Bệnh E.coli (Colibacillosis avium)

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 31)

2.4.6.1 Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Escherichia coli. Bệnh thƣờng xảy ra

do giảm sức đề kháng bởi các tác nhân truyền nhiễm và không truyền nhiễm.

Vi khuẩn Escherichia coli thuộc chi Escherichia họ Anterobacteriaceae, là

những trực khuẩn ngắn, Gam âm, có hình dạng đồng nhất, không có khả năng hình thành nha bào. Vi khuẩn này có thể thay đổi về kích thƣớc và hình dạng.

Hầu hết các chủng vi khuẩn Escherichia coli di động và có lông roi, có thể

phát triển ở điều kiện hiếu khí hoặc yếm khí trong các môi trƣờng dinh dƣỡng

ở nhiệt độ 18- 440

ở 700

C vi khuẩn bị vô hoạt sau 2 phút, trong điều kiện đông khô vi khuẩn có thể sống lâu. Vi khuẩn có khả năng đề kháng với nhiều kim loại nặng nhƣ: arsenic, đồng, kẽm, thủy ngân và các chất sát trùng nhƣ hỗn hợp amonium, oxy già, formadehyde và chlorhexidine.

(Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012)

2.4.6.2 Loài mắc bệnh

Các loại gia cầm đều mẫn cảm với vi khuẩn Escherichia coli. Tất cả các

lứa tuổi của gia cầm đều mẫn cảm với bệnh nhƣng gia cầm non từ 1 đến 30 ngày tuổi mẫn cảm cao hơn.

2.4.6.3 Đƣờng lây lan

Đƣờng lây lan chủ yếu qua thức ăn nƣớc uống bị nhiễm Escherichia coli

do gia cầm bị bệnh hoặc mang trùng thải vi khuẩn ra môi trƣờng. Ngoài ra, bệnh còn lây lan qua trứng của gà mái đẻ nhiễm bệnh mạn tính mang trùng, hoặc qua vỏ trứng dính phân… Nhiều trƣờng hợp bệnh tự phát ra do vi khuẩn có sẳn trong đƣờng tiêu hóa, khi sức đề kháng của cơ thể giảm.

2.4.6.4 Triệu trứng

Thời gian ủ bệnh từ 1-10 ngày. Triệu chứng nhìn chung thƣờng khác nhau do mức độ độc lực của vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể.

Gà con tiêu chảy phân loãng có màu trắng xanh lá cây dính bết vào hậu môn. Nhiều con có triệu chứng khó thở, sổ mũi, viêm kết mạc mắt, viêm phổi, cuống phổi. Gà mệt mỏi, ít đi lại, gầy và chết. Những con sống sót thƣờng còi cọc, chậm lớn.

Ở gà lớn bệnh thƣờng có triệu chứng nhẹ và kéo dài, gà mái giảm tỷ lệ đẻ trứng.

2.4.6.5 Bệnh tích

Bệnh tích thƣờng không điển hình. Nếu gà con chết nhanh, đột ngột thƣờng không gây bệnh tích.

Nếu gà con chết sau 4-6 ngày nhiễm bệnh thấy bệnh tích viêm ruột, gan lách viêm sƣng và có điểm hoại tử. Phổi viêm và tụ máu. Ở gà mái đẻ buồng trứng viêm đỏ, máu loãng do giảm lƣợng hemoglobin (Nguyễn Quang Tuyên và Trần Thanh Vân, 2001).

Viêm mắt, mắt sƣng, mờ, kéo mây đục. Khi bệnh kéo dài các mô sẽ hoại tử trở thành những dạng u hạt, võng mạc bị bong tróc rồi teo lại, thủy tinh thể có thể bị phân hủy. Viêm xoang vùng đầu, làm cho vùng đầu sƣng lên. Viêm ruột, có nhiều hạt ở manh tràng, tá tràng, màng treo ruột và ở gan nhƣng không có hiện diện ở lách.

