Bệnh đầu đen gà (Blackhead)

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 35)

Do Histomonas meleagidis ký sinh ở manh tràng, gan của gà tây, gà nhà và một số loại chim khác.

2.4.8.1 Nguyên nhân gây bệnh

Loài Histomonas meleagidis có 4 dạng. Dạng xâm nhiễm hình thành rất

sớm ở hai manh tràng và những tổn thƣơng ở gan. Dạng hoạt động với chân giả tròn hoặc tù. Nguyên sinh chất bắt màu xanh. Không bào tiêu hóa chứa

những hạt. Dạng sinh dýỡng (Vegatative) đƣợc tạo thành ở trung tâm của tổn

thƣơng, dạng này ít hoạt động hơn dạng xâm nhiễm. Nguyên sinh chất kiềm

tính. Dạng đề kháng không tạo Oocyst. Nguyên sinh chất toan tính và chứa

thành những tế bào khổng lồ. Dạng hình roi trong ống tiêu hóa của vật chủ và trong môi trƣờng nuôi cấy.

2.4.8.2 Đƣờng lây lan

Histomonas sinh sản vô tính. Cách truyền bệnh chủ yếu là qua trứng của

giun kim Heterakis gallinarum. Histomonas xâm nhiễm vào vùng mầm buồng

trứng của giun kim ở đó chúng sinh sản vô tính (Lee, 1969) và phát triển thành dạng Oocyst. Phần lớn trứng giun kim nhiễm mầm bệnh mặc dù vật chủ không thể hiện triệu trứng. Khi trứng giun kim nở ra larva, gà khỏe sẽ ăn phải larva

sẽ nhiễm Histomonas.

Giun đất ăn phải trứng giun kim do vậy chúng truyền Heterakis

Histomonas tồn tại lâu dài trong đất. Trứng của giun kim có thể tồn tại trong đất 1-2 năm hoặc lâu hơn. Giun đất là nơi trữ trứng giun kim và larvae của

giun kim, do vậy giun đất cũng tang trữ Histomonas trong một thời gian dài và

là nguồn gây nhiễm cho chim và gà.

2.4.8.3 Triệu chứng

Histomonas có thể nhiễm cho mọi lứa tuổi của gà tây. Gà dƣới 3 tuần tuổi ít bị nhiễm, từ 4-12 tuần bệnh thƣờng xảy ra ở dạng cấp tính gây thiệt hại từ 50-100%. Gia cầm thƣờng bị chết 2-3 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng của bệnh. Ở gia cầm hơn 12 tuần, bệnh thƣờng ở dạng mạn tính. Tỷ lệ tử vong giảm theo tuổi. Gà không muốn ăn, lờ đờ, yếu, đứng ủ rủ đầu trúc xuống, xã cánh, xù lông, mắt nhắm. Hậu môn dính bết phân màu trắng vàng. Đầu bị thấm máu tạo thành màu xanh đen. Do vậy gọi là bệnh đầu đen. Đầu thấm máu là biểu hiện của bệnh nhƣng không liên tục và không đặc trƣng. Hơn nữa có nhiều nguyên nhân khác cũng gây triệu chứng nhƣ trên do vậy gọi là bệnh

đầu đen là không chính xác. Bệnh thƣờng ghép với các vi khuẩn Escherichia

coli, Clostridium perfringens hay các vi khuẩn khác làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

2.4.8.4 Bệnh tích

Manh tràng sƣng to, vách manh tràng sƣng có nhiều sợi xơ tróc ra và có các điểm hoại tử nằm rải rác. Bệnh tích có ở một hoặc cả hai manh tràng. Khi

sinh sản ở manh tràng Histomonas di chuyển theo máu về gan. Gan sƣng lớn,

xơ hóa có nhiều điểm hoại tử chu vi màu vàng, vàng xanh, kích thƣớc từ 1 cm, các tổn thƣơng này ăn sâu xuống gan hoặc lan rộng trên bề mặt gan.

2.4.8.5 Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng và bệnh tích. Bệnh tích ở gan dễ nhằm với Leukosis,

khối u, Tuberculosis hoặc nấm. Cần kiểm tra tiêu bản tổ chức học. Tổn thƣơng

ở manh tràng cần phân biệt với Coccidiosis ở gà.

2.4.8.6 Phòng bệnh

Nên tẩy giun kim cho gia cầm. Không cho tham quan các trại gà, không nuôi gà và gà tây lẫn lộn. Thức ăn nƣớc uống sạch sẽ, đủ chất dinh dƣỡng.

2.4.8.7 Điều trị

Dimetridazole (Emtryl, Emtrymix) trộn thức ăn liều 0,0125%. Cho uống liều 28,4 g/45 lít nƣớc. Phòng dùng liều 28,4 g/90 lít nƣớc cho ăn hoặc uống 3-5 ngày liền.

Aminonitrothiazole liều 0,5 % trộn thức ăn trong 14 ngày có hiệu quả. Nếu phòng dùng liều 0,01%

Ipronidazole liều dùng 0,00625% trộn thức ăn có hiệu quả. Nếu dùng thời gian ngắn dùng liều 0,025% hoặc 0,0125%.

Nitarsone liều 0,01875% trộn thức ăn trong 5 ngày. Carbarsole liều 0,025-0,037% trộn thức ăn.

Ronidazole liều 0,0045-0,006% trộn thức ăn. (Nguyễn Hữu Hƣng, 2011)

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên hệ tiêu hóa của gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)