PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân lê quân (Trang 53)

4.3.1 Cân đối 1

Tiền + Hàng tồn kho + TSCĐ = Nguồn vốn chủ sở hữu

Bảng 4.6: Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn qua quan hệ cân đối 1

Đơn Vị Tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vế trái (VT) 11.007.439.656 12.843.449.246 12.087.208.721 Vế phải (VP) 9.964.254.994 10.122.778.807 9.507.272.154

Chênh lệch

( VT-VP) 1.043.184.662 2.720.670.439 2.579.936.567

* Nhận xét:

Qua thực tế tài chính của doanh nghiệp cho thấy cả 3 năm doanh nghiệp đều ở tình trạng thiếu vốn:

Năm 210 thiếu: 1.043.184.662 đồng. Năm 2011 thiếu: 2.720.670.439 đồng. Năm 2012 thiếu: 2.579.936.567 đồng.

Như vậy, doanh nghiệp không thể tài trợ tất cả tài sản của mình bằng nguồn vốn chủ sở hữu mà phải đi vay hoặc đi chiếm dụng vốn để tài trợ. Năm 2011 so với năm 2010 tăng lên 1.677.485.777 đồng. Đến năm 2012 mức chiếm dụng giảm xuống 140.733.872 đồng so với năm 2011, cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng hợp lý nguồn vốn của mình.

4.3.2 Cân đối 2.

( VẾ TRÁI) (VẾ PHẢI)

Tiền + Hàng tồn kho + Đầu tư ngắn hạn và dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Các khoản vay

Bảng 4.7: Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn qua quan hệ cân đối 2

Đơn Vị Tính: Đồng

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vế trái (VT) 11.007.439.656 12.843.449.246 12.087.208.721 Vế phải (VP) 9.964.254.994 10.122.778.807 9.507.272.154 Chênh lệch

( VT-VP) 1.043.184.662 2.720.670.439 2.579.936.567

* Nhận xét:

Cân đối này thể hiện năm 2011 doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt, hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển mở rộng nhưng doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn để mở rộng kinh doanh nên phải đi vay thêm vì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã không đủ bù đắp cho tài sản cố định và tài sản lưu động hiện có của doanh nghiệp như phân tích ở cân đối 1

2011, cụ thể năm 2010 là 261.467.651 đồng, năm 2011 là 151.888.233 đồng, giảm 109.579.418 đồng so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 số vốn chiếm dụng của doanh nghiệp lại tăng lên 196.004.296 đồng so với năm 2011 biểu hiện tình trạng doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

4.4 PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 4.4.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán 4.4.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán

4.4.1.1 Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn,...)

Bảng 4.8: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng tài sản Đồng 11.163.476.708 13.178.367.468 12.465.348.463 Tổng nợ phải trả Đồng 1.199.221.714 3.055.588.661 2.958.076.309 Hệ số thanh toán

tổng quát Lần 9,31 4,31 4,21

* Nhận xét:

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong ba năm 2010-2012 có chiều hướng giảm,cụ thể:

Năm 2010, một đồng nợ được đảm bảo bằng 9,31 đồng tài sản, nhưng đến năm 2011, một đồng nợ chỉ đảm bảo cho 4,31 đồng tài sản và lại giảm xuống 4,21 đồng vào năm 2012. Nguyên nhân là do vào năm 2011 việc vay ngắn hạn ngân hàng 1.650.000.000 đồng đã góp phần làm tổng nợ phải trả tăng đến 154,8%, so với năm 2010. Cũng vì vậy mà lượng tiền lưu thông của doanh nghiệp tăng lên đến 5204,11%, doanh nghiệp cũng đã mua sắm thêm xe tải, nhà trưng bày và máy tính xách tay để phục vụ cho công tác bán hàng nên đã làm giá trị tổng tài sản tăng 2.014.890.760 đồng (tỷ lệ 18,05%) so với năm 2010. Trong khi đó, điều này làm giảm hệ số thanh toán tổng quát xuống 5%. Đến năm 2012, sau một năm tăng giá trị tổng tài sản và tổng nợ phải trả thì nó lại giảm xuống tương ứng là 5,41% và 3,19% so với năm 2011 làm hệ số thanh toán tổng quát của doanh nghiệp vào năm 2012 giảm xuống 2,29% so với năm trước, thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp qua ba năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa tài sản để thanh toán nợ phải trả, là nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay dài hạn.

4.4.1.2 Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Khả năng thanh toán hiện hành).

Một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán hiện hành.

Qua bảng 4.9 ta thấy hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp vào năm 2010 là 8,66 lần, có nghĩa là với một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 8,66 đồng tài sản ngắn hạn

Năm 2011, một đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 4,01 đồng tài sản ngắn hạn, giảm 53,65% so với năm 2010. Đến năm 2012 lại giảm xuống chỉ còn 3,92 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn, giảm 2,4% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011, doanh nghiệp đã vay ngắn hạn ngân hàng 1.650.000.000 đồng đã làm tổng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng lên khá cao: 3.055.588.661 đồng so với năm 2010 tăng 154,8% trong khi tổng tài sản ngắn hạn năm 2011 chỉ tăng 1.877.825.565 đồng, tương ứng với 18,09%.

