1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT BỆNH CÓ BIỂU HIỆN TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA CỦA CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y KIM THANH, QUẬN 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

80 293 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 668,46 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y ******** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT BỆNH CÓ BIỂU HIỆN TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA CỦA CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT BỆNH CÓ BIỂU HIỆN TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA CỦA CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG

KHÁM THÚ Y KIM THANH, QUẬN 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn :

ThS Nguyễn Thị Thu Năm

Tháng 8/2012

Trang 2

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Đặng Quỳnh Như

Tên đề tài: “Khảo sát bệnh có biểu hiện trên đường tiêu hóa của chó được

khám và điều trị tại phòng khám Thú y Kim Thanh, quận 9, Thành phố Hồ

Chí Minh”

Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận

xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày / / 2012

ThS Nguyễn Thị Thu Năm

Trang 3

Chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Thị Thu Năm và ThS Phạm Ngọc Kim Thanh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Chân thành cám ơn các anh chị tại phòng khám thú y Kim Thanh đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập

Cuối cùng xin cảm ơn các bạn thân và tập thể lớp DH07TY đã hỗ trợ và giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài

Trang 4

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong thời gian từ 1/1/2012 đến ngày 1/7/2012 chúng tôi đã tiến hành thực

hiện đề tài “khảo sát bệnh có biểu hiện bệnh trên đường tiêu hóa của chó được

khám và điều trị tại phòng khám Thú y Kim Thanh, quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh” với kết quả như sau: chúng tôi tiến hành tiếp nhận 1055 trường hợp chó

đem đến khám và điều trị tại phòng khám Qua chẩn đoán lâm sàng chúng tôi ghi nhận có 560 trường hợp chó có biểu hiện bệnh trên đường tiêu hóa, chiếm tỷ lệ 53,08% Qua kết quả khảo sát chúng tôi ghi nhận được:

Về nghi bệnh chia làm 6 nhóm nghi bệnh chính với tỷ lệ như sau: nghi bệnh

do Carré 24,82%; nghi bệnh do Parvovirus chiếm 11,25%; nghi bệnh do vi khuẩn 20,53%, nghi bệnh do kí sinh trùng 30,72%, ngộ độc 3,57%, nghi do bệnh ghép 9,1%

Tần suất các triệu chứng bệnh thường gặp: chỉ có ói 22,85%, chỉ có tiêu chảy 30,17%, ói + tiêu chảy 46,96%

Yếu tố tiêm phòng và tẩy giun: có tiêm phòng 11,04%, không tiêm phòng 71,13%, có tẩy giun sán 19,4%, không tẩy giun sán 68,75%

Biểu hiện bệnh theo tuổi: dưới 2 tháng 36,19%, từ 2-6 tháng 68,62%, từ 6-12 tháng 45,94% và trên 12 tháng 36,41%

Biểu hiện bệnh theo giống: chó nội 58,57%, chó ngoại 46,13%

Hiệu quả điều trị: tỷ lệ chó khỏi bệnh có triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa

là 76,25% Trong đó: nghi bệnh Carré 64,74%; nghi bệnh do Parvovirus 53,96%;

nghi bệnh do vi khuẩn 97,39%; nghi do kí sinh trùng 98,25%; ngộ độc 45%, nghi bệnh ghép 25,49%

Trang 5

MỤC LỤC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP i

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii

LỜI CẢM TẠ iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iv

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG xi

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ xii

CHƯƠNG 1 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích 2

1.3 Yêu cầu 2

CHƯƠNG 2 3

TỔNG QUAN 3

2.1 Đặc điểm sinh lý chó 3

2.1.1 Thân nhiệt đo ở trực tràng 3

2.1.2 Tần số hô hấp 3

2.1.3 Mạch 3

2.1.4 Tuổi thành thục và thời gian mang thai 3

2.1.5 Số con trong lứa và tuổi cai sữa 3

2.1.6 Chu kì động dục và thời gian động dục 3

2.1.7 Thời gian phối giống 4

2.1.8 Một vài chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển : 4

2.1.9 Sự mọc răng ở chó 4

2.2 Các phương pháp cầm cột và cố định chó 5

Trang 6

2.2.1 Nắm chặt gáy 5

2.2.2 Buộc mõm 5

2.2.3 Banh mõm 5

2.2.4 Cố định cho truyền dịch 6

2.2.5 Cố định chó mèo trên bàn mổ 6

2.2.6 Cố định chó bằng vòng đeo cổ 6

2.3 Phương pháp điều trị bệnh 6

2.3.1 Điều trị triệu chứng 6

2.3.2 Điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh 6

2.3.3 Các biện pháp bổ trợ điều trị 7

2.4 Sơ lược về hệ tiêu hóa 7

2.4.1 Một vài triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa 7

2.4.1.1 Ói mửa 7

2.4.1.2 Tiêu chảy 8

2.5 Một số bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa 8

2.5.1 Bệnh Carré 8

2.5.1.1 Dịch tễ học và cách sinh bệnh 9

2.5.1.2 Triệu chứng và bệnh tích 10

2.5.1.3 Chẩn đoán 11

2.5.1.4 Điều trị và phòng bệnh 12

2.5.2 Bệnh do Parvovirus 12

2.5.2.1 Dịch tễ học và cách sinh bệnh 13

2.5.2.2 Triệu chứng và bệnh tích 13

2.5.2.3.Bệnh tích 14

2.5.2.4 Chẩn đoán 14

2.5.2.5 Điều trị và phòng bệnh 15

2.5.3 Bệnh do vi khuẩn 16

2.5.3.1 Bệnh do Salmonella spp 16

2.5.3.2 Bệnh do Escherichia coli 17

Trang 7

2.5.4 Bệnh do ký sinh trùng đường ruột 19

2.5.4.1 Bệnh do giun móc 19

2.5.3.2 Bệnh do giun đũa 21

2.5.3.3 Bệnh do giun tóc 22

2.5.3.4 Bệnh do sán dây 23

2.5.5 Ngộ độc 24

Chương 3 25

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP 25

3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát 25

3.2 Đối tượng khảo sát 25

3.3 Nội dung khảo sát 25

3.4 Dụng cụ và vật liệu 25

3.5 Các phương pháp tiến hành 26

3.5.1 Lập bệnh án theo dõi bệnh 26

3.5.2 Khám lâm sàng 26

3.5.3 Một số phương pháp tiến hành khác……….28

3.5.4 Phương pháp điều trị 28

3.6 Theo dõi cách điểu trị và hiệu quả điều trị 32

3.7 Các chỉ tiêu khảo sát 33

3.8.Các công thức tính 33

3.9 Phương pháp xử lý số liệu 33

Chương 4 33

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34

4.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa 34

4.2 Một số các nhóm nghi bệnh có biểu hiện bệnh trên đường tiêu hóa 35

4.3 Tần suất các triệu chứng bệnh thường gặp 41

4.3.1 Tần suất biểu hiện các dạng phân : 42

4.3.2 Tần suất biểu hiện các dạnh ói mửa 43

4.4 Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến các bệnh trên đường tiêu hóa 43

