Lấy mẫu lập phác đồ điều trị

Một phần của tài liệu khảo sát một số bệnh sinh sản trên bõ sữa ở cần thơ, long an, sóc trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 42)

- Lấy mẫu bệnh phẩm là dịch viêm. - Phân lập tìm chủng vi khuẩn gây bệnh.

Hình 9: Hộ nông gia đình Hình 8: Trang trại tập trung

- Kiểm tra tính nhạy của kháng sinh đối với chủng vừa phân lập được. - Lập ra kháng sinh đồ.

3.3. Phƣơng tiện nghiên cứu 3.3.1 Dụng cụ và hóa chất

Dụng cụ tiêm chích: Kim tiêm số 18, ống tiêm loại 25ml

Dụng cụ phòng thí nghiệm: găng tay, kéo, ống đong, ống nghiệm, đĩa petri, đèn cồn, tâm bong vô trùng, cân điện tử, thùng trữ mẫu, tủ ấm, tủ sấy, autoclave, kính hiển vi, buồng cấy vô trùng….

Hóa chất: cồn 700

, Methylen Blue

Môi trƣờng nuôi cấy: Nutrent Agar (NA), MacConkey Agar (MC), Blood Agar (BA),

Mannitol Salt Agar (MSA), Tryptycase Soy Agar (TSA), Eosin Methylene Blue Agar (EMB), Kligler Iron Agar (KIA), Mueller Hinton Agar (MHA), Methyl Red – Voges ProsKauer (MR-VP).

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1 Chẩn đoán lâm sàng

Đánh giá tỷ lệ trên bằng phương pháp khám trực tiếp, theo dõi trực tiếp.

a. Thông tin chủ hộ

Các thông tin cần hỏi gồm: Tên chủ hộ, địa chỉ, số điện thoại, tổng đàn , ngày đẻ của bò, tuổi và số lứa đẻ, thời điểm bắt đầu xuất hiện bệnh, triệu chứng của bệnh.

b. Nghe khám

- Nhịp tim - Nhịp thở

- Nhu động dạ cỏ - Âm thanh trong ruột - Tiếng "ping"

c. Quan sát

- Nhiệt độ cơ thể bò - Mắt bò

- Kiểm tra niêm mạc - Tình trạng phân - Thể trạng bò - Tình trạng lông

- Màu của nước tiểu

d. Ngửi mùi

- Mùi của hơi thở - Mùi của phân

e. Sờ khám

- Sờ khám trực tràng - Sờ khám nhiệt độ của da - Sờ khám chỗ bị đau - Kiểm tra kích thước dạ cỏ

f. Lấy mẫu

Lấy mẫu máu, mủ, phân, nước tiểu, sữa, v.v để tiến hành kiểm tra ở phòng thí nghiệm.

3.4.2 Các bệnh cần theo đõi chẩn đóan

Bệnh trong thời gian mang thai: là những bệnh mà gia súc mắc phải từ khi phối giống có kết quả đến khi gia súc sổ thai bình thường ra ngoài.

- Tỷ lệ đẻ non, sảy thai: là những trường hợp sau khi phối trên 3 tháng (đã khám thai) đến 8,5 tháng có chửa mà đẻ, sảy thai, teo biến.

Tỷ lệ đẻ non, sảy thai (%) = Số bò đẻ non/ tổng số bò phối giống có chửa x 100 + Tỷ lệ rặn đẻ quá sớm

+ Tỷ lệ bại liệt trước khi đẻ

Bệnh trong thời gian gia súc sinh đẻ: là những bệnh mà gia súc mắc phải từ khi gia súc mẹ có triệu chứng rặn đẻ đầu tiên đến khi sổ thai ra ngoài.

+ Tỷ lệ rặn đẻ quá yếu + Tỷ lệ rặn đẻ quá mạnh

+ Tỷ lệ sát nhau: Là tỷ lệ (%) số ca đẻ không ra nhau sau 6 giờ trên tổng số ca đẻ . Tỷ lệ sát nhau(%) = tổng số con đẻ không ra nhau / tổng số con đẻ x 100

+ Tỷ lệ đẻ khó: Hiện tượng đẻ khó là trong quá trình sinh đẻ của gia súc, thời gian sổ thai bị kéo dài nhưng thai vẫn chưa được đẩy ra ngoài. Tỷ lệ đẻ khó là tỷ lệ % số ca đẻ khó trên tổng số ca đẻ

