Streptococcus agalactiae (liên cầu khuẩn)

Một phần của tài liệu khảo sát một số bệnh sinh sản trên bõ sữa ở cần thơ, long an, sóc trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 37)

Liên cầu khuẩn là những cầu khuẩn xếp thành chuỗi, uốn khúc dài ngắn khác nhau. Liên cầu khuẩn có ở khắp nơi trong tự nhiên như đất, nước, không khí. Trong cơ thể động vật và người thì sống hoại sinh ở đường hô hấp và tiêu hóa. Thường thấy ở trên da, niêm mạc (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).

a. Đặc điểm hình thái

Liên cầu khuẩn có hình cầu hoặc hình bầu dục, đường kính có khi đến 1µm, bắt màu Gram dương, không di động. Liên cầu xếp thành hình chuỗi vì nó phân chia trong mặt phẳng thẳng gốc với trục của chuỗi, chiều dài của chuỗi tùy thuộc vào điều kiện môi trường (Nguyễn Như Thanh et al., 1997).

b. Đặc tính nuôi cấy

Tụ cầu khuẩn là vi khuẩn hiếu khí hay kỵ khí tùy tiện, mọc tốt ở tất cả môi trường. liên cầu mọc thích hợp ở 370C (Nguyễn Như Thanh et al., 1997).

Môi trường nước thịt: vi khuẩn hình thành hạt hoặc những bông, rồi lắng xuống đáy ống. Vì thế khi nuôi cấy môi trường trong ống có cặn.

Môi trường thạch thường: vi khuẩn hình thành dạng khuẩn lạc nhỏ, tròn lồi, bóng, màu hơi xám. Liên cầu thường hình thành chuỗi ngắn (Nguyễn Như Thanh, 1997).

Môi trường thạch máu: dựa vào tính chất dung huyết, liên cầu có 3 type khuẩn lạc khi quan sát ở độ phóng đại gấp 60 lần gồm:

- Type alpha (α): khuẩn lạc được bao quanh một vòng hồng cầu còn nguyên hình nhưng màu xanh, khuẩn lạc có một vòng tan máu, đây là hiện tượng tiêu huyết không hoàn toàn chỉ có một phần hồng cầu bị dung giải. Độc lực của nhóm này không cao ( Nguyễn Như Thanh, 1997).

- Type beta (β): bao quanh khuẩn lạc là một vòng tan máu hoàn toàn trong suốt, không còn hồng cầu quanh khuẩn lạc. Độc lực của nhóm này cao (Nguyễn Như Thanh, 1997).

- Type gamma (γ): xung quanh khuẩn lạc không có sự thay đổi nào, hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt. Không có khả năng làm dung huyết, thường là những vi khuẩn không gây bệnh (Nguyễn Như Thanh, 1997).

c. Sức đề kháng

Liên cầu có sức đề kháng kém đối với nhiệt độ và hóa chất. Ở 70 0C liên cầu chết trong vòng 35-40 phút, ở 1000C chết trong vòng 1 phút.

Các chất sát trùng thông thường dễ tiêu diệt liên cầu khuẩn (Nguyễn Như Thanh, 1997).

d. Tính gây bệnh

Trong tự nhiên

Liên cầu có ở khắp nơi trên cơ thể người và động vật, bình thường cư trứ ở họng và ruột, một số liên cầu có khả năng gây bệnh cho người và động vật.

Ở người, thường gặp trong nhiều bệnh nhiễm khuẩn như mưng mủ ở phủ tạng, viêm họng, mẩn đỏ…

Ở động vật, liên cầu thường gây nên những chứng mưng mủ. Ở ngựa, liên cầu gây bệnh viêm hạch truyền nhiễm Adenitis equorum. Ở bò, liên cầu thường gây bệnh viêm vú truyền nhiễm của bò sữa, bệnh bại huyết của bê.

Ở dê, liên cầu gây chứng mưng mủ, viêm vú, viêm phổi và ngoại tâm mạc.

Trong phòng thí nghiệm

Thỏ là động vật dễ cảm thụ nhất. Nếu tiêm liên cấu vào dưới da cho thỏ, thấy áp xe tại nơi tiêm. Nếu tiêm liên cầu vào tĩnh mạch hay phúc mạc thỏ chết nhanh do nhiễm khuẩn huyết.

Ngoài ra, có thể dùng chuột nhắt để gây bệnh (Nguyễn Như Thanh, 1997)

e. Chẩn đoán

Chẩn đoán vi khuẩn học:

Lấy mẫu bệnh phẩm: có thể lấy máu ở ổ áp xe hoặc mủ ở ngoài da hay niêm mạc. Kiểm tra bằng kính hiển vi: làm tiêu bản, nhuộm Gram, quan sát dưới kính hiển vi. Nếu là liên cầu khuẩn thì có hình cầu, bắt màu Gram dương, xếp thành chuỗi.

Nuôi cấy vào môi trường thích hợp: bệnh phẩm được nuôi cấy vào môi trường nước thịt, môi trường thạch máu.

Tiêm động vật thí nghiệm: dùng thỏ để gây bệnh.

Chẩn đoán huyết thanh học: có thể dùng phản ứng huyết thanh học như phản ứng ngưng kết, phản ứng kết hợp bổ thể để chẩn đoán.

Một phần của tài liệu khảo sát một số bệnh sinh sản trên bõ sữa ở cần thơ, long an, sóc trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)