Trang 8

4.4.1 Yếu tố tiêm phòng và tẩy giun sán định kì 43

4.4.2 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa theo tuổi 44

4.4.3 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa theo giống 46

4.5 Hiệu quả điều trị 48

Chương 5 50

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50

5.1 Kết luận 50

5.2 Đề nghị 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC 55

Trang 9

CÁC TỪ VIẾT TẮT

IV (intravenous): tiêm tĩnh mạch

IM (intramuscular): tiêm bắp

SC (subcutaneous): tiêm dưới da

PO: đường uống

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1 Chó tiêu chảy và chảy dịch mũi trong nghi bệnh Carré 36 Hình 4.2 Chó nổi mụn mủ ở bụng và sừng hóa gan bàn chân trong nghi bệnh Carré

37

Hình 4.3 Chó tiêu chảy ra máu và ói trong nghi bệnh do Parvovirus 37

Hình 4.4 Hạch màng treo ruột xuất huyết và lách có dạng không đồng nhất trong

nghi bệnh do Parvovirus 38

Hình 4.5 Chó tiêu chảy phân nhầy có máu lẫn giun 39 Hình 4.6 Chó tiêu chảy và ói trong nghi viêm ruột do vi khuẩn 39

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Một vài chỉ tiêu sinh trưởng phát triển : 4 

Bảng 4.1 Tỉ lệ các nhóm bệnh trong các bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa. 35 

Bảng 4.2 Kết quả thử kháng sinh đồ của Escherichia coli 40 

Bảng 4.3 Tần suất các triệu chứng bệnh thường gặp 42 

Bảng 4.4 Tần suất xuất hiện của các dạng phân: 42 

Bảng 4.5 Tần suất xuất hiện của các dạng ói mửa 43 

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của yếu tố tiêm phòng và tẩy giun sán định kì đến tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hóa : 43 

Bảng 4.7 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa theo tuổi 45 

Bảng 4.4 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa theo giống 46  Bảng 4.5 Kết quả điều trị các bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa của chó47

Trang 12

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa 34 

Trang 13

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Chó là người bạn tuyệt vời Tình yêu của nó đối với chúng ta là vô điều kiện

và tuyệt đối nên không có gì ngạc nhiên nếu chúng ta xem chó là người bạn thân thiết, một thành viên trung thành của gia đình Điều nhỏ nhất chúng ta có thể làm là cho chó hưởng sự chăm sóc cần thiết mà nó xứng đáng được hưởng

Chó không những là một trong những động vật trung thành mà còn rất thông minh, tình cảm Chó không chỉ được nuôi để giữ nhà mà còn là người bạn thân thiết chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống cùng với con người sau một ngày làm việc căng thẳng hay học tập, nghiên cứu mệt mỏi và đón bạn khi trở về nhà là chú chó đáng yêu đang vẫy chiếc đuôi xinh xắn để chào mừng bạn, đó là khoảnh khắc mà mệt mỏi lo âu được giảm đi rất nhiều

Một nghiên cứu mới đây vào năm 2010 đã chỉ ra rằng khi tiếp xúc và “nói chuyện” với một con thú cưng nuôi trong nhà, chúng ta có điều kiện để phát triển khả năng quan tâm chăm sóc đến người khác trong xã hội

Ngoài là thú cưng trong gia đình, chúng còn được huấn luyện với các chuyên gia để phục vụ trong y học như dẫn dắt người khiếm thị; trong an ninh như phát hiện thuốc nổ, ma túy, hàng cấm; là diễn viên trong các bộ phim

Trong những thập niên trước đây do đời sống vật chất của đất nước còn nhiều khó khăn, khoa học kỹ thuật lạc hậu nên việc quan tâm đến sức khoẻ vật nuôi trong nhà chưa được chú trọng và chăm sóc sức khỏe của thú cưng còn rất hạn chế

Ngày nay kinh tế đất nước đã phát triển hơn, đời sống người dân được nâng cao thì nhu cầu nuôi chó để làm cảnh, bầu bạn, huấn luyện cũng ngày một tăng lên,

Trang 14

do đó có rất nhiều giống chó có nguồn gốc từ nước ngoài đã được nhập vào nước ta thông qua việc mở rộng giao lưu với các nước và việc kinh doanh thú cảnh Cùng với sự gia tăng về số lượng cũng như chủng loại chó đã dẫn đến một số bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe cho chó Trong các bệnh đó, bệnh đường tiêu hóa chiếm một tỉ lệ cao 40 – 50% ở TP Hồ Chí Minh (Huỳnh Tấn Phát, 2001) và 59% ở Hà Nội (Ngô Huyền Thúy, 1994), với những biểu hiện như: bỏ ăn, ói mửa, tiêu chảy (đôi khi có máu), còi cọc, suy nhược cơ thể rất dễ tử vong

Để góp phần vào việc nghiên cứu các bệnh có biểu hiện trên đường tiêu hóa của chó, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi – Thú Y trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Thị Thu Năm và

ThS Phạm Ngọc Kim Thanh, chúng tôi đã thực hiện đề tài:“Khảo sát bệnh có biểu

hiện trên đường tiêu hóa của chó được khám và điều trị tại phòng khám Thú y KimThanh, quận 9, TP Hồ Chí Minh”

1.2 Mục đích

Khảo sát các bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa của chó đến khám và điều trị tại phòng khám Thú y Kim Thanh, quận 9, TP.HCM, từ đó nâng cao sự hiểu biết và tích lũy thêm kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

trên chó

Đề ra những khuyến cáo trong việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh trên chó

1.3 Yêu cầu

Theo dõi và ghi nhận những ca bệnh có biểu hiện trên đường tiêu hóa

Theo dõi một số yếu tố có liên quan đến bệnh ( tuổi, giống, giới tính)

Ghi nhận bệnh tích đại thể trên một số chó chết có triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa

Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị

Trang 15

Chương 2 TỔNG QUAN

Sự thành thục sinh dục thường xuất hiện sớm ở những giống chó nhỏ và muộn

ở những giống chó lớn

2.1.5 Số con trong lứa và tuổi cai sữa

Thông thường từ 3-14 con/lứa

Chó mẹ từ 2-3,5 năm tuổI thường có số con đẻ ra trong lứa và số chó con nuôi sống tốt nhất

Cai sữa trên chó tốt nhất lúc 8-9 tuần tuổi

2.1.6 Chu kì động dục và thời gian động dục

Chó thường động dục 2 lần/năm và thời gian động dục từ 10-20 ngày

Trang 16

2.1.7 Thời gian phối giống

Chó phối từ ngày lên giống thứ 9 đến 13 kể từ khi có biểu hiện đầu tiên (hành kinh)

2.1.8 Một vài chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển :

Bảng 2.1 Một vài chỉ tiêu sinh trưởng phát triển :

Răng cặp mòn lúc 45 ngày tuổi

Răng giữa mòn lúc 3 tháng tuổi

Răng gốc mòn lúc 4 tháng tuổi

Sự thay răng

Sự thay răng có thứ tự từ trong ra ngoài

Răng cặp thay lúc 4 tháng tuổi

Răng giữa thay lúc 4,5 tháng tuổi

Răng gốc thay lúc 5 tháng tuổi

Sau 7 tháng tuổi tất cả các răng của 2 hàm được thay thế bằng răng trưởng thành

Sự mòn răng

Một năm tuổi, các răng cửa hầu như chưa mòn

15 tháng tuổi, các răng cặp hàm dưới bắt đầu mòn

Trang 17

18 tháng tuổi các răng cặp hàm dưới mòn phẳng, các răng giữa hàm dưới bắt đầu mòn

