Tại Việt Nam, các vấn đề về bệnh sinh sản xuất hiện ngày càng gia tăng, song song nhiều cùng với sự phát triển của đàn bò sữa.. Xuất phát từ thực tế trên được sự chấp thuận của Bộ môn Th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp Ngành: THÚ Y
Tên đề tài:
KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN TRÊN BÕ SỮA
Ở CẦN THƠ, LONG AN, SÓC TRĂNG VÀ LỰA CHỌN PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
LÊ HỮU TRÍ
KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN TRÊN BÕ SỮA
Ở CẦN THƠ, LONG AN, SÓC TRĂNG VÀ LỰA CHỌN PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Luận văn tốt nghiệp Ngành: THÚ Y
Cần Thơ, 12/2013
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: Khảo sát một số bệnh sinh sản trên bò sữa chọn phác đồ điều trị hiệu quả
Do sinh viên Lê Hữu Trí thực hiện tại TP Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2013
Duyệt Bộ Môn Duyệt giáo viên hướng dẫn
Phạm Hoàng Dũng
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kì công trình luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn
Lê Hữu Trí
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Cha mẹ gia đình đã ủng hộ, động viên động viên tinh thần vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Vô cùng cảm ơn thầy Phạm Hoàng Dũng đã tận tâm giúp đỡ, dìu dắt, động viên trong suốt quá trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này
Cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Trưởng phòng Chăm Sóc Khách Hàng Công ty CP SXKD Vật Tư và Thuốc Thú Y Vemedim Đã nhiệt tình giúp đở tạo điều kiện cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn này Đồng gửi lời cảm ơn đến anh Bùi Hoàng Huy, anh Võ Duy Thanh các anh chị trong phòng kinh doanh, anh Huỳnh Minh Trí cùng tất cả các anh chị phòng vi sinh – Trung Tâm Nghiên Cứu & Phát Triển Cty Vemedim đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong Bộ Môn Thú Y đặc biệt là thầy chủ nhiệm Trần Ngọc Bích đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt kiến thức vô cùng quý báo, động viên để tôi hoàn thành luận văn như ngày hôm nay
Xin chân thành cảm ơn tất cả anh, chị em ở hộp tác xã Evergrowth đặc biệt là anh Huỳnh Nhật Lam đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập tại cơ
Trang 6TÓM LƢỢC
Đề tài: “Khảo sát một số bệnh sinh sản trên bò sữa ở Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả” Thực hiện từ 06/2013 đến 10/2013
Qua quá trình khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh sinh sản tại một số nông hộ, trang trại chăn
nuôi bò sữa ở thành phố Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng Qua phân loại bệnh sinh sản trên bò và thử hiệu điều trị một số thuốc cho bò bị bệnh sinh sản
Tỷ lệ nhiễm bệnh sinh sản của bò sữa ở một số nông hộ và trang trại nuôi ở thành phố Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng là 32,96%
Trong đó bò sữa nuôi theo hình thức nông hộ mắc bệnh sinh sản với tỷ lệ bệnh là 36,33% cao hơn nhiều so với hình thức nuôi trang trại là 20% Tỷ lệ bệnh sinh sản xảy
ra nhiều nhất ở giai đoạn bò sữa không mang thai chiếm 70,83% so với tổng số con bệnh Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn này là bệnh viêm tử cung, viêm âm đạo, chậm lên giống, rối loạn lên giống chiếm tỷ lệ cao
Đối với bệnh chậm động dục, rối loạn động dục Chúng tôi đưa ra bốn phác đồ điều trị, Kết quả phác đồ chứa: Clotenol2++ O.S.T fort của công ty vemedim ( tỷ lệ động dục là 100% ), tỷ lệ phối giống có chửa đạt 88,89% tỷ lệ này cao nhất trong tổng số ba lô thí nghiệm
Đối với bệnh viêm tử cung Chúng tôi đưa ra ba phác đồ điều trị, kết quả phác đồ chứa: Clotenol2+
+ Oxytocin + Viêm đặt tử cung + Vitamin C 1000 ( tỷ lệ khỏi bệnh 90,9%, tỷ lệ động dục lại là 80%, tỷ lệ phối đậu là 87,5% ) Tỷ lệ này cao nhất trong tổng số ba lô thí nghiệm
Đối với bệnh sẩy thai, sát nhau Chúng tôi đưa ra hai phác đồ điều trị kết quả phác đồ chứa: Oxytocin + Vimekat + Viêm đặt tử cung 1000 ( tỷ lệ khỏi bệnh 85,71%, tỷ lệ động dục lại là 83,33% ), tỷ lệ phối đậu là 80% Tỷ lệ này rất cao so với pháp đồ còn lại
Trang 7MỤC LỤC
Trang tựa i
Trang duyệt ii
Lời cam đoan iii
Lời cảm ơn iv
Tóm lược v
Mục lục vi
Danh sách chữ viết tắt x
Danh mục bảng xi
Danh mục hình xii
Danh mục sơ đồ xiii
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG II:CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Sơ lược về tình hình chăn nuôi bò sữa trên thới giới cũng như ở Việt Nam 2
2.1.1 Sơ lược tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới 2
2.1.2 Sơ lược tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam 2
2.1.2.1 Tiến trình hình thành công tác nghiên cứu bò sữa ở Việt Nam 2
2.1.2.2 Những thành tựu về nghiên cứu lai tạo bò lai hướng sữa ở Việt Nam 4
2.2 Những đặc điểm chính về cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục bò cái 6
2.2.1 Buồng trứng (Ovarium) 6
2.2.2 Ống dẫn trứng (Ovidustus) 7
2.2.3 Tử cung (Uteus) 7
2.2.4 Âm đạo (Vagina) 8
2.2.5 Các bộ phận khác 8
2.3 Đặc điểm sinh lý, sinh sản của bò cái 8
2.3.1 Sự thành thục về tính 8
Trang 82.3.2 Chu kỳ tính (Chu kỳ động dục) 9
2.3.3 Sự điều tiết thần kinh thể dịch đến hoạt động sinh dục 10
2.3.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò cái 13
2.4 Một số bệnh sản khoa thường gặp trên đàn bò hướng sữa 15
2.4.1 Bệnh trong giai đoạn mang thai 15
2.4.2 Bệnh trong thời gian gia súc sinh đẻ 15
2.4.3 Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai 17
2.4.3.1 Bệnh thường gặp sau khi đẻ 17
2.4.3.2 Hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò sữa 18
2.5 Các hormone sinh sản chính 18
2.5.1 Oestrogen 18
2.5.2 GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone ) 19
2.5.3 Các hormone Gonadotropin 19
2.5.4 Progesterone 20
2.5.5 Prostaglandin 20
2.6 Một số vi khuẩn gây bệnh sinh sản 21
2.6.1 Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) 21
2.6.2 Streptococcus agalactiae (liên cầu khuẩn) 23
2.6.3 Escherichia coli (E coli) 24
CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 Thời gian và địa điểm 28
3.2 Nội dung nghiên cứu 28
3.2.1 Khảo sát một số bệnh sinh sản 28
3.2.2 Lấy mẫu lập phác đồ điều trị 28
3.3 Phương tiện nghiên cứu 29
3.3.1 Dụng cụ và hóa chất 29
3.4 Phương pháp nghiên cứu 29
Trang 93.4.1 Chẩn đoán lâm sàng 29
3.4.3 Các bệnh cần theo đỏi chẩn đón 30
3.5 Phương pháp thí nghiệm 31
3.5.1 Phương pháp lấy mẫu 31
3.5.1.1 Chuẩn bị dụng cụ 31
3.5.1.2 Tiến hành 31
3.5.2 Nuôi cấy phân lập vi khuẩn 32
3.6 Kháng sinh đồ 36
3.7 Các thuốc của dùng trong phác đồ 39
3.8 Phác đồ điều trị 39
3.8.1 Bệnh chậm động dục, rối loạn động dục 39
3.8.2 Bệnh viêm tử cung 39
3.8.3 Bệnh sẩy thai, sót nhau 40
3.9 Phương pháp xử lý số liệu 40
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41
4.1 Tổng quát về tình hình chăn nuôi tại các tỉnh 41
4.1.1 Phương thức chăn nuôi 41
4.1.2 Phương thức vắt sữa 41
4.1.3 Tình hình vệ sinh 41
4.2 Kết quả Tỷ lệ bệnh sinh sản ở bò sữa 42
4.2.1 Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên bò sữa 42
4.2.2 Tình hình mắc bênh sinh sản theo hình thức chăn nuôi 42
4.2.3 Tỷ lệ bệnh sinh sản trong các thời gian nuôi dưỡng 43
4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn 45
4.4 Kết quả kháng sinh đồ 46
4.5 Kết quả điều trị thí nghiệm bệnh sinh sản 47
Trang 104.5.2 Phác đồ điều trị thí nghiệm bệnh viêm tử cung 49
4.5.3 Phác đồ điều trị thí nghiệm sát nhau, sẩy thai 50
