Kết quả kháng sinh đồ của các mẫu E.coli phân lập được .... Sau khi lấy mẫu về chúng tôi tiến hành phân tích định lượng theo TCVN 5155-90 và thử độ nhạy của một số loại kháng sinh đối vớ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
TRỊNH HUỲNH NHẬT TOÀN
KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA
ESCHERICHIA COLI TRÊN GÀ KHỎE Ở HỘ
CHĂN NUÔI TẠI PHƯỜNG THỚI AN ĐÔNG– QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y
CẦN THƠ - 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y
KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA
ESCHERICHIA COLI TRÊN GÀ KHỎE Ở HỘ
CHĂN NUÔI TẠI PHƯỜNG THỚI AN ĐÔNG– QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Cán bộ hướng dẫn : Sinh viên thực hiện :
ThS Bùi Thị Lê Minh Trịnh Huỳnh Nhật Toàn MSSV : LT11670
Lớp : CN1167L1
Cần Thơ- 2013
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài “Khảo sát sự lưu hành của Escherichia coli trên gà khỏe ở hộ
chăn nuôi tại Phường Thới An Đông – Quận Bình Thủy – Thành Phố Cần Thơ”
Do sinh viên Trịnh Huỳnh Nhật Toàn thực hiện tại Bộ môn Thú y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 08 năm
2013 đến tháng 12 năm 2013
Cần Thơ, ngày…tháng… năm… Cần Thơ, ngày….tháng….năm…
Duyệt Bộ Môn Duyệt giáo viên hướng dẫn
Bùi Thị Lê Minh
Cần Thơ, ngày….tháng… năm…
Duyệt Khoa Nông Nghiệp& SHƯD
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Cần Thơ, thầy cô đã dành bao tâm huyết để truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi vững bước vào đời Hôm nay ước mơ của tôi đã thành sự thật, với sự phấn đấu của bản thân tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp Trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người Trong giây phút này đây tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành đến những người đã quan tâm, lo lắng và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Xin chân thành cảm ơn:
Cô Bùi Thị Lê Minh – người đã hết lòng chỉ bảo, động viên tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Thầy Trần Ngọc Bích đã luôn động viên và hết lòng chỉ bảo, dìu dắt tôi trong suốt thời gian đại học
Quý thầy cô Bộ môn Thú Y, Bộ môn Chăn Nuôi đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt những năm tháng qua
Cha mẹ tôi – người đã nuôi nấng, dạy dỗ và luôn đặt niềm tin, hy vọng vào tôi để tôi có được ngày hôm nay
Anh chị tôi – người luôn động viên, an ủi, luôn bên cạnh tôi những lúc khó khăn nhất
Các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài
Chân thành cảm ơn!
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn
Trịnh Huỳnh Nhật Toàn
Trang 6MỤC LỤC
Trang duyệt của Hội đồng Khoa i
Lời cảm tạ ii
Lời cam đoan iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắc vi
Danh mục sơ đồ - hình vii
Danh mục bảng - biểu đồ viii
Tóm lược ix
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Đại cương về vi khuẩn Escherichia Coli 2
2.1.1 Đặc điểm hình thái 4
2.1.2 Đặc tính nuôi cấy 4
2.1.3 Đặc tính sinh hóa 5
2.1.4 Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E.coli 6
2.1.5 Độc tố vi khuẩn 6
2.1.6 Sức đề kháng và khả năng gây bệnh của vi khuẩn 6
2.2 Kháng sinh 7
2.3 Tình hình nhiễm E.coli trên gà 8