2,5 – 3 tuổi, răng giữa hàm dưới mòn phẳng, các răng cặp hàm trên bắt đầu mòn

3,5 – 4 năm tuổi, các răng cặp hàm trên mòn phẳng, tất cả các răng trở nên vàng

4 – 5 tuổi, các răng giữa hàm trên mòn phẳng

Sau 5 năm tuổi, các răng cửa rất thưa và ngắn

Trang 18

Nhằm giảm kịp thời các triệu chứng có khả năng đe dọa tính mạng thú

Ưu điểm: Chấm dứt triệu chứng

Khuyết điểm: Không trị hết căn bệnh Khi thuốc hết tác dụng, triệu chứng sẽ xuất hiện trở lại

Ví dụ khi chó tiêu chảy, ói mửa cần dung thuốc cầm tiêu chảy, se niêm mạc ruột và thuốc giảm ói để tránh chó chết vì mất nước Khi chó bị viêm phổi cần dùng các thuốc giảm co thắt khí quản, long đờm, giảm tiết dịch để tránh chó chết vì ngạt thở

2.3.2 Điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh

Ưu điểm: Hiệu quả điều trị rất cao, hiếm tái phát nhưng phải xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác

Khuyết điểm: Rất khó chẩn đoán nguyên nhân Do đó trong các trường hợp phức tạp nên thu thập càng nhiều dữ kiện để có cơ sở loại trừ các nguyên nhân không liên quan

Trang 19

Ví dụ: giun tim Dirofilaria immitis (Leidy 1856) trên chó có thể xác định khi dùng các test thử giun tim hay xét nghiệm máu tìm ấu trùng.Điều trị ấu trùng bằng Levarmisol hoặc Ivermectin khá hiệu quả

2.4 Sơ lược về hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa bắt đầu từ miệng với các bộ phận như: môi, răng, lưỡi và tuyến nước bọt; kế đến là thực quản và dạ dày; rồi đến ruột non và ruột già; sau cùng là hậu môn Ngoài ra còn có các cơ quan khác như gan, túi mật, tụy tạng

Hệ tiêu hóa của động vật có xương sống gồm một ống tiêu hóa và được phân chia thành các bộ phận:

- Miệng và hầu để lấy thức ăn

- Thực quản đưa thức ăn xuống dạ dày

- Dạ dày tiêu hóa sơ bộ thức ăn

- Ruột non tiêu hóa và hấp thu thức ăn

- Ruột già tập trung các chất thải

- Trực tràng lưu giữ chất thải

- Hậu môn đưa chất thải ra ngoài môi trường

2.4.1 Một vài triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa

2.4.1.1 Ói mửa

Là một phản ứng có tính bảo vệ của cơ thể, làm cho những chất có hại đi vào

dạ dày được thải ra ngoài Trong vài trường hợp, đó là biểu hiện bệnh lý

Trang 20

Nguyên nhân: thú ăn phải thức ăn không phù hợp khi thay đổi thức ăn hoặc thức ăn bị nhiễm khuẩn, nấm, kí sinh trùng, thuốc và độc tố Do lồng ruột hay tắc nghẽn ruột, rối loạn trao đổi chất (trong trường hợp thú bị bệnh gan), viêm tụy tạng, bệnh truyền nhiễm

2.5 Một số bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa

2.5.1 Bệnh Carré

Đây là bệnh truyền nhiễm gây ra do virus thuộc họ Paramyxoviridae, giống

Morbillivirus, kích thướt 100-300 nm, có vỏ với tua gai xù xì, ARN 1 sợi có đặc

điểm gây chết với tử số cao trên chó, đặc biệt là chó non

Sức đề kháng: rất dễ bị phá hủy, vô hoạt ở môi trường ngoài, ở nhiệt độ 560C

vô hoạt 2-3 phút, 450C trong 10 phút, 370C trong 1 giờ

Đặc điểm của bệnh là lây lan rất mạnh với các biểu hiện sốt hai pha, viêm phổi, viêm ruột, nổi những mụn mủ ở vùng da ít lông Ở giai đoạn cuối của bệnh thường xuất hiện triệu chứng thần kinh

Bệnh sẽ trầm trọng hơn khi có sự kế phát của các vi khuẩn gây bệnh ở đường

hô hấp, tiêu hoá

Trang 21

2.5.1.1 Dịch tễ học và cách sinh bệnh

Dịch tễ học

Chất chứa căn bệnh: virus có trong dịch tiết ở mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu và phân của chó bệnh Theo Trần Thanh Phong (1996), vào ngày thứ 7 sau khi cảm nhiễm virus được chó bệnh bài thải ra ngoài cơ thể

Loài vật mắc bệnh: tất cả giống chó đều cảm thụ nhưng mẫn cảm nhất là chó chăn cừu, chó Berger Trong tự nhiên, bệnh xảy ra ở chó 2 – 12 tháng tuổi và đặc biệt mẫn cảm với bệnh là chó ở lứa tuổi từ 3 – 4 tháng Những chó còn bú ít bị nhiễm bệnh hơn, có thể do được miễn dịch truyền qua sữa mẹ (Trần Thanh Phong, 1996)

Đường xâm nhập: chủ yếu qua đường hô hấp dưới dạng những giọt khí dung hay giọt nước nhỏ hoặc có thể gián tiếp qua đường tiêu hoá Theo Trần Thanh Phong (1996), việc truyền qua nhau thai đã được ghi nhận

Cách lây lan: chó có thể hít phải virus trực tiếp qua những hạt khí dung Mặt khác có thể nhiễm gián tiếp qua thức ăn, nước uống, phân nước tiểu,…nhưng hiếm khi xảy ra vì virus không bền ở môi trường bên ngoài

Cách sinh bệnh

Theo Trần Thanh Phong (1996):

Sau khi xâm nhập bằng đường khí dung, virus nhân lên đầu tiên trong những đại thực bào và những tế bào lympho của đường hô hấp và những hạch bạch huyết Sau 6 – 9 ngày sau khi cảm nhiễm, virus vào máu và lan rộng đến tất cả cơ quan sinh lympho (lách, hung tuyến, hạch bạch huyết, tuỷ xương) rồi đến những cơ quan khác và những tế bào biểu mô

Nếu kháng thể trung hoà được tổng hợp trong vòng 10 ngày sau khi cảm nhiễm thì biểu hiện lâm sàng sẽ không rõ ràng và virus sẽ ít phân tán vào các cơ quan Nếu không có kháng thể, virus sẽ xâm lấn tất cả cơ quan, nhất là não, tạo những biểu hiện lâm sàng và gây chết

Trang 22

2.5.1.2 Triệu chứng và bệnh tích

Triệu chứng

Thời gian nung bệnh biến đổi từ 3 – 8 ngày có thể xuất hiện những triệu chứng như viêm kết mạc mắt, viêm xoang mũi lúc đầu chảy nhiều dịch lỏng sau đặc dần rồi có mủ Ở thời kỳ này có thể thấy giảm bạch cầu đặc biệt là bạch cầu lympho

(Trần Thanh Phong, 1996)

Thể cấp tính

Thường biểu hiện bằng sốt hai pha Chó bắt đầu sốt 400C – 40,50C vào ngày thứ 3 đến thứ 6 sau khi cảm nhiễm và kéo dài trong 2 ngày Sau đó sốt giảm dần sau vài ngày trước khi xuất hiện đợt sốt thứ 2 xảy ra và kéo dài cho đến chết (Trần Thanh Phong, 1996)

