Bệnh chậm động dục, rối loạn động dục sử dụng bố trí 4 phác đồ điều trị

Một phần của tài liệu khảo sát một số bệnh sinh sản trên bõ sữa ở cần thơ, long an, sóc trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 61)

Qua thời gian theo dõi, cũng nh- trực tiếp khám sản khoa và kết hợp với thú y viên của của địa. Chúng tôi đã khám và xác định được 33 con bò sữa bệnh chậm động dục, rối loạn động dục.

Để trị bệnh chậm động dục, rối loạn động dục, chúng tôi sử dụng chế phẩm dạng Cloprostenol tổng hợp do các hãng khác nhau sản xuất. Liều khuyến cáo của nhà sản xuất (tiêm dưới da).

Sau 2 – 4 ngày theo dõi bò động dục và phối giống. Bò được theo dõi trực tiếp ở 2 chu kỳ sau và phối giống cho những bò động dục trở lại.

Kết quả sử dụng Cloprostenol trên đàn bò sữa của tại một số nông hộ và trang trại chăn nuôi bò sữa ở Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ được trình bày ở bảng 16:

Bảng 16. Kết quả phác đồ điều trị bệnh chậm động dục, rối loạn động dục

Phác đồ điều trị

Số con điều trị

Hiệu quả của thuốc Số con động

dục

Số con phối có chửa

Thời gian động dục sau khi điều trị

N TL(%) N TL(%) Min Max Clotenol2++ O.S.T fort 9 9 100 8 88,89 48 96 LutalyseTM 6 5 83,33 3 60 48 96 Han-prost 9 5 55,6 3 60 48 96 Đặt CIDR 9 9 100 8 88,89 48 72 Tổng cộng 33 28 84,73 22 74,45 48 90

Ghi chú: TL là tỷ lệ, N là số con động dục, n là số con phối có chửa.

Qua bảng 16 cho thấy dưới tác dụng của thuốc Clotenol2++ O.S.T fort của công ty Vemedim (tỷ lệ động dục là 100%), tỷ lệ phối giống có chửa đạt 88,89% tỷ lệ này cao nhất trong tổng số ba lô thí nghiệm. Trong đó bò biểu hiện động dục sớm nhất là 48h và muộn nhất là 96h.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của một số tác giả như Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiên,1995, sử dụng PGF2 cho bò lai sind chậm sinh đạt tỷ lệ động dục là 85,18% và tỷ lệ thô thai là 65,21%. Theo Nguyễn Thanh Dương, Hoàng Kim Giao, Lưu Công Khánh, Hà Văn Chiêu,1995, khi sử dụng PGF2 trên đàn bò lai hướng sữa tại Hà Nội có tỷ lệ động dục là 82% và tỷ lệ thô thai là 64%. Theo Tăng Xuân Lưu,1999, khi sử dụng PGF2 trên đàn bò lai hướng sữa khu vù Ba Vì và đạt tỷ lệ động dục là 86,6%, tỷ lệ thô thai là 69,65%. Theo Nguyễn Văn Thanh,2000, sử dụng PGF2trên đàn trâu nuôi ở các tỉnh phía bắc nước ta thì cò tỷ lệ động dục thấp hơn (đạt 72,42%).

Chế phẩm CIDR đặt ở âm đạo có chứa 1.9g Progesterone tổng hợp hoạt tính như kích tố thể vàng buồng trứng. Trong thời gian đặt âm đạo Progesterone lưu lại trong máu cao ngoài tác dụng điều hoà ngược lên trung khu điều khiển sinh sản Hypothalamus ngừng phân tiết FSH và LH, nó còn có tác dụng kích thích phát triển hơn nữa niêm mạc tử cung, âm đạo tích luỹ nhiều Glycogen ở niêm mạc đó. Sau tác dụng của Oestrogen, Progesterone làm phát triển hơn nữa lưới mao mạch tử cung tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón nhận hợp tử vào làm tổ. Chúng tôi đã tiến hành đặt CIDR cho 9 bò rối loạn động dục. CIDR được đặt trong cơ thể là 12 ngày, 1-3 ngày sau khi rút CIDR theo dõi động dục. Kết quả được trình bày ở bảng 16. Qua bảng 14 chúng tôi thấy tỷ lệ động dục là 100% và thời gian biểu hiện động dụng dao động từ 48-72h sau khi rút CIDR. Kết quả này phù hợp với kết quả của công ty nghiên cứu bò sữa Newzealand, 1994 là 95%. Theo Tăng Xuân Lưu, 1999, sử dụng đặt vòng CIDR điều trị rối loạn sinh sản cho bò sữa thời gian đặt trong cơ thể là 10 ngày, tỷ lệ động dục sau khi rút CIDR là 82,3%, tỷ lệ phối đậu thai là 64,3%. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng Clotenol2++ O.S.T fort đối với bò chậm động dục và đặt CIDR đối với bò rối loạn lên giống đưa lại hiệu quả rất cao.

Một phần của tài liệu khảo sát một số bệnh sinh sản trên bõ sữa ở cần thơ, long an, sóc trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)