm trắng Gan có màu đỏ sậm hoặc màu vàng, trên gan có những đốm trắng cơ màu trắng đục hoặc trắng ngà, dai chắc nằm rải rác khắp gan. Trung tâm có màu trắng đậm và nhạt dần ngoài rìa tạo cho bề mặt gan lốm đốm. Gan vàng Gan có màu vàng từng vùng hay toàn bộ gan. Khi sờ thấy thể chất gan gần nhƣ bình thƣờng. Cắt thấy bở, nhu mô gan cũng có màu vàng. Gan hoại tử Vùng gan hoại tử đồng nhất, đục, màu trắng, gan cứng, bề mặt gan nhám. Hình 2.5 Gan hoại tử 2.4 MỘT SỐ BỆNH THƢỜNG GẶP Ở GÀ 2.4.1 Bệnh cúm gia cầm (Anvian influenza ) 2.4.1.1 Nguyên nhân gây bệnh Do virus cúm thuộc type A thuộc họ Orthomyxovidae có kích thƣớc trung bình 80-120 nm, vỏ bọc bên ngoài là glycoprotein. Virus này gây bệnh cho nhiều loại gia cầm, có khi trên động vật (hải cẩu, chó...), cũng có thể gây bệnh cho ngƣời. Virus có sức đề kháng yếu do virus có vỏ lipid nên mẫn cảm với thuốc sát trùng. Virus phát triển tốt ở phôi gà. Tiêm vào xoang niệu mô sẽ gây chết phôi nhanh (khoảng nửa ngày). 2.4.1.2 Loài vật mắc bệnh Gà, gà tây và vịt là mẫn cảm nhất, ngan, ngỗng, cút, chim công, trĩ, các loài gia cầm khác và chim hoang dã ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm virus. Ngƣời, heo, ngựa, … cũng có thể bị nhiễm bệnh. 10 2.4.1.3 Đƣờng lây lan Virus xâm nhập vào cơ thể theo đƣờng hô hấp do hít thở không khí có mầm bệnh hoặc qua đƣờng tiêu hóa do ăn phải thức ăn có mầm bệnh. Bệnh có thể lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa gà bệnh và gà khỏe hoặc gián tiếp qua dụng cụ, ngƣời chăn nuôi, thức ăn, nƣớc uống có mầm bệnh. 2.4.1.4 Triệu chứng Thể nhẹ rối loạn hô hấp nhẹ. Thƣờng gây bệnh cho gia cầm con, có triệu chứng nhƣ: sổ mũi, hắt hơi, viêm xoang, có triệu chứng thần kinh, chết ít. Thể nặng mắc bệnh trầm trọng. Tỉ lệ chết có thể đến 100%. Gà bệnh biểu hiện những triệu chứng nhƣ: Sốt cao, đi siêu vẹo, rung rẩy, uống nhiều nƣớc, mí mắt sƣng, mào tích sƣng, thâm tím, đầu sƣng phù (do viêm xoang), ho, chảy nƣớc mũi, thở khó, khạt đờm nhầy đặc đôi khi có máu, tiêu chảy phân trắng, da chân khô do mất nƣớc, xuất huyết da chân, ngón chân, có triệu chứng thần kinh, gà đẻ trứng giảm. 2.4.1.5 Bệnh tích Trƣờng hợp nặng bệnh tích sung huyết, xuất huyết rất nhiều cơ quan phủ tạng. Đôi khi hoại tử, chảy mủ, xung quanh hậu môn có nhiều phân, xuất huyết. Khí quản xuất huyết nhiều, thực quản đôi khi có xuất huyết, dạ dày tuyến xuất huyết nặng, có trƣờng hợp viêm loét sâu. Xuất huyết mỡ bụng, màng treo ruột, mỡ bao tim (Newcastle không có), xuất huyết cơ đùi (Newcastle không có), xuất huyết và viêm buồng trứng, trứng vở trong xoang bụng. Phổi viêm, sung huyết, túi khí có những tơ huyết. Viêm, xuất huyết ở tá tràng (giống Newcastle và dịch tả). Thận, lách sƣng, xuất huyết, một số trƣờng hợp túi fabricius sƣng. Hiện tƣợng phù nề, xuất huyết tế bào lâm ba cầu đơn nhân. 2.4.1.6 Chẩn đoán Dựa vào dịch tễ bệnh xảy ra ở nhiều loại gia cầm. Chẩn đoán lâm sàng dựa vào triệu chứng nhƣ thở khó, viêm mũi, phù thủng ở mồng, tích, xuất huyết ở da chân, có triệu chứng thần kinh. Chẩn đoán phân biệt với bệnh Newcastle, dịch tả vịt. Chẩn đoán huyết thanh học tiêm qua trứng gây chết nhanh. Chẩn đoán bằng phản ứng Haemaglutination inhibition (HI) , Enzyme - Linked Immuno Sorbent Assay (ELISA), Real time Polymerase Chain Reaction (RT-PCR). 2.4.1.7 Phòng bệnh Phƣơng pháp phòng bệnh chủ yếu là các biện pháp an toàn sinh học, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus từ bên ngoài. Vệ sinh phòng bệnh Chọn mua gia cầm ở cơ sở giống tốt, bảo đảm không có bệnh. Ngăn ngừa gia cầm tiếp xúc với chim hoang và các chất tiết của chúng. 11 Phải có hố sát trùng trƣớc khu vực chăn nuôi, hạn chế ngƣời ra vào khu vực chăn nuôi, ngăn không cho gia cầm tiếp xúc với các động vật khác. Sau mỗi đợt chăn nuôi phải thu dọn phân, rửa các dụng cụ chăn nuôi, rắc vôi bột hoặc quét nƣớc vôi xung quanh, bên trong chuồng nuôi, nền chuồng và sân chơi. Để trống chuồng nuôi từ 10-15 ngày trƣớc khi nhập đàn gia cầm mới. Phòng bằng vaccine Hiện nay trên thị trƣờng thế giới đã có các loại vaccine vô hoạt đƣợc sản xuất từ các chủng virus cúm A subtype H5 và H7. Tuy nhiên, việc sử dụng vaccine phòng bệnh tùy thuộc vào tình hình từng nƣớc. Ở nƣớc ta gần đây, chúng ta đã sử dụng vaccine để tiêm phòng cho đàn gà khỏe với subtype H5 đƣợc sản xuất bởi công ty Weike, Trung Quốc. Đối với gà: sử dụng vaccine từ subtype H5N2. Gà 2-5 tuần tuổi: tiêm dƣới da cổ, liều 0,3ml/con. Gà 5 tuần tuổi trở lên: tiêm cơ ức, liều 0,5ml/con. Sau khi tiêm khoảng 14 ngày gà có miễn dịch, thời gian miễn dịch khoảng 4 tháng. 2.4.1.8 Điều trị Hiện nay, không có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh cúm gà. Một số thuốc kháng virus đƣợc sử dụng trên ngƣời trƣớc đây nhƣ amantadine và rimantadine và hiện nay nhƣ tamiflu và relenza đã đƣợc thử nghiệm trên gia cầm cho thấy tƣơng đối có hiệu quả. Những biện pháp chủ yếu là tiêu hủy, tiêu độc, sát trùng, kiểm soát giết mổ và vận chuyển nhằm nhanh chóng dập tắt dịch. (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012) 2.4.2 Bệnh Newcastle ( Avian pseudopestis ) 2.4.2.1 Nguyên nhân gây bệnh Bệnh Newcastle ở gà gây ra do virus, có 3 nhóm phân theo độc lực: Nhóm độc lực mạnh nhất gây bệnh nặng, chết nhiều. Nhóm độc lực vừa gây bệnh ở mức độ vừa. Nhóm độc lực yếu ít gây chết gà. 2.4.2.2 Loài mắc bệnh Bệnh Newcastle là bệnh quan trọng và thƣờng gặp nhất ở gà, vịt, ngan, ngỗng, gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm. 2.4.2.3 Đƣờng lây lan Lây bệnh bằng tiếp xúc trực tiếp ngƣời, chuột, dụng cụ, gió thổi từ nơi này sang nơi khác. Đặc biệt lây bệnh do chim trời hoặc vaccine nhiễm virus. 12 2.4.2.4 Triệu chứng Bệnh gây ra do virus chủng độc lực rất mạnh có thể làm gà chết nhanh trong vòng 3-4 ngày. Triệu chứng bệnh thƣờng gặp là gà thở khó, ho, phân lỏng trắng đôi khi lẫn máu, mào tím. Nếu bệnh kéo dài sẽ chuyển sang thể mạn tính và xuất hiện triệu trứng thần kinh nhƣ đầu nghẹo, cổ cong, quay vòng tròn. Đối với gà đẻ thì sức đẻ giảm, trứng non nhiều. Tỷ lệ chết có thể rất cao 40-80 %. (Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lƣu, 2001) 2.4.2.5 Bệnh tích Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết, lấm tấm màu đỏ tròn bằng đầu đinh ghim, điểm xuất huyết tƣơng ứng với các lỗ đổ ra của tuyến tiêu hóa, các điểm xuất huyết này có thể tập trung thành từng vệt. Dạ dày cơ xuất huyết và thâm nhiễm dịch xuất kiểu gelatin. Ruột non xuất huyết, viêm, trong trƣờng hợp bệnh kéo dài,có thể có những nốt loét hình tròn, hình bầu dục, cúc áo. Trƣờng hợp nặng, nốt loét có thể lan xuống ruột già, hậu môn. Hạch mang tràng viêm, xuất huyết, hoại tử. Gan có một số đám thoái hóa mỡ nhẹ, màu vàng. Lách có những nốt hoại tử màu vàng xám. Thận phù nhẹ, có màu nâu xám. Dịch hoàn, buồng trứng xuất huyết thành từng vệt, từng đám. Trứng non vỡ trong xoang bụng. Bao tim, mỡ vành tim xuất huyết, xoang ngực, bề mặt xƣơng ức xuất huyết (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012). 2.4.2.6 Chẩn đoán Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào các đặc điểm về dịch tể, triệu chứng, bệnh tích cụ thể nhƣ bệnh Newcaslte xảy ra mọi giống, mọi lứa tuổi gà, mọi hình thức chăn nuôi, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết cao. Triệu chứng là tiêu chảy phân trắng xanh, thức ăn không tiêu. Bệnh tích xuất huyết và viêm loét đƣờng tiêu hóa, xuất huyết ở nhiều cơ quan phủ tạng. Chẩn đoán phân biệt với bệnh thƣơng hàn, bệnh tụ huyết trùng. Chẩn đoán virus học: Gây bệnh thí nghiệm cho gà con: tiêm 0,5 ml huyễn dịch bệnh phẩm cho gà con. Sau 7-8 ngày gà chết. Khảo sát triệu chứng, sau đó mổ khám và ghi nhận bệnh tích. 2.4.2.7 Phòng bệnh Vệ sinh phòng bệnh Ở những vùng chƣa xảy ra dịch: Áp dụng nghiêm ngặt qui trình vệ sinh phòng bệnh nhƣ hạn chế ngƣời đi lại tham quan, trƣớc khi ra vào trại phải tắm rửa, thay quần áo và giày dép, hố sát trùng phải luôn luôn đảm bảo đậm độ, gà và trứng mua phải đảm bảo chắc chắn từ những nơi không có bệnh, gà mua về phải cách ly theo dõi ít nhất là 10 ngày trƣớc khi nhập vào đàn, đảm bảo đầy đủ qui trình tiêm phòng Newcastle và Gumboro. 