Sự khác nhau giữa ROE và ROA là do doanh nghiệp sử dụng vốn vay. Nếu doanh nghiệp không có vốn vay thì hai tỷ số này sẽ bằng nhau.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu được thu thập qua các báo cáo tài chính, tài liệu của cơ quan thực tập. Ngoài ra còn được thu thập thông tin từ các báo, tạp chí và internet có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và đề tài nghiên cứu. Đồng thời tham khảo, phỏng vấn các anh, chị kế toán trong doanh nghiệp những thắc mắc liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu:
2.2.2.1 Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ số ROE = * 100 Vốn chủ sở hữu BQ
Lợi nhuận sau thuế
ROA = * 100 Gía trị tài sản BQ
Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Còn so sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
2.2.2.2 Phương pháp tỷ lệ:
Để biết được xu hướng biến động của các tỷ số kế hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các tỷ lệ được sử dụng là: tỷ lệ về khả năng thanh toán, khả năng sinnh lời, sau đó thực hiện so sánh tỷ số qua các năm.
2.2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng số tương đối và số tuyệt đối. Các bước thự hiện:
- Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính của chỉ tiêu phân tích.
- Sắp xếp thứ tự các nhân tố từ trái sang phải, từ nhân tố số lượng sang nhân tố
chất lượng; Trường hợp có nhiều nhân tố số lượng (chất lượng) cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không được đảo lộn trình tự.
- Tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố một theo trình tự. Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ giữ nguyên giá trị thực tế từ đó; còn các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố, phải tính ra cụ thể kết quả lần thay thế đó.
- Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng phân tích.
- Lần lượt thay thế nhân tố kế hoạch bằng nhân tố thực tế theo trình tự, mỗi lần
thay thế tính ra được chỉ tiêu phân tích mới, rồi so sánh với chỉ tiêu phân tích đã tính ở bước trước. Ta sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế.
2.2.2.4 Phương pháp cân đối:
Đó là các khoản cân đối:
- Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. - Cân đối giữa nguồn thu cà nguồn chi.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN
Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân được thành lập 1993, thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật doanh nghiệp Việt Nam.
Tên đầy đủ : Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân.
Địa chỉ: Số 01, Đinh Tiên Hoàng, Phường 8, TP Vĩnh Long. Số điện thoại: 0703 877 288.
Số fax: 0703 877 288. Mã số thuế: 1500149761.
Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng.
Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân được thành lập vào ngày 5/10/1993 do Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh cấp lấy tên là “Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân” với số vốn ban đầu là: 339.736.400 đồng. Kể từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp đã không ngừng trưởng thành và phát triển với số vốn hiện có là: 8.983.678.713 đồng.
Do nhu cầu phát triển cùng với sự lớn mạnh không ngừng đòi hỏi sự phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, vào ngày 10/04/1998 doanh nghiệp mở thêm chi nhánh 1 đặt tại số 163, Nguyễn Huệ - Phường 2 - TP Vĩnh Long.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP3.2.1 Sơ đồ tổ chức 3.2.1 Sơ đồ tổ chức
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân Chủ Doanh Nghiệp Bộ phận bán hàng Bộ phận kế toán Bộ phận quản lý kho Bộ phận tài xế- công nhân
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân
Nhiệm vụ của các phòng ban - Kế toán trưởng:
+ Là thành viên thường trực của các hội đồng sau: hội đồng kiểm định tài sản, định giá, thanh lý, mua bán tài sản và là thành viên của hội đồng kỹ luật, thi đua nâng bậc lương. Tham mưu cho giám đốc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giúp cho lãnh đạo có biện háp điều hành trong sản xuất kinh doanh.
+ Kiểm tra, báo cáo các quyết toán nội bộ do đơn vị lập. Lập báo cáo tài chính hàng năm.
+ Có trách nhiệm ghi chép tính toán và phản ánh tổng quát tình hình tài sản và hoạt động của doanh nghiệp.
+ Định kỳ tổng hợp báo cáo về các phần hành kế toán, căn cứ số liệu tổng hợp làm công tác báo cáo định kỳ.
+ Hạch toán tất cả các khoản nợ phát sinh trong toàn doanh nghiệp bao gồm nợ của khách hàng, kịp thời đòi các khoản nợ đến hạn trả.
+ Căn cứ vào báo cáo bán hàng, chứng từ ghi nợ và các tư liệu có liên quan tại các cơ sở gởi lên hạch toán tất cả các khoản nợ vào sổ.
