4.1.1 Phƣơng thức chăn nuôi
Bò sữa ở trại Quốc Huy tại Long An đều được nuôi nhốt. Chuồng trại được xây dựng kiên cố, có sân vận động, nền chuồng được làm bằng xi măng, mái lợp tole cao ráo, có hệ thống thoát nước, có hệ thống xử lý phân (phân được qua hệ thống bể lắng rồi ra ao cỏ), diện tích nuôi rộng rãi. Chuồng có máng ăn, máng uống riêng, có khu để vắt sữa, có khu nuôi bê tách riêng với bò mẹ. Thức ăn tại trại sử dụng chủ yếu là cỏ voi. Ngoài ra trại còn cho bò ăn thêm hèm bia, cám, rỉ mật đường.
Chuồng nuôi bò sữa ở các hộ dân trong hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth (Sóc Trăng) được xây dựng bán kiên cố, nền chuồng bằng xi măng, mái lợp tole. Chuồng có máng ăn, máng uống riêng. Quy mô trung bình từ 4-8 con trên một nông hộ. Diện tích nuôi tương đối nhỏ, không có nơi vắt sữa riêng. Các hộ dân cho bò ăn nhiều loại cỏ như: cỏ xả, cỏ úc, cây bắp, cỏ tạp… ngoài ra còn bổ sung thêm thức ăn tinh C40 thức ăn hỗn hợp cho bò sữa của công ty (PROCONCO). Bò được tiêm phòng vaccine tụ huyết trùng, lở mồm long móng.
Đối với các hộ chăn nuôi bò sữa ở thành phố Cần Thơ thì chăn nuôi chủ yếu nhỏ lẻ chuồng trại được xây dựng bán kiên cố, nền chuồng bằng xi măng, mái lợp tole. Thức ăn chủ yếu là cỏ tạp và bả bia, thức ăn ủ chua, thức ăn tinh
4.1.2 Phƣơng thức vắt sữa
Bò sữa ở trại Quốc Huy tại Long An được vắt sữa 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều, sau khi vệ sinh và tắm cho bò. Ở trại việc vắt sữa được sử dụng bằng máy, trước khi vắt sữa bò được lùa vào chuồng ép tắm rửa sau đó dùng khăn nhúng nước ấm lau sạch bầu vú (mỗi con có một khăn lau riêng), vắt bỏ tia sữa đầu và lắp máy vắt sữa vào bầu vú. Sau khi vắt sữa xong thì ta sát trùng núm vú bằng Vime – Iodine.
Các hộ chăn nuôi ít thì sữa được vắt bằng tay. Những hộ chăn nuôi nhiều sữa được vắt bằng máy.
Nguồn tiêu thụ sữa chủ yếu là công ty cô gái Hà Lan Bình Dương
4.1.3 Tình hình vệ sinh
Đối với hình thức nuôi trang trại chuồng trại được quét dọn 2 lần /ngày vào buổi sáng và buổi chiều trước khi vắt sữa. Ở trại có định kỳ sát trùng chuồng trại. Phân được gom vào bao, nước thải được đưa vào bể lắng. Khăn lau được giặt sạch bằng xà phòng và phơi khô mỗi khi vắt sữa, các dụng cụ lấy sữa cũng được rữa bằng xà phòng sạch sẽ. Chuồng trại tương đối sạch sẽ khô ráo thoáng mát.
Đối với hình thức chăn nuôi nông hộ do nền chuồng tương đối ẩm thấp chuồng trại tạm bợ thường xuyên bị ẩm ướt. Những con bị bệnh không cách ly, tắm rửa bò không sạch làm phân dính từng mảng trên cơ thể bò dể gây ra bệnh sinh sản. Những chất thải ở các hộ chăn nuôi đa số không qua xử lý mà cho chảy ra các ao xung quanh chuồng.