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 9
3.1 Nội dung nghiên cứu 9
3.2 Phương tiện nghiên cứu 9
3.2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng 9
3.2.2 Dụng cụ và trang thiết bị thí nghiệm 9
3.2.3 Hóa chất và môi trường thí nghiệm 9
3.3 Phương pháp nghiên cứu 10
Trang 73.3.1 Phương pháp lấy mẫu 10
3.3.2 Phương pháp pha loãng mẫu 10
3.3.3 Phương pháp định lượng E.coli 11
3.3.4 Phương pháp làm kháng sinh đồ 14
3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 15
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 16
4.1 Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli trên gà 16
4.1.1 Tỉ lệ nhiễm E.coli trên gà thịt 16
4.1.2 So sánh tỉ lệ nhiễm E.coli trên gà thịt và gà đẻ 16
4.2 Mật độ nhiễm E.coli trên gà thịt và gà đẻ 17
4.3 Kết quả làm kháng sinh đồ 17
4.4 Tính đa kháng của E.coli đối với các loại kháng sinh 19
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 20
5.1 Kết luận 20
5.2 Đề nghị 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
PHỤ CHƯƠNG 23
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
E.coli: Escherichia coli
APEC: Avian pathogenic E.coli
ST: Heat stable
LT: Heat labile
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1 Phương pháp pha loãng mẫu 10
Sơ đồ 2 Quy trình định lượng vi khuẩn E.coli (Theo TCVN5155-90) 13
Danh mục hình Hình 1 Túi khí chứa nhiều dịch viêm 2
Hình 2 Màng fibrin phủ đầy quanh tim 3
Hình 3 Viêm màng bao tim và viêm màng bụng 3
Hình 4 Viêm rốn và lòng đỏ không tiêu 3
Hình 5 Vi khuẩn E.coli trên môi trường MC 11
Hình 6 Kết quả sinh hóa của E.coli 12
Hình 7 Kết quả làm kháng sinh đồ 17
Trang 10DANH MỤC BẢNG – BIỂU ĐỒ Danh mục bảng
Bảng 1 Số lượng mẫu thu thập 10
Bảng 2 Bảng tiêu chuẩn đường kính vòng vô khuẩn của kháng sinh 14
Bảng 3 Kết quả tỉ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli trên gà thịt theo lứa tuổi 16
Bảng 4 Kết quả tỉ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli trên gà thịt và gà đẻ 16
Bảng 5 Kết quả mật độ nhiễm E.coli trên gà thịt và gà đẻ 17
Bảng 6 Kết quả kháng sinh đồ của các mẫu E.coli phân lập được 18
Bảng 7 Kết quả kiểm tra tính đa kháng của các chủng E.coli phân lập 19
Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1 Kết quả kháng sinh đồ của các mẫu E.coli phân lập 19
Trang 11TÓM LƢỢC
Đề tài “Khảo sát sự lưu hành của Escherichia coli trên gà khỏe ở hộ chăn nuôi tại Phường Thới An Đông – Quận Bình Thủy – Thành Phố Cần Thơ” được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 12/2013 trên 56 mẫu phân gà ở trạng thái khỏe mạnh, trong đó bao gồm 20 mẫu phân gà đẻ và 36 mẫu phân gà thịt ở các lứa tuổi khác nhau Sau khi lấy mẫu về chúng tôi tiến hành phân tích định lượng theo TCVN 5155-90 và thử độ nhạy của một số loại kháng sinh đối với các mẫu phân lập được Kết quả phân tích định lượng thu được là tỷ lệ nhiễm E.coli trên phân
gà 78,57% Mật độ nhiễm 7,2 x 10 6
- 9,6 x 10 6 tùy đối tượng Kháng sinh đồ thu được cho biết E.coli nhạy cảm với các kháng sinh Norfloxacin (72,72%), Amoxicillin/ clavulanic acid (63,63%) và đề kháng mạnh với các kháng sinh Amoxcillin (88,63%), Ampicilline (59,09) Xét về tính đề kháng kháng sinh thì một số vi khuẩn có thể đề kháng cùng lúc từ 2 đến 8 loại kháng sinh khác nhau, trong đó số vi khuẩn đề kháng cùng lúc 6 loại kháng sinh chiếm đa số các mẫu phân lập được (31,82%) và số mẫu kháng lại 2 và 3 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (2,27%)