13 Khi có dịch xảy ra: Phải dập tắt dịch nhanh chóng, xử lý toàn bộ gà đang mắc bệnh và đang nhiễm bệnh, tẩy uế chuồng trại và tiêm phòng cho toàn bộ gà còn lại bằng vaccine giảm độc. Sau 2 tuần có thể dập tắt ổ dịch. Phòng bằng vaccine và kháng huyết thanh Có thể sử dụng kháng huyết thanh với liều 1ml/kg thể trọng. Hiện nay, trong nƣớc có sản xuất kháng thể kháng virus Newcastle từ lòng đỏ trứng gà, có thể sử dụng để phòng bệnh với liều 1ml/con. Vaccine chết: thƣờng sử dụng trên đàn gà giống, có thể dùng cho gà con. Vaccine giảm độc: đƣợc sử dụng phổ biến ở nƣớc ta. Cần lƣu ý sử dụng vaccine theo đúng lứa tuổi. 2.4.2.8 Điều trị Điều trị không hiệu quả. Khi bệnh mới xảy ra, để hạn chế tổn thất có thể tiêm vaccine nhƣợc độc cho các gia cầm còn khỏe, bổ sung thêm vitamin nhóm B, cải thiện khẩu phần thức ăn có thể làm giảm bớt tỷ lệ tử vong trong giai đoạn cuối ổ dịch, có thể sử dụng kháng thể trong điều trị dự phòng (liều từ 1-2ml/con). (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012) 2.4.3 Bệnh Gumboro (Gumboro disease, Infectious bursal disease) 2.4.3.1 Nguyên nhân gây bệnh Do Birnavirus gây ra, chúng gồm hai chủng type 1 và type 2. Gà bệnh Gumboro thƣờng do virus type I gây ra. Virus gây bệnh có rất nhiều chủng: chủng có độc lực rất cao gây chết nhiều gà, chủng có độc lực trung bình và chủng có độc lực yếu gà ít chết hơn (Lê Văn Năm, 2012). 2.4.3.2 Loài mắc bệnh Gà đƣợc coi là ký chủ tự nhiên của virus Gumboro. Ngoài ra virus này cũng đƣợc phân lập từ chim trĩ, gà gô, chim cánh cụt, cút, gà sao, gà lôi, đà điểu. Tuy nhiên trên các loài vật này không có những biến đổi bệnh lý. Trong nhiều năm gà đƣợc coi nhƣ là động vật nhiễm bệnh duy nhất. Tất cả giống gà đều mắc bệnh, gà mắc bệnh cao nhất ở 3-6 tuần tuổi, gà nhỏ tuổi hơn có thể mắc bệnh ở thể ẩn tính, không có biểu hiện triệu chứng nhƣng ảnh hƣởng rất quan trọng. Vì ở lứa tuổi này virus làm tổn thƣơng nặng hệ miễn dịch làm giảm khả năng miễn dịch của gà. 2.4.3.3 Đƣờng lây lan Bệnh lây chủ yếu qua đƣờng tiêu hóa do thức ăn nƣớc uống có nhiễm virus từ phân hoặc có dịch tiết của gia cầm mắc bệnh và gia cầm mang trùng, hoặc do ăn phải thức ăn có chứa những con mọt hoặc ấu trùng mọt nhiễm virus. (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012) 14 2.4.3.4 Triệu chứng Bệnh xảy ra đột ngột, sốt rất cao trên 440C, lúc đầu uống nhiều nƣớc, tiêu chảy mạnh, phân nhớt vàng xanh hoặc vàng xanh trắng, đôi khi có lẫn máu, bệnh lây lan rất nhanh. Sau 1/2 ngày nhiễm bệnh gà ốm xù lông, nằm la liệt với nhiều tƣ thế khác nhau, không ăn uống đƣợc, và chết rất nhanh. Tỷ lệ chết cũng rất cao dạng sơ đồ hình chuông tăng dần 1-3 ngày, giữ nguyên ngày thứ 4 và giảm nhanh ngày 6, 7, 8. Sau ngày thứ 8 gà bệnh trở lại trạng thái bình thƣờng nhƣng bệnh Gumboro rất dễ bị bội nhiễm với các bệnh thứ phát đặc biệt là Escherichia Coli. Do đó tỷ lệ chết rất cao có thể lên đến 70-80%. Ở thể ẩn bệnh: gà tỏ ra mệt mỏi, giảm ăn, lờ đờ, sốt nhẹ, nằm tụm đống, chảy nƣớc mũi, tiêu chảy, sau 3-4 ngày bị bệnh gà trở lại trạng thái bình thƣờng, tỷ lệ chết thấp. 2.4.3.5 Bệnh tích Xác gà chết béo tốt, thịt hoàn toàn bình thƣờng. Lột da thấy xuất huyết cơ đùi, cơ ngực. Túi Fabricius sƣng to và xuất huyết thậm chí có cục máu (1-4 ngày phát bệnh), từ ngày thứ 5 trở đi túi này teo lại, chứa chất nhƣ bã đậu. Xuất huyết dạ dày tuyến, đôi khi thấy xuất huyết ở cả dạ dày cơ. Ruột bị viêm tiết dịch và xuất huyết nặng. Lách sƣng to, thận nhợt nhạt. (Lê Văn Năm, 2012) 2.4.3.6 Chẩn đoán Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào đặc điểm dịch tể là bệnh xảy ra thình lình, tỷ lệ chết tăng cao và giảm nhanh, bệnh kết thúc trong khoảng một tuần, bệnh tích điển hình là ở túi Fabricius (sƣng to, thủy thũng, xuất huyết), xuất huyết cơ ngực, cơ đùi, thận sƣng. Chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, chỉ có thận sƣng nhƣng không có bệnh tích ở túi Fabricius, không có xuất huyết ở cơ. Chẩn đoán virus Tiêm truyền qua phôi: có thể gây nhiễm cho phôi gà ấp từ 10-11 ngày tuổi qua đƣờng tiêm vào màng nhung niệu. Bệnh tích đƣợc ghi nhận: sung huyết và xuất huyết điểm ở da, bụng căng phồng ứ nƣớc, có những điểm hoại tử nhỏ và xuất huyết ở gan, sung huyết ở phổi, lách nhạt màu. Chẩn đoán huyết thanh học: Phản ứng ELISA thƣờng đƣợc sử dụng nhất trong việc phát hiện kháng thể từ đàn gà (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012) 2.4.3.7 Phòng bệnh Có 2 biện pháp cơ bản, không phụ thuộc vào gà mẹ đã đƣợc tiêm vaccine hay chƣa, các biện pháp đó gồm: 15 Biện pháp cơ bản: Công tác vệ sinh chăn nuôi thú y phải thƣờng xuyên thực hiện đầy đủ. Đặc biệt là thời gian để trống chuồng giữa 2 lứa nuôi gà càng lâu càng tốt (tối thiểu là 45 ngày, tối đa là 122 ngày). Phải dùng vaccine đủ mạnh và dùng vaccine càng sớm càng tốt: Các loại vaccine phổ biến hiện nay là 228E của Hà Lan hoặc Medivac Gumboro A gọi tắt là Gum A của Indonexia, Hàn Quốc, Pháp, lịch dùng và cách dùng vaccine phải làm đúng nhƣ sau: Lần 1: Nhỏ miệng, mũi mỗi con gà 1 liều đã pha với 0,3ml nƣớc cất vào lúc 1-3 ngày tuổi. Lần 2: Cho mỗi con uống 1 liều đã pha với 15ml nƣớc sạch vào lúc 1015 ngày tuổi. Nếu cơ sở chăn nuôi nào gà thƣờng xuyên bị bệnh thì nên cho uống lần 3 lúc gà đạt 18-21 ngày tuổi (mỗi liều vaccine pha với 25ml nƣớc). Không nên áp dụng sơ đồ dùng vaccine nhƣ các hãng sản xuất hoặc các đại lý bán vaccine khuyến cáo, vì không phù hợp với điều kiện dịch tể bệnh Gumboro ở Việt Nam. 2.4.3.8 Điều trị Gà chết do bệnh Gumboro vì các nguyên nhân sau đây: Sốt quá cao, mất nƣớc, nhiễm độc, mất cân bằng điện giải, chết do những gà khỏe dẫm đạp lên. Chết do bệnh thứ phát, chủ yếu do Escherichia Coli , Salmonella. Vì thế nhốt gà ốm riêng, cung cấp đủ nhiệt và cho toàn đàn uống thuốc theo phát đồ sau đây sẽ cứu đƣợc đàn gà: T.Colivit: 20g Anti-Gum: 20g TĐC.Electrolise: 15g Super-Vitamin: 15g Gluco K.C.B2 hoặc Gluco C: 200g 5 loại thuốc trên pha chung vào 20 lít nƣớc cho 100kg gà uống trong 1 ngày, dùng liên tục 3-4 ngày bệnh sẽ khỏi. (Lê Văn Năm, 2012). 2.4.4 Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis avium) 2.4.4.1 Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Bacillus bipolaris avisepticus, ngày nay đƣợc gọi với tên chung là Pasteurellosis mutocida, thuộc chi Pasteurella, họ Pasteurellaceae, là loại trực khuẩn ngắn, Gam âm không di động, không hình thành nha bào, có vỏ nhầy. 16 Vi khuẩn có sức đề kháng rất yếu. Trong điều kiện khô ráo vi khuẩn bị chết sau 1-2 ngày, ở 600C vi khuẩn bị giết sau vài phút. Các dung dịch sát trùng thông thƣờng chỉ với nồng độ thấp có khả năng tiêu diệt vi khuẩn dễ dàng, nhƣng trong đất ẩm vi khuẩn có khả năng tồn tại lâu và có thể sinh sản. 2.4.4.2 Loài mắc bệnh Tất cả các loài gia cầm đều mẫn cảm, trong đó gà tây là động vật mẫn cảm nhất. Gà, gà tây, vịt bệnh nặng và hay xảy ra những vụ dịch lớn giết chết nhiều gia cầm. Bệnh từ gia cầm có thể lây sang các loài gia súc khác. Gia cầm lớn hơn 16 tuần rất mẫn cảm với bệnh. 2.4.4.3 Đƣờng lây lan Bệnh có thể lây truyền qua đƣờng hô hấp trên do nhiễm mầm bệnh từ các dịch tiết ở mũi, miệng, mắt của gia cầm bệnh hoặc mang trùng. Bệnh cũng có thể lây qua đƣờng tiêu hóa từ nƣớc uống hoặc thức ăn có nhiễm mầm bệnh. 2.4.4.4 Triệu chứng Thời gian nung bệnh từ 1-9 ngày, trung bình là 2-3 ngày. Thể quá cấp diễn biến nhanh, con vật ủ rũ cao độ 1-2 giờ rồi chết. Thể cấp tính phổ biến, con vật sốt cao 42-430C, từ mũi miệng chảy ra chất nƣớc nhớt, có bọt lẫn máu. Tiêu chảy phân có màu sô-cô-la. Thở khó, mào và yếm tím bầm. Con vật chết do ngạt thở. Thể mạn tính con vật gầy còm, mào và yếm sƣng, thủy thủng, hoại tử. Viêm khớp mạn tính (đầu gối, cổ, chân, đùi). Viêm kết mạc mắt và các mô kế cận, tiêu chảy. Một số con có triệu chứng thần kinh do viêm màng não mạn tính. 2.4.4.5 Bệnh tích Thể cấp tính bệnh tích không điển hình, chỉ thấy tụ huyết và xuất huyết ở các xoang và phủ tạng. Thể cấp tính tụ huyết và xuất huyết ở tổ chức liên kết dƣới da, xoang và các cơ quan phủ tạng (thƣờng thấy ở vịt và ngỗng). Tim sƣng, xuất huyết, viêm ngoại tâm mạc, bao tim chứa dịch vàng. Phổi tụ máu, viêm có màu nâu thẩm, chứa dịch viêm đỏ nhạt. Gan sƣng có những nốt hoại tử hình đinh ghim trên bề mặt gan. Lách tụ máu hơi sƣng. Niêm mạc ruột tụ máu, xuất huyết, viêm. Thể mạn tính viêm hoại tử mãn tính đƣờng hô hấp và gan. Viêm phúc mạc mãn tính. Ống dẫn trứng sƣng, màu vàng nhạt, chứa dịch xuất có fibrin. Viêm khớp, khớp sƣng to chứa nhiều dịch màu xám đục. 2.4.4.6 Chẩn đoán Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào đặc điểm dịch tể là bệnh xảy ra có tính chất lẻ tẻ, phổ biến ở gia cầm trƣởng thành với những triệu chứng bệnh nặng, chết nhanh. Bệnh tích đặc trƣng là có những điểm hoại tử li ti trên bề mặt gan, viêm bao tim tích nƣớc vàng. Chẩn đoán phân biệt với bệnh cúm và bệnh Newcastle. Kiểm tra dƣới kính hiểm vi: phiết kính bệnh phẩm gan, lách, nhuộm Giemsa hoặc xanh methylen, sẽ phát hiện đƣợc các cầu trực khuẩn bắt màu lƣỡng cực, hoặc có thể dùng phƣơng pháp nhuộm miễn dịch huỳnh quang để 17 phát hiện Pasteurellosis multocida trong các mô hoặc dịch tiết của gà mắc bệnh. Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn: đối với gà mổ khám, các bệnh phẩm thƣờng đƣợc sử dụng là tủy xƣơng, máu, tim, gan, màng não. Ở gà còn sống, chúng ta có thể lấy bệnh phẩm từ dịch tiết ở mũi, hay dịch ngoáy ở hầu họng. Tiêm truyền: gây nhiễm cho gà trên 90 ngày tuổi bằng cách tiêm bắp với liều < 10.000 vi khuẩn, sau đó khảo sát triệu chứng, bệnh tích và phân lập vi khuẩn từ gà gây nhiễm. 2.4.4.7 Phòng bệnh Vệ sinh phòng bệnh: Cách ly gia cầm mới mua về theo dõi ít nhất 30 ngày. Tăng cƣờng vệ sinh chuồng trại, nuôi dƣỡng chăm sóc để nâng cao sức đề kháng của gia cầm, đặc biệt là những lúc có nguy cơ làm giảm sức đề kháng nhƣ thời tiết thay đổi, vận chuyển,... Khi có bệnh xảy ra nên loại bỏ toàn bộ gà bệnh. Cách ly triệt để khu vực còn an toàn. Dùng kháng sinh để hạn chế tác hại của bệnh nhƣ terramycine, chloramphenicol, streptomycine, colistine,... Phòng bằng vaccine: Hiện nay, vaccine vô hoạt khá phổ biến trên thị trƣờng. Ở nƣớc ta, sử dụng vaccine vô hoạt phèn chua đƣợc sản xuất ở trong nƣớc. Dùng tiêm ngừa cho gia cầm từ 25 ngày tuổi trở lên. Tiêm dƣới da với liều 1ml/con, miễn dịch khoảng 6 tháng. 2.4.4.8 Điều trị Bệnh thƣờng rất nặng. Do đó cần điều trị càng sớm càng hiệu quả. Dùng kháng sinh streptomycin, oxytetracyclin, chlortetracycline hoặc sulfamide. Bổ sung các vitamin để tăng cƣờng sức đề kháng của gia cầm. (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012) 2.4.5 Bệnh thƣơng hàn (Typhus avium - Avian salmonellosis) 2.4.5.1 Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum, ngày nay mầm bệnh đƣợc gọi với tên chung là Salmonella gallinarum pullorum, thuộc chi Salmonella, họ Enterobacteriaceae. Vi khuẩn có hình que, kích thƣớc nhỏ, Gam âm, có những đặc điểm chung của chi Salmonella nhƣng không có lông và không di động. Trong tự nhiên, vi khuẩn có sức đề kháng cao, trong phân vi khuẩn có thể sống khoảng 3 tháng, trong đất, nền chuồng vi khuẩn có thể sống khoảng 2 năm. Ngƣợc lại, vi khuẩn có sức đề kháng kém với nhiệt độ và chất sát trùng thông thƣờng. Xút, phenic acid, formol có thể tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng. 18 2.4.5.2 Loài mắc bệnh Gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, các loài chim hoang cũng có thể mắc bệnh. Gà con 1-3 tuần tuổi thƣờng rất mẫn cảm và có tỷ lệ chết cao. Trong phòng thí nghiệm ngƣời ta dùng thỏ để tiêm truyền. 2.4.5.3 Đƣờng lây lan Bệnh có thể lây truyền qua trứng do gà bệnh mạn tính hoặc mang trùng có nhiễm mầm bệnh ở buồng trứng. Ngoài ra, mầm bệnh cũng có thể bám vào và xuyên qua vỏ trứng để gây bệnh. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua đƣờng tiêu hóa do thức ăn nƣớc uống có nhiễm mầm bệnh từ phân gia cầm bệnh hoặc gia cầm mang trùng. 2.4.5.4 Triệu chứng Thời gian nung bệnh từ vài ngày đến vài tuần. Triệu chứng ở gà con bệnh xảy ra cấp tính: trứng nhiễm bệnh có thể bị chết phôi, phôi chết trƣớc khi nở, gà con không làm vở đƣợc vỏ trứng, gà nở ra đƣợc cũng ốm yếu và phát bệnh ngay sau đó. Gà bệnh bụng to luôn đi tiêu chảy phân dính hậu môn. Gà bệnh ốm yếu, trọng lƣợng thấp, bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu, tiêu chảy, phân có màu trắng. Phần lớn sau 2-3 ngày gà hết bệnh, nhƣng nếu bệnh nặng có thể kéo dài 1-2 tuần, trong trƣờng hợp này con vật suy yếu trầm trọng, viêm ruột nặng, thở khó dần rồi chết. Triệu chứng ở gà lớn bệnh xảy ra ở thể mãn tính. Gà gầy yếu, niêm mạc nhợt nhạt, bụng tích nƣớc trƣơng to, tiêu chảy, phân có màu trắng nhƣ vôi bết ở hậu môn. Gà mái giảm đẻ, vỏ trứng xù xì, lòng đỏ có máu. Ở gà lớn, đôi khi bệnh cũng xảy ra ở thể cấp tính (thể nhiễm trùng huyết), gà đột nhiên ủ rũ, bỏ ăn tiêu chảy nặng. 2.4.5.5 Bệnh tích Gà con lòng đỏ không tiêu, có màu vàng xám, hôi thối. Lách sƣng to gấp 2- 3 lần so với bình thƣờng. Ruột viêm đỏ, xuất huyết, có sự tích tụ fibrin. Trƣờng hợp nặng, niêm mạc ruột loét, trực tràng hoại tử. Nếu bệnh kéo dài, cơ tim, phổi, gan, lách có những nốt hoại tử màu vàng xám, to nhỏ không đều. Một số gà thƣờng viêm khớp (khớp đầu gối). Gà lớn xác gầy, viêm hoại tử mạn tính ở các cơ quan phủ tạng. Gan sƣng, trên bề mặt có những nốt hoại tử màu vàng xám, to nhỏ không đều. Cơ tim, phổi, mề, ruột hoại tử. Viêm bao tim, bao tim dầy lên trong bao tim có dịch xuất có fibrin. Lách sƣng to, ruột viêm, hoại tử, loét thành từng vệt trên niêm mạc. Buồng trứng méo mó, dị hình có màu vàng nâu, xanh đen. Viêm buồng trứng dẫn đến viêm phúc mạc làm cho ruột, ống dẫn trứng và thành bụng dính lại với nhau. Xoang bụng có nhiều dịch viêm và fibrin. Một số con viêm khớp mạn tính. Ở gà trống có những nốt hoại tử to nhỏ ở dịch hoàn. 2.4.5.6 Chẩn đoán Chẩn đoán lâm sàng: bệnh xảy ra ở thể cấp tính ở gà con và mạn tính ở gà lớn. Triệu chứng tiêu chảy, phân có màu trắng, bụng to trễ xuống, mào yếm nhợt nhạt, viêm khớp. Bệnh tích đặc trƣng là viêm loét ở ruột, hoại tử ở các cơ quan phủ tạng, lách sƣng to. 19 Chẩn đoán phân biệt với bệnh cầu trùng, nấm phổi, bệnh lao. Chẩn đoán vi khuẩn học: Phân lập vi khuẩn: ở thể bệnh cấp tính có thể phân lập vi khuẩn từ nhiều cơ quan nhƣ gan, lách đặc biệt là ở manh tràng. Nếu bệnh tích hiện diện ở buồng trứng cũng cần lấy mẫu bệnh phẩm từ cơ quan này để chẩn đoán. Sử dụng phản ứng ngƣng kết hoặc kỹ thuật Polymerase chain reaction để định danh vi khuẩn. Chẩn đoán huyết thanh học: bằng phản ứng ngƣng kết trên phiến kính thƣờng đƣợc sử dụng để khảo sát tỷ lệ nhiễm trong đàn. Phản ứng Enzyme Linked ImmunoSorbent Assay có thể phát hiện kháng thể Salmonella galinarum và Salmonella pullorum trong máu hoặc lòng đỏ trứng. 2.4.5.7 Phòng bệnh Vệ sinh phòng bệnh: Vệ sinh phòng bệnh là biện pháp chủ yếu, bao gồm các bệnh pháp an toàn sinh học, quản lý chăm sóc, kiểm tra và loại thải đàn có nhiễm bệnh. Gia cầm, trứng phải mua chắc chắn từ những nơi không có bệnh. Gia cầm mới mua về phải cách ly, kiểm tra huyết thanh trƣớc khi nhập đàn. Không nên ấp trứng từ nhiều đàn. Sát trùng trứng và máy ấp trƣớc và sau khi ấp. Định kỳ trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc pha kháng sinh vào trong nƣớc uống đặc biệt lúc gà mới nở đến 1 tuần tuổi. Phòng bằng vaccine: Trên thế giới hiện nay có vaccine phòng bệnh thƣơng hàn ở gia cầm dƣới dạng vaccine vô hoạt hay nhƣợc độc. Hầu hết các loại vaccine này đƣợc sản xuất từ chủng S9. Vaccine dùng tiêm ngừa cho gia cầm từ 8-16 tuần. Tuy nhiên, vaccine ít có hiệu quả trong việc khống chế bệnh. 2.4.5.8 Điều trị Điều trị bằng kháng sinh và sulfamide chỉ có hiệu quả đối với những đàn mới phát bệnh, mục đích là làm giảm thiệt hại do bệnh. Gà khỏi bệnh thƣờng hay mang trùng nên không thể làm giống, phối hợp tiêm trimethoprim và sulfadiazine cho hiệu quả khả quan. Có thể sử dụng các kháng sinh nhƣ colistin, imequil, plumeqil, amoxicyclin… (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012) 