Các nhân tố ảnh hưởng đến các tỷ số khả năng sinh lời theo phương pháp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân lê quân (Trang 64 - 71)

Hình 4.5: Sơ đồ phân tích Dupont của doanh nghiệp qua ba năm 2010-2012. LNST/VCSH (ROE) 2010 = 58% 2011 = 158% 2012 = 6,27% LN/TTS (ROA) 2010 = 0,49% 2011 = 1,3% 2012 = -4,8% TTS/VCSH 2010 = 1,12 Lần 2011 = 1,3 Lần 2012 = 1,31 Lần LN/DTT (ROS) 2010 = 0,38 2011 = 0,97 2012 = -5,23 DTT/TTS 2010 = 1,33% 2011 = 1,24% 2012 = 0,94% LN ròng 2010 = 57.284.409 đ 2011 = 158.523.813 đ 2012 = -615.506.653 đ

Doanh thu thuần

2010 = 14.894.582.902 đ 2011 = 16.338.115.706 đ 2012 = 11.767136.145 đ Tổng tài sản 2010 = 11.163.476.708 đ 2011 = 13.178.367.468 đ 2012 = 12.465.348.463 đ Nhân Nhân Chia Chia (Bảng 4.19) (Bảng 4.20) (Bảng 4.18)

(Bảng cân đối kế toán 2010-2012)

(Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012)

LN trước thuế 2010 = 76.379.212 đ 2011 = 192.150.076 đ 2012 = -615.506.653 đ Thuế TNDN 2010 = 19.094.803 đ 2011 = 33.626.263 đ 2012 = 0 đ Trừ

4.45.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) :

Dựa vào cơ sở lý luận (trang 16) và công thức:

ROE = ROS * Vòng quay tổng tài sản * Đòn bẩy tài chính Trong đó:

Vòng quay tổng TS =

Đòn bẩy tài chính =

Nhìn vào phương trình trên ta thấy ROE chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố: Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần (ROS), vòng quay tổng tài sản và đòn bẩy tài chính. Vì vậy, sự thay đổi của ROE qua các năm chính là do sự thay đổi của ba nhân tố này, ta sẽ đi vào phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến ROE qua các năm:

Bảng 4.21 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

a. Tỷ số LN ròng trên DTT (ROS) % 0,38 0,97 (5,23) b. Vòng quay tổng TS Vòng 1,27 1,34 0,92 c. Đòn bẩy tài chính Lần 1,18 1,21 1,31 ROE=a*b*c % 0,58 1,58 (6,27)

Gọi T là tỷ số LN ròng trên VCSHữu (ROE) của doanh nghiệp a là tỷ số ROS

b là vòng quay tổng TS c là đòn bẩy tài chính Ta có: T = a * b * c

Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE, ta thấy: do tỷ số LN ròng trên doanh thu thuần của doanh nghiệp vào năm 2011 tăng 0,59% so với năm 2010 nên đã làm cho tỷ số LN ròng trên VCSHữu tăng lên 0,88%, vòng quay tổng tài sản 2011 của doanh nghiệp tăng 0,07 vòng so với năm 2010 làm cho tỷ số ROE của doanh nghiệp tăng 0,08% và tỷ số đòn bẩy tài chính trong năm 2011 tăng 0,03 lần đã làm cho tỷ số ROE tăng 0,04%.

Tổng Tsản BQ VCSHữu BQ DTT

Tổng hợp các nhân tố trong năm 2011, do tác động tăng của ba nhân tố đã làm tỷ số ROE của doanh nghiệp năm 2011 tăng 1% so với năm 2010 (phụ lục 1).

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ROE năm 2012 so với năm 2011: cũng áp dụng phương pháp thay thế liến hoàn cho ta biết: do tỷ số LN ròng trên doanh thu thuần của doanh nghiệp vào năm 2012 giảm 6,2% so với năm 2011 nên đã làm cho tỷ số LN ròng trên VCSHữu giảm xuống 10,05%, do vòng quay tổng tài sản 2012 của doanh nghiệp giảm 0,42 vòng so với năm 2011 đã làm cho tỷ số ROE của doanh nghiệp tăng 2,67% và tỷ số đòn bẩy tài chính trong năm 2012 giảm 0,1 lần nên đã làm cho tỷ số ROE giảm 0,48%.

