3.3.1 Chức năng:
- Hình thức sở hữu vốn: tư nhân
- Lĩnh vực kinh doanh : kinh doanh vật liệu xây dựng
- Doanh nghiệp mua hàng từ các nhà máy sản xuất, nơi cung cấp hàng hóa… về dự trữ trong kho, sau đó bán ra cho khách hàng.
3.3.2 Nhiệm vụ:
- Chủ động linh hoạt tìm nguồn nguyên liệu tốt, giá rẻ và tìm các đối tác bạn hàng để tiêu thụ sản phẩm.
- Quản lý tốt tài sản của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong công việc sử dụng các tài sản của doanh nghiệp
- Quản lý tiền mặt, tổ chức thu mua, chế biến bảo quản hàng hóa đảm bảo số lượng, chất lượng và hiệu quả.
- Chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, về trật tự lao động, pháp lệnh về kế toán thống kê
- Thực hiện tốt các chế độ báo cáo kế toán, kịp thời, chính xác, trung thực.
3.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013: DOANH NGHIỆP TRONG SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013:
Qua bảng 3.1 ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm xuống đáng kể, sáu tháng đầu năm 2012 là -307.753.327 đồng, đến năm 2013 giảm 152.789.506 đồng. Như vậy, với tình hình này doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ và tiếp tục kinh doanh. Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân qua từng khoản mục:
- Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ sáu tháng đầu năm 2012 là 5.883.568.073 đồng, đến 2013 tăng 919.263.365 đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng 15,62%). Nguyên nhân là do vào năm 2013 việc đầu tư xây dựng nhà cửa của người dân tăng cộng với doanh nghiệp đã có thêm nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán khi mua với số lượng lớn, khoản mục này vào năm 2012 không có nên đã làm doanh thu của doanh nghiệp trong sáu tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ.
- Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp trong sáu tháng đầu năm 2013 giảm xuống 1.666.544.501 đồng, giảm 28,33% so với năm 2012 mặc dù số lượng hàng hóa bán ra có tăng lên. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã tiếp cận được những mặt hàng có giá rẻ nhưng chất lượng tốt nên đã tiết kiệm phần nào chi phí thu mua hàng hóa.
- Chi phí tài chính của doanh nghiệp chính là chi phí lãi vay, sáu tháng đầu năm 2012, chi phí lãi vay của doanh nghiệp là 176.466.250 đồng, đến năm 2013 doanh nghiệp đã không có phát sinh khoản chi phí lãi vay nào.
- Chi phí quản lý kinh doanh sáu tháng đầu năm 2013 tăng 124.583.475 đồng, tăng 20,57% là do các khoản chi phí về tiền điện, tiền nước, điện thoại và chi phí phục vụ cho công tác bán hàng đều tăng so với năm 2012. Sự gia tăng chi phí quản lý kinh doanh đã làm lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nhiệp giảm 152.789.506 đồng. Vì vậy trong thời gian tới doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý cho thật tốt các khoản chi phí của mình nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận.
- Thu nhập khác của doanh nghiệp vào sáu tháng đầu năm 2013 tăng không nhiều 630.457 đồng, chủ yếu cũng là thu từ khuyến mãi. Chi phí khác vào sáu tháng đầu năm 2012 là 50.044.748 đồng, đến năm 2013 không có phát sinh. do doanh nghiệp đã hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình nên không bị truy thu và bị phạt nộp thuế chậm như năm 2012.