Triệu chứng hô hấp: thở khò khè, âm rale ướt, dịch mũi có khi lẫn cả máu, chảy nước mũi đục như mủ, ho, viêm kết mạc mắt chảy nhiều ghèn

Triệu chứng tiêu hoá: đi phân lỏng, có thể lẫn máu hoặc lẫn niêm mạc ruột bị bong tróc, nôn mửa do viêm dạ dày ruột

Một con chó có thể có tất cả các triệu chứng trên hay chỉ xuất hiện vài triệu chứng Quá trình diễn biến bệnh có thể ngắn trong khoảng 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài vài tuần hay vài tháng Sự hồi phục thường xảy ra rất chậm (Clarence

M Fraser và các cộng sự, 1991 – trích dẫn bởi Nguyễn Minh Tuấn, 2006)

Trang 23

Phần lớn chó đều chết khi xuất hiện triệu chứng thần kinh, nếu còn sống thì có thể bị co giật suốt đời Chó 2-5 tháng tuổi thì biểu hiện bệnh rõ nhất trên đường tiêu hóa, chó 6-12 tháng tuổi và chó trưởng thành thì biểu hiện rõ nhất trên đường hô hấp

Bệnh tích

Bệnh tích đại thể

Không có bệnh tích đại thể mang tính chất chỉ thị bệnh ( Trần Thanh Phong, 1996) Sự teo hung tuyến thường thấy khi khám tử, có thể sừng hoá ở gan bàn chân Tuỳ theo mức độ phụ nhiễm vi khuẩn, có thể thấy viêm phế quản – phổi, viêm ruột, mụn mủ ở da

2.5.1.3 Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng

Dựa vào các triệu chứng như: sốt hai pha, chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi Triệu chứng hô hấp: ho, khó thở, viêm phổi

Triệu chứng tiêu hóa: ói mửa, tiêu chảy có thể có máu

Sừng hoá ở mõm và gan bàn chân, có thể nổi mụn ở những vùng da mỏng, xáo trộn thần kinh ở giai đoạn cuối của bệnh (co giật hoặc liệt)

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh do Parvovirus: tiêu chảy ói mửa dữ dội, ít khi kèm theo triệu chứng hô

hấp Viêm cơ tim, gây chết cao trên chó non

Bệnh viêm gan truyền nhiễm: sốt, tiêu chảy, ói mửa, sung huyết niêm mạc, đặc biệt ở vùng miệng, gan sưng to dễ vỡ, đục giác mạc, hoàng đản

Bệnh viêm ruột do Coronavirus: chó có những biểu hiện viêm dạ dày ruột

nhưng ở mức độ thấp hơn, phân nâu, bệnh phát triển chậm và tỷ lệ chết thấp

Bệnh do Leptospira: viêm loét miệng hơi thở hôi thối và thường gây xuất

huyết, vàng da và niêm mạc

Bệnh do giun: viêm dạ dày ruột xuất huyết ở thể cấp tính, thường không sốt, bụng to, có khi ói ra giun hoặc tiêu chảy trong phân có giun

Trang 24

Ngộ độc: miệng chảy nhiều nước bọt, khó thở, co giật toàn thân, không thể đứng vững và chết nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

2.5.1.4 Điều trị và phòng bệnh

Điều trị

Việc điều trị chỉ nhằm hạn chế sự phát triển của vi trùng phụ nhiễm, cung cấp chất điện giải và kiểm soát những biểu hiện thần kinh (Trần Thanh Phong, 1996) Chống mất nước và duy trì sự cân bằng điện giải bằng các dung dịch như Lactate Ringer’S, Glucose 5%

Chống ói bằng Primperan (metoclopramide)

Cầm tiêu chảy (loperamid), bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột (Phosphalugel) Giảm ho (bromhexin), hạ sốt (Anazin C)

Sử dụng B-complex và vitamine C để trợ sức cho thú

Trong trường hợp thú có biểu hiện thần kinh dùng diazepam, acepromazine để chống co giật

Có thể sử dụng các kháng sinh như để chống phụ nhiễm như: septotryl, Baytril (enrofloxacine) 1ml/10kgP

2.5.2 Bệnh do Parvovirus

bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Parvoviridae, giống Parvovirus Type

2 gây bệnh ở chó với đặc điểm là tiêu chảy phân lẫn máu, giảm số lượng bạch cầu,

tử số cao trên chó con còn bú Type 1 không gây bệnh

Trang 25

Theo Nguyễn Như Pho (2003), bệnh thường gây chết trên chó con với tỷ lệ

có thể thay đổi từ 50 – 100%

2.5.2.1 Dịch tễ học và cách sinh bệnh

Dịch tễ học

Nguồn bệnh: thú bệnh thải virus qua phân là nguồn lây nhiễm chủ yếu

Loài mắc bệnh: bệnh chỉ xảy trên họ chó (chó nhà và chó sói), thường biểu hiện ở lứa tuổi từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi Chó trên 6 tháng tuổi thường đề kháng tự

nhiên với Parvovirus, nhiều con trong số này chỉ biểu hiện tiêu chảy thoáng qua

Chó 1-2 năm tuổi có thể bị bệnh nhưng thường rất nhẹ và không đáng chú ý Chó con từ 6 đến 10 tuần tuổi dễ cảm thụ với bệnh nhất do lượng kháng thể mẹ truyền qua sữa đầu đã giảm hết (Trần Thanh Phong, 1996)

Cách lây lan: chủ yếu là lây trực tiếp từ chó bệnh sang chó khỏe hoăc do chó khỏe tiếp xúc với môi trường bị vấy nhiễm phân chứa căn bệnh qua đường miệng, thức ăn, nước uống

Cách sinh bệnh

Đầu tiên, virus sẽ nhân lên trong những mô lympho ở vùng hầu họng và vào máu gây nhiễm trùng huyết từ ngày 3 – 5 ngày sau khi cảm nhiễm Theo tuần hoàn, virus đến nhiều mô và cơ quan Virus nhân lên trong những tế bào lympho và tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả là làm suy giảm miễn dịch Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột gây viêm ruột, giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết (Trần Thanh Phong ,1996)

2.5.2.2 Triệu chứng và bệnh tích

Triệu chứng

Thời gian nung bệnh: 3 – 5 ngày và chấm dứt bằng những triệu chứng ngủ lịm hay liệt, đôi khi kết hợp với ói mửa Chó ủ rũ, bỏ ăn, sốt vừa (39,50C), thông thường sốt kéo dài đến khi triệu chứng tiêu chảy xuất hiện, thân nhiệt chỉ giảm khi chó suy nhược Bệnh được chia làm 2 thể

Trang 26

- Thể đường ruột

Thường ở chó 6 tuần đến 12 tháng tuổi Chó ói mửa, sau 12 – 40 giờ thì xuất hiện dấu hiệu tiêu chảy, phân lúc đầu lỏng, thối, sau đó có màu hồng hay đỏ tươi tùy theo vị trí tổn thương ở ruột Trong trường hợp bệnh nặng, chó tiêu chảy có rất nhiều máu tươi, có lẫn niêm mạc ruột, có khi lẫn chất nhầy, nên chó thiếu máu, suy nhược nặng, mất nước nhanh Sự giảm bạch cầu mạnh, trong những ca bệnh nặng

có khi chỉ còn 400 –500 bạch cầu/mm3 máu (Trần Thanh Phong, 1996)