4.5.4 Đặt thuốc viên đặt tử cung cho bò mới đẻ 50
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
5.1 Kết luận 52
5.2 Đề nghị 52
TÀI LIỆU THAM THẢO 53 PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 12DANH MỤC BẢNG
4
Bảng đường kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số kháng sinh đối với vi
khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus spp (NCCLS, 2004;
CLSI, 2012)
37
6 Bệnh chậm động dục, rối loạn động dục sử dụng bố trí 4 phác đồ điều trị 39
Trang 13DANH MỤC HÌNH
Trang 14DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang 15CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam trong những năm gần đây đang dần dần trở thành ngành sản xuất chính ở nhiều vùng nông thôn, nó đã góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững Để có thể chăn nuôi bò sữa hiệu quả bên cạnh các vấn đề về giống, dinh dưỡng, thức ăn, vấn đề chăm sóc thú y rất được coi trọng Trong
đó việc quản lý và điều trị các bệnh sinh sản cần được quan tâm thực hiện thường xuyên Trên thới giới tỉ lệ bò sữa loại thải do nguyên nhân bệnh về sinh sản chiếm 13-14% tổng đàn hàng năm Tại Việt Nam, các vấn đề về bệnh sinh sản xuất hiện ngày càng gia tăng, song song nhiều cùng với sự phát triển của đàn bò sữa Bệnh gây ra nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi từ việc giảm khả năng sinh sản, giảm năng xuất sữa, cho đến việc loại thải khỏi đàn, chi phí điều trị bệnh sinh sản cao nhưng hiệu quả
lại thấp
Xuất phát từ thực tế trên được sự chấp thuận của Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ, sự hỗ trợ của công ty cổ phần sản
xuất kinh doanh vật tư và thuốc thú y Vemedim, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát
một số bệnh sinh sản trên bò sữa ở Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả ”
Mục đích của đề tài
Điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra phác đồ điều trị nhằm nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò sữa
Trang 16CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Sơ lược về tình hình chăn nuôi bò sữa trên thới giới cũng như ở Việt Nam 2.1.1 Sơ lược tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có 1.500 triệu con bò sữa nhưng được phân bố không đều giữa các châu lục Sự phân bố này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và địa lý tự nhiên của mỗi nước, tập trung chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Úc Các nước có nền kinh tế kém phát triển ở Châu Phi và Châu Á chủ yếu chăn nuôi bò hướng thịt và cày kéo Trong những năm gần đây, một số nước đã chú trọng và có nhiều dự án để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, đặc biệt một số nước ở Châu Á nhất là Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam Trong đó, có một số nước đã thành công với tốc độ này như Trung Quốc, năm 2002 có 5.66 triệu con bò sữa, tổng sản lượng sữa sản xuất trong nước đạt 11,23 triệu tấn đáp ứng được 70-80% nhu cầu tiêu dùng trong nước Đài Loan đã tự sản xuất và đáp ứng được trên 70% nhu cầu về sữa Thái Lan đã sản xuất được 40% nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước
Khác với các nước ở Châu Âu là khu vực có ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa lâu đời, các nước Châu Á có 2 loại hình sản xuất sữa:
+ Loại hình 1: sản xuất sữa chủ yếu dựa trên giống (River Baffalo) và bò U (Bos Indicus) với yêu cầu đầu tư và kỹ thuật không cao, sữa tiêu thụ rộng rãi ở nông thôn và thành thị Nhóm này chủ yếu gồm các nước ở Nam Á: Ấn Độ, Pakixtan, Bănglađet, Nepan, Xrilanca, là các nước có nghề sản xuất sữa truyền thống
+ Loại hình 2 : gồm các nước có nghề sản xuất sữa chưa phải là truyền thống, chỉ nuôi
bò hạn chế ở một số vùng với giống bò có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Mỹ, nên đòi hỏi đầu tư và trình độ kỹ thuật cao, lao động lành nghề Nhóm này gồm các nước Thái Lan, Malaixia, Philippin, Indonexia, Việt Nam ( Nguyễn Văn Thiện, 2000)
Một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ngành chăn nuôi trâu bò sữa nói chung
và bò sữa nói riêng là khối lượng sữa tính trên đầu người Đứng hàng đầu là Tây Tây Lan (1902kg sữa/đầu người) Lượng sữa đạt trên 500kg/đầu người là Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Úc, Thuỵ Sĩ, Ba Lan Từ 300-500kg sữa/đầu người là Nga, Đức, Canada, Nhật, Thuỵ Điển Các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Mehico, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đạt 4-71 kg sữa/đầu người
2.1.2 Sơ lược tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
2.1.2.1 Tiến trình hình thành công tác nghiên cứu bò sữa ở Việt Nam
Sữa và các sản phẩm sữa luôn luôn là nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống con người kể từ khi mới chào đời Thế nhưng ở nước ta từ ngàn xưa do nền kinh tế lạc hậu
Trang 17kém phát triển, người dân hoàn toàn không có khái niệm về sữa, do đó không có tập quán uống sữa và cũng không bao giờ nghĩ đến việc nuôi bò lấy sữa
Dưới thời Pháp thuộc nhà kinh tế học Pháp Havard Duclos (1939) nhận xét có sự khác nhau về mục đích chăn nuôi giữa người Pháp và người Việt Nam Người Việt Nam có
tổ chức chăn nuôi gắn liền với nghề trồng lúa, nên chú trọng nuôi lợn để có chi tiêu trong gia đình và phân bón cho trồng trọt Còn người Pháp chăn nuôi nhắm lấy phân bón cho chè, cà phê, cao su, với tính toán nuôi ít đầu con gia súc mà có nhiều phân bón, nên họ nuôi bò Như vậy, người Pháp tổ chức chăn nuôi gắn liền với phát triển cây công nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu thịt sữa cho những địa bàn có người Pháp
và kiều dân Pháp
Năm 1923: 80 bò Sind thuần được nhập vào Việt Nam, trước đó, đã nhập một số giống bò ôn đới châu Âu: Normand, Hollandais, Terentais, Charolais, Từ khi nhận thêm bò Sind của Ấn Độ, người chăn nuôi nhận thấy giống bò Sind dễ nuôi hơn nhiều
so với các giống bò ôn đới, đã nuôi vắt sữa ở Sài Gòn, Hà Nội và vùng phụ cận
Vào những năm 1962 - 1968 ta đã nhập một số bò sữa Lang trắng đen Bắc Kinh về nuôi ở các nông trường Sa Pa, Than Uyên, Tam Đường, Ba Vì, riêng ở Ba Vì có 30 con, nuôi ở đây bò thường mắc bệnh ký sinh trùng đường máu, sốt cao, chết đột ngột, sản lượng sữa thấp, trong 3 lứa đầu (I, II, III) chỉ đạt bình quân 1982 62,9; 1921
81,9; 1937 111,8 kg sữa/chu kỳ 300 ngày Chuyển lên nuôi ở Mộc Châu, lượng sữa tăng lên đạt tương ứng 2376 52; 2999 79 và 3258 65 kg sữa/chu kỳ
Năm 1970 ta đã nhập đợt đầu 130 bò sữa Holstein Friesian (HF) Cu Ba nuôi ở Trung tâm giống bò sữa Hà Lan Sao Đỏ Đàn bò nhập vào nuôi ở đây qua 10 năm thích nghi, sinh trưởng phát triển tốt, sản lượng sữa đạt 3800 - 4200 kg sữa/chu kỳ, một số con đạt
6000 kg sữa, đặc biệt có con đạt 9000 kg sữa/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,1 - 3,2%, Từ đó,
ta đã kết luận giống bò sữa cao sản Holstein Friesian có thể nuôi được ở Việt Nam và thích hợp nhất là ở những vùng có nhiệt độ bình quân năm dưới 210C như Mộc Châu (Sơn La), Đức Trọng (Lâm Đồng) Do đó, năm 1976 ta đã nhập thêm 746 con của Cu
Ba về nuôi ở Mộc Châu và năm 1978: 255 con về nuôi ở Đức Trọng, tính đến thời điểm này, ta đã nhập của Cu Ba tất cả khoảng 1900 bò giống HF nuôi ở Mộc Châu và Lâm Đồng, còn bò đực giống nuôi ở Trung tâm Moncada để sản xuất tinh viên đông lạnh Tháng 12 năm 2001 dự án phát triển giống bò sữa Quốc Gia nhập 99 bò cái HF
và 5 đực giống HF, 80 bò cái Jersey từ Mỹ để làm giống Năm 2002 các địa phương đã nhập 3000 bò cái HF từ australia để sản xuất sữa
