KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN 1 (Trang 41)

Qua kết quả phân tích hiệu quả sử dụng vốn có thể thấy rằng việc quản lý và sử dụng vốn của công ty còn nhiều hạn chế. Dựa trên việc phân tích tình hình kinh doanh thực tế của Công ty, kết hợp với những lý luận cơ sở trong chương 1, chương 2 đã đưa ra những nhận xét, đánh giá tổng quan nhất và tình hình của doanh trong giai đoạn trên. Trên cơ sở những phân tích - đánh giá - nhận xét đã nêu, trong kết luận của Chương 2, tác giả sẽ tập trung vào các tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đề ra những giải pháp khắc phục để cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh ở Chương 3

 Việc quản lý và sử dụng tổng vốn của công ty không đạt hiệu quả

Điều này thể hiện qua chỉ tiêu Hiệu suất lợi nhuận cố định1 của công ty đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Từ năm 2011 đến năm 2012, hiệu suất giảm 21.94% và tiếp tục giảm đến 59.21% trong năm 2013.

Nguyên nhân là do tổng lợi nhuận trước thuế (đã bao gồm lãi vay) giảm trong khi vốn trong kỳ lại giảm không đáng kể. Hơn nữa cơ cấu VCSH trên tổng vốn của công ty cũng không thay đổi, chứng tỏ việc lãi vay của công ty giảm không phải do công ty cắt giảm được các khoản nợ vay bên ngoài mà là do công ty đang được ân hạn cũng như cơ cấu lại nợ để không bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế, nhưng có lẽ chịu thệt hại nặng nề nhất là ngành bất động sản và xây dựng. Từ năm 2011 nền kinh tế nói chung và xây dựng nói riêng tuy đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa thực sự rõ rệt. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của công ty trong những năm qua. Các công trình mà công ty nhận thầu chủ yếu là các dự án vừa và nhỏ nên doanh thu đem lại là không cao.

 Chi phí tăng cao đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp2 làm ảnh hưởng đến doanh thu thuần và lợi nhuận. Doanh thu vẫn tăng, vòng quay vẫn nhanh nhưng mà khi trừ đi chi phí thì lợi nhuận lại còn ít

Cho đến nay, công ty vẫn chưa xây dựng được một hệ thống các định mức chi phí đầy đủ và hoàn thiện. Các định mức đang áp dụng hiện nay không còn phù hợp, chưa đầy đủ, không đồng bộ. Việc quản lý, kiểm tra giám sát quả trình thực hiện còn lỏng lẻo, mang tính hình thức và chưa được coi trọng một cách đầy đủ xác đáng. Do đó, trong các năm qua luôn xảy ra tình trạng thất thoát vật tư xây dựng, máy móc thiết bị không được sử dụng đúng mục đích và công suất của máy, các chi phí gián tiếp luôn ở mức cao so với định mức đặt ra.

1Trang 30

VCSH3 của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn: từ 8.03% đến 9.07%. Đây

là môt vấn đề khá lớn khi mà cơ cấu vốn đang phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của Công ty có xu hướng tăng trong 3 năm trở lại đây. Việc tăng quy mô vốn này giúp công ty ổn định hơn trong việc đầu tư.

 Việc sử dụng và quản lý VCĐ chưa hợp lý, dẫn đến hiệu suất sử dụng VCĐ4 có xu hướng giảm qua các năm. Hiệu suất vốn cố định năm 2003 giảm 35.84% so với năm 2012 tương đương là một đồng VCĐ bỏ ra thu về được 4.01 đồng doanh thu thuần. Hiệu suất vốn cố định giảm là do ảnh hưởng chính từ doanh thu thuần. Tuy công ty có mức đầu tư vào TSCĐ không cao và hầu như không có sự thay đổi đáng kể qua các năm, nhưng do doanh thu thuần giảm đến 35.09% so với năm 2012, đây là nguyên nhân chính khiến hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty ngày càng giảm, thể hiện mức độ sử dụng VCĐ chưa tốt. Ngoài ra còn bởi những tác động của thị trường như giá thành tăng, nhu cầu thị trường thay đổi…

 Việc sử dụng VLĐ5 cũng chưa thực sự hiệu quả, bằng chứng là mức doanh lợi

VLĐ có giảm dần qua các năm. Việc quản lý chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty rất thấp và đang có xu hướng giảm

 Khoản phải thu6 còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu VLĐ. Năm 2013, khoản

phải thu là 48,303.45 triệu đồng, chiếm 37.8% trong tổng VLĐ. Việc vốn bị ứ đọng lại như vậy sẽ giảm cơ hội đầu tư của công ty vào lĩnh vực khác, làm giảm lợi ích và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Thêm vào đó, công ty còn phải mất thêm nhiều chi phí, thời gian để đòi nợ, mà nguồn vốn công ty sử dụng phần lớn là vốn đi vay, việc này làm cho DN phải gánh chịu lãi.

 Khoản mục hàng tồn kho7 cũng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2013, lượng hàng tồn kho của công ty tăng mạnh lên là 67,058.71 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 52.4% trong tổng VLĐ. Việc hàng tồn kho chiếm quá lớn làm cho chi phí lưu giữ bảo quản tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Công ty cần khắc phục lượng hàng tồn kho sao cho hợp lý, nhanh chóng giải phóng lượng hàng bị ứ đọng, góp phần làm tăng vòng quay vốn để đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với việc quản lý nợ phải thu và hàng tồn kho: Kế hoạch huy động vốn của Công ty chưa cụ thể và chưa sát với nhu cầu thực tế. Nguyên nhân của tình trạng này

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN 1 (Trang 41)