- Thể viêm cơ tim

Thường gặp trên chó 1 – 2 tháng tuổi (biến động từ 3 tuần – 7 tháng), có thể dẫn đến chết đột ngột Nhiều chó con còn bú trong 1 lứa có biểu hiện khó thở, rên rỉ

và kiệt sức Những chó này có thể chết sau vài giờ, còn những chó khỏi bệnh có thể bất thường về điện tâm đồ, tiếng thổi của tim, dễ bị suy tim Chó bệnh từ 6 cho đến

16 tuần tuổi có biểu hiện vừa suy tim, vừa tiêu chảy nặng thường chết sau 14 giờ nhiễm ( Trần Thanh Phong, 1996)

Gan có thể sưng và túi mật căng Trong thể viêm cơ tim, thường thấy thủy thủng ở phổi (Trần Thanh Phong 1996)

2.5.2.4 Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng

Chó bệnh ủ rũ, bỏ ăn, sốt nhẹ hoặc không sốt, chó thường ói mửa và tiêu chảy nhiều dẫn đến mất nước nghiêm trọng, phân lỏng có thể có máu đỏ tươi và mùi tanh, sụt cân nhanh trong 2 đến 5 ngày

Bệnh gây chết cao trên chó con còn bú do viêm cơ tim, chó từ 6 tuần tuổi đến

6 tháng tuổi nhạy cảm nhất với bệnh này Bạch cầu giảm mạnh

Trang 27

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh Carré: sốt hai pha, sốt cao thường kéo dài, viêm phổi, viêm ruột, có thể

có mụn mủ ở vùng da mỏng, sừng hoá mõm và gan bàn chân, xuất hiện triệu chứng thần kinh ở giai đoạn cuối của bệnh

Bệnh do Leptospira: viêm dạ dày ruột kèm theo viêm loét miệng, hơi thở thối,

xuất huyết, vàng da và niêm mạc, nước tiểu sậm màu

Bệnh viêm ruột do Salmonella, Escherichia coli, Shigella, Campylobacter: thú

có thể sốt, biếng ăn, tiêu chảy nhiều nước

Bệnh viêm gan truyền nhiễm: sốt, tiêu chảy, ói mửa, sung huyết niêm mạc, đặc biệt ở vùng miệng, gan sưng to dễ vỡ, đục giác mạc, hoàng đản

Bệnh viêm ruột do Coronavirus: chó có những biểu hiện viêm dạ dày ruột

nhưng ở mức độ thấp hơn, phân nâu, bệnh phát triển chậm và tỷ lệ chết thấp

Bệnh do giun: thú bệnh không sốt, bụng to, đau bụng, có thể ói hoặc đi phân ra giun

2.5.2.5 Điều trị và phòng bệnh

Điều trị

Việc điều trị chỉ nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh, điều trị triệu chứng và chống nhiễm trùng kế phát, chưa có thuốc đặc trị Có thể dùng các loại kháng sinh để ngăn ngừa sự phụ nhiễm như gentamycine, oxytetracycline -Truyền dịch để chống mất nước, cung cấp chất điện giải và năng lượng như: Lactate Ringer’S, Glucose 5%

-Chống ói: metoclopramide (Primperan)

-Cầm tiêu chảy: loperamide (Imodium)

-Hạ sốt: Anazine – C

-Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột bằng Phosphalugel

-Tăng sức đề kháng bằng các vitamine nhóm B và vitamine C

Trang 28

Phòng bệnh

Việc vệ sinh sát trùng và cách ly những chó khỏe mạnh với chó bệnh Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt kết hợp với phòng bệnh bằng vaccine định kỳ Các vaccine

phòng bệnh do Parvovirus như: Canigen, Vanguard, Fort Dodge Khi chó được 2

tháng tuổi tiêm lần thứ nhất, sau 1 tháng tiêm nhắc lại lần thứ hai, sau đó tái chủng mỗi năm 1 lần

2.5.3 Bệnh do vi khuẩn

Ngoài những nguyên nhân trên, chó còn có thể bị ói mửa, tiêu chảy do viêm

dạ dày ruột mà nguyên nhân chính là do nhiễm các vi khuẩn gây bệnh trên đường tiêu hoá hay do ăn phải thức ăn ẩm mốc, ôi thiu

2.5.3.1 Bệnh do Salmonella spp

Căn bệnh

Salmonella là trực khuẩn Gram (-), kích thước trung bình 3,0 x 0,5 µm, có

nhiều lông ở xung quanh thân, trừ S.gallinarum và S.pullorum (gây bệnh ở gà vịt)

Tính chất nuôi cấy

Vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy nghi, phát triển được trên các môi trường nuôi cấy thông thường, có thể mọc trên một số môi trường có chất ức chế chọn lọc được dùng trong phân lập vi khuẩn này từ phân

Trên môi trường lỏng: sau 5-6h nuôi cấy, vi khuẩn làm đục nhẹ môi trường, sau 18h môi trường đục đều

Trên môi trường thạch thường: khuẩn lạc tròn, lồi, bóng, không màu hoặc màu trắng xám

Trang 29

xuống rồi được đào thải qua phân; tới thận, một số vi khuẩn được đào thải ra ngoài theo nước tiểu; tới mảng payer vi khuẩn tiếp tục nhân lên

Vi khuẩn gây bệnh bằng nội độc tố Nội độc tố kích thích thần kinh giao cảm

ở ruột gây ra hoại tử chảy máu và có thể gây thủng ruột, vị trí tổn thương thường ở các mảng payer Đây là biến chứng hay gặp khi chủ cho chó bệnh ăn sớm, nhất là các thức ăn cứng

Triệu chứng

Cấp tính: chó ói mửa, tiêu chảy nhầy lẫn máu dẫn đến tình trạng mất nước

Mãn tính: bệnh xảy ra chậm, phân nhầy có máu và chó có cảm giác đau khi đi phân Chó sụt cân, gầy và thiếu máu

2.5.3.2 Bệnh do Escherichia coli

Có nhiều trong tự nhiên, trong đường ruột của người và gia súc Trong đường ruột, chúng hiện diện nhiều ở đại tràng nên còn gọi là vi khuẩn đại tràng Vi khuẩn

E.coli nhiễm vào đất, nước… từ phân của động vật Theo Tô Minh Châu và Trần

Thị Bích Liên (2001), E coli có sẵn trong ruột nhưng chỉ gây bệnh khi sức đề

kháng của con vật bị sút kém, khi quản lý chăn nuôi kém, thiếu vệ sinh, hoặc con vật bị cảm lạnh

Căn bệnh

E coli là trực khuẩn Gram (-), kích thước trung bình 2- 3µm x 0,5 µm, di

động bằng tiêm mao quanh tế bào, không tạo bào tử, loại có độc lực thì có capsul, loại không có độc lực không có capsul Một số dòng có lông bám (pili)

Tính chất nuôi cấy

E coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường Một số

có thể phát triển trên môi trường tổng hợp rất nghèo chất dinh dưỡng, hiếu kỵ khí tùy tiện, có thể phát triển ở nhiệt độ từ 5- 40oC

Trong những điều kiện thích hợp E coli phát triển rất nhanh Cấy vào môi

trường lỏng sau 3- 4h đã làm đục nhẹ môi trường, sau 24h làm đục đều; sau hai ngày trên mặt môi trường có váng mỏng,những ngày sau dưới đáy ống có thể thấy cặn