Trang 12CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Trần Cẩm Vân (2001), vi khuẩn E.coli thường cư ngụ sẵn trong đường
tiêu hóa của các loại gia cầm ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ cao, ở trong ruột chúng sống
đối kháng với một số vi khuẩn khác như Salmonella và Shigella nhờ có khả năng
tạo ra một loại chất ức chế có tên là Colixin Chúng có khả năng tổng hợp một số vitamin thuộc nhóm B, E và K Vì thế khi không gây bệnh chúng có lợi cho đường ruột nhờ hạn chế được một số vi khuẩn khác, giữ thế cân bằng sinh thái trong ruột và sinh tổng hợp một số vitamin, tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi
vi khuẩn sẽ phát triển mạnh hơn và gây bệnh cho đàn gia cầm (trích dẫn bởi Phan
Chí Thiên, 2011) E.coli gây bệnh trên gia cầm với nhiều thể bệnh khác nhau, ngoài các serotype chỉ gây bệnh trên gia cầm thì E.coli còn có chủng O157:H7 có
thể lây lan từ gia cầm qua con người (Nguyễn Đức Hiền, 2009) Vì vậy, việc hiểu
biết về tỉ lệ nhiễm và mật độ nhiễm của vi khuẩn E.coli trên đàn gia cầm khỏe để
có thể giúp chúng ta ngăn ngừa mầm bệnh E.coli gây bệnh cho đàn gia cầm
Xuất phát từ tình hình thực tế trên đề tài “Khảo sát sự lưu hành của
Escherichia coli trên gà khỏe ở hộ chăn nuôi tại Phường Thới An Đông –
Quận Bình Thủy – Thành Phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm mục tiêu:
- Phân lập vi khuẩn E.coli trên phân gà bằng phương pháp định lượng theo TCVN 5155-90 để xác định tỉ lệ và mật độ nhiễm E.coli trên gà
- Kiểm tra độ nhạy của kháng sinh đối với các chủng E.coli phân lập được
Trang 13CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Đại cương về vi khuẩn E.coli
E.coli được mô tả lần đầu tiên năm 1885 do bác sĩ người Đức tên Thoedore
Escherich, nó được xem là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở người và động vật Nguồn gốc tên gọi này do Escherich phát hiện từ trong tã lót của trẻ em được
công bố với tên gọi đầu tiên là Bacterium coli commune Chỉ 4 năm sau vi khuẩn này được giới chuyên môn đổi tên thành Escherich nhằm tri ân người có công khám phá Tuy nhiên nó được gọi bằng tên Bacillus coli vào năm 1895 và
Bacterium coli vào một năm sau đó Sau nhiều kiểu gọi đến năm 1991 vi khuẩn
được định danh thống nhất toàn cầu là Eschrichia coli (http://vi.wikipedia.org)
Vi khuẩn E.coli gây nhiễm khuẩn huyết được mô tả lần đầu vào năm 1907
trên gà, gây bệnh viêm ruột được mô tả và phân lập từ năm 1923 Giữa năm 1938
và 1956 E.coli được phân lập trong các bệnh có liên quan như viêm rốn, viêm tế
bào, hội chứng sưng đầu, bệnh tiêu chảy, viêm âm đạo ở gia cầm mái, viêm màng bụng, viêm vòi trứng, viêm túi khí, viêm khớp, áp xe bàn chân, viêm da và các thể gây nhiễm trùng huyết (thể toàn thân, thể hô hấp, thể viêm ruột, thể gia cầm mới nở và thể cấp tính ở gà đẻ trứng), ngoài ra còn có các di chứng ở các gia cầm sau khi hồi phục do nhiễm trùng huyết như viêm màng não, viêm mắt, Hjarre
