Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 41)

3.2.1. Phƣơng pháp mổ khám

Gà bệnh hoặc chết sau khi thu thập tại trại gà đƣợc mang về phòng thí nghiệm mổ khảo sát theo quy trình sau:

Cắt tiết: cắt mạch máu cổ

Sử dụng cồn hoặc nƣớc làm ƣớt lông.

Kiểm tra những bệnh tích xuất hiện bên dƣới da, cơ (cơ ngực, cơ đùi) bằng cách bộc lộ da vùng ngực và đùi.

Mổ lật ngực để bộc lộ các nội quan bên trong và tiến thành ghi nhận bệnh tích trên từng cơ quan:

- Xác định trạng thái túi khí (trong, đục, có fibrin,…) bằng cách mổ lật ngực.

- Xác định những bệnh tích xuất hiện trên khí quản (dịch nhày, tụ huyết, xuất huyết, ký sinh trùng,…), thực quản (sung huyết-xuất huyết, viêm, giun sán ký sinh,…) sau khi bộc lộ khí quản, thực quản.

- Xác định bệnh tích xuất hiện ở phổi: đánh giá trạng thái cứng hay mềm, tụ huyết, sung huyết-xuất huyết, viêm,… bằng cách quan sát bề mặt, sờ nắn trạng thái và mổ khám bên trong phổi.

- Xác định bệnh tích ở tim: quan sát, sờ nắn và mổ khám bên trong để kiểm tra các dạng bệnh tích xuất hiện ở tim nhƣ: tích nƣớc xoang bao tim, xuất huyết mô vành tim, fibrin,….

- Xác định bệnh tích ở gan (sung huyết-xuất huyết, hoại tử điểm, fibrin,…), lách (sƣng, hoại tử, xuất huyết,…), thận (sƣng, tụ máu,…), buồng trứng (trứng non méo mó, xanh đen, hoại tử, ống dẫn trứng biến dạng), thực quản bằng cách quan sát, sờ nắn và mổ khám.

- Xác định bệnh tích xuất hiện ở dạ dày, ruột, hậu môn và túi fabricius (sung huyết-xuất huyết, giun sán ký sinh, loét, hoại tử,...) bằng cách quan sát trạng thái, sờ nắn và mổ khám.

Phƣơng pháp mổ khám kiểm tra trên từng cơ quan

Thực quản: quan sát bên ngoài, dùng kéo cắt miệng thực quản theo chiều dọc, quan sát kỹ trên bề mặt thực quản.

Dạ dày: quan sát tổng thể dạ dày cơ và dạ dày tuyến về hình dạng, kích thƣớc, màu sắc so với trạng thái sinh lý bình thƣờng. Sử dụng dao cắt dạ dày ra làm đôi loại bỏ các chất chứa bên trong vào đĩa petri để kiểm tra sự hiện diện của giun, sán ký sinh. Sau đó kiểm tra bệnh tích xuất hiện trên bề mặt dạ dày tuyến, dạ dày cơ sau khi lột bỏ lớp sừng.

Gan: đầu tiên quan sát tổng thể đánh giá sơ bộ về màu sắc, trạng thái, hình dạng, ghi nhận những tổn thƣơng xuất hiện trên bề mặt gan. Sau đó kiểm tra tính chất gan bằng cách ấn tay vào gan để xem mức độ đàn hồi, mềm – nhũng, xơ cứng, khối u.

Ruột, hậu môn: quan sát đánh giá tổng quát những bất thƣờng xuất hiện trên ruột, hậu môn. Chú ý ghi nhận những bất thƣờng khi kiểm tra hậu môn nhƣ hậu môn sƣng, dính phân, ƣớt, bệt lông. Mổ khám theo chiều dọc từng đoạn ruột để bộc lộ bên trong, ghi nhận những bất thƣờng hoặc bệnh tích xuất hiện.

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh, công tác thú y trƣớc khi tiến hành mổ khám theo phƣơng pháp hồi cứu. hành mổ khám theo phƣơng pháp hồi cứu.

