0.617 0.362 Đòn bẩy tài chính Lần Tổng tài sản

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN 1 (Trang 31)

Đòn bẩy tài chính Lần Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu 11.895 10.136 11.093

ROE % Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu 1.948 1.987 1.952

Chênh lệch ROE % 0.038 (0.035)

(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Giai đoạn 2011 - 2012

Trong giai đoạn này, ta thấy ROS và hiệu suất sử dụng tài sản tăng trong khi đòn bẩy tài chính lại có sự sụt giảm. Năm 2012 chỉ tiêu này là 1.987%, tức là Công ty đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 1.987 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lên 0.038% so với năm 2011, chứng tỏ rẳng Công ty đã nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. ROE tăng chủ yếu là do đòn bẩy tài chính giảm, cụ thể:

 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2012 tăng 0.021% so với năm 2011. Tỷ suất này tăng do doanh thu thuần giảm mạnh hơn so với mức giảm của lợi nhuận sau thuế. Công ty thực hiện các chính sách quản lý chi phí kém hiệu quả như giá vốn hàng bán lớn, chi phí cho lãi vay cao do đó lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm đi hơn 1.05 lần trong khi doanh thu năm 2012 giảm 1.09 lần. Chính vì vậy chỉ tiêu này tăng.

 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cũng tăng trong giai đoạn này.

 Đòn bẩy tài chính dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của Công ty. Ta thấy đòn bẩy tài chính của Viwasseen.1 khá lớn và có sự giảm trong năm 2012 so với năm 2011 vì công ty tài trợ phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay.

Giai đoạn 2012 – 2013

Dựa vào số liệu của bảng 2.4, ta thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản vẫn có sự sụt giảm trong khi ROS có xu hướng tăng cùng với đòn bẩy tài chính tăng mạnh.

Tiếp tục trong năm 2013, ROE đạt 1,952%, tức là Công ty đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 1.925 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0.035 đồng so với năm 2012. ROE tăng cụ thể là do:

 ROS năm 2013 tăng nhẹ, đạt 0.486% cao hơn là 0.168% đồng so với năm 2012. Tuy lợi nhuận giảm đi nhưng Công ty cũng đã cố gắng để hoạt động có hiệu quả hơn.

 Bên cạnh đó đòn bẩy tài chính của Công ty trong năm 2013 cũng tăng, tăng 0.957 lần so với năm 2012.

Qua phân tích Dupont trên đây ta thấy rằng ROE trong giai đoạn 2011 – 2013 tăng rồi lại giảm những vẫn có sự tăng nhẹ qua 3 năm. Chủ yếu chỉ tiêu này tăng do ROS của Công ty tăng mạnh, đòn bẩy tài chính của công ty có xu hướng giảm nhẹ. Vì vậy, tuy Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính chưa hiệu quả, nhưng công ty đã có kế hoạch sử dụng VCSH một cách khá hiệu quả. Bằng chứng là việc hiệu suất sử dụng VCSH của công ty đã tăng qua hàng năm. Tuy vậy, công ty vẫn cần có những biện pháp hợp lý trong việc quản lý chi phí, doanh thu và tăng hiệu suất sử dụng của tài sản nhằm làm gia tăng khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ những yếu tố đầu vào sẵn có. Bên cạnh đó, khi nhận thấy chỉ tiêu ROE tăng nhẹ qua các năm xuất phát từ việc doanh nghiệp sử dụng VCSH một cách có hiệu quả nhưng lại làm giảm đòn bẩy tài chính, thì ta cần xem liệu xu hướng này có nên tiếp tục được hay không? Lãi suất trong các năm tới có cho phép doanh nghiệp tiếp tục sử dụng chiến lược này không? Khả năng tài chính của doanh nghiệp có còn đảm bảo an toàn không?

33

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN 1 (Trang 31)