Tỷ lệ đẻ khó (%) = số ca đẻ khó/tổng số ca đẻ

Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai: là những bệnh mà gia súc mắc phải tính từ khi sổ thai ra ngoài đến khi phối giống có kết quả của lần tiếp theo (đối với bò trên

một lứa), còn đối với bò tơ được tính từ khi thành thục về tính đến khi phối giống có kết quả

+ Tỷ lệ bại liệt sau khi đẻ

+ Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục + Tỷ lệ chậm sinh

+ Tỷ lệ vô sinh tạm thời. + Tỷ lệ vô sinh tuyệt đối

3.5 Phƣơng pháp thí nghiệm 3.5.1 Phƣơng pháp lấy mẫu

Lấy trước khi sử dụng kháng sinh

3.5.1.1 Chuẩn bị dụng cụ:

+ Tăm bông. + Găng tay + Cồn 70 độ + Bông gòn

+ Bọc ni lông hoặc ống nghiệm vô khuẩn.

3.5.1.2 Tiến hành:

Dùng cồn thấm ướt bông gòn, sau đó dùng bông gòn vừa thấm cồn lau sạch vùng âm hộ chú ý lau từ trong ra ngoài.

Dùng tăm bông vô khuẩn ngoáy sâu vào âm đạo để lấy dịch như hình sau:

Hình 10: Cách lấy mẫu dịch viêm

3.5.2. Nuôi cấy phân lập vi khuẩn

Bảng 1. Số lƣợng mẫu bệnh phẩm

Địa điểm Loại mẫu Số lƣợng

Trang trại tập trung Dịch viêm tử cung 2

Nông hộ Dịch viêm tử cung 3

Tổng cộng 5

a. Vi khuẩn Staphylococcus aureus

Bảng 2. Đặc tính sinh hóa đặc trƣng của vi khuẩn Staphylococcus

Vi khuẩn Sinh men catalase Đông huyết tƣơng thỏ Dung huyết

Sơ đồ 2: Quy trình phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus Phản ứng đông huyết tương thỏ (+) Phản ứng Catalase (+) Phản ứng dung huyết (+) Staphylococcus aureus Kháng sinh đồ 370C/24 giờ 370C/24 giờ 370C/24giờ Phân lập trên môi

trường MSA

Kiểm tra đặc tính sinh hóa

370C/ 24 giờ. Khuẩn lạc S.aureus tròn, màu vàng, rìa gọn, khô

Nhuộm Gram cầu khuẩn Gram (+)

Cho mẫu bệnh phẩm vào môi trường NB

370C/24 giờ. Mẫu bệnh phẩm dịch tửcung

b. Vi khuẩn Streptococcus spp

Sơ đồ 3: Quy trình phân lập vi khuẩnStreptococcus sp

Phản ứng Catalase (-) Phát triển trong NaCl 6,5%, pH 9,6 Streptococcus agalactiae Kháng sinh đồ 370C/ 24 giờ 370C/24giờ Phân lập trên thạch máu BA

Kiểm tra đặc tính sinh hóa

370C/ 24 giờ. Khuẩn lạc tròn, nhỏ li ti, trong như hạt sương và làm tiêu huyết môi trường

Nhuộm Gram liên cầu khuẩn Gram (+)

Cho mẫu bệnh phẩm vào môi trường NB

370C/24giờ. Mẫu bệnh phẩm dịch tử cung

c. Vi khuẩn E.coli

Sơ đồ 4: Quy trình phân lập vi khuẩn E.coli

KIA

Escherichia coli

Kháng sinh đồ Phân lập trên môi

trường EMB

Kiểm tra đặc tính sinh hóa

370C/ 24 giờ. Khuẩn lạc to tròn, hơi lồi bóng, có màu tím ánh kim

Nhuộm Gram trực khuẩnGram (-)

Cho mẫu bệnh phẩm vào môi trường NB

370C/ 24 giờ. Mẫu bệnh phẩm dịch viêm Indol (+) MR VP(+) Simmons Citrate (-) Glucose (+) Lactose (+) H2S(-)

Bảng 3. Đặc tính sinh hóa đặc trƣng của vi khuẩn E.coli Vi khuẩn Lactose/g lucose H2S Gas Citrate Di động VP MR Indol E.coli +/+ - + - + - + + 3.6 Kháng sinh đồ

Kiểm tra tính nhạy của kháng sinh đối với các vi khuẩn như: Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae, E.coli dựa trên nguyên tắc kháng sinh từ đĩa giấy sẽ khuếch tán làm ức chế vi sinh vật kiểm nghiệm, từ đó sẽ tạo nên vòng vô khuẩn quanh đĩa giấy kháng sinh.

