2.5.1. Oestrogen
Trong buồng trứng hormone được tạo ra bởi toàn bộ tế bào trứng và tổ chức kẽ. Ở động vật khi có chửa Oestrogen được tổng hợp bởi nhau thai (E.R. Bagramiou,1972), ngoài ra hormone này còn được tổng hợp bởi vỏ tuyến thượng thận với một lượng nhỏ vì thế khi thiếu vẫn thấy sự tiết Oestrogen không bị ngừng.
Oestrogen gồm 3 loại: oestradiol, oestron, oestriol. Trong đó oestradiol có tác dụng mạnh nhất, oestriol yếu nhất. Chúng có tác dụng giống nhau đều là steroid. Hoạt tính sinh lý mạnh nhất vẫn là oestradiol, nó tồn tại dưới hai dạng đồng phân α và β
(G.M.Segala,1980), trong đó oestradiol 17α có hoạt tính sinh học mạnh hơn cả ( lớn hơn oestradiol 17β tới 40 lần và hơn oesteron 10 lần). Trong quá trình sinh tổng hợp oesteron người ta thấy rằng có sự chuyển hoá qua lại của chúng. Ví dụ: Oesteron17α dễ dàng chuyển thành oestron, oestron bị phân huỷ thành những sản phẩm steroid (L.D. Segelson, 1985).
Công dụng của Oestrogen là kích thích cơ quan sinh dục cái phát triển, làm cơ quan sinh dục tăng sinh và tiết dịch, giúp gia súc cái có những biểu hiện động dục. Ngoài ra Oestrogen cũng gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên để tăng cường tiết LH, góp phần gây ra rụng trứng.
2.5.2. GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone )
GnRH là hormone được tiết từ các neuron của vùng dưới đồi (Hypothalamus) có tác dụng kích thích tuyến yên tăng cường tiết các hormone gonadotropin ( FSH và LH ) để kích hoạt và tăng cường sự phát triển của tế bào trứng, sự rụng trứng và sự hình thành thể vàng.
Ngoài cơ chế tác động thuận chiều, GnRH còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mối tác động ngược dương tính của Oestrogen để tăng cường tiết LH và kiểm soát mối tác động ngược âm tính của Progesterone để bảo đảm. (L.D. Segelson, 1985).
2.5.3. Các hormone Gonadotropin
a. FSH (Follicle Stimulating Hormone)
Là hormone của thuỳ trước tuyến yên có tác dụng chủ yếu là kích thích tế bào trứng phát triển gọi là kích noãn tố.
b. LH (Luteinising Hormone)
Là hormone của thuỳ trước tuyến yên có tác dụng tăng cường quá trình thành thục của trứng, làm cho trứng chín và rụng, đồng thời bảo đảm cho sự hình thành thể vàng gọi là kích thể hoàng tố.
Tác động sinh lý của FSH gắn liền với chức năng kích thích trứng chín nhưng không gây rụng trứng. Muốn gây được rụng trứng phải có LH. Hầu hết các nhà sinh học đều thống nhất rằng để trứng rụng được thì lượng LH phải lớn hơn FSH. Theo Lê Văn Thọ, Lê Xuân Cương, 1997,[] thì tỷ lệ thích hợp giữa LH /FSH =3/1
c. Huyết thanh ngựa chửa – PMSG ( Pregnant Mare Serum Gonadotropin)
Là kích tố của nhau thai ngựa có chức năng sinh lý tương tự như FSH và LH của thuỳ trước tuyến yên. Tuy nhiên hoạt tính của nó giống FSH nhiều hơn.
HTNC có hoạt tính từ ngày thứ 40-60 khi ngựa có chửa, cao nhất là khi ngựa có chử 90-120 ngày. Hoạt tính của hormone này trong HTNC tăng dần đến cực đại từ 80-120
đơn vị chuẩn (đ.v.c)/huyết thanh trong khoảng 60-100 ngày chửa rồi giảm dần (có trường hợp mất hẳn ở 150 ngày có chửa).
d. Kích tố của nhau thai người – HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
Là kích tố của phụ nữ có thai. Chức năng sinh lý của HCG gần giống với LH. HCG được chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ có thai từ 8 – 12 ngày.