Bảng 4.9: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng tài sản ngắn hạn Đồng 10.381.759.697 12.259.585.262 11.583.304.425 Tổng nợ ngắn hạn Đồng 1.199.221.714 3.055.588.661 2.958.076.309 Hệ số thanh toán hiện hành Lần 8,66 4,01 3,92

Còn năm 2012 do vay ngắn hạn giảm 300.000.000 đồng nên giá trị tổng tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đều giảm so với năm 2011 đã làm hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm so với năm 2011. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp giảm liên tục nhưng vẫn lớn hơn 1, doanh nghiệp vẫn còn đủ khả năng thanh toán.

4.4.1.3 Hệ số thanh toán nhanh.

Các tài sản mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Khả năng thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những TSNH có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho, vì hàng tồn kho là tài sản khó chuyển đổi thành tiền, nhất là hàng ứ đọng, chúng khó chuyển đổi bằng tiền mặt và đẽ bị lỗ nếu được bán.

Bảng 4.10: Hệ số thanh toán nhanh

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tài sản ngắn hạn –

Hàng tồn kho Đồng 181.012.480 1.659.642.220 848.582.184 Nợ ngắn hạn Đồng 1.199.221.714 3.055.588.661 2.958.076.309 Hệ số thanh toán

* Nhận xét:

Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp có sự biến động qua ba năm: năm 2010 là 0,15 lần, sang năm 2011 doanh nghiệp đã vay ngân hàng 1.650.000.000 đồng làm cho lượng tiền lưu thông và khoản vay ngắn hạn tăng lên làm hệ số thanh toán nhanh tăng 0,35 lần so vo với năm 2010 đến năm 2012 lượng hàng tồn kho tăng hơn so với năm 2011 trong khi lượng tiền trong doanh nghiệp giảm xuống 64,49% nên hệ số này lại giảm 0,26 lần so với năm 2011. Vì vậy, vào năm 2010 và năm 2012 có thể là năm gặp khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán công nợ khi hàng tồn kho không giải quyết được, do đó có thể xảy ra khả năng bán gấp hàng hoá để trang trải cho các khoản công nợ. Vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp giảm lương hàng tồn kho và nợ ngắn hạn xuống.

4.4.1.4 Khả năng thanh toán bằng tiền.

Bảng 4.11: Khả năng thanh toán bằng tiền qua ba năm 2010-2012

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tiền Đồng 24.975.426 1.324.723.993 470.442.442

Nợ ngắn hạn Đồng 1.199.221.714 3.055.588.661 2.958.076.309 Hệ số thanh

toán bằng tiền Lần 0,02 0,43 0,16

* Nhận xét:

Qua tính toán trên ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp qua ba năm là rất thấp. Nguyên nhân là lượng tiền mặt so với nợ ngắn hạn thấp hơn rất nhiều. Vào năm 2010, hệ số thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp là 0,02 lần, tức là một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ đươc đảm bảo thanh toán ngay bởi 0,02 đồng tài sản ngắn hạn mà cụ thể là tiền và các khoản tương đương tiền. Năm 2011, hệ số này tăng lên 0,43 lần, tăng 2067,71% so với năm 2010, nguyên nhân là do lượng tiền của doanh nghiệp vào năm 2011 tăng lên rất nhiều. Đến năm 2012, hệ số này giảm xuống còn 0,16 lần so với năm 2011 cho ta thấy khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp đã giảm, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Do đó, doanh nghiệp cần dự trữ nhiều tiền hơn để tránh rủi ro thiếu tiền thanh toán.

4.4.1.5 Khả năng thanh toán lãi vay.

Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lãi thuần trước thuế. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền lãi vay ở mức độ nào.

Hệ số thanh toán lãi vay dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không.

Bảng 4.12: Khả năng thanh toán lãi vay qua ba năm 2010-2012

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thu nhập trước thuế

và lãi vay Đồng 76.379.212 409.560.942 (262.574.153)

Chi phí lãi vay Đồng 0 217.410.866 352.932.500

Hệ số thanh toán lãi

vay Lần 0 1,88 (0,74)

* Nhận xét:

Qua tính toán ta thấy hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty qua ba năm có chiều hướng sụt giảm. Cụ thể: vào năm 2010, thu nhập trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp là: 76.379.212 đồng, doanh nghiệp không có chi phí lãi vay. Sang năm 2011, thu nhập trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp là: 409.560.942 đồng, tăng 333.181.730 đồng so với năm 2010 (tỷ lệ tăng 436,22%), chi phí lãi vay là: 217.410.866 đồng và hệ số thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là 1,88 lần có nghĩa là một đồng chi phí lãi vay được đảm bảo thanh toán bởi 1,88 đồng lợi nhuận của doanh nghiệp. Hệ số này lớn hơn 1 nên khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp là rất lớn. Nhưng đến năm 2012, thu nhập trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp là: 262.574.153 đồng chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, trong khi đó chi phí lãi vay là 352.932.500 đồng làm cho hệ số thanh toán lãi vay giảm xuống là 0,74 lần. Như vậy, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn và rất khó có khả năng thanh toán lãi vay.

