Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN 1 (Trang 35)

Giống như VCĐ, việc xác định được cơ cấu VLĐ đóng vai trò rất quan trọng. Xác định được tỷ trọng của VLĐ giúp DN thấy được liệu cơ cấu vốn như hiện tại có phù hợp không để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Thực trạng sử dụng Vốn lƣu động

Bảng 2.7. Sự biến động VLĐ giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012

Giá trị % Giá trị %

Vốn bằng tiền 2,601.94 112.87 262.01 (2,489.07) (95.66) 149.14 132.13 Khoản phải thu 55,616.61 38,163.67 48,303.45 (17,452.94) (31.38) 10,139.78 26.57 Hàng tồn kho 66,633.99 64,912.65 67,058.71 (1,721.34) (2.58) 2,146.06 3.31 TSNH khác 10,542.09 11,843.37 12,281.95 1,301.28 12.34 438.58 3.70 Tổng VLĐ 135,394.63 115,032.56 127,906.12 (20,362.07) (15.04) 12,873.56 11.19

(Nguồn: Số liệu phòng kế toán năm 2011 – 2013 và tính toán của tác giả)

Biểu đồ 2.2 dưới đấy sẽ cho thấy ta tỷ trọng của các yếu tố hình thành nên nguồn vốn lưu động từ năm 2011 đến năm 2013.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu của các yếu tố phụ thuộc VLĐ

Hàng tồn kho

Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty là về xây dựng nên tỷ trọng hàng tồn kho của công ty là rất lớn (năm 2011: 49.21%, năm 2012: 33.2%, năm 2013: 52.4%)

Lượng hàng tồn kho năm 2011 là 66,633.99 triệu, chiếm tỷ trọng 49.21% trong tổng VLĐ.

Sang năm 2012, con số này giảm đi 1,721.34 triệu đồng. Lúc này lượng VLĐ của 0 10 20 30 40 50 60

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vốn bằng tiền 1,92 0,1 0,2

Khoản phải thu 41,08 33,2 37,8

Hàng tồn kho 49,21 56,4 52,4

37

VLĐ. Lượng hàng tồn kho giảm nhưng tỉ trọng tăng là do năm 2012, tốc độ giảm của VLĐ nhanh hơn.

Đặc biệt, năm 2013, lương hàng tồn kho của công ty tăng mạnh lên là 67,058.71 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 52.4% (giảm so với năm 2012). Lý giải cho những con số này có hai lý do được đưa ra:

Thứ nhất, do tình hình kinh tế bất ổn, lạm phát tăng cao tới hai con số, để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh, lãnh đạo công ty đã quyết định dự trự các nguyên vật liệt phục vụ cho việc sản xuất thi công công trình xây dựng ở mức cố định. Do không muốn dự trữ quá nhiều hàng tồn kho khi giá cả đang tăng cao, vừa có một lượng hàng tồn kho dự trữ vừa đủ để đảm bảo thực hiện các hợp đồng kinh tế. Điều này sẽ giúp công ty chủ động hơn trong việc kiểm soát chi phí cũng như đảm bảo tiến độ thi công công trình, tránh phải chịu sức ép giá hay khan hàng từ người cung cấp.

Thứ hai, đặc điểm chung của các công ty thuộc ngành xây dựng, theo số liệu của Vietstock.vn, vào ngày 30.6.2013 thì hàng tồn kho của ngành xây dựng trên tổng tài sản chiếm 27%. Tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản của công ty là 55.16% (bảng 2.2) là rất cao. Lý do quan trọng nhất khiến cho hàng tồn kho của công ty luôn ở mức cao, đó là các sản phẩm dở dang, cụ thể ở đây là những công trình thi công của công ty chưa được hoàn thành. Do tính chất của những công trình xây dựng phải mất nhiều thời gian thi công, có thể là từ một vài tháng, một năm hoặc hơn. Và các yếu tố khách quan mang lại nên dẫn đến các công trình bị chậm tiến độ thi công.

