Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 1.Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN 1 (Trang 29)

2.2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu quan trọng có tính chất quyết định hoạt động kinh doanh nói chung. Do đó việc phân tích tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng để đánh giá thực trạng việc sử dụng vốn ở doanh nghiệp từ đó tìm giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.

Để đánh giá thực chất công tác sử dụng vốn của công ty, ta phải tiến hành phân tích các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nói chung của công ty.

Áp dụng công thức số 12,13,14 ở chương 1 cộng với tính toán của tác giả. Qua số liệu ở bảng có thể thấy đươc rằng hiệu quả sử dụng vốn của DN trong ba năm qua chưa đạt được hiệu quả cao.

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch(%) 2012/2011 2013/2012

Lợi nhuận

trước thuế 291.93 277.29 301.40 (5.01) 8.69

Lợi nhuận sau

thuế 235.59 230.69 229.26 (2.08) (0.62)

Lãi vay 8,977.53 5,643.14 2,372.38 (37.14) (57.96) Vốn trong kỳ 143831.29 117684.11 130311.43 (18.18) 10.73 VCSH bình

quân 12091.76 11611.05 11747.39 (3.98) (1.17)

Hiệu suất lợi

nhuận cố định 6.44 5.03 2.05 (21.94) (59.21)

Tỷ suất lợi

nhuận vốn 0.20 0.24 0.23 16.09 (1.84)

Tỷ suất lợi

nhuận VCSH 1.95 1.99 1.95 1.97 (1.77)

(Nguồn: Nguồn số liệu phòng kế toán và tính toán của tác giả)

Qua bảng phân tích, ta thấy năm 2011, tổng vốn của công ty là 143,831.29 triệu đồng, đến năm 2012 tổng vốn của công ty giảm 18,18% tuy nhiên đến năm 2013 lại tăng 10.73%. Trong đó chỉ có một phần nhỏ được tài trợ bởi nguồn VCSH, cụ thể nguồn VCSH chỉ chiếm khoảng 8 - 10% trong tổng vốn. Đây là điều đáng lo ngại đối với công ty do phải phụ thuộc quá nhiều vào các chủ nợ, thể hiện tính bất ổn từ nguồn tài trợ, từ đó khiến áp lực trả nợ sẽ trở thành một vấn đề lớn mà công ty phải đối mặt.

Các chỉ tiêu về lợi nhuận có thể đem lại cái nhìn chính xác về hiệu quả hoạt động của công ty. Qua bảng ta thấy, năm 2011 công ty có lợi nhuận trước thuế là 291.93 triệu đồng trong khi vốn sử dụng bình quân là 143831.29 triệu, điều đó dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn khá thấp là 0.2 (tức 20%). Năm 2012 tình hình cũng không khả quan hơn khi lợi nhuận trước thuế giảm còn 277.29 triệu đồng, vốn trong kỳ cũng giảm còn 117684.11 triệu đồng (giảm 18.18%). Do tốc độ giảm của vốn kinh doanh lớn hơn tốc độ giảm của lợi nhuận trước thuế, nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn vẫn có sự tăng nhẹ từ 0.2 lên 0.24. Sang năm 2013 tình hình vẫn không được cải thiện khi lợi nhuận đạt được là 301.40 triệu đồng với lượng vốn là 130311.43 (tăng 10.73% so với năm 2012) nên tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 0.23 23%). Đây là tín hiệu không mấy khả quan cho tình hình sản xuất kinh doanh của công ty khi mà lượng vốn sử dụng tăng lên nhưng tỷ suất lợi nhuận không tăng đồng thời. Điều này là do công tác quản lý chi phí doanh nghiệp cũng được quản lý chưa thực sự tốt, doanh thu vẫn tăng, vòng quay vẫn nhanh nhưng mà khi trừ đi chi phí thì lợi nhuận lại còn ít. Điều này đòi hỏi công ty cần phải có biện pháp quản lý chi phí chặt chẽ, cắt giảm các chi phí không cần thiết để có thể đảm bảo được lợi nhuận mong muốn.

Hiệu suất lợi nhuận của công ty giảm qua các năm từ 2011 – 2013. Từ năm 2011 đến năm 2012, hiệu suất giảm 21.94% và tiếp tục giảm đến 59.21% trong năm 2013. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn trong kỳ của công ty còn chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân là do tổng lợi nhuận trước thuế (đã bao gồm lãi vay) giảm trong khi nguồn vốn trong kỳ giảm không đáng kể. Từ đó có thể thấy với cơ cấu vốn gần như không đổi qua các năm, nhưng lợi nhuận tạo ra từ nguồn vốn đã bỏ ra lại ngày càng giảm. Hơn nữa, cơ cấu VCSH trên tổng nguồn vốn của công ty cũng không thay đổi, chứng tỏ việc lãi vay của công ty giảm không phải là do công ty cắt giảm được các khoản nợ vay bên ngoài, mà là do công ty đang được ân hạn cũng như cơ cấu lại nợ để không bị rơi vào tình trang mất khả năng thanh khoản. Đây cũng không phải là một dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh là tạo ra nhiều lợi ích cho chủ sở hữu, hay nói cách khác, là sự gia tăng tỷ suất VCSH, do đó, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, ta đi xem xét cả chỉ tiêu lợi nhuận VCSH. Tỷ suất sinh lời VCSH năm 2011 là 1.95, tức là cứ 1 đồng bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 1.95 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2012 thì tăng lên thành 1.99 nhưng đến năm 2013 lại giảm còn 1.95. Nguyên nhân là do lơi nhuận sau thuế của công ty năm 2013 giảm so với năm 2012, trong khi VCSH bình quân lại tăng không đáng kể.

Như vậy, qua các phân tích ở trên, ta có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty hiện nay là chưa cao, thậm chí là còn rất thấp. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cố

31

định, hiệu suất lợi nhuận vốn và tỷ suất lợi nhuận VCSH đều thấp, cho thấy một đồng vốn bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không tạo ra được nhiều lợi nhuận. Điều này chứng tỏ công tác quản lý sử dụng vốn cần có nhiều cải thiện bởi hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Đây là một vấn đề quan trọng mà công ty cần giải quyết để tìm ra hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh được bền vững.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN 1 (Trang 29)