4.2. Kết quả tỷ lệ bệnh sinh sản ở bò sữa 4.2.1 Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên bò sữa 4.2.1 Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên bò sữa
Qua quá trình chúng tôi điều tra 364 con bò cái trong độ tuổi sinh sản. Tỉ lệ mắc bệnh sinh sản trên toàn đàn là, kết quả trình bày bảng 9
Bảng 9. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản
Số con kiểm tra Số con bệnh Tỷ lệ (%)
364 120 32,96
Qua bảng 9: kết quả trên thì chúng tôi điều tra 364 con bò cái trong độ tuổi sinh sản có 120 con bị bệnh sinh sản chiếm tỷ lệ là 32,96%. Tỷ lệ này tương đối cao.
4.2.2 Tình hình mắc bệnh sinh sản theo hình thức chăn nuôi Bảng 10. Tỷ lệ nhiểm bệnh theo hình thức chăn nuôi
Loại hình chăn nuôi Số con kiểm tra Số con bệnh Tỷ lệ(%)
Nông hộ 289 105 36,33
Trang trại 75 15 20
Tổng cộng 364 120 32,96
Qua bảng 10 cho thấy bò sữa nuôi trang trại tỷ lệ bệnh 20% còn bò sữa nuôi nông hộ tỷ lệ nhiễm bệnh sinh sản là 36,33% cao hơn nhiều so với hình thức nuôi trang trại. Điều này có thể lý giải như sau: tỷ lệ bệnh sinh sản cao ở bò nuôi nông hộ là do thiết kế chuồng trại không hợp lý chuồng không thoáng mát, nền chuồng ẩm ướt, nước thường xuyên đọng lại, điều kiện vệ sinh chuồng trại quá kém, nuôi giam bò chuồng nuôi quá chật, không sân vận động, dinh dưỡng kém thiếu thức ăn xanh vào mùa khô, thiếu vitamin, thiếu khoáng chất. Nông dân nuôi theo hình thức nông hộ nhỏ lẻ muốn phát triển đàn đàn bò nhanh, buộc phải nhập bò từ ngoài tỉnh.
Bò nhập từ ngoài tỉnh tỷ lệ mắc bệnh cũng khá cao so với bò nội tỉnh điều này chứng tỏ công tác chọn và nhập giống từ nơi khác mà không rõ lý lịch cá thể rất dễ bị nhầm lẫn và chọn phải những con bò bị loại thải vì bệnh sinh sản. Chúng tôi khuyến cáo cho người dân nuôi theo hình thức nông hộ nên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ không để nền chuồng quá ẩm ướt, ao tù nước động, khu chăn nuôi phải định kỳ sát
trùng. Phải chủ động nguồn thức ăn bằng cách trồng cỏ đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn vào những tháng khô hạn.
4.2.3. Tỷ lệ bệnh sinh sản trong các thời gian nuôi dƣỡng
a. Bệnh thường gặp trong thời gian mang thai
Đối với bò sữa trong giai đoạn mang thai ngoài nhu cầu dinh dưỡng cho chính mình còn phải đáp ứng đủ dinh dưỡng cho phôi thai, nếu có thai trong giai đoạn vắt sữa thì phải cung cấp một lượng chất dinh dưỡng rất lớn cho sự tạo sữa. Vì vậy đối với bò sữa nếu không có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác sử dụng hợp lý thì trong giai đoạn mang thai rất dễ mắc một số bệnh như sẩy thai, bại liệt trước khi đẻ, rặn đẻ quá sớm ....
