Tình hình bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa ở gà theo giới tính

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 46)

Bệnh hệ tiêu hóa xảy ra trên mọi lứa tuổi đƣợc thể hiện qua Bảng 4.2

Bảng 4.2 Tình hình bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa theo giới tính

Lứa (tháng tuổi) Giới Tính Trống Mái Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) <1 12 70,59 5 29,41 1-2 20 50,00 17 42,50 >2 17 54,84 13 41,94 Tổng 49 55,68 35 39,77

Để đánh giá tình hình bệnh tích xuất hiện ở hệ tiêu hóa của gà các nhóm tuổi theo giới tính. Chúng tôi tiến hành mổ khảo sát 49 con gà trống và 35 con gà mái. Kết quả mổ khảo sát đƣợc ghi nhận và trình bày ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2 cho thấy 49 con trong số 88 con gà trống sau mổ khám biểu hiện bệnh tích chiếm tỷ lệ 55,68%. Trong khi đó, đối với gà mái, bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa chiếm tỷ lệ 39,77% (35 con trong số 88 con có biểu hiện bệnh tích). Ngoài ra, gà ở mọi nhóm tuổi, tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên gà trống cao hơn trên gà mái. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở gà trống so với gà mái nhỏ hơn 1 tháng tuổi, từ 1 đến 2 tháng tuổi và lớn hơn 2 tháng tuổi lần lƣợt là 70,59 so với 29,41%, 55,00 so với 42,50% và 54,84% so với 41,94%. Vì vậy, theo kết quả mổ khảo sát gà trống hoặc gà mái ở mọi nhóm tuổi đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khả năng mắc bệnh và thể hiện bệnh tích trên hệ tiêu hóa của gà trống cao hơn so với gà mái. Vì gà trống có tính năng động hay cắn mổ những gà trống khác trong chuồng gây chảy máu nên mầm bệnh sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)