Bệnh trong thời gian gia súc sinh đẻ

Một phần của tài liệu khảo sát một số bệnh sinh sản trên bõ sữa ở cần thơ, long an, sóc trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 29)

a. Bệnh rặn đẻ quá yếu

Đây là quá trình bệnh lý xảy ra trong thời gian gia súc sinh đẻ với đặc điểm là cổ tử cung, cơ thành bụng co bóp quá yếu không đẩy được bào thai ra ngoài. Bệnh được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: cường độ bóp của tử cung không liên tục hay không co bóp được. Căn cứ vào thời gian của quá trình sinh đẻ, bệnh có thể xuất hiện ở hai thời kỳ:

- Thời kì thứ nhất (thể nguyên phát): thể này xuất hiện vào thời gian đầu của quá trình sinh đẻ. Đối với những gia súc đẻ lứa đầu thì đây là hiện tượng bình thường.

- Thời kì thứ hai (thể thứ phát): ở giai đoạn đầu của quá trình sinh đẻ, những cơn co bóp thành bụng, của tử cung, sức rặn của cơ thể mẹ nói chung bình thường nhưng giai đoạn sau những cơn co bóp, sức rặn của mẹ yếu và giảm dần nên bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ.

b. Bệnh rặn đẻ quá mạnh

Rặn đẻ quá mạnh là quá trình bệnh lý xuất hiện trong quá trình sinh đẻ với các đặc điểm tử cung co bóp rất mạnh hoặc tử cung co bóp liên tục.

c. Sát nhau

Trong quá trình sinh đẻ bình thường, sau khi sổ thai một thời gian nhất định nhau thai sẽ ra phụ thuộc từng loại gia súc. Đối với bò sữa từ 1 - 4 giờ (không quá 14 giờ). Quá thời gian trung bình kể trên nhau thai không được đẩy ra khỏi tử cung thì được gọi là bệnh sát nhau. Căn cứ vào mức độ của bệnh có thể chia ra 3 thể sau:

- Thể sát nhau hoàn toàn: Toàn bộ hệ thống nhau thai còn dính với niêm mạc tử cung ở cả hai sừng tử cung.

- Thể sát nhau không hoàn toàn: Phía sừng tử cung không chứa thai thì nhau thai con đã tách khỏi niêm mạc tử cung. Sừng tử cung bên có thai thì nhau thai con còn dính chặt với niêm mạc tử cung mẹ.

- Thể sát nhau từng phần: Một phần của màng nhung hay ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, còn đa phần màng thai đã tách khỏi niêm mạc tử cung.

d. Đẻ khó

Trong quá trình sinh đẻ của gia súc, thời gian sổ thai bị kéo dài những bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ gọi là hiện tượng đẻ khó. hiện tượng đẻ khó do rất nhiều nguyên nhân dẫn tới và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đẻ khó gây nhiều thiệt hại trong chăn nuôi nó không những gây bệnh cho cơ quan sinh dục, dẫn đến hiện tượng vô sinh mà còn có thể làm cho cả mẹ và con đều bị chết. Do đó việc đề phòng và can thiệp các trường hợp đẻ khó kịp thời, đúng kĩ thuật là điều cần thiết.

Hình 2: Bò sữa ở nông hộ trƣợt té sẩy thai Hình 1: Bò sữa ở nông hộ sát nhau

Một phần của tài liệu khảo sát một số bệnh sinh sản trên bõ sữa ở cần thơ, long an, sóc trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)