Qua điều tra và theo dõi trên đàn bò sữa tại các nông hộ là 289 con và trang trại là 75 con chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 11. Bệnh trong thời gian gia súc mang thai và trong quá trình sinh đẻ
Bệnh
Nông hộ Trang trại
SCB Tỷ Lệ(%) SCB Tỷ lệ(%)
Trong thời gian mang thai
Đẻ non, sẩy thai 23 74,19 1 25
Dọa sẩy thai 2 6,45 0 0
Bại liệt trước khi đẻ 1 3,23 0 0
Trong quá trình sinh đẻ Sa tử cung 1 3,23 0 0 Đẻ khó 4 12,9 3 75 Tổng cộng 31 100 4 100 Ghi chú: SCB là số con bệnh
Qua bảng 11 chúng tôi thấy trong giai đoạn mang thai này thì tỷ lệ đẻ non, sẩy thai chiếm cao nhất trong giai đoạn mang thai. Ở đàn bò chăn nuôi theo hình nông hộ tỷ lệ bò sẩy thai là 74,19%. Tỷ lệ này rất cao so với hình thức chăn nuôi trang trại. Điều này có thể lý giải như sau: Thực tế vì người nông dân thích mua bò đã mang thai về nuôi, trong quá trình vận chuyển rất dễ dẫn đến sẩy thai, chuồng trại xây dựng không hợp lý chuồng trại quá chật và ẩm ướt, gia súc cái mang thai thường rất dễ va chạm, té ngã dẫn đến sẩy thai đẻ non trong quá trình chăn nuôi. Ngoài ra bò thường mắc bệnh rặn đẻ quá sớm, rặn đẻ mạnh, rặn đẻ yếu….nhưng tỷ lệ các bệnh này thấp. Chúng khuyến cáo người dân chăn nuôi theo hình thức nông hộ không nên mua bò đã mang thai về
nuôi để hạn chế việc sẩy thai, đồng thời khuyến cáo người dân xây dựng chuồng trại hợp lý hơn.
b. Bệnh thường gặp trong giai đoạn không mang thai
Đối với bò sữa trong giai đoạn không mang thai mắc rất nhiều bệnh. Đặc biệt là công tác vệ sinh sau khi đẻ hay vệ sinh trước, trong và sau khi vắt sữa không tốt thì rất dễ mắc một số bệnh như nhiễm trùng sau khi đẻ, viêm đường sinh dục, còn sau khi đẻ mà chăm sóc nuôi dưỡng không hợp lý, khẩu phần không cân đối, nhất là nguyên tố đa vi lượng, khai thác sử dụng không hợp lý thì bò sữa dễ mắc bệnh bại liệt sau khi đẻ, liệt nhẹ sau khi đẻ và đặc biệt là các bệnh về cơ quan sinh dục gây ra hiện tượng rối loạn sinh sản.
Trên đàn bò sữa nuôi tại nông hộ và trang trại, qua điều tra và theo dõi chúng tôi thu được kết quả sau
Bảng 12. Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai
BỆNH
Nông hộ (289 con) Trang trại (75 con)
SCB Tỷ Lệ SCB Tỷ Lệ
Sát nhau 4 4,28 1 9,09
Bại liệt sau khi đẻ 3 4,05 0 0
Chậm lên giống 15 20,3 9 81,81
Rối loạn lên giống 9 12,16 0 0
Tử cung, âm đạo 31 41,89 1 9,09
Động dục không rụng trứng 12 16,22 0 0
Tổng cộng 74 100 11 100
Ghi chú: SCB là số con bệnh
Qua kết quả của bảng 12 cho thấy bò sữa nuôi ở hình thức nông hộ, tỷ lệ bệnh viêm tử cung, âm đạo là: 41,89 % chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là bệnh chậm lên giống chiếm tỷ lệ 20,3% và tỷ lệ bệnh rối loạn lên giống là 12,16%. Trong khi đó, bò sữa nuôi theo hình thức trang trại thì bệnh chậm lên giống chiếm tỷ lệ cao nhất 81,81 %.
Bệnh sinh sản trong giai đoạn này chiếm tỷ lệ rất cao 70,83 % so với tổng số con bệnh sinh sản được điều tra. Bệnh tập trung ở trong giai đoạn này, điều này có thể lý giải sau do điều kiện nuôi dưỡng trong giai đoạn này chưa đầy đủ, chưa cân đối khẩu phần thức ăn đặc biệt vào mùa khô thiếu thức ăn xanh, dẫn đến hiện tượng bò suy kiệt gây
nên buồng trứng không đủ kích thích tố Estrogen. Dẫn đến buồng trứng kém hoạt động dưa đến tình trạng chậm lên giống, và rối loạn lên giống.