Song song với nhập và nuôi thuần giống bò sữa Lang trắng đen Bắc Kinh (LBK) Năm
1964, ta dùng đực giống LBK lai với bò cái Lai Sind (LS) tạo đàn bò lai F1, sản lượng sữa đạt bình quân 1800 kg sữa/chu kỳ 300 ngày, tăng gấp 2 lần so với sản lượng sữa đàn bò cái LS Đến năm 1970, khi có giống bò sữa HF Cu Ba, ta dùng đực giống bò này lai với bò cái LS, sản lượng sữa của bò lai F1 đạt 2081 118 kg/chu kỳ, cao hơn
Trang 18so với bò lai F1 (LBK x LS) Cho lai cấp tiến tạo đàn bò lai hướng sữa F2 3/4 HF, sản lượng sữa bình quân đạt 2428 122 kg sữa/chu kỳ
Từ những kết quả trên, chúng ta thấy muốn có đàn bò sữa nuôi rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau của đất nước, ngoài giống bò sữa HF nhập nội và nuôi ở Mộc Châu, Lâm Đồng, chúng ta phải dùng bò đực giống Holstein Friesian cho lai với đàn bò cái Lai Sind, tạo đàn bò lai hướng sữa có 50 - 75% máu bò HF, đạt sản lượng sữa ban đầu
2200 - 2500 kg sữa/chu kỳ 305 ngày với tỷ lệ mỡ sữa 3,8 - 4,2%
Để đạt được mục tiêu trên, trong gần 40 năm qua, chúng ta đã tiến hành một cách có
hệ thống theo từng thời gian những nội dung cần thiết như điều tra khảo sát tình hình dùng bò Zebu giống Red Sindhi cải tạo nâng cao tầm vóc, khối lượng và khả năng sản xuất của bò Vàng Việt Nam, theo dõi tổng kết khả năng thích nghi giống bò HF nuôi tại Việt Nam, nghiên cứu so sánh một số công thức lai để chọn công thức lai tối ưu, xây dựng sơ đồ tạo giống theo dòng và theo dõi năng suất đời con của các dòng để chọn những dòng có năng suất cao dùng cho nhân đàn và xây dựng đàn bò hạt nhân
Đề tài triển khai ở nông trường Ba Vì từ năm 1964 (nay là Trung tâm nghiên cứu Bò
và Đồng cỏ Ba Vì) Sau năm 1970 mở rộng nghiên cứu ở nông trường Phù Đổng (nay
là Trung tâm Giống bò sữa Hà Nội) và nuôi thử nghiệm lấy sữa ở hợp tác xã Từ Đình - Gia Lâm Đề tài được triển khai một cách đồng bộ, có hệ thống từ năm 1975 khi có đề
án lai tạo bò sữa và nông trường Ba Vì chuyển về Viện Chăn Nuôi quản lý, nhất là từ năm 1980 đến nay khi có chương trình KHCN cấp nhà nước 02.08 giai đoạn 1981-1985; 02.B giai đoạn 1986 - 1990 và KN.02 giai đoạn 1991 - 1995
Trong chương trình này, đề tài về bò sữa được tiến hành tập trung triển khai nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất ở cả 2 miền đất nước, nhất là ở Tp Hồ Chí Minh, thủ đô
Hà Nội và vùng phụ cận
2.1.2.2 Những thành tựu về nghiên cứu lai tạo bò lai hướng sữa ở Việt Nam
a Giống bò vàng địa phương của ta do chăn nuôi thiếu dinh dưỡng lâu đời, từ thế hệ
này qua thế hệ khác, nên nhỏ con, năng suất thấp, số liệu điều tra hai năm 1977 - 1978 trên 3000 bò cái sinh sản thuộc 8 tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, còn ở các tỉnh khác số lượng không nhiều, khối lượng bò cái trưởng thành giao động từ 180 kg (bò Lạng Sơn) đến 220 kg (bò Sông Bé) Bình quân khối lượng đàn bò trong diện điều tra là 200 kg với chiều cao vây 102,2 cm, dài thân chéo 113,3 cm và vòng ngực 140,6 cm, tương ứng với đàn bò vàng Thanh Hoá
b Dùng bò đực Zebu giống Red Sindhi phối với bò cái vàng địa phương đã đưa khối
lượng đời con (bò Lai Sind) khi trưởng thành từ 200 kg lên đạt 275 2,09 kg tăng 40% với chiều cao vây 112,11 0,30 cm; dài thân chéo119,02 cm; vòng ngực 156,82
35- 0,55 cm, sản lượng sữa tăng gấp 2 lần, từ 300 - 400 kg sữa ở bò vàng Việt Nam lên
Trang 19đạt 790 - 950 kg sữa ở bò Lai Sind, tỷ lệ thịt xẻ tăng 5% từ 44% lên 49% Sức kéo cũng tăng lên rõ rệt Tuy nhiên vẫn chưa có sữa hàng hoá Từ kết quả này đã xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật cho triển khai vào sản xuất từ năm 1985, nhưng cho đến năm 1995 nhờ có dự án khuyến nông chăn nuôi CR.2561-VN kết quả công trình mới được triển khai trên diện rộng
c Theo dõi nuôi thích nghi giống bò sữa Holstein Friesian Cu Ba và dùng đực giống
bò này cho lai với bò cái vàng địa phương có chọn lọc (công thức Hà - Việt) bò cái Lai Sind (công thức Hà - ấn) và với bò cái Sind thuần (HF x Sind) để chọn công thức lai tốt nhất
Từ kết quả xác định công thức lai nhận thấy: Dùng bò cái Lai Sind cho lai với bò đực giống HF và cho lai cấp tiến để đạt 75% HF, có bò lai F1 1/2, F2 3/4, F2 5/8 HF lấy sữa, sản lượng sữa cao hơn hẳn so với lai với bò nội (Hà Việt) Nếu đàn bò cái nền là
bò Sind thuần thì hiệu quả lai tạo và cho sữa còn cao hơn Từ đó đã đề xuất với cơ quan quản lý và các nông trường, Trung tâm có nuôi bò Sind và bò Sahiwan thuần, dành một tỷ lệ đàn cái nhất định cho lai với đực giống HF tạo bò lai hướng sữa năng suất cao để nhân đàn và xây dựng đàn hạt nhân
d Sử dụng 4 dòng: International, Ceiling, Tauro và Rocky giống bò Holstein Friesian phối giống với 4 nhóm bò cái lai Sind và theo dõi năng suất con sinh của chúng Chúng tôi nhận thấy dòng Ceiling cho sản lượng sữa (2215,71 198,75 kg/sữa/chu kỳ
305 ngày) và gia trì giống PD cao nhất và cao hơn sản lượng sữa bình quân (1840,56
171,82 kg sữa/kg chu kỳ) của 4 dòng gộp lại Sau đó là dòng Tauro nhưng sản lượng sữa cũng chỉ đạt 1702,85 163,16 kg sữa/chu kỳ Từ đó ta đã chọn được đực giống
222 (giá trị giống PD 331,48) đực giống số223 (PD 277,57) và đực giống số 109 (PD 218,02) dòng Ceiling và đực giống số 205 (PD 106,61) dòng Tauro nuôi sản xuất tính đông lạnh dùng trong phối giống tạo đàn bò lai hướng sữa Kết quả nghiên cứu này có
ý nghĩa khoa học và sản xuất rất lớn, dùng bò đực giống HF, nhưng dùng dòng Ceiling (thiếu thì bổ sung dòng Tauro với tỷ lệ thấp) để phối giống đã tạo được đàn bò lai hướng sữa năng suất cao hơn hẳn so với trước đây
e Ngay từ đầu, nhất là từ những năm 70 cùng với nghiên cứu về lai giống ta đã nghiên cứu thích nghi nhiều giống cỏ trồng, chọn được một số giống có năng suất cao như cỏ
voi Napier (pennisetum purpureum) cỏ voi lai Kingrass, cỏ Ghine (Panicum Maximum), cỏ Pangola Pa32 (Digitaria descumbens) cỏ Ruzi (Brachiaria ruziziensis)
cỏ Stylo (Stylosanthes gracilis) và cây keo dậu (Leucanaleucocephala) dùng cho ăn tại
chuông, cắt ủ chua, phơi khô dự trữ và đã một thời (19971-1974) có cả cải bắt cây mạch ba góc là nguồn thức ăn xanh thô và nhiều nước rất tốt cho nuôi bò sữa
Cùng giải quyết nguồn thức ăn, đã nghiên cứu xác định chế độ dinh dưỡng cho bò lai:
- 7425 Kcal NLTĐ (tương ứng 3,17 ĐVTA), 427 g protein, 18g Ca và 14 g P/ngày cho
bê lai từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, bê đạt khối lượng 107 - 116 kg
Trang 20- 17250 Kcal NLTĐ (tương ứng 6,9 ĐVTĂ), 924 g protein, 36 g Ca và 18 g P/ngày cho bê hậu bị 7 - 24 tháng tuổi, bê đạt khối lượng phối giống lứa đầu (280 - 300 kg)
- 29.125 KCal NLTĐ (tương ứng 11,65 ĐVTA), 1467 g protein, 85 g Canxi, 36g P/ngày cho bò cái vắt sữa có khối lượng 350 - 400 kg
Kết quả sản lượng sữa của bò lai hướng sữa đã đạt: F1 1/2; HF 2788 - 3414 kg; F2 3/4
HF 3008-3615 kg sữa/chu kỳ ở miền Bắc và F1 1/2 HF 3643 135; F2 3/4 HF 3795
109; F3 7/8 HF 3414 86 kg sữa/chu kỳ ở phía Nam, không thua kém Cu Ba (3565 kg/chu kỳ) và các nước Châu Mỹ La Tinh: Verezuela (3235 kg/chu kỳ), cao hơn các nước Châu á: ấn Độ (3097 kg/chu kỳ) Pakistan (3113 kg/chu kỳ), Thái Lan (2745 kg/chu kỳ) và các nước Châu Phi: Ecthiopia (2079 kg/chu kỳ)
f Công tác quản lý giống bò sữa bước đầu đã được triển khía trong dự án phát triển giống bò sữa Quốc gia Từ năm 2001 để tăng cường công tác quản ký giống bò sữa, dự
án chú trọng công tác giám định, bình tuyển, làm hồ sơ lý lịch và gắn số tai cho đàn