2.4.6 Bệnh E.coli (Colibacillosis avium) 2.4.6.1 Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Escherichia coli. Bệnh thƣờng xảy ra do giảm sức đề kháng bởi các tác nhân truyền nhiễm và không truyền nhiễm. Vi khuẩn Escherichia coli thuộc chi Escherichia họ Anterobacteriaceae, là những trực khuẩn ngắn, Gam âm, có hình dạng đồng nhất, không có khả năng hình thành nha bào. Vi khuẩn này có thể thay đổi về kích thƣớc và hình dạng. Hầu hết các chủng vi khuẩn Escherichia coli di động và có lông roi, có thể phát triển ở điều kiện hiếu khí hoặc yếm khí trong các môi trƣờng dinh dƣỡng ở nhiệt độ 18- 440C. Vi khuẩn có thể bị vô hoạt ở nhiệt độ 600C trong 30 phút, 20 ở 700C vi khuẩn bị vô hoạt sau 2 phút, trong điều kiện đông khô vi khuẩn có thể sống lâu. Vi khuẩn có khả năng đề kháng với nhiều kim loại nặng nhƣ: arsenic, đồng, kẽm, thủy ngân và các chất sát trùng nhƣ hỗn hợp amonium, oxy già, formadehyde và chlorhexidine. (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012) 2.4.6.2 Loài mắc bệnh Các loại gia cầm đều mẫn cảm với vi khuẩn Escherichia coli. Tất cả các lứa tuổi của gia cầm đều mẫn cảm với bệnh nhƣng gia cầm non từ 1 đến 30 ngày tuổi mẫn cảm cao hơn. 2.4.6.3 Đƣờng lây lan Đƣờng lây lan chủ yếu qua thức ăn nƣớc uống bị nhiễm Escherichia coli do gia cầm bị bệnh hoặc mang trùng thải vi khuẩn ra môi trƣờng. Ngoài ra, bệnh còn lây lan qua trứng của gà mái đẻ nhiễm bệnh mạn tính mang trùng, hoặc qua vỏ trứng dính phân… Nhiều trƣờng hợp bệnh tự phát ra do vi khuẩn có sẳn trong đƣờng tiêu hóa, khi sức đề kháng của cơ thể giảm. 2.4.6.4 Triệu trứng Thời gian ủ bệnh từ 1-10 ngày. Triệu chứng nhìn chung thƣờng khác nhau do mức độ độc lực của vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể. Gà con tiêu chảy phân loãng có màu trắng xanh lá cây dính bết vào hậu môn. Nhiều con có triệu chứng khó thở, sổ mũi, viêm kết mạc mắt, viêm phổi, cuống phổi. Gà mệt mỏi, ít đi lại, gầy và chết. Những con sống sót thƣờng còi cọc, chậm lớn. Ở gà lớn bệnh thƣờng có triệu chứng nhẹ và kéo dài, gà mái giảm tỷ lệ đẻ trứng. 2.4.6.5 Bệnh tích Bệnh tích thƣờng không điển hình. Nếu gà con chết nhanh, đột ngột thƣờng không gây bệnh tích. Nếu gà con chết sau 4-6 ngày nhiễm bệnh thấy bệnh tích viêm ruột, gan lách viêm sƣng và có điểm hoại tử. Phổi viêm và tụ máu. Ở gà mái đẻ buồng trứng viêm đỏ, máu loãng do giảm lƣợng hemoglobin (Nguyễn Quang Tuyên và Trần Thanh Vân, 2001). Viêm mắt, mắt sƣng, mờ, kéo mây đục. Khi bệnh kéo dài các mô sẽ hoại tử trở thành những dạng u hạt, võng mạc bị bong tróc rồi teo lại, thủy tinh thể có thể bị phân hủy. Viêm xoang vùng đầu, làm cho vùng đầu sƣng lên. Viêm ruột, có nhiều hạt ở manh tràng, tá tràng, màng treo ruột và ở gan nhƣng không có hiện diện ở lách. Viêm cuốn rốn, đôi khi thấy túi lòng đỏ bị tồn lƣu và nhiễm trùng. Viêm ống dẫn trứng, trứng rớt trong xoang bụng và đƣợc bao bọc xung quanh bởi chất bã đậu. Năng suất trứng giảm và có rất nhiều trứng không đạt tiêu chuẩn do kích thƣớc nhỏ. Viêm phúc mạc do lòng đỏ rơi trong xoang bụng. Viêm 21 màng bao tim, viêm cơ tim. Trong trƣờng hợp kéo dài, màng ngoài tim có thể dính vào cơ tim. Viêm phổi, viêm túi khí, túi khí dày và đục. Viêm màng gan, gan sƣng, sậm, có màu xanh có mật. Viêm xƣơng và tủy xƣơng, viêm khớp và những mô mềm xung quanh khớp. Lách sung huyết. Túi Fabricius teo hoặc viêm. Dịch hoàn sƣng, cứng, viêm, có hình dạng bất thƣờng và có những điểm hoại tử. Sau khi mổ khám các mô tổ chức thƣờng mất màu do tiếp xúc với không khí. 2.4.6.6 Chẩn đoán Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào triệu chứng và bệnh tích nhƣ gan sƣng có màu mật, viêm màng ngoài tim, viêm gan, có nhiều dịch màu hơi vàng ở túi khí, phúc mạc, viêm phổi, gan và lách hơi sƣng, viêm ống dẫn trứng và viêm mắt, viêm khớp, viêm màng não,… Triệu chứng và bệnh tích rất phức tạp, khó phân biệt với bệnh thƣơng hàn, bệnh do mycoplasma, bệnh do pasteurella. Để chẩn đoán chính xác cần phân lập mầm bệnh. Chẩn đoán vi khuẩn học: Có thể sử dụng các cơ quan nội tạng để phân lập vi trùng nhƣng cần tránh ô nhiễm Escherichia coli từ phân. Tủy xƣơng là bệnh phẩm thƣờng đƣợc sử dụng nhất vì rất ít bị nhiễm tạp khuẩn. Chẩn đoán huyết thanh học: Có thể phát hiện kháng thể từ các gia cầm khỏi bệnh bằng kỹ thuật ELISA. (Hồ Thị Việt Thu, 2012) 2.4.6.7 Phòng bệnh Vệ sinh thú y: Vệ sinh trong chuồng nuôi, thức ăn, nƣớc uống phải sạch. Sau mỗi đợt xuất gà cần thu dọn đệm lót, phân… tiêu độc nền chuồng, máng ăn, máng uống. Phòng bằng vaccine: Do vi khuẩn Escherichia coli có rất nhiều type nên vaccine cho miễn dịch chƣa cao, vì vậy chủ yếu là dùng kháng sinh (liều bằng một nửa liều điều trị) pha vào nƣớc uống cho gà con uống vào 1–2 ngày tuổi. 2.4.6.8 Điều trị Có thể dùng một trong những loại kháng sinh sau: - Coli-KN: Tiêm bắp thịt hoặc dƣới da, liều lƣợng 1ml/2kg thể trọng/ngày, dùng trong 3-4 ngày. - Coli-Vinavet: Pha với nƣớc uống hoặc trộn đều trong thức ăn, liều lƣợng: 1g/3kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 3-4 ngày. 22 - Coli-SP: Tiêm bắp thịt, liều lƣợng: 1ml/10kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 3-5 ngày. Chlortetradexa: Tiêm bắp thịt, liều lƣợng: 1ml/5kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 3-4 ngày. Dùng các loại thuốc tăng cƣờng sức đề kháng nhƣ: Colivinavet: pha với nƣớc uống, liều lƣợng: 0,5g/lít. Multivitamin: pha với nƣớc uống, liều lƣợng: 0,3g/lít. (Nguyễn Quang Tuyên và Trần Thanh Vân, 2001) 2.4.7 Bệnh cầu trùng gà (Coccidiosis) 2.4.7.1 Nguyên nhân gây bệnh Bệnh cầu trùng gà là một trong các bệnh phổ biến ở gia cầm đặc biệt là gia cầm nuôi công nghiệp. Bệnh gây ra do các loài cầu trùng sau: Eimeria tenella, Eimeria necatrix, Eimeria acervulina, Eimeria mitis, Eimeria mivati, Eimeria praecox, Eimeria brunette, Eimeria hagani và Eimeria maxima. 2.4.7.2 Loài mắc bệnh Eimeria phân bố rộng khắp thế giới. Bệnh xảy ra nhiều ở gà nuôi theo hƣớng công nghiệp hơn là gà ta nuôi thả. Mọi lứa tuổi gà đều nhiễm. Tỷ lệ nhiễm theo tuổi: gà con một ngày tuổi có thể bị nhiễm và gà lớn là nguồn gieo rắc mầm bệnh luôn thải oocyst ra ngoài. Tỷ lệ nhiễm tăng dần và đạt tỷ lệ cao ở tuần thứ 4 và tuần thứ 8 hoặc kéo dài hơn sau đó tỷ lệ nhiễm giảm thấp. Theo tác giả Dƣơng Công Thuận (1978) tỷ lệ nhiễm ở Xí nghiệp gà Đông Anh, gà 2-4 tuần nhiễm 4%, 5-8 tuần nhiễm 24%, 9-13 tuần nhiễm 11%. Các Xí nghiệp khác, gà nhiễm cao từ 2-4 tuần tuổi sau đó giảm thấp dần ở các lứa tuổi cao hơn, trong điều kiện nuôi dƣỡng chăm sóc khác nhau, tỷ lệ nhiễm có thể cao hơn ở tuần thứ 4 hoặc thứ 5 đến tuần thứ 8 sau đó giảm xuống, sau 2 tháng gà có sức miễn dịch với Eimeria. 2.4.7.3 Đƣờng lây lan Việc truyền bệnh do thức ăn, nƣớc uống bị nhiễm bẩn, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi và các côn trùng, động vật gậm nhấm có trong chuồng. 2.4.7.4 Triệu chứng và bệnh tích Gia cầm không uống nƣớc, yếu, hay đứng, xã cánh, mắt nhắm lại, phân lỏng có chứa chất nhầy và lẫn máu, vách ruột dày và có dịch màu hồng. Ruột non xuất huyết ở phần cuối và ruột già. Nhiễm nặng có hiện tƣợng viêm hoại tử toàn bộ ống tiêu hóa nhƣng thƣờng thấy ở giai đoạn cuối ruột non và hồi manh tràng. Vách manh tràng dày, niêm mạc tróc ra khỏi ruột, xuất huyết toàn bộ manh tràng với nhiều dịch nhày, niêm mạc manh tràng có nhiều cục máu. 2.4.7.5 Chẩn đoán Dựa vào triệu chứng, bệnh tích để chẩn đoán. Cần phân biệt với các bệnh do virus, vi khuẩn. Chẩn đoán dựa vào bệnh tích không cho kết quả chính xác loài cầu trùng nhiễm. Loài Eimeria tenella và Eimeria necatrix gây nhiễm 23 nặng nhất, sau đó đến Eimeria brunetti, Eimeria acervulina và Eimeria mitis. Các loại Eimeria tenella và Eimeria necatrix phân có lẫn máu, còn các loại khác không có máu trong phân. Dựa vào kết quả xét nghiệm phân tìm oocyst theo phƣơng pháp phù nổi. Dựa vào kích thƣớc của oocyst, màu sắc định danh từng loại. Nhƣng phƣơng pháp này không đƣợc thông dụng và khó xác định loài qua kích thƣớc oocyst. Mổ khám để quan sát những tổn thƣơng của Eimeria gây ra. Dựa vào mức độ tổn thƣơng có thể biết đƣợc loài nào nhƣng một số loài định vị ở nhiều vị trí khác nhau trong các giai đoạn sinh sản vô tính. Hơn nữa nếu phân chia ruột cũng chỉ có 5 đoạn, đầu ruột non, giữa, cuối, manh tràng và trực tràng. Cần lấy niêm mạc quan sát trên phiến kính dƣới kính hiển vi để xác định các meront, oocyst,… Oocyst khó quan sát. Qua các meront có thể xác định đƣợc loài nhƣng meront ở mỗi giai đoạn khác nhau lại có kích thƣớc khác nhau và chứa merozoite khác nhau. Dùng phân để đánh giá mức độ nhiễm. Nếu phân có nhiều dịch nhầy, có khi có máu, tiêu chảy nặng là 4+. Cần lấy phân bảo quản trong 2-4% Potassium bichromate quan sát từng giờ để kiểm tra sự xuất hiện của sporocyst. Sau đó định loại theo khóa của Eckert et al, (1995). Có thể dùng các phản ứng huyết thanh học để chẩn đoán nhƣ kỹ thuật phóng xạ miễn dịch, kỹ thuật khuếch tán phóng xạ, miễn dịch huỳnh quang. 