Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 81 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
81
Dung lượng
1,1 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ KIM
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: 52340301
Tháng 11-Năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ KIM
MSSV: LT11412
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ DIỆU
Tháng 11-Năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian thực tập tại doanh nghiệp tư nhân Lê Quân đã cho giúp
cho tôi hiểu rõ hơn những kiến thức đã học ở trường và công việc thực tế
được nhiều kiến thức. Từ đó cho thấy được sự khác biệt giữa lý thuyết và
công việc thực tế, bởi vì giữa lý thuyết và thực tế có sự khác biệt tùy theo
đặc trưng của từng ngành từng cơ quan thực tập. Luận văn này được hoàn
thành không chỉ có sự cố gắng của cá nhân mà còn có sự giúp đỡ tận tình của
các anh chị trong doanh nghiệp, người đã cung cấp cho tôi những thông
tin số liệu về doanh nghiệp có liên quan đến nội dung mà đề tài nghiên
cứu, cũng như nhiệt tình giải thích cho tôi những thắc mắc về sự biến
động của các khoản mục.Và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn, Cô Nguyễn
Thị Diệu, người đã trực tiếp hướng dẫn em những nội dung và đề tài cần
nghiên cứu, cách phân tích, đánh giá, xử lý số liệu,….Vì thế, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành và lời chúc hạnh phúc đến cô và quý thầy cô khoa KT
& QTKD trường Đại Học Cần Thơ, các anh chị trong doanh nghiệp luôn
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….
Người thực hiện
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN NƠI THỰC TẬP
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày … tháng….năm
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
iv
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU…………………………………...………...1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………………………………………1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………….1
1.2.1 Mục tiêu chung…………………………………………………………..1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………..1
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU…………………………….2
1.3.1 Về không gian…………………………………………………………...2
1.3.2 Về thời gian……………………………………………………………...2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN………………………………………..3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................3
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính của doanh nghiệp………...3
2.1.2 Các chỉ tiêu phân tích tài chính của doanh nghiệp………………………6
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………..17
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………..17
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu………………………………………....17
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ
QUÂN………………………………………………………………….19
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ
QUÂN………………………………………………………………………..19
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI DOANH
NGHIỆP……………………………………………………………………...19
3.2.1 Sơ đồ tổ chức…………………………………………………………...19
3.2.2 Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp…………………………..21
3.2.3 Tổ chức chứng từ……………………………………………………….23
3.2.4 Tổ chức hệ thống tài khoản……………………………………………23
3.2.5 Đặc điểm về việc áp dụng máy tính trong công tác kế toán……………23
3.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ……………………………………………..23
3.3.1 Chức năng……………………………………………………………...23
3.3.2 Nhiệm vụ……………………………………………………………….23
3.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013…………………………24
v
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP…………………...26
3.5.1 Thuận lợi.................................................................................................26
3.5.2 Khó khăn.................................................................................................26
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN.............................................................27
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN, NGUỒN VỐN CỦA DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN QUA BA NĂM 2010-2012.........................27
4.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản của doanh nghiệp………………..27
4.1.2 Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp...................33
4.2. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH...................................................................................38
4.3 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN
VỐN.................................................................................................................40
4.3.1 Cân đối 1……………………………………………………………….40
4.3.2 Cân đối 2.................................................................................................41
4.4 PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH....................................................42
4.4.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán............................................................42
4.4.2 Các tỷ số về khả năng hoạt động.............................................................45
4.4.3 Các tỷ số quản trị nợ và tỷ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn, dài
hạn....................................................................................................................48
4.4.4 Các tỷ số khả năng sinh lời......................................................................49
4.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến các tỷ số khả năng sinh lời theo phương pháp
phân tích Dupont..............................................................................................51
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ
QUÂN.....................................................................................................57
5.1 THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ..................................................................57
5.1.1 Thành tựu………………………………………………………………57
5.1.2 Hạn chế…………………………………………………………………57
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP..............................................................................58
5.2.1 Quản lý hàng tồn kho..............................................................................58
5.2.2 Nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp...................................58
5.2.3 Tăng cường tiêu thụ.................................................................................58
5.2.4 Giảm chi phí............................................................................................59
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................60
vi
6.1 KẾT LUẬN…………………………………………………………...….60
6.2 KIẾN NGHỊ...............................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................62
PHỤ LỤC 1......................................................................................................63
PHỤ LỤC 2………………………………………………..............................65
PHỤ LỤC 3…………………………………………………..........................67
vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
sáu tháng đầu năm 2012-2013………………………………………………..25
Bảng 4.1 Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp qua
ba năm 2010-2012……………………………………………………………28
Bảng 4.2: Phân tích kết cấu tình hình tài sản của doanh nghiệp......................31
Bảng 4.3 : Phân tích khái quát tính hình biến động nguồn vốn của doanh
nghiệp qua 3 năm 2010-2012………………………………………………...34
Bảng 4.4: Phân tích kết cấu tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp qua ba năm
2010-2012…………………………………………………………………….36
Bảng 4.5: Phân tích xu hướng biến động của kết quả hoạt động kinh doanh
qua 3 năm…………………………………………………………………….39
Bảng 4.6: Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn qua quan hệ cân
đối 1…………………………………………………………………………..41
Bảng 4.7: Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn qua quan hệ cân
đối
2…………………………………………………………………………........41
Bảng 4.8: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát……………………………...42
Bảng 4.9: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn..........................................43
Bảng 4.10: Hệ số thanh toán nhanh..................................................................44
Bảng 4.11: Khả năng thanh toán bằng tiền qua ba năm 2010-2012………….44
Bảng 4.12: Khả năng thanh toán lãi vay qua ba năm 2010-2012…………….45
Bảng 4.13: Số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp qua ba năm
2010-2012………………………………………………………………….....46
Bảng 4.14: Kỳ thu tiền bình quân kho của doanh nghiệp qua ba năm
2010-2012 ………………………………………………………………………….47
Bảng 4.15: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp qua ba năm
2010-2012…………………………………………………………………….47
Bảng 4.16: Tỷ số quản trị nợ của doanh nghiệp qua ba năm 2010-2012 .........48
Bảng 4.17: Tỷ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp qua
ba năm 2010-2012............................................................................................49
Bảng 4.18: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của doanh nghiệp qua
ba năm 2010-2012...........................................................................................50
Bảng 4.19: Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp qua
ba năm 2010-2012............................................................................................50
viii
Bảng 4.20: Tỷ suất doanh lợi tài sản của doanh nghiệp qua ba năm 20102012..................................................................................................................51
Bảng 4.21 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE....................................53
Bảng 4.22 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA....................................54
Bảng 4.23 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROS của doanh
nghiệp...............................................................................................................55
ix
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Lê
Quân.................................................................................................................19
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp tư nhân Lê
Quân.................................................................................................................20
Hình 3.3 Sơ đồ Tổ chức sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký
chung................................................................................................................22
Hình 4.1: Biểu đồ khái quát về tình hình biến động tài sản qua ba năm 20102012..................................................................................................................30
Hình 4.2: Biểu đồ kết cấu tài sản của doanh nghiệp qua ba năm 20102012..................................................................................................................32
Hình 4.3: Biểu đồ khái quát về tình hình biến động nguồn vốn qua ba năm
2010-2012.........................................................................................................35
Hình 4.4: Biểu đồ kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp qua ba năm 20102012..................................................................................................................37
Hình 4.5: Sơ đồ phân tích Dupont của doanh nghiệp qua ba năm 20102012..................................................................................................................52
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQ
: Bình quân
CSH
: Chủ sở hữu
DT
: Doanh thu
DTT
: Doanh thu thuần
GTGT
: Giá trị gia tăng
HTK
: Hàng tồn kho
KPT
: Khoản phải thu
LN
: Lợi nhuận
LNST
: Lợi nhuận sau thuế
NPT
: Nợ phải trả
SD
: Số dư
TNDN
: Thu nhập doanh nghiệp
TS
: Tài sản
TSCĐ
: Tài sản cố định
TSDH
: Tài sản dài hạn
TSNH
: Tài sản ngắn hạn
TTS
: Tổng tài sản
VP
: Vế phải
VT
: Vế trái
xi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngày nay, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát
triển, các doanh nghiệp mọc ra ngày càng nhiều với đa dạng các ngành nghề
khác nhau. Trong số đó, không có ít doanh nghiệp có cúng một ngành nghề
với nhau, họ cạnh tranh khốc liệt với nhau để cạnh tranh nhau về khách hàng,
thị trường, nhà đầu tư,… Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp quan
tâm hàng đầu đó là vấn đề về tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Bởi,
tài chính là một bộ phận hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, nó đảm bảo vốn
cho sản xuất kinh doanh, giúp cho việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả
nhẳm kích thích phát triển sản xuất kinh doanh, và là công cụ kiểm tra kiểm
soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không những vậy, tài chính
không những là vấn đề quan tâm của chủ doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan
tâm của các nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng... kể cả các cơ quan Nhà
nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp ở các góc độ khác nhau. Chính vì thế, việc phân tích hoạt động
tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực
trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác
các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp
có thể gặp phải, từ đó đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích mà họ mong
muốn, giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
Biết được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với
sự phát triển của doanh nghiệp cũng như muốn tìm hiểu rõ hơn về doanh
nghiệp mà em đang thực tập nhằm trang bị cho mình những iến thức hữu ích,
em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân
Lê Quân.”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp tư nhân Lê
Quân, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính tại
doanh nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích về tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình biến động kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Phân tích các tỷ số tài chính và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn
thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.3.1 Về không gian:
Đề tài được nghiên cứu tại doanh nghiệp tư nhân Lê Quân.
1.3.2 Về thời gian:
Số liệu sử dụng để phân tích trong đề tài qua ba năm 2010-2011-2012 và
sáu tháng đầu năm 2013.
Thời gian nghiên cứu từ ngày 11 tháng 8 đến ngày 18 tháng 11 năm 2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là: tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính của doanh nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính.
- Phân tích tài chính là một công cụ sàng lọc khi lựa chọn các “ứng viên”
đầu tư hay sát nhập, và là công cụ dự báo các điều kiện và hậu quả về tài chính
trong tương lai. Phân tích tài chính còn là một công cụ chuẩn đoán bệnh khi
đánh giá các hoạt động đầu tư, tài chính và kinh doanh, và là công cụ đánh giá
đối với các quyết định quản trị và quyết định kinh doanh khác.
- Phân tích tài chính có thể hiểu như là quá trình kiễm tra, xem xét các
số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các
rủi ro, tiềm năng trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh
giá doanh nghiệp một cách chính xác.
2.1.1.2 Mục đích của việc phân tích.
Phân tích tài chính có thể được hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các
số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các
rủi ro tiềm ẩn trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh
nghiệp. Mặt khác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng
nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh
khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của
mình.
a) Đối với nhà quản trị doanh nghiệp:
Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu:
- Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh
quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán,
trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
- Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền
mặt,…
- Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.
b) Đối với đơn vị chủ sở hữu:
Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền
vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả
của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản
trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc
phân phối kết quả kinh doanh.
c) Đối với nhà chủ nợ: (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp)
3
Mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do
đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như
quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị
có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm
cho đơn vị.
d) Đối với cơ quan chức năng: Như cơ quan thuế, thông qua thông tin
trên báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối
với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống
kê, chỉ số thống kê,…
2.1.1.3 Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp:
Để tiến hành phân tích tài chính người ta sử dụng nhiều tài liệu khác
nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Những bộ phận cốt lõi của
bảng báo cáo tài chính là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh.
Bảng cân đối kế toán mô tả sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp
bằng cách trình bày những thứ mà nó có và những thứ mà nó nợ tại một thời
điểm nhất định nào đó. Người ta có thể xem bảng cân đối kế toán như một bức
ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào cuối năm. Ngược lại
bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lại giống như bức tranh phản ánh
sự vận động bởi vì nó báo cáo về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp
trong một năm và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận
hoặc gây ra tình trạng lỗ vốn.
a) Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DN
- Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp
tại một thời điểm nhất định.
- Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý
doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản
hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình
thành của các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét,
nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên
cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn
vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các thành phần của bảng cân đối kế toán gồm:
Phần tài sản:
Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc
quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu này có thể
đánh giá một cách tổng quát qui mô tài sản và kết cấu các loại vốn của doanh
nghiệp hiện có đang tồn tại dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số
lượng của các chỉ tiêu bên phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản
lý và sử dụng của doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn:
4
Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử dụng
vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn các
nhà quản lý có thể thấy được thưc trạng tài chính của doanh nghiệp đang quản
lý và sử dụng. Về mặt pháp lý thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp
về tổng số vốn được hình thành từ những nguồn khác nhau.
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng
hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh
nghiệp. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về
tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và kinh
nghiệm quản lý của doanh nghiệp.
- Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm:
+ Phần I: Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt
động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ
trước (để so sánh), tổng số phát sinh của ký báo cáo và số luỹ kế từ đầu năm
đến cuối kỳ báo cáo.
+ Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình
hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu
và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt
động đầu tư và hoạt động tài chính: Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có
thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng
thanh toán, và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng
tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp như thu tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường bằng
tiền mặt khác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi trả
lương nộp thuế, chi trả lãi tiền vay...
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền
thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Các khoản thu tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các
Công ty khác, thu lại về phần đầu tư. Các khoản chi tiền mặt như mua tài sản
mua chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp khác...
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng
tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao
gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ
doanh nghiệp góp vốn, vay vốn dài hạn, ngắn hạn, nhận vốn liên doanh, phát
hành trái phiếu...
5
+ Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp
trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khác
nhau thì tuân theo nguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau.
d) Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo
cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích bổ sung thông tin về
tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài
chính không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.
- Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát địa điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa
chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng sản xuất
và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài sản chủ yếu và các kiến
nghị của doanh nghiệp. Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là các
số kế toán kỳ báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo thuyết minh báo cáo
tài chính kỳ trước, năm trước.
2.1.2 Các chỉ tiêu phân tích tài chính của doanh nghiệp
2.1.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại doanh nghiệp.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là phân tích đánh giá thực trạng
của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tiêu cực của tình hình
tài chính, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ đó
đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Phân tích khái quát tình hình tài chính gồm: phân tích khái quát bảng cân
đối kế toán và phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
2.1.2.2 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán.
Thông qua bảng cân đối kế toán chúng ta phân tích các khoản mục để
theo dõi sự biến động của nó:
- Tài sản ngắn hạn: gồm các khoản tiền và tương đương tiền, các khoản
đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn
hạn khác.
- Tài sản dài hạn: gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất
động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác…
- Nợ phải trả là tài khoản dùng để phản ánh các khoản nợ phải trả phát
sinh trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng
hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành
hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải
trả khác.
Nợ phải trả được trình bày trên Bảng cân đối kế toán dưới hai khoản
mục: Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn.
6
- Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp,
các thành viên trong công ty liên doanh, các cổ đông trong các công ty cổ
phần.
Đây là nguồn vốn chính ban đầu để doanh nghiệp hoạt động, trước khi
có thể tận dụng các nguồn vốn khác như vốn vay ngân hàng, tín dụng của nhà
cung cấp... Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn của chủ sở hữu để mua sắm tài
sản cố định, tổ chức phương tiện sản xuất, phục vụ khách hàng…
Các nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu (được phản ảnh trong Bảng cân đối
kế toán) gồm có: vốn góp của nhà đầu tư/chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần,
lợi nhuận giữ lại, các quỹ (như quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng
phúc lợi), lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá
lại tài sản.
Đối với các doanh nghiệp có nguồn gốc Nhà nước, vốn chủ sở hữu còn
gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí do ngân sách
Nhà nước cấp phát không hoàn lại...).
2.1.2.3 Phân tích khái quát bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Để tiến hành phân tích các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, ta phải nghiên cứu từng khoản mục để theo dõi sự biến động của
nó. Các khoản mục chủ yếu gồm:
- Doanh thu: đó là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được qua hoạt động
sản xuất kinh doanh. Doanh thu thuần là doanh thu đã trừ các khoản giảm trừ.
Đây là một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa nhất đối với tình trạng của một
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Giá vốn hàng bán: Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị
mua hàng hoá, giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã bán. Giá trị là yếu
tố lớn quyết định khả năng cạnh tranh và mức kết quả của doanh nhgiệp.
Trong trường hợp doanh nghiệp có vấn đề đối với giá vốn hàng bán, thì ta phải
theo dõi và phân tích từng cấu phần của nó: nhân công trực tiếp, nguyên vật
liệu trực tiếp, năng lượng…
- Lãi gộp: Là doanh thu trừ giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này tiến triển phụ
thuộc vào cách biến đổi của các thành phần của nó. Nếu phân tích rõ những
chỉ tiêu trên, doanh nghiệp sẽ hiểu được mức độ và sự biến động của chỉ tiêu
này.