 Môi trường

Môi trường tiêu chuẩn là môi trường MHA. Bề dày của thạch khoảng 4mm, pH từ 7,2- 7,6 ở nhiệt độ phòng thí nghiệm.

 Chuẩn bị canh khuẩn:

Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae, E.coli đã qua phản ứng sinh hóa dương tính, được cấy thuần trên môi trường NA, chuyển khuẩn lạc vào ống có chứa 9

Hình 11: Phản ứng sinh hóa vi khuẩn E. coli

Ống 1: Indol (+) Ống 2: Methyl red (+) Ống 3: Citrate (-)

ml nước muối sinh lý 9 %o sao cho canh khuẩn có độ đục tương đương độ đục ống chuẩn Mc. Farland 0,5 (tương đương 10 8 CFU/ml).

 Các đĩa kháng sinh

 Phương pháp làm kháng sinh đồ

Dùng Micropipet hút 100 µl canh khuẩn cho vào đĩa thạch, dùng cây chan trang đều vi khuẩn trên mặt thạch MHA chan đến khi mặt thạch khô, dùng kẹp vô trùng lấy các đĩa kháng sinh đặt lên mặt thạch. Khi đặt phải đè nhẹ để đĩa kháng sinh tiếp xúc hoàn toàn với mặt thạch. Khi đặt đĩa kháng sinh ta phải đảm bảo các đĩa không gân nhau dưới 24mm. Kháng sinh khuếch tán ngay sau khi đĩa kháng sinh chạm vào mặt thạch. Vì vậy khi đặt phải chính xác và không dời đổi các đĩa kháng sinh. Ủ đĩa thạch ở 370

C, sau 16 – 24 giờ sau đó đọc kết quả ( Phạm Hùng Vân, 2002).

 Đọc kết quả kháng sinh đồ.

Kết quả kháng sinh được kết luận bằng cách so sánh với bảng đường kính chuẩn ở bảng 4 và 5

Bảng 4: Bảng đƣờng kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số kháng sinh đối với vi khuẩn

Staphylococcus aureus Streptococcus spp(NCCLS, 2004; CLSI, 2012)

TT Kháng sinh Kí hiệu Hàm lƣợng kháng sinh/đĩa (μg) Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm) Kháng (≤) Trung bình Nhạy (≥) 1 Ceftiofur Xnl 30 17 18-20 21 2 Cefquinome C10 10 15 16-21 22 3 Marbofloxacin Mar 5 14 15-19 20 4 Doxycycline Do 30 12 13-15 16 5 Florfenicol Ffc 30 14 15-18 19 6 Fosfomycin Fos 50 12 13-15 16 7 Enrofloxacin Enr 5 16 17-22 23 8 Norfloxacin Nr 10 12 13-16 17 9 Danofloxacin Dn 30 12 13-15 16

Bảng 5: Đƣờng kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số loại kháng sinh đối với vi khuẩn E. coli (NCCLS, 2004; CLSI, 2012) TT Kháng sinh Kí hiệu Hàm lƣợng kháng sinh/đĩa (μg) Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm) Kháng (≤) Trung bình Nhạy (≥) 1 Ceftiofur Xnl 30 17 18-20 21 2 Cefquinome C10 10 15 16-21 22 3 Marbofloxacin Mar 5 14 15-19 20 4 Doxycycline Do 30 10 11-13 14 5 Florfenicol Ffc 30 14 15-18 19 6 Fosfomycin Fos 50 12 13-15 16 7 Enrofloxacin Enr 5 16 17-22 23 8 Norfloxacin Nr 10 12 13-16 17 9 Danofloxacin Dn 30 10 11-13 14 Hình 12: Kháng sinh đồ vi khuẩnStaphylococcus aureus

3.7. Các thuốc của dùng trong phác đồ(Xem phần phụ lục) (Xem phần phụ lục)

3.8. Phác đồ điều trị

Sau khi kiểm tra những con bò sữa bị bệnh sinh sản chúng tôi tiến hành phân nhóm như sau:

