Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN 1 (Trang 33)

Thực trạng sử dụng Vốn cố định Kết cấu vốn cố định giai đoạn 2011-2013

Là DN xây dựng nên vốn cố định của DN đầu tư hầu hết vào các TSCĐ là các máy móc, phương tiện giúp phục vụ thi công công trình. Xác đinh cơ cấu VCĐ hợp lý sẽ giúp DN thoát khỏi tình trạng ứ đọng vốn và có thể tái sản xuất mở rộng đầu tư.

Nhìn vào biểu đồ 2.1 (trang 27) đã được phân tích tính toán ở trên, có thể thấy tỷ trọng VCĐ có sự thay đổi qua các năm, tuy nhiên mức độ thay đổi không đáng kể.

Cụ thể, năm 2011, lượng VCĐ chiếm 8.03% so với tổng vốn. Năm 2012 tăng lên thành 9.92% và đến năm 2013 thì tỷ trọng VCĐ là 9.07%.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn cố định so với tổng vốn năm 2011 – 2013 Hao mòn tài sản cố định giai đoạn 2011-2013

Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn, giá trị của tài sản của TSCĐ chuyển dần từng phần vào giá trị của sản phẩm. Theo đó, VCĐ được tách thành 2 phần, một phần gia nhập vào chi phí sản xuất (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ. Phần còn lại được cố định trong TSCĐ. Đánh giá đúng mức độ hao mòn giúp DN đưa ra những biện pháp tái sản xuất hợp lý. Qua công thức 6 chương 1, ta có bảng tính toán hệ số hao mòn như sau:

8,03% 9,92% 9,07% 100% 100% 100% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hệ số hao mòn tài sản cố định Bảng 2.5. Hệ số hao mòn TSCĐ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị %

Giá trị hao mòn lũy

kế TSCĐ 2,842.590 3,060.90 3,137.94 218.31 7.68 77.04 2.52 Nguyên giá TSCĐ 11542.99 11679.1 11815.68 136.11 1.18 136.58 1.17 Hệ số hao mòn 4.06 3.82 3.77 (0.25) (6.04) (0.05) (1.31)

(Nguồn: Nguồn số liệu phòng kế toàn và tính toán của tác giả)

Nhận xét: Quan sát bảng phân tích hệ số hao mòn, ta thấy hệ số hao mòn của công ty đang có xu hướng giảm.

Trong ba năm qua, công ty không quá chú trọng vào việc đầu tư TSCĐ, bằng chứng là nguyên giá TSCĐ năm sau tăng nhẹ so với năm trước. Mức tăng nguyên giá này là do công ty đã tiến hành các cuộc đại tu, sửa chữa lớn làm tăng nguyên giá TSCĐ. Dù chỉ làm tăng nhẹ nguyên giá, nhưng tốc độ tăng của nguyên giá vẫn nhỏ hơn tốc độ hao mòn, vì vậy khiến cho hệ số hao mòn của công ty hằng năm giảm nhẹ.

Năm 2012 giá trị khấu hao TSCĐ 3,060.9 triệu đồng, tăng 7.68% so với năm 2011, trong khi đó nguyên giá TSCĐ tăng 1.18% đây là nguyên nhân làm cho hệ số hao mòn giảm 0.25 về tuyệt đối và 6.04% về tương đối.

Năm 2013, nguyên giá TSCĐ tiếp tục tăng 1.17% so với năm 2012. Khấu hao lũy kế cũng tăng lên 2.52% so với năm trước. Tốc độ tăng này cao hơn tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ, vì vậy đây tiếp tục là nguyên nhân làm hệ số hao mòn giảm.

Kết luận: Kết quả phân tích kết cấu VCĐ và việc tính toán khấu hao TSCĐ cho

thấy việc đầu tư vào TSCĐ của công ty là hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh về lâu dài. Việc đầu tư đại tu sửa chữa lớn TSCĐ làm cho hệ số hao mòn tăng giảm, tuy nhiên đây không phải là phương án lâu dài bởi dù được đại tu sửa chữa nhưng TSCĐ cũng chỉ có tuổi thọ nhất định. Lãnh đạo công ty cần tiếp tục tìm ra phương án dài hơi hơn để duy trì tình hình hiện nay.

Hiệu quả sử dụng vốn cố đinh

Vốn cố định là vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ và sau một thời gian dài mới thu hồi được toàn bộ. Do vậy, việc sử dụng tốt VCĐ hiện có là vấn đề kinh tế có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Vậy với tình hình VCĐ của công ty như vừa nghiên cứu ở trên liệu có đem lại hiệu quả kinh doanh

35

cao hay không? Để biết được điều đó ta đi nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty thông qua bảng sau:

Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng vốn cố định ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần 79,310 72,621 47,139 (6,69) (8.43) (25,48) (35.09) VCĐ bình quân 12,092 11,611 11,747 (481) (3.98) 136 1.17% Hiệu quả sử dụng VCĐ 6.56 6.25 4.01 (0.31) (4.73) (2.24) (35.84)

(Nguồn: Nguồn số liệu phòng kết toàn và tính toán của tác giả)

Quả bảng phân tích, nhận thấy trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013 hiệu suất sử dụng VCĐ có xu hướng giảm theo từng năm. Chỉ tiêu này nhằm đo lường việc sử dụng VCĐ đạt hiệu quả như thế nào. Cụ thể là một đồng vốn thu được bao nhiêu đồng doanh thu khi đầu tư. Năm 2011, hiệu quả sử dụng VCĐ là 6.56 tức một đồng VCĐ bỏ ra thì thu về được 6.56 đồng doanh thu. Năm 2012, hiệu suất sửa dụng VCĐ giảm 4.73% tương đương là một đồng VCĐ bỏ ra thu về được 6.25 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2013 thì doanh nghiệp tiếp tục có sự suy giảm đáng kể về hiệu quả sử dụng VCĐ, hiệu suất năm 2003 giảm 35.84% so với năm 2012. Tuy công ty có mức đầu tư vào TSCĐ không cao và hầu như không có sự thay đổi đáng kể qua các năm, nhưng do doanh thu thuần giảm đến 35.09% so với năm 2012, đây là nguyên nhân chính khiến hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty ngày càng giảm, thể hiện mức độ sử dụng VCĐ chưa tốt. Tóm lại có thể thấy tình hình sử dụng vốn của Công ty đang không có hiệu quả và giảm đi qua từng năm, điều này cần được khắc phục.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN 1 (Trang 33)