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
- Chi phí quản lý kinh doanh: là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt
động quản lý kinh doanh, quản lý hành chánh và quản lý đều hành chung của
toàn doanh nghiệp.
- Chi phí tài chính: Đối với những chưa có hoạt động tài chính hoặc có
nhưng yếu, thì có thể xem chi phí tài chính là lãi vay.
7
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu tổng hợp này là kết quả
của tất cả các chỉ tiêu trên. Khi phân tích kỹ các chỉ tiêu trên ta hiểu được sự
tiến triển của chỉ tiêu này và rút ra được những kinh nghiệm nhằm tối đa hoá
lợi nhuận.
- Tổng lợi nhuận trước và sau thuế: Là chỉ tiêu tổng hợp, tóm tắt bảng
báo cáo kết quả kinh doanh. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất
của doanh nghiệp. Vì lợi nhuận là mục đích của các doanh nghiệp trong kinh
tế thị trường, nên chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, của ban lãnh đạo.
2.1.2.4 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối
kế toán.
Để hiểu được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử
dụng tài chính của doanh nghiệp và tình hình biến động của các khoản mục,
trong bảng cân đối kế toán theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh
nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định, chúng được hình thành
chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu; tức là:
Tiền + Hàng tồn kho + TSCĐ = Nguồn vốn chủ sở hữu
- Cân đối (1): chỉ mang tính lý thuyết nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu,
doanh nghiệp tự trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà
không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế, thường xảy ra một trong
hai trường hợp.
Vế trái > vế phải: T rường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn không
sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng từ bên ngoài.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu không
đáp ứng được nhu cầu thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh
doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn t hì các khoản vay ngắn hạn, dài hạn
chưa đến hạn đều được coi là nguôn vốn hợp pháp. Do vậy, về mặt lý thuyết
lại có quan hệ cân đối.
Tiền + Hàng tồn kho + Đầu tư ngắn hạn và dài hạn = Nguồn vốn chủ sở
hữu + Các khoản vay
- Cân đối (2): Hầu như không xảy ra trên thực tế thường xảy ra một
trong hai trường hợp
+ Vế trái > Vế phải: Số thừa sẽ bị chiếm dụng
+ Vế trái < Vế phải: Do thiếu nguồn bù đắp nên doanh nghiệp buộc
phải đi chiếm dụng vốn.
- Mặt khác, do tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn nên cân đối (2 ) nghiệp vụ cân đối này
cho thấy số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc bị chiếm dụng) bằng số
chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả.
Việc phân tích , đánh gía tình hình tài chính thông qua phân tích mối
quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán sẽ là không đầy đủ.
8
Do đó chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tượng quan tâm đến tình
hình doanh nghiệp phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn đối chiếu với yêu
cầu kinh doanh.
2.1.2.5 Phân tích tình hình tài chính thông qua các nhóm tỷ số tài
chính.
a) Các tỷ số về khả năng thanh toán
Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết phải được thể
hiện ở khả năng chi trả, vì vậy chúng ta bắt đầu từ việc phân tích khả năng
thanh toán.
Đây là chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như người đầu tư, người
cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu,... Họ luôn đặt câu hỏi hiện doanh
nghiệp có đủ khả năng chi trả các món nợ tới hạn không?
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà
hiện doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ ngắn hạn,
nợ dài hạn,...)
* Công thức:
Tổng tài sản
(
Hệ số thanh toán tổng quát =
Tổng nợ phải trả
(2.1)
Nếu hệ số này bằng 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp. Trên
thực tế, nếu hệ số này bằng 1 hoặc gần bằng 1 có nghĩa là vốn chủ sở hữu
không có hoặc bọ mất toàn bộ. Nếu bán toàn bộ tài sản hiện có (Tài sản lưu
động và tài sản cố định) sẽ không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh
toán.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Khả năng thanh toán hiện
hành).
Một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp
được sử dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán hiện hành.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu
động với nợ ngắn hạn. Đó là quan hệ giữa tổng tài sản với tổng nợ sắp đến
hạn.
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kì, do đó doanh
nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi
một bộ phận tài sản thành tiền. Trong tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện đang
quản lí và sử dụng thì chỉ có tài sản lưu động là trong kì có thể dễ dàng hơn
khi chuyển đổi thành tiền.
9
* Công thức:
Tài sản ngắn hạn
HTTHH =
(2.2)
Tổng nợ ngắn hạn
* Nhận xét:
- HTTHH cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản ngắn hạn có thể
chuyển đổi để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Từ đó do lường khả
năng trả nợ của doanh nghiệp.
- Tính hợp lí của hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phụ
thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Nghề nào mà tài sản lưu động chiếm tỷ lệ
lớn trong tổng tài sản thì hệ số này lớn và ngược lại.
- Nếu tỷ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu
hiệu báo trước về những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra.
- Khi tỷ số này có giá trị cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh
khoản cao. Tuy nhiên tỷ số này có giá trị quá cao, thì có nghĩa là có thể doanh
nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào ngắn hạn, việc quản trị tài sản lưu động của
doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, có nhiều
hàng tồn kho hay có quá nhiều nợ phải đòi…Do đó có thể làm giảm lợi nhuận
của doanh nghiệp.
* Nhược điểm:Trong nhiều trường hợp khả năng thanh toán hiện hành
phản ánh không chính xác khả năng thanh khoản. Một doanh nghiệp nếu dự
trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số khả năng thanh toán hiện hành cao. Mà
ta biết hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển thành tiền, nhất là hàng ứ đọng
kém phẩm chất.
Hệ số thanh toán nhanh.
Các tài sản mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành
tiền. Khả năng thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những TSNH có thể
nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn
kho, vì ta đã biết hàng tồn kho là tài sản khó chuyển đổi thành tiền, nhất là
hàng ứ đọng, kém phẩm chất.
* Công thức:
Tài sản ngắn hạn – Dữ trữ
HTTN =
Nợ ngắn hạn
(2.3)
10
* Nhận xét:
Hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ, nó phản
ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp trong ngắn hạn.
Nhìn chung, hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong
việc thanh toán công nợ, vì vào lúc cần doanh nghiệp có thể buộc phải sử dụng
các biện pháp bất lợi như bán tài sản với giá thấp để trả nợ. Tuy nhiên, độ lớn
của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh
toán các món nợ phải thu.
Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền.
Đó là quan hệ giữa vốn bằng tiền so với tổng số nợ ngắn hạn.
* Công thức:
Tiền
HTTBT =
Nợ ngắn hạn
(2.4)
Hệ số này cao là tốt, song để lượng vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới
hình thái tiền tệ lớn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Khả năng thanh toán lãi vay.
Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết
doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết
liệu số vốn đi vay có thể sử dụng tốt đến mức độ nào, có thể đem lại khoản lợi
nhuận bao nhiêu và bù đắp lãi vay hay không. Tỷ số này dùng để đo mức độ
mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như
thế nào. Nếu doanh nghiệp quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến kiện
tụng và tuyên bố phá sản.
Tỷ lệ này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trước thuế
và lãi vay của doanh nghiệp.
* Công thức:
Thu nhập trước thuế và lãi vay
HTTLV =
Chi phí trả lãi
(2.5)
- Thu nhập trước thuế và trả lãi: phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có
thể sử dụng để trả lãi vay. Mặt khác tỷ số này cũng thể hiện khả năng sinh lời
trên các khoản nợ của doanh nghiệp.
11
- Chi phí trả lãi: bao gồm tiền lãi cho các khoản vay ngắn hạn, trung hạn,
dài hạn và các hình thức vay mượn khác như trả lãi trái phiếu, kỳ phiếu..
b) Các tỷ số về khả năng hoạt động
Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và
tài sản của doanh nghiệp. Nó đo lường hoạt động kinh doanh của một doanh
ngiệp. Để nâng cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản
chưa dùng hoặc không dùng không tạo ra thu nhập vì thế doanh nghiệp cần
phải biết sử dụng chúng có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Tỷ số hoạt động
đôi khi còn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển.
Số vòng quay hàng tồn kho.
Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp sử
dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào
Số vòng hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá bình quân luân chuyển
trong kỳ. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Số VQHTK càng cao thì việc kinh doanh được
đánh giá càng tốt.
* Công thức:
Gía vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho =
(2.6)
Hàng tồn kho bình quân
Hàng hoá tồn kho bao gồm các loại nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,
thành phẩm, hàng hoá…
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho.
Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày trong
một năm thường là 360 ngày.
* Công thức:
Số ngày trong kỳ
Số ngày một vòng quay HTK =
Số vòng quay HTK trong kỳ
(2.7)
Kỳ thu tiền bình quân.
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán
ra được thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu.
12
* Công thức:
Kỳ thu tiền BQ =
Số dư BQ các khoản phải thu
Doanh thu BQ một ngày
(2.8)
Các khoản phải thu: những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền có thể là
hàng bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán mà chưa thu tiền, các khoản tạm
ứng mà chưa thanh toán, các khoản trả tiền trước cho khách hàng,...
* Công thức:
Doanh thu thuần
Doanh thu BQ một ngày =
(2.9)
360
- Doanh thu thuần: ở đây là tổng doanh thu thuần của hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt động khác.
* Nhận xét: Kỳ thu tiền bình quân là thấp chứng tỏ doanh nghiệp không
bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, ít có những khoản nợ khó đòi. Ngược lại,
nếu tỷ số này cao, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán
hàng để tìm ra nguyên nhân.
Trong nhiều trường hợp, do doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh thị phần
thông qua bán hàng trả chậm, hay tài trợ cho các chi nhánh đại lý nên dẫn tới
số ngày thu tiền bình quân cao.
- Tỷ số khả năng thanh toán bình quân có thể được thể hiện dưới dạng
khác đó là tỷ số vòng quay các khoản phải thu.
- Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận
việc thanh toán các khoản phải thu,...Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa
đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng.
* Công thức:
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu =
(2.10)
Các khoản phải thu BQ
13
Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với trung
bình ngành, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng từng khoản phải thu để phát
hiện những khoản nợ đã quá hạn trả và có biện pháp xử lý.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Tỷ số này nói lên một đồng Nguyên giá TSCĐ tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu. Qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng TSCĐ ở doanh
nghiệp.
* Công thức:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
(2.11)
Nguyên giá TSCĐ BQ
Muốn đánh giá việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả không phải so sánh với
các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với các thời kỳ trước.
c) Tỷ số quản trị nợ và tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn, dài hạn
Tỷ số quản trị nợ
Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một doanh nghiệp tài trợ
cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Khi một doanh nghiệp vay
tiền, doanh nghiệp luôn thực hiện một chuỗi thanh toán cố định. Vì các cổ
đông chỉ nhận được những gì còn lại sau khi chi trả cho chủ nợ, nợ vay được
xem như là tạo ra đòn bẩy. Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số đòn
bẩy tài chính để ấn định mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp.
Hệ số nợ (HN ) và hệ số vốn chủ sở hửu (HCSH ) là hai tỷ số quan trọng
nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn.
* Công thức:
Nợ phải trả
HN =
(2.12)
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
HCSH =
Tổng tài sản
Hay:
HN = 1- HCSH
14
(2.13)
- Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu hình
thành từ vay nợ bên ngoài. Hệ số vốn chủ sở hửu lại đo lường sự đóng góp của
vốn chủ sở hửu trong tổng nguồn vốn hiện nay của doanh nghiệp, vì vậy còn
được gọi là hệ số tự tài trợ.
- Nghiên cứu hai chỉ tiêu này ta thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của
doanh nghiệp đối với các chủ nợ hoặc mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối
với vốn kinh doanh của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh
nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị
ràng buộc hoặc sức ép của các khoản nợ vay.
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn, dài hạn
Đây là một dạnh tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân
một đồng vốn kinh doanh thì dành bao nhiêu để hình thành tài sản lưu động,
còn bao nhiêu để đầu tư vào tài sản cố định. Hai tỷ suất sau đây sẽ phản ánh
việc bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.
* Công thức:
Tài sản dài hạn
Tỷ suất tự tài trợ vào TSDH =
(2.14)
Tổng tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tỷ suất tự tài trợ vào TSNH =
Tổng tài sản
(2.15)
Thông thường mong muốn có một cơ cấu tài sản tối ưu, phản ánh cứ một
đồng đầu tư vào tài sản dài hạn thì dành bao nhiêu để đầu tư vào tài sản ngắn
hạn.
* Công thức:
Tài sản ngắn hạn
Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp =
Tài sản dài hạn
(2.16)
Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn.
Tỷ suất này sẽ cung cấp thông tin cho biết số vốn chủ sở hửu của doanh
nghiệp dùng để trang bị tài sản cố định và các tài sản dài hạn là bao nhiêu.
15
* Công thức:
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ TSDH =
Tài sản dài hạn
(2.17)
Tỷ suất này nếu lớn hơn một chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tài
chính vững vàng và lành mạnh. Khi tỷ suất nhỏ hơn một thì một bộ phận của
tài sản dài hạn được tài trợ bằng vốn vay, đặc biệt mạo hiểm khi đó là vốn vay
ngắn hạn.
d) Các tỷ số sinh lợi
Lợi nhuận là mục tiêu của các doanh nghiệp và đồng thời cũng là hệ quả
của các quyết định quản trị, thể hiện hiệu quả kinh doanh củ doanh nghiệp, là
căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định trong tương lai.
Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiểu quả từng hoạt động
riêng biệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp
nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần hay doanh lợi doanh thu
(ROS)
Tỷ số này phản ảnh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần
trăm lợi nhuận thuần (lợi nhuận sau thuế). Có thể sử dụng nó so sánh với tỷ số
của các năm trước đây hay với doanh nghiệp khác.
* Công thức:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất LN/DT =
* 100
(2.18)
Doanh thu thuần
Tỷ số lợi nhuần thuần trên vốn chủ sở hữu hay doanh lợi vốn chủ sở
hữu.
Từ trước đến nay, tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để
đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp là suất sinh lời
của vốn chủ sở hữu. Nó được định nghĩa như sau:
16
* Công thức:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ số ROE =
* 100
(2.19)
Vốn chủ sở hữu BQ
Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên mức đầu tư của các chủ sở hửu.
Các nhà đầu tư rất quan tâm đến tỷ số này của doanh nghiệp, bở đây là khả
năng thu nhập mà họ có thể nhận được khi đặt vốn vào doanh nghiệp. Nó đo
lường tiền lời của mỗi đồng vốn bỏ ra.
Tỷ số doanh lợi tài sản.
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lợi của một
đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
* Công thức:
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
* 100
(2.20)
Gía trị tài sản BQ
Sự khác nhau giữa ROE và ROA là do doanh nghiệp sử dụng vốn vay.
Nếu doanh nghiệp không có vốn vay thì hai tỷ số này sẽ bằng nhau.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu được thu thập qua các báo cáo tài chính, tài liệu của cơ quan thực
tập. Ngoài ra còn được thu thập thông tin từ các báo, tạp chí và internet có liên
quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và đề tài nghiên cứu. Đồng
thời tham khảo, phỏng vấn các anh, chị kế toán trong doanh nghiệp những thắc
mắc liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu:
2.2.2.1 Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh,
tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu
biểu cùng ngành.
Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố
không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp
tính toán.
17
Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh
tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ
tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Còn so sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ
tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ
của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
2.2.2.2 Phương pháp tỷ lệ:
Để biết được xu hướng biến động của các tỷ số kế hợp với tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá được tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Các tỷ lệ được sử dụng là: tỷ lệ về khả năng thanh
toán, khả năng sinnh lời, sau đó thực hiện so sánh tỷ số qua các năm.
2.2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố bằng số tương đối và số tuyệt đối. Các bước thự hiện:
- Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với
chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính của chỉ tiêu phân tích.
- Sắp xếp thứ tự các nhân tố từ trái sang phải, từ nhân tố số lượng sang
nhân tố
chất lượng; Trường hợp có nhiều nhân tố số lượng (chất lượng) cùng ảnh
hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không được
đảo lộn trình tự.
- Tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố một theo trình tự. Nhân tố nào
được thay thế, nó sẽ giữ nguyên giá trị thực tế từ đó; còn các nhân tố chưa
được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch. Thay thế
xong một nhân tố, phải tính ra cụ thể kết quả lần thay thế đó.
- Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp ảnh hưởng
của các nhân tố phải bằng với đối tượng phân tích.
- Lần lượt thay thế nhân tố kế hoạch bằng nhân tố thực tế theo trình tự,
mỗi lần
thay thế tính ra được chỉ tiêu phân tích mới, rồi so sánh với chỉ tiêu phân
tích đã tính ở bước trước. Ta sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa
thay thế.
2.2.2.4 Phương pháp cân đối:
Đó là các khoản cân đối:
- Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
- Cân đối giữa nguồn thu cà nguồn chi.
- Cân đối giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán.