3.8.1 Bệnh chậm động dục, rối loạn động dục

Bảng 6. Bệnh chậm động dục, rối loạn động dục sử dụng bố trí 4 phác đồ điều trị

Phác đồ Thuốc dùng Liều lƣợng Cách dùng

1

Dùng Clotenol2+ + O.S.T fort

2 ml/con

2 ml/con Tiêm 1 liều duy nhất

2 Dùng LutalyseTM 5 ml/con Tiêm 1 liều duy nhất

3 Dùng Han-prost 2 ml/con Tiêm 1 liều duy nhất

4 Dùng CIDR Đặt 1 vòng Đặt vào tử cung

3.8.2 Bệnh viêm tử cung

Bảng 7. Phác đồ điều trị thử nghiệm bệnh viêm tử cung

Phác đồ Thuốc dùng Liều lƣợng Cách dùng 1 Cồn Iod 0,2% Vitamin C 1000 20 ml/con/ngày 25 ml/con/ngày

Bơm vào tử cung Tiêm bắp 2 OTC 20% L.A Vitamin C 1000 20 ml/con/ngày 25 ml/con/ngày

Bơm vào tử cung Tiêm bắp 3 Cequin 750 Oxytocin Viên đặt tử cung Vitamin C 1000 1 ml/30 kg 4 ml oxytocin/con 3 viên/ngày 25 ml/con/ngày Tiêm bắp Tiêm bắp Đặt vào tử cung Tiêm bắp

3.8.3 Bệnh sẩy thai, sót nhau

Bảng 8. Phác đồ điều trị thí nghiệm bệnh sẩy thai, sót nhau

Phác đồ Thuốc dùng Liều lƣợng Cách dùng 1 Oxytocin Vimekat Cồn Iod 0,2% 4 ml/con/ngày 20 ml/con/ngày 25-30 ml/ngày

Tiêm bắp sử dụng 1 liều duy nhất Tiêm bắp

Bơm vào tử cung

2 Oxytocin Vimekat Viêm đặt tử cung 4 ml/con/ngày 20 ml/con/ngày 3 Viên/ngày

Tiêm bắp sử dụng 1 liều duy nhất Tiêm bắp

Đặt vào tử cung

3.9. Phƣơng pháp xử lý số liệu

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quát về tình hình chăn nuôi tại các tỉnh 4.1.1 Phƣơng thức chăn nuôi 4.1.1 Phƣơng thức chăn nuôi

Bò sữa ở trại Quốc Huy tại Long An đều được nuôi nhốt. Chuồng trại được xây dựng kiên cố, có sân vận động, nền chuồng được làm bằng xi măng, mái lợp tole cao ráo, có hệ thống thoát nước, có hệ thống xử lý phân (phân được qua hệ thống bể lắng rồi ra ao cỏ), diện tích nuôi rộng rãi. Chuồng có máng ăn, máng uống riêng, có khu để vắt sữa, có khu nuôi bê tách riêng với bò mẹ. Thức ăn tại trại sử dụng chủ yếu là cỏ voi. Ngoài ra trại còn cho bò ăn thêm hèm bia, cám, rỉ mật đường.

Chuồng nuôi bò sữa ở các hộ dân trong hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth (Sóc Trăng) được xây dựng bán kiên cố, nền chuồng bằng xi măng, mái lợp tole. Chuồng có máng ăn, máng uống riêng. Quy mô trung bình từ 4-8 con trên một nông hộ. Diện tích nuôi tương đối nhỏ, không có nơi vắt sữa riêng. Các hộ dân cho bò ăn nhiều loại cỏ như: cỏ xả, cỏ úc, cây bắp, cỏ tạp… ngoài ra còn bổ sung thêm thức ăn tinh C40 thức ăn hỗn hợp cho bò sữa của công ty (PROCONCO). Bò được tiêm phòng vaccine tụ huyết trùng, lở mồm long móng.

Đối với các hộ chăn nuôi bò sữa ở thành phố Cần Thơ thì chăn nuôi chủ yếu nhỏ lẻ chuồng trại được xây dựng bán kiên cố, nền chuồng bằng xi măng, mái lợp tole. Thức ăn chủ yếu là cỏ tạp và bả bia, thức ăn ủ chua, thức ăn tinh

4.1.2 Phƣơng thức vắt sữa

Bò sữa ở trại Quốc Huy tại Long An được vắt sữa 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều, sau khi vệ sinh và tắm cho bò. Ở trại việc vắt sữa được sử dụng bằng máy, trước khi vắt sữa bò được lùa vào chuồng ép tắm rửa sau đó dùng khăn nhúng nước ấm lau sạch bầu vú (mỗi con có một khăn lau riêng), vắt bỏ tia sữa đầu và lắp máy vắt sữa vào bầu vú. Sau khi vắt sữa xong thì ta sát trùng núm vú bằng Vime – Iodine.