(bệnh u hạt coli ), viêm khớp và sưng màng khớp (Nguyễn Đức Hiền, 2009)
Hình 1 Túi khí chứa nhiều dịch viêm
(http://www.anova.com.vn/contents/articleasp?id=288&detail=16&ucat=44)
Trang 14Hình 2 Màng fibrin phủ đầy quanh tim
Hình 3 Viêm màng bao tim và viêm màng bụng
(http://www.anova.com.vn/contents/articleasp?id=288&detail=16&ucat=44)
Hình 4 Viêm rốn và lòng đỏ không tiêu
(http://www.anova.com.vn/contents/articleasp?id=288&detail=16&ucat=44)
Trang 152.1.1 Đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Như Thanh (1997), E.coli là một loại trực khuẩn hình gậy
ngắn, kích thước 2-3 μm x 0,6 μm Trong cơ thể trực khuẩn có hình cầu đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn Có khi trong môi trường nuôi cấy còn thấy những trực khuẩn dài 4-8 μm, những loại này thường gặp trong canh khuẩn già
Phần lớn E.coli di động do có lông ở xung quanh thân nhưng một số không thấy
di động Vi khuẩn không sinh nha bào, bắt màu Gram âm, có thể bắt màu toàn thân hoặc sẫm ở hai đầu khoảng giữa nhạt hơn, có thể hình thành giáp mô khi gặp môi trường dinh dưỡng tốt, nhưng soi tươi có thể không thấy được Nếu cố định
bằng axit osmic rồi quan sát dưới kính hiển vi thấy tế bào E.coli có nhân, đó là
một khối tối nằm trong nguyên sinh chất màu sáng
Theo Rea và Fleming (1994), trên thạch dinh dưỡng chúng tạo ra khuẩn lạc
từ trơn láng (Smooth= S) đến sần sùi (Rough= R) hoặc dạng nhầy (Mucoid= M), đường kính từ 1,5-3 mm Dạng S thì hơi lồi, ướt với bề mặt bóng láng, rìa khuẩn lạc nguyên vẹn và tan dễ dàng trong nước muối sinh lý Dạng R thì khô và khó tan trong nước muối sinh lý Dạng S có chuỗi polysaccharide là một phần của chuỗi lipopolysaccharide ở màng ngoài vi khuẩn Trong khi dạng R thì chuỗi polysaccharide mất đi do đột biến cho nên chúng xuất hiện khuẩn lạc khô và nhăn trên thạch (Trích dẫn của Phan Chí Thiên, 2011)
2.1.2 Đặc tính nuôi cấy
Theo Nguyễn Như Thanh và ctv (1997), E.coli phát triển dễ dàng trên các
môi trường nuôi cấy thông thường, là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 5-40 oC, thích hợp là 37o
C; pH 7,2- 7,4, phát tiển được
ở pH 5,5-8 Trên môi trường nước thịt vi khuẩn phát triển tốt, môi trường rất đục,
có cặn màu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màng màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường màu phân thối Trên môi trường Meller Kauffman và môi
trường Malasit, E.coli không mọc Trên môi trường Endo, E.coli có khuẩn lạc
màu đỏ, có ánh kim hoặc không có ánh kim (Trích dẫn của Nguyễn Quốc Cường, 2010)
Theo Lê Đình Phùng (1997), trên môi trường DA (Desoxycholate Agar):
E.coli có khuẩn lạc màu đỏ, dẹt, tròn và khô đường kính 0,5mm Trên môi trường
EMB (Eosin Methylen Blue Agar) khuẩn lạc tròn, bóng, màu tím đen, có ánh
kim Trên môi trường MC (MacConkey Agar) vi khuẩn E.coli hình thành khuẩn
lạc to, tròn đều, màu hồng nhạt, mặt khuẩn lạc hơi lồi, kích thước 2-3mm
Trang 16Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), trên môi trường NA (Nutrient Agar) và TSA (Tripticase Soy Agar) qua 18-24 giờ trong tủ ấm 37oC, hình thành khuẩn lạc tròn ướt, màu trắng nhạt, mặt khuẩn lạc hơi lồi, đường kính 2-3mm (Trích dẫn của Phan Chí Thiên, 2011)