18
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN
Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân được thành lập 1993, thuộc loại hình
doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật doanh nghiệp Việt Nam.
Tên đầy đủ : Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân.
Địa chỉ: Số 01, Đinh Tiên Hoàng, Phường 8, TP Vĩnh Long.
Số điện thoại: 0703 877 288.
Số fax: 0703 877 288.
Mã số thuế: 1500149761.
Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng.
Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân được thành lập vào ngày 5/10/1993 do
Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh cấp lấy tên là “Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân” với số
vốn ban đầu là: 339.736.400 đồng. Kể từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp
đã không ngừng trưởng thành và phát triển với số vốn hiện có là:
8.983.678.713 đồng.
Do nhu cầu phát triển cùng với sự lớn mạnh không ngừng đòi hỏi sự phù
hợp với quy mô của doanh nghiệp, vào ngày 10/04/1998 doanh nghiệp mở
thêm chi nhánh 1 đặt tại số 163, Nguyễn Huệ - Phường 2 - TP Vĩnh Long.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP
3.2.1 Sơ đồ tổ chức
Chủ Doanh Nghiệp
Bộ phận bán
hàng
Bộ phận kế
toán
Bộ phận quản
lý kho
Bộ phận tài xếcông nhân
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Lê
Quân
19
Ktoán trưởng , kiêm kế toán tổng hợp
kiêm kế toán công nợ và kế toán thanh toán
Thủ kho
Thủ quỹ
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân
Nhiệm vụ của các phòng ban
- Kế toán trưởng:
+ Là thành viên thường trực của các hội đồng sau: hội đồng kiểm định
tài sản, định giá, thanh lý, mua bán tài sản và là thành viên của hội đồng kỹ
luật, thi đua nâng bậc lương. Tham mưu cho giám đốc trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh nhằm giúp cho lãnh đạo có biện háp điều hành trong
sản xuất kinh doanh.
+ Kiểm tra, báo cáo các quyết toán nội bộ do đơn vị lập. Lập báo cáo
tài chính hàng năm.
+ Có trách nhiệm ghi chép tính toán và phản ánh tổng quát tình hình
tài sản và hoạt động của doanh nghiệp.
+ Định kỳ tổng hợp báo cáo về các phần hành kế toán, căn cứ số liệu
tổng hợp làm công tác báo cáo định kỳ.
+ Hạch toán tất cả các khoản nợ phát sinh trong toàn doanh nghiệp
bao gồm nợ của khách hàng, kịp thời đòi các khoản nợ đến hạn trả.
+ Căn cứ vào báo cáo bán hàng, chứng từ ghi nợ và các tư liệu có liên
quan tại các cơ sở gởi lên hạch toán tất cả các khoản nợ vào sổ.
+ Đôn đốc thu hồi các khoản nợ của khách hàng trong và ngoài tỉnh
tới hạn trả, gởi phiếu đòi nợ đến khách hàng chưa thanh toán yêu cầu trả tiền.
+ Cuối tháng phải lập báo cáo tình hình công nợ đảm bảo sổ sách
khớp đúng với thực tế. Hàng ngày phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, lập chứng từ có liên quan và ghi vào sổ kế toán.
+ Phụ trách công tác thu, chi toàn doanh nghiệp.
+ Định kỳ đối chiếu với các phần hành kế toán khác có liên quan đảm
bảo số thu, chi trên chứng từ khớp với sổ chi tiết, sổ quỹ, tồn quỹ.
- Thủ quỹ
20
+ Phản ánh kịp thời các phản thu, chi bằng tiền, thực hiện kiểm tra đối
chiếu thường xuyên để đảm bảo tính gián sát chặt chẽ vốn bằng
+ Phản ánh trực tiếp với giám đốc và kế toán trưởng các vấn đề bất
thường liên quan đến kho quỹ.
- Thủ kho
+ Chịu trách nhiệm quản lý kho hàng làm tốt các công tác nhập, xuất
kho, bảo quản kho và bổ sung hàng cho kho.
+ Làm tốt các công tác nhập kho, quản lý kho để giảm hư hao xuống
mức thấp nhất, vào sổ nhập kho, xuất kho đảm bảo sổ sách và hiện vật phù
hợp nhau
3.2.2 Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
- Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban
hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: Trên máy vi tính theo hình thức sổ nhật ký
chung
- Tổ chức bộ máy kế toán: Theo hình thức tập trung
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai
thường xuyên
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho cuồi kỳ: Bình quân gia quyền liên
hoàn.
- Phương pháp tính thuế: Tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo đường thẳng.
21
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Các sổ kế toán chi
tiết
Bảng tổng hợp chi
tiết
Bảng đối chiếu số
phát sinh các tài
khoản
Báo cáo kế toán
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Đối chiếu kiểm tra
Ghi định kỳ
Hình 3.3 Sơ đồ Tổ chức sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung
* Diễn giải:
- Ghi hàng ngày: Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi vào sổ quỹ tiền
mặt, đồng thời ghi vào sổ nhật ký chung và các sổ kế toán chi tiết có liên quan,
căn cứ vào các nhật ký đặc biệt kế toán cũng ghi vào sổ nhật ký chung. Từ sổ
nhật ký chung kế toán tiến hành ghi vào sổ cái, từ sổ cái tiến hành lập báo cáo
kế toán.
- Ghi định kỳ: Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết kế toán ghi vào bảng
tổng hợp chi tiết. Từ bảng tổng hợp chi tiết kế toán tiến hành ghi vào báo cáo
kế toán.
- Đối chiếu: kế toán đối chiếu sổ quỹ tiền mặt với báo cáo kế toán. Đối
chiếu sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết.
22
3.2.3 Tổ chức chứng từ:
Tổ chức hệ thống chứng từ (có tính bắt buộc và hướng dẫn) phù hợp với
tính đa dạng của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần
thiết để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lý
vừa đảm bảo nguồn lực thông tin ban đầu quan trọng, vừa là cơ sở kiểm tra và
ghi sổ được nhanh chóng.
3.2.4 Tổ chức hệ thống tài khoản:
Hệ thống tài khoản kế toán tại doanh nghiệp áp dụng theo doanh mục
hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định hiện hành số 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/9/2006/ ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ
trưởng Bộ Tài Chính
3.2.5 Đặc điểm về việc áp dụng máy tính trong công tác kế toán :
Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán trên máy tính, sử dụng phần
mềm Foxpro, nhưng sổ sách được thiết kế theo hình thức “Nhật ký chung”.
Công việc ghi sổ và lập chứng từ hoàn toàn do phần mềm kế toán thực
hiện, nhân viên kế toán chỉ kiểm tra tính hợp lý và chính xác, sau đó nhập số
liệu vào máy vi tính xử lý. Cuối kỳ hay bất cứ thời điểm nào trong năm khi
thấy cần thiết kế toán sẽ in sổ sách quan trọng để lưu phòng trường hợp rủi ro
do lỗi của phần mềm kế toán.
3.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
3.3.1 Chức năng:
- Hình thức sở hữu vốn: tư nhân
- Lĩnh vực kinh doanh : kinh doanh vật liệu xây dựng
- Doanh nghiệp mua hàng từ các nhà máy sản xuất, nơi cung cấp hàng
hóa… về dự trữ trong kho, sau đó bán ra cho khách hàng.
3.3.2 Nhiệm vụ:
- Chủ động linh hoạt tìm nguồn nguyên liệu tốt, giá rẻ và tìm các đối tác
bạn hàng để tiêu thụ sản phẩm.
- Quản lý tốt tài sản của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong công
việc sử dụng các tài sản của doanh nghiệp
- Quản lý tiền mặt, tổ chức thu mua, chế biến bảo quản hàng hóa đảm
bảo số lượng, chất lượng và hiệu quả.
- Chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về an toàn lao động, phòng
cháy chữa cháy, về trật tự lao động, pháp lệnh về kế toán thống kê
- Thực hiện tốt các chế độ báo cáo kế toán, kịp thời, chính xác, trung
thực.
- Nộp thuế cho Nhà nước định kỳ, đúng thời hạn.
23
3.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP TRONG SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013:
Qua bảng 3.1 ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm xuống
đáng kể, sáu tháng đầu năm 2012 là -307.753.327 đồng, đến năm 2013 giảm
152.789.506 đồng. Như vậy, với tình hình này doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn
trong việc chi trả các khoản nợ và tiếp tục kinh doanh. Sau đây ta sẽ đi tìm
hiểu nguyên nhân qua từng khoản mục:
- Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ sáu tháng đầu năm 2012 là
5.883.568.073 đồng, đến 2013 tăng 919.263.365 đồng (tương ứng với tỷ lệ
tăng 15,62%). Nguyên nhân là do vào năm 2013 việc đầu tư xây dựng nhà cửa
của người dân tăng cộng với doanh nghiệp đã có thêm nhiều chương trình
khuyến mãi để thu hút khách hàng như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán khi mua với số lượng lớn, khoản mục này vào năm 2012 không có nên đã
làm doanh thu của doanh nghiệp trong sáu tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ.
- Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp trong sáu tháng đầu năm 2013
giảm xuống 1.666.544.501 đồng, giảm 28,33% so với năm 2012 mặc dù số
lượng hàng hóa bán ra có tăng lên. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã tiếp
cận được những mặt hàng có giá rẻ nhưng chất lượng tốt nên đã tiết kiệm phần
nào chi phí thu mua hàng hóa.
- Chi phí tài chính của doanh nghiệp chính là chi phí lãi vay, sáu tháng
đầu năm 2012, chi phí lãi vay của doanh nghiệp là 176.466.250 đồng, đến
năm 2013 doanh nghiệp đã không có phát sinh khoản chi phí lãi vay nào.
- Chi phí quản lý kinh doanh sáu tháng đầu năm 2013 tăng 124.583.475
đồng, tăng 20,57% là do các khoản chi phí về tiền điện, tiền nước, điện thoại
và chi phí phục vụ cho công tác bán hàng đều tăng so với năm 2012. Sự gia
tăng chi phí quản lý kinh doanh đã làm lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh
nhiệp giảm 152.789.506 đồng. Vì vậy trong thời gian tới doanh nghiệp cần có
biện pháp quản lý cho thật tốt các khoản chi phí của mình nhằm tiết kiệm chi
phí, tăng lợi nhuận.
- Thu nhập khác của doanh nghiệp vào sáu tháng đầu năm 2013 tăng không
nhiều 630.457 đồng, chủ yếu cũng là thu từ khuyến mãi. Chi phí khác vào sáu
tháng đầu năm 2012 là 50.044.748 đồng, đến năm 2013 không có phát sinh. do
doanh nghiệp đã hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình nên không bị truy
thu và bị phạt nộp thuế chậm như năm 2012.
24
Bảng 3.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong sáu tháng đầu năm 2012-2013
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
A
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
6 tháng đầu
Năm 2012
1
5.883.568.073
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
-
So sánh
6 tháng đầu
2013/2012
Năm 2013
Số tiền
2
3
6.802.831.437
919.263.365
2.585.807.915
2.585.807.915
%
4
15,62
-
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
5.883.568.073
4.217.023.572
(1.666.544.501)
(28,33)
4. Giá vốn hàng bán
5.390.526.634
3.979.329.619
(1.411.197.015)
(26,18)
493.041.439
237.693.953
(255.347.486)
(51,79)
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí quản lý kinh doanh
-
-
-
-
176.466.250
-
(176.466.250)
(100)
176.466.250
-
(176.466.250)
(100)
605.633.768
730.217.242
124.583.475
20,57
(289.058.579)
(492.523.289)
(203.464.711)
70,39
10. Thu nhập khác
31.350.000
31.980.457
630.457
2,01
11. Chi phí khác
50.044.748
-
(50.044.748)
(100)
9. Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh
12. Lợi nhuận khác
(18.694.748)
31.980.457
50.675.205
(271,07)
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
(307.753.327)
-
(460.542.832)
-
(152.789.506)
-
49,65
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(307.753.327)
(460.542.832)
(152.789.506)
(Nguồn: trích từ bảng báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012-2013 của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân)
25
49,65
Nhìn chung, doanh thu bán hàng trong sáu tháng đầu năm 2013 có tăng
nhưng do có phát sinh các khoản làm giảm trừ doanh thu nên đã làm giảm
doanh thu thuần về bán hàng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp so với năm 2013 mặc dù giá vốn hàng bán
doanh nghiệp trong sáu tháng đầu năm 2013 có giảm, không có phát sinh chi
phí lãi vay và các chi phí khác. Vì vậy doanh nghiệp cần phải xem xét lại xem
những khoản giảm trừ này có hợp lý hay không.
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP
3.5.1 Thuận lợi :
- Doanh nghiệp luôn cố gắng thâm nhập thị trường tạo thế đứng vững
vàng và tìm nguồn lợi nhuận nhanh.
- Tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào các chứng từ
kế toán.
- Mọi hoạt động nhập xuất đều được lập chứng từ đầy đủ.
- Doanh nghiệp đã cải thiện được những khó khăn trong năm đẩy mạnh
tốc độ tăng doanh thu giảm tốc độ tăng chi phí, tăng được khoản thu nhập
khác.
- Bổ sung và điều chỉnh kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh phù hợp với
yêu cầu và quy mô hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng giai
đoạn.
- Doanh nghiệp tự chủ được nguồn vốn của mình, nguồn vốn của doanh
nghiệp chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu.
- Doanh thu đạt được ở mức cao, lợi nhuận thu về tương đối cao, có sự
đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước tăng nguồn thu nhập cho công nhân
viên.
3.5.2 Khó khăn:
- Doanh nghiệp thường gặp một số khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu như: giá xăng dầu tăng cao, giá cả của nguồn nguyên vật liệu tăng
cao làm cho giá thành sản phẩm làm ra cũng cao gây khó khăn cho vấn đề tiêu
thụ.
- Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, mặc dù doanh thu hàng năm tăng lên
nhưng doanh nghiệp vẫn chưa tiết kiệm được chi phí, tốc độ tăng chi phí cao
hơn tốc độ tăng doanh thu nên làm giảm lợi nhuận . Không có kế hoạch vay
vốn từ các ngân hàng cho vay, vì thế làm hạn chế nguồn vốn của doanh nghiệp
gây khó khăn trong việc đầu tư hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sự liên kết giữa các nhà sản xuất kinh doanh còn hạn chế, thiếu sự phối
hợp của các doanh nghiệp trong nước về giá cả, tự do cạnh tranh, tranh mua
tranh bán… Do đó, giá cả hàng hóa biến động liên tục làm cho doanh nghiệp
gặp khó khăn.
26
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN LÊ QUÂN
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN, NGUỒN VỐN CỦA DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN QUA BA NĂM 2010-2012
4.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản của doanh nghiệp.
4.1.1.1 Phân tích biến động tình hình tăng giảm tài sản của doanh
nghiệp qua ba năm 2010-2012.
Nhìn chung,qua bảng 4.1 ta thấy tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp
biến động tăng giảm trong 3 năm qua. Năm 2010, giá trị tổng tài sản của
doanh nghiệp là 11.163.476.708 đồng, đến năm 2011, giá trị này đã tăng lên
13.178.367.468 đồng, tăng 2.014.890.760 đồng (tỷ lệ 18,05%). Tuy nhiên, đến
năm 2012, giá trị tổng tài sản đã giảm xuống còn 12.465.348.463 đồng, nghĩa
là đã giảm đi 713.019.005 đồng (tỷ lệ 5,41%) so với năm 2011. Để tìm hiểu
nguyên nhân tổng tài sản của doanh nhiệp tại sao lại có biến động tăng giảm
qua các năm, ta đi vào xem xét từng khoản mục:
- Tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn của doanh nhệp qua 3 năm 2010-2012 có sự biến động
tăng giảm không theo một chiều hướng nhất định, cụ thể: năm 2010 là
10.381.759.697đồng, sang năm 2011, giá trị này đã tăng 18,09%, tương ứng
với số tiền 12.259.585.262 đồng, nhưng đến năm 2012, giá trị tài sản ngắn hạn
đã giảm xuống còn 11.583.304.425 đồng, tương ứng với giảm 5,52% so với
năm 2011. Nguyên nhân có sự biến động tăng giảm như vậy là do sự biến
động của các khoản mục sau:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền:
Khoản mục này bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Dựa
vào bảng 4.2, ta thấy khoản mục này cũng có xu hướng biến động tăng giảm
qua các năm. Năm 2011 tăng lên khá cao so với năm 2010 là 1.324.723.993
đồng, tăng 5204,1%. Đến năm 2012, khoản mục này lại giảm xuống còn
470.442.442 đồng, giảm 676.280.837 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 64,49%
so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011, doanh thu bán hàng của
doanh nghiệp tăng, doanh nghiệp đã vay ngắn hạn của ngân hàng
1.650.000.000 đồng, trong khi đó vào năm 2012 doanh thu bán ra và số tiền
vay ngắn hạn cũng giảm so với năm 2011 nên lượng tiền thu vào cũng biến
động theo.