Bảng 3.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong sáu tháng đầu năm 2012-2013
Đơn vị tính: Đồng
(Nguồn: trích từ bảng báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012-2013 của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân)
So sánh 2013/2012 Chỉ tiêu 6 tháng đầu Năm 2012 6 tháng đầu Năm 2013 Số tiền % A 1 2 3 4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.883.568.073 6.802.831.437 919.263.365 15,62
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - 2.585.807.915 2.585.807.915 -
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.883.568.073 4.217.023.572 (1.666.544.501) (28,33)
4. Giá vốn hàng bán 5.390.526.634 3.979.329.619 (1.411.197.015) (26,18)
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 493.041.439 237.693.953 (255.347.486) (51,79)
6. Doanh thu hoạt động tài chính - - - -
7. Chi phí tài chính 176.466.250 - (176.466.250) (100)
- Trong đó: Chi phí lãi vay 176.466.250 - (176.466.250) (100)
8. Chi phí quản lý kinh doanh 605.633.768 730.217.242 124.583.475 20,57
9. Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh (289.058.579) (492.523.289) (203.464.711) 70,39
10. Thu nhập khác 31.350.000 31.980.457 630.457 2,01
11. Chi phí khác 50.044.748 - (50.044.748) (100)
12. Lợi nhuận khác (18.694.748) 31.980.457 50.675.205 (271,07)
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (307.753.327) (460.542.832) (152.789.506) 49,65
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - - - -
Nhìn chung, doanh thu bán hàng trong sáu tháng đầu năm 2013 có tăng nhưng do có phát sinh các khoản làm giảm trừ doanh thu nên đã làm giảm doanh thu thuần về bán hàng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp so với năm 2013 mặc dù giá vốn hàng bán doanh nghiệp trong sáu tháng đầu năm 2013 có giảm, không có phát sinh chi phí lãi vay và các chi phí khác. Vì vậy doanh nghiệp cần phải xem xét lại xem những khoản giảm trừ này có hợp lý hay không.
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP 3.5.1 Thuận lợi : 3.5.1 Thuận lợi :
- Doanh nghiệp luôn cố gắng thâm nhập thị trường tạo thế đứng vững vàng và tìm nguồn lợi nhuận nhanh.
- Tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào các chứng từ kế toán.
- Mọi hoạt động nhập xuất đều được lập chứng từ đầy đủ.
- Doanh nghiệp đã cải thiện được những khó khăn trong năm đẩy mạnh tốc độ tăng doanh thu giảm tốc độ tăng chi phí, tăng được khoản thu nhập khác.
- Bổ sung và điều chỉnh kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh phù hợp với yêu cầu và quy mô hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.
- Doanh nghiệp tự chủ được nguồn vốn của mình, nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu.
- Doanh thu đạt được ở mức cao, lợi nhuận thu về tương đối cao, có sự đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước tăng nguồn thu nhập cho công nhân viên.
3.5.2 Khó khăn:
- Doanh nghiệp thường gặp một số khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu như: giá xăng dầu tăng cao, giá cả của nguồn nguyên vật liệu tăng cao làm cho giá thành sản phẩm làm ra cũng cao gây khó khăn cho vấn đề tiêu thụ.
- Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, mặc dù doanh thu hàng năm tăng lên nhưng doanh nghiệp vẫn chưa tiết kiệm được chi phí, tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng doanh thu nên làm giảm lợi nhuận . Không có kế hoạch vay vốn từ các ngân hàng cho vay, vì thế làm hạn chế nguồn vốn của doanh nghiệp gây khó khăn trong việc đầu tư hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sự liên kết giữa các nhà sản xuất kinh doanh còn hạn chế, thiếu sự phối hợp của các doanh nghiệp trong nước về giá cả, tự do cạnh tranh, tranh mua tranh bán… Do đó, giá cả hàng hóa biến động liên tục làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN, NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN QUA BA NĂM 2010-2012 NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN QUA BA NĂM 2010-2012
4.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản của doanh nghiệp.
4.1.1.1 Phân tích biến động tình hình tăng giảm tài sản của doanh nghiệp qua ba năm 2010-2012.
Nhìn chung,qua bảng 4.1 ta thấy tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp biến động tăng giảm trong 3 năm qua. Năm 2010, giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp là 11.163.476.708 đồng, đến năm 2011, giá trị này đã tăng lên 13.178.367.468 đồng, tăng 2.014.890.760 đồng (tỷ lệ 18,05%). Tuy nhiên, đến năm 2012, giá trị tổng tài sản đã giảm xuống còn 12.465.348.463 đồng, nghĩa là đã giảm đi 713.019.005 đồng (tỷ lệ 5,41%) so với năm 2011. Để tìm hiểu nguyên nhân tổng tài sản của doanh nhiệp tại sao lại có biến động tăng giảm qua các năm, ta đi vào xem xét từng khoản mục:
- Tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn của doanh nhệp qua 3 năm 2010-2012 có sự biến động tăng giảm không theo một chiều hướng nhất định, cụ thể: năm 2010 là 10.381.759.697đồng, sang năm 2011, giá trị này đã tăng 18,09%, tương ứng với số tiền 12.259.585.262 đồng, nhưng đến năm 2012, giá trị tài sản ngắn hạn đã giảm xuống còn 11.583.304.425 đồng, tương ứng với giảm 5,52% so với năm 2011. Nguyên nhân có sự biến động tăng giảm như vậy là do sự biến động của các khoản mục sau:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền:
Khoản mục này bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Dựa vào bảng 4.2, ta thấy khoản mục này cũng có xu hướng biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2011 tăng lên khá cao so với năm 2010 là 1.324.723.993 đồng, tăng 5204,1%. Đến năm 2012, khoản mục này lại giảm xuống còn 470.442.442 đồng, giảm 676.280.837 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 64,49% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tăng, doanh nghiệp đã vay ngắn hạn của ngân hàng 1.650.000.000 đồng, trong khi đó vào năm 2012 doanh thu bán ra và số tiền vay ngắn hạn cũng giảm so với năm 2011 nên lượng tiền thu vào cũng biến động theo.