Nguyên nhân gây bệnh: Sát nhau, bại liệt sau khi đẻ, viêm tử cung, âm đạo là do khẩu phần thức ăn thiếu dinh dưỡng, mặt khác bò thường không được vận động, môi trường nuôi ô nhiễm. Một nguyên nhân nữa là chu kỳ khai thác sữa kéo dài (trên 300 ngày).
4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn
Bảng 13: Kết quả phân lập vi khuẩn đối với mẫu bệnh phẩm
Địa điểm
Số lƣợng mẫu
Kết quả phân lập vi khuẩn
Staphylococcus aureus Streptococcus Spp E. coli SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Nông hộ 3 3 100 0 0 1 33,33 Trang trại 2 2 100 0 0 1 50 Tổng cộng 5 5 100 0 0 2 40
Qua bảng 13 chúng tôi nhận thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus có mặt nhiều nhất trong các mẫu bệnh phẩm (100%), E. Coli chiếm tỉ lệ thấp hơn (40%), không tìm thấy
Streptococcus. Như vậy, hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và E. coli là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu.
4.4 Kết quả kháng sinh đồ
Bảng 14. Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus (n=5)
Loại kháng sinh Nhạy Tỷ lệ
(%) Trung bình Tỷ lệ (%) Kháng Tỷ lệ (%) Ceftiofur 5 100 0 00,00 0 00,00 Cefquinome 1 20 2 40 2 40 Marbofloxacin 3 60 1 20 1 20 Doxycycline 4 80 1 20 0 00,00 Florfenicol 3 60 2 40 0 00,00 Fosfomycin 3 60 1 20 1 20 Enrofloxacin 3 60 1 20 1 20 Norfloxacin 2 40 2 40 1 20 Danofloxacin 2 40 1 20 2 40
Từ kết quả bảng 14 chúng tôi nhận thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus nhạy với các kháng sinh ceptiofur (100%), doxycycline (80%), với enrofloxacin và norfloxacin (40%), nhạy thấp với cefquinome (20%).
Kết quả của chúng tôi tương đối phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Thu Thảo (2008) về tỉ lệ nhạy với doxycycline của vi khuẩn Staphylococcus aureus (88%) nhưng cao hơn kết quả của Huỳnh Thị Mỹ Hạnh (2010) là (58%). Các kháng sinh fosfomycin, enrofloxacin, norfloxacin kết quả nhạy đều thấp hơn kết quả của Huỳnh Thị Mỹ Hạnh (2010) lần lượt là 75%; 66,67% và 58,33%.
Bảng 15. Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Escherichia coli (n=2)
Loại kháng sinh Nhạy
Tỷ lệ (%) Trung bình Tỷ lệ (%) Kháng Tỷ lệ (%) Ceftiofur 1 50 0 00,00 1 50 Cefquinome 0 00,00 2 100 0 00,00 Marbofloxacin 2 100 0 00,00 0 00,00 Doxycycline 1 50 1 50 00,00 00,00 Florfenicol 0 00,00 2 100 0 00,00 Fosfomycin 1 50 0 00,00 1 50 Enrofloxacin 2 100 00,00 00,00 00,00 00,00 Norfloxacin 2 100 00,00 00,00 00,00 00,00 Danofloxacin 1 50 0 00,00 1 50
Kết quả bảng 15 cho thấy vi khuẩn E. coli nhạy nhiều nhất với marbofloxacin, norfloxacin, enrofloxacin với tỷ lệ nhạy là 100%.Kết quả này cao hơn với kết quả của Nguyễn Thị Thu Thảo (2008) vi khuẩn E. coli nhạy với norfloxacin (84%) và cao hơn kết quả của Huỳnh Thị Mỹ Hạnh (2010) về tỷ lệ nhạy của vi khuẩn E. coli với doxycycline, enrofloxacin, norfloxacin lần lượt là (44,44%; 66,67% và 77,78%).