27
Bảng 4.1 Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp qua ba năm 2010-2012.
Đơn vị tính: Đồng
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu khác
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Thuế GTGT được khấu trừ
2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước
3. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn
I. Tài sản cố định
1. Nguyên giá
2. Giá trị hao mòn lũy kế
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
II. Bất động sản đầu tư
III. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
Năm 2010
10.381.759.697
24.975.426
98.571.750
98.571.750
10.200.747.219
10.200.747.219
57.465.302
21.443.120
36.022.182
781.717.011
781.717.011
1.572.723.302
(998.092.741)
207.086.450
11.163.476.708
Năm 2011
12.259.585.262
1.324.723.993
128.644.281
127.273.753
1.370.528
10.599.943.047
10.599.943.047
206.273.941
901.306
205.372.635
918.782.206
918.782.206
1.842.825.782
(1.131.130.026)
207.086.450
13.178.367.468
Năm 2012
11.583.304.425
470.442.442
153.868.916
153.868.916
10.734.722.241
10.734.722.241
224.270.826
18.898.191
205.372.635
882.044.038
882.044.038
1.987.371.237
(1.312.413.649)
207.086.450
12.465.348.463
So sánh 2011/2010
Chênh lệch
%
1.877.825.565
18,09
1.299.748.567 5204,11
30.072.531
30,51
28.702.003
1.370.528
399.195.828
3,91
399.195.828
3,91
148.808.639
258,95
(20.541.814)
169.350.453
470,12
137.065.195
17,53
137.065.195
17,53
270.102.480
(133.037.285)
13,33
0
0
0
0
2.014.890.760
18,05
(Nguồn: trích từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2010-2012 của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân)
28
So sánh 2012/2011
Chênh lệch
%
(676.280.837)
(5,52)
(854.281.551) (64,49)
25.224.635
19,61
26.595.163
20,9
(1.370.528)
(100)
134.779.194
1,27
134.779.194
1,27
17.996.885
8,72
(20.541.814) (2279,1)
0
0
(36.738.168)
(3,99)
(36.738.168)
(3,99)
144.545.455
7,84
(181.283.623)
16,03
0
0
0
0
(713.019.005)
(5,4)
Năm 2011 lượng tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp tăng rất nhiều so với
năm 2010 với lượng tăng 1.298.167.838 đồng (tỷ lệ 5449,33%), lượng tiền gửi
ngân hàng cũng tăng 1.580.729 đồng (tỷ lệ 137,1%). Đến năm 2012, lượng
tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp đã giảm xuống đáng kể,
lượng tiền mặt tại quỹ giảm 853.558.946 đồng, tương ứng với giảm 64% , tiền
gửi ngân hàng giảm 722.605 đồng, tương ứng với 26,43% so với năm 2011.
Điều này thể hiện nhu cầu sử dụng tiền để thanh toán của doanh nghiệp có sự
biến động tăng giảm liên tục, nguyên nhân năm 2011 lượng tiền của doanh
nghiệp tăng cao là do doanh nghiệp tăng lượng tiền mặt tại quỹ để đáp ứng
thanh toán cho việc mua sắm thêm máy móc, phương tiện vận tải và trang trải
các chi phí trong doanh nghiệp.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn
Khoản mục này tăng dần qua ba năm liên tục: năm 2010 là 98.571.750
đồng, đến năm 2011 tăng 30.072.531 đồng so với 2010, tương ứng với tỷ lệ
tăng là 30,51% và đến năm 2012 tăng 25.224.635 đồng, tỷ lệ 19,61% so với
2011, tăng không nhiều so với năm 2011 nhưng các khoản phải thu trong 3
năm của doanh nghiệp tăng lên, trong đó khoản trả trước cho người bán qua ba
năm đều tăng lên, năm 2010 là 98.571.750 đồng, đến năm 2011 là
127.273.753 đồng và năm 2012 lả.868.916 đồng là do doanh nghiệp đã dùng
tiền của mình để trang trải chi phí mua nguyên liệu, vật tư để bán lại.
+ Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho của doanh nghiệp chủ yếu là hàng hóa mua về bán lại,
khoản mục này qua ba năm tăng liên tục, năm 2011 tăng 3,91% so với năm
2010, đến năm 2012 lại tăng 1,27% so với 2011. Nguyên nhân là do năm 2011
nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng tăng lên nên doanh nghiệp đã mua thêm
nhiều mặt hàng này để đáp ứng cho khách hàng, cũng vì vậy mà lượng hàng
tồn kho trong doanh nghiệp năm 2012 cũng tăng. Tuy nhiên, việc hàng tồn
kho trong doanh nghiệp tăng lên sẽ gây khó khăn trong việc bảo quản và thu
hồi vốn của donh nghiệp, bởi vì mặt hàng vật liệu xây dựng rất dễ bị hư hỏng
vì vậy cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời.
+ Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng lên đáng kể: Năm 2010 là
57.465.302 đồng, sang năm 2011 tăng 148.808.639 đồng, tăng 258,95% so với
năm 2010, đến năm 2012 là 224.270.826 đồng, tăng 8,72% so với năm 2011.
- Tài sản dài hạn của doanh nghiệp năm 2010 là 781.717.011 đồng, sang
năm 2011 tăng 137.065.195 đồng 17,53% so với 2010, đến năm 2012 thì giá
trị tài sản dài hạn của doanh nghiệp giảm xuống 36.738.168 đồng, giảm 4% so
vớ năm 2011, nguyên nhân là do trong năm 2011 doanh nghiệp mua sắm thêm
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và vật kiến trúc để đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ hàng hóa, năm 2012 doanh nghiệp đã mua thêm phương tiện vận tải nên
nguyên giá tài sản cố định tăng lên liên tục.
29
14.000.000.000
12.000.000.000
Đồng
10.000.000.000
8.000.000.000
TS Ngắn hạn
6.000.000.000
TS Dài hạn
4.000.000.000
2.000.000.000
0
2010
2011
2012
Năm
Hình 4.1: Biểu đồ khái quát về tình hình biến động tài sản qua ba năm
2010-2012
Mặt khác, việc mua thêm tài sản cố định cũng làm giá trị hao mòn lũy kế
tăng lên và vì vậy mà giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2012 giảm
so với năm 2011. Riêng khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang thì không đổi
qua ba năm là 207.086.450 đồng.
4.1.1.2 Phân tích biến động kết cấu tình hình tài sản qua ba năm
2010-2012
Qua bảng 4.2 ta có thể thấy trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp,
khoản tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 90%), với tỷ trọng 93%
vào năm 2010, 93,03% vào năm 2011 và 92,92% vào năm 2012 Trong khi đó,
tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp (dưới 10%) trong tổng tài sản của doanh
nghiệp tỷ trọng của khoản tài sản cố định chỉ chiếm 7% vào năm 2010, chiếm
6,97% vào năm 2011 và 7,08% vào năm 2012 cho ta thấy doanh nghiệp đa
phần đầu tư vào tài sản lưu động hơn. Khi xem xét từng khoản mục tài sản
ngắn hạn, ta thấy tỷ trọng này cao là do khoản hàng tồn kho chiếm tỷ lệ cao
trong tổng tài sản, cụ thể: 91,38% vào năm 2010, sang năm 2011 chiếm
80,43% và đến năm 2012 là 86,12%. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc
quay vòng vốn của doanh nghiệp nếu hàng tồn kho không giải quyết được.
Bên cạnh đó, một khoản mục cũng chiếm tỷ trọng khá cao, sau khoản
mục hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn là khoản trả trước cho người bán, cụ
thể là 0,88% vào năm 2010, sang năm 2011 tỷ trọng này tăng, chiếm 0,98% và
chiếm 1,23% vào năm 2012. Tình trạng tăng như vậy là không tốt vì doanh
nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải quản lý tốt hơn.
30
Bảng 4.2: Phân tích kết cấu tình hình tài sản của doanh nghiệp
Đơn vị tính: Đồng
Năm 2010
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu khác
Số tiền ( Đồng )
10.381.759.697
24.975.426
98.571.750
98.571.750
-
Năm 2011
Năm 2012
%
93,00
0,22
0,88
0,88
-
Số tiền ( Đồng)
12.259.585.262
1.324.723.993
128.644.281
127.273.753
1.370.528
%
93,03
10,05
0,98
0,98
0,01
Số tiền ( Đồng)
11.583.304.425
470.442.442
153.868.916
153.868.916
-
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Thuế GTGT được khấu trừ
2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước
3. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn
I. Tài sản cố định
1. Nguyên giá
10.200.747.219 91,38
10.200.747.219 91,38
57.465.302
0,51
21.443.120
0,19
36.022.182
0,32
781.717.011
7,00
781.717.011
7,00
1.572.723.302 14,09
10.599.943.047
10.599.943.047
206.273.941
901.306
205.372.635
918.782.206
918.782.206
842.825.782
80,43
80,43
1,57
0,01
1,56
6,97
6,97
6,40
2. Giá trị hao mòn lũy kế
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
II. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
-998.092.741
207.086.450
11.163.476.708
-1.131.130.026
207.086.450
13.178.367.468
-8,58
1,57
100
10.734.722.241 86,12
10.734.722.241 86,12
224.270.826
1,80
18.898.191
0,15
205.372.635
1,65
882.044.038
7,08
882.044.038
7,08
1.987.371.237 15,94
-1.312.413.649 10,53
207.086.450
1,66
12.465.348.463
100
-8,94
1,86
100
%
92,92
3,77
1,23
1,23
-
(Nguồn: trích từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2010-2012 của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân)
31
So sánh
2011/2010
0,03
9,83
0,09
0,10
-10,94
-10,94
So sánh
2012/2011
(0,10)
(6,28)
0,26
0,25
(0,01)
5,68
5,68
1,05
-0,19
0,23
0,14
-
1,24
-0,03
-0,03
-7,69
0,09
0,10
0,10
9,55
0,36
-0,28
(1,95)
0,09
-
0
0
-
Một khoản mục đáng chú ý trong tài sản ngắn hạn là khoản mục tiền và
các khoản tương đương tiền. Vào năm 2010, khoản mục này chiếm tỷ trọng
0,22%, sang năm 2011 tăng lên và chiếm tỷ trọng 10,05% trong tổng tài sản,
đến năm 2012 giảm xuống còn 3,77%. Nhìn chung, tỷ trọng của khoản mục
này khá thấp và sự tăng giảm đột biến qua các năm, vì vậy việc thiếu tiền để
thanh toán là rất cao.
7%
93%
Năm 2010
6,97%
TSản Ngắn hạn
93,03%
TSản Dài hạn
Năm 2011
7,08%
92,92%
Năm 2011
Hình 4.2: Biểu đồ kết cấu tài sản của doanh nghiệp qua ba năm
2010-2012
Giống như tài sản ngắn hạn, tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài
sản cũng có sự biến động tăng giảm qua 3 năm 2010-2012. Năm 2010 là 7%,
năm 2011 giảm 0,03% đạt 6,97% và đến năm 2012 tăng nhẹ lên 0,11% đạt
7,08%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp là doanh nghiệp thương mại nên chỉ
mua sắm tài sản cố định để phục vụ cho việc mua bán vật liệu xây dựng nên tỷ
trọng này trong tổng tài sản chiếm tỷ trọng không cao và không có biến động
nhiều.
Nhìn chung, tình hình cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn hiện nay
của doanh nghiệp thì tương đối ổn định, chênh lệch qua ba năm không biến
động nhiều.Với loại hình doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận thì tỷ
trọng tài sản ngắn hạn như trên xem như đã khá tốt.
32
4.1.2 Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp.
4.1.2.1 Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn của doanh nghiệp
qua ba năm 2010-2012.
Tài sản của công ty được hình thành từ hai nguồn từ nguồn vốn chủ sở
hữu và nợ phải trả. Chính vì vậy mà ta thấy phần giá tị tổng tài sản và tổng
nguồn vốn của doanh nghiệp có sự biến động tăng rồi lại giảm giống nhau.
Qua bảng 4.3 ta thấy, năm 2010, tổng nguồn vốn là 11.163.476.708 đồng, sang
năm 2011 tăng 2.014.890.760 đồng (tỷ lệ 18,05%) so với năm 2010. Tuy
nhiên, đến năm 2012 đã giảm 713.019.005 đồng (tỷ lệ giảm 5,41%) so với
năm 2011. Nguyên nhân là do khoản nợ phải trả có sự biến động tăng giảm
nhiều còn khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu thì có sự biến động nhẹ, cụ thể:
- Nợ phải trả: Năm 2010 là 1.199.221.714 đồng, sang năm 2011 tăng
1.856.366.947 đồng, tăng 154,8%, đến năm 2012 giảm 97.512.352 đồng, tỷ lệ
giảm 3,19% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sự biến động của các khoản
mục sau:
+ Vay ngắn hạn:
Năm 2010, doanh nghiệp không có vay khoản vay nào, sang năm 2011,
do lượng tiền trong doanh nghiệp còn quá ít, không đủ để mua thêm nhiều vật
liệu xây dựng đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và mua sắm
thêm máy móc, phương tiện vận tải phục vụ cho việc bán hàng nên doanh
nghiệp đã vay ngắn hạn ngân hàng là 1.650.000.000 đồng, chính vì vậy mà
lượng tiền trong doanh nghiệp tăng đáng kể so với năm 2010. Đến năm 2012,
vay ngắn hạn giảm xuống còn 1.350.000.000 đồng, giảm 18,18% so với năm
2011 là do trong năm doanh nghiệp làm ăn có lời nên đã trả những khoản vay
đến hạn cho ngân hàng và không có vay thêm khoản vay nào.
+ Phải trả cho nười bán:
Khoản mục này chiếm phần lớn trong nợ ngắn hạn của doang nghiệp và
có xu hướng tăng liên tục qua các năm, năm 2010 là 1.191.425.538 đồng, sang
năm 2011 là 1.382.390.378 đồng, tăng 16,03%, đến năm 2012 tăng
171.284.237 đồng (tỷ lệ12,39%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do doanh
nghiệp còn thiếu nợ người bán và mua hàng trả chậm. Điều này đã làm tăng
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thông qua việc chiếm dụng vốn của
khách hàng, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm uy tín của doanh
nghiệp do thiếu nợ quá lâu và sẽ gây khó khăn cho việc thu mua hàng hóa của
doanh nghiệp sau này.
33
Bảng 4.3 : Phân tích khái quát tính hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp qua 3 năm 2010-2012.
Đơn Vị Tính: Đồng
2011/2010
NGUỔN VỐN
2012/2011
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh Lệch
A. Nợ phải trả
1.199.221.714
3.055.588.661
2.958.076.309
1.856.366.947
154,80
(97.512.352)
(3,19)
I. Nợ ngắn hạn
1.199.221.714
3.055.588.661
2.958.076.309
1.856.366.947
154,80
(97.512.352)
(3,19)
0
1.650.000.000
1.350.000.000
1.650.000.000
(300.000.000)
(18,18)
1.191.425.538
1.382.390.378
1.553.674.615
190.964.840
171.284.237
12,39
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán
3. Người mua trả tiền trước
%
16,03
Chênh Lệch
%
-
-
-
-
-
-
-
7.796.176
23.198.283
54.401.694
15.402.107
197,56
31.203.411
134,51
5. Phải trả người lao động
-
-
-
-
-
-
-
6. Chi phí phải trả
-
-
-
-
-
-
-
II. Nợ dài hạn
-
-
-
-
-
-
-
B. Vốn chủ sở hữu
9.964.254.994
10.122.778.807
9.507.272.154
158.523.813
1,59
(615.506.653)
(6,08)
I. Vốn chủ sở hữu
9.964.254.994
10.122.778.807
9.507.272.154
158.523.813
1,59
(615.506.653)
(6,08)
1. Vốn đầu tư chủ sở hữu
9.000.000.000
9.000.000.000
9.000.000.000
0
0
0
0
964.254.994
1.122.778.807
507.272.154
158.523.813
16,44
(615.506.653)
(54,82)
11.163.476.708
13.178.367.468
12.465.348.463
2.014.890.760
18,05
(713.019.005)
(5,41)
4. Thuế và các khoản phải nộp
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(Nguồn: trích từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2010-2012 của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân)
34
+ Thuế và các khoản phải nộp
Khoản mục này cũng tăng lên liên tục qua 3 năm 2010-2012, từ năm
2010 là 7.796.176 đồng tăng 15.402.107 đồng (tỷ lệ tăng 197,56%) vào năm
2011, đến năm 2012 tăng 31.203.411 đồng (tỷ lệ134,51%). Nguyên nhân là do
trong năm 2011 số lượng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp tăng nên số thuế
giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng tăng lên, đến
năm 2012 do số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng 17.976.170 đồng
nên đã làm cho khoản thuế và các khoản phải nôp tăng lên.