2.4.7.6 Phòng trị Khi phát hiện gà nhiễm Eimeria dùng các thuốc để điều trị. Khi điều trị không nên dùng nhiều loại thuốc và không dùng thuốc cùng cơ chế tác động. Khi Eimeria quen thuốc, đổi sang thuốc khác với thuốc trƣớc Eimeria rất dễ tạo sức đề kháng với thuốc. Mỗi loài thuốc có cơ chế tác động khác nhau. Sulfonamide và những dẫn xuất của nó cạnh tranh với PABA trong sự tổng hợp acid folic. Amprolium cạnh tranh sự hấp thu Thiamine của ký sinh. Quinoline và Clopidol ngăn trở sự trao đổi năng lƣợng trong cytochrome của Eimeria. Polyether Ionophore thay đổi sự thấm lọc cân bằng các cation kim loại kiềm của màng tế bào protozoa. (Nguyễn Hữu Hƣng, 2011) 2.4.8 Bệnh đầu đen gà (Blackhead) Do Histomonas meleagidis ký sinh ở manh tràng, gan của gà tây, gà nhà và một số loại chim khác. 2.4.8.1 Nguyên nhân gây bệnh Loài Histomonas meleagidis có 4 dạng. Dạng xâm nhiễm hình thành rất sớm ở hai manh tràng và những tổn thƣơng ở gan. Dạng hoạt động với chân giả tròn hoặc tù. Nguyên sinh chất bắt màu xanh. Không bào tiêu hóa chứa những hạt. Dạng sinh dýỡng (Vegatative) đƣợc tạo thành ở trung tâm của tổn thƣơng, dạng này ít hoạt động hơn dạng xâm nhiễm. Nguyên sinh chất kiềm tính. Dạng đề kháng không tạo Oocyst. Nguyên sinh chất toan tính và chứa đầy những hạt nhỏ. Dạng này thƣờng riêng rẽ hay dính chuỗi với nhau tạo 24 thành những tế bào khổng lồ. Dạng hình roi trong ống tiêu hóa của vật chủ và trong môi trƣờng nuôi cấy. 2.4.8.2 Đƣờng lây lan Histomonas sinh sản vô tính. Cách truyền bệnh chủ yếu là qua trứng của giun kim Heterakis gallinarum. Histomonas xâm nhiễm vào vùng mầm buồng trứng của giun kim ở đó chúng sinh sản vô tính (Lee, 1969) và phát triển thành dạng Oocyst. Phần lớn trứng giun kim nhiễm mầm bệnh mặc dù vật chủ không thể hiện triệu trứng. Khi trứng giun kim nở ra larva, gà khỏe sẽ ăn phải larva sẽ nhiễm Histomonas. Giun đất ăn phải trứng giun kim do vậy chúng truyền Heterakis và Histomonas tồn tại lâu dài trong đất. Trứng của giun kim có thể tồn tại trong đất 1-2 năm hoặc lâu hơn. Giun đất là nơi trữ trứng giun kim và larvae của giun kim, do vậy giun đất cũng tang trữ Histomonas trong một thời gian dài và là nguồn gây nhiễm cho chim và gà. 2.4.8.3 Triệu chứng Histomonas có thể nhiễm cho mọi lứa tuổi của gà tây. Gà dƣới 3 tuần tuổi ít bị nhiễm, từ 4-12 tuần bệnh thƣờng xảy ra ở dạng cấp tính gây thiệt hại từ 50-100%. Gia cầm thƣờng bị chết 2-3 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng của bệnh. Ở gia cầm hơn 12 tuần, bệnh thƣờng ở dạng mạn tính. Tỷ lệ tử vong giảm theo tuổi. Gà không muốn ăn, lờ đờ, yếu, đứng ủ rủ đầu trúc xuống, xã cánh, xù lông, mắt nhắm. Hậu môn dính bết phân màu trắng vàng. Đầu bị thấm máu tạo thành màu xanh đen. Do vậy gọi là bệnh đầu đen. Đầu thấm máu là biểu hiện của bệnh nhƣng không liên tục và không đặc trƣng. Hơn nữa có nhiều nguyên nhân khác cũng gây triệu chứng nhƣ trên do vậy gọi là bệnh đầu đen là không chính xác. Bệnh thƣờng ghép với các vi khuẩn Escherichia coli, Clostridium perfringens hay các vi khuẩn khác làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. 2.4.8.4 Bệnh tích Manh tràng sƣng to, vách manh tràng sƣng có nhiều sợi xơ tróc ra và có các điểm hoại tử nằm rải rác. Bệnh tích có ở một hoặc cả hai manh tràng. Khi sinh sản ở manh tràng Histomonas di chuyển theo máu về gan. Gan sƣng lớn, xơ hóa có nhiều điểm hoại tử chu vi màu vàng, vàng xanh, kích thƣớc từ 1 cm, các tổn thƣơng này ăn sâu xuống gan hoặc lan rộng trên bề mặt gan. 2.4.8.5 Chẩn đoán Dựa vào triệu chứng và bệnh tích. Bệnh tích ở gan dễ nhằm với Leukosis, khối u, Tuberculosis hoặc nấm. Cần kiểm tra tiêu bản tổ chức học. Tổn thƣơng ở manh tràng cần phân biệt với Coccidiosis ở gà. 2.4.8.6 Phòng bệnh Nên tẩy giun kim cho gia cầm. Không cho tham quan các trại gà, không nuôi gà và gà tây lẫn lộn. Thức ăn nƣớc uống sạch sẽ, đủ chất dinh dƣỡng. 25 2.4.8.7 Điều trị Dimetridazole (Emtryl, Emtrymix) trộn thức ăn liều 0,0125%. Cho uống liều 28,4 g/45 lít nƣớc. Phòng dùng liều 28,4 g/90 lít nƣớc cho ăn hoặc uống 3-5 ngày liền. Aminonitrothiazole liều 0,5 % trộn thức ăn trong 14 ngày có hiệu quả. Nếu phòng dùng liều 0,01% Ipronidazole liều dùng 0,00625% trộn thức ăn có hiệu quả. Nếu dùng thời gian ngắn dùng liều 0,025% hoặc 0,0125%. Nitarsone liều 0,01875% trộn thức ăn trong 5 ngày. Carbarsole liều 0,025-0,037% trộn thức ăn. Ronidazole liều 0,0045-0,006% trộn thức ăn. (Nguyễn Hữu Hƣng, 2011) 2.4.9 Bệnh giun đũa gà 2.4.9.1 Nguyên nhân gây bệnh Bệnh do Ascaridia galli gây ra. Ký sinh ở ruột non gà. Giun tƣơng đối lớn màu vàng nhạt hoặc màu ngà, trên thân có vân ngang, quanh miệng có 3 môi, trên, mỗi môi có răng. Ký sinh chủ yếu ở gà rừng và vịt ngỗng, một số chim hoang dại. 2.4.9.2 Dịch tễ Bệnh phổ biến ở khắp nơi ở Việt Nam và thế giới. Tuổi gà cao thì tỷ lệ nhiễm thấp. Sức đề kháng của trứng: vào mùa ẩm trứng duy trì sức sống 6-6,5 tháng trong đất. Quan hệ giữa thức ăn, sức đề kháng và chế độ vệ sinh: gà nuôi thiếu vệ sinh thì tỷ lệ nhiễm cao. Khẩu phần thức ăn thiếu A và B thì gà bị nhiễm bệnh nhiều hơn. 2.4.9.3 Vòng đời Phát triển trực tiếp, không cần ký chủ trung gian. Giun cái đẻ trứng, mỗi ngày khoảng 52.000 trứng, trứng theo phân ra ngoài, với điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và oxy thích hợp, sau 5-25 ngày phát triển thành trứng cảm nhiễm chứa ấu trùng bên trong, gà nuốt phải trứng cảm nhiễm, trứng đi vào dạ dầy tuyến và dạ dầy cơ ấu trùng nở ra, thƣờng di hành xuống ruột non, sau 1-2 giờ ấu trùng chuôi vào tuyến lieberkhul tiếp tục phát triển ở đó khoảng 19 ngày rồi trở lại xoang ruột hoàn thành vòng đời 35-38 ngày. Giun trƣởng thành sống trong ruột non gà từ 9-14 tháng. 2.4.9.4 Cơ chế mắc bệnh Ấu trùng vào ruột phá hoại niêm mạc và nhung mao ruột gây viêm, tụ máu mở đƣờng cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh ghép. Gà nhiễm 26 nhiều gây tắc ruột, thủng ruột, tiết độc tố làm gà ngộ độc, chậm lớn lƣợng trứng giảm. 2.4.9.5 Triệu trứng và bệnh tích Bệnh nhẹ: Triệu chứng không rõ. Thƣờng thể hiện triệu chứng nhƣ thiếu máu, gầy, phân lỏng, xã cánh, xù lông, bệnh mỗi ngày nặng thêm sau 40 ngày thì gầy còm và chết. Bệnh nặng: gà chết với xác gầy, xù lông, mào gà trắng nhợt, ấu trùng gây tổn thƣơng niêm mạc ruột, có hiện tƣợng viêm, thủy thủng, xung huyết, tụ huyết. Những nơi có nhiều ấu trùng ký sinh thì tổ chức liên kết tăng sinh, gan thƣờng tụ máu. Tế bào thần kinh bị teo. 2.4.9.6 Chẩn đoán Phƣơng pháp kiểm tra phân bằng phƣơng pháp phù nổi, gạn rữa sa lắng. 2.4.9.7 Điều trị Piperazin: 200-300 mg/kg thể trọng trộn lẫn vào thức ăn cho hiệu quả tốt. Dầu xăng: 2 ml/kg thể trọng tiêm vào diều gà cho kết quả tốt. Tetra misole liều 50mg/kg thể trọng. 