bò Đến nay dự án đã ghi phiếu các thể và gắn số tai cho 14413 con bò cái lai hướng sữa (F1 HF; F2 HF; F3HF) và Holstein thuần Ngoài ra, dự án đã bấm số tai cho 4226
bò lai Sind để lai tạo bò hướng sữa
Như vậy, ở nước ta trước đây chưa có bò sữa, đến năm 2015 chúng ta đã có khoảng 64.000 bò sữa, với sản lượng sữa bình quân 3200 - 3400 kg sữa/cái vắt sữa/năm đã đáp ứng trên 10% nhu cầu sữa trong nước Đạt được thành quả trên là do có sự đóng góp hết sức to lớn của đội ngũ cán bộ khoa học chăn nuôi trong cả nước, trong đó có đội ngũ cán bộ khoa học của Viện Chăn nuôi
Năm 2000, nhân dịp kỷ niệm 55 năm quốc khánh 2/9 và 990 năm Thăng Long Hà Nội,
"Công trình nghiên cứu bò lai hướng sữa " đã được nhà nước trao tặng giải thưởng khoa học công nghệ Nhà Nước” Đó là sự ghi nhận thành tựu nghiên cứu của các nhà
khoa học về bò sữa của Việt Nam trong suốt 40 năm qua (Trần Trọng Thêm, 2004)
2.2 Những đặc điểm chính về cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục bò cái
Cơ quan sinh dục bò cái gồm những bộ phận chủ yếu sau: Buồng trứng, ống dẫn trứng,
tử cung, âm đạo, và âm hộ
2.2.1 Buồng trứng (Ovarium)
Buồng trứng của bò gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng gần một sừng tử cung, cạnh trước của xương ngồi hay ở phía dưới sừng tử cung Buồng trứng thường nằm trong xoang chậu khi chưa sinh sản
Hình dáng của buồng trứng rất đa dạng, nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc hình ô van dẹt, không có lõm rụng
Bên ngoài buồng trứng là một lớp màng liên kết, bên trong được chia làm hai miền: miền vỏ và miền tuỷ Hai miền này được cấu tạo bằng líp mô liên kết sợi xốp tạo cho
Trang 21buồng trứng một chất đệm Trên buồng trứng của bò có từ 70.000-100.000 noãn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau Tầng ngoài là những noãn bào sơ cấp được phân bố tương đối đồng đều Tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng Noãn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là các tế bào noãn Khi noãn bào chín sẽ được nổi lên trên bề mặt buồng trứng Đến một giai đoạn nhất định, noãn bào vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn bào đi vào loa kèn và đi vào ống dẫn trứng Nơi noãn bào sẽ vỡ
ra hình thành thể vàng và thể vàng tồn tại phụ thuộc vào tế bào trứng được thụ tinh hay không thụ tinh Nếu tế bào trứng không được thụ tinh thì thể vàng tồn tại không lâu, rồi tan biến mất Còn trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại tới khi sinh đẻ Thể vàng tồn tại sẽ tiết ra Progesterone
Buồng trứng ngoài chức năng sinh ra tế bào trứng còn tiết ra dịch nội tiết (trong đó có hormone Oestrogen)
Ống dẫn trứng được cấu tạo bởi 3 lớp:
- Lớp ngoài là lớp sợi liên kết
- Lớp giữa là lớp cơ
- Lớp trong là lớp niêm mạc
Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngược nhau
và đồng thời một lúc Dịch ống dẫn trứng cung cấp điều kiện thích hợp cho sự thụ tinh
và phân chia của phôi bào gồm chất dinh dưỡng và bảo vệ cho tinh trùng, noãn bào và hợp tử, phôi sau đó
Ngoài ra niêm mạc ống dẫn trứng và tử cung còn tiết ra men hyaluronidaza tham gia vào quá trính thụ tinh (Xukhaep, 1975, V.S.Sipilep, 1976)
2.2.3 Tử cung (Uteus)
Tử cung của bò hình sừng cừu, nhìn từ ngoài vào trong gồm cổ tử cung, thân tử cung
và sừng tử cung Đối với bò cái tơ thì toàn bộ tử cung nằm trong xoang chậu, khi đẻ nhiều lứa thì tử cung nằm trong xoang bụng
a Cổ tử cung
Là phần cuối cùng của tử cung, cổ tử cung tròn thông với âm đạo và luôn đóng, chỉ mở khi hưng phấn cao độ, lúc sinh đẻ hay khi bị bệnh lý
Trang 22Tử cung cũng được cấu tạo bởi 3 lớp:
- Lớp ngoài cùng là lớp liên kết sợi mỏng
- Lớp giữa là lớp cơ trơn: đây là lớp cơ khoẻ nhất trong cơ thể, nó giữ vai trò quan trọng trong việc đẩy thai ra ngoài
- Lớp trong cùng là lớp niêm mạc: niêm mạc tử cung bò gấp nếp nhiều lần làm cho tử cung không đồng đều tạo thành những thuỳ, gọi là thuỳ hoa nở
Tử cung là nơi làm tổ của hợp tử, ở đây hợp tử sau này là thai và phát triển được là nhờ dưỡng chất từ cơ thể mẹ thông qua lớp nội mạc tử cung cung cấp Giai đoạn đầu phần hợp tử sống được một phần dựa vào noãn hoàng, một phần dựa vào "sữa tử cung" thông qua cơ chế thẩm thấu Sau này giữa mẹ và con hình thành hệ thống nhau thai Nội mạc tử cung và dịch tử cung giữ một vai trò chủ chốt trong qúa trình sinh sản như vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hoà chức năng của thể vàng, đảm nhận
sự làm tổ, mang thai và đẻ
2.2.4 Âm đạo (Vagina)
Âm đạo là cái ống tròn để chứa cơ quan sinh dục khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ
Trước âm đạo là tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh (hymen) che lỗ âm đạo Cấu tạo âm đạo cũng được chia làm 3 lớp: tổ chức liên kết ở ngoài, cơ trơn ở giữa, lớp niêm mạc ở trong
Trang 23về tính thường sớm hơn sự thành thục về thể vóc Sự thành thục về tính và thể vóc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, dinh dưỡng, ngoại cảnh Nếu bò lai hướng sữa nuôi dưỡng tốt thì sự thành thục về tính lúc 12 tháng tuổi, còn thể vóc đảm bảo cho cho sự phối giống thì từ 15 tháng tuổi trở lên (Theo Sipilop, 1967) và (TXL,1999) Đối với bò Holstein Friesian nếu cho ăn đầy đủ, chăm sóc tốt thì có thể thành thục lúc 10-
12 tháng tuổi
2.3.2 Chu kỳ tính (Chu kỳ động dục)
Khi đã thành thục về tính thì những biểu hiện tính dục của bò được diễn ra liên tục và
có tính chu kỳ Các noãn bào trên buồng trứng phát triển đến độ chín nổi cộm lên trên
bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf Khi nang Graaf vỡ thì trứng rụng gọi là sự rụng trứng Mỗi lần rụng trứng con vật có những biểu hiện tính dục ra bên ngoài gọi là chu
kỳ động dục Trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng có chu kỳ, 1 chu kỳ động dục của bò thường là 21 ngày và dao động 17-24 ngày Quá trình trứng chín và rụng chịu sự điều hoà chặt chẽ của hormone Trên cơ sở đó có nhiều tác giả chia chu kỳ sinh dục ra làm 2 pha:
- Pha Folliculin: gồm toàn bộ biểu hiện trước khi rụng trứng
- Pha Lutein: Gồm những biểu hiện sau khi rụng trứng và hình thành thể vàng
Trong các chu kỳ động dục của bò có nhiều tác giả đã đề cập đến các đợt sóng nang (Foliculas Ware)
Sóng nang là sự phát triển đồng loạt của một số bao noãn ở cùng một thời gian Các công trình nghiên cứu theo dõi sự phát triển buồng trứng Invivo bằng phương pháp nội soi và siêu âm được nhiều tác giả công bố Các tác giả cho thấy ở bò trong một chu kỳ thường có 2-3 sóng nang phát triển (một số ít có 4 đợt) Đợt 1 bắt đầu diễn ra sau khi rụng trứng, vào ngày thứ 3-9 của chu kỳ Đợt 2 vào ngày 11-17 và đợt 3 vào ngày 18-
20 Mỗi đợt sóng nang có thể huy động tới 15 nang, kích thước từ 5-7mm Sau này có một số nang phát triển hơn gọi là nang trội (nang khống chế), kích thước của nang khống chế ở đợt 1, 2, 3 có thể đạt tới 12-15mm và các kích thước nang tương ứng quan sát thấy vào ngày thứ 6,13,21 (Salin,1987,Monget,Inter-Ag,1994)
Đặc điểm quan trọng trong các đợt phát triển nang là sự phát triển có tính tự điều khiển
và cạnh tranh giữa các nang Mỗi đợt có 1-2 nang trội, vài nang lớn phát triển và sự phát triển của các nang khác bị kìm hãm Tuy vậy, khi thể vàng còn tồn tại thì nang không chế và nang lớn sẽ bị thoái hoá, chỉ có đợt cuối cùng khi thể vàng không còn thì nang khống chế mới phát triển tới chín và quá trình rụng trứng mới được xảy ra Do đặc điểm này các đợt phát triển nang gọi là sóng phát triển Trong mỗi đợt sóng như vậy sự tồn tại của các nang không phải nang khống chế dao động 5-6 ngày (Irelan,1987; Forture và cs, 1988) Riêng nang khống chế có thể phát triển nhanh sau ngày 18 của chu kỳ, tốc độ phát triển của nang khống chế ở thời điểm này có thể đạt
