4.1.2.1 Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn của doanh nghiệp
qua ba năm 2010-2012.
Tài sản của công ty được hình thành từ hai nguồn từ nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Chính vì vậy mà ta thấy phần giá tị tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có sự biến động tăng rồi lại giảm giống nhau. Qua bảng 4.3 ta thấy, năm 2010, tổng nguồn vốn là 11.163.476.708 đồng, sang năm 2011 tăng 2.014.890.760 đồng (tỷ lệ 18,05%) so với năm 2010. Tuy nhiên, đến năm 2012 đã giảm 713.019.005 đồng (tỷ lệ giảm 5,41%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do khoản nợ phải trả có sự biến động tăng giảm nhiều còn khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu thì có sự biến động nhẹ, cụ thể:
- Nợ phải trả: Năm 2010 là 1.199.221.714 đồng, sang năm 2011 tăng 1.856.366.947 đồng, tăng 154,8%, đến năm 2012 giảm 97.512.352 đồng, tỷ lệ giảm 3,19% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sự biến động của các khoản mục sau:
+ Vay ngắn hạn:
Năm 2010, doanh nghiệp không có vay khoản vay nào, sang năm 2011, do lượng tiền trong doanh nghiệp còn quá ít, không đủ để mua thêm nhiều vật liệu xây dựng đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và mua sắm thêm máy móc, phương tiện vận tải phục vụ cho việc bán hàng nên doanh nghiệp đã vay ngắn hạn ngân hàng là 1.650.000.000 đồng, chính vì vậy mà lượng tiền trong doanh nghiệp tăng đáng kể so với năm 2010. Đến năm 2012, vay ngắn hạn giảm xuống còn 1.350.000.000 đồng, giảm 18,18% so với năm 2011 là do trong năm doanh nghiệp làm ăn có lời nên đã trả những khoản vay đến hạn cho ngân hàng và không có vay thêm khoản vay nào.
+ Phải trả cho nười bán:
Khoản mục này chiếm phần lớn trong nợ ngắn hạn của doang nghiệp và có xu hướng tăng liên tục qua các năm, năm 2010 là 1.191.425.538 đồng, sang năm 2011 là 1.382.390.378 đồng, tăng 16,03%, đến năm 2012 tăng 171.284.237 đồng (tỷ lệ12,39%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do doanh nghiệp còn thiếu nợ người bán và mua hàng trả chậm. Điều này đã làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thông qua việc chiếm dụng vốn của khách hàng, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiệp do thiếu nợ quá lâu và sẽ gây khó khăn cho việc thu mua hàng hóa của doanh nghiệp sau này.
Bảng 4.3 : Phân tích khái quát tính hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp qua 3 năm 2010-2012.
Đơn Vị Tính: Đồng
(Nguồn: trích từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2010-2012 của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân)
2011/2010 2012/2011
NGUỔN VỐN Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh Lệch % Chênh Lệch %
A. Nợ phải trả 1.199.221.714 3.055.588.661 2.958.076.309 1.856.366.947 154,80 (97.512.352) (3,19)
I. Nợ ngắn hạn 1.199.221.714 3.055.588.661 2.958.076.309 1.856.366.947 154,80 (97.512.352) (3,19) 1. Vay ngắn hạn 0 1.650.000.000 1.350.000.000 1.650.000.000 - (300.000.000) (18,18) 2. Phải trả cho người bán 1.191.425.538 1.382.390.378 1.553.674.615 190.964.840 16,03 171.284.237 12,39 3. Người mua trả tiền trước - - - - - - - 4. Thuế và các khoản phải nộp 7.796.176 23.198.283 54.401.694 15.402.107 197,56 31.203.411 134,51 5. Phải trả người lao động - - - - - - -
6. Chi phí phải trả - - - - - - -
II. Nợ dài hạn - - - - - - -
B. Vốn chủ sở hữu 9.964.254.994 10.122.778.807 9.507.272.154 158.523.813 1,59 (615.506.653) (6,08)
I. Vốn chủ sở hữu 9.964.254.994 10.122.778.807 9.507.272.154 158.523.813 1,59 (615.506.653) (6,08) 1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 9.000.000.000 9.000.000.000 9.000.000.000 0 0 0 0 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 964.254.994 1.122.778.807 507.272.154 158.523.813 16,44 (615.506.653) (54,82)
+ Thuế và các khoản phải nộp
Khoản mục này cũng tăng lên liên tục qua 3 năm 2010-2012, từ năm 2010 là 7.796.176 đồng tăng 15.402.107 đồng (tỷ lệ tăng 197,56%) vào năm 2011, đến năm 2012 tăng 31.203.411 đồng (tỷ lệ134,51%). Nguyên nhân là do trong năm 2011 số lượng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp tăng nên số thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng tăng lên, đến năm 2012 do số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng 17.976.170 đồng nên đã làm cho khoản thuế và các khoản phải nôp tăng lên.