2.4.9.8 Phòng trị Định kỳ tẩy giun cho gà lớn và gà con bằng Piperazin. Diệt căn bệnh ở môi trƣờng ngoài: phân gà phải quét dọn tập trung để ủ, định kỳ làm vệ sinh nền chuồng, sân chơi, máng ăn. Nuôi riêng gà lớn và gà nhỏ (Nguyễn Hữu Hƣng, 2011) 2.4.10 Bệnh sán dây 2.4.10.1 Nguyên nhân gây bệnh Gà nuôi thả vƣờn từ 30 ngày tuổi trở lên thƣờng hay nhiễm bệnh sán dây, chậm lớn, gầy còm, tiêu tốn thức ăn cao, làm hiệu quả chăn nuôi. Bệnh gây ra do một số loài sán dây ký sinh trong ruột non gà: Raillietina tetragona, Raillietina echinobothrida, Raillietina cesticillus và Davainea proglottina. Có hai loài thƣờng gặp là Raillietina tetragona và Raillietina echinobothrida: sán rộng từ 1-4 mm, dài 25-30cm, trên miệng có từ 120 đến 200 móc bám xếp thành 2-3 hàng (Nguyễn Quang Tuyên và Trần Thanh Vân, 2001). 2.4.10.2 Dịch tễ Tình hình gà nhiễm sán dây và phân bố rất rộng. Gà miền núi nhiễm cao hơn gà trung du và đồng bằng. Phổ biến và gây tác hại cho đàn gà là 3 loại : Raillietina echinobothrida, Raillietina tetragona, Raillietina cesticillus. 27 Biến động nhiễm sán Raillietina theo tuổi gà. Các lứa tuổi gà điều bị nhiễm, gà con dƣới 3 tháng tuổi đã nhiễm Raillietina, tỷ lệ 41,07%, sau đó có chiều hƣớng tăng dần ở lứa tuổi 3-5 tháng với tỷ lệ 57,1% và tăng lên ở lứa tuổi trên 5 tháng với tỷ lệ 69,99%. Nhƣ vậy có quy luật tăng dần theo tuổi vì gà lớn có nhiều cơ hội tiếp xúc với ký chủ trung gian. Tình hình nuôi dƣỡng, chế độ vệ sinh có liên quan tới nhiễm sán. Nguyên nhân chính truyền bệnh là gà bệnh ở chuồng, sân chơi bị nhiễm sán, gà con ăn phải cysticercoid ở ký chủ trung gian nên mắc bệnh. Ở cơ sở nuôi dƣỡng kém, bệnh càng nặng thêm, gà chết nhiều. Ngƣợc lại, nếu thức ăn đầy đủ, quản lý tốt thì bệnh rất ít xảy ra. 2.4.10.3 Ký chủ Ký sinh ở ruột non, ruột già của gà. Ký chủ trung gian : là loài kiến Pheidole pallidula, Tetramorium Semilarvae và côn trùng bộ cánh cứng Musca domestica. 2.4.10.4 Vòng đời Đốt sán chửa rụng đi, đốt chửa chứa trứng theo phân ra ngoài đƣợc Pheidole, Musca domestica ăn phải trứng đƣợc phóng thích ấu trùng hình thành vào đƣờng tiêu hóa của Pheidole chúng hình thành cyticercoid. Gà ăn Pheidole, hoặc Musca domestica vào ruột ấu trùng cyticercoid sẽ phát triển trong ruột gà, hoàn thành vòng đời trong gà (ký chủ cuối cùng) 19-23 ngày. 2.4.10.5 Cơ chế sinh bệnh Quá trình sinh bệnh do cơ giới và chất độc của sán. Đốt sán cắm sâu vào niêm mạc ruột, gây tổn thƣơng. Khi nhiều sán, ruột bị tắc, thủng, gây viêm xoang bụng. Quá trình ký sinh, sán có tiết ra các chất độc làm gà trúng độc. 2.4.10.6 Triệu trứng Khi gà nhiễm nặng, con vật gầy, rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, có khi táo bón. Ăn ít, khát nƣớc, cánh rũ, mệt mỏi, hồng cầu, huyết sắc tố giảm, niêm mạc nhợt màu vàng, chậm lớn, đi phân lỏng có lẫn đốt sán, ở trong một vài trƣờng hợp phân có máu. Nếu nhiễm nặng có thể gây tắc ruột hoặc thủng ruột. 2.4.10.7 Bệnh tích Ruột non sƣng to, niêm mạc ruột dày lên, viêm cata, có khi loét, xuất huyết. Ruột có nhiều dịch nhờn mùi thối, niêm mạc thiếu máu và hoàng đản. Sán trƣởng thành bám sâu vào niêm mạc ruột gây viêm, mạch máu bị phá vỡ và tụ huyết. 2.4.10.8 Chẩn đoán Khi còn sống dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với kiểm tra phân bằng gạn rửa sa lắng tìm đốt sán. Nhƣng sán dây ít khi thải đốt nên khó tìm thấy đốt sán. Ngoài ra có thể mổ khám con chết hoặc những con nghi có bệnh để tìm sán ở ruột. 28 2.4.10.9 Phòng bệnh Nguồn truyền bệnh chính là gà mang sán dây và thông qua ký chủ trung gian, cần giữ cho gà không tiếp xúc với ký chủ trung gian và không để ký chủ trung gian nhiễm phải trứng sán. Muốn thế, cần thực hiện tốt các biện pháp sau: cách ly gà con, nuôi gà con ở chuồng và sân chơi sạch sẽ, giữ vệ sinh chuồng trại, phân gà tập trung để ủ, diệt ký chủ trung gian. Định kỳ sát trùng, làm vệ sinh chuồng trại. Định kỳ tẩy giun sán cho gà. Cho gà ăn uống đầy đủ lƣợng và chất. 2.4.10.10 Điều trị Có thể dùng một số loại thuốc sau : Arecolin: Pha thành nồng độ 0,1%. Liều dùng 0,003g/1kg thể trọng. Cho thuốc vào thực quản bằng ống cao su. Hiệu quả cao, đắt tiền. Bithionol liều dùng 150-250 mg/kg thể trọng, hòa nƣớc uống hoặc trộn trong thức ăn cho gà ăn. Bunamidin liều dùng 50 mg/kg thể trọng, hòa nƣớc uống hoặc trộn trong thức ăn cho gà ăn. Flubendazole 60 ppm trộn trong thức ăn trong 7 ngày. Praziquantel dùng một liều duy nhất 5-10 mg/kg thể trọng cấp qua đƣờng miệng hiệu quả 100%. (Nguyễn Hữu Hƣng, 2011) 29 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phƣơng tiện nghiên cứu 3.1.1. Nội dung nghiên cứu Điều tra tình hình dịch bệnh, công tác thú y trƣớc khi tiến hành mổ khám theo phƣơng pháp hồi cứu. Xác định những bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa ở gà nhỏ hơn 1, từ 1 đến 2 và lớn hơn 2 tháng tuổi. Xác định tần số xuất hiện các bệnh tích trên hệ tiêu hóa ở gà nhỏ hơn 1, từ 1 đến 2 và lớn hơn 2 tháng tuổi. Xác định tình hình nhiễm bệnh trên hệ tiêu hóa ở gà. 3.1.2. Thời gian và địa điểm Thời gian: Đề tài đƣợc thực hiện từ 3/2013 đến 12/2013. Địa điểm: Địa điểm lấy mẫu: gà bệnh đƣợc thu thập từ trại gà tại quận Bình Thủy Thành phố Cần Thơ. Địa điểm kiểm tra: gà bệnh sau khi đƣợc thu thập từ trại đƣợc tiến hành mổ khám kiểm tra, đánh giá bệnh tích tại phòng thí nghiệm E202, Bộ môn Thú Y. 3.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu Gà nhỏ hơn 1, từ 1 đến 2 và lớn hơn 2 tháng tuổi có biểu hiện bệnh hoặc chết. 3.1.4. Dụng cụ Bộ dụng cụ mổ khám: mâm, dao mổ, kéo cắt xƣơng, kẹp, pen, bông gòn. Dụng cụ bảo hộ: áo blouse, găng tay, khẩu trang, nƣớc rửa tay, xà phòng. Dụng cụ thu thập ghi chép: máy chụp hình, sổ ghi chép lý lịch, ngày mổ, các triệu chứng và bệnh tích thu thập đƣợc trên các cơ quan trong lúc mổ khám. 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1. Phƣơng pháp mổ khám Gà bệnh hoặc chết sau khi thu thập tại trại gà đƣợc mang về phòng thí nghiệm mổ khảo sát theo quy trình sau: Cắt tiết: cắt mạch máu cổ Sử dụng cồn hoặc nƣớc làm ƣớt lông. Kiểm tra những bệnh tích xuất hiện bên dƣới da, cơ (cơ ngực, cơ đùi) bằng cách bộc lộ da vùng ngực và đùi. 30 Mổ lật ngực để bộc lộ các nội quan bên trong và tiến thành ghi nhận bệnh tích trên từng cơ quan: - Xác định trạng thái túi khí (trong, đục, có fibrin,…) bằng cách mổ lật ngực. - Xác định những bệnh tích xuất hiện trên khí quản (dịch nhày, tụ huyết, xuất huyết, ký sinh trùng,…), thực quản (sung huyết-xuất huyết, viêm, giun sán ký sinh,…) sau khi bộc lộ khí quản, thực quản. - Xác định bệnh tích xuất hiện ở phổi: đánh giá trạng thái cứng hay mềm, tụ huyết, sung huyết-xuất huyết, viêm,… bằng cách quan sát bề mặt, sờ nắn trạng thái và mổ khám bên trong phổi. - Xác định bệnh tích ở tim: quan sát, sờ nắn và mổ khám bên trong để kiểm tra các dạng bệnh tích xuất hiện ở tim nhƣ: tích nƣớc xoang bao tim, xuất huyết mô vành tim, fibrin,…. - Xác định bệnh tích ở gan (sung huyết-xuất huyết, hoại tử điểm, fibrin,…), lách (sƣng, hoại tử, xuất huyết,…), thận (sƣng, tụ máu,…), buồng trứng (trứng non méo mó, xanh đen, hoại tử, ống dẫn trứng biến dạng), thực quản bằng cách quan sát, sờ nắn và mổ khám. - Xác định bệnh tích xuất hiện ở dạ dày, ruột, hậu môn và túi fabricius (sung huyết-xuất huyết, giun sán ký sinh, loét, hoại tử,...) bằng cách quan sát trạng thái, sờ nắn và mổ khám. Phƣơng pháp mổ khám kiểm tra trên từng cơ quan Thực quản: quan sát bên ngoài, dùng kéo cắt miệng thực quản theo chiều dọc, quan sát kỹ trên bề mặt thực quản. Dạ dày: quan sát tổng thể dạ dày cơ và dạ dày tuyến về hình dạng, kích thƣớc, màu sắc so với trạng thái sinh lý bình thƣờng. Sử dụng dao cắt dạ dày ra làm đôi loại bỏ các chất chứa bên trong vào đĩa petri để kiểm tra sự hiện diện của giun, sán ký sinh. Sau đó kiểm tra bệnh tích xuất hiện trên bề mặt dạ dày tuyến, dạ dày cơ sau khi lột bỏ lớp sừng. Gan: đầu tiên quan sát tổng thể đánh giá sơ bộ về màu sắc, trạng thái, hình dạng, ghi nhận những tổn thƣơng xuất hiện trên bề mặt gan. Sau đó kiểm tra tính chất gan bằng cách ấn tay vào gan để xem mức độ đàn hồi, mềm – nhũng, xơ cứng, khối u. Ruột, hậu môn: quan sát đánh giá tổng quát những bất thƣờng xuất hiện trên ruột, hậu môn. Chú ý ghi nhận những bất thƣờng khi kiểm tra hậu môn nhƣ hậu môn sƣng, dính phân, ƣớt, bệt lông. Mổ khám theo chiều dọc từng đoạn ruột để bộc lộ bên trong, ghi nhận những bất thƣờng hoặc bệnh tích xuất hiện. 31 Hình 3.1 Phƣơng pháp mổ khám và