12.000.000.000
10.000.000.000
Đồng
8.000.000.000
Nợ Phải trả
6.000.000.000
Vốn chủ sở hữu
4.000.000.000
2.000.000.000
0
2010
2011
2012
Năm
Hình 4.3: Biểu đồ khái quát về tình hình biến động nguồn vốn qua ba
năm 2010-2012
- Nguồn vốn chủ sở hữu:
Cũng giống như nợ phải trả, khoản mục này cũng có sự biến động
tăng giảm qua 2 năm và không có một xu hướng nhất định, cụ thể: năm 2010
là 9.964.254.994 đồng, qua năm 2011 tăng nhẹ 158.523.813 đồng, tỷ lệ tăng
1,5% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì vốn chủ sở hữu lại giảm
xuống 615.506.653 đồng còn 9.507.272.154 đồng (tỷ lệ 6,08%) so với năm
2011. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối vì vốn đầu tư chủ sở hữu vẫn cố định qua ba năm là 9.000.000.000 đồng.
Như vậy, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng hay giảm phụ thuộc vào việc
kinh doanh của doanh nghiệp lời hay lỗ.
4.1.2.2 Phân tích kết cấu tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp.
35
Bảng 4.4: Phân tích kết cấu tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp qua ba năm 2010-2012
Đơn vị tính: Đồng
Năm 2010
NGUỒN VỐN
Số tiền (đồng)
Năm 2011
%
Số tiền (đồng)
Năm 2012
%
Số tiền ( đồng)
So sánh
%
2011/2010
2012/2011
A. Nợ phải trả
1.199.221.714
10,74
3.055.588.661
23,19
2.958.076.309
23,73
12,44
0,54
I. Nợ ngắn hạn
1.199.221.714
10,74
3.055.588.661
23,19
2.958.076.309
23,73
12,44
0,54
-
1.650.000.000
12,52
1.350.000.000
10,83
-
10,67
1.382.390.378
10,49
1.553.674.615
12,46
1. Vay ngắn hạn
-
2. Phải trả cho người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp
1.191.425.538
7.796.176
0,07
23.198.283
0,18
54.401.694
-
(1,69)
-0,18
-
0,44
1,97
-
0,11
0,26
5. Phải trả người lao động
-
-
-
-
-
-
-
-
6. Chi phí phải trả
-
-
-
-
-
-
-
-
II. Nợ dài hạn
-
-
-
-
-
-
-
-
B. Vốn chủ sở hữu
9.964.254.994
89,26
10.122.778.807
76,81
9.507.272.154
76,27
(12,44)
(0,54)
I. Vốn chủ sở hữu
9.964.254.994
89,26
10.122.778.807
76,81
9.507.272.154
76,27
(12,44)
(0,54)
1. Vốn đầu tư chủ sở hữu
9.000.000.000
80,62
9.000.000.000
68,29
9.000.000.000
72,20
(12,33)
3,91
964.254.994
8,64
1.122.778.807
8,52
507.272.154
4,07
(0,12)
(4,45)
11.163.476.708
100
13.178.367.468
100
12.465.348.463
100
0
0
2. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN (440=300+400)
(Nguồn: trích từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2010-2012 của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân)
36
* Nhận xét:
Qua bảng phân tích 4.4 ta thấy tỷ trọng của khoản mục vốn chủ sở hữu
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn (hơn 75%), nhưng tỷ trọng này lại giảm
dần qua ba năm liên tiếp, cụ thể:
Vào năm 2010, tỷ trọng của khoản vốn chủ sở hữu là 9.964.254.994
đồng chiếm 89,26% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2011 giảm xuống còn
76,81%, giảm 12,44% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 0,54% so với năm
2011. Nguyên nhân là do tỷ trọng của khoản nợ phải trả tăng 12,44% mặc dù
lợi nhuận sau thuế năm 2011 có tăng so với năm 2010 nhưng tỷ trọng này đã
giảm 0,12% trong tổng nguồn vốn.
Năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm 507.272.154 đồng đã làm tỷ trọng
của khoản mục này giảm 4,45% so với năm 2011 trong cơ cấu tổng nguồn
vốn, trong khi khoản mục vốn đầu tư chủ sở hữu không thay đổi qua ba năm
2010, 2011, 2012 thể hiện nguồn vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm còn phụ
thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lời hay lỗ.
10,74
89,26
Năm 2010
23,19%
76,81%
Nguồn vốn chủ sở hữu
Năm 2011
76,27%
Nợ phải trả
23,73%
Năm 2012
Hình 4.4: Biểu đồ kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp qua ba năm
2010-2012.
37
Xét về khoản Nợ phải trả : khoản mục này chiếm tỷ trọng tăng dần qua
ba năm liên tục: năm 2010 chiếm 10,74% trong tổng nguồn vốn, đến năm
2011 tăng 12,44%, chiếm 23,19% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2012 tăng
nhẹ 0,54% và chiếm 23,73%. Trong đó:
+ Khoản phải trả cho người bán năm 2010 chiếm 10,67% trong tổng
nguồn vốn, năm 2011 chiếm 10,49%, giảm 0,18% so với năm 2010, dến năm
2012 là 12,46%, tăng 1,97% so với năm 2011.
+ Khoản Thuế và các khoản phải nộp vào năm 2010 chiếm 0,07%
trong tổng nguồn vốn, năm 2011 là 0,18%, tăng 0,11% so với năm 2010, sang
năm 2012 là 0,44%, tăng 0,26% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong
năm 2011 số lượng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp tăng nên số thuế giá trị
gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng tăng lên và tỷ trọng này
tăng 0,44% trong tổng nguồn vốn so với năm 2010, đến năm 2012 do số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng 17.976.170 đồng nên tỷ trọng của khoản
thuế và các khoản phải nộp tiếp tục tăng 0,26% và chiếm 0,44% trong tổng
nguồn vốn.
4.2. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
Qua bảng 4.5 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
qua ba năm 2010-2012 có nhiều biến động, cụ thể: lợi nhuận sau thuế năm
2010 là 57.284.409 đồng,, sang năm 2011 tăng 101.239.404 đồng ( tỷ lệ tăng
63,86%) nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống đáng kể và lỗ 615.506.653
đồng. Để tìm hiểu nguyên nhân, ta tiến hành phân tích sự biến động của các
khoản mục trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua ba năm 2010-2012:
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: vào năm 2010 là
14.894.582.902 đồng, năm 2011 tăng 1.443.532.804 đồng (tỷ lệ tăng 8,84%)
và đến năm 2012 giảm 4.570.979.561 đồng (tỷ lệ giảm 27,98%). Nguyên nhân
là do vào năm 2011, doanh nghiệp đã vay ngắn hạn ngân hàng để mua rất
nhiều loại sản phẩm để phục vụ cho người tiêu dùng và có phòng trưng bày
các sản phẩm bán ra phù hợp với thị hiếu của khách hàng nên số lượng hàng
hóa bán ra năm 2011 tăng nhiều so với năm 2010 nhưng đến năm 2012, doanh
nghiệp vẫn chưa cải tiến được mẫu mã hàng hóa và chỉ nhập hàng với những
mẫu quen thộc trong khi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng đa dạng
hơn so với năm 2011 nên số lượng bán ra cũng vì vậy mà giảm đi.
Qua ba năm, doanh nghiệp không có phát sinh các khoản giảm trừ doanh
thu nên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
chính là doanh thu thu được.
38
Bảng 4.5: Phân tích xu hướng biến động của kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm
Đơn vị tính: Đồng
So sánh 2011/2010
CHỈ TIÊU
1. Doanh thu thuần
2. Các khoản làm giảm trừ doanh thu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
14.894.582.902 16.338.115.706 11.767.136.145
-
-
-
Chênh lệch
1.443.532.804
-
%
9,69
-
So sánh 2012/2011
Chênh lệch
(4.570.979.561)
-
%
(27,98)
-
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
14.894.582.902 16.338.115.706 11.767.136.145
1.443.532.804
9,69
(4.570.979.561)
(27,98)
4. Gíá vốn hàng bán
13.928.475.977 14.919.927.158 10.781.053.267
991.451.181
7,12
(4.138.873.891)
(27,74)
452.081.623
46,79
(432.105.670)
(30,47)
5. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
966.106.925
1.418.188.548
6. Doanh thu hoạt động tài chính
-
7. Chi phí tài chính
-
217.410.866
352.932.500
217.410.866
-
135.521.634
62,33
-
217.410.866
352.932.500
217.410.866
-
135.521.634
62,33
- Trong đó: CP lãi vay
-
986.082.878
-
-
-
-
8. Chi phí quản lý DN
889.727.713
1.008.627.606
1.211.267.535
118.899.893
13,36
202.639.929
20,09
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
889.727.713
192.150.076
(578.117.157)
333.181.730
436,22
(634.745.599)
(154,98)
10. Thu nhập khác
-
-
62.700.000
-
-
62.700.000
-
11. Chi phí khác
-
-
100.089.496
-
-
100.089.496
-
-
(37.389.496)
-
-
(37.389.496)
12. LN khác
13. Tổng LN kế toán trước thuế
76.379.212
192.150.076
(615.506.653)
115.770.864
151,57
(807.656.729)
14. Thuế TNDN
19.094.803
33.626.263
-
14.531.460
76,1
33.626.263
15. LN sau thuế TNDN
57.284.409
158.523.813
(615.506.653)
101.239.404
176,73
(774.030.466)
(Nguồn: trích từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2010-2012 của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân)
39
(420,33)
(488,27)
- Giá vốn hàng bán: luôn biến động cùng với số lượng hàng hóa bán ra
nhưng ta thấy chênh lệch giữa giá vốn và doanh thu không nhiều, cụ thể: vào
năm 2010 là 13.928.475.977 đồng, sang năm 2011 tăng 991.451.181 đồng,
tương ứng với 7,12%, đến năm 2012 lại giảm xuống chỉ còn 10.781.053.267
đồng, giảm 27,74% so với năm 2011, nguyên nhân là do giá vốn biến động
theo số lượng hàng hóa bán ra và chi phí thu mua, vận chuyển vật liệu còn
cao.
Do doanh thu và giá vốn của doanh nghiệp qua ba năm không chênh
lệch nhiều nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp cũng không chênh lệch nhiều so với doanh thu thu được mà chỉ phụ
thuộc vào số lượng bán ra, năm 2010 là 966.106.925 đồng, năm 2011 là
1.418.188.548 đồng, tăng 46,79% so với năm 2010, năm 2012 là 986.082.878
đồng, giảm 30,47% so với năm 2011.
- Chi phí tài chính:
Chi phí tài chính của doanh nghiệp chính là chi phí lãi vay. Năm 2011,
do phải đầu tư mua sắm nguyên liệu, tài sản cố định phục vụ cho công tác bán
hàng và trang trải chi phí nên doanh nghiệp đã đi vay ngắn hạn ngân hàng
217.410.866 đồng, đến năm 2012 do năm 2011 doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh có hiệu quả nên doanh nghiệp đã vay thêm, vì vậy mà chi phí lãi vay
của doanh nghiệp năm 2012 tăng 135.521.634 đồng so với năm 2011, riêng
năm 2010 thì không có khoản này.
- Chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp tăng qua ba năm liên tục:
năm 2010 là 889.727.713 đồng, đến năm 2011 là 1.008.627.606 đồng, tăng
13,36% và sang năm 2012 lại tăng 202.639.929 đồng, tương ứng với tăng
20,09% so với năm 2011 chủ yếu là các khoản mục về tiền điện, tiền nước,
điện thoại,.... Chi phí này tăng liên tục sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp
giảm xuống nên cần phải có biện pháp quản lý phù hợp.
- Thu nhập khác và chi phí khác của doanh nghiệp chỉ phát sinh vào
năm 2012, cụ thể: thu nhập khác là 62.700.000 đồng, chủ yếu là các khoản thu
về khuyến mãi do doanh nghiệp mua hàng hóa với số lượng lớn. Chi phí khác
của doanh nghiệp lên đến 100.089.496 đồng, nguyên nhân là do doanh nghiệp
nộp chậm thuế GTGT nên đã bị truy thu thuế và bắt nộp phạt.
Tóm lại: Năm 2011 là năm mà doanh nghiệp tư nhân Lê Quân hoạt
động có hiệu quả nhất trong ba năm 2010-2012. Năm 2012, do doanh nghiệp
đầu tư thêm lĩnh vực khác nên làm cho doanh nghiệp thua lỗ, cộng với chi phí
quản lý kinh doanh, chi phí lãi vay của doanh nghiệp năm 2012 tăng cao hơn
so với năm 2011 nên doanh nghiệp đã lỗ nặng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có
chính sách tiết kiệm chi phí.
4.3 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN
4.3.1 Cân đối 1
Tiền + Hàng tồn kho + TSCĐ = Nguồn vốn chủ sở hữu
(VẾ TRÁI)
(VẾ PHẢI)
40
Bảng 4.6: Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn qua quan hệ cân
đối 1
Đơn Vị Tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Vế trái (VT)
11.007.439.656
12.843.449.246
12.087.208.721
Vế phải (VP)
9.964.254.994
10.122.778.807
9.507.272.154
1.043.184.662
2.720.670.439
2.579.936.567
Chênh lệch
( VT-VP)
* Nhận xét:
Qua thực tế tài chính của doanh nghiệp cho thấy cả 3 năm doanh nghiệp
đều ở tình trạng thiếu vốn:
Năm 210 thiếu: 1.043.184.662 đồng.
Năm 2011 thiếu: 2.720.670.439 đồng.
Năm 2012 thiếu: 2.579.936.567 đồng.
Như vậy, doanh nghiệp không thể tài trợ tất cả tài sản của mình bằng
nguồn vốn chủ sở hữu mà phải đi vay hoặc đi chiếm dụng vốn để tài trợ. Năm
2011 so với năm 2010 tăng lên 1.677.485.777 đồng. Đến năm 2012 mức
chiếm dụng giảm xuống 140.733.872 đồng so với năm 2011, cho thấy doanh
nghiệp đã sử dụng hợp lý nguồn vốn của mình.
4.3.2 Cân đối 2.
( VẾ TRÁI)
(VẾ PHẢI)
Tiền + Hàng tồn kho + Đầu tư ngắn hạn và dài hạn = Nguồn vốn chủ
sở hữu + Các khoản vay
Bảng 4.7: Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn qua quan hệ cân
đối 2
Đơn Vị Tính: Đồng
CHỈ TIÊU
Vế trái (VT)
Vế phải (VP)
Chênh lệch
( VT-VP)
Năm 2010
Năm 2011
11.007.439.656 12.843.449.246
9.964.254.994 10.122.778.807
1.043.184.662
2.720.670.439
Năm 2012
12.087.208.721
9.507.272.154
2.579.936.567
* Nhận xét:
Cân đối này thể hiện năm 2011 doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt, hoạt
động sản xuất kinh doanh được phát triển mở rộng nhưng doanh nghiệp đang
trong tình trạng thiếu vốn để mở rộng kinh doanh nên phải đi vay thêm vì
nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã không đủ bù đắp cho tài sản cố
định và tài sản lưu động hiện có của doanh nghiệp như phân tích ở cân đối 1
cả ba năm. Số vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp giảm qua hai năm 201041
2011, cụ thể năm 2010 là 261.467.651 đồng, năm 2011 là 151.888.233 đồng,
giảm 109.579.418 đồng so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 số vốn chiếm
dụng của doanh nghiệp lại tăng lên 196.004.296 đồng so với năm 2011 biểu
hiện tình trạng doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
4.4 PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
4.4.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán
4.4.1.1 Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà
hiện doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ ngắn hạn,
nợ dài hạn,...)
Bảng 4.8: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Tổng tài sản
Đồng
Tổng nợ phải trả
Đồng
Hệ số thanh toán
tổng quát
Lần
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
11.163.476.708 13.178.367.468 12.465.348.463
1.199.221.714
3.055.588.661
2.958.076.309
9,31
4,31
4,21
* Nhận xét:
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong
ba năm 2010-2012 có chiều hướng giảm,cụ thể:
Năm 2010, một đồng nợ được đảm bảo bằng 9,31 đồng tài sản, nhưng
đến năm 2011, một đồng nợ chỉ đảm bảo cho 4,31 đồng tài sản và lại giảm
xuống 4,21 đồng vào năm 2012. Nguyên nhân là do vào năm 2011 việc vay
ngắn hạn ngân hàng 1.650.000.000 đồng đã góp phần làm tổng nợ phải trả
tăng đến 154,8%, so với năm 2010. Cũng vì vậy mà lượng tiền lưu thông của
doanh nghiệp tăng lên đến 5204,11%, doanh nghiệp cũng đã mua sắm thêm xe
tải, nhà trưng bày và máy tính xách tay để phục vụ cho công tác bán hàng nên
đã làm giá trị tổng tài sản tăng 2.014.890.760 đồng (tỷ lệ 18,05%) so với năm
2010. Trong khi đó, điều này làm giảm hệ số thanh toán tổng quát xuống 5%.
Đến năm 2012, sau một năm tăng giá trị tổng tài sản và tổng nợ phải trả thì nó
lại giảm xuống tương ứng là 5,41% và 3,19% so với năm 2011 làm hệ số
thanh toán tổng quát của doanh nghiệp vào năm 2012 giảm xuống 2,29% so
với năm trước, thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó
khăn. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp qua
ba năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa tài sản để thanh
toán nợ phải trả, là nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay dài hạn.
