Bệnh thƣơng hàn (Typhus avium Avian salmonellosis)

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 29)

2.4.5.1 Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Salmonella gallinarum

Salmonella pullorum, ngày nay mầm bệnh đƣợc gọi với tên chung là

Salmonella gallinarum pullorum, thuộc chi Salmonella, họ

Enterobacteriaceae. Vi khuẩn có hình que, kích thƣớc nhỏ, Gam âm, có

những đặc điểm chung của chi Salmonella nhƣng không có lông và không di

động.

Trong tự nhiên, vi khuẩn có sức đề kháng cao, trong phân vi khuẩn có thể sống khoảng 3 tháng, trong đất, nền chuồng vi khuẩn có thể sống khoảng 2 năm. Ngƣợc lại, vi khuẩn có sức đề kháng kém với nhiệt độ và chất sát trùng thông thƣờng. Xút, phenic acid, formol có thể tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng.

2.4.5.2 Loài mắc bệnh

Gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, các loài chim hoang cũng có thể mắc bệnh. Gà con 1-3 tuần tuổi thƣờng rất mẫn cảm và có tỷ lệ chết cao. Trong phòng thí nghiệm ngƣời ta dùng thỏ để tiêm truyền.

2.4.5.3 Đƣờng lây lan

Bệnh có thể lây truyền qua trứng do gà bệnh mạn tính hoặc mang trùng có nhiễm mầm bệnh ở buồng trứng. Ngoài ra, mầm bệnh cũng có thể bám vào và xuyên qua vỏ trứng để gây bệnh.

Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua đƣờng tiêu hóa do thức ăn nƣớc uống có nhiễm mầm bệnh từ phân gia cầm bệnh hoặc gia cầm mang trùng.

2.4.5.4 Triệu chứng

Thời gian nung bệnh từ vài ngày đến vài tuần. Triệu chứng ở gà con bệnh xảy ra cấp tính: trứng nhiễm bệnh có thể bị chết phôi, phôi chết trƣớc khi nở, gà con không làm vở đƣợc vỏ trứng, gà nở ra đƣợc cũng ốm yếu và phát bệnh ngay sau đó. Gà bệnh bụng to luôn đi tiêu chảy phân dính hậu môn. Gà bệnh ốm yếu, trọng lƣợng thấp, bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu, tiêu chảy, phân có màu trắng. Phần lớn sau 2-3 ngày gà hết bệnh, nhƣng nếu bệnh nặng có thể kéo dài 1-2 tuần, trong trƣờng hợp này con vật suy yếu trầm trọng, viêm ruột nặng, thở khó dần rồi chết. Triệu chứng ở gà lớn bệnh xảy ra ở thể mãn tính. Gà gầy yếu, niêm mạc nhợt nhạt, bụng tích nƣớc trƣơng to, tiêu chảy, phân có màu trắng nhƣ vôi bết ở hậu môn. Gà mái giảm đẻ, vỏ trứng xù xì, lòng đỏ có máu. Ở gà lớn, đôi khi bệnh cũng xảy ra ở thể cấp tính (thể nhiễm trùng huyết), gà đột nhiên ủ rũ, bỏ ăn tiêu chảy nặng.

2.4.5.5 Bệnh tích

Gà con lòng đỏ không tiêu, có màu vàng xám, hôi thối. Lách sƣng to gấp 2- 3 lần so với bình thƣờng. Ruột viêm đỏ, xuất huyết, có sự tích tụ fibrin. Trƣờng hợp nặng, niêm mạc ruột loét, trực tràng hoại tử. Nếu bệnh kéo dài, cơ tim, phổi, gan, lách có những nốt hoại tử màu vàng xám, to nhỏ không đều. Một số gà thƣờng viêm khớp (khớp đầu gối).