4.1.1 Chuồng trại

Chuồng nuôi là kiểu chuồng nền, diện tích 8x12m. Xung quanh đƣợc bao bằng lƣới chì. Chuồng đƣợc sát trùng cẩn thận trƣớc khi đƣa gà vào thí

nghiệm. Máng ăn, máng uống cũng đƣợc sát trùng cẩn thận.

4.1.2 Chăm sóc nuôi dƣỡng

♦ Kỹ thuật úm gà con

Sau khi ấp, gà con đƣợc chăm sóc và nuôi dƣỡng ở chuồng lồng cho đến giai đoạn 3 tuần tuổi. Sau đó, những con gà này đƣợc chuyển sang nuôi ở chuồng nền cho đến khi xuất bán.

Trƣớc khi đƣa gà vào chuồng lồng 5-7 ngày, công tác vệ sinh và sát trùng chuồng úm, máng ăn, máng uống đƣợc tiến hành một cách cẩn thận.

Sàn của chuồng lồng đƣợc lót bằng giấy báo sạch trong suốt 3 ngày đầu, mỗi ngày lồng đƣợc vệ sinh sạch sẽ và thay giấy.

Sử dụng bóng đèn 75W để sƣởi ấm gà con trong suốt tuần đầu . Bên

trong chuồng úm có treo nhiệt kế để theo dõi sƣ̣ biến động nhiệt độ và tiến hành điều chỉnh nhiệt độ một cách thích hợp theo môi trƣờng.

Điều chỉnh nhiệt sƣởi ấm: Trƣờng hợp gà con tản ra xa đèn sƣởi và thở mạnh. Trƣờng hợp này có thể nhiệt độ bên trong chuồng úm quá cao. Tiến hành điều chỉnh bằng cách nâng cao hoặc bỏ bớt đèn sƣởi. Trƣờng hợp gà con tụ lại thành đống dƣới đèn sƣởi khi nhiệt độ bên trong chuồng úm quá thấp. Tiến hành điều chỉnh bằng cách hạ thấp đèn. Trƣờng hợp nhiệt độ sƣởi thích hợp, gà con tản đều cả chuồng. Sau 2 tuần, chỉ sử dụng đèn chiếu sáng để gà ăn ban đêm.

Nƣớc sạch đã qua xử lý chlorine đƣợc cung cấp đầy đủ ngay từ ngày đầu cho gà uống và thƣờng xuyên vệ sinh máng uống.

Sau giai đoạn úm gà (từ tuần thứ 4), gà đƣợc chuyển xuống chuồng nền và đƣợc cho ăn, uống bình thƣờng sử dụng thức ăn của công ty De Heus (thức ăn 6630 đối với gà từ 1 đến 28 ngày tuổi và thức ăn 6840 đối với gà từ 29 ngày tuổi đến xuất bán) và bổ sung thêm vitamin C. Thƣờng xuyên vệ sinh chuồng nuôi và khu vực xung quanh.

Giai đoạn này gà đƣợc cho uống nƣớc tự do đã qua xử lý bằng chlorine. Thƣờng xuyên vệ sinh máng uống.

4.1.3 Công tác chăn nuôi và thú y

Công tác thú y đƣợc tiến hành nhƣ sau: Có hố sát trùng trƣớc cổng vào. Thƣờng xuyên đảo trấu (2-3 ngày/lần). Trƣờng hợp gà chết, xác chết của gà đƣợc đem chôn hoặc cho cá ăn. Nếu gà mới chết thì đem về mổ khám xác định bệnh.

Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất gà: Toàn bộ chất độn chuồng (trấu) đƣợc thu gom để bán. Chuồng đƣợc quét dọn sạch sẽ, rải vôi, phun thuốc sát trùng. Trƣớc khi thả gà 5-7 ngày chuồng đƣợc phun thuốc sát trùng và đổ trấu mới vào.