0 2.000.000.000 4.000.000.000 6.000.000.000 8.000.000.000 10.000.000.000 12.000.000.000 2010 2011 2012 Năm Đ ồ n g Nợ Phải trả Vốn chủ sở hữu
Hình 4.3: Biểu đồ khái quát về tình hình biến động nguồn vốn qua ba năm 2010-2012
- Nguồn vốn chủ sở hữu:
Cũng giống như nợ phải trả, khoản mục này cũng có sự biến động tăng giảm qua 2 năm và không có một xu hướng nhất định, cụ thể: năm 2010 là 9.964.254.994 đồng, qua năm 2011 tăng nhẹ 158.523.813 đồng, tỷ lệ tăng 1,5% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì vốn chủ sở hữu lại giảm xuống 615.506.653 đồng còn 9.507.272.154 đồng (tỷ lệ 6,08%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối vì vốn đầu tư chủ sở hữu vẫn cố định qua ba năm là 9.000.000.000 đồng. Như vậy, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng hay giảm phụ thuộc vào việc kinh doanh của doanh nghiệp lời hay lỗ.
Bảng 4.4: Phân tích kết cấu tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp qua ba năm 2010-2012
Đơn vị tính: Đồng
(Nguồn: trích từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2010-2012 của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh
NGUỒN VỐN Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Số tiền ( đồng) % 2011/2010 2012/2011 A. Nợ phải trả 1.199.221.714 10,74 3.055.588.661 23,19 2.958.076.309 23,73 12,44 0,54
I. Nợ ngắn hạn 1.199.221.714 10,74 3.055.588.661 23,19 2.958.076.309 23,73 12,44 0,54 1. Vay ngắn hạn - - 1.650.000.000 12,52 1.350.000.000 10,83 - (1,69) 2. Phải trả cho người bán 1.191.425.538 10,67 1.382.390.378 10,49 1.553.674.615 12,46 -0,18 1,97 3. Người mua trả tiền trước - - - - - - - - 4. Thuế và các khoản phải nộp 7.796.176 0,07 23.198.283 0,18 54.401.694 0,44 0,11 0,26 5. Phải trả người lao động - - - - - - - - 6. Chi phí phải trả - - - - - - - - II. Nợ dài hạn - - - - - - - -
B. Vốn chủ sở hữu 9.964.254.994 89,26 10.122.778.807 76,81 9.507.272.154 76,27 (12,44) (0,54)
I. Vốn chủ sở hữu 9.964.254.994 89,26 10.122.778.807 76,81 9.507.272.154 76,27 (12,44) (0,54) 1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 9.000.000.000 80,62 9.000.000.000 68,29 9.000.000.000 72,20 (12,33) 3,91 2. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 964.254.994 8,64 1.122.778.807 8,52 507.272.154 4,07 (0,12) (4,45)
TỔNG CỘNG NGUỒN
23,19%
76,81%
* Nhận xét:
Qua bảng phân tích 4.4 ta thấy tỷ trọng của khoản mục vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn (hơn 75%), nhưng tỷ trọng này lại giảm dần qua ba năm liên tiếp, cụ thể:
Vào năm 2010, tỷ trọng của khoản vốn chủ sở hữu là 9.964.254.994 đồng chiếm 89,26% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2011 giảm xuống còn 76,81%, giảm 12,44% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 0,54% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tỷ trọng của khoản nợ phải trả tăng 12,44% mặc dù lợi nhuận sau thuế năm 2011 có tăng so với năm 2010 nhưng tỷ trọng này đã giảm 0,12% trong tổng nguồn vốn.
Năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm 507.272.154 đồng đã làm tỷ trọng của khoản mục này giảm 4,45% so với năm 2011 trong cơ cấu tổng nguồn vốn, trong khi khoản mục vốn đầu tư chủ sở hữu không thay đổi qua ba năm 2010, 2011, 2012 thể hiện nguồn vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lời hay lỗ.
Hình 4.4: Biểu đồ kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp qua ba năm 2010-2012. Năm 2010 Năm 2012 23,73% 76,27% Nguồn vốn chủ sởhữu Nợ phải trả Năm 2011 89,26 10,74
Xét về khoản Nợ phải trả : khoản mục này chiếm tỷ trọng tăng dần qua ba năm liên tục: năm 2010 chiếm 10,74% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2011 tăng 12,44%, chiếm 23,19% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2012 tăng nhẹ 0,54% và chiếm 23,73%. Trong đó:
+ Khoản phải trả cho người bán năm 2010 chiếm 10,67% trong tổng nguồn vốn, năm 2011 chiếm 10,49%, giảm 0,18% so với năm 2010, dến năm 2012 là 12,46%, tăng 1,97% so với năm 2011.
+ Khoản Thuế và các khoản phải nộp vào năm 2010 chiếm 0,07% trong tổng nguồn vốn, năm 2011 là 0,18%, tăng 0,11% so với năm 2010, sang năm 2012 là 0,44%, tăng 0,26% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2011 số lượng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp tăng nên số thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng tăng lên và tỷ trọng này tăng 0,44% trong tổng nguồn vốn so với năm 2010, đến năm 2012 do số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng 17.976.170 đồng nên tỷ trọng của khoản thuế và các khoản phải nộp tiếp tục tăng 0,26% và chiếm 0,44% trong tổng nguồn vốn.