Trang 241,6mm/ngày (Forture và cs,1998, Savio và ctv, 1998) (trích Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997)
Ở bò chu kì động dục thường kéo dài 21 ngày, thời gian động dục thường kéo dài 25 -
36 giờ (V.S Sipilop, 1967), chu kì động dục ở gia súc mang tính đặc trưng theo loài Chu kì động dục của bò được chia làm 4 giai đoạn :
- Giai đoạn trước động dục
- Giai đoạn động dục
- Giai đoạn sau động dục
- Giai đoạn cân bằng sinh học
2.3.3 Sự điều tiết thần kinh thể dịch đến hoạt động sinh dục
Hoạt động sinh sản chịu sự điều tiết chặt chẽ của hệ thần kinh và thể dịch Hệ thần kinh thông qua các cơ quan nhạy cảm là nơi tiếp nhận tất cả các xung động của ngoại cảnh vào cơ thể, trước tiên là đại não và vỏ não mà trực tiếp là vùng dưới đồi (Hypothalamus) tiết ra các chất kích thích (yếu tố giải phóng) kích thích thuỳ trước
tuyến yên tiết FSH (Folicullin Stimulating Hormone) và LH Hai hormone này theo
mạch máu tác động vào buồng trứng làm nang trứng phát triển đến mức độ chín và tiết
ra oestrogen
Trong quá trình sinh lý bình thường khi gia súc đến tuổi trưởng thành, buồng trứng đã
có nang phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong cơ thể đã có sẵn một lượng nhất định về oestrogen Chính hormone này tác động lên trung khu vỏ đại não và ảnh hưởng đến vỏ đại não tạo điều kiện cho sự xuất hiện và lan truyền các xung động thần
kinh gây tiết GnRH chu kỳ (Gonadotropin Realising Hormone hay là hormone giải
phóng FRH và LRH)
FRH (Folliculin Realising Hormone)
LRH (Lutein Realising Hormone)
FRH và LRH gọi chung là GnRH
FRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH (Folicullin Stimulating Hormone) Kích
tố này kích thích sự phát triển của noãn nang buồng trứng, noãn nang phát triển trứng chín, lượng oestrogen tiết ra nhiều hơn, Oestrogen tác động vào các bộ phận sinh dục thứ cấp đồng thời tác động lên trung tâm Hypothalamus, vỏ đại não gây nên hiện tượng động dục, LRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra hormone kích thích hoàng
tố LH (Lutein hormone) LH tác động vào buồng trứng làm trứng chín muồi Kết hợp
với FSH làm noãn bào vỡ ra va gây ra hiện tượng thải trứng, hình thành thể vàng và
PRH (Prolactin Realising Hormone) kích thích thuỳ trước tuyến yên phân tiết LTH
(Lutein tropin hormone), LTH tác động vào buồng trứng duy trì sự tồn tại của thể
Trang 25vàng, kích thích thể vàng phân tiết Progesterone Progesterone tác động lên tuyến yên,
ức chế tuyến yên phân tiết FSH và LH làm cho quá trình động dục chấm dứt
Progesterone tác động vào tử cung làm cho tử cung dày lên tạo cơ sở tốt cho việc làm
tổ hợp tử - phôi lúc ban đầu (tạo sữa tử cung), nên con vật có chửa thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai, có nghĩa là lượng progesteron được duy trì với nồng độ cao trong máu Nếu không có chửa thì thể vàng tồn tại đến ngày thứ 15-17 của chu kỳ sau sau đó teo dần, cũng có nghĩa là hàm lượng Progesterone giảm dần , giảm đến mức nhất định nào đó rồi nó lại cùng với một số nhân tố khác kích thích vỏ đại não, Hypothalamus, tuyến yên, lúc này tuyến yên ngừng phân tiết LTH, tăng cường phân tiết FSH và LH, chu kỳ sinh dục mới lại hình thành
Sự liên hệ giữa Hypothalamus, tuyến yên và tuyến sinh dục để điều hoà hoạt động sinh dục của gia súc cái không chỉ theo chiều thuận mà còn theo cơ chế điều hoà ngược Cơ chế điều hoà ngược đóng vai trò quan trọng trong việc giữ "cân bằng nội tiết"
Lợi dụng cơ chế điều hoà ngược này người ta sử dụng một lượng Progesterone hay một lượng hormone khác đưa vào cơ thể để điều khiển chu kỳ tính hay chu kỳ động dục ở gia súc cái
Khi đưa một lượng Progesterone vào cơ thể làm cho hàm lượng Progesterone trong máu tăng lên Theo cơ chế diều hoà ngược, trung khu điều khiển sinh dục ở Hypothalamus bị ức chế, kìm hãm sự tiết các kích tố của tuyến yên, làm cho noãn bao tạm ngừng phát triển, do đó làm cho chu kỳ động dục tạm thời ngừng lại Sau khi kết thúc sử dụng Progesterone, hàm lượng này trong máu sẽ giảm xuống đột ngột,sự kìm hãm được giải toả, trung khu điều khiển sinh dục được kích thích, kích tố FSH lại được bài tiết đã kích thích sự phát triển của noãn bao làm cho chu kỳ động dục của gia súc được trở lại hoạt động Hiệu quả tác động sẽ cao hơn nếu có sự kết hợp của một số loại hormone khác như HTNC, Oestrogen, LH
Trang 26Vỏ đại nảo
Gia súc đực
Progesterol
Hạ khâu nảo (Hypothalamus)
Phần trước tuyến yên
Tử cung
Noãn bào chín PRH
Oestradiol
Sơ đồ 1: Cơ chế điều hòa động dục
Trang 272.3.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò cái
a Nhân tố bên trong: (nhân tố di truyền)
Các tính trạng sinh sản thường có hệ số di truyền (h2) rất thấp Ở bò hệ số di truyền về khoảng cách giữa hai lứa đẻ h2 = 0,05 - 0,10, khả năng đẻ sinh đôi h2 = 0,08 - 0,10 và
độ dài sử dụng bò có h2 = 0,15 - 0,2 (Venge, 1961)
Hầu hết các biến đổi quan trọng quan sát thấy về khả năng sinh sản đều do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh Nhìn chung nhiều công trình nghiên cứu về gen ảnh hưởng đến sinh sản chưa được đề cập đến nhiều, mặc dù gen ảnh hưởng đến sinh sản bằng 3 con đường:
- Có thể những gen gây chết, nửa gây chết, làm trứng không thụ tinh rồi chết
- Do rối loạn nội tiết di truyền làm ảnh hưởng đến các hormone hướng sinh dục, từ đó gây ảnh hưởng đến sinh sản
- Các gen hoạt động cho phối đến sinh sản có những chênh lệch khác nhau (do tác động của môi trường) Sự chênh lệch cộng gộp đó có thể làm kém sinh sản hoặc gây chết (Hoàng Kim Giao, 1996)
b Nhân tố bên ngoài
*Dinh dưỡng
Đây là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất kín đáo, chậm chạp và đa dạng Ở bò
tơ, nếu được nuôi dưỡng tốt thì tốc độ sinh trưởng nhanh, tuổi thành thục về tính sớm Năm 1959, Soren Senhansen đã tiến hành thí nghiệm ở bò HF với mức dinh dưỡng 140% và 60% so với tiêu chuẩn và thu được kết quả về tuổi động dục lần đầu tương ứng là 8,5 và 16,6 tháng Bò trưởng thành nếu nuôi với mức dinh dương thấp thì chức năng sinh sản bị kìm hãm Còn nếu nuôi với mức dinh dưỡng cao thì có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ trong cơ thể, khi đó mỡ sẽ bao bọc lấy buồng trứng và cố định hormone cũng sẽ dẫn đến sinh sản thấp Như vậy cần phải xác định mức dinh dưỡng phù hợp và điều chỉnh sao cho khẩu phần được cân đối về protein, axit amin, khoáng, đường, vitamin cho gia súc ở từng giai đoạn cụ thể Nếu khẩu phần thiếu khoáng đa lượng hay vi lượng cũng sẽ gây rối loạn sinh sản Đặc biệt nếu cung cấp cho bò thiếu phot pho thường xuyên thì buồng trứng những con này sẽ nhỏ, sau khi đẻ thường chỉ động dục một lần, nếu không phối kịp thời thì sau cai sữa mới động dục trở lại
Còn khẩu phần cung cấp thiếu kẽm sẽ dẫn đến thiếu vitamin A Nếu thiếu vitamin A khi đó niêm mạc trong cơ thể sẽ khô cứng và sừng hoá , đặc biệt nếu niêm mạc đường sinh dục bị sừng hoá làm cho hợp tử khó làm tổ, khó bám dính vào niêm mạc tử cung
dễ dẫn đến sảy thai Do vậy nếu cung cấp một lượng kẽm đầy đủ và thường xuyên sẽ làm tăng độ mắn đẻ và làm giảm tỷ lệ chết của phôi (Nguyễn Trọng Tiến, 1991)