2.5.4. Progesterone
Khi noãn bao chín, trứng rụng khỏi nang trứng, tại nơi đó mạch quản và tế báo sắc tố vàng phát triển thành thể vàng. Khi còn tồn tại và hoạt động thể vàng tiết ra Progesterone, là một steroid có 21 carbon. Nó cũng được tiết ra từ nhau thai và 1 lượng nhỏ từ tuyến thượng thận.
Progesterone kích thích sự phát triển hơn nữa của niêm mạc tử cung, âm đạo, tích luỹ nhiều glycogen ở các niêm mạc đó, làm phát triển lưới mao mạch tử cung. Progesterone làm giảm tính mẫn cảm co bóp của nội mạc tử cung, tham gia vào sự chuẩn bị của nội mạc tử cung cho sự làm tổ của hợp tử, nó cũng làm tăng sinh và phát triển các bao tuyến trong tuyến vú. Khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ thì hormone này có tác dụng dưỡng thai: làm nhau thai phát triển và duy trì sự phát triển của thai, làm giảm tính mẫn cảm của cơ trơn tử cung với oxytoxin, ức chế sự sản sinh FSH, LH của tuyến yên, do đó ức chế sự phát triển của noãn bao.
Với cơ chế tác động của Progesterone là ức chế các enzyme mà những enzyme này được Oestrogen kích thích bao gồm hệ thống enzyme oxy hoá như glucoronidaza, photphataza, carbonicanhydraza.
2.5.5 Prostaglandin
Prostaglandin được phát hiện lần đầu tiên năm 1953 trong tinh dịch người. Lúc đó người ta giả thiết rằng nguồn gốc của nó xuất hiện từ tuyến tiền liệt (prostala glandula), do đó mà có thuật ngữ prostaglandin. Prostaglandin là một axits béo không no, trong phân tử có 20 nguyên tử hydro nằm trong thành phần photpholipit của màng tế bào. Tuỳ theo cách sắp đặt của nguyên tử ở các vị trí khác nhau, tuỳ cách kết hợp hai nhóm hydroxit và nhóm xeton mà chia thành 4 chất prostaglandin. Tập hợp trong 4 nhóm chính được đặt tên là A,B,E,F trong đó 2 nhóm E, F có hoạt tính sinh học mạnh nhất.
Ở gia súc cái Prostaglandin được tiết ra từ nội mạc của ống sinh dục (tử cung, âm đạo). Tác dụng lớn nhất của Prostaglandin (đặc biệt nhóm PGF2α) trong chăn nuôi là điều khiển chức năng sinh sản.
Tác dụng chủ yếu của nó gồm:
Phá huỷ thể vàng, nang nước trên buồng trứng, gây động dục Gây hưng phấn ống sinh dục, tăng cường nhu động tử cung, kích thích mở cổ tử cung. Do đó, Prostaglandin còn được ứng dụng gây đẻ nhân tạo và trợ sản ở những ca đẻ khó, rặn đẻ yếu.
2.6. Một số vi khuẩn gây bệnh sinh sản 2.6.1 Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) 2.6.1 Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn)
Staphylococcus là loài vi khuẩn sinh mủ điển hình, phân bố rộng rãi trong thiên nhiên. Da và niêm mạc là nơi cư trú chủ yếu của tụ cầu khuẩn, ngoài ra còn có các tổ chức khác như lông, móng, tuyến mồ hôi, tuyến mỡ, lổ chân lông, mũi, mắt, họng, niêm mạc đường tiêu hóa (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Giống Staphylococcus chia làm 3 loài là Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus saprophyticus.