Trang 30

Trên môi trường thạch thường, sau 24h khuẩn lạc khoảng 1,5 mm, hình thái khuẩn lạc điển hình dạng S, nhưng cũng có thể dạng R hoặc M

Trên môi trường chẩn đoán chuyên biệt EMB (Eozin Methyl Blue) tạo khóm tím ánh kim

Trên môi trường MacconKey tạo khóm hồng đỏ

Phân loại theo cấu trúc kháng nguyên

Dựa vào cấu trúc của kháng nguyên, E.coli được chia thành các type huyết

thanh Với sự tổ hợp của các yếu tố kháng nguyên O, K và H sẽ có rất nhiều type huyết thanh khác nhau Mỗi type huyết thanh được ký hiệu bằng kháng nguyên O

và K, ví dụ: O86B7 (yếu tố kháng nguyên O số 36, yếu tố kháng nguyên K số 7 loại

B

Dựa vào tính chất gây bệnh, người ta chia E.coli thành các loại:

- EPEC (Enteropathogenic E.coli): E.coli gây bệnh đường ruột

- ETEC (Enterotoxigenic E.coli): E.coli sinh độc tố ruột

- EIEC (Enteroinvasive E.coli): E.coli xâm nhập đường ruột

- EAEC (Enteroadherent E.coli): E.coli bám dính đường ruột

- EHEC (Enterohaemorrhagic E.coli): E.coli gây chảy máu đường ruột

Cơ chế gây bệnh

Escherichia coli gây tiêu chảy tiết ra 2 độc tố ruột ST và LT:

LT hoạt hóa men adenylcyclase trong tế bào ruột làm gia tăng yếu tố C.AMP (cyclicadenozin 5’ monophosphat) Yếu tố này sẽ kích thích ion Cl- và bicarbonat tách ra khỏi tế bào đồng thời ức chế tái hấp thu Na+ bên trong tế bào Hậu quả là gây tiêu chảy mất nước

Độc tố ST: hoạt hóa men Guanylcyclase làm tăng yếu tố C.GMP (cyclic guanosin 5’ monophosphat) bên trong tế bào dẫn đến kích thích bài tiết muối và nước gây ra tiêu chảy

Trang 31

Triệu chứng

Con vật ít ăn hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, ói mửa, đi phân lúc đầu táo bón sau tiêu chảy dữ dội, mùi hôi thối Thời kỳ cuối chó thường xuất huyết ruột, phân có màu đỏ thẫm hay màu đỏ tươi

2.5.4 Bệnh do ký sinh trùng đường ruột

2.5.4.1 Bệnh do giun móc

Nguyên nhân

Bệnh do ký sinh trùng thuộc họ Ancylostomatidae, ký sinh trùng trong ruột non của chó và một số loài ăn thịt, gồm một số loài sau: Ancylostoma caninum,

Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala

Tỉ lệ nhiễm giun móc ở chó khá cao, tỉ lệ nhiễm chung ở chó của các tỉnh phía

nam lên đến 88,5% và cao nhất là Ancylostoma caninum 80% (Lê Hữu Khương,

Chó thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, gầy còm, suy nhược, bỏ ăn, ói, tiêu chảy

có máu và dịch nhầy Giun bám chặt vào thành ruột làm hư hại lớp nhung mao nên ảnh hưởng tới khả năng hấp thu sắt, vitamin B12, B2 và C

Theo Georgi (1980) (trích dẫn bởi Lê Hữu Khương, 1999), biểu hiện của bệnh giun móc chia ra 4 thể bệnh:

Trang 32

- Thể quá cấp: thường xuất hiện trên chó con vài tuần sau khi sinh Tuần đầu thấy chó vẫn khỏe nhưng tuần thứ 2 chó đột ngột bệnh, thiếu máu nặng và chết nhanh Xét nghiệm phân không có trứng giun móc

- Thể cấp: Chó biểu hiện thiếu máu, gầy yếu Xét nghiệm phân thấy có trứng giun

- Thể mãn: chó có khả năng tái tạo bù đắp lượng máu bị mất, thể trạng chung bình thường Xét nghiệm phân có trứng giun

- Thể thứ phát: Xuất hiện dấu hiệu của bệnh tim mạch do tình trạng thiếu máu kéo dài, lâu dần khả năng tái tạo máu không bù đắp nổi lượng máu bị thất thoát

Cho uống pyrantel với liều 5 mg/kgP

Dùng levamisole: 7 mg/kgP, IM hoặc Exotral (niclosamide + levamisole) 1 viên/5kgP

Sử dụng menbendazole: cho ăn hoặc uống với liều 60 – 100 mg/kgP

Dùng fenbendazole: cho ăn hoặc cho uống với liều 50 mg/kgP hoặc

Phòng ngừa

Theo Hungeford, 1994 (trích dẫn bởi Lê Hữu Khương, 1999): Chó con 1 tuần đến 6 tuần tuổi, dùng các thuốc xổ giun mỗi tuần 1 lần Chó 6-12 tuần xổ giun 2 tuần 1 lần Chó trên 3 tháng tuổi 3-4 tháng xổ 1 lần Chó mẹ xổ 2 lần vào ngày mang thai thứ 14 và sau khi sinh 1 tuần

Trang 33

2.5.3.2 Bệnh do giun đũa

Nguyên nhân

Trên chó thường bị nhiễm hai loài giun đũa: Toxocara canis và Toxascanis

leonina Cả hai loại này đều ký sinh ở ruột non của chó và các loài ăn thịt khác

Theo Lương Văn Huấn và Trần Thanh Hằng (1990) cho biết tỷ lệ chó nhiễm

tại Thành Phố Hồ Chí Minh đối với Toxocara canis là 11,76% nhiễm Toxascanis

leonina là 5,88%

Vòng đời của Toxocara canis

Toxocara canis có chu trình phát triển hoàn hảo nhất và tiêu biểu cho họ giun

đũa Trứng ra ngoài sau 10-15 ngày phát triển thành trứng gây nhiễm bên trong có chứa L2

Triệu chứng

Chó mất tính thèm ăn, thiếu máu gầy còm, lông xù, bụng to, ói mửa có lẫn cả giun, tiêu chảy Những triệu chứng này thường thấy ở chó dưới 2 tháng tuổi (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997) Chó có triệu chứng thần kinh, co giật Ấu trùng di hành qua mặt thận, gan, phổi, não gây hoại tử các cơ quan và gây viêm phổi, phù thũng, xuất huyết

Trang 34

Bệnh tích

Ruột to hơn bình thường, bên trong chứa nhiều giun, có khi gây tắc ruột hoặc

vỡ ruột, làm tắc ống dẫn mật và vỡ ống dẫn mật Niêm mạc ruột viêm cata, xuất huyết

Uống mebendazole với liều 60 – 100 mg/kgP

Dùng fenbendazole cho ăn hoặc uống với liều 50 mg/kgP

Dùng pyrantel 5 mg/kgP cho ăn hoặc uống

Trong quá trình điều trị nên cung cấp thêm vitamin và nâng cao hàm lượng protein trong khẩu phần

Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997), chó chủ yếu nhiễm 2 loài

Trichocephalus vulpis và Trichocephalus georicus

Vòng đời

Trứng Điều kiện thuận lợi qua 25-28 ngày Trứng có L1 Kí chủ L1 được giải phóng chui vào lớp nhung mao ruột Trưởng thành

