Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis avium)

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 27)

2.4.4.1 Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Bacillus bipolaris avisepticus, ngày

nay đƣợc gọi với tên chung là Pasteurellosis mutocida, thuộc chi Pasteurella,

họ Pasteurellaceae, là loại trực khuẩn ngắn, Gam âm không di động, không hình thành nha bào, có vỏ nhầy.

Vi khuẩn có sức đề kháng rất yếu. Trong điều kiện khô ráo vi khuẩn bị

chết sau 1-2 ngày, ở 600C vi khuẩn bị giết sau vài phút. Các dung dịch sát

trùng thông thƣờng chỉ với nồng độ thấp có khả năng tiêu diệt vi khuẩn dễ dàng, nhƣng trong đất ẩm vi khuẩn có khả năng tồn tại lâu và có thể sinh sản.

2.4.4.2 Loài mắc bệnh

Tất cả các loài gia cầm đều mẫn cảm, trong đó gà tây là động vật mẫn cảm nhất. Gà, gà tây, vịt bệnh nặng và hay xảy ra những vụ dịch lớn giết chết nhiều gia cầm. Bệnh từ gia cầm có thể lây sang các loài gia súc khác. Gia cầm lớn hơn 16 tuần rất mẫn cảm với bệnh.

2.4.4.3 Đƣờng lây lan

Bệnh có thể lây truyền qua đƣờng hô hấp trên do nhiễm mầm bệnh từ các dịch tiết ở mũi, miệng, mắt của gia cầm bệnh hoặc mang trùng. Bệnh cũng có thể lây qua đƣờng tiêu hóa từ nƣớc uống hoặc thức ăn có nhiễm mầm bệnh.

2.4.4.4 Triệu chứng

Thời gian nung bệnh từ 1-9 ngày, trung bình là 2-3 ngày. Thể quá cấp diễn biến nhanh, con vật ủ rũ cao độ 1-2 giờ rồi chết. Thể cấp tính phổ biến,

con vật sốt cao 42-430C, từ mũi miệng chảy ra chất nƣớc nhớt, có bọt lẫn máu.

Tiêu chảy phân có màu sô-cô-la. Thở khó, mào và yếm tím bầm. Con vật chết do ngạt thở. Thể mạn tính con vật gầy còm, mào và yếm sƣng, thủy thủng, hoại tử. Viêm khớp mạn tính (đầu gối, cổ, chân, đùi). Viêm kết mạc mắt và các mô kế cận, tiêu chảy. Một số con có triệu chứng thần kinh do viêm màng não mạn tính.

2.4.4.5 Bệnh tích

Thể cấp tính bệnh tích không điển hình, chỉ thấy tụ huyết và xuất huyết ở các xoang và phủ tạng. Thể cấp tính tụ huyết và xuất huyết ở tổ chức liên kết dƣới da, xoang và các cơ quan phủ tạng (thƣờng thấy ở vịt và ngỗng). Tim sƣng, xuất huyết, viêm ngoại tâm mạc, bao tim chứa dịch vàng. Phổi tụ máu, viêm có màu nâu thẩm, chứa dịch viêm đỏ nhạt. Gan sƣng có những nốt hoại tử hình đinh ghim trên bề mặt gan. Lách tụ máu hơi sƣng. Niêm mạc ruột tụ máu, xuất huyết, viêm. Thể mạn tính viêm hoại tử mãn tính đƣờng hô hấp và gan. Viêm phúc mạc mãn tính. Ống dẫn trứng sƣng, màu vàng nhạt, chứa dịch xuất có fibrin. Viêm khớp, khớp sƣng to chứa nhiều dịch màu xám đục.

2.4.4.6 Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào đặc điểm dịch tể là bệnh xảy ra có tính chất lẻ tẻ, phổ biến ở gia cầm trƣởng thành với những triệu chứng bệnh nặng, chết nhanh. Bệnh tích đặc trƣng là có những điểm hoại tử li ti trên bề mặt gan, viêm bao tim tích nƣớc vàng.

Chẩn đoán phân biệt với bệnh cúm và bệnh Newcastle.

Kiểm tra dƣới kính hiểm vi: phiết kính bệnh phẩm gan, lách, nhuộm Giemsa hoặc xanh methylen, sẽ phát hiện đƣợc các cầu trực khuẩn bắt màu lƣỡng cực, hoặc có thể dùng phƣơng pháp nhuộm miễn dịch huỳnh quang để

phát hiện Pasteurellosis multocida trong các mô hoặc dịch tiết của gà mắc bệnh.

Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn: đối với gà mổ khám, các bệnh phẩm thƣờng đƣợc sử dụng là tủy xƣơng, máu, tim, gan, màng não. Ở gà còn sống, chúng ta có thể lấy bệnh phẩm từ dịch tiết ở mũi, hay dịch ngoáy ở hầu họng.

Tiêm truyền: gây nhiễm cho gà trên 90 ngày tuổi bằng cách tiêm bắp với liều < 10.000 vi khuẩn, sau đó khảo sát triệu chứng, bệnh tích và phân lập vi khuẩn từ gà gây nhiễm.

2.4.4.7 Phòng bệnh

Vệ sinh phòng bệnh: Cách ly gia cầm mới mua về theo dõi ít nhất 30 ngày. Tăng cƣờng vệ sinh chuồng trại, nuôi dƣỡng chăm sóc để nâng cao sức đề kháng của gia cầm, đặc biệt là những lúc có nguy cơ làm giảm sức đề kháng nhƣ thời tiết thay đổi, vận chuyển,... Khi có bệnh xảy ra nên loại bỏ toàn bộ gà bệnh. Cách ly triệt để khu vực còn an toàn. Dùng kháng sinh để hạn chế tác hại của bệnh nhƣ terramycine, chloramphenicol, streptomycine, colistine,...

Phòng bằng vaccine: Hiện nay, vaccine vô hoạt khá phổ biến trên thị trƣờng. Ở nƣớc ta, sử dụng vaccine vô hoạt phèn chua đƣợc sản xuất ở trong nƣớc. Dùng tiêm ngừa cho gia cầm từ 25 ngày tuổi trở lên. Tiêm dƣới da với liều 1ml/con, miễn dịch khoảng 6 tháng.

2.4.4.8 Điều trị

Bệnh thƣờng rất nặng. Do đó cần điều trị càng sớm càng hiệu quả. Dùng kháng sinh streptomycin, oxytetracyclin, chlortetracycline hoặc sulfamide. Bổ sung các vitamin để tăng cƣờng sức đề kháng của gia cầm.

(Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012)

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)