Bảng 4.1 Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp qua ba năm 2010-2012.
Đơn vị tính: Đồng
So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
TÀI SẢN Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch % Chênh lệch %
A. Tài sản ngắn hạn 10.381.759.697 12.259.585.262 11.583.304.425 1.877.825.565 18,09 (676.280.837) (5,52) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 24.975.426 1.324.723.993 470.442.442 1.299.748.567 5204,11 (854.281.551) (64,49) II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 98.571.750 128.644.281 153.868.916 30.072.531 30,51 25.224.635 19,61 1. Phải thu của khách hàng - - - - - - - 2. Trả trước cho người bán 98.571.750 127.273.753 153.868.916 28.702.003 - 26.595.163 20,9 3. Các khoản phải thu khác - 1.370.528 - 1.370.528 - (1.370.528) (100) IV. Hàng tồn kho 10.200.747.219 10.599.943.047 10.734.722.241 399.195.828 3,91 134.779.194 1,27 1. Hàng tồn kho 10.200.747.219 10.599.943.047 10.734.722.241 399.195.828 3,91 134.779.194 1,27 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - - - - - V. Tài sản ngắn hạn khác 57.465.302 206.273.941 224.270.826 148.808.639 258,95 17.996.885 8,72 1. Thuế GTGT được khấu trừ 21.443.120 901.306 18.898.191 (20.541.814) - (20.541.814) (2279,1) 2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước - - - - - - - 3. Tài sản ngắn hạn khác 36.022.182 205.372.635 205.372.635 169.350.453 470,12 0 0 B. Tài sản dài hạn 781.717.011 918.782.206 882.044.038 137.065.195 17,53 (36.738.168) (3,99) I. Tài sản cố định 781.717.011 918.782.206 882.044.038 137.065.195 17,53 (36.738.168) (3,99) 1. Nguyên giá 1.572.723.302 1.842.825.782 1.987.371.237 270.102.480 144.545.455 7,84 2. Giá trị hao mòn lũy kế (998.092.741) (1.131.130.026) (1.312.413.649) (133.037.285) 13,33 (181.283.623) 16,03 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 207.086.450 207.086.450 207.086.450 0 0 0 0
II. Bất động sản đầu tư - - - 0 - 0 -
III. Tài sản dài hạn khác - - - 0 - 0 -
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 11.163.476.708 13.178.367.468 12.465.348.463 2.014.890.760 18,05 (713.019.005) (5,4)
Năm 2011 lượng tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp tăng rất nhiều so với năm 2010 với lượng tăng 1.298.167.838 đồng (tỷ lệ 5449,33%), lượng tiền gửi ngân hàng cũng tăng 1.580.729 đồng (tỷ lệ 137,1%). Đến năm 2012, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp đã giảm xuống đáng kể, lượng tiền mặt tại quỹ giảm 853.558.946 đồng, tương ứng với giảm 64% , tiền gửi ngân hàng giảm 722.605 đồng, tương ứng với 26,43% so với năm 2011. Điều này thể hiện nhu cầu sử dụng tiền để thanh toán của doanh nghiệp có sự biến động tăng giảm liên tục, nguyên nhân năm 2011 lượng tiền của doanh nghiệp tăng cao là do doanh nghiệp tăng lượng tiền mặt tại quỹ để đáp ứng thanh toán cho việc mua sắm thêm máy móc, phương tiện vận tải và trang trải các chi phí trong doanh nghiệp.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn
Khoản mục này tăng dần qua ba năm liên tục: năm 2010 là 98.571.750 đồng, đến năm 2011 tăng 30.072.531 đồng so với 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng là 30,51% và đến năm 2012 tăng 25.224.635 đồng, tỷ lệ 19,61% so với 2011, tăng không nhiều so với năm 2011 nhưng các khoản phải thu trong 3 năm của doanh nghiệp tăng lên, trong đó khoản trả trước cho người bán qua ba năm đều tăng lên, năm 2010 là 98.571.750 đồng, đến năm 2011 là 127.273.753 đồng và năm 2012 lả.868.916 đồng là do doanh nghiệp đã dùng tiền của mình để trang trải chi phí mua nguyên liệu, vật tư để bán lại.
+ Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho của doanh nghiệp chủ yếu là hàng hóa mua về bán lại, khoản mục này qua ba năm tăng liên tục, năm 2011 tăng 3,91% so với năm 2010, đến năm 2012 lại tăng 1,27% so với 2011. Nguyên nhân là do năm 2011 nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng tăng lên nên doanh nghiệp đã mua thêm nhiều mặt hàng này để đáp ứng cho khách hàng, cũng vì vậy mà lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp năm 2012 cũng tăng. Tuy nhiên, việc hàng tồn kho trong doanh nghiệp tăng lên sẽ gây khó khăn trong việc bảo quản và thu hồi vốn của donh nghiệp, bởi vì mặt hàng vật liệu xây dựng rất dễ bị hư hỏng vì vậy cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời.
+ Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng lên đáng kể: Năm 2010 là 57.465.302 đồng, sang năm 2011 tăng 148.808.639 đồng, tăng 258,95% so với năm 2010, đến năm 2012 là 224.270.826 đồng, tăng 8,72% so với năm 2011.
- Tài sản dài hạn của doanh nghiệp năm 2010 là 781.717.011 đồng, sang năm 2011 tăng 137.065.195 đồng 17,53% so với 2010, đến năm 2012 thì giá trị tài sản dài hạn của doanh nghiệp giảm xuống 36.738.168 đồng, giảm 4% so vớ năm 2011, nguyên nhân là do trong năm 2011 doanh nghiệp mua sắm thêm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và vật kiến trúc để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, năm 2012 doanh nghiệp đã mua thêm phương tiện vận tải nên nguyên giá tài sản cố định tăng lên liên tục.
Hình 4.1: Biểu đồ khái quát về tình hình biến động tài sản qua ba năm
2010-2012
Mặt khác, việc mua thêm tài sản cố định cũng làm giá trị hao mòn lũy kế tăng lên và vì vậy mà giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2012 giảm so với năm 2011. Riêng khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang thì không đổi qua ba năm là 207.086.450 đồng.
4.1.1.2 Phân tích biến động kết cấu tình hình tài sản qua ba năm 2010-2012
Qua bảng 4.2 ta có thể thấy trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp, khoản tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 90%), với tỷ trọng 93% vào năm 2010, 93,03% vào năm 2011 và 92,92% vào năm 2012 Trong khi đó, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp (dưới 10%) trong tổng tài sản của doanh nghiệp tỷ trọng của khoản tài sản cố định chỉ chiếm 7% vào năm 2010, chiếm 6,97% vào năm 2011 và 7,08% vào năm 2012 cho ta thấy doanh nghiệp đa phần đầu tư vào tài sản lưu động hơn. Khi xem xét từng khoản mục tài sản ngắn hạn, ta thấy tỷ trọng này cao là do khoản hàng tồn kho chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản, cụ thể: 91,38% vào năm 2010, sang năm 2011 chiếm 80,43% và đến năm 2012 là 86,12%. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc quay vòng vốn của doanh nghiệp nếu hàng tồn kho không giải quyết được.
Bên cạnh đó, một khoản mục cũng chiếm tỷ trọng khá cao, sau khoản mục hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn là khoản trả trước cho người bán, cụ thể là 0,88% vào năm 2010, sang năm 2011 tỷ trọng này tăng, chiếm 0,98% và chiếm 1,23% vào năm 2012. Tình trạng tăng như vậy là không tốt vì doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải quản lý tốt hơn.