Trang 28Ngoài P, Zn thì các nguyên tố Mg, Cu, Co, Mn, I cũng như Ca, Na ,K và một số nguyên tố khác cũng ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình sinh sản ở động vật nói chung
và bò sữa nói riêng
Thiếu Mg nội bào làm giảm hoạt tính bắp thịt từ đó làm kéo dài quá trình sinh đẻ của gia súc làm nhau thai ra chậm sinh ra viêm tử cung từ đó chậm sinh lứa kế tiếp
Đồng và sắt trong cơ thể nằm ở những liên kết chức năng Đồng giúp hấp thu sắt và tổng hợp Hemoglobin tham gia vào chyển huyết sắc tố điều tiết chức phận da, lông Những hợp chất của đồng kích thích trung tâm sinh dục bằng cách thay đổi hoạt lực oxytoxin vào đảm bảo một biểu hiện động dục hoàn chỉnh
Khi thiếu Mn, sự thành thục về tính ở bò chậm, có những chu kỳ không rụng trứng Ở động vật có chửa có thể gây chết thai trong bụng, đẻ con chết hoặc thai sinh ra có sức sống kém (Nguyễn Trọng Tiến, 1991)
* Quản lý, chăm sóc
Đây là khâu rất quan trọng trong sinh sản đặc biệt là công tác tổ chức phối giống, nó ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và đẻ của gia súc cái Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng: sau khi giao phối hoặc thụ tinh nhân tạo từ 3-4 giờ tinh trùng trong đường sinh dục của bò cái đã di chuyển đến ống dẫn trứng và giữ khả năng thụ tinh trong vòng 20-30 giờ (Theo A.A.Xưkhaep,1975)
Còn theo Paplop.V.A (1976), Sipilop.V.S(1976) cho rằng thời gian di chuyển của trứng từ khi rụng đến vị trí thụ tinh trong khoảng vài giờ Thời điểm rụng trứng của bò cái nằm trong khoảng 10-15h sau khi kết thúc động dục Nên cần chọn thời gian phối phù hợp để đạt tỷ lệ thụ thai cao
* Thời tiết khí hậu
Thời gian chiếu sáng, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí là những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của động vật Thí nghiệm thời gian chiếu sáng trong ngày bằng phương pháp nhân tạo có tác dụng kích thích rõ rệt chức năng sinh sản và làm thay đổi mùa sinh dục ở thú cho lông và gia cầm đẻ trứng Sinh sản theo mùa biểu hiện rõ rệt ở động vật hoang dã và một số loài gia súc như cừu, trâu, ngựa Quãng thời gian trong năm đưa lại nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh sản Đối với bò, nếu được nuôi dưỡng phù hợp, đảm bảo thức ăn đủ số lượng, chất lượng thì chu kỳ động dục xuất hiện bất cứ lúc nào trong năm Ngoài những yếu tố kể trên, các rối loạn chức năng sinh sản và bệnh sản khoa của bò cái cũng dẫn đến năng suất sinh sản thấp
Trang 292.4 Một số bệnh sản khoa thường gặp trên đàn bò hướng sữa
2.4.1 Bệnh trong giai đoạn mang thai:
a Bệnh rặn đẻ quá sớm
Đây là hiện tượng gia súc mẹ xuất hiện những cơn co bóp tử cung, những cơn rặn đẻ trước thời gian sinh đẻ bình thường một vài tuần hoặc một vài tháng
b Bệnh bại liệt trước khi đẻ
Bại liệt trước khi đẻ là một quá trình bệnh lý xuất hiện ở gia súc còn trong giai đoạn mang thai, gây nên tình trạng con vật mất khả năng vận động, chỉ nằm bẹp một chỗ Bình thường bệnh xuất hiện vào thời gian gia súc có chửa kỳ III , đặc biệt là trước khi
đẻ vài tuần hoặc trên dưới một tháng
c Sẩy thai
Đây là quá trình gia súc có thai bị gián đoạn hoặc bị ngắt quãng Bào thai bị đẩy ra khỏi cơ thể mẹ khi thai đã chết hay còn sống Đôi khi gặp trường hợp bị tiêu biến đi trong tử cung hay bào thai đã chết được giữ lại trong tử cung cơ thể mẹ
Hiện tượng xảy thai thường do sức sống của bào thai yếu , quá trình phát triển của bào thai, nhau thai và các bộ phận khác không bình thường Mặt khác có thể do quá trình bệnh lý ở cơ quan sinh dục nói riêng và cơ thể nói chung gây nên hiện tượng xảy thai
2.4.2 Bệnh trong thời gian gia súc sinh đẻ
a Bệnh rặn đẻ quá yếu
Đây là quá trình bệnh lý xảy ra trong thời gian gia súc sinh đẻ với đặc điểm là cổ tử cung, cơ thành bụng co bóp quá yếu không đẩy được bào thai ra ngoài Bệnh được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: cường độ bóp của tử cung không liên tục hay không co bóp được Căn cứ vào thời gian của quá trình sinh đẻ, bệnh có thể xuất hiện ở hai thời kỳ:
- Thời kì thứ nhất (thể nguyên phát): thể này xuất hiện vào thời gian đầu của quá trình sinh đẻ Đối với những gia súc đẻ lứa đầu thì đây là hiện tượng bình thường
- Thời kì thứ hai (thể thứ phát): ở giai đoạn đầu của quá trình sinh đẻ, những cơn co bóp thành bụng, của tử cung, sức rặn của cơ thể mẹ nói chung bình thường nhưng giai đoạn sau những cơn co bóp, sức rặn của mẹ yếu và giảm dần nên bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ
b Bệnh rặn đẻ quá mạnh
Rặn đẻ quá mạnh là quá trình bệnh lý xuất hiện trong quá trình sinh đẻ với các đặc điểm tử cung co bóp rất mạnh hoặc tử cung co bóp liên tục
Trang 30c Sát nhau
Trong quá trình sinh đẻ bình thường, sau khi sổ thai một thời gian nhất định nhau thai
sẽ ra phụ thuộc từng loại gia súc Đối với bò sữa từ 1 - 4 giờ (không quá 14 giờ) Quá thời gian trung bình kể trên nhau thai không được đẩy ra khỏi tử cung thì được gọi là bệnh sát nhau Căn cứ vào mức độ của bệnh có thể chia ra 3 thể sau:
- Thể sát nhau hoàn toàn: Toàn bộ hệ thống nhau thai còn dính với niêm mạc tử cung ở
cả hai sừng tử cung
- Thể sát nhau không hoàn toàn: Phía sừng tử cung không chứa thai thì nhau thai con
đã tách khỏi niêm mạc tử cung Sừng tử cung bên có thai thì nhau thai con còn dính chặt với niêm mạc tử cung mẹ
- Thể sát nhau từng phần: Một phần của màng nhung hay ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, còn đa phần màng thai đã tách khỏi niêm mạc tử cung
d Đẻ khó
Trong quá trình sinh đẻ của gia súc, thời gian sổ thai bị kéo dài những bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ gọi là hiện tượng đẻ khó hiện tượng đẻ khó do rất nhiều nguyên nhân dẫn tới và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Đẻ khó gây nhiều thiệt hại trong chăn nuôi nó không những gây bệnh cho cơ quan sinh dục, dẫn đến hiện tượng vô sinh mà còn có thể làm cho cả mẹ và con đều bị chết Do đó việc đề phòng và can thiệp các trường hợp đẻ khó kịp thời, đúng kĩ thuật là điều cần thiết
Hình 2: Bò sữa ở nông hộ trƣợt té sẩy thai Hình 1: Bò sữa ở nông hộ sát nhau
Trang 312.4.3 Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai
2.4.3.1 Bệnh thường gặp sau khi đẻ
a Nhiễm trùng sau khi đẻ:
Trong quá trình sinh đẻ, các loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong đường sinh dục gây nên các thể viêm khác nhau sau đó gây nên hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể
b Viêm âm môn, tiền đình, âm đạo:
Trong quá trình sinh đẻ, niêm mạc âm môn, tiền đình, âm đạo bị xây sát, tổn thương
do bào thai hay do can thiệp các trường hợp đẻ khó từ đó vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm
c Viêm tử cung
Khi gia súc sinh đẻ, nhất là những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây xác, tổn thương , vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nội mạc tử cung Mặt khác , một số bệnh truyền nhiễm như xảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, lao thường gây ra viêm nội mạc tử cung Căn cứ vào tính chất , trạng thái của quá trình bệnh lý, viêm nội mạc tử cung có thể chia ra làm các loại sau :
- Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ
- Viêm nội mạc tử cung có màng giả
- Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả
- Viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ viêm cơ tử cung
Hình 3: Dịch mủ chảy ra từ âm hộ Hình 4: Dịch mủ chảy ra xuống nền chuồng
Trang 32d Bại liệt sau khi đẻ