Nhìn chung, công ty cần khắc phục lượng hàng tồn kho sao cho hợp lý, nhanh chóng giải phóng lượng hàng tồn kho, gop phần làm tăng vòng quay vốn để đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh

Vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền của công ty có xu hướng giảm trong 2 năm trở lại đây.

Năm 2011, vốn bằng tiền của công ty là 2,601.94 triệu, chiếm 1.92% trong tỷ trọng VLĐ, nhưng hai năm sau đó là 2012, 2013 lại liên tục giảm.

Năm 2012, số này chỉ còn chiếm 0.1% trong tổng VLĐ, với lượng tiền tồn quỹ 112.87 triệu đồng, giảm đến 2,489.07 triệu đồng. Nguyên nhân là do công ty đã sử dụng lượng tiền mặt để thanh toán 1 phần nợ phải trả ngắn hạn (bảng 2.2).

Năm 2013, lượng tiền mặt tăng thêm 149.14 triệu đồng, chiếm 0.2% trong tổng VLĐ. Lý giải điều này là do có sự tăng nhẹ trong các khoản nợ phải trả của công ty, công ty đi vay nợ để bổ sung vào nguồn vốn bằng tiền nhằm tăng năng lực thanh khoản trong ngắn hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản phải thu

Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau hàng tồn kho. Khoản phải thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tình hình tài chính của công ty, và đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ. Có khoản phải thu nghĩa là DN đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Điều này giúp công ty tạo được mối quan hệ với khách hàng từ đó có thể có thêm nhiều nhà thầy cho các công trình. Tuy vậy, đó cũng là một con dao hai lưỡi. Khoản phải thu này có thể trở thành những khoản nợ xấu khó đòi. Việc không được thanh toán khiến dòng tiền không được lưu chuyển, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty. Việc vốn bị ứ đọng lại như vậy sẽ giảm cơ hội đầu tư của công ty vào lĩnh vực khác, làm giảm lợi ích của công ty. Thêm vào đó, công ty còn phải mất thêm nhiều chi phí, thời gian để đòi nợ, mà nguồn vốn công ty sử dụng phần lớn là vốn đi vay, việc này làm cho DN phải gánh chịu lãi. Nhìn vào bảng trên, có thể thấy khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng VLĐ.

Năm 2011, khoản phải thu là 55,616.61 triệu đồng, chiếm 41.08% trong tổng VLĐ. Năm 2012, khoản phải thu giảm còn 38,163.67 triệu đồng, chiếm 33.2% trong tổng VLĐ. Nguyên nhân của sự giảm đi này là do công ty đã thu hồi được các khoản nợ bên ngoài.

Năm 2013, khoản phải thu tăng lên thành 48,303.45 triệu đồng, chiếm 37.8% trong tổng VLĐ. Điều này cho thấy, vốn của công ty đang bị chiếm dụng nhiều, đồng thời cho thấy tình hình thu hồi nợ của công ty còn hạn chế, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và tổng vốn nói chung.

Công ty cần có những chính sách tín dụng thương mại hợp lý để nâng cao doanh số tiêu thụ nhằm tăng lợi nhuận cho công ty, nhưng vẫn phải đảm bảo việc thu hồi vốn, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn bị giảm.

TSNH khác của công ty chiếm tỷ trọng không cao. Năm 2012 tăng lên 1,301.28 triệu so với năm 2011. Đến năm 2013 tiếp tục tăng 438.58 triệu, từ 11,843.37 triệu lên 12,281.95 triệu đồng.

Kết luận: Với đặc thù của một công ty xây dựng, vậy nên TSLĐ của công ty

luôn ở mức cao. Điều này cho thấy cơ cấu vốn của công ty thay đổi theo hướng hợp lý qua các năm, phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Trong quá trình sử dụng và quản lý VLĐ, có thể thấy rằng hàng tồn kho khá lớn, nên công ty cần phải xúc tiến giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho như đưa vào sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, công ty cần áp dụng chính sách tín dụng thương mại hợp lý để tăng doanh số bán, góp phần nâng cao vòng quay vốn, tăng lợi nhuận cho công ty. Cùng với đó là tăng lượng tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh khoản ngắn hạn.