Trang 35

Thời gian phát triển thành trưởng thành tùy thuộc theo loài Trichocephalus

vulpis là sau 30-107 ngày

Triệu chứng

Chó nhiễm nhẹ không biểu hiện rõ triệu chứng Khi nhiễm nặng chó có biểu

hiện gầy còm, thiếu máu, tiêu chảy phân có lẫn máu Độc tố do Trichocephalus tiết

ra làm cho nhung mao ruột và các tế bào biểu mô ruột bị phân hủy

Bệnh tích

Manh tràng có nhiều giun bám vào, giun cắm sâu vào niêm mạc ruột gây loét

to bằng hạt đậu xanh Khi nhiễm nặng manh tràng xuất huyết màu đỏ hoặc hồng sậm

Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng lâm sàng

Tìm trứng bằng phương pháp phù nổi

Điều trị

Sử dụng menbendazole: 60 – 100 mg/kgP cho ăn hoặc uống

Dùng fenbendazole: 50 mg/kgP cho ăn hoặc uống

Có thể sử dụng Exotral (niclosamide và levamisole) với liều 1 viên/5kgP

Bệnh tích

Viêm ruột cata, xuất huyết, có nhiều sán dây bên trong ruột, ruột sưng to

Chẩn đoán

Trang 36

Chó chậm lớn, biếng ăn, gầy còm, có thể ói mửa tiêu chảy có lẫn sán, trường hợp nhiễm nặng làm thú ốm yếu

Xét nghiệm phân tìm đốt sán, trứng sán theo phương pháp lắng gạn

Điều trị

Dùng nitroscanate cho uống hoặc cho ăn liều 50 mg/kgP

Sử dụng Exotral (niclosamide và levamisol): 1 viên/5kgP cho uống

Dùng praziquantel cho uống với liều 2,5 - 5 mg/kgP

2.5.5 Ngộ độc

Thú bị ngộ độc là do tiếp xúc hay ăn phải những chất độc có trong thức ăn như thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng, diệt ký sinh trùng hay ăn phải thức ăn có tẩm độc

Chẩn đoán

Tùy thuộc vào loại chất độc bị nhiễm và lượng chất độc nhiễm nhiều hay ít,

mà thú có những biểu hiện lâm sàng khác nhau

Các triệu chứng thường gặp: ói mửa, chảy nhiều nước bọt, đôi khi có tiêu chảy, co giật, co giãn đồng tử quá mức, khó thở, thở mạnh và nhanh, niêm mạc tím tái, hôn mê rồi chết

Cách giải độc

Có thể kích thích nôn để loại bỏ chất độc bằng apomorphine hoặc pha nước muối bơm vào dạ dày

Dùng than hoạt tính để lắng tụ chất độc

Truyền dịch: Lactated Ringer’S, Glucose 5%

Dùng Lasilix (furosemide) với liều 3-4mg/Kg thể trọng để thúc đẩy thải chất độc qua nước tiểu

Tăng cường giải độc gan: Hepatol + B12.

Hạ sốt: AnalginC

Chống co giật: acepromazine

Trợ sức, trợ lực bằng các vitamin nhóm B và vitamine C Đồng thời cho ăn thức ăn

dễ tiêu, đầy đủ dưỡng chất để thú mau chóng hồi phục sức khỏe

Trang 37

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP

3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát

Thời gian :1/2/2012 đến 1/6/2012

Địa điểm khảo sát: Phòng khám Thú y Kim Thanh, quận 9, TP.HCM

3.2 Đối tượng khảo sát

1055 chó được đem đến khám và điều trị tại phòng khám Thú y Kim Thanh, quận 9, TP.HCM

3.3 Nội dung khảo sát

Tỷ lệ chó có triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa

Hiệu quả điều trị chó có triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa

3.4 Dụng cụ và vật liệu

Dụng cụ chẩn đoán lâm sàng: nhiệt kế, bàn khám, cân trọng lượng, ống nghe, dây buộc mõm, đèn soi

Chất sát trùng vết thương: Oxy già, Povidin

Kháng sinh: Amoxycillin 150LA, Septotryl, bio-LinS, bio-Macrosone

Kháng viêm: Bio-Dexa, Ketovet, Diclofenac

An thần: Combistress, Prozil

Thuốc tê: Lidocain

Thuốc mê: Zoletil 50%

Thuốc hạ số: Bio-AnalginC

Thuốc trị ký sinh trùng: Levamisol, Fenbendazole

Chống ói: Primperan

Cầm tiêu chảy: atropin sulfate, Smecta

Thuốc trợ sức, trợ lực: Bio-Cevit, B-Complex

Trang 38

3.5 Các phương pháp tiến hành

3.5.1 Lập bệnh án theo dõi bệnh

Ghi lại tên chủ, địa chỉ và số điện thoại Các thông tin về thú như: tên, giống, phái tính, trọng lượng, màu lông, tuổi…để tiện theo dõi trong quá trình điều trị Hỏi chủ nuôi về nguồn gốc chó, cách chăm sóc, loại thức ăn, đã tiêm phòng và tẩy giun sán đúng liệu trình khuyến cáo chưa, các triệu chứng chủ nuôi quan sát được, thuốc đã dung điều trị và hiệu quả như thế nào để có thể đưa ra biện pháp điều trị thích hợp

3.5.2 Khám lâm sàng

Khám chung

Quan sát thể trạng chung: còn tốt hay xấu

Kiểm tra thân nhiệt: chó có sốt hay không, những chó ở mới ở lâu ngoài nắng hoặc quá hoảng sợ nên đợi một thời gian để thân nhiệt ổn định rồi đo

Kiểm tra độ đàn hồi của da, độ bóng mượt và mức độ rụng của lông

Kiểm tra niêm mạc mắt, miệng, lưỡi, âm hộ: còn hồng hay nhợt

Kiểm tra tai, màu sắc dịch tai

Kiểm tra các hạch bạch huyết: có sưng hay không

Thử các phản xạ vận động như phản xạ co duỗi gối, bước qua vật cản Có các

cử động bất thường như lắc đầu, nghiêng đầu, cụp tai hay không

Trang 39

Sờ nắn vùng bụng và quan sát phản ứng đau của thú

Kết hợp việc quan sát phân của chó bệnh tại phòng khám (nếu có) với thông tin từ chủ nuôi cung cấp, chúng tôi tạm chia:

- Tiêu chảy ra máu được ghi nhận khi trên 70% tổng lượng phân là máu

- Tiêu chảy có lẫn ít máu được ghi nhận khi máu chỉ chiếm dưới 30% tổng lượng phân

Nghi bệnh Carré khi chó chảy nhiều dịch mắt, đổ ghèn do viêm kết mạc Mũi

chảy nhiều dịch lỏng sau đặc dần rồi có mủ, chó khó thở, ho Chó bắt đầu sốt 400C – 40,50C vào ngày thứ 3 đến thứ 6 sau khi cảm nhiễm và kéo dài trong 2 ngày Sau

đó sốt giảm dần sau vài ngày trước khi xuất hiện đợt sốt thứ 2 Đi phân lỏng, có thể lẫn máu hoặc lẫn niêm mạc ruột bị bong tróc, nôn mửa do viêm dạ dày ruột Nổi mụn mủ ở những vùng da mỏng, xáo trộn thần kinh như đi xiêu vẹo, mất định hướng, co giật, hôn mê