4.4.2 Các tỷ số về khả năng hoạt động.

4.4.2.1 Vòng quay hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.

Số vòng hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá bình quân luân chuyển trong kỳ. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt.

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày trong một năm thường là 360 ngày.

Bảng 4.13: Số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp qua ba năm 2010- 2012

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá vốn hàng bán Đồng 13.928.475.977 14.919.927.158 10.781.053.267

Hàng tồn kho Đồng 9.923.471.297 10.400.345.133 10.690.498.157 Số vòng quay hàng

tồn kho Vòng 1,4 1,43 1,01

Số ngày 1 vòng

quay hàng tồn kho Ngày 257,14 251,75 356,44

* Nhận xét:

Qua tính toán trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp có sự biến động tăng giảm qua ba năm, cụ thể vào năm 2010, vòng quay hàng tồn kho là 1,4 vòng, tương ứng với 257 ngày cho một vòng. Sang năm 2011 là 1,43 vòng, tương ứng với 251 ngày cho một vòng. Vòng quay hàng tồn kho tăng lên tương ứng với kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm xuống, có nghĩa là thời gian để sản phẩm tronng kho giảm xuống. Điều này rất tốt vì doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng vật tư, xây dựng nên nếu để quá lâu sẽ dễ bị biến chất, hư hỏng. Tuy nhiên, đến năm 2012, vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp lại giảm xuống chỉ còn 1,01 vòng, tương ứng với 357 ngày cho một vòng, vì vậy doanh nghiệp đang ứ đọng hàng tồn kho nhiều nên doanh nghiệp cần phải có biện pháp khắc phục.

4.4.2.2 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được thu hồi. Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu và cho ta biết từ ngày phát sinh các khoản phải thu đến khi doanh nghiêp thu tiền về phải mất bao nhiêu ngày. Tỷ số này càng thấp thì thới gian thu hồi các khoản phải thu càng ngắn, hiệu quả quản lý các khoản phải thu càng cao.

Qua số liệu bảng 4.14 ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng dần qua ba năm liên tục và vòng quay các khoản phải thu bình quân giảm xuống, cho ta thấy việc thu hồi nợ của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Cụ thể:

Năm 2010 kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp là 1,53 vòng, số ngày thu tiền bình quân là 241,56 vòng , sang năm 2011 kỳ thu tiền bình quân là 2,5 vòng, tăng 0,97 vòng so với năm 2010, số ngày thu tiền bình quân là 143,81 vòng, giảm 97,75ngày so với năm 2010.

Bảng 4.14: Kỳ thu tiền bình quân kho của doanh nghiệp qua ba năm 2010-2012

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu thuần Đồng 14.894.582.902 16.338.115.706 11.767.136.145 Số dư bình quân khoản phải trả Đồng 61.660.875 113.608.015 227.216.031 Doanh thu bình quân ngày Đồng 40.364.723 45.383.654 32.686.489 Kỳ thu tiền bình quân Vòng 1,53 2,5 6,95 Vòng quay các khoản phải thu

bình quân Vòng 241,56 143,81 51,79

Đến năm 2012, kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp là 6,95 kỳ, tăng 4,45 kỳ so với năm 2011, số ngày thu tiền bình quân là 51,79 ngày, giảm 92,02 ngày so với năm 2011. Nhìn chung, khả năng quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp còn thấp thể hiện ở kỳ thu tiền bình quân càng tăng qua ba năm 2010-2012. Vì vậy, doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý bằng một số biện pháp như: qui định thời gian trả nợ cho khách hàng và tính lãi cho các khoản phải thu đã quá hạn.

4.4.2.3 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Tỷ số này nói lên một đồng Nguyên giá TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.

Bảng 4.15: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp qua ba năm 2010-2012.

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu thuần Đồng 14.894.582.902 16.338.115.706 11.767.136.145 Nguyên giá tài sản

cố định bình quân Đồng 1.572.723.302 1.707.774.542 1.915.098.510 Hiệu suất sử dụng

TSCĐ Lần 9,47 9,57 6,14

* Nhận xét:

Qua tính toán ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng vào năm 2010-2011 không có biến động nhiều, nào năm 2010 là 9,47 lần, có nghĩa là một đồng nguyên giá TSCĐ sẽ tạo ra 9,47 đồng doanh thu, qua năm 2011 là 9,57 lần, tăng 0,1 lần so với năm 2010 là do doanh thu thuần tăng 1.443.532.804 đồng, tăng 9,69% so với năm 2010 và nguyên giá TSCĐ tăng

135.051.240 đồng. Đến năm 2012, hiệu suất sử dụng TSCĐ là 6,14 lần, giảm 3,42 lần so với năm 2011, nguyên nhân là do doanh nghiệp đầu tư, mua sắm mới TSCĐ nên chưa khai thác hết công suất. Nhưng nhìn chung, hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là khá tốt cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng có hiệu quả tài sản của mình.

4.4.3 Các tỷ số quản trị nợ và tỷ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn, dài hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân lê quân (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)