Bệnh cầu trùng gà (Coccidiosis)

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 34)

2.4.7.1 Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh cầu trùng gà là một trong các bệnh phổ biến ở gia cầm đặc biệt là

gia cầm nuôi công nghiệp. Bệnh gây ra do các loài cầu trùng sau: Eimeria

tenella, Eimeria necatrix, Eimeria acervulina, Eimeria mitis, Eimeria mivati, Eimeria praecox, Eimeria brunette, Eimeria hagani Eimeria maxima.

2.4.7.2 Loài mắc bệnh

Eimeria phân bố rộng khắp thế giới. Bệnh xảy ra nhiều ở gà nuôi theo hƣớng công nghiệp hơn là gà ta nuôi thả. Mọi lứa tuổi gà đều nhiễm. Tỷ lệ nhiễm theo tuổi: gà con một ngày tuổi có thể bị nhiễm và gà lớn là nguồn gieo

rắc mầm bệnh luôn thải oocyst ra ngoài. Tỷ lệ nhiễm tăng dần và đạt tỷ lệ cao

ở tuần thứ 4 và tuần thứ 8 hoặc kéo dài hơn sau đó tỷ lệ nhiễm giảm thấp. Theo tác giả Dƣơng Công Thuận (1978) tỷ lệ nhiễm ở Xí nghiệp gà Đông Anh, gà 2-4 tuần nhiễm 4%, 5-8 tuần nhiễm 24%, 9-13 tuần nhiễm 11%. Các Xí nghiệp khác, gà nhiễm cao từ 2-4 tuần tuổi sau đó giảm thấp dần ở các lứa tuổi cao hơn, trong điều kiện nuôi dƣỡng chăm sóc khác nhau, tỷ lệ nhiễm có thể cao hơn ở tuần thứ 4 hoặc thứ 5 đến tuần thứ 8 sau đó giảm xuống, sau 2

tháng gà có sức miễn dịch với Eimeria.

2.4.7.3 Đƣờng lây lan

Việc truyền bệnh do thức ăn, nƣớc uống bị nhiễm bẩn, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi và các côn trùng, động vật gậm nhấm có trong chuồng.

2.4.7.4 Triệu chứng và bệnh tích

Gia cầm không uống nƣớc, yếu, hay đứng, xã cánh, mắt nhắm lại, phân lỏng có chứa chất nhầy và lẫn máu, vách ruột dày và có dịch màu hồng. Ruột non xuất huyết ở phần cuối và ruột già. Nhiễm nặng có hiện tƣợng viêm hoại tử toàn bộ ống tiêu hóa nhƣng thƣờng thấy ở giai đoạn cuối ruột non và hồi manh tràng. Vách manh tràng dày, niêm mạc tróc ra khỏi ruột, xuất huyết toàn bộ manh tràng với nhiều dịch nhày, niêm mạc manh tràng có nhiều cục máu.

2.4.7.5 Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng, bệnh tích để chẩn đoán. Cần phân biệt với các bệnh do virus, vi khuẩn. Chẩn đoán dựa vào bệnh tích không cho kết quả chính xác

nặng nhất, sau đó đến Eimeria brunetti, Eimeria acervulinaEimeria mitis.

Các loại Eimeria tenella Eimeria necatrix phân có lẫn máu, còn các loại

khác không có máu trong phân.

Dựa vào kết quả xét nghiệm phân tìm oocyst theo phƣơng pháp phù nổi.

Dựa vào kích thƣớc của oocyst, màu sắc định danh từng loại. Nhƣng phƣơng

pháp này không đƣợc thông dụng và khó xác định loài qua kích thƣớc oocyst.

Mổ khám để quan sát những tổn thƣơng của Eimeria gây ra. Dựa vào mức độ

tổn thƣơng có thể biết đƣợc loài nào nhƣng một số loài định vị ở nhiều vị trí khác nhau trong các giai đoạn sinh sản vô tính. Hơn nữa nếu phân chia ruột cũng chỉ có 5 đoạn, đầu ruột non, giữa, cuối, manh tràng và trực tràng. Cần lấy niêm mạc quan sát trên phiến kính dƣới kính hiển vi để xác định các meront,

oocyst,… Oocyst khó quan sát. Qua các meront có thể xác định đƣợc loài nhƣng meront ở mỗi giai đoạn khác nhau lại có kích thƣớc khác nhau và chứa merozoite khác nhau. Dùng phân để đánh giá mức độ nhiễm. Nếu phân có nhiều dịch nhầy, có khi có máu, tiêu chảy nặng là 4+.

Cần lấy phân bảo quản trong 2-4% Potassium bichromate quan sát từng

giờ để kiểm tra sự xuất hiện của sporocyst. Sau đó định loại theo khóa của

Eckert et al, (1995).

Có thể dùng các phản ứng huyết thanh học để chẩn đoán nhƣ kỹ thuật phóng xạ miễn dịch, kỹ thuật khuếch tán phóng xạ, miễn dịch huỳnh quang.

2.4.7.6 Phòng trị

Khi phát hiện gà nhiễm Eimeria dùng các thuốc để điều trị. Khi điều trị

không nên dùng nhiều loại thuốc và không dùng thuốc cùng cơ chế tác động. Khi Eimeria quen thuốc, đổi sang thuốc khác với thuốc trƣớc Eimeria rất dễ tạo sức đề kháng với thuốc. Mỗi loài thuốc có cơ chế tác động khác nhau.

Sulfonamide và những dẫn xuất của nó cạnh tranh với PABA trong sự

tổng hợp acid folic. Amprolium cạnh tranh sự hấp thu Thiamine của ký sinh.

Quinoline và Clopidol ngăn trở sự trao đổi năng lƣợng trong cytochrome của

Eimeria. Polyether Ionophore thay đổi sự thấm lọc cân bằng các cation kim loại kiềm của màng tế bào protozoa.

(Nguyễn Hữu Hƣng, 2011)

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)