Là bệnh mà con vật mất khả năng vận động sau thời gian sổ thai
e Liệt nhẹ sau khi đẻ ( bệnh sốt sữa)
Đây là bệnh phát sinh đột ngột, nhanh chóng, rất nguy hiểm cho gia súc Đặc điểm của bệnh là gây nên tình trạng con vật mất cảm giác, tê liệt ở các chi, ruột, họng và gây rối loạn các phản xạ có và không có điều kiện Bệnh này rất hay gặp ở những bò sữa cao sản
2.4.3.2 Hiện tƣợng rối loạn sinh sản ở bò sữa
Gia súc cái đã đến tuổi sinh sản hoặc sau khi sinh đẻ mà đến thời kì hưng phấn và động dục lại nhưng không xuất hiện chu kì sinh dục, sinh lý bình thường hoặc gia súc biểu hiện các trạng thái bệnh lý trong quá trình sinh lý sinh dục được gọi là hiện tượng rối loạn sinh sản
Hiện tượng này là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ sinh sản của gia súc nói chung và bò sữa nói riêng, đồng thời cũng làm hạn chế tốc độ gia tăng đàn gia súc và gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiện tượng rối loạn sinh sản nhưng nói chung người ta thường chia hiện tượng rối loạn sinh sản của trâu bò ra làm mấy loại như sau:
- Bò chậm sinh: là những bò cái tơ từ 20 - 30 tháng tuổi chưa động dục, trâu bò sau khi
đẻ từ 6 - 8 tháng không động dục và bò phối giống 2 - 3 chu kì không có thai
- Bò cái vô sinh tạm thời: là những trâu bò tơ mà trên 30 tháng tuổi chưa động dục, bò sau khi đẻ mà phối giống trên 4 chu kì không thụ thai Sở dĩ gọi là vô sinh tạm thời là
vì nếu được tác động bằng những biện pháp kĩ thuật thì chúng có thể trở lại sinh đẻ bình thường
- Bò cái vô sinh tuyệt đối (tuyệt sinh): là những bò cái vô sinh tạm thời, sau khi tác động các biện pháp kĩ thuật mà chúng không trở lại sinh đẻ bình thường hoặc những
bò cái có những khuyết tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục
2.5 Các hormone sinh sản chính
2.5.1 Oestrogen
Trong buồng trứng hormone được tạo ra bởi toàn bộ tế bào trứng và tổ chức kẽ Ở động vật khi có chửa Oestrogen được tổng hợp bởi nhau thai (E.R Bagramiou,1972), ngoài ra hormone này còn được tổng hợp bởi vỏ tuyến thượng thận với một lượng nhỏ
vì thế khi thiếu vẫn thấy sự tiết Oestrogen không bị ngừng
Oestrogen gồm 3 loại: oestradiol, oestron, oestriol Trong đó oestradiol có tác dụng mạnh nhất, oestriol yếu nhất Chúng có tác dụng giống nhau đều là steroid Hoạt tính sinh lý mạnh nhất vẫn là oestradiol, nó tồn tại dưới hai dạng đồng phân α và β
Trang 33(G.M.Segala,1980), trong đó oestradiol 17α có hoạt tính sinh học mạnh hơn cả ( lớn hơn oestradiol 17β tới 40 lần và hơn oesteron 10 lần) Trong quá trình sinh tổng hợp oesteron người ta thấy rằng có sự chuyển hoá qua lại của chúng Ví dụ: Oesteron17α
dễ dàng chuyển thành oestron, oestron bị phân huỷ thành những sản phẩm steroid (L.D Segelson, 1985)
Công dụng của Oestrogen là kích thích cơ quan sinh dục cái phát triển, làm cơ quan sinh dục tăng sinh và tiết dịch, giúp gia súc cái có những biểu hiện động dục Ngoài ra Oestrogen cũng gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên để tăng cường tiết
LH, góp phần gây ra rụng trứng
2.5.2 GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone )
GnRH là hormone được tiết từ các neuron của vùng dưới đồi (Hypothalamus) có tác dụng kích thích tuyến yên tăng cường tiết các hormone gonadotropin ( FSH và LH ) để kích hoạt và tăng cường sự phát triển của tế bào trứng, sự rụng trứng và sự hình thành thể vàng
Ngoài cơ chế tác động thuận chiều, GnRH còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mối tác động ngược dương tính của Oestrogen để tăng cường tiết LH và kiểm soát mối tác động ngược âm tính của Progesterone để bảo đảm (L.D Segelson, 1985)
2.5.3 Các hormone Gonadotropin
a FSH (Follicle Stimulating Hormone)
Là hormone của thuỳ trước tuyến yên có tác dụng chủ yếu là kích thích tế bào trứng phát triển gọi là kích noãn tố
c Huyết thanh ngựa chửa – PMSG ( Pregnant Mare Serum Gonadotropin)
Là kích tố của nhau thai ngựa có chức năng sinh lý tương tự như FSH và LH của thuỳ trước tuyến yên Tuy nhiên hoạt tính của nó giống FSH nhiều hơn
HTNC có hoạt tính từ ngày thứ 40-60 khi ngựa có chửa, cao nhất là khi ngựa có chử 90-120 ngày Hoạt tính của hormone này trong HTNC tăng dần đến cực đại từ 80-120
Trang 34đơn vị chuẩn (đ.v.c)/huyết thanh trong khoảng 60-100 ngày chửa rồi giảm dần (có trường hợp mất hẳn ở 150 ngày có chửa)
d Kích tố của nhau thai người – HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
Là kích tố của phụ nữ có thai Chức năng sinh lý của HCG gần giống với LH HCG được chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ có thai từ 8 – 12 ngày
2.5.4 Progesterone
Khi noãn bao chín, trứng rụng khỏi nang trứng, tại nơi đó mạch quản và tế báo sắc tố vàng phát triển thành thể vàng Khi còn tồn tại và hoạt động thể vàng tiết ra Progesterone, là một steroid có 21 carbon Nó cũng được tiết ra từ nhau thai và 1 lượng nhỏ từ tuyến thượng thận
Progesterone kích thích sự phát triển hơn nữa của niêm mạc tử cung, âm đạo, tích luỹ nhiều glycogen ở các niêm mạc đó, làm phát triển lưới mao mạch tử cung Progesterone làm giảm tính mẫn cảm co bóp của nội mạc tử cung, tham gia vào sự chuẩn bị của nội mạc tử cung cho sự làm tổ của hợp tử, nó cũng làm tăng sinh và phát triển các bao tuyến trong tuyến vú Khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ thì hormone này có tác dụng dưỡng thai: làm nhau thai phát triển và duy trì sự phát triển của thai, làm giảm tính mẫn cảm của cơ trơn tử cung với oxytoxin, ức chế sự sản sinh FSH, LH của tuyến yên, do đó ức chế sự phát triển của noãn bao
Với cơ chế tác động của Progesterone là ức chế các enzyme mà những enzyme này được Oestrogen kích thích bao gồm hệ thống enzyme oxy hoá như glucoronidaza, photphataza, carbonicanhydraza
2.5.5 Prostaglandin
Prostaglandin được phát hiện lần đầu tiên năm 1953 trong tinh dịch người Lúc đó người ta giả thiết rằng nguồn gốc của nó xuất hiện từ tuyến tiền liệt (prostala glandula), do đó mà có thuật ngữ prostaglandin Prostaglandin là một axits béo không
no, trong phân tử có 20 nguyên tử hydro nằm trong thành phần photpholipit của màng
tế bào Tuỳ theo cách sắp đặt của nguyên tử ở các vị trí khác nhau, tuỳ cách kết hợp hai nhóm hydroxit và nhóm xeton mà chia thành 4 chất prostaglandin Tập hợp trong 4 nhóm chính được đặt tên là A,B,E,F trong đó 2 nhóm E, F có hoạt tính sinh học mạnh nhất
Ở gia súc cái Prostaglandin được tiết ra từ nội mạc của ống sinh dục (tử cung, âm đạo) Tác dụng lớn nhất của Prostaglandin (đặc biệt nhóm PGF2α) trong chăn nuôi là điều
khiển chức năng sinh sản
Tác dụng chủ yếu của nó gồm:
Phá vỡ màng noãn bao để gây rụng trứng
Trang 35Phá huỷ thể vàng, nang nước trên buồng trứng, gây động dục Gây hưng phấn ống sinh dục, tăng cường nhu động tử cung, kích thích mở cổ tử cung Do đó, Prostaglandin còn
được ứng dụng gây đẻ nhân tạo và trợ sản ở những ca đẻ khó, rặn đẻ yếu
2.6 Một số vi khuẩn gây bệnh sinh sản
2.6.1 Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn)
Staphylococcus là loài vi khuẩn sinh mủ điển hình, phân bố rộng rãi trong thiên nhiên
Da và niêm mạc là nơi cư trú chủ yếu của tụ cầu khuẩn, ngoài ra còn có các tổ chức khác như lông, móng, tuyến mồ hôi, tuyến mỡ, lổ chân lông, mũi, mắt, họng, niêm mạc đường tiêu hóa (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
Giống Staphylococcus chia làm 3 loài là Staphylococcus aureus, Staphylococcus
epidermidis, Staphylococcus saprophyticus