+ Đôn đốc thu hồi các khoản nợ của khách hàng trong và ngoài tỉnh tới hạn trả, gởi phiếu đòi nợ đến khách hàng chưa thanh toán yêu cầu trả tiền.
+ Cuối tháng phải lập báo cáo tình hình công nợ đảm bảo sổ sách khớp đúng với thực tế. Hàng ngày phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập chứng từ có liên quan và ghi vào sổ kế toán.
+ Phụ trách công tác thu, chi toàn doanh nghiệp.
+ Định kỳ đối chiếu với các phần hành kế toán khác có liên quan đảm bảo số thu, chi trên chứng từ khớp với sổ chi tiết, sổ quỹ, tồn quỹ.
- Thủ quỹ
Ktoán trưởng , kiêm kế toán tổng hợp kiêm kế toán công nợ và kế toán thanh toán
+ Phản ánh kịp thời các phản thu, chi bằng tiền, thực hiện kiểm tra đối chiếu thường xuyên để đảm bảo tính gián sát chặt chẽ vốn bằng
+ Phản ánh trực tiếp với giám đốc và kế toán trưởng các vấn đề bất thường liên quan đến kho quỹ.
- Thủ kho
+ Chịu trách nhiệm quản lý kho hàng làm tốt các công tác nhập, xuất kho, bảo quản kho và bổ sung hàng cho kho.
+ Làm tốt các công tác nhập kho, quản lý kho để giảm hư hao xuống mức thấp nhất, vào sổ nhập kho, xuất kho đảm bảo sổ sách và hiện vật phù hợp nhau
3.2.2 Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
- Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: Trên máy vi tính theo hình thức sổ nhật ký chung
- Tổ chức bộ máy kế toán: Theo hình thức tập trung
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho cuồi kỳ: Bình quân gia quyền liên hoàn.
- Phương pháp tính thuế: Tính thuế theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo đường thẳng.
Ghi chú:
Ghi hằng ngày Đối chiếu kiểm tra Ghi định kỳ
Hình 3.3 Sơ đồ Tổ chức sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung
* Diễn giải:
- Ghi hàng ngày: Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi vào sổ quỹ tiền mặt, đồng thời ghi vào sổ nhật ký chung và các sổ kế toán chi tiết có liên quan, căn cứ vào các nhật ký đặc biệt kế toán cũng ghi vào sổ nhật ký chung. Từ sổ nhật ký chung kế toán tiến hành ghi vào sổ cái, từ sổ cái tiến hành lập báo cáo kế toán.
- Ghi định kỳ: Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết kế toán ghi vào bảng tổng hợp chi tiết. Từ bảng tổng hợp chi tiết kế toán tiến hành ghi vào báo cáo kế toán.
- Đối chiếu: kế toán đối chiếu sổ quỹ tiền mặt với báo cáo kế toán. Đối chiếu sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết.
Các sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản
Báo cáo kế toán Sổ cái
3.2.3 Tổ chức chứng từ:
Tổ chức hệ thống chứng từ (có tính bắt buộc và hướng dẫn) phù hợp với tính đa dạng của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lý vừa đảm bảo nguồn lực thông tin ban đầu quan trọng, vừa là cơ sở kiểm tra và ghi sổ được nhanh chóng.
3.2.4 Tổ chức hệ thống tài khoản:
Hệ thống tài khoản kế toán tại doanh nghiệp áp dụng theo doanh mục hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định hiện hành số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006/ ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
3.2.5 Đặc điểm về việc áp dụng máy tính trong công tác kế toán :
Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán trên máy tính, sử dụng phần mềm Foxpro, nhưng sổ sách được thiết kế theo hình thức “Nhật ký chung”. Công việc ghi sổ và lập chứng từ hoàn toàn do phần mềm kế toán thực hiện, nhân viên kế toán chỉ kiểm tra tính hợp lý và chính xác, sau đó nhập số liệu vào máy vi tính xử lý. Cuối kỳ hay bất cứ thời điểm nào trong năm khi thấy cần thiết kế toán sẽ in sổ sách quan trọng để lưu phòng trường hợp rủi ro do lỗi của phần mềm kế toán.
3.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 3.3.1 Chức năng: 3.3.1 Chức năng:
- Hình thức sở hữu vốn: tư nhân
- Lĩnh vực kinh doanh : kinh doanh vật liệu xây dựng
- Doanh nghiệp mua hàng từ các nhà máy sản xuất, nơi cung cấp hàng hóa… về dự trữ trong kho, sau đó bán ra cho khách hàng.