Như vậy: tổng hợp các nhân tố, ta thấy: do tác động làm giảm tỷ số ROE của hai nhân tố ROS và tỷ số đòn bẩy tài chính lớn hơn so với tác động làm giảm của nhân tố vòng quay tổng tài sản và, trong đó chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhân tố ROS đã làm tỷ số ROE của doanh nghiệp năm 2012 giảm 7,85% so với năm 2011 (phụ lục 1).

4.4.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Dựa vào cơ sở lý luận (trang 17), ta thấy tỷ số ROA chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố: LN trước thuế, thuế TNDN (do LNST = LN trước thuế - thuế TNDN), hai nhân tố này sẽ biến động cùng chiều với ROA và tổng giá trị tài sản bình quân sẽ biến động ngược chiều với tỷ số ROA và hai nhân tố kia.

Bảng 4.22 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

a. LN trước thuế Đồng 76.379.212 192.150.076 (615.506.653) b. Thuế TNDN Đồng 19.094.803 33.626.263 - c. Tổng TS BQ Đồng 11.756.036.718 12.170.922.088 12.821.857.966 ROA = ((a- b)/c)*100 % 0,49 1,30 (4,8) Gọi T là Tỷ số LN ròng trên tổng TS a là LN trước thuế b là thuế TNDN c là tổng giá trị TS BQ

Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn, ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA qua ba năm 2010-2012:

Tương tự như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE, ta thấy do LN trước thuế của doanh nghiệp năm 2011 tăng 115.770.864 đồng đã làm tỷ số ROA của doanh nghiệp tăng 0,98%, do thuế TNDN năm 2011 của doanh nghiệp tăng 15.531.460 đồng đã làm tỷ số ROA năm 2011 giảm 0,12% so với năm 2010 và giá trị tổng TS BQ của doanh nghiệp năm 2011 tăng 414.885.370 đồng làm cho tỷ số LN ròng trên tổng tài sản ROA của doanh nghiệp giảm 0,05%.

Tổng hợp các nhân tố, ta có: Trong năm 2011, do tác động tăng của nhân tố LN trước thuế lớn hơn tốc độ giảm của hai nhân tố thuế TNDN và giá trị tổng TS nên đã làm tỷ số ROA của doanh nghiệp năm 2011 tăng 0,81% so với năm 2010 (phụ lục 2).

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đế ROA (năm 2012 so với 2011) Năm 2012 do ảnh hưởng của ba nhân tố trên, trong đó do LN trước thuế của doanh nghiệp giảm xuống 807.656.729 đồng làm cho tỷ số ROA giảm 6,64%, năm 2012 không có phát sinh chi phí thuế TNDN làm ROA tăng 0,28% và ảnh hưởng của việc tăng giá trị tổng TSBQ làm ROA tăng 0,26% (phụ lục 2).

4.4.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ số LN ròng trên doanh thu (ROS):

Cũng như việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hai tỷ số ROE, ROA, ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ số LN ròng trên doanh thu (ROS) của doanh nghiệp theo công thức:

ROS = =

Bảng 4.23 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROS của doanh nghiệp

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

a. LN trước thuế Đồng 76.379.212 192.150.076 (615.506.653)

b. Thuế TNDN Đồng 19.094.803 33.626.263 -

c. DTT Đồng 14.894.582.902 16.338.115.706 11.767.136.145 ROS

= ((a- b)/c)*100 % 0,97 (5,23) 0,59

Cũng áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn, ta được kết quả như sau: Năm 2011, do LN trước thuế tăng 151,57% làm ROS tăng 0,78%, thuế TNDN tăng 76,1% làm cho tỷ số ROS giảm 0,1% và DTT năm 2011 tăng

LN ròng DTT

LN trước thuế - thuế TNDN DTT

1.443.532.800 đồng làm ROS giảm 0,09% dẫn đến ROS năm 2011 tăng 0,59% so với năm 2011.

