Escherichia coli (E coli)

Một phần của tài liệu khảo sát một số bệnh sinh sản trên bõ sữa ở cần thơ, long an, sóc trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 39)

E.coli thuộc họ Enterobacteriaeceae được Escherich người Đức phân lập đầu tiên và đưa ra đặc điểm của vi khuẩn vào năm 1885. E.coli là loài quan trọng được tìm thấy trong phân (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).

a. Đặc điểm hình thái

E.coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 x 0,6 – 3 x 0,6 µm. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Phần lớn E.coli có khả năng di động do có lông xung quanh thân. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô.

Vi khuẩn bắt màu Gram âm, có thể bắt màu đều hay sẫm ở hai đầu, khoảng giữa nhạt hơn (Nguyễn Như Thanh, 1997)

(b) Hình 7: Vi khuẩn E. coli (a) http://www.biology.clc.uc.edu/.../Gram_Stain/Gram_Stain.htm (b) http://www.maxine-log.blogspot.com/2007_08_01_archive.html (c) Vi khuẩn E. coli trên môi trường EMB

(d) Vi khuẩn E. coli trên môi trường MC

(c) (d)

(a) (b)

b. Đặc tính nuôi cấy

E.coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp là 370C, có thể sống ở 10-46 0C. Mọc dễ dàng trên môi trường MacConkey (MC).

Một số hóa chất ức chế sự phát triển của E.coli như chlorine và dẫn xuất của nó (Nguyễn Thanh Bảo, 2006).

Trên thạch thường sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2-3 mm. Nuôi lâu thì khuẩn lạc màu nâu nhạt (Nguyễn Như Thanh, 1997).

Trong môi trường nước thịt thì E.coli làm môi trường rất đục, có cặn lắng xuống đáy, đôi khi có màng màu xám nhạt trên mặt, môi trường sẽ có mùi thối ( Nguyễn Như Thanh,1997).

Trên môi trường EMB thì E.coli hình thành những khuẩn lạc to tròn, hơi lồi, bóng, màu tím bầm, có ánh kim (Trần Thị Phận, 2004).

Trên môi trường MC E.coli hình thành khuẩn lạc to tròn đều, hơi lồi, màu hồng nhạt, kích thước 2-3 mm (Nguyễn Vĩnh Phúc, 1977).

c. Sức đề kháng

Vi khuẩn E.coli không hình thành nha bào nên sức đề kháng yếu, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 550C trong vòng 1 giờ, ở 600C vi khuẩn sống trong 15-30 phút. Các chất sát trùng như acid phenic, clorua, formol có thể diệt vi khuẩn trong vòng 5 phút, nhưng vi khuẩn đề kháng mạnh với sự khô (Lê Văn Tạo, 2006).

d. Tính gây bệnh

Trong tự nhiên

Hầu hết các loài động vật đều mẫn cảm với bệnh như: các loài gia súc, gia cầm, chim, bò sát đều có thể bị bệnh do E.coli. Chúng bị nhiễm bệnh qua nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là đường tiêu hóa (Đào Trọng Đạt, 2001).

E.coli có sẵn trong ruột của tất cả các động vật nhưng chỉ có tác dụng gây bệnh khi sức đề kháng của con vật giảm sút do chăm sóc, nuôi dưỡng, bị cảm lạnh hay cảm nắng, mắc các bệnh không truyền nhiễm hay các bệnh truyền nhiễm và các bệnh ký sinh trùng.

E.coli thường gây bệnh cho gia súc mới đẻ từ 2-3 ngày hoặc 4-8 ngày.

Trong phòng thí nghiệm:

Tiêm vi khuẩn vào dưới da cho chuột bạch, chuột lang, thỏ có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm với liều lớn có thể gây bại huyết, làm chết con vật (Nguyễn Như Thanh, 1997).

e. Chẩn đoán

Dùng bệnh phẩm cấy trên môi trường phân lập, quan sát hình thái trên tiêu bản, làm các phản ứng huyết thanh ngưng kết và phản ứng sinh hóa sau đó thử độc lực trên động vật thí nghiệm (Nguyễn Như Thanh, 1997).

f. Nhạy cảm đối với kháng sinh

Theo Bùi Thị Tho (2003), kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của vi khuẩn phân lập từ heo con bệnh phân trắng của bộ môn nội chẩn dược độc chất học trường Đại Học Nông Nghiệp 1 (Hà Nôi) từ năm 1976 đến nay cho thấy tỷ lệ kháng thuốc của E.coli

đối với Chloramphenicol là 25,78% với Chlortetracyxlline là 23,21%, với Streptomycin và Sulphonamide lần lượt là 77,07% và 89,97%.

Theo Đỗ Ngọc Thúy, (2002) thử tính kháng sinh của 106 chủng E.coli, chọn ra từ 323 gốc phân lập được từ heo tiêu chảy ở 4 trại heo miền bắc, dùng E.coli ATCC 25922 làm đối chứng, nhận thấy các chủng đề kháng mạnh với các kháng sinh thông thường vẫn sử dụng điều trị bệnh: Amoxicillin (76,42%), Streptomycin (88,68%) và Tetracycline (97,17%) phổ biến là đa kháng với trên 3 loại kháng sinh (90,57%), các biệt có 3 chủng (2,83%) đề kháng với 13 trong số 14 loại kháng sinh được kiểm tra. Theo Nguyễn Ngọc Thanh Hà (2004), E.coli nhạy cảm với Ciprofloxacin (100%), Gentamycin (100%), Neomycin (100%), Ofloxacin (100%), Kanamycin (100%), Ampicillin (86,67%), Bactrim (80%).

CHƢƠNG III

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu khảo sát một số bệnh sinh sản trên bõ sữa ở cần thơ, long an, sóc trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)