0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Bệnh Gumboro (Gumboro disease, Infectious bursal disease)

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ TRÊN HỆ TIÊU HÓA CỦA GÀ TẠI QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 25 -25 )

2.4.3.1 Nguyên nhân gây bệnh

Do Birnavirus gây ra, chúng gồm hai chủng type 1 và type 2. Gà bệnh Gumboro thƣờng do virus type I gây ra.

Virus gây bệnh có rất nhiều chủng: chủng có độc lực rất cao gây chết nhiều gà, chủng có độc lực trung bình và chủng có độc lực yếu gà ít chết hơn (Lê Văn Năm, 2012).

2.4.3.2 Loài mắc bệnh

Gà đƣợc coi là ký chủ tự nhiên của virus Gumboro. Ngoài ra virus này cũng đƣợc phân lập từ chim trĩ, gà gô, chim cánh cụt, cút, gà sao, gà lôi, đà điểu. Tuy nhiên trên các loài vật này không có những biến đổi bệnh lý. Trong nhiều năm gà đƣợc coi nhƣ là động vật nhiễm bệnh duy nhất. Tất cả giống gà đều mắc bệnh, gà mắc bệnh cao nhất ở 3-6 tuần tuổi, gà nhỏ tuổi hơn có thể mắc bệnh ở thể ẩn tính, không có biểu hiện triệu chứng nhƣng ảnh hƣởng rất quan trọng. Vì ở lứa tuổi này virus làm tổn thƣơng nặng hệ miễn dịch làm giảm khả năng miễn dịch của gà.

2.4.3.3 Đƣờng lây lan

Bệnh lây chủ yếu qua đƣờng tiêu hóa do thức ăn nƣớc uống có nhiễm virus từ phân hoặc có dịch tiết của gia cầm mắc bệnh và gia cầm mang trùng, hoặc do ăn phải thức ăn có chứa những con mọt hoặc ấu trùng mọt nhiễm virus.

2.4.3.4 Triệu chứng

Bệnh xảy ra đột ngột, sốt rất cao trên 440C, lúc đầu uống nhiều nƣớc,

tiêu chảy mạnh, phân nhớt vàng xanh hoặc vàng xanh trắng, đôi khi có lẫn máu, bệnh lây lan rất nhanh.

Sau 1/2 ngày nhiễm bệnh gà ốm xù lông, nằm la liệt với nhiều tƣ thế khác nhau, không ăn uống đƣợc, và chết rất nhanh. Tỷ lệ chết cũng rất cao dạng sơ đồ hình chuông tăng dần 1-3 ngày, giữ nguyên ngày thứ 4 và giảm nhanh ngày 6, 7, 8. Sau ngày thứ 8 gà bệnh trở lại trạng thái bình thƣờng nhƣng bệnh Gumboro rất dễ bị bội nhiễm với các bệnh thứ phát đặc biệt là

Escherichia Coli. Do đó tỷ lệ chết rất cao có thể lên đến 70-80%.

Ở thể ẩn bệnh: gà tỏ ra mệt mỏi, giảm ăn, lờ đờ, sốt nhẹ, nằm tụm đống, chảy nƣớc mũi, tiêu chảy, sau 3-4 ngày bị bệnh gà trở lại trạng thái bình thƣờng, tỷ lệ chết thấp.

2.4.3.5 Bệnh tích

Xác gà chết béo tốt, thịt hoàn toàn bình thƣờng. Lột da thấy xuất huyết cơ đùi, cơ ngực. Túi Fabricius sƣng to và xuất huyết thậm chí có cục máu (1-4 ngày phát bệnh), từ ngày thứ 5 trở đi túi này teo lại, chứa chất nhƣ bã đậu. Xuất huyết dạ dày tuyến, đôi khi thấy xuất huyết ở cả dạ dày cơ. Ruột bị viêm tiết dịch và xuất huyết nặng. Lách sƣng to, thận nhợt nhạt.