39

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động

Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động

ĐVT: triệu đồng, vòng, ngày Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần 79,310.28 72,621.27 47,138.75 (6,689.01) (8.43) (25,482.52) (35.09) Lợi nhuận 235.59 230.69 229.26 (4.9) (2.08) (1.43) (0.62) VLĐ bình quân 8,638.10 9,027.56 9,410.36 389.46 4.51 382.8 4.24 Vòng quay VLĐ 9.18 8.04 5.01 (1.14) (12.42) (3.04) (37.69) Kỳ luân chuyển VLĐ 39.76 44.78 71.65 0 12.62 0 60.48 Mức doanh lợi VLĐ 0.027 0.025 0.024 0 (6.3) 0 (4.66)

(Nguồn: Nguồn số liệu phòng kế toán và tính toán của tác giả)

Kỳ luân chuyển VLĐ:

Qua bảng trên, ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2012 của công ty giảm so với năm 2011, thể hiện ở số vòng quay vốn lưu động năm 2011 là 9.18 vòng, giảm 1.14 vòng so với năm 2012. Và tiếp tục giảm 3.04 vòng trong năm 2013, còn 5.01 vòng. Điều này làm cho kỳ luân chuyển VLĐ năm 2012 tăng hơn 12 ngày so với năm 2011 còn năm 2013 tăng 60.38 ngày so với năm 2012. Ta có thể thấy doanh thu thuần năm 2012 giảm 6689.01 triệu so với năm 2011 với tỉ lệ giảm 8.43% đã làm vòng quay vốn lưu động giảm 1.14 vòng. Và doanh thu tiếp tục giảm mạnh trong năm 2013, còn 47138.75 triệu, làm cho vòng quay VLĐ giảm 3.04 vòng. Điều này đã khiến cho công ty mất đi 1 lượng vốn lưu động đáng kể. Doanh thu giảm làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm đi, nguyên nhân làm cho doanh thu công ty giảm là do cả các nhân tố khách quan và chủ quan như cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, lãi suất thị trường, trình độ quản lý và tay nghề người lao động…(trang 12,13).

Mức doanh lợi VLĐ

Mức doanh lợi VLĐ năm 2012 đã giảm còn 0.025 so với mức 0.027 trong năm 2011. Mặc dù năm 2012 tổng VLĐ bình quân của công ty đã tăng lên 389.46 triệu đồng tuy nhiên do kỳ luân chuyển VLĐ tăng thêm khiến cho lợi nhuận sụt giảm kém hơn so với năm 2011. Đây là kết quả việc sử dụng đồng vốn chưa hiệu quả khi mà

lượng hàng tồn kho và việc đầu tư cơ sở vật chất khiến cho việc xoay vòng vốn trở nên chậm hơn. Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong năm 2013 khi mức doanh lợi VLĐ của công ty giảm chỉ còn 0.024 mặc dù nguồn VLĐ bình quân đã tăng 383 triệu đồng, đạt mức 9410.36 triệu đồng. Nguyên nhân chính đó là kỳ luân chuyển vốn trung bình tăng lên gần gấp đôi thời gian, khiến cho số vòng quay của vốn giảm xuống rõ rệt, có thể kéo theo sự suy giảm doanh thu của công ty. Đây là một vấn đề đáng lo ngại trong hoạt động kinh doanh của công ty, khi mà lợi nhuận liên tục sụt giảm dẫn đến suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư, cũng như hoạt động trả lương nhân viên, bảo trì tư liệu sản xuất.

Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong 3 năm 2011 – 2013 ngày càng suy giảm, đây là một dấu hiệu đáng lo ngại và công ty cần phải mau chóng tìm ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

41

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN 1 (Trang 35)