Bệnh giun đũa gà

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 37)

2.4.9.1 Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do Ascaridia galli gây ra. Ký sinh ở ruột non gà. Giun tƣơng đối

lớn màu vàng nhạt hoặc màu ngà, trên thân có vân ngang, quanh miệng có 3

môi, trên, mỗi môi có răng. Ký sinh chủ yếu ở gà rừng và vịt ngỗng, một số

chim hoang dại.

2.4.9.2 Dịch tễ

Bệnh phổ biến ở khắp nơi ở Việt Nam và thế giới. Tuổi gà cao thì tỷ lệ nhiễm thấp.

Sức đề kháng của trứng: vào mùa ẩm trứng duy trì sức sống 6-6,5 tháng trong đất.

Quan hệ giữa thức ăn, sức đề kháng và chế độ vệ sinh: gà nuôi thiếu vệ sinh thì tỷ lệ nhiễm cao. Khẩu phần thức ăn thiếu A và B thì gà bị nhiễm bệnh nhiều hơn.

2.4.9.3 Vòng đời

Phát triển trực tiếp, không cần ký chủ trung gian. Giun cái đẻ trứng, mỗi ngày khoảng 52.000 trứng, trứng theo phân ra ngoài, với điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và oxy thích hợp, sau 5-25 ngày phát triển thành trứng cảm nhiễm chứa ấu trùng bên trong, gà nuốt phải trứng cảm nhiễm, trứng đi vào dạ dầy tuyến và dạ dầy cơ ấu trùng nở ra, thƣờng di hành xuống ruột non, sau 1-2 giờ ấu trùng chuôi vào tuyến lieberkhul tiếp tục phát triển ở đó khoảng 19 ngày rồi trở lại xoang ruột hoàn thành vòng đời 35-38 ngày. Giun trƣởng thành sống trong ruột non gà từ 9-14 tháng.

2.4.9.4 Cơ chế mắc bệnh

Ấu trùng vào ruột phá hoại niêm mạc và nhung mao ruột gây viêm, tụ máu mở đƣờng cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh ghép. Gà nhiễm

nhiều gây tắc ruột, thủng ruột, tiết độc tố làm gà ngộ độc, chậm lớn lƣợng trứng giảm.

2.4.9.5 Triệu trứng và bệnh tích

Bệnh nhẹ: Triệu chứng không rõ. Thƣờng thể hiện triệu chứng nhƣ thiếu máu, gầy, phân lỏng, xã cánh, xù lông, bệnh mỗi ngày nặng thêm sau 40 ngày thì gầy còm và chết.

Bệnh nặng: gà chết với xác gầy, xù lông, mào gà trắng nhợt, ấu trùng gây tổn thƣơng niêm mạc ruột, có hiện tƣợng viêm, thủy thủng, xung huyết, tụ huyết. Những nơi có nhiều ấu trùng ký sinh thì tổ chức liên kết tăng sinh, gan thƣờng tụ máu. Tế bào thần kinh bị teo.

2.4.9.6 Chẩn đoán

Phƣơng pháp kiểm tra phân bằng phƣơng pháp phù nổi, gạn rữa sa lắng.

2.4.9.7 Điều trị

Piperazin: 200-300 mg/kg thể trọng trộn lẫn vào thức ăn cho hiệu quả

tốt.

Dầu xăng: 2 ml/kg thể trọng tiêm vào diều gà cho kết quả tốt. Tetra misole liều 50mg/kg thể trọng.

2.4.9.8 Phòng trị

Định kỳ tẩy giun cho gà lớn và gà con bằng Piperazin.

Diệt căn bệnh ở môi trƣờng ngoài: phân gà phải quét dọn tập trung để ủ, định kỳ làm vệ sinh nền chuồng, sân chơi, máng ăn.

Nuôi riêng gà lớn và gà nhỏ (Nguyễn Hữu Hƣng, 2011)

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)