2.1.3 Đặc tính sinh hóa
Theo Nguyễn Như Thanh và ctv (1997), vi khuẩn E.coli được định danh
bằng phản ứng sinh hóa qua các môi trường Indol (Trypton Agar), MR (Methyl Red), VP (Voges – Proskauer), KIA (Kligler Iron Agar), Simmons Citrate… Indole: Triptophan là một axit amin có thể bị oxi hóa bởi sinh vật có hệ men trytphanase tạo nên các sản phẩm chứa gốc Indole Nếu trong môi trường có
triptophan, E.coli sẽ li giải Tritophan thành Indole Để nhận biết Indole người ta
nhỏ vài giọt thuốc thử Kovacs, hợp chất Indole với thuốc thử Kovacs có màu đỏ Methyl Red: thử nghiệm MR nhằm phân biệt vi sinh vật dựa trên sự khác biệt về khả năng tạo và duy trì các sản phẩm biến dưỡng có tính axit bền trong môi trường trong quá trình lên men glucose Chỉ thị methyl red giúp phân biệt nồng độ H+
hiện diện trong môi trường sau khi vi sinh vật lên men glucose Chỉ thị này thay đổi khác nhau tùy vùng pH hay nồng độ ion H+: đỏ khi pH thấp hơn 4,4; màu cam khi pH 5,0- 5,8 và màu vàng khi pH trên 6,0 Nồng độ ion H+ phụ thuộc vào tỉ lệ CO2 , H2 và con đường chuyển hóa đường của từng vi sinh vật
Trong môi trường glucose, E.coli tạo môi trường có H+
cao (pH<4,5) cho thuốc thử Methyl Red vào môi trường có màu đỏ → MR +
Theo Nguyễn Thanh Bảo và ctv (2004), đối với môi trường Voges- prokauer(VP) tùy loại enzyme vi khuẩn có được mà quá trình lên men glucose sẽ cho sản phẩm cuối cùng khác nhau Một trong số đó là aceton sẽ tạo phức màu đỏ
với thuốc thử α- naphthol và KOH E.coli có VP âm tính (không có màu đỏ)
Citrate: trong môi trường Simmon citrate, nguồn cacbon duy nhất là citrate,
vi khuẩn sử dụng citrate sẽ kiềm hóa môi trường làm đổi màu từ màu xanh lục
sang xanh lơ E.coli có phản ứng citrate âm tính
E.coli lên men sinh hơi các loại đường glucoz, mantoz, galactoz, levuloz,
lactoz, fructoz Có thể có lên men hoặc không lên men các đường như Saccharose, Rafinose, Slixin, Esculin, Duxit, Glycerol Nhưng nó không thể lên men các loại đường như: Dextrin, Amidon, Glycoren, Inosit, Xenlobiose
Trang 17Tất cả E.coli đều lên men đường lactoz nhanh và sinh hơi, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt E.coli và Salmonella (Trích dẫn của Phan Chí Thiên,
2011)
2.1.4 Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E.coli
Theo Lưu Hữu Mãnh (2009), E.coli có các loại kháng nguyên sau:
- Kháng nguyên O: kháng nguyên thân, ký hiệu bằng số học, thí dụ: O133; Kháng nguyên H: kháng nguyên lông, ký hiệu bằng số, thí dụ: H2; Kháng nguyên K: kháng nguyên bề mặt hay kháng nguyên vỏ bọc Trong kháng nguyên K còn các loại kháng nguyên L, A, B nên tạo thành nhiều type huyết thanh khác nhau
Phần lớn E.coli có kháng nguyên K bao phủ kín kháng nguyên O nên khi còn
sống vi khuẩn không gây ngưng kết với kháng nguyên O tương ứng
Ngoài ra theo Nguyễn Đức Hiền (2009) còn có kháng nguyên bám dính ký hiệu là kháng nguyên F
2.1.5 Độc tố vi khuẩn
Theo Nguyễn Đức Hiền (2009), độc tố là một thành phần cấu trúc của tế bào
vi khuẩn Độc tố E.coli gây bệnh ở loài gia cầm thì ít độc hơn ở loài hữu nhủ Sự
khác nhau có thể do sự sản sinh ít độc tố hơn ở gia cầm hoặc có thể do không tìm
ra do sử dụng test thử của chủng gây bệnh ở loài hữu nhủ Độc tố được xác định theo loài vi khuẩn gây bệnh