Quy trình tiêm phòng

Bảng 4.1 Quy trình tiêm phòng

Ngày tuổi

Phòng bệnh Thuốc/ vaccine Liều lƣợng, cách dùng

4 Phòng bệnh Newcastle (lần 1) Vaccin Newcastle (hệ F, B1 hay Lasota)

Nhỏ mắt hoặc mũi 8 Phòng bệnh Gumboro (lần 1) Vaccin Gumboro Nhỏ mắt

10-11 Phòng bệnh cầu trùng (lần 1) Toltrazuril 4ml/lít nƣớc, cho uống

12 Phòng bệnh đậu gà Vaccin Đậu gà Chủng qua da cánh 15 Phòng bệnh cúm gà Vaccin cúm gia cầm

(H5N1)

Tiêm dƣới da cổ 18 Phòng bệnh Gumboro (lần 2) Vaccin Gumboro Tiêm dƣới da hoặc

tiêm bắp

21 Phòng bệnh Newcastle (lần 2) Vaccin Lasota Nhỏ vào miệng hoặc pha nƣớc uống lúc trời mát 23-26 Phòng bệnh hô hấp mãn tính (CRD) Tilmo-Vime 250 hoặc Tylosin 1000 0,3ml/lít nƣớc 0,5g/lít nƣớc

Pha trong nƣớc cho uống

Phòng bệnh cầu trùng lần 2 Toltrazuril 4ml/lít nƣớc pha vào nƣớc cho uống 30 Phòng bệnh cúm gà Vaccin cúm gia cầm

(H5N1)

0,5ml/con

35 Phòng bệnh Gumboro (lần 3) Vaccin Gumboro Tiêm dƣới da hoặc tiêm bắp

40 Phòng bệnh tụ huyết trùng Vaccin tụ huyết trùng gia cầm

Tiêm dƣới da cổ 60 Phòng bệnh Newcastle (lần 3) Vaccin Newcastle

(chủng M)

4.2 Bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa ở gà nhỏ hơn 1, từ 1 đến 2 và lớn

hơn 2 tháng tuổi.

4.2.1 Tình hình bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa ở gà theo giới tính.

Bệnh hệ tiêu hóa xảy ra trên mọi lứa tuổi đƣợc thể hiện qua Bảng 4.2

Bảng 4.2 Tình hình bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa theo giới tính

Lứa (tháng tuổi) Giới Tính Trống Mái Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) <1 12 70,59 5 29,41 1-2 20 50,00 17 42,50 >2 17 54,84 13 41,94 Tổng 49 55,68 35 39,77

Để đánh giá tình hình bệnh tích xuất hiện ở hệ tiêu hóa của gà các nhóm tuổi theo giới tính. Chúng tôi tiến hành mổ khảo sát 49 con gà trống và 35 con gà mái. Kết quả mổ khảo sát đƣợc ghi nhận và trình bày ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2 cho thấy 49 con trong số 88 con gà trống sau mổ khám biểu hiện bệnh tích chiếm tỷ lệ 55,68%. Trong khi đó, đối với gà mái, bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa chiếm tỷ lệ 39,77% (35 con trong số 88 con có biểu hiện bệnh tích). Ngoài ra, gà ở mọi nhóm tuổi, tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên gà trống cao hơn trên gà mái. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở gà trống so với gà mái nhỏ hơn 1 tháng tuổi, từ 1 đến 2 tháng tuổi và lớn hơn 2 tháng tuổi lần lƣợt là 70,59 so với 29,41%, 55,00 so với 42,50% và 54,84% so với 41,94%. Vì vậy, theo kết quả mổ khảo sát gà trống hoặc gà mái ở mọi nhóm tuổi đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khả năng mắc bệnh và thể hiện bệnh tích trên hệ tiêu hóa của gà trống cao hơn so với gà mái. Vì gà trống có tính năng động hay cắn mổ những gà trống khác trong chuồng gây chảy máu nên mầm bệnh sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh

4.2.2 Tình hình bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa ở gà sống và gà chết

Tỷ lệ bệnh trên trạng thái sống/chết đƣợc thể hiện qua bảng sau

Bảng 4.3 Tình hình bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa ở gà sống và chết

Lứa (tháng tuổi) Bệnh tích ở gà sống Bệnh tích ở gà chết Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) <1 6 35,29 10 58,82 1-2 20 50,00 16 40,00 >2 14 45,16 17 54,84 Tổng 40 45,45 43 48,86