Loài gây bệnh thường gặp nhất là Staphylococcus aureus. Staphylococcus aureus
thuộc họ Micrococcaceae, do Rosenbach phân lập được vào năm 1884 (Bergey’s Manual, 2005)
a. Đặc điểm hình thái
Đường kính 0,5-1,5µm, gồm nhiều cầu khuẩn gắn liền nhau tạo thành hình giống như chùm nho, bắt màu Gram dương, không có lông, không có nha bào, thường không có vỏ nhày (Asperger, 1994) Hình 6: Vi khuẩn Staphylococcus trên MSA Hình 5: Vi khuẩn Staphylococcus (http://www.life.umd.edu/cbmg/f aculty/ith/Staphylococcus.jpg)
b. Đặc điểm nuôi cấy
Dễ nuôi cấy, phát triển được ở nhiệt độ 10-450C, thích hợp ở điều kiện hiếu khí hay kỵ khí. Nhiệt độ thích hợp là 30-370C , pH từ 7,0-7,5 (H.Asperger, 1994)
Các môi trường thích hợp cho Staphylococcus mọc là môi trường Mannitol Salt Agar (MSA), môi trường thạch máu, môi trường nước thịt (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977) - Môi trường Mannitol Salt Agar (MSA): sau 12-24 giờ thì S.aureus mọc thành từng đám nhỏ, tròn, màu vàng, rìa gọn, khô. Môi trường thạch chuyển sang màu vàng (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
- Môi trường thạch máu: nó sẽ làm dung huyết. Làm dông huyết tương thỏ (Trần Thị Phận, 2004).
- Môi trường gelatin: cấy sâu, sau 3-4 ngày làm tan chảy gelatin rất rõ (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
c. Sức đề kháng
S.aureus đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn không nha bào. Nhiệt độ 800C vi khuẩn bị diệt trong một giờ. Đun sôi 1000C chết sau 1- 2 phút. Dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng nhưng đề kháng với sự khô và sự đóng băng. ở nơi khô ráo, S. aureus sống từ 4-5 tháng (Trần Thị Phận, 2004).
d. Tính gây bệnh
Nhiễm khuẩn ngoài da: làm nung mủ các vết thương, các nơi bị xây sát trên da, làm các tổ chức bị sưng tạo thành ổ mủ.
Nhiễm khuẩn huyết: từ các ổ mủ nhiễm trùng ngoài da, S.aureus xâm nhập vào máu gây chứng huyết nhiễm mủ và theo máu đi đến các cơ quan tạo nên các ổ áp xe gây viêm da, viêm vú ở bò sữa.
Trong các loài vật thì ngựa dễ cảm nhiễm nhất rồi đến bò, chó, heo, cừu. Gà vịt có sức đề kháng rất cao đối với S.aureus (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Trong phòng thí nghiệm thỏ mẫn cảm nhất. Tiêm canh trùng vào tĩnh mạch thỏ thì thỏ chết trong vòng 1-2 ngày vì chứng huyết nhiễm mủ, mổ khám thì thấy có nhiều ổ áp xe ở tim, thận, bắp thịt….(Trần Thị Phận, 2004).
e. Chẩn đoán
Kiểm tra trên kính hiển vi: lấy mẫu bệnh phẩm phết kính và soi dưới kính hiển vi ta thấy các tụ cầu tập trung thành từng đám có hình chùm nho màu tím.
Tiêm động vật thí nghiệm trên thỏ, thỏ chết trong vòng một đến hai ngày.
Dựa vào các đặc tính sinh hóa: S.aureus làm dung huyết, đông huyết tương của thỏ, lên men đường mannitol và phản ứng với catalase.
f. Nhạy cảm đối kháng với kháng sinh
Theo Nguyễn Ngoc Thanh Hà, S.aureus nhạy cảm Ciprofloxacin (95,00%), Gentamycin (95.00%), Neomycin (100%), Streptomycin (80,00%).
Theo Hồ Như Thủy (2006), S.aureus nhạy cảm với Amoxycillin(95.00%), Cefotaxime (85.00%), Ciprofloxacin (55.00%), Norfloxacin (85.00%)
2.6.2 Streptococcus agalactiae (liên cầu khuẩn)
Liên cầu khuẩn là những cầu khuẩn xếp thành chuỗi, uốn khúc dài ngắn khác nhau. Liên cầu khuẩn có ở khắp nơi trong tự nhiên như đất, nước, không khí. Trong cơ thể động vật và người thì sống hoại sinh ở đường hô hấp và tiêu hóa. Thường thấy ở trên da, niêm mạc (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
a. Đặc điểm hình thái
Liên cầu khuẩn có hình cầu hoặc hình bầu dục, đường kính có khi đến 1µm, bắt màu Gram dương, không di động. Liên cầu xếp thành hình chuỗi vì nó phân chia trong mặt phẳng thẳng gốc với trục của chuỗi, chiều dài của chuỗi tùy thuộc vào điều kiện môi trường (Nguyễn Như Thanh et al., 1997).
b. Đặc tính nuôi cấy
Tụ cầu khuẩn là vi khuẩn hiếu khí hay kỵ khí tùy tiện, mọc tốt ở tất cả môi trường. liên cầu mọc thích hợp ở 370C (Nguyễn Như Thanh et al., 1997).