Năm 2012, LN trước thuế của doanh nghiệp giảm 3807.656.729 đồng làm cho tỷ số LN ròng trên doanh thu giảm 4,94%, việc không phát sinh chi phí thuế TNDN làm ROS tăng 0,2% và do DTT giảm 27,98% làm giảm 1,46% nên trong năm 2012, tỷ số ROS của doanh nghiệp giảm 6,2% (phụ lục 3).

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN 5.1 THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ:

5.1.1 Thành tựu:

- Được sự quan tâm của các ngành chức năng của Tỉnh, đặc biệt là Tỉnh Uỷ và UBND tỉnh Vĩnh Long, doanh nghiệp có những thuận lợi trong việc vay vốn kinh doanh.Ngoài ra, để một doanh nghiệp đứng vững trên thị trường bên cạnh việc doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính vững mạnh thì cán bộ nhân viên của doanh nghiệp phải nhiệt tình, năng nổ bên cạnh sự quan tâm sâu sắc của các ngành chức năng nói trên. Nhìn chung, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp những năm qua có bước phát triển tốt thể hiện qua một số ưu điểm sau:

- Về nguồn vốn: nguồn vốn của doanh nghiệp qua 3 năm: 20010, 2011, 2012 nhìn chung không có chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, vào năm 2011, 2012 doanh nghiệp đã tăng vốn bằng cách vay thêm, mục đích chủ yếu là doanh nghiệp đã bắt đầu mở rộng phạm vi kinh doanh tận dụng thế mạnh sẵn có để phát huy hơn nữa.

- Giá trị tài sản: nhìn chung giá trị tài sản cảu doanh nghiệp qua ba năm có sự biến độnng nhưng không chênh lệch nhiều. Chủ yếu tài sản ngắn hạn tăng nhiều trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên phần lớn là tiền gửi ngân hàng do doanh nghiệp chưa có kế hoạch kinh doanh cụ thể nên tạm thời gửi ngân hàng kiếm lãi và dùng để trang trải chi phí trong doanh nghiệp.

- Về khả năng thanh toán: khả năng thanh toán chung và khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp qua 3 năm tuy có sự biến động và có chiều hướng giảm xuống vào năm 2012, nhưng nhìn chung vẫn ổn định và vẫn ở mức khá tốt.

- Kỳ thu tiền bình quân và số ngày thu tiền bình quân tăng liên tục qua ba năm, cho thấy việc thu hồi vốn của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả.

Bên cạnh còn có một số thuận lợi khác như: Doanh nghiệp có nhiều mối quan hệ với các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng,… quan hệ khách hàng tốt đẹp, nhà kho, bến bãi rộng và giao thông thuận lợi, xe vận chuyển vật liệu luôn được kiểm tra và bảo quản tốt…

5.1.2 Hạn chế:

- Từ khi doanh nghiệp được thành lập luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng ngành với những lợi thế hơn về vốn, bề dày lịch sử, uy tín trên thương trường,… Do đó, vấn đề tìm khách hàng cũng như thỏa mãn nhu cầu của họ ngày càng khó khăn hơn.

- Hàng tồn kho của doanh nghiệp trong năm sau đều cao hơn năm trước, như vậy sẽ gây khó khăn trong việc quay vòng vốn của doanh nghiệp.

- Chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp tăng liên tục qua ba năm. - Cán bộ nhân viên còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.

- Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 không hiệu quả, điều này sẽ gây khó khăn về tài chính của doanh nghiệp trong thời gian tới.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.2.1 Quản lý hàng tồn kho:

Qua ba năm 2010-2012, giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp càng tăng lên và luôn chiếm tỷ trọng cao ( hơn 80%) trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Hàng tồn kho trong doanh nghiệp tăng cao sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp về quản lý hàng tồn kho, chi phí dự trữ và bảo quản. Mặt khác, hàng hóa để quá lâu trong doanh nghiệp sẽ dễ bị biến chất, hư hỏng vì đây là mặt hàng vật liệu xây dựng sẽ khó tiêu thụ và sẽ ảnh hưởng đến tốc độ quay vòng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch nhập hàng, dự trữ và tiêu thụ cho phù hợp để vừa đảm bảo cung ứng cho khách hàng vừa không để tồn kho quá nhiều.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân lê quân (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)