Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN 1 (Trang 46)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƢỚC SỐ

3.1.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của Công ty.

Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiên về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước.

Đối với công tác sử dụng vốn: Khi thực hiện công ty phải căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty. Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, Công ty cần có kế hoạch chủ động cung ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu vốn. Nếu thừa vốn, Công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh, khả năng sinh lời của vốn. Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào

47

thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kiện cũng như xu hướng thay đổi cung cầu trên thị trường.

Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, thiết lập kế hoach huy động vốn: Xác định khả năng tài chính hiện tại của Công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ, để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời hạn chế rủi ro xảy ra. Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt. Trong điều kiện Doanh nghiệp hoạt động được chủ yếu bằng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài thì để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, Công ty nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp.

Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.

Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:

 Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh từng thời kỳ.

 Tạo niềm tin cho các nơi cung cấp vốn bằng cách nâng cao uy tín của Công ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn…

 Chứng minh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới.

 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng

 Theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo thời gian. Như vậy, Công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có biện pháp hối thúc khách hàng thanh toán. Định kỳ, Công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh để tình trạng các khoản nợ rơi vào khoản phải thu khó đòi.

 Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán.

 Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ cơ quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mang lại hiệu quả.

 Khi mua hàng hoặc thanh toán trước, thanh toán đủ phải yêu cầu người lập các hợp đồng bảo hiểm tài sản mua nhằm tránh tình trạng thất thoát, hỏng hóc hàng hóa sựa trên nguyên tắc “giao đủ, trả đủ” hay các chế tài áp dụng trong ký kết hợp đồng.

 Quản lý hàng tổn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho.

 Việc hàng tồn kho trong năm còn nhiều, tỷ trọng tương đối cao trong tổng vốn lưu động cho thấy lượng hàng hóa mua cũng như gửi tại các đại lý còn nhiều. Việc hàng tồn kho trong quá trình chưa đến tay người tiêu dùng có nhu cầu và chuyển giao quyền sở hữu thì việc mất mát, hỏng hóc, thất thoát vốn là không tránh khỏi.

 Lập kế hoạch cho hoạt đọng kinh doanh trên cơ sở tình hinh năm báo cáo, chi tết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù, tránh thiệt hại cho Công ty.

 Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.

 Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của Công ty.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN 1 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)