dụng cụ mổ khám 32 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh, công tác thú y trƣớc khi tiến hành mổ khám theo phƣơng pháp hồi cứu. 4.1.1 Chuồng trại Chuồng nuôi là kiểu chuồng nền, diện tích 8x12m. Xung quanh đƣợc bao bằng lƣới chì. Chuồng đƣợc sát trùng cẩn thận trƣớc khi đƣa gà vào thí nghiệm. Máng ăn, máng uống cũng đƣợc sát trùng cẩn thận. 4.1.2 Chăm sóc nuôi dƣỡng ♦ Kỹ thuật úm gà con Sau khi ấp, gà con đƣợc chăm sóc và nuôi dƣỡng ở chuồng lồng cho đến giai đoạn 3 tuần tuổi. Sau đó, những con gà này đƣợc chuyển sang nuôi ở chuồng nền cho đến khi xuất bán. Trƣớc khi đƣa gà vào chuồng lồng 5-7 ngày, công tác vệ sinh và sát trùng chuồng úm, máng ăn, máng uống đƣợc tiến hành một cách cẩn thận. Sàn của chuồng lồng đƣợc lót bằng giấy báo sạch trong suốt 3 ngày đầu, mỗi ngày lồng đƣợc vệ sinh sạch sẽ và thay giấy. Sử dụng bóng đèn 75W để sƣởi ấm gà con trong suốt tuần đầu . Bên trong chuồng úm có treo nhiệt kế để theo dõi sƣ̣ biến động nhiệt độ và tiến hành điều chỉnh nhiệt độ một cách thích hợp theo môi trƣờng. Điều chỉnh nhiệt sƣởi ấm: Trƣờng hợp gà con tản ra xa đèn sƣởi và thở mạnh. Trƣờng hợp này có thể nhiệt độ bên trong chuồng úm quá cao. Tiến hành điều chỉnh bằng cách nâng cao hoặc bỏ bớt đèn sƣởi. Trƣờng hợp gà con tụ lại thành đống dƣới đèn sƣởi khi nhiệt độ bên trong chuồng úm quá thấp. Tiến hành điều chỉnh bằng cách hạ thấp đèn. Trƣờng hợp nhiệt độ sƣởi thích hợp, gà con tản đều cả chuồng. Sau 2 tuần, chỉ sử dụng đèn chiếu sáng để gà ăn ban đêm. Nƣớc sạch đã qua xử lý chlorine đƣợc cung cấp đầy đủ ngay từ ngày đầu cho gà uống và thƣờng xuyên vệ sinh máng uống. Sau giai đoạn úm gà (từ tuần thứ 4), gà đƣợc chuyển xuống chuồng nền và đƣợc cho ăn, uống bình thƣờng sử dụng thức ăn của công ty De Heus (thức ăn 6630 đối với gà từ 1 đến 28 ngày tuổi và thức ăn 6840 đối với gà từ 29 ngày tuổi đến xuất bán) và bổ sung thêm vitamin C. Thƣờng xuyên vệ sinh chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Giai đoạn này gà đƣợc cho uống nƣớc tự do đã qua xử lý bằng chlorine. Thƣờng xuyên vệ sinh máng uống. 4.1.3 Công tác chăn nuôi và thú y Công tác thú y đƣợc tiến hành nhƣ sau: Có hố sát trùng trƣớc cổng vào. Thƣờng xuyên đảo trấu (2-3 ngày/lần). Trƣờng hợp gà chết, xác chết của gà đƣợc đem chôn hoặc cho cá ăn. Nếu gà mới chết thì đem về mổ khám xác định bệnh. 33 Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất gà: Toàn bộ chất độn chuồng (trấu) đƣợc thu gom để bán. Chuồng đƣợc quét dọn sạch sẽ, rải vôi, phun thuốc sát trùng. Trƣớc khi thả gà 5-7 ngày chuồng đƣợc phun thuốc sát trùng và đổ trấu mới vào. Quy trình tiêm phòng Bảng 4.1 Quy trình tiêm phòng Ngày tuổi 4 Phòng bệnh Thuốc/ vaccine Phòng bệnh Newcastle (lần 1) 8 10-11 Phòng bệnh Gumboro (lần 1) Phòng bệnh cầu trùng (lần 1) Vaccin Newcastle (hệ F, B1 hay Lasota) Vaccin Gumboro Toltrazuril 12 15 Phòng bệnh đậu gà Phòng bệnh cúm gà 18 Phòng bệnh Gumboro (lần 2) Vaccin Đậu gà Vaccin cúm gia (H5N1) Vaccin Gumboro 21 Phòng bệnh Newcastle (lần 2) Vaccin Lasota 23-26 Phòng bệnh hô hấp mãn tính Tilmo-Vime 250 (CRD) Tylosin 1000 Phòng bệnh cầu trùng lần 2 Toltrazuril 30 Phòng bệnh cúm gà 35 Phòng bệnh Gumboro (lần 3) Vaccin cúm gia (H5N1) Vaccin Gumboro 40 Phòng bệnh tụ huyết trùng 60 Phòng bệnh Newcastle (lần 3) Liều lƣợng, cách dùng Nhỏ mắt hoặc mũi Nhỏ mắt 4ml/lít nƣớc, cho uống Chủng qua da cánh cầm Tiêm dƣới da cổ Tiêm dƣới da hoặc tiêm bắp Nhỏ vào miệng hoặc pha nƣớc uống lúc trời mát hoặc 0,3ml/lít nƣớc 0,5g/lít nƣớc Pha trong nƣớc cho uống 4ml/lít nƣớc pha vào nƣớc cho uống cầm 0,5ml/con Tiêm dƣới da hoặc tiêm bắp Vaccin tụ huyết trùng gia Tiêm dƣới da cổ cầm Vaccin Newcastle Tiêm bắp (chủng M) 34 4.2 Bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa ở gà nhỏ hơn 1, từ 1 đến 2 và lớn hơn 2 tháng tuổi. 4.2.1 Tình hình bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa ở gà theo giới tính. Bệnh hệ tiêu hóa xảy ra trên mọi lứa tuổi đƣợc thể hiện qua Bảng 4.2 Bảng 4.2 Tình hình bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa theo giới tính Lứa (tháng tuổi) Giới Tính Trống Mái Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) 2 17 54,84 13 41,94 Tổng 49 55,68 35 39,77 Để đánh giá tình hình bệnh tích xuất hiện ở hệ tiêu hóa của gà các nhóm tuổi theo giới tính. Chúng tôi tiến hành mổ khảo sát 49 con gà trống và 35 con gà mái. Kết quả mổ khảo sát đƣợc ghi nhận và trình bày ở Bảng 4.2. Bảng 4.2 cho thấy 49 con trong số 88 con gà trống sau mổ khám biểu hiện bệnh tích chiếm tỷ lệ 55,68%. Trong khi đó, đối với gà mái, bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa chiếm tỷ lệ 39,77% (35 con trong số 88 con có biểu hiện bệnh tích). Ngoài ra, gà ở mọi nhóm tuổi, tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên gà trống cao hơn trên gà mái. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở gà trống so với gà mái nhỏ hơn 1 tháng tuổi, từ 1 đến 2 tháng tuổi và lớn hơn 2 tháng tuổi lần lƣợt là 70,59 so với 29,41%, 55,00 so với 42,50% và 54,84% so với 41,94%. Vì vậy, theo kết quả mổ khảo sát gà trống hoặc gà mái ở mọi nhóm tuổi đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khả năng mắc bệnh và thể hiện bệnh tích trên hệ tiêu hóa của gà trống cao hơn so với gà mái. Vì gà trống có tính năng động hay cắn mổ những gà trống khác trong chuồng gây chảy máu nên mầm bệnh sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh 4.2.2 Tình hình bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa ở gà sống và gà chết Tỷ lệ bệnh trên trạng thái sống/chết đƣợc thể hiện qua bảng sau Bảng 4.3 Tình hình bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa ở gà sống và chết Lứa (tháng tuổi) Bệnh tích ở gà sống Bệnh tích ở gà chết Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) 2 14 45,16 17 54,84 Tổng 40 45,45 43 48,86 Qua mổ khảo sát 40 con gà có dấu hiện bệnh nhƣ ủ rũ, xù lông, gầy yếu nhƣng vẫn còn sống và 43 con gà đã chết thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Tỷ lệ 35 bệnh tích xuất hiện ở gà sống và gà chết là tƣơng đƣơng nhau (40 và 43%).Tuy nhiên, đối với gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi và gà lớn hơn 2 tháng tuổi, bệnh tích xuất hiện ở gà chết cao hơn so với gà sống (Bảng 4.3). Do gà sau khi chết mọi hoạt động của cơ thể ngừng hẳn, đặc biệt là khả năng kháng bệnh của gà không còn hoạt động. Mầm bệnh từ môi trƣờng hoặc trong cơ thể gà (dạ dày, ruột, hậu môn,…) xâm nhập vào cơ thể và gây tổn thƣơng trên các cơ quan của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, gà chết đƣợc vận chuyển về phòng thí nghiệm để mổ khảo sát, nên có thể yếu tố nhiệt độ, shock do vận chuyển có thể là nguyên nhân khác dẫn đến tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở gà chết cao. Ngoài ra, gà sống có tỷ lệ bệnh tích thấp hơn gà chết là do khi gà nhiễm mầm bệnh làm tổn thƣơng một số cơ quan hệ tiêu hóa. Trong khi đó, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể kháng lại mầm bệnh (trƣờng hợp cơ thể chƣa có kháng thể) hoặc huy động kháng thể cơ thể chống lại mầm bệnh. Khi tác nhân gây bệnh bị tiêu diệt cơ thể gà dần dần hồi phục và một số bệnh tích do mầm bệnh gây nên cũng dần dần hồi phục. Hình 4.2 gà sống ủ rũ, xù lông Hình 4.1 Gà chết 4.2.3 Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên các cơ quan hệ tiêu hóa ở gà nhỏ hơn 1, từ 1 đến 2 và lớn hơn 2 tháng tuổi Qua quá trình mổ khảo sát 88 con gà ở mọi lứa tuổi chúng tôi nhận thấy hầu hết các cơ quan ở hệ tiêu hóa đều xuất hiện bệnh tích với các tỷ lệ khác nhau, qua mổ khám đƣợc thể hiện ở Bảng 4.4. Bảng 4.4 Tình hình bệnh tích xuất hiện ở các cơ quan trên hệ tiêu hóa Lứa Hệ tiêu hóa (tháng tuổi) Thực quản Gan SL TL SL 2 4 12,90 16 51,61 Tổng 7 7,95 34,09 Chú thích: 30 Dạ dày TL SL Ruột TL SL TL 9 52,94 1 5,88 45,00 38 95,00 7 17,50 11 35,48 25 80,65 8 25,81 38 43,18 81,82 16 18,18 SL: Số lượng (con) TL: Tỷ lệ (%) 36 TL SL Hậu môn 72 Qua Bảng 4.4 cho thấy trong số các bệnh tích trên hệ tiêu hóa, bệnh tích trên ruột chiếm tỷ lệ cao nhất (81,82%). Trong