Các hộ chăn nuôi ít thì sữa được vắt bằng tay. Những hộ chăn nuôi nhiều sữa được vắt bằng máy.

Nguồn tiêu thụ sữa chủ yếu là công ty cô gái Hà Lan Bình Dương

4.1.3 Tình hình vệ sinh

Đối với hình thức nuôi trang trại chuồng trại được quét dọn 2 lần /ngày vào buổi sáng và buổi chiều trước khi vắt sữa. Ở trại có định kỳ sát trùng chuồng trại. Phân được gom vào bao, nước thải được đưa vào bể lắng. Khăn lau được giặt sạch bằng xà phòng và phơi khô mỗi khi vắt sữa, các dụng cụ lấy sữa cũng được rữa bằng xà phòng sạch sẽ. Chuồng trại tương đối sạch sẽ khô ráo thoáng mát.

Đối với hình thức chăn nuôi nông hộ do nền chuồng tương đối ẩm thấp chuồng trại tạm bợ thường xuyên bị ẩm ướt. Những con bị bệnh không cách ly, tắm rửa bò không sạch làm phân dính từng mảng trên cơ thể bò dể gây ra bệnh sinh sản. Những chất thải ở các hộ chăn nuôi đa số không qua xử lý mà cho chảy ra các ao xung quanh chuồng.

4.2. Kết quả tỷ lệ bệnh sinh sản ở bò sữa 4.2.1 Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên bò sữa 4.2.1 Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên bò sữa

Qua quá trình chúng tôi điều tra 364 con bò cái trong độ tuổi sinh sản. Tỉ lệ mắc bệnh sinh sản trên toàn đàn là, kết quả trình bày bảng 9

Bảng 9. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản

Số con kiểm tra Số con bệnh Tỷ lệ (%)

364 120 32,96

Qua bảng 9: kết quả trên thì chúng tôi điều tra 364 con bò cái trong độ tuổi sinh sản có 120 con bị bệnh sinh sản chiếm tỷ lệ là 32,96%. Tỷ lệ này tương đối cao.

4.2.2 Tình hình mắc bệnh sinh sản theo hình thức chăn nuôi Bảng 10. Tỷ lệ nhiểm bệnh theo hình thức chăn nuôi

Loại hình chăn nuôi Số con kiểm tra Số con bệnh Tỷ lệ(%)

Nông hộ 289 105 36,33

Trang trại 75 15 20

Tổng cộng 364 120 32,96

Qua bảng 10 cho thấy bò sữa nuôi trang trại tỷ lệ bệnh 20% còn bò sữa nuôi nông hộ tỷ lệ nhiễm bệnh sinh sản là 36,33% cao hơn nhiều so với hình thức nuôi trang trại. Điều này có thể lý giải như sau: tỷ lệ bệnh sinh sản cao ở bò nuôi nông hộ là do thiết kế chuồng trại không hợp lý chuồng không thoáng mát, nền chuồng ẩm ướt, nước thường xuyên đọng lại, điều kiện vệ sinh chuồng trại quá kém, nuôi giam bò chuồng nuôi quá chật, không sân vận động, dinh dưỡng kém thiếu thức ăn xanh vào mùa khô, thiếu vitamin, thiếu khoáng chất. Nông dân nuôi theo hình thức nông hộ nhỏ lẻ muốn phát triển đàn đàn bò nhanh, buộc phải nhập bò từ ngoài tỉnh.

Bò nhập từ ngoài tỉnh tỷ lệ mắc bệnh cũng khá cao so với bò nội tỉnh điều này chứng tỏ công tác chọn và nhập giống từ nơi khác mà không rõ lý lịch cá thể rất dễ bị nhầm lẫn và chọn phải những con bò bị loại thải vì bệnh sinh sản. Chúng tôi khuyến cáo cho người dân nuôi theo hình thức nông hộ nên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Một phần của tài liệu khảo sát một số bệnh sinh sản trên bõ sữa ở cần thơ, long an, sóc trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)