Qua mổ khảo sát 40 con gà có dấu hiện bệnh nhƣ ủ rũ, xù lông, gầy yếu nhƣng vẫn còn sống và 43 con gà đã chết thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Tỷ lệ

bệnh tích xuất hiện ở gà sống và gà chết là tƣơng đƣơng nhau (40 và 43%).Tuy nhiên, đối với gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi và gà lớn hơn 2 tháng tuổi, bệnh tích xuất hiện ở gà chết cao hơn so với gà sống (Bảng 4.3). Do gà sau khi chết mọi hoạt động của cơ thể ngừng hẳn, đặc biệt là khả năng kháng bệnh của gà không còn hoạt động. Mầm bệnh từ môi trƣờng hoặc trong cơ thể gà (dạ dày, ruột, hậu môn,…) xâm nhập vào cơ thể và gây tổn thƣơng trên các cơ quan của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, gà chết đƣợc vận chuyển về phòng thí nghiệm để mổ khảo sát, nên có thể yếu tố nhiệt độ, shock do vận chuyển có thể là nguyên nhân khác dẫn đến tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở gà chết cao. Ngoài ra, gà sống có tỷ lệ bệnh tích thấp hơn gà chết là do khi gà nhiễm mầm bệnh làm tổn thƣơng một số cơ quan hệ tiêu hóa. Trong khi đó, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể kháng lại mầm bệnh (trƣờng hợp cơ thể chƣa có kháng thể) hoặc huy động kháng thể cơ thể chống lại mầm bệnh. Khi tác nhân gây bệnh bị tiêu diệt cơ thể gà dần dần hồi phục và một số bệnh tích do mầm bệnh gây nên cũng dần dần hồi phục.

Hình 4.1 Gà chết Hình 4.2 gà sống ủ rũ, xù lông 4.2.3 Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên các cơ quan hệ tiêu hóa ở gà nhỏ hơn 1, từ 1 đến 2 và lớn hơn 2 tháng tuổi

Qua quá trình mổ khảo sát 88 con gà ở mọi lứa tuổi chúng tôi nhận thấy hầu hết các cơ quan ở hệ tiêu hóa đều xuất hiện bệnh tích với các tỷ lệ khác nhau, qua mổ khám đƣợc thể hiện ở Bảng 4.4.

Bảng 4.4 Tình hình bệnh tích xuất hiện ở các cơ quan trên hệ tiêu hóa

Lứa (tháng tuổi)

Hệ tiêu hóa

Thực quản Gan Dạ dày Ruột Hậu môn SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL <1 1 5,88 6 35,29 9 52,94 9 52,94 1 5,88 1-2 2 5,00 8 20,00 18 45,00 38 95,00 7 17,50 >2 4 12,90 16 51,61 11 35,48 25 80,65 8 25,81 Tổng 7 7,95 30 34,09 38 43,18 72 81,82 16 18,18 Chú thích: SL: Số lượng (con) TL: Tỷ lệ (%)

Qua Bảng 4.4 cho thấy trong số các bệnh tích trên hệ tiêu hóa, bệnh tích trên ruột chiếm tỷ lệ cao nhất (81,82%). Trong đó, tỷ lệ bệnh tích trên ruột ở gà từ 1 đến 2 tháng tuổi là 95,00%, gà lớn hơn 2 tháng tuổi là 80,65% và gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi là 52,94%. Kế đến là bệnh tích trên dạ dày (43,18%), gan (34,09%) và hậu môn (18,18%). Bệnh tích xuất hiện trên thực quản là rất thấp (trong đó 12,90% ở gà lớn hơn 2 tháng tuổi, 5,88% ở gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi và 5% ở gà từ 1 đến 2 tháng tuổi).

Ngoài ra, trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng các cơ quan hệ tiêu hóa không thể hiện bệnh tích riêng lẻ mà thƣờng ghép chung với nhau. Bệnh tích ghép là một dạng bệnh tích có ít nhất hai cơ quan cùng biểu hiện bệnh tích trên hệ tiêu hóa, chẳng hạn bệnh tích xuất hiện ở ruột kết hợp với dạ dày và gan, hậu môn,…. Vì ống tiêu hóa xuyên suốt cơ thể từ miệng đến hậu môn, chiếm thể tích lớn nhất trong hệ thống xoang bụng của cơ thể. Hoạt động của hệ tiêu hóa gồm: Hoạt động cơ học, phân tiết enzyme tiêu hóa, phân hủy chất hữu cơ và hấp thu dƣỡng chất. Các hoạt động này diễn ra đồng thời và có ảnh hƣởng tƣơng hỗ nhau, nên một cơ quan nào đó bị tổn thƣơng hay rối loạn chức năng thì sẽ ảnh hƣởng đến các cơ quan khác.