Loài gây bệnh thường gặp nhất là Staphylococcus aureus Staphylococcus aureus thuộc họ Micrococcaceae, do Rosenbach phân lập được vào năm 1884 (Bergey’s
Trang 36b Đặc điểm nuôi cấy
Dễ nuôi cấy, phát triển được ở nhiệt độ 10-450C, thích hợp ở điều kiện hiếu khí hay kỵ khí Nhiệt độ thích hợp là 30-370C , pH từ 7,0-7,5 (H.Asperger, 1994)
Các môi trường thích hợp cho Staphylococcus mọc là môi trường Mannitol Salt Agar
(MSA), môi trường thạch máu, môi trường nước thịt (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
- Môi trường Mannitol Salt Agar (MSA): sau 12-24 giờ thì S.aureus mọc thành từng
đám nhỏ, tròn, màu vàng, rìa gọn, khô Môi trường thạch chuyển sang màu vàng (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
- Môi trường thạch máu: nó sẽ làm dung huyết Làm dông huyết tương thỏ (Trần Thị Phận, 2004)
- Môi trường gelatin: cấy sâu, sau 3-4 ngày làm tan chảy gelatin rất rõ (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
c Sức đề kháng
S.aureus đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn không nha bào Nhiệt
độ 800C vi khuẩn bị diệt trong một giờ Đun sôi 1000C chết sau 1- 2 phút Dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng nhưng đề kháng với sự khô và sự đóng băng ở nơi khô
ráo, S aureus sống từ 4-5 tháng (Trần Thị Phận, 2004)
d Tính gây bệnh
Nhiễm khuẩn ngoài da: làm nung mủ các vết thương, các nơi bị xây sát trên da, làm các tổ chức bị sưng tạo thành ổ mủ
Nhiễm khuẩn huyết: từ các ổ mủ nhiễm trùng ngoài da, S.aureus xâm nhập vào máu
gây chứng huyết nhiễm mủ và theo máu đi đến các cơ quan tạo nên các ổ áp xe gây viêm da, viêm vú ở bò sữa
Trong các loài vật thì ngựa dễ cảm nhiễm nhất rồi đến bò, chó, heo, cừu Gà vịt có sức
đề kháng rất cao đối với S.aureus (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
Trong phòng thí nghiệm thỏ mẫn cảm nhất Tiêm canh trùng vào tĩnh mạch thỏ thì thỏ chết trong vòng 1-2 ngày vì chứng huyết nhiễm mủ, mổ khám thì thấy có nhiều ổ áp xe
ở tim, thận, bắp thịt….(Trần Thị Phận, 2004)
e Chẩn đoán
Kiểm tra trên kính hiển vi: lấy mẫu bệnh phẩm phết kính và soi dưới kính hiển vi ta thấy các tụ cầu tập trung thành từng đám có hình chùm nho màu tím
Tiêm động vật thí nghiệm trên thỏ, thỏ chết trong vòng một đến hai ngày
Dựa vào các đặc tính sinh hóa: S.aureus làm dung huyết, đông huyết tương của thỏ,
lên men đường mannitol và phản ứng với catalase
Trang 37f Nhạy cảm đối kháng với kháng sinh
Theo Nguyễn Ngoc Thanh Hà, S.aureus nhạy cảm Ciprofloxacin (95,00%),
Gentamycin (95.00%), Neomycin (100%), Streptomycin (80,00%)
Theo Hồ Như Thủy (2006), S.aureus nhạy cảm với Amoxycillin(95.00%), Cefotaxime
(85.00%), Ciprofloxacin (55.00%), Norfloxacin (85.00%)
2.6.2 Streptococcus agalactiae (liên cầu khuẩn)
Liên cầu khuẩn là những cầu khuẩn xếp thành chuỗi, uốn khúc dài ngắn khác nhau Liên cầu khuẩn có ở khắp nơi trong tự nhiên như đất, nước, không khí Trong cơ thể
động vật và người thì sống hoại sinh ở đường hô hấp và tiêu hóa Thường thấy ở trên
da, niêm mạc (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
a Đặc điểm hình thái
Liên cầu khuẩn có hình cầu hoặc hình bầu dục, đường kính có khi đến 1µm, bắt màu Gram dương, không di động Liên cầu xếp thành hình chuỗi vì nó phân chia trong mặt phẳng thẳng gốc với trục của chuỗi, chiều dài của chuỗi tùy thuộc vào điều kiện môi trường (Nguyễn Như Thanh et al., 1997)
- Type beta (β): bao quanh khuẩn lạc là một vòng tan máu hoàn toàn trong suốt, không còn hồng cầu quanh khuẩn lạc Độc lực của nhóm này cao (Nguyễn Như Thanh, 1997)
- Type gamma (γ): xung quanh khuẩn lạc không có sự thay đổi nào, hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt Không có khả năng làm dung huyết, thường là những vi khuẩn không gây bệnh (Nguyễn Như Thanh, 1997)
Trang 38vú truyền nhiễm của bò sữa, bệnh bại huyết của bê
Ở dê, liên cầu gây chứng mưng mủ, viêm vú, viêm phổi và ngoại tâm mạc
Trong phòng thí nghiệm
Thỏ là động vật dễ cảm thụ nhất Nếu tiêm liên cấu vào dưới da cho thỏ, thấy áp xe tại nơi tiêm Nếu tiêm liên cầu vào tĩnh mạch hay phúc mạc thỏ chết nhanh do nhiễm khuẩn huyết
Ngoài ra, có thể dùng chuột nhắt để gây bệnh (Nguyễn Như Thanh, 1997)
e Chẩn đoán
Chẩn đoán vi khuẩn học:
Lấy mẫu bệnh phẩm: có thể lấy máu ở ổ áp xe hoặc mủ ở ngoài da hay niêm mạc Kiểm tra bằng kính hiển vi: làm tiêu bản, nhuộm Gram, quan sát dưới kính hiển vi Nếu là liên cầu khuẩn thì có hình cầu, bắt màu Gram dương, xếp thành chuỗi
Nuôi cấy vào môi trường thích hợp: bệnh phẩm được nuôi cấy vào môi trường nước thịt, môi trường thạch máu
Tiêm động vật thí nghiệm: dùng thỏ để gây bệnh
Chẩn đoán huyết thanh học: có thể dùng phản ứng huyết thanh học như phản ứng ngưng kết, phản ứng kết hợp bổ thể để chẩn đoán
Trang 392.6.3 Escherichia coli (E coli)
E.coli thuộc họ Enterobacteriaeceae được Escherich người Đức phân lập đầu tiên và
đưa ra đặc điểm của vi khuẩn vào năm 1885 E.coli là loài quan trọng được tìm thấy
trong phân (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
a Đặc điểm hình thái
E.coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 x 0,6 – 3 x 0,6 µm Trong cơ thể có
hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn Phần lớn E.coli có
khả năng di động do có lông xung quanh thân Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có
(c) Vi khuẩn E coli trên môi trường EMB
(d) Vi khuẩn E coli trên môi trường MC
http://www.biology.ele.ue.edu/ /Gram_Stain/Gram_Stain.htm
Trang 40b Đặc tính nuôi cấy
E.coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp là 370C, có thể sống ở 10-46 0C Mọc dễ dàng trên môi trường MacConkey (MC)
Một số hóa chất ức chế sự phát triển của E.coli như chlorine và dẫn xuất của nó
(Nguyễn Thanh Bảo, 2006)
Trên thạch thường sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2-3 mm Nuôi lâu thì khuẩn lạc màu nâu nhạt (Nguyễn Như Thanh, 1997)
Trong môi trường nước thịt thì E.coli làm môi trường rất đục, có cặn lắng xuống đáy,
đôi khi có màng màu xám nhạt trên mặt, môi trường sẽ có mùi thối ( Nguyễn Như Thanh,1997)
Trên môi trường EMB thì E.coli hình thành những khuẩn lạc to tròn, hơi lồi, bóng,
màu tím bầm, có ánh kim (Trần Thị Phận, 2004)
Trên môi trường MC E.coli hình thành khuẩn lạc to tròn đều, hơi lồi, màu hồng nhạt,
kích thước 2-3 mm (Nguyễn Vĩnh Phúc, 1977)
c Sức đề kháng
Vi khuẩn E.coli không hình thành nha bào nên sức đề kháng yếu, bị tiêu diệt ở nhiệt độ
550C trong vòng 1 giờ, ở 600C vi khuẩn sống trong 15-30 phút Các chất sát trùng như acid phenic, clorua, formol có thể diệt vi khuẩn trong vòng 5 phút, nhưng vi khuẩn đề kháng mạnh với sự khô (Lê Văn Tạo, 2006)
d Tính gây bệnh
Trong tự nhiên
Hầu hết các loài động vật đều mẫn cảm với bệnh như: các loài gia súc, gia cầm, chim,
bò sát đều có thể bị bệnh do E.coli Chúng bị nhiễm bệnh qua nhiều con đường khác
nhau nhưng chủ yếu là đường tiêu hóa (Đào Trọng Đạt, 2001)
E.coli có sẵn trong ruột của tất cả các động vật nhưng chỉ có tác dụng gây bệnh khi sức
đề kháng của con vật giảm sút do chăm sóc, nuôi dưỡng, bị cảm lạnh hay cảm nắng, mắc các bệnh không truyền nhiễm hay các bệnh truyền nhiễm và các bệnh ký sinh trùng
E.coli thường gây bệnh cho gia súc mới đẻ từ 2-3 ngày hoặc 4-8 ngày
Trong phòng thí nghiệm:
Tiêm vi khuẩn vào dưới da cho chuột bạch, chuột lang, thỏ có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm với liều lớn có thể gây bại huyết, làm chết con vật (Nguyễn Như Thanh, 1997)