Trang 40

Nghi bệnh do Pavovirus khi chó ủ rủ, bỏ ăn, sốt vừa 39,50C, ói rất nhiều và kéo dài, tiêu chảy có rất nhiều máu tươi làm chó thiếu máu niêm mạc nhợt nhạt và suy nhược nặng Diễn biến bệnh khá nhanh.Thường xảy ra trên chó từ 6 tuần đến 12 tháng tuổi Chó non 1-2 tháng tuổi thường bị viêm cơ tim dẫn đến chết đột ngột

Nghi bệnh do kí sinh trùng đường ruột khi chó thiếu máu nên niêm mạc

nhợt nhạt, gầy yếu, bụng to, ói và tiêu chảy ra giun sán

Nghi bệnh vi khuẩn khi chó ói tiêu chảy nhầy lẫn ít máu, chó mất nước, có

cảm giác đau khi đi phân Chó sụt cân, gầy nhưng đôi khi vẫn còn ăn uống

Nghi do ngộ độc khi chó ói mửa, trào nhiều nước bọt, tiêu chảy, có thể co

giật, co giãn đồng tử quá mức, khó thở, thở mạnh và nhanh, niêm mạc tím tái, hôn

mê, hơi thở có thể có mùi chất độc mà thú đã nuốt phải Trước đó chó vẫn khỏe mạnh nhưng đột nhiên xuất hiện các triệu chứng trên và các chó khác cùng bầy vẫn bình thường

3.5.3 Một số phương pháp tiến hành khác

Ngoài việc quan sát biểu hiện lâm sàng, chúng tôi còn tiến hành mổ khám 5

chó bệnh chết trong nghi bệnh do Parvovirus để quan sát bệnh tích đại thể

Chúng tôi cũng lấy 10 mẫu phân trong các ca nghi bệnh do vi khuẩn để gửi về Bệnh viện Đa Khoa khu vực Thủ Đức phân lập vi trùng và thử kháng sinh đồ

Chúng tôi lấy 10 mẫu phân trong các ca nghi nhiễm giun để gửi về Trạm Chẩn Đoán và Xét nghiệm Chi Cục Thú Y Tp.Hồ Chí Minh tìm trứng giun bằng phương

Ngày đăng: 22/03/2018, 11:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Lê Hoàng Bảo, 2008. Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được đến khám và điều trị tại bệnh xá Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được đến khám và điều trị tại bệnh xá Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
2. Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001. Vi khuẩn và nấm gây bệnh trong Thú y. Tủ sách đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi khuẩn và nấm gây bệnh trong Thú y
4. Mai Tiến Dũng, 2005. Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được đến khám tại Trạm chẩn đoán Xét nghiệm và điều trị. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được đến khám tại Trạm chẩn đoán Xét nghiệm và điều trị
5. Nguyễn Ngọc Hà, 2010. Khảo sát một số bệnh trên đường tiêu hóa ở chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Trạm Thú y Quận 5 TP. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số bệnh trên đường tiêu hóa ở chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Trạm Thú y Quận 5 TP. Hồ Chí Minh
6. Nguyễn Tú Hạnh, 2007. Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được khám và điều trị tại bệnh viện thú y trường Đại học Nông Lâm.Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được khám và điều trị tại bệnh viện thú y trường Đại học Nông Lâm
7. Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997. Ký sinh và bệnh ký sinh ở gia súc, gia cầm. Tập 1, Tủ sách đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh và bệnh ký sinh ở gia súc, gia cầm
8. Lại Thành Hưng, 2011. Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được khám và điều trị tại phòng khám thú y Kim Thanh quận 9, TP.Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được khám và điều trị tại phòng khám thú y Kim Thanh quận 9, TP.Hồ Chí Minh
9. Trần Kỳ Linh, 2007. Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó tại Trạm Thú y Quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó tại Trạm Thú y Quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh
10. Lê Đức Ngọc, 2009. Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ở đường tiêu hóa trên chó và hiệu quả điều trị tại phòng khám Thú y K-9, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ở đường tiêu hóa trên chó và hiệu quả điều trị tại phòng khám Thú y K-9, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
11. Nguyễn Thị Thúy Nhung, 2011. Khảo sát các biểu hiện bất thường trên đường tiêu hóa của chó đến khám và điều trị tại một phòng khám thú y thuộc tỉnh Bình Dương. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát các biểu hiện bất thường trên đường tiêu hóa của chó đến khám và điều trị tại một phòng khám thú y thuộc tỉnh Bình Dương
12. Huỳnh Tấn Phát, 2001. Khảo sát tình hình nhiễm và một số biến đổi bệnh lý do Parvovirus trong hội chứng ói mửa, tiêu chảy ra máu trên chó tại TP. Hồ Chí Minh. Luận văn cao học, tủ sách đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình hình nhiễm và một số biến đổi bệnh lý do Parvovirus trong hội chứng ói mửa, tiêu chảy ra máu trên chó tại TP. Hồ Chí Minh
14. Trần Thanh Phong, 1996. Một số bệnh truyền nhiễm trên chó. Tủ sách đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh truyền nhiễm trên chó
15. Trần Thị Mỹ Phúc, 2009. Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được đến khám và điều trị tại bệnh xá Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được đến khám và điều trị tại bệnh xá Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
16. Trịnh Hoàng Phúc, 2006. Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó khảo sát tại Trạm Chẩn đoán – Xét nghiệm và Điều trị Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó khảo sát tại Trạm Chẩn đoán – Xét nghiệm và Điều trị Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh
18. Bùi Thị Bích Phương, 2010. Khảo sát một số bệnh trên đường tiêu hóa ở chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại phòng khám thú y K-9 Quận 7 TP.Hồ Chí Minh.Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số bệnh trên đường tiêu hóa ở chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại phòng khám thú y K-9 Quận 7 TP.Hồ Chí Minh
19. Ngô Huyền Thúy, 1994. Nhận xét về tình hình bệnh tật đàn chó cảnh ở Hà Nội và biện pháp phòng trị. Công trình nghiên cứu Khoa học kỹ thuật. Tủ sách đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét về tình hình bệnh tật đàn chó cảnh ở Hà Nội và biện pháp phòng trị. Công trình nghiên cứu Khoa học kỹ thuật
20. Nguyễn Thị Phương Thúy, 2006. Khảo sát một số bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Trạm Thú y quận Tân Bình,TP. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Trạm Thú y quận Tân Bình,TP. Hồ Chí Minh
21. Tô Thị Thiện Toàn, 2005. Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ở đường tiêu hóa trên chó và hiệu quả điều trị tại Chi Cục Thú Y , TP. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ở đường tiêu hóa trên chó và hiệu quả điều trị tại Chi Cục Thú Y , TP. Hồ Chí Minh
22. Lê Hùng Tráng, 2010. Khảo sát bệnh đường tiêu hóa và hiệu quả điều trị trên chó tại Trạm Thú Y Quận 8, Tp.Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh đường tiêu hóa và hiệu quả điều trị trên chó tại Trạm Thú Y Quận 8, Tp.Hồ Chí Minh
23. Nguyễn Khắc Trí, 2006. Khảo sát một số bệnh trên hệ thống tiêu hóa trên chó tại bệnh xá Thú y trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số bệnh trên hệ thống tiêu hóa trên chó tại bệnh xá Thú y trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w