4.5. Kết quả điều trị thí nghiệm bệnh sinh sản
Qua kết quả điều tra, khảo sát thực tế về một số bệnh sinh sản thường gặp trên đàn bò sữa tại một số nông hộ và trang trại chăn nuôi bò sữa ở Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ. Chúng tôi nhận thấy rằng: năng suất sinh sản nói chung còn thấp, tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản và các bệnh đường sinh dục, buồng trứng còn khá cao ....đã hạn chế sức sinh sản và tốc độ phát triển của đàn bò sữa vì vậy đã ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu kinh tế trong ngành sản xuất sữa hàng hoá hiện nay. Để góp phần nâng cao khả năng sinh sản trên đàn bò sữa, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao khả năng sinh sản như sử dụng các loại kích dục tố cho các đối tượng bò chậm động dục theo một số phác đồ khác nhau, sử dụng một số phương pháp thụt rửa điều trị cho bò bị viêm tử cung, viêm âm đạo, dùng thuốc đặt ngừa viêm âm đạo sau khi đẻ cho bò khai thác sữa ... Kết quả nghiên cứu thể hiện như sau:
4.5.1 Bệnh chậm động dục, rối loạn động dục sử dụng bố trí 4 phác đồ điều trị
Qua thời gian theo dõi, cũng nh- trực tiếp khám sản khoa và kết hợp với thú y viên của của địa. Chúng tôi đã khám và xác định được 33 con bò sữa bệnh chậm động dục, rối loạn động dục.
Để trị bệnh chậm động dục, rối loạn động dục, chúng tôi sử dụng chế phẩm dạng Cloprostenol tổng hợp do các hãng khác nhau sản xuất. Liều khuyến cáo của nhà sản xuất (tiêm dưới da).
Sau 2 – 4 ngày theo dõi bò động dục và phối giống. Bò được theo dõi trực tiếp ở 2 chu kỳ sau và phối giống cho những bò động dục trở lại.
Kết quả sử dụng Cloprostenol trên đàn bò sữa của tại một số nông hộ và trang trại chăn nuôi bò sữa ở Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ được trình bày ở bảng 16:
Bảng 16. Kết quả phác đồ điều trị bệnh chậm động dục, rối loạn động dục
Phác đồ điều trị
Số con điều trị
Hiệu quả của thuốc Số con động
dục
Số con phối có chửa
Thời gian động dục sau khi điều trị
N TL(%) N TL(%) Min Max Clotenol2++ O.S.T fort 9 9 100 8 88,89 48 96 LutalyseTM 6 5 83,33 3 60 48 96 Han-prost 9 5 55,6 3 60 48 96 Đặt CIDR 9 9 100 8 88,89 48 72 Tổng cộng 33 28 84,73 22 74,45 48 90
Ghi chú: TL là tỷ lệ, N là số con động dục, n là số con phối có chửa.
Qua bảng 16 cho thấy dưới tác dụng của thuốc Clotenol2++ O.S.T fort của công ty Vemedim (tỷ lệ động dục là 100%), tỷ lệ phối giống có chửa đạt 88,89% tỷ lệ này cao nhất trong tổng số ba lô thí nghiệm. Trong đó bò biểu hiện động dục sớm nhất là 48h và muộn nhất là 96h.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của một số tác giả như Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiên,1995, sử dụng PGF2 cho bò lai sind chậm sinh đạt tỷ lệ động dục là 85,18% và tỷ lệ thô thai là 65,21%. Theo Nguyễn Thanh Dương, Hoàng Kim Giao, Lưu Công Khánh, Hà Văn Chiêu,1995, khi sử dụng PGF2 trên đàn bò lai hướng sữa tại Hà Nội có tỷ lệ động dục là 82% và tỷ lệ thô thai là 64%. Theo Tăng Xuân Lưu,1999, khi sử dụng PGF2 trên đàn bò lai hướng sữa khu vù Ba Vì và đạt tỷ lệ động dục là 86,6%, tỷ lệ thô thai là 69,65%. Theo Nguyễn Văn Thanh,2000, sử dụng PGF2trên đàn trâu nuôi ở các tỉnh phía bắc nước ta thì cò tỷ lệ động dục thấp hơn (đạt 72,42%).
Chế phẩm CIDR đặt ở âm đạo có chứa 1.9g Progesterone tổng hợp hoạt tính như kích tố thể vàng buồng trứng. Trong thời gian đặt âm đạo Progesterone lưu lại trong máu