đó, tỷ lệ bệnh tích trên ruột ở gà từ 1 đến 2 tháng tuổi là 95,00%, gà lớn hơn 2 tháng tuổi là 80,65% và gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi là 52,94%. Kế đến là bệnh tích trên dạ dày (43,18%), gan (34,09%) và hậu môn (18,18%). Bệnh tích xuất hiện trên thực quản là rất thấp (trong đó 12,90% ở gà lớn hơn 2 tháng tuổi, 5,88% ở gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi và 5% ở gà từ 1 đến 2 tháng tuổi). Ngoài ra, trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng các cơ quan hệ tiêu hóa không thể hiện bệnh tích riêng lẻ mà thƣờng ghép chung với nhau. Bệnh tích ghép là một dạng bệnh tích có ít nhất hai cơ quan cùng biểu hiện bệnh tích trên hệ tiêu hóa, chẳng hạn bệnh tích xuất hiện ở ruột kết hợp với dạ dày và gan, hậu môn,…. Vì ống tiêu hóa xuyên suốt cơ thể từ miệng đến hậu môn, chiếm thể tích lớn nhất trong hệ thống xoang bụng của cơ thể. Hoạt động của hệ tiêu hóa gồm: Hoạt động cơ học, phân tiết enzyme tiêu hóa, phân hủy chất hữu cơ và hấp thu dƣỡng chất. Các hoạt động này diễn ra đồng thời và có ảnh hƣởng tƣơng hỗ nhau, nên một cơ quan nào đó bị tổn thƣơng hay rối loạn chức năng thì sẽ ảnh hƣởng đến các cơ quan khác. Theo Hồ Thị Việt Thu, (2012), gà ở từng nhóm tuổi khác nhau có tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở các cơ quan của hệ tiêu hóa khác nhau. Đúng vậy, kết quả mổ khảo sát thực tế cho thấy: Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên ruột ở gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi thấp hơn gần ½ lần so với tỷ lệ bệnh tích bệnh tích ở gà từ 1 đến 2 tháng tuổi và gà lớn hơn 2 tháng tuổi. Điều này có thể lý giải nhƣ sau: Theo Nguyễn Hữu Hƣng, (2011), gà bệnh cầu trùng do Emeria tenella gây ra, sau mổ khám bệnh tích xuất huyết và những tổn thƣơng khác chủ yếu xuất hiện trên ruột. Do đó, kết quả tình hình bệnh tích xuất hiện ở ruột trên gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi là thấp hơn so với gà từ 1 đến 2 tháng tuổi và gà lớn hơn 2 tháng tuổi là phù hợp. Kết quả ở Bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên thực quản ở gà lớn hơn 2 tháng tuổi cao gấp 2 lần so với gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi và gà 1 đến 2 tháng tuổi. Trong trƣờng hợp này, gà lớn hơn 2 tháng tuổi có thời gian sống lâu, có điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh nhiều hơn so với 2 nhóm gà kia. Theo Nguyễn Quang Tuyên và Trần Văn Thăng, (2007), trƣờng hợp mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể sẽ theo máu di hành đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể gà, nhƣng chủ yếu là các nội quan nhƣ ruột, gan, phổi, tim,…. Đối với một số bệnh, mầm bệnh còn di hành và gây bệnh ở những cơ quan không điển hình khác nhƣ thực quản (Bệnh Newcastle). 37 4.3 Tần số xuất hiện các bệnh tích trên hệ tiêu hóa ở gà nhỏ hơn 1, từ 1 đến 2 và lớn hơn 2 tháng tuổi Kết quả khảo sát bệnh tích trên hệ tiêu hóa của gà các nhóm tuổi khác nhau đƣợc ghi nhận và trình bày ở Bảng 4.5. Gà các nhóm tuổi bị bệnh thể hiện 4 dạng bệnh tích chủ yếu nhƣ: xuất huyết, viêm, sƣng và hoại tử. Tuy nhiên, bệnh tích xuất huyết xảy ra ở hầu hết các nhóm tuổi và xuất hiện ở hầu hết các cơ quan. Bệnh tích sƣng và hoại tử xuất hiện ở ruột với tỷ lệ thấp (6,45%). Có một trƣờng hợp gà từ 1 đến 2 tháng tuổi bệnh có biểu hiện bệnh tích viêm ở dạ dày cơ chiếm tỷ lệ 2,5%. Bảng 4.5 Tần số xuất hiện các bệnh tích trên hệ tiêu hóa Lứa (tháng tuổi) Xuất huyết Thực quản Dạ dày Cơ Tuyến Ruột Hậu môn SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 2 4 12,90 8 25,81 6 19,35 24 77,42 8 25,81 1 2,50 2 6,45 1 3,23 1-2 2 5,00 >2 2 6,45 2 2 [...]... tài Khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận Bình Thủy Thành phố Cần Thơ đƣợc thực hiện nhằm xác định tỷ lệ những bệnh tích xuất hiện trên đàn gà nghi mắc bệnh với các triệu chứng nhƣ ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, xã cánh, phân lỏng Đồng thời, xác định tình hình dịch bệnh trên đƣờng tiêu hóa ở đàn gà đƣợc nuôi tại trại thực nghiệm Ba Hoàng bằng phƣơng pháp mổ khám và chẩn đoán dựa trên. .. hiện đề tài Khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận Bình Thủy Thành phố Cần Thơ Mục tiêu của đề tài: - Xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn gà tại quận Bình Thủy Thành Phố Cần Thơ - Xác định những bệnh tích xuất hiện trên đàn gà nghi bệnh ở các nhóm tuổi khác nhau Từ đó có những nhận định về tình hình dịch bệnh trên đàn gà để có hƣớng giải quyết và biện pháp khắc phục 1 CHƢƠNG... triệu chứng và bệnh tích đƣợc công bố trƣớc đó Qua mổ khảo sát 88 con gà nghi mắc bệnh ở các nhóm tuổi (nhỏ hơn 1 tháng tuổi, từ 1 đến 2 tháng tuổi và lớn hơn 2 tháng tuổi) giới tính và trạng thái sống chết khác nhau, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Tỷ lệ gà trống có bệnh tích trên hệ tiêu hóa cao hơn ở gà mái (55,68% so với 39,77%) Tỷ lệ gà chết và gà sống thể hiện bệnh tích trên hệ tiêu hóa hầu nhƣ... không cần nhiều trang thiết bị hiện đại, ít tốn chi phí, dễ thực hiện,… Tuy nhiên, thực tế khi gia cầm mắc bệnh thể hiện nhiều dạng bệnh tích khác nhau với tần xuất xuất hiện khác nhau ở từng cơ quan Vì vậy, giả thiết đặt ra ở đây là bệnh tích nào phổ biến nhất, điển hình nhất trong chẩn đoán gà mắc bệnh Từ giả thuyết trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa. .. tháng tuổi tỷ lệ bệnh tích xuất hiện thấp, ngoại trừ bệnh tích ở dạ dày và gan Gà từ 1 đến 2 tháng tuổi tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở ruột là cao nhất Gà nghi bệnh sau mổ khám thể hiện 4 dạng bệnh tích chủ yếu: Xuất huyết, viêm, sƣng và hoại tử Trong đó, bệnh tích xuất huyết ở hầu hết các cơ quan của hệ tiêu hóa với tỷ lệ rất cao, có khi lên đến hơn 70% (ở ruột) Gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi và gà lớn hơn 2 tháng... cứu của Lê Văn Năm, 1996 về bệnh Gumboro ở thể không có biểu hiện lâm sàng (thể ẩn), bệnh tích có thể quan sát đƣợc là teo tuyến ức và Fabricius Năm 2003, nghiên cứu về bệnh Escherichia Coli trên gà cho rằng gà bệnh thể hiện những bệnh tích nhƣ u hạt ở manh tràng, viêm màng bao tim có nhiều dịch, gan hoại tử, túi khí dày và đục, túi fabricius teo hoặc viêm Bệnh thƣơng hàn gà xuất hiện những bệnh tích. .. xanh, thức ăn không tiêu Bệnh tích xuất huyết và viêm loét đƣờng tiêu hóa, xuất huyết ở nhiều cơ quan phủ tạng Chẩn đoán phân biệt với bệnh thƣơng hàn, bệnh tụ huyết trùng Chẩn đoán virus học: Gây bệnh thí nghiệm cho gà con: tiêm 0,5 ml huyễn dịch bệnh phẩm cho gà con Sau 7-8 ngày gà chết Khảo sát triệu chứng, sau đó mổ khám và ghi nhận bệnh tích 2.4.2.7 Phòng bệnh Vệ sinh phòng bệnh Ở những vùng chƣa... chứng, bệnh tích đại thể trên gà, đáng chú ý nhất là nghiên cứu về bệnh Newcastle của Callis và ctv, 1982 gà bị bệnh thể hiện triệu chứng chảy nƣớc mắt, hắt hơi, chảy nƣớc mũi; trƣờng Cornell, (2007) đã xác định gà bệnh sẽ thể hiện những dấu hiệu sau: mí mắt gà sƣng, khó thở, mào tích tím bầm, mí mắt phù, giác mạc mờ và hơi xanh, hai bên mặt của vùng đầu bị phù nhẹ Nghiên cứu gần đây nhất về bệnh cúm... (45,45% và 48,86%) Gà ở mọi lứa tuổi nghi nhiễm bệnh sau mổ khám thể hiện bệnh tích ở hầu hết các cơ quan của hệ tiêu hóa Trong đó tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở ruột, dạ dày, gan là rất cao với tỷ lệ lần lƣợt là 81,82%, 43,18% và 34,09% Gà ở các nhóm tuổi khác nhau, tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở các cơ quan cũng khác nhau Gà lớn hơn 2 tháng tuổi tỷ lệ bệnh tích xuất hiện cao hơn so với 2 nhóm kia Gà nhỏ hơn 1... 6, 7, 8 Sau ngày thứ 8 gà bệnh trở lại trạng thái bình thƣờng nhƣng bệnh Gumboro rất dễ bị bội nhiễm với các bệnh thứ phát đặc biệt là Escherichia Coli Do đó tỷ lệ chết rất cao có thể lên đến 70-80% Ở thể ẩn bệnh: gà tỏ ra mệt mỏi, giảm ăn, lờ đờ, sốt nhẹ, nằm tụm đống, chảy nƣớc mũi, tiêu chảy, sau 3-4 ngày bị bệnh gà trở lại trạng thái bình thƣờng, tỷ lệ chết thấp 2.4.3.5 Bệnh tích Xác gà chết béo

Ngày đăng: 09/10/2015, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w