Môi trường nước thịt: vi khuẩn hình thành hạt hoặc những bông, rồi lắng xuống đáy ống. Vì thế khi nuôi cấy môi trường trong ống có cặn.
Môi trường thạch thường: vi khuẩn hình thành dạng khuẩn lạc nhỏ, tròn lồi, bóng, màu hơi xám. Liên cầu thường hình thành chuỗi ngắn (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Môi trường thạch máu: dựa vào tính chất dung huyết, liên cầu có 3 type khuẩn lạc khi quan sát ở độ phóng đại gấp 60 lần gồm:
- Type alpha (α): khuẩn lạc được bao quanh một vòng hồng cầu còn nguyên hình nhưng màu xanh, khuẩn lạc có một vòng tan máu, đây là hiện tượng tiêu huyết không hoàn toàn chỉ có một phần hồng cầu bị dung giải. Độc lực của nhóm này không cao ( Nguyễn Như Thanh, 1997).
- Type beta (β): bao quanh khuẩn lạc là một vòng tan máu hoàn toàn trong suốt, không còn hồng cầu quanh khuẩn lạc. Độc lực của nhóm này cao (Nguyễn Như Thanh, 1997).
- Type gamma (γ): xung quanh khuẩn lạc không có sự thay đổi nào, hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt. Không có khả năng làm dung huyết, thường là những vi khuẩn không gây bệnh (Nguyễn Như Thanh, 1997).
c. Sức đề kháng
Liên cầu có sức đề kháng kém đối với nhiệt độ và hóa chất. Ở 70 0C liên cầu chết trong vòng 35-40 phút, ở 1000C chết trong vòng 1 phút.
Các chất sát trùng thông thường dễ tiêu diệt liên cầu khuẩn (Nguyễn Như Thanh, 1997).
d. Tính gây bệnh
Trong tự nhiên
Liên cầu có ở khắp nơi trên cơ thể người và động vật, bình thường cư trứ ở họng và ruột, một số liên cầu có khả năng gây bệnh cho người và động vật.
Ở người, thường gặp trong nhiều bệnh nhiễm khuẩn như mưng mủ ở phủ tạng, viêm họng, mẩn đỏ…
Ở động vật, liên cầu thường gây nên những chứng mưng mủ. Ở ngựa, liên cầu gây bệnh viêm hạch truyền nhiễm Adenitis equorum. Ở bò, liên cầu thường gây bệnh viêm vú truyền nhiễm của bò sữa, bệnh bại huyết của bê.
Ở dê, liên cầu gây chứng mưng mủ, viêm vú, viêm phổi và ngoại tâm mạc.
Trong phòng thí nghiệm
Thỏ là động vật dễ cảm thụ nhất. Nếu tiêm liên cấu vào dưới da cho thỏ, thấy áp xe tại nơi tiêm. Nếu tiêm liên cầu vào tĩnh mạch hay phúc mạc thỏ chết nhanh do nhiễm khuẩn huyết.
Ngoài ra, có thể dùng chuột nhắt để gây bệnh (Nguyễn Như Thanh, 1997)
e. Chẩn đoán
Chẩn đoán vi khuẩn học:
Lấy mẫu bệnh phẩm: có thể lấy máu ở ổ áp xe hoặc mủ ở ngoài da hay niêm mạc. Kiểm tra bằng kính hiển vi: làm tiêu bản, nhuộm Gram, quan sát dưới kính hiển vi. Nếu là liên cầu khuẩn thì có hình cầu, bắt màu Gram dương, xếp thành chuỗi.
Nuôi cấy vào môi trường thích hợp: bệnh phẩm được nuôi cấy vào môi trường nước thịt, môi trường thạch máu.
Tiêm động vật thí nghiệm: dùng thỏ để gây bệnh.