Gà lớn xác gầy, viêm hoại tử mạn tính ở các cơ quan phủ tạng. Gan sƣng, trên bề mặt có những nốt hoại tử màu vàng xám, to nhỏ không đều. Cơ tim, phổi, mề, ruột hoại tử. Viêm bao tim, bao tim dầy lên trong bao tim có dịch xuất có fibrin. Lách sƣng to, ruột viêm, hoại tử, loét thành từng vệt trên niêm mạc. Buồng trứng méo mó, dị hình có màu vàng nâu, xanh đen. Viêm buồng trứng dẫn đến viêm phúc mạc làm cho ruột, ống dẫn trứng và thành bụng dính lại với nhau. Xoang bụng có nhiều dịch viêm và fibrin. Một số con viêm khớp mạn tính. Ở gà trống có những nốt hoại tử to nhỏ ở dịch hoàn.

2.4.5.6 Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng: bệnh xảy ra ở thể cấp tính ở gà con và mạn tính ở gà lớn. Triệu chứng tiêu chảy, phân có màu trắng, bụng to trễ xuống, mào yếm nhợt nhạt, viêm khớp. Bệnh tích đặc trƣng là viêm loét ở ruột, hoại tử ở các cơ quan phủ tạng, lách sƣng to.

Chẩn đoán phân biệt với bệnh cầu trùng, nấm phổi, bệnh lao. Chẩn đoán vi khuẩn học:

Phân lập vi khuẩn: ở thể bệnh cấp tính có thể phân lập vi khuẩn từ nhiều cơ quan nhƣ gan, lách đặc biệt là ở manh tràng. Nếu bệnh tích hiện diện ở buồng trứng cũng cần lấy mẫu bệnh phẩm từ cơ quan này để chẩn đoán.

Sử dụng phản ứng ngƣng kết hoặc kỹ thuật Polymerase chain reaction để định danh vi khuẩn.

Chẩn đoán huyết thanh học: bằng phản ứng ngƣng kết trên phiến kính

thƣờng đƣợc sử dụng để khảo sát tỷ lệ nhiễm trong đàn. Phản ứng Enzyme -

Linked ImmunoSorbent Assay có thể phát hiện kháng thể Salmonella

galinarumSalmonella pullorum trong máu hoặc lòng đỏ trứng.

2.4.5.7 Phòng bệnh

Vệ sinh phòng bệnh: Vệ sinh phòng bệnh là biện pháp chủ yếu, bao gồm các bệnh pháp an toàn sinh học, quản lý chăm sóc, kiểm tra và loại thải đàn có nhiễm bệnh. Gia cầm, trứng phải mua chắc chắn từ những nơi không có bệnh. Gia cầm mới mua về phải cách ly, kiểm tra huyết thanh trƣớc khi nhập đàn. Không nên ấp trứng từ nhiều đàn. Sát trùng trứng và máy ấp trƣớc và sau khi ấp. Định kỳ trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc pha kháng sinh vào trong nƣớc uống đặc biệt lúc gà mới nở đến 1 tuần tuổi.

Phòng bằng vaccine: Trên thế giới hiện nay có vaccine phòng bệnh thƣơng hàn ở gia cầm dƣới dạng vaccine vô hoạt hay nhƣợc độc. Hầu hết các loại vaccine này đƣợc sản xuất từ chủng S9. Vaccine dùng tiêm ngừa cho gia cầm từ 8-16 tuần. Tuy nhiên, vaccine ít có hiệu quả trong việc khống chế bệnh.

2.4.5.8 Điều trị

Điều trị bằng kháng sinh và sulfamide chỉ có hiệu quả đối với những đàn mới phát bệnh, mục đích là làm giảm thiệt hại do bệnh. Gà khỏi bệnh thƣờng hay mang trùng nên không thể làm giống, phối hợp tiêm trimethoprim và sulfadiazine cho hiệu quả khả quan. Có thể sử dụng các kháng sinh nhƣ colistin, imequil, plumeqil, amoxicyclin…

(Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012)

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)