4.4.1.2 Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Khả năng thanh toán
hiện hành).
Một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp
được sử dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán hiện hành.
42
Qua bảng 4.9 ta thấy hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp vào năm 2010 là 8,66 lần, có nghĩa là với một đồng nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 8,66 đồng tài sản ngắn hạn
Năm 2011, một đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 4,01 đồng tài
sản ngắn hạn, giảm 53,65% so với năm 2010. Đến năm 2012 lại giảm xuống
chỉ còn 3,92 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn, giảm
2,4% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011, doanh nghiệp đã vay
ngắn hạn ngân hàng 1.650.000.000 đồng đã làm tổng nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp tăng lên khá cao: 3.055.588.661 đồng so với năm 2010 tăng 154,8%
trong khi tổng tài sản ngắn hạn năm 2011 chỉ tăng 1.877.825.565 đồng, tương
ứng với 18,09%.
Bảng 4.9: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Tổng tài sản
ngắn hạn
Đồng
Tổng nợ ngắn
hạn
Đồng
Hệ số thanh
toán hiện hành
Lần
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
10.381.759.697 12.259.585.262 11.583.304.425
1.199.221.714
3.055.588.661
2.958.076.309
8,66
4,01
3,92
Còn năm 2012 do vay ngắn hạn giảm 300.000.000 đồng nên giá trị tổng
tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đều giảm so với năm 2011
đã làm hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm so với năm 2011.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp giảm liên tục nhưng
vẫn lớn hơn 1, doanh nghiệp vẫn còn đủ khả năng thanh toán.
4.4.1.3 Hệ số thanh toán nhanh.
Các tài sản mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành
tiền. Khả năng thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những TSNH có thể
nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn
kho, vì hàng tồn kho là tài sản khó chuyển đổi thành tiền, nhất là hàng ứ đọng,
chúng khó chuyển đổi bằng tiền mặt và đẽ bị lỗ nếu được bán.
Bảng 4.10: Hệ số thanh toán nhanh
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Tài sản ngắn hạn –
Hàng tồn kho
Đồng
Nợ ngắn hạn
Đồng
Hệ số thanh toán
nhanh
Năm 2010
Năm 2011
181.012.480 1.659.642.220
Năm 2012
848.582.184
1.199.221.714 3.055.588.661 2.958.076.309
Lần
0,15
43
0,54
0,29
* Nhận xét:
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp có sự biến động qua ba
năm: năm 2010 là 0,15 lần, sang năm 2011 doanh nghiệp đã vay ngân hàng
1.650.000.000 đồng làm cho lượng tiền lưu thông và khoản vay ngắn hạn tăng
lên làm hệ số thanh toán nhanh tăng 0,35 lần so vo với năm 2010 đến năm
2012 lượng hàng tồn kho tăng hơn so với năm 2011 trong khi lượng tiền trong
doanh nghiệp giảm xuống 64,49% nên hệ số này lại giảm 0,26 lần so với năm
2011. Vì vậy, vào năm 2010 và năm 2012 có thể là năm gặp khó khăn cho
doanh nghiệp trong việc thanh toán công nợ khi hàng tồn kho không giải quyết
được, do đó có thể xảy ra khả năng bán gấp hàng hoá để trang trải cho các
khoản công nợ. Vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp giảm lương hàng tồn
kho và nợ ngắn hạn xuống.
4.4.1.4 Khả năng thanh toán bằng tiền.
Bảng 4.11: Khả năng thanh toán bằng tiền qua ba năm 2010-2012
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Tiền
Đồng
Nợ ngắn hạn
Đồng
Hệ số thanh
toán bằng tiền
Lần
Năm 2010
Năm 2011
24.975.426 1.324.723.993
Năm 2012
470.442.442
1.199.221.714 3.055.588.661 2.958.076.309
0,02
0,43
0,16
* Nhận xét:
Qua tính toán trên ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp
qua ba năm là rất thấp. Nguyên nhân là lượng tiền mặt so với nợ ngắn hạn
thấp hơn rất nhiều. Vào năm 2010, hệ số thanh toán bằng tiền của doanh
nghiệp là 0,02 lần, tức là một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ đươc
đảm bảo thanh toán ngay bởi 0,02 đồng tài sản ngắn hạn mà cụ thể là tiền và
các khoản tương đương tiền. Năm 2011, hệ số này tăng lên 0,43 lần, tăng
2067,71% so với năm 2010, nguyên nhân là do lượng tiền của doanh nghiệp
vào năm 2011 tăng lên rất nhiều. Đến năm 2012, hệ số này giảm xuống còn
0,16 lần so với năm 2011 cho ta thấy khả năng thanh toán bằng tiền của doanh
nghiệp đã giảm, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Do
đó, doanh nghiệp cần dự trữ nhiều tiền hơn để tránh rủi ro thiếu tiền thanh
toán.
4.4.1.5 Khả năng thanh toán lãi vay.
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lãi
thuần trước thuế. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho
chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền lãi vay ở mức độ nào.
Hệ số thanh toán lãi vay dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do
sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi
vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và
đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không.
44
Bảng 4.12: Khả năng thanh toán lãi vay qua ba năm 2010-2012
Đơn vị
tính
Năm 2010
Năm 2011
Thu nhập trước thuế
và lãi vay
Đồng
76.379.212
409.560.942 (262.574.153)
Chi phí lãi vay
Đồng
0
217.410.866
352.932.500
Lần
0
1,88
(0,74)
Chỉ tiêu
Hệ số thanh toán lãi
vay
Năm 2012
* Nhận xét:
Qua tính toán ta thấy hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty qua
ba năm có chiều hướng sụt giảm. Cụ thể: vào năm 2010, thu nhập trước thuế
và lãi vay của doanh nghiệp là: 76.379.212 đồng, doanh nghiệp không có chi
phí lãi vay. Sang năm 2011, thu nhập trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp
là: 409.560.942 đồng, tăng 333.181.730 đồng so với năm 2010 (tỷ lệ tăng
436,22%), chi phí lãi vay là: 217.410.866 đồng và hệ số thanh toán lãi vay của
doanh nghiệp là 1,88 lần có nghĩa là một đồng chi phí lãi vay được đảm bảo
thanh toán bởi 1,88 đồng lợi nhuận của doanh nghiệp. Hệ số này lớn hơn 1
nên khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp là rất lớn. Nhưng đến năm
2012, thu nhập trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp là: 262.574.153 đồng
chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, trong khi đó chi phí lãi vay là
352.932.500 đồng làm cho hệ số thanh toán lãi vay giảm xuống là 0,74 lần.
Như vậy, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn và rất khó
có khả năng thanh toán lãi vay.
4.4.2 Các tỷ số về khả năng hoạt động.
4.4.2.1 Vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp sử
dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.
Số vòng hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá bình quân luân chuyển
trong kỳ. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc
kinh doanh được đánh giá càng tốt.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình một
vòng quay hàng tồn kho. Số ngày trong một năm thường là 360 ngày.
45
Bảng 4.13: Số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp qua ba năm 20102012
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Giá vốn hàng bán
Đồng
13.928.475.977 14.919.927.158 10.781.053.267
Hàng tồn kho
Đồng
9.923.471.297 10.400.345.133 10.690.498.157
Số vòng quay hàng
tồn kho
Vòng
Số ngày 1 vòng
quay hàng tồn kho
Ngày
1,4
1,43
1,01
257,14
251,75
356,44
* Nhận xét:
Qua tính toán trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp
có sự biến động tăng giảm qua ba năm, cụ thể vào năm 2010, vòng quay hàng
tồn kho là 1,4 vòng, tương ứng với 257 ngày cho một vòng. Sang năm 2011 là
1,43 vòng, tương ứng với 251 ngày cho một vòng. Vòng quay hàng tồn kho
tăng lên tương ứng với kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm xuống, có nghĩa là
thời gian để sản phẩm tronng kho giảm xuống. Điều này rất tốt vì doanh
nghiệp kinh doanh mặt hàng vật tư, xây dựng nên nếu để quá lâu sẽ dễ bị biến
chất, hư hỏng. Tuy nhiên, đến năm 2012, vòng quay hàng tồn kho của doanh
nghiệp lại giảm xuống chỉ còn 1,01 vòng, tương ứng với 357 ngày cho một
vòng, vì vậy doanh nghiệp đang ứ đọng hàng tồn kho nhiều nên doanh nghiệp
cần phải có biện pháp khắc phục.
4.4.2.2 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán
ra được thu hồi. Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu
và cho ta biết từ ngày phát sinh các khoản phải thu đến khi doanh nghiêp thu
tiền về phải mất bao nhiêu ngày. Tỷ số này càng thấp thì thới gian thu hồi các
khoản phải thu càng ngắn, hiệu quả quản lý các khoản phải thu càng cao.
Qua số liệu bảng 4.14 ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng dần
qua ba năm liên tục và vòng quay các khoản phải thu bình quân giảm xuống,
cho ta thấy việc thu hồi nợ của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Cụ thể:
Năm 2010 kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp là 1,53 vòng, số ngày
thu tiền bình quân là 241,56 vòng , sang năm 2011 kỳ thu tiền bình quân là 2,5
vòng, tăng 0,97 vòng so với năm 2010, số ngày thu tiền bình quân là 143,81
vòng, giảm 97,75 ngày so với năm 2010.
46
Bảng 4.14: Kỳ thu tiền bình quân kho của doanh nghiệp qua ba năm
2010-2012
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Doanh thu thuần
Đồng
14.894.582.902 16.338.115.706 11.767.136.145
Số dư bình quân
khoản phải trả
Đồng
61.660.875
113.608.015
227.216.031
Doanh thu bình
quân ngày
Đồng
40.364.723
45.383.654
32.686.489
Kỳ thu tiền bình
quân
Vòng
1,53
2,5
6,95
Vòng quay các
khoản phải thu
bình quân
Vòng
241,56
143,81
51,79
Đến năm 2012, kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp là 6,95 kỳ, tăng
4,45 kỳ so với năm 2011, số ngày thu tiền bình quân là 51,79 ngày, giảm
92,02 ngày so với năm 2011. Nhìn chung, khả năng quản lý các khoản phải
thu của doanh nghiệp còn thấp thể hiện ở kỳ thu tiền bình quân càng tăng qua
ba năm 2010-2012. Vì vậy, doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý bằng một
số biện pháp như: qui định thời gian trả nợ cho khách hàng và tính lãi cho các
khoản phải thu đã quá hạn.
4.4.2.3 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Tỷ số này nói lên một đồng Nguyên giá TSCĐ tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu. Qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng TSCĐ ở doanh
nghiệp.
Bảng 4.15: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp qua ba năm
2010-2012.
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Doanh thu thuần
Đồng
Nguyên giá tài sản
cố định bình quân
Đồng
Hiệu suất sử dụng
TSCĐ
Lần
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
14.894.582.902 16.338.115.706 11.767.136.145
1.572.723.302
1.707.774.542
1.915.098.510
9,47
9,57
6,14
* Nhận xét:
Qua tính toán ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng vào năm
2010-2011 không có biến động nhiều, nào năm 2010 là 9,47 lần, có nghĩa là
một đồng nguyên giá TSCĐ sẽ tạo ra 9,47 đồng doanh thu, qua năm 2011 là
9,57 lần, tăng 0,1 lần so với năm 2010 là do doanh thu thuần tăng
1.443.532.804 đồng, tăng 9,69% so với năm 2010 và nguyên giá TSCĐ tăng
47
135.051.240 đồng. Đến năm 2012, hiệu suất sử dụng TSCĐ là 6,14 lần, giảm
3,42 lần so với năm 2011, nguyên nhân là do doanh nghiệp đầu tư, mua sắm
mới TSCĐ nên chưa khai thác hết công suất. Nhưng nhìn chung, hiệu suất sử
dụng TSCĐ của doanh nghiệp là khá tốt cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng có
hiệu quả tài sản của mình.
4.4.3 Các tỷ số quản trị nợ và tỷ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn, dài
hạn
4.4.3.1 Các tỷ số quản trị nợ:
Hệ số nợ (HN ) và hệ số vốn chủ sở hửu (HCSH ) là hai tỷ số quan trọng
nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn.
Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng
được hình thành từ nợ bên ngoài.
Hệ số vốn chủ sở hữu đo lường sự đóng góp của vốn chủ sở hửu trong
tổng vốn hiện nay của doanh nghiệp.
Từ bảng 4.16, ta thấy năm 2010 thì trong một đồng vốn kinh doanh có
0,11 đồng được hình thành từ nợ phải trả và 0,89 đồng được hình thành từ vốn
chủ sở hữu. Sang năm 2011 thì trong một đồng vốn kinh doanh có 0,24 đồng
được hình thành từ nợ phải trả và 0,76 đồng hình thành từ vốn chủ sở hữu.
Nguyên nhân là do trong năm 2011 vốn chủ sở hữu có tăng nhưng chỉ tăng
1,59% trong khi nợ phải trả tăng 154,8%, tổng tài sản tăng 18,05% điều này
làm cho hệ số nợ tăng nên dẫn đến hệ số vốn chủ sở hữu giảm đi.
Bảng 4.16: Tỷ số quản trị nợ của doanh nghiệp qua ba năm 2010-2012
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Nợ phải trả
Đồng
1.199.221.714
3.055.588.661
2.958.076.309
Vốn chủ sở hữu
Đồng
9.964.254.994 10.122.778.807
9.507.272.154
Tổng tài sản
Đồng
11.163.476.708 13.178.367.468 12.465.348.463
Hệ số nợ
%
11
23
24
Hệ số vốn chủ sở
hữu
%
89
77
76
Đến năm 2012 thì một đồng vốn kinh doanh có 0,24 đồng được hình
thành từ nợ phải trả và 0,76 đồng hình thành từ vốn chủ sở hữu. Nhìn chung,
hệ số nợ, hệ số chủ sở hữu của doanh nghiệp qua ba năm đều nhỏ hơn 1 và nợ
phải trả của doanh nghiệp nhỏ hơn vốn chủ sở hữu bỏ ra cho thấy doanh
nghiệp luôn đảm bảo khả năng thanh toán bằng chính nguồn vốn chủ sở hữu
của mình.
4.4.3.2 Tỷ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp
Đây là một dạnh tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một
đồng vốn kinh doanh thì dành bao nhiêu để hình thành tài sản lưu động, còn
bao nhiêu để đầu tư vào tài sản cố định.
48
Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cho biết cứ một đồng đầu tư vào tài sản
dài hạn thì dành bao nhiêu đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
Bảng 4.17: Tỷ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp qua
ba năm 2010-2012
Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Tài sản ngắn hạn
Đồng
Tài sản dài hạn
Đồng
Tổng tài sản
Đồng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
10.381.759.697 12.259.585.262
781.717.011
11.583.304.425
918.782.206
882.044.038
11.163.476.708 13.178.367.468
12.465.348.463
A
%
93
93
93
B
%
7
7
7
Ghi chú: A :Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn
B: Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn
* Nhận xét:
Như vậy, qua bảng tính toán trên ta thấy trong một đồng vốn kinh doanh
thì hầu như doanh nghiệp dành để đầu tư vào tài sản lưu động. Năm 2010 thì
trong một đồng vốn kinh doanh nghiệp đã dành 0,93 đồng hình thành tài sản
lưu động và chỉ có 0,07 đồng hình thành TSCĐ. Hai tỷ suất này đều không có
biến động qua ba năm, cho thấy doanh nghiệp luôn có sự đầu tư ổn định về tài
sản của doanh nghiệp mình.
Trong năm 2010 trong một đồng đầu tư vào tài sản dài hạn thì doanh
nghiệp đã dành 13,28 đồng để đầu tư vào tài sản ngắn hạn, năm 2011 là 13,34
đồng được đầu tư vào tài sản ngắn hạn và năm 2011 là 13,13 đồng đươc đầu tư
vào tài sản ngắn hạn khi chỉ có một đồng được đầu tư vào tài sản dài hạn.
Nhìn chung cơ cấu tài sản của doanh nghiệp không có biến động nhiều.
4.4.4 Các tỷ số khả năng sinh lời
4.4.4.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần hay doanh lợi
doanh thu (ROS)
Tỷ số này phản ảnh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần
trăm lợi nhuân thuần (lợi nhuận sau thuế). Có thể sử dụng nó so sánh với tỷ số
của các năm trước đây hay với doanh nghiệp khác.
Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh
hưởng của chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
49
Bảng 4.18: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của doanh nghiệp qua
ba năm 2010-2012
Đơn vị
tính
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Lợi nhuận sau
thuê
Đồng
57.284.409
158.523.813
(615.506.653)
Doanh thu thuần
Đồng
Chỉ tiêu
ROS
%
14.894.582.902 16.338.115.706 11.767.136.145
0,38
0,97
(5,23)
* Nhận xét:
Qua tính toán ta thấy tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp đều nhỏ hơn 1 thể
hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không cao, cụ thể:
Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,38%, có nghĩa là cứ một đồng
doanh thu thuần thì có 0,38% lợi nhuần thuần.
Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,97%, có nghĩa là cứ một đồng
doanh thu thuần thì có 0,97% lợi nhuận thuần, tăng 152,28% so với năm 2010.
Nguyên nhân là do năm 2011, doanh nghiệp hoat động có hiệu quả, lợi nhuận
sau thuế tăng 176,73% so với năm 2010, là dấu hiệu tốt thể hiện doanh nghiệp
kinh doanh có chiều hướng đi lên.
Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là -5,23%, giảm 1612,33% so với
năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, doanh thu giảm 4.570.979.561 đồng,
lợi nhuận sau thuế cũng giảm 488,27% so với năm 2011, điều này sẽ ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
4.4.4.2 Tỷ suất lợi nhuần thuần trên vốn chủ sở hữu hay doanh lợi
vốn chủ sở hữu.
Là tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để đánh giá tình
hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp là suất sinh lời của vốn chủ sở
hữu.
Bảng 4.19: Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp qua
ba năm 2010-2012.
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Lợi nhuận sau
thuế
Đồng
Vốn chủ sở hữu
bình quân
Đồng
ROE
%
Năm 2010
57.284.409
Năm 2011
Năm 2012
158.523.813
(615.506.653)
9.935.612.790 10.043.516.901
9.815.025.481
0,58
1,58
(6,27)
Qua tính toán ta thấy, trong ba năm 2010-2012, tỷ suất lợi nhuận thuần
trên vốn sở hữu của doanh nghiệp có nhiều biến động:
50
Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn sở hữu là 0,58%, có nghĩa là
cứ một đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra được 0,58 đồng lợi nhuận.
Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn sở hữu là 1,58%, có nghĩa là
cứ một đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra được 1,58 đồng lợi nhuận, tăng 1% so với
năm 2010, thể hiện doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ
đông và vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình
huy động vốn, mở rộng quy mô.
Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn sở hữu là -6,27%, giảm
7,85% so với năm 2011, cho ta thấy doanh nghiệp đã sử dụng vốn không đạt
hiệu quả, vì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn nên
cần có chính sách khắc phục.
4.4.4.3 Tỷ suất doanh lợi tài sản.
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lợi của một
đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Bảng 4.20: Tỷ suất doanh lợi tài sản của doanh nghiệp qua ba năm 2010-2012
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Lợi nhuận
sau thuế
Đồng
Tổng tài sản
bình quân
Đồng
ROA
%
Năm 2010
57.284.409
Năm 2011
158.523.813
Năm 2012
(615.506.653)
11.756.036.718 12.170.922.088 12.821.857.966
0,49
1,3
(4,8)
* Nhận xét:
Cũng như tỷ suất ROE, tỷ suất ROA của doanh nghiệp qua ba năm
2010-2012 cũng có nhiều biến động:
Năm 2010, tỷ số doanh lợi tài sản của doanh nghiệp là 0,49%, có nghĩa
là một đồng tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra thì mang về 0,49 đồng lợi nhuận
sau thuế. Năm 2011, tỷ số doanh lợi tài sản của doanh nghiệp là 1,43%, có
nghĩa là một đồng tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra thì mang về 1,43 đồng lợi
nhuận sau thuế, tăng 0,94% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011
doanh thu bán ra của doanh nhiệp tăng 1.443.532.804 đồng dẫn đến lợi nhuận
sau thuế tăng 176,73% và tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ
tăng của tổng tài sản bình quân nên ROA của doanh nghiệp năm 2011 tăng
0,81%.
Năm 2012, tỷ số doanh lợi tài sản của doanh nghiệp là -4,8%, có nghĩa là
một đồng tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra thì sẽ bị lỗ 1,43 đồng, giảm 468,56%
so với năm 2011, nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm
2012 giảm 774.030.466 đồng trong khi tổng tài sản bình quân cũng tăng
5,35% so với năm 2011.
4.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến các tỷ số khả năng sinh lời theo
phương pháp phân tích Dupont:
51
LNST/VCSH (ROE)
2010 = 58%
(Bảng 4.19)
2011 = 158%
2012 = 6,27%
(Bảng 4.20)
LN/TTS (ROA)
2010 = 0,49%
TTS/VCSH
2010 = 1,12 Lần
Nhân
2011 = 1,3%
2011 = 1,3 Lần
2012 = -4,8%
2012 = 1,31 Lần
(Bảng cân đối kế toán 2010-2012)
LN/DTT (ROS)
DTT/TTS
Nhân
(Bảng 4.18) 2010 = 0,38
2010 = 1,33%
2011 = 0,97
2011 = 1,24%
2012 = -5,23
2012 = 0,94%
(Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012)
LN ròng
Tổng tài sản
Doanh thu thuần
2010 = 57.284.409 đ
Chia
2010 = 14.894.582.902 đ
Chia
2010 = 11.163.476.708 đ
2011 = 158.523.813 đ
2011 = 16.338.115.706 đ
2011 = 13.178.367.468 đ
2012 = -615.506.653 đ
2012 = 11.767136.145 đ
2012 = 12.465.348.463 đ
Thuế TNDN
LN trước thuế
2010 = 76.379.212 đ
Trừ
2010 = 19.094.803 đ
2011 = 192.150.076 đ
2011 = 33.626.263 đ
2012 = -615.506.653 đ
2012 = 0 đ
Hình 4.5: Sơ đồ phân tích Dupont của doanh nghiệp qua ba năm
2010-2012.
52
4.45.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn
chủ sở hữu (ROE) :
Dựa vào cơ sở lý luận (trang 16) và công thức:
ROE = ROS * Vòng quay tổng tài sản * Đòn bẩy tài chính
Trong đó:
DTT
Vòng quay tổng TS =
Tổng TS BQ
Tổng Tsản BQ
Đòn bẩy tài chính =
VCSHữu BQ
Nhìn vào phương trình trên ta thấy ROE chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố:
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần (ROS), vòng quay tổng tài sản và
đòn bẩy tài chính. Vì vậy, sự thay đổi của ROE qua các năm chính là do sự
thay đổi của ba nhân tố này, ta sẽ đi vào phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân
tố đến ROE qua các năm:
Bảng 4.21 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE
Chỉ tiêu
a. Tỷ số LN ròng
trên DTT (ROS)
ĐVT
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
%
0,38
0,97
(5,23)
Vòng
1,27
1,34
0,92
c. Đòn bẩy
tài chính
Lần
1,18
1,21
1,31
ROE=a*b*c
%
0,58
1,58
(6,27)
b. Vòng quay
tổng TS
Gọi T là tỷ số LN ròng trên VCSHữu (ROE) của doanh nghiệp
a là tỷ số ROS
b là vòng quay tổng TS
c là đòn bẩy tài chính
Ta có: T = a * b * c
Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta sẽ phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến ROE, ta thấy: do tỷ số LN ròng trên doanh thu thuần của doanh
nghiệp vào năm 2011 tăng 0,59% so với năm 2010 nên đã làm cho tỷ số LN
ròng trên VCSHữu tăng lên 0,88%, vòng quay tổng tài sản 2011 của doanh
nghiệp tăng 0,07 vòng so với năm 2010 làm cho tỷ số ROE của doanh nghiệp
tăng 0,08% và tỷ số đòn bẩy tài chính trong năm 2011 tăng 0,03 lần đã làm
cho tỷ số ROE tăng 0,04%.
53
Tổng hợp các nhân tố trong năm 2011, do tác động tăng của ba nhân tố
đã làm tỷ số ROE của doanh nghiệp năm 2011 tăng 1% so với năm 2010 (phụ
lục 1).
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ROE năm 2012 so với năm 2011:
cũng áp dụng phương pháp thay thế liến hoàn cho ta biết: do tỷ số LN ròng
trên doanh thu thuần của doanh nghiệp vào năm 2012 giảm 6,2% so với năm
2011 nên đã làm cho tỷ số LN ròng trên VCSHữu giảm xuống 10,05%, do
vòng quay tổng tài sản 2012 của doanh nghiệp giảm 0,42 vòng so với năm
2011 đã làm cho tỷ số ROE của doanh nghiệp tăng 2,67% và tỷ số đòn bẩy tài
chính trong năm 2012 giảm 0,1 lần nên đã làm cho tỷ số ROE giảm 0,48%.
Như vậy: tổng hợp các nhân tố, ta thấy: do tác động làm giảm tỷ số ROE
của hai nhân tố ROS và tỷ số đòn bẩy tài chính lớn hơn so với tác động làm
giảm của nhân tố vòng quay tổng tài sản và, trong đó chịu ảnh hưởng nhiều
bởi nhân tố ROS đã làm tỷ số ROE của doanh nghiệp năm 2012 giảm 7,85%
so với năm 2011 (phụ lục 1).
4.4.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài
sản (ROA)
Dựa vào cơ sở lý luận (trang 17), ta thấy tỷ số ROA chịu ảnh hưởng bởi
ba nhân tố: LN trước thuế, thuế TNDN (do LNST = LN trước thuế - thuế
TNDN), hai nhân tố này sẽ biến động cùng chiều với ROA và tổng giá trị tài
sản bình quân sẽ biến động ngược chiều với tỷ số ROA và hai nhân tố kia.
Bảng 4.22 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
a. LN trước thuế
Đồng
76.379.212
192.150.076
b. Thuế TNDN
Đồng
19.094.803
33.626.263
c. Tổng TS BQ
Đồng
11.756.036.718
12.170.922.088
12.821.857.966
0,49
1,30
(4,8)
(615.506.653)
-
ROA
= ((a- b)/c)*100
%
Gọi T là Tỷ số LN ròng trên tổng TS
a là LN trước thuế
b là thuế TNDN
c là tổng giá trị TS BQ
Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn, ta tiến hành phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến ROA qua ba năm 2010-2012:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đế ROA (năm 2011 so với 2010)
54
Tương tự như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE, ta thấy do LN
trước thuế của doanh nghiệp năm 2011 tăng 115.770.864 đồng đã làm tỷ số
ROA của doanh nghiệp tăng 0,98%, do thuế TNDN năm 2011 của doanh
nghiệp tăng 15.531.460 đồng đã làm tỷ số ROA năm 2011 giảm 0,12% so với
năm 2010 và giá trị tổng TS BQ của doanh nghiệp năm 2011 tăng 414.885.370
đồng làm cho tỷ số LN ròng trên tổng tài sản ROA của doanh nghiệp giảm
0,05%.
Tổng hợp các nhân tố, ta có: Trong năm 2011, do tác động tăng của nhân
tố LN trước thuế lớn hơn tốc độ giảm của hai nhân tố thuế TNDN và giá trị
tổng TS nên đã làm tỷ số ROA của doanh nghiệp năm 2011 tăng 0,81% so
với năm 2010 (phụ lục 2).
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đế ROA (năm 2012 so với 2011)
Năm 2012 do ảnh hưởng của ba nhân tố trên, trong đó do LN trước thuế
của doanh nghiệp giảm xuống 807.656.729 đồng làm cho tỷ số ROA giảm
6,64%, năm 2012 không có phát sinh chi phí thuế TNDN làm ROA tăng
0,28% và ảnh hưởng của việc tăng giá trị tổng TSBQ làm ROA tăng 0,26%
(phụ lục 2).
4.4.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ số LN ròng trên doanh thu
(ROS):
Cũng như việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hai tỷ số ROE,
ROA, ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ số LN ròng trên
doanh thu (ROS) của doanh nghiệp theo công thức:
LN trước thuế - thuế
LN ròng
ROS = DTT
= TNDN DTT
Bảng 4.23 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROS của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
a. LN trước thuế
Đồng
76.379.212
192.150.076
b. Thuế TNDN
Đồng
19.094.803
33.626.263
c. DTT
Đồng
14.894.582.902
16.338.115.706
11.767.136.145
0,97
(5,23)
0,59
(615.506.653)
-
ROS
= ((a- b)/c)*100
%
Cũng áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn, ta được kết quả như sau:
Năm 2011, do LN trước thuế tăng 151,57% làm ROS tăng 0,78%, thuế
TNDN tăng 76,1% làm cho tỷ số ROS giảm 0,1% và DTT năm 2011 tăng
55
1.443.532.800 đồng làm ROS giảm 0,09% dẫn đến ROS năm 2011 tăng
0,59% so với năm 2011.
Năm 2012, LN trước thuế của doanh nghiệp giảm 3807.656.729 đồng
làm cho tỷ số LN ròng trên doanh thu giảm 4,94%, việc không phát sinh chi
phí thuế TNDN làm ROS tăng 0,2% và do DTT giảm 27,98% làm giảm 1,46%
nên trong năm 2012, tỷ số ROS của doanh nghiệp giảm 6,2% (phụ lục 3).
56
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN
5.1 THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ:
5.1.1 Thành tựu:
- Được sự quan tâm của các ngành chức năng của Tỉnh, đặc biệt là Tỉnh
Uỷ và UBND tỉnh Vĩnh Long, doanh nghiệp có những thuận lợi trong việc vay
vốn kinh doanh.Ngoài ra, để một doanh nghiệp đứng vững trên thị trường bên
cạnh việc doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính vững mạnh thì cán bộ nhân
viên của doanh nghiệp phải nhiệt tình, năng nổ bên cạnh sự quan tâm sâu sắc
của các ngành chức năng nói trên. Nhìn chung, tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp những năm qua có bước phát triển tốt thể hiện qua một số ưu
điểm sau:
- Về nguồn vốn: nguồn vốn của doanh nghiệp qua 3 năm: 20010, 2011,
2012 nhìn chung không có chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, vào năm 2011, 2012
doanh nghiệp đã tăng vốn bằng cách vay thêm, mục đích chủ yếu là doanh
nghiệp đã bắt đầu mở rộng phạm vi kinh doanh tận dụng thế mạnh sẵn có để
phát huy hơn nữa.
- Giá trị tài sản: nhìn chung giá trị tài sản cảu doanh nghiệp qua ba năm
có sự biến độnng nhưng không chênh lệch nhiều. Chủ yếu tài sản ngắn hạn
tăng nhiều trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên phần lớn là
tiền gửi ngân hàng do doanh nghiệp chưa có kế hoạch kinh doanh cụ thể nên
tạm thời gửi ngân hàng kiếm lãi và dùng để trang trải chi phí trong doanh
nghiệp.
- Về khả năng thanh toán: khả năng thanh toán chung và khả năng thanh
toán hiện hành của doanh nghiệp qua 3 năm tuy có sự biến động và có chiều
hướng giảm xuống vào năm 2012, nhưng nhìn chung vẫn ổn định và vẫn ở
mức khá tốt.
- Kỳ thu tiền bình quân và số ngày thu tiền bình quân tăng liên tục qua
ba năm, cho thấy việc thu hồi vốn của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả.
Bên cạnh còn có một số thuận lợi khác như: Doanh nghiệp có nhiều mối
quan hệ với các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng,… quan hệ khách hàng tốt đẹp,
nhà kho, bến bãi rộng và giao thông thuận lợi, xe vận chuyển vật liệu luôn
được kiểm tra và bảo quản tốt…
5.1.2 Hạn chế:
- Từ khi doanh nghiệp được thành lập luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt
của các doanh nghiệp cùng ngành với những lợi thế hơn về vốn, bề dày lịch
sử, uy tín trên thương trường,… Do đó, vấn đề tìm khách hàng cũng như thỏa
mãn nhu cầu của họ ngày càng khó khăn hơn.
- Hàng tồn kho của doanh nghiệp trong năm sau đều cao hơn năm trước,
như vậy sẽ gây khó khăn trong việc quay vòng vốn của doanh nghiệp.
57
- Chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp tăng liên tục qua ba năm.