Theo Hồ Thị Việt Thu, (2012), gà ở từng nhóm tuổi khác nhau có tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở các cơ quan của hệ tiêu hóa khác nhau. Đúng vậy, kết quả mổ khảo sát thực tế cho thấy: Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên ruột ở gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi thấp hơn gần ½ lần so với tỷ lệ bệnh tích bệnh tích ở gà từ 1 đến 2 tháng tuổi và gà lớn hơn 2 tháng tuổi. Điều này có thể lý giải nhƣ sau:

Theo Nguyễn Hữu Hƣng, (2011), gà bệnh cầu trùng do Emeria tenella gây ra,

sau mổ khám bệnh tích xuất huyết và những tổn thƣơng khác chủ yếu xuất hiện trên ruột. Do đó, kết quả tình hình bệnh tích xuất hiện ở ruột trên gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi là thấp hơn so với gà từ 1 đến 2 tháng tuổi và gà lớn hơn 2 tháng tuổi là phù hợp.

Kết quả ở Bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên thực quản ở gà lớn hơn 2 tháng tuổi cao gấp 2 lần so với gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi và gà 1 đến 2 tháng tuổi. Trong trƣờng hợp này, gà lớn hơn 2 tháng tuổi có thời gian sống lâu, có điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh nhiều hơn so với 2 nhóm gà kia. Theo Nguyễn Quang Tuyên và Trần Văn Thăng, (2007), trƣờng hợp mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể sẽ theo máu di hành đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể gà, nhƣng chủ yếu là các nội quan nhƣ ruột, gan, phổi, tim,…. Đối với một số bệnh, mầm bệnh còn di hành và gây bệnh ở những cơ quan không điển hình khác nhƣ thực quản (Bệnh Newcastle).

4.3 Tần số xuất hiện các bệnh tích trên hệ tiêu hóa ở gà nhỏ hơn 1, từ 1 đến 2 và lớn hơn 2 tháng tuổi lớn hơn 2 tháng tuổi

Kết quả khảo sát bệnh tích trên hệ tiêu hóa của gà các nhóm tuổi khác nhau đƣợc ghi nhận và trình bày ở Bảng 4.5. Gà các nhóm tuổi bị bệnh thể hiện 4 dạng bệnh tích chủ yếu nhƣ: xuất huyết, viêm, sƣng và hoại tử. Tuy nhiên, bệnh tích xuất huyết xảy ra ở hầu hết các nhóm tuổi và xuất hiện ở hầu hết các cơ quan. Bệnh tích sƣng và hoại tử xuất hiện ở ruột với tỷ lệ thấp (6,45%). Có một trƣờng hợp gà từ 1 đến 2 tháng tuổi bệnh có biểu hiện bệnh tích viêm ở dạ dày cơ chiếm tỷ lệ 2,5%.

Bảng 4.5 Tần số xuất hiện các bệnh tích trên hệ tiêu hóa

Lứa

(tháng tuổi)

Thực quản Dạ dày Ruột Hậu môn Tuyến SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Xuất huyết <1 1 5,88 5 29,41 10 58,82 11 64,71 1 5,88 1-2 2 5,00 8 20,00 16 40,00 25 62,50 3 7,50 >2 4 12,90 8 25,81 6 19,35 24 77,42 8 25,81 Viêm <1 1-2 1 2,50 >2 Sƣng <1 1-2 >2 2 6,45 1 3,23 Hoại tử <1 1-2 2 5,00 >2 2 6,45 Chú thích: SL: Số lượng (con) TL: Tỷ lệ (%)

Trong hệ tiêu hóa, ruột là một cơ quan dài nhất và chiếm hầu hết hệ thống, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển tiêu hóa và hấp

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)