Viêm cuốn rốn, đôi khi thấy túi lòng đỏ bị tồn lƣu và nhiễm trùng. Viêm ống dẫn trứng, trứng rớt trong xoang bụng và đƣợc bao bọc xung quanh bởi chất bã đậu. Năng suất trứng giảm và có rất nhiều trứng không đạt tiêu chuẩn do kích thƣớc nhỏ. Viêm phúc mạc do lòng đỏ rơi trong xoang bụng. Viêm

màng bao tim, viêm cơ tim. Trong trƣờng hợp kéo dài, màng ngoài tim có thể dính vào cơ tim.

Viêm phổi, viêm túi khí, túi khí dày và đục.

Viêm màng gan, gan sƣng, sậm, có màu xanh có mật.

Viêm xƣơng và tủy xƣơng, viêm khớp và những mô mềm xung quanh khớp.

Lách sung huyết.

Túi Fabricius teo hoặc viêm.

Dịch hoàn sƣng, cứng, viêm, có hình dạng bất thƣờng và có những điểm hoại tử.

Sau khi mổ khám các mô tổ chức thƣờng mất màu do tiếp xúc với không khí.

2.4.6.6 Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào triệu chứng và bệnh tích nhƣ gan sƣng có màu mật, viêm màng ngoài tim, viêm gan, có nhiều dịch màu hơi vàng ở túi khí, phúc mạc, viêm phổi, gan và lách hơi sƣng, viêm ống dẫn trứng và viêm mắt, viêm khớp, viêm màng não,…

Triệu chứng và bệnh tích rất phức tạp, khó phân biệt với bệnh thƣơng

hàn, bệnh do mycoplasma, bệnh do pasteurella. Để chẩn đoán chính xác cần phân lập mầm bệnh.

Chẩn đoán vi khuẩn học: Có thể sử dụng các cơ quan nội tạng để phân

lập vi trùng nhƣng cần tránh ô nhiễm Escherichia coli từ phân. Tủy xƣơng là

bệnh phẩm thƣờng đƣợc sử dụng nhất vì rất ít bị nhiễm tạp khuẩn.

Chẩn đoán huyết thanh học: Có thể phát hiện kháng thể từ các gia cầm khỏi bệnh bằng kỹ thuật ELISA.

(Hồ Thị Việt Thu, 2012)

2.4.6.7 Phòng bệnh

Vệ sinh thú y: Vệ sinh trong chuồng nuôi, thức ăn, nƣớc uống phải sạch. Sau mỗi đợt xuất gà cần thu dọn đệm lót, phân… tiêu độc nền chuồng, máng ăn, máng uống.

Phòng bằng vaccine: Do vi khuẩn Escherichia coli có rất nhiều type nên

vaccine cho miễn dịch chƣa cao, vì vậy chủ yếu là dùng kháng sinh (liều bằng một nửa liều điều trị) pha vào nƣớc uống cho gà con uống vào 1–2 ngày tuổi.

2.4.6.8 Điều trị

Có thể dùng một trong những loại kháng sinh sau:

- Coli-KN: Tiêm bắp thịt hoặc dƣới da, liều lƣợng 1ml/2kg thể trọng/ngày, dùng trong 3-4 ngày.

- Coli-Vinavet: Pha với nƣớc uống hoặc trộn đều trong thức ăn, liều lƣợng: 1g/3kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 3-4 ngày.

- Coli-SP: Tiêm bắp thịt, liều lƣợng: 1ml/10kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 3-5 ngày.

Chlortetradexa: Tiêm bắp thịt, liều lƣợng: 1ml/5kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 3-4 ngày.

Dùng các loại thuốc tăng cƣờng sức đề kháng nhƣ: Colivinavet: pha với nƣớc uống, liều lƣợng: 0,5g/lít.

Multivitamin: pha với nƣớc uống, liều lƣợng: 0,3g/lít. (Nguyễn Quang Tuyên và Trần Thanh Vân, 2001)

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)