Chẩn đoán huyết thanh học: có thể dùng phản ứng huyết thanh học như phản ứng ngưng kết, phản ứng kết hợp bổ thể để chẩn đoán.
2.6.3 Escherichia coli (E. coli)
E.coli thuộc họ Enterobacteriaeceae được Escherich người Đức phân lập đầu tiên và đưa ra đặc điểm của vi khuẩn vào năm 1885. E.coli là loài quan trọng được tìm thấy trong phân (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
a. Đặc điểm hình thái
E.coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 x 0,6 – 3 x 0,6 µm. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Phần lớn E.coli có khả năng di động do có lông xung quanh thân. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô.
Vi khuẩn bắt màu Gram âm, có thể bắt màu đều hay sẫm ở hai đầu, khoảng giữa nhạt hơn (Nguyễn Như Thanh, 1997)
(b) Hình 7: Vi khuẩn E. coli (a) http://www.biology.clc.uc.edu/.../Gram_Stain/Gram_Stain.htm (b) http://www.maxine-log.blogspot.com/2007_08_01_archive.html (c) Vi khuẩn E. coli trên môi trường EMB
(d) Vi khuẩn E. coli trên môi trường MC
(c) (d)
(a) (b)
b. Đặc tính nuôi cấy
E.coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp là 370C, có thể sống ở 10-46 0C. Mọc dễ dàng trên môi trường MacConkey (MC).
Một số hóa chất ức chế sự phát triển của E.coli như chlorine và dẫn xuất của nó (Nguyễn Thanh Bảo, 2006).
Trên thạch thường sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2-3 mm. Nuôi lâu thì khuẩn lạc màu nâu nhạt (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Trong môi trường nước thịt thì E.coli làm môi trường rất đục, có cặn lắng xuống đáy, đôi khi có màng màu xám nhạt trên mặt, môi trường sẽ có mùi thối ( Nguyễn Như Thanh,1997).
Trên môi trường EMB thì E.coli hình thành những khuẩn lạc to tròn, hơi lồi, bóng, màu tím bầm, có ánh kim (Trần Thị Phận, 2004).
Trên môi trường MC E.coli hình thành khuẩn lạc to tròn đều, hơi lồi, màu hồng nhạt, kích thước 2-3 mm (Nguyễn Vĩnh Phúc, 1977).
c. Sức đề kháng
Vi khuẩn E.coli không hình thành nha bào nên sức đề kháng yếu, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 550C trong vòng 1 giờ, ở 600C vi khuẩn sống trong 15-30 phút. Các chất sát trùng như acid phenic, clorua, formol có thể diệt vi khuẩn trong vòng 5 phút, nhưng vi khuẩn đề kháng mạnh với sự khô (Lê Văn Tạo, 2006).
d. Tính gây bệnh
Trong tự nhiên
Hầu hết các loài động vật đều mẫn cảm với bệnh như: các loài gia súc, gia cầm, chim, bò sát đều có thể bị bệnh do E.coli. Chúng bị nhiễm bệnh qua nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là đường tiêu hóa (Đào Trọng Đạt, 2001).
E.coli có sẵn trong ruột của tất cả các động vật nhưng chỉ có tác dụng gây bệnh khi sức đề kháng của con vật giảm sút do chăm sóc, nuôi dưỡng, bị cảm lạnh hay cảm nắng, mắc các bệnh không truyền nhiễm hay các bệnh truyền nhiễm và các bệnh ký sinh trùng.
E.coli thường gây bệnh cho gia súc mới đẻ từ 2-3 ngày hoặc 4-8 ngày.
Trong phòng thí nghiệm:
Tiêm vi khuẩn vào dưới da cho chuột bạch, chuột lang, thỏ có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm với liều lớn có thể gây bại huyết, làm chết con vật (Nguyễn Như Thanh, 1997).
e. Chẩn đoán
Dùng bệnh phẩm cấy trên môi trường phân lập, quan sát hình thái trên tiêu bản, làm các phản ứng huyết thanh ngưng kết và phản ứng sinh hóa sau đó thử độc lực trên động vật thí nghiệm (Nguyễn Như Thanh, 1997).
f. Nhạy cảm đối với kháng sinh