3.3.2 Nhiệm vụ:
- Chủ động linh hoạt tìm nguồn nguyên liệu tốt, giá rẻ và tìm các đối tác bạn hàng để tiêu thụ sản phẩm.
- Quản lý tốt tài sản của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong công việc sử dụng các tài sản của doanh nghiệp
- Quản lý tiền mặt, tổ chức thu mua, chế biến bảo quản hàng hóa đảm bảo số lượng, chất lượng và hiệu quả.
- Chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, về trật tự lao động, pháp lệnh về kế toán thống kê
- Thực hiện tốt các chế độ báo cáo kế toán, kịp thời, chính xác, trung thực.
3.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013: DOANH NGHIỆP TRONG SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013:
Qua bảng 3.1 ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm xuống đáng kể, sáu tháng đầu năm 2012 là -307.753.327 đồng, đến năm 2013 giảm 152.789.506 đồng. Như vậy, với tình hình này doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ và tiếp tục kinh doanh. Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân qua từng khoản mục:
- Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ sáu tháng đầu năm 2012 là 5.883.568.073 đồng, đến 2013 tăng 919.263.365 đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng 15,62%). Nguyên nhân là do vào năm 2013 việc đầu tư xây dựng nhà cửa của người dân tăng cộng với doanh nghiệp đã có thêm nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán khi mua với số lượng lớn, khoản mục này vào năm 2012 không có nên đã làm doanh thu của doanh nghiệp trong sáu tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ.
- Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp trong sáu tháng đầu năm 2013 giảm xuống 1.666.544.501 đồng, giảm 28,33% so với năm 2012 mặc dù số lượng hàng hóa bán ra có tăng lên. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã tiếp cận được những mặt hàng có giá rẻ nhưng chất lượng tốt nên đã tiết kiệm phần nào chi phí thu mua hàng hóa.
- Chi phí tài chính của doanh nghiệp chính là chi phí lãi vay, sáu tháng đầu năm 2012, chi phí lãi vay của doanh nghiệp là 176.466.250 đồng, đến năm 2013 doanh nghiệp đã không có phát sinh khoản chi phí lãi vay nào.
- Chi phí quản lý kinh doanh sáu tháng đầu năm 2013 tăng 124.583.475 đồng, tăng 20,57% là do các khoản chi phí về tiền điện, tiền nước, điện thoại và chi phí phục vụ cho công tác bán hàng đều tăng so với năm 2012. Sự gia tăng chi phí quản lý kinh doanh đã làm lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nhiệp giảm 152.789.506 đồng. Vì vậy trong thời gian tới doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý cho thật tốt các khoản chi phí của mình nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận.
- Thu nhập khác của doanh nghiệp vào sáu tháng đầu năm 2013 tăng không nhiều 630.457 đồng, chủ yếu cũng là thu từ khuyến mãi. Chi phí khác vào sáu tháng đầu năm 2012 là 50.044.748 đồng, đến năm 2013 không có phát sinh. do doanh nghiệp đã hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình nên không bị truy thu và bị phạt nộp thuế chậm như năm 2012.
Bảng 3.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong sáu tháng đầu năm 2012-2013
Đơn vị tính: Đồng
(Nguồn: trích từ bảng báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012-2013 của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân)
So sánh 2013/2012 Chỉ tiêu 6 tháng đầu Năm 2012 6 tháng đầu Năm 2013 Số tiền % A 1 2 3 4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.883.568.073 6.802.831.437 919.263.365 15,62
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - 2.585.807.915 2.585.807.915 -
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.883.568.073 4.217.023.572 (1.666.544.501) (28,33)
4. Giá vốn hàng bán 5.390.526.634 3.979.329.619 (1.411.197.015) (26,18)
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 493.041.439 237.693.953 (255.347.486) (51,79)
6. Doanh thu hoạt động tài chính - - - -
7. Chi phí tài chính 176.466.250 - (176.466.250) (100)
- Trong đó: Chi phí lãi vay 176.466.250 - (176.466.250) (100)
8. Chi phí quản lý kinh doanh 605.633.768 730.217.242 124.583.475 20,57
9. Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh (289.058.579) (492.523.289) (203.464.711) 70,39
10. Thu nhập khác 31.350.000 31.980.457 630.457 2,01
11. Chi phí khác 50.044.748 - (50.044.748) (100)
12. Lợi nhuận khác (18.694.748) 31.980.457 50.675.205 (271,07)