- Enterotoxin: gồm 2 loại là chịu nhiệt (ST: heat stable) và không chịu nhiệt (LT: heat labile) Là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp tính
- Verotoxin (gồm VT1, VT2 và VT2v): độc tố này tương tự như Shiga-toxin
của vi khuẩn Shigella dysenteriae type 1 gây xuất huyết tiêu hóa, phổi, thận và
tác động đến hệ thần kinh
- Necrotoxin: gồm CNF1 và CNF2 là độc tố gây hoại tử
2.1.6 Sức đề kháng và khả năng gây bệnh của vi khuẩn
E.coli không chịu được nhiệt độ cao, đun 55oC chết trong 1 giờ; 60o
C chết trong 30 phút, 100oC chết ngay Ở môi trường ngoài các chủng E.coli độc có thể tồn tại đến 4 tháng Các chất sát trùng thông thường diệt được E.coli: acid phenic,
biclorua thủy ngân, formol, hydroperoxid 0,1% diệt vi khuẩn sau 5 phút (Lưu Hữu Mãnh, 2009)
Trang 18Hầu hết các loài gia cầm bao gồm gà vịt, chim cút, đà điểu… đều cảm
nhiễm tự nhiên với E.coli Hầu hết các chủng E.coli phân lập từ gia cầm chỉ gây
bệnh cho gia cầm, ít nguy hại đến người và các động vật khác như: O1, O2, O35, O78, O18, O81, O115, O116 và O132 Tuy nhiên loài gia cầm cũng mẫn cảm với
chủng E.coli O157:H7 là một chủng sinh độc tố Shiga gây hại cho người (Nguyễn
Đức Hiền, 2009)
Trong đường tiêu hóa E.coli chiếm tỉ lệ cao nhất trong số vi khuẩn hiếu khí (khoảng 80%) Tuy nhiên, E.coli cũng là một vi khuẩn gây bệnh quan trọng, nó
đứng đầu trong các vi khuẩn gây tiêu chảy, viêm đường tiết niệu, viêm đường
mật, đứng hàng đầu trong các căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết E.coli có thể
gây nhiều bệnh khác như viêm màng não, nhiễm khuẩn vết thương Theo báo cáo của chương trình quốc gia giám sát tính kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh
thường gặp (1988- 1994) thì E.coli đứng thứ hai (sau S aureus) về tỉ lệ phân lập
được từ các loại bệnh phẩm ở nước ta (Viện sốt rét ký sinh trùng – côn trùng Quy Nhơn)
Theo Trần Cẩm Vân (2001), bình thường E.coli sống trong ruột nhưng không gây bệnh Khi cơ thể suy yếu một số chủng trở nên gây bệnh E.coli không
chỉ gây bệnh đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ mà còn có thể gây một số bệnh khác như viêm phế quản, viêm màng phổi
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1997), bệnh do trực khuẩn E.coli có thể xảy ra
như một bệnh truyền nhiễm kế phát trên cơ thể thiếu vitamin và mắc các bệnh do
virus và kí sinh trùng E.coli thường gây bệnh cho súc vật mới đẻ từ 2-3 ngày
hoặc 4-8 ngày, gây bệnh đường ruột cho ngựa, bê, lợn con, cừu con, gia cầm con
Ở gia cầm (gà, vịt, bồ câu) phân xanh lá cây rất hôi thối, có khi viêm kết mạc mắt, viêm cuống phổi, viêm phổi, viêm niêm mạc mũi làm gia cầm thở khó (Trích dẫn của Phan Chí Thiên, 2011)
Theo Lê Hồng Mận (1999), vi khuẩn E.coli gây bệnh trên gà là nhóm APEC (Avian pathogenic E.coli) thuộc các serotype O1, O2, O78 gây bệnh ở đường ruột
thường là do kết hợp với yếu tố ngoại cảnh và nhân tố mở đường (Trích dẫn của Nguyễn Quốc Cường, 2010)
2.2 Kháng sinh
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), chất kháng sinh là những chất hóa học do sinh vật bài tiết ra hoặc do tổng hợp hóa học, có khả năng ức chế sự phát triển của