(Lê Văn Năm, 2012)

2.4.3.6 Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào đặc điểm dịch tể là bệnh xảy ra thình lình, tỷ lệ chết tăng cao và giảm nhanh, bệnh kết thúc trong khoảng một tuần, bệnh tích điển hình là ở túi Fabricius (sƣng to, thủy thũng, xuất huyết), xuất huyết cơ ngực, cơ đùi, thận sƣng.

Chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, chỉ có thận sƣng nhƣng không có bệnh tích ở túi Fabricius, không có xuất huyết ở cơ.

Chẩn đoán virus

Tiêm truyền qua phôi: có thể gây nhiễm cho phôi gà ấp từ 10-11 ngày tuổi qua đƣờng tiêm vào màng nhung niệu. Bệnh tích đƣợc ghi nhận: sung huyết và xuất huyết điểm ở da, bụng căng phồng ứ nƣớc, có những điểm hoại tử nhỏ và xuất huyết ở gan, sung huyết ở phổi, lách nhạt màu.

Chẩn đoán huyết thanh học: Phản ứng ELISA thƣờng đƣợc sử dụng nhất trong việc phát hiện kháng thể từ đàn gà

(Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012)

2.4.3.7 Phòng bệnh

Có 2 biện pháp cơ bản, không phụ thuộc vào gà mẹ đã đƣợc tiêm vaccine hay chƣa, các biện pháp đó gồm:

Biện pháp cơ bản: Công tác vệ sinh chăn nuôi thú y phải thƣờng xuyên thực hiện đầy đủ. Đặc biệt là thời gian để trống chuồng giữa 2 lứa nuôi gà càng lâu càng tốt (tối thiểu là 45 ngày, tối đa là 122 ngày).

Phải dùng vaccine đủ mạnh và dùng vaccine càng sớm càng tốt: Các loại vaccine phổ biến hiện nay là 228E của Hà Lan hoặc Medivac Gumboro A gọi tắt là Gum A của Indonexia, Hàn Quốc, Pháp, lịch dùng và cách dùng vaccine phải làm đúng nhƣ sau:

Lần 1: Nhỏ miệng, mũi mỗi con gà 1 liều đã pha với 0,3ml nƣớc cất vào lúc 1-3 ngày tuổi.

Lần 2: Cho mỗi con uống 1 liều đã pha với 15ml nƣớc sạch vào lúc 10- 15 ngày tuổi.

Nếu cơ sở chăn nuôi nào gà thƣờng xuyên bị bệnh thì nên cho uống lần 3 lúc gà đạt 18-21 ngày tuổi (mỗi liều vaccine pha với 25ml nƣớc).

Không nên áp dụng sơ đồ dùng vaccine nhƣ các hãng sản xuất hoặc các đại lý bán vaccine khuyến cáo, vì không phù hợp với điều kiện dịch tể bệnh Gumboro ở Việt Nam.

2.4.3.8 Điều trị

Gà chết do bệnh Gumboro vì các nguyên nhân sau đây:

Sốt quá cao, mất nƣớc, nhiễm độc, mất cân bằng điện giải, chết do những

gà khỏe dẫm đạp lên. Chết do bệnh thứ phát, chủ yếu do Escherichia Coli ,

Salmonella.

Vì thế nhốt gà ốm riêng, cung cấp đủ nhiệt và cho toàn đàn uống thuốc theo phát đồ sau đây sẽ cứu đƣợc đàn gà:

T.Colivit: 20g Anti-Gum: 20g TĐC.Electrolise: 15g Super-Vitamin: 15g

Gluco K.C.B2 hoặc Gluco C: 200g

5 loại thuốc trên pha chung vào 20 lít nƣớc cho 100kg gà uống trong 1 ngày, dùng liên tục 3-4 ngày bệnh sẽ khỏi.

(Lê Văn Năm, 2012).

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ TRÊN HỆ TIÊU HÓA CỦA GÀ TẠI QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 25 -25 )

×