- Cán bộ nhân viên còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2012 và sáu
tháng đầu năm 2013 không hiệu quả, điều này sẽ gây khó khăn về tài chính
của doanh nghiệp trong thời gian tới.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
5.2.1 Quản lý hàng tồn kho:
Qua ba năm 2010-2012, giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp càng tăng
lên và luôn chiếm tỷ trọng cao ( hơn 80%) trong tổng giá trị tài sản của doanh
nghiệp. Hàng tồn kho trong doanh nghiệp tăng cao sẽ làm tăng chi phí của
doanh nghiệp về quản lý hàng tồn kho, chi phí dự trữ và bảo quản. Mặt khác,
hàng hóa để quá lâu trong doanh nghiệp sẽ dễ bị biến chất, hư hỏng vì đây là
mặt hàng vật liệu xây dựng sẽ khó tiêu thụ và sẽ ảnh hưởng đến tốc độ quay
vòng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch nhập
hàng, dự trữ và tiêu thụ cho phù hợp để vừa đảm bảo cung ứng cho khách
hàng vừa không để tồn kho quá nhiều.
5.2.2 Nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Qua phân tích ở chương 4, ta thấy khả năng thanh toán tổng quát của
doanh nghiệp tương đối cao (do tỷ số thanh toán tổng quát qua ba năm 20102012 đều lớn hơn 4). Tuy nhiên, khi xét về khả năng thanh toán nhanh, khả
năng thanh toán bằng tiền còn rất thấp ( nhỏ hơn 1). Bên cạnh đó, khả năng
thanh toán lãi vay của doanh nghiệp có nhiều biến động và năm 2012 tỷ số này
là -0,74 lần vì vậy doanh nghiệp rất khó có khả năng chi trả lãi vay. Như vậy
doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ lượng tiền lưu thông trong doanh nghiệp
cho hợp lý, thường xuyên kiểm tra các khoản thu, chi kết hợp so sánh với kỳ
trước và lên kế hoạch sử dụng, dự trữ tiền mặt hợp lý để có thể thanh toán
ngay khi phát sinh các khoản chi bất ngờ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có
chính sách quản lý các khoản phải thu, có chính sách ưu đãi đối với khách
hàng lớn và quen thuộc như thanh toán trả chậm trong một thời gian nhất định,
chiết khấu cho khách hàng thanh toán ngay một lần để tạo sự thoải mái và
thiện cảm cho khách hàng của doanh nghiệp tránh để cho khách hàng nợ quá
lâu. Ngoài ra, doanh nhiệp cần phải nâng cao doanh thu, giảm chi phí góp
phần nâng cao lợi nhuận nhằm bù đắp chi phí và bổ sung ngồn vốn khi cần
thiết.
5.2.3 Tăng cường tiêu thụ:
Qua ba năm, hàng tồn kho của doanh nghiệp còn quá nhiều, vì vậy việc
đẩy mạnh tiêu thụ sẽ góp phần làm tăng doanh thu, nâng cao lợi nhận cho
doanh nghiệp bằng cách: không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách
hàng, nắm vững những nhu cầu và thị hiếu của khách hàng nhằm đáp ứng
đầy đủ thị hiếu của người tiêu dùng về chủng loại, về chất lượng và giá cả
hàng hóa. Muốn làm tốt điều đó thì doanh nghiệp cần phải tổ chức một bộ
phận chuyên về điều tra và nghiên cứu thị trường để nắm bắt thị hiếu của
khách hàng, quảng cáo tiếp thị đến khách hàng nhằm mở rộng quy mô và
58
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, có biện pháp tích cực nhằm tăng
năng suất, hiệu quả đối với sự tiêu thụ hàng hóa như: có chế độ khen thưởng
cho nhân viên bán hàng đạt chỉ tiêu hay những người hoàn thành tốt công
việc,… có chính sách đãi ngộ người lao động nhằm tạo sự hài hòa về lợi ích
giữa doanh nghiệp với người lao động nhằm kích thích người lao động nâng
cao hiệu quả công việc.
5.2.4 Giảm chi phí.
Qua ba năm, ta thấy trong các khoản chi phí thì chi phí quản lý kinh
doanh của doanh nghiệp rất cao và tăng liên tục qua ba năm làm giảm lợi nhận
của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các biện pháp như: cắt giảm
các khoản sữa chữa nhỏ lẻ: cần cẩu, sà lan vận chuyển, xe,…nên có chính sách
rõ ràng trách nhiệm từng bộ phận để trong quá trình vận hành các công nhân
luôn có ý thức bảo quản tốt các thiết bị trên. Bên cạnh đó, phải tiết kiệm điện
nước, điện thoại từng bộ phận phòng ban và thanh lý kịp thời những tài sản cũ
kỹ lạc hậu tránh sữa chữa nhiều lần tốn chi phí mà hiệu quả hoạt động không
cao.
59
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp tư nhân Lê
Quân , ta có thể thấy “ bức tranh “ tổng quát về tình hình tài chính như sau:
- Qui mô sản xuất của doanh nghiệp qua ba năm không có biến động
nhiều, nguồn tài trợ chủ yếu cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh chủ yếu là
vốn chủ sở hữu và một phần đi vay. Tuy nhiên, các khoản vay này chiếm tỷ lệ
không cao.
- Kết cấu vốn và nguồn vốn hợp lý, tín tự chủ vốn của doanh nghiệp khá
cao.
- Các chỉ số về khả năng thanh toán tuy được cải thiện dần, nhìn chung
các tỷ số này dần đáp ứng nhu cầu thực tế, thể hiện năng lực trả các khoản nợ
cũng khá cao.
- Tỷ số doanh lợi giảm, chứng tỏ sự yếu kém của khả năng thu lợi từ tài
sản, từ vốn chủ sở hữu cũng như khả năng đem lại lợi nhuận của doanh
nghiệp. Chỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, do đó nếu quá trình kinh doanh thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng
hơn trong việc tăng các tỷ số về doanh lợi.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2011 tăng sau
cao hơn năm trước thể hiện qua doanh thu liên tục tăng lên nhưng đến năm
2012, 2013 lại giảm xuống, nguyên nhân là do chi phí của doanh nghiệp tăng
lên.
- Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng liên tục.
- Vốn bằng tiền năm 2011 có tăng nhưng vẫn còn bị động do chưa có kế
hoạch kinh doanh cụ thể nên chưa sử dụng hợp lý làm hiệu quả sử dụng vốn
kém đi.
- Về kế hoạch kinh doanh lâu dài vẫn chưa được rõ ràng còn bị động.
Nhìn chung năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 là năm kinh doanh với
nhiều khó khăn nhất của doanh nghiệp từ trước tới nay lợi nhuận công ty
không như mong muốn, nhưng doanh nghiệp đã tìm cách khắc phục và tin
rằng sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.
6.2 KIẾN NGHỊ
Để tình hình tài chính của doanh nghiệp phát triển tốt hơn, tôi có một số
kiến nghị sau:
- Đối với nhà nước: cần tạo môi trường kinh doanh thuận tiện hơn, kinh
doanh bình đẳng công bằng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phải thường
xuyên nghiên cứu bổ sung và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật đồng
bộ, có chính sách miễn, giảm thuế phù hợp nhằm tạo ra cho các doanh nghiệp
60
có được môi trường kinh doanh bình đẳng hấp dẫn và yên tâm đối với các đầu
tư. Mặt khác, cần tạo điều kiện đầu tư vốn kịp thời để doanh nghiệp có thể
thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất.
- Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Mặc dù hiện nay các ngân
hàng và các tổ chức tài chính tín dụng đã ưu tiên hơn về thủ tục cho vay. Tuy
nhiên, hạn mức cho vay không nhiều. Vì vậy để các doanh nghiệp có thể vay
vốn một cách thuận lợi trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng và tổ chức tín
dụng cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như: kéo dài thời gian cho vay
vốn, cho vay với lãi suất hợp lý nhằm giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào
những hoạt động có lợi cho mình.
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Thùy Dương (2009), luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình
tài chính của công ty TNHH Dầu khí MêKông”, trường Đại học Cần Thơ.
2. PGS.TS Phạm Văn Dược (2006). “Kế toán quản trị”, NXB thống kê.
3. Tăng Cẩm Phong (2008), báo cáo tốt nghiệp “ Phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp và biện pháp nâng cao khả năng tài chính trong doanh nghiệp tư
nhân Lê Quân.”, trường Cao đẳng kinh tế tài chính Vĩnh Long.
4. TS. Trương Đông Lộc, ThS. Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị Lương,
Trương Thị Bích Liên (2007). (Bài giảng Quản trị tài chính 1), khoa Kinh
tế – QTKD trường Đại học Cần Thơ.
62
PHỤ LỤC 1
Bảng 1: Phân tích các nhấn tố ảnh hưởng đến ROE của doanh nghiệp tư
nhân Lê Quân
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
ROS (a)
0,88
(10,04)
Vòng quay tổng tài sản (b)
0,08
2,67
Đòn bẩy tài chính (c)
0,04
(0,48)
1
(7,85)
ROE
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ROE năm 2011 so với năm 2010:
+ Ảnh hưởng của tỷ số ROS:
Ta có: a = a11 * b10 * c10 – a10*b10*c10
a = (0,97 * 1,27 * 1,18) - (0,38 * 1,27 * 1,18)
a = 0,88%
+ Ảnh hưởng của nhân tố Vòng quay tổng tài sản:
Ta có: b = a11 * b11 * c10 – a11 * b10 * c10
b = (0,97*1,34*1,18) - (0,97*1,27*1,18)
b = 0,08%
+ Ảnh hưởng bởi nhân tố đòn bẩy tài chính:
Tương tự, ta có:
c = a11 * b11 * c11 – a11 * b11 c10
c = (0,97*1,34*1,21) – (0,97*1,34*1,18)
c = 0,04%
Tổng hợp các nhân tố, ta có: T = 0,88+0,04+0,04=1%.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ROE năm 2012 so với năm 2011:
+ Ảnh hưởng của tỷ số ROS:
Ta có: a = a12 * b11 * c11 – a11*b11*c11
a = ((-5,23) * 1,34 * 1,21) - (0.97 * 1,34 * 1,21)
a = - 10,04%
+ Ảnh hưởng của nhân tố Vòng quay tổng tài sản:
63
Ta có: b = a12 * b12 * c11 – a12 * b11 * c11
b = ((-5,23)*0,92*1,21) - ((-5,23)*1,34*1,21)
b = 2,67%
+ Ảnh hưởng bởi nhân tố đòn bẩy tài chính:
Tương tự, ta có:
c = a12 * b12 * c12 – a12 * b12 c11
c = ((-5,23)*0,92*1,31) – ((-5,23)*0,92*1,21)
c = -0,48%
Tổng hợp các nhân tố, ta có: T = T = -10,04 + 2,67 -0,48 = -7,85%
64
PHỤ LỤC 2
Bảng 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
So sánh
2011/2010
Lợi nhuận trước thuế (a)
So sánh
2012/2011
0,98
(6,64)
Thuế TNDN (b)
(0,12)
0,28
Tổng tài sản bình quân (c)
(0,05)
0,26
0,81
(6,1)
ROA
+ Ảnh hưởng của nhân tố LN trước thuế:
a11 – b10
c10
Ta có: a =
a =
a10 – b10
c10
-
192.150.076 - 19.094.803
11.756.036.718
-
* 100
76.379.212 - 19.094.803
11.756.036.718
* 100
a = 0,98%
+ Ảnh hưởng của thuế TNDN
a11 – b 11
c10
Ta có: b =
a11 – b10
c10
*100
- 192.150.076 - 19.094.803 *100
b = 192.150.076 - 33.626.263
11.756.036.718
11.756.036.718
b = -0,12%.
+ Ảnh hưởng của tổng giá trị TS BQ:
Ta có:
c =
a11 – b11
c11
-
a11 – b11
c10
65
*100
c =
192.150.076 – 33.626.263
192.150.076 – 336. 26.263
*100
12.170.922.088
11.756.036.718
c = -0,05%
Tổng hợp các nhân tố, ta có: T = 0,98 -0,12 -0,05 = 0,81%
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA (năm 2012 so với năm
2011)
+ Ảnh hưởng của nhân tố LN trước thuế:
a12 – b11
c11
Ta có: a =
a =
a11 – b11
c11
-
-615.506.653 – 33.626.263
12.170.922.088
-
* 100
192.150.076 – 33.626.263
12.170.922.088
* 100
a = -6,64%
+ Ảnh hưởng của thuế TNDN
a12 – b 12
c11
Ta có: b =
b =
a12 – b11
c11
*100
- 615.506.653 – 33.626.263 *100
-615.506.653
12.170.922.088
12.170.922.088
b = 0,28%.
+ Ảnh hưởng của tổng giá trị TS BQ:
Ta có:
c =
c =
a12 – b12
c12
-
a12 – b12
c11
*100
-615.506.653
-615.506.653
-
12.821.857.966
12.170.922.088
*100
c = 0,26%
Tổng hợp các nhân tố, ta có: T = -6,64 +0,28 +0,26 = -6,1%
66
PHỤ LỤC 3
Bảng 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROS
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
Lợi nhuận trước thuế (a)
0,78
(4,94)
Thuế TNDN (b)
(0,1)
0,2
(0,09)
(1,46)
0,59
(6,2)
Doanh thu thuần (c)
ROA
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROS (năm 2012 so với năm 2011)
+ Ảnh hưởng của nhân tố LN trước thuế:
a11 – b10
c10
Ta có: a =
a =
a10 – b10
c10
-
192.150.076 - 19.094.803
14.894.582.902
-
* 100
76.379.212 - 19.094.803
14.894.582.902
* 100
a = 0,78%
+ Ảnh hưởng của thuế TNDN
a11 – b 11
c10
Ta có: b =
a11 – b10
c10
*100
- 192.150.076 - 19.094.803 *100
b = 192.150.076 - 33.626.263
14.894.582.902
14.894.582.902
b = -0,1%.
+ Ảnh hưởng của tổng giá trị TS BQ:
Ta có:
c =
a11 – b11
c11
c =
192.150.076 – 33.626.263
16.338.115.706
-
a11 – b11
c10
67
*100
192.150.076 – 33.626.263
-
14.894.582.902
*100
c = -0,09%.
Tổng hợp các nhân tố, ta có: T = 0,78 -0,1 -0,09 = 0,59%
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROS (năm 2012 so với năm 2011)
+ Ảnh hưởng của nhân tố LN trước thuế:
a12 – b11
c11
Ta có: a =
a =
a11 – b11
c11
-
-615.506.653 – 33.626.263
16.338.115.706
-
* 100
192.150.076 – 33.626.263
16.338.115.706
* 100
a = -4,94%
+ Ảnh hưởng của thuế TNDN
Ta có: b =
a12 – b 12
c11
a12 – b11
c11
- 615.506.653 – 33.626.263 *100
-615.506.653
16.338.115.706
b =
*100
16.338.115.706
b = 0,2%.
+ Ảnh hưởng của tổng giá trị TS BQ:
Ta có:
c =
a12 – b12
c12
-
a12 – b12
c11
*100
-615.506.653
c =
-615.506.653
-
11.767.136.145
16.338.115.706
*100
c = -1,46%
Tổng hợp các nhân tố, ta có: T = -4,94 +0,2 -1,46 = -6,2%
68
[...]... về doanh nghiệp mà em đang thực tập nhằm trang bị cho mình những iến thức hữu ích, em đã chọn đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân Lê Quân. ” 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính tại doanh nghiệp 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Phân. .. Phân tích về tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp - Phân tích tình hình biến động kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Phân tích các tỷ số tài chính và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp 1 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.3.1 Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại doanh nghiệp tư nhân Lê Quân 1.3.2 Về thời gian: Số liệu sử dụng để phân. .. giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán 18 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân được thành lập 1993, thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật doanh nghiệp Việt Nam Tên đầy đủ : Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân Địa chỉ: Số 01, Đinh Tiên Hoàng, Phường 8, TP Vĩnh Long Số điện thoại:... doanh nghiệp 2.1.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại doanh nghiệp Đánh giá khái quát tình hình tài chính là phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tiêu cực của tình hình tài chính, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích. .. các rủi ro tiềm ẩn trong tư ng lai phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp Mặt khác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tư ng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình a) Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu: - Tạo... Tỷ suất doanh lợi tài sản của doanh nghiệp qua ba năm 20102012 51 Bảng 4.21 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE 53 Bảng 4.22 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA 54 Bảng 4.23 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROS của doanh nghiệp .55 ix DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân .19 Hình 3.2... chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tư ng lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải, từ đó đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích mà họ mong muốn, giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên thương trường Biết được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như... vậy, tài chính không những là vấn đề quan tâm của chủ doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của các nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tư ng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở các góc độ khác nhau Chính vì thế, việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp cho các đối tư ng quan tâm nắm được thực trạng tài chính. .. cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê,… 2.1.1.3 Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp: Để tiến hành phân tích tài chính người ta sử dụng nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính Những bộ phận cốt lõi của bảng báo cáo tài chính. .. kinh doanh khác - Phân tích tài chính có thể hiểu như là quá trình kiễm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro, tiềm năng trong tư ng lai phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác 2.1.1.2 Mục đích của việc phân tích Phân tích tài chính có thể được hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính