Nhận thức thức được tầm quan trọng của vấn đề trên em quyết định chọn để tài “ Hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại DNTN Tân Thành Công” làm nội d
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHÙNG THỊ NGỌC HÂN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN,
QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI DNTN TÂN THÀNH CÔNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế toán
Mã số ngành: 52340301
08 – 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHÙNG THỊ NGỌC HÂN MSSV: LT11198
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN,
QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI DNTN TÂN THÀNH CÔNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã được quý thầy, cô truyền đạt những kiến thức qua các môn học đại cương lẫn chuyên ngành để em có được nền tảng vững chắc, đặc biệt là những kiến thức về nghiệp vụ kế toán Nay em đã hoàn thành bài luận văn em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô đã giảng dạy em trong thời gian qua, đặc biệt là quý thầy, cô khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh và đặc biệt em xin gửi tấm lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Hữu Đặng, thầy đã hết lòng chỉ dẫn
và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong suốt thời gian làm bài luận văn Tuy nhiên với trình độ và khả năng còn hạn chế Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy, cô để bài luận văn của em hoàn thiện hơn
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các cô chú, anh chị ở DNTN Tân Thành Công, đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý Thầy, Cô cùng các anh chị tại DNTN Tân Thành Công luôn mạnh khỏe và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống và trong công tác chuyên môn của mình
Cần Thơ, Ngày … Tháng… năm 2013
Người thực hiện
PHÙNG THỊ NGỌC HÂN
Trang 4TRANG CAM KẾT
Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn nào cùng cấp
Cần Thơ, Ngày … Tháng… năm 2013
Người thực hiện
PHÙNG THỊ NGỌC HÂN
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Cần Thơ, Ngày…tháng… năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Kế toán vốn bằng tiền 3
2.1.2 Kế toán các khoản phải thu 10
2.2 Lược khảo tài liệu 13
2.3 Phương pháp nghiên cứu 14
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 14
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 14
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DNTN TÂN THÀNH CÔNG 18
3.1 Lịch sử hình thành 18
3.1.1 Giới thiệu sơ lược 18
3.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 18
3.2 Cơ cấu tổ chức 19
3.2.1 Cơ cấu tổ chức 19
3.2.2 Chức năng từng bộ phận 19
3.3 Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán 20
3.3.1 Tổ chức nhân sự và sơ đồ bộ máy kế toán 20
3.3.2 Chức năng từng bộ phận 20
Trang 73.3.3 Chế độ kế toán áp dụng 21
3.3.4 Hình thức kế toán 21
3.4 Ngành nghề kinh doanh 23
3.5 Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh 24
3.6 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển 28
Chương 4: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN, QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI DNTN TÂN THÀNH CÔNG 31
4.1 Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và khoản phải thu 31
4.1.1 Kế toán tiền mặt 31
4.1.2 Kế toán tiền gửi 41
4.1.3 Kế toán phải thu khách hàng 50
4.2 Đánh giá tình hình quản lý vốn bằng tiền và khoản phải thu tại DNTN Tân Thành Công 56
4.2.1 Đánh giá sơ bộ vốn bằng tiền và khoản phải thu 56
4.2.2 Phân tích tỷ số khả năng thanh toán 58
4.2.3 Phân tích tỷ số hiệu quả hoạt động 60
Chương 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN, QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ KHOẢN PHẢI THU 63
5.1 Hạn chế tồn tại trong công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và khoản phải thu 63
5.1.1 Hạn chế tồn tại trong công tác kế toán 63
5.1.2 Hạn chế tồn tại trong quản lý vốn bằng tiền và khoản phải thu 63
5.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và khoản phải thu 63
5.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán 63
5.2.2 Giải pháp quản lý vốn bằng tiền và khoản phải thu có hiệu quả 64
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
6.1 Kết luận 66
6.2 Kiến nghị 66
Tài liệu tham khảo 68
Phụ lục 69
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh qua 3 năm (2010 – 2012) của DNTN Tân Thành Công 24 Bảng 3.2 Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm giai đoạn (2011 – 2013) của DNTN Tân Thành Công 27 Bảng 4.1 Bảng tổng hợp thu tiền mặt trong tháng 3/2012 của DNTN Tân Thành Công 33 Bảng 4.2 Bảng tổng hợp chi tiền mặt trong tháng 3/2012 của DNTN Tân Thành Công 34 Bảng 4.3 Bảng tổng hợp thu tiền gửi trong tháng 3/2012 của DNTN Tân Thành Công 42 Bảng 4.4 Bảng tổng hợp chi tiền gửi trong tháng 3/2012 của DNTN Tân Thành Công 43 Bảng 4.5 Bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng trong tháng 3/2012 của DNTN Tân Thành Công 54 Bảng 4.6 Vốn bằng tiền qua 3 năm (2010 – 2012) của DNTN Tân Thành Công 56 Bảng 4.7 Khoản phải thu ngắn hạn qua 3 năm (2010 -2012) của DNTN Tân Thành Công 57 Bảng 4.8 Các hệ số khả năng thanh toán qua 3 năm (2010 – 2012) của DNTN Tân Thành Công 58 Bảng 4.9 Các chỉ tiêu hoạt động qua 3 năm (2010 – 2012) của DNTN Tân Thành Công 60
Trang 9DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán tiền mặt 6
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán TGNH 8
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán tiền đang chuyển 10
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán phải thu khách hàng 11
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán phải thu khác 13
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 19
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp 20
Hình 3.3 Sơ đồ ghi sổ theo hình thức nhật ký chung 22
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CĐKT : Cân đối kế toán
GTGT : Giá trị gia tăng
SDĐK : Số dư đầu kỳ
SDCK : Số dư cuối kỳ
TSCĐ : Tài sản cố định
TGNH : Tiền gửi ngân hàng
KLTN : Khóa luận tốt nghiệp
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
HĐ : Hóa đơn
QTM : Quỹ tiền mặt
TK : Tài khoản
NHCT : Ngân hàng Công Thương
NHPĐ : Ngân hàng Phương Đông
SGTT : Sài Gòn Thương Tín
HĐKT : Hợp đồng kinh tế
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1 Hóa đơn GTGT số 176449 69
Phụ lục 2 Phiếu thu số PT01/03/12 70
Phụ lục 3 Hóa đơn GTGT số 69024 71
Phụ lục 4 Phiếu chi số PC01/03/12 72
Phụ lục 5 Hóa đơn GTGT số 79204 73
Phụ lục 6 Sổ chi tiết thanh toán của Công ty TNHH MTV Hải Bình mẫu số S13_DNN 74
Phụ lục 7 Sổ chi tiết thanh toán của Công ty Phà An Giang mẫu số S13_DNN 76
Phụ lục 8 Sổ cái tài khoản 131 mẫu số S03b_DNN 78
Trang 12CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay nền kinh tế thới giới ngày càng trở nên sôi động, nước ta bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường, trong nước các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ mọc lên ngày càng nhiều, cạnh tranh trong kinh doanh trở nên gay gắt hơn, lúc này tình hình tài chính của công ty cũng là một yếu tố thể hiện thế mạnh trong môi trường cạnh tranh Tuy nhiên việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả còn là vấn đề cần quan tâm của nhiều nhà quản trị, hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa thực sự sử dụng vốn có hiệu quả, để đạt được lợi nhuận cao nhất trong kinh doanh thì đòi hỏi nhà quản trị phải thực sự kiên định và bản lĩnh trong chiến lược kinh doanh Trong doanh nghiệp việc phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tiền tệ là rất phổ biến như: Chi trả lương cho công nhân, chi mua hàng hóa, vật liệu, và các khoản phải thu, phải trả khác…Kết quả cuối cùng là để tìm kiếm lợi nhuận Việc hạch toán các nghiệp
vụ liên quan đến tiền tệ là rất nhiều nên đòi hỏi kế toán phải phản ánh một cách chính xác và thường xuyên
Hằng ngày, tại các doanh nghiệp luôn có nguồn vốn thu, chi xen kẽ nhau Các khoản phải thu là để có vốn bằng tiền để chi Các khoản chi là để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó có nguồn thu để đáp ứng các khoản chi
Vốn bằng tiền ở các doanh nghiệp được tồn tại ở hình thức giá trị mang tính thanh toán cao Nó liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh từ khâu mua hàng đến khâu bán hàng Qúa trình theo dõi từng đối tượng và từng khoản thanh toán nhằm xác định khả năng thanh toán và nắm rõ quá trình luân chuyển tiền để từ đó hoạt động đạt hiệu quả cao Vấn đề quan tâm của các nhà quản lý kinh tế hiện nay là các doanh nghiệp thừa hay thiếu vốn và phải tìm tòi vận dụng sáng tạo nguồn vốn để xoay vòng nguồn vốn sao cho đạt hiệu quả tối
ưu nhất Do đó, tăng cường quản lý tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu là một biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Nhận thức thức được tầm quan trọng của vấn đề trên em quyết định chọn
để tài “ Hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại DNTN Tân Thành Công” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn
tốt nghiệp của mình
Trang 131.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng về công tác kế toán vốn bằng tiền và khoản phải
thu tại doanh nghiệp;
- Đánh giá tình hình quản lý vốn bằng tiền và khoản phải thu tại doanh nghiệp; và
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và khoản phải thu
để hoàn thành bài luận văn này
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Công tác kế toán vốn bằng tiền và khoản phải thu tại DNTN Tân Thành Công Số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh được thu thập trong 3 năm (2010 – 2012) và sáu tháng đầu năm 2013
Trang 14Vốn bằng tiền là một bộ phận tài sản lưu động của doanh nghiệp biểu
hiện dưới hình thức tiền tệ, có tính thanh khoản cao, gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, hoặc các khoản tiền đang chuyển Vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện mua sắm và chi phí (Nguyễn Văn Toàn, 2010, trang 16)
b Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền
- Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng
Việt Nam
- Trường hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ thì
ngoại tệ được hạch toán theo tài khoản 007 “ngoại tệ các loại” Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng Việt Nam đồng thì hạch toán theo tỷ giá mua, bán Cuối năm tài chính phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
- Đối với vàng, bạc, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ
áp dụng cho các đơn vị không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Khi tính giá xuất của vàng, bạc, đá quý có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá hàng xuất kho như: Gía thực tế đích danh, giá bình quân
gia quyền, giá nhập trước, xuất trước, giá nhập sau xuất trước
c Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
- Theo dõi phản ánh kịp thời tình trạng hiện có và biến động tăng giảm
các loại vốn bằng tiền Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu thường
xuyên với thủ quỹ để đảm bảo chặt chẽ vốn bằng tiền
- Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán kế toán vốn bằng tiền nhằm thực hiện chức năng kiểm soát và phát
hiện kịp thời các trường hợp chi tiêu lãng phí,…
- Thông qua việc ghi chép vốn bằng tiền, kế toán thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ, phát hiện
các chênh lệch, xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý
Trang 152.1.1.1 Kế toán tiền mặt
a) Khái niệm
Tiền mặt của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu), ngoại tệ , vàng bạc, kim khí quý, đá quý thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt Mọi nghiệp vụ thu chi, chi bằng tiền mặt và bảo quản tiền mặt do thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện (Đàm Thị Phong Ba, 2012, giáo trình kế toán tài chính, trang 323)
b) Chứng từ sử dụng để hạch toán
Các chứng từ dùng để hạch toán quỹ tiền mặt gồm:
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Biên lai thu tiền
- Bảng kiểm kê quỹ,
c) Tài khoản sử dụng
- TK 111 “Tiền mặt”: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình
hình thu chi tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp Tài khoản 111 có 3 tiểu khoản
+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm
- Số dư bên nợ: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý tồn tại quỹ
Trang 16d) Nguyên tắc hạch toán
- Kế toán phản ánh vào tài khoản 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngân
phiếu, ngoại tệ, thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt Đối với khoản tiền thu được chuyển ngay vào ngân hàng thì không ghi vào bên Nợ tài khoản 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ tài khoản 113 “Tiền đang chuyển”
- Các khoản tiền mặt, vàng, bạc, đá quý do doanh nghiệp khác và cá nhân
ký cược, ký quỹ, tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị
- Kế toán quỹ tiền mặt có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi
chép hàng ngày theo trình tự phát sinh các khoản phải thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ,
Trang 17e) Sơ đồ hạch toán tiền mặt
TK 511 TK 111(1111) TK 152,153,156, 211, 213
Doanh thu bán hàng Chi mua vật tư, hàng hóa, phục
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
Xuất quỹ tiền mặt gửi vào
Thuế GTGT đầu ra phải nộp ngân hàng
TK 131, 112, 138 KT 635, 811 Thu nợ khách hàng Chi hoạt động tài chính
Tiền mặt thừa tại quỹ Tiền mặt phát hiện thiếu tại quỹ
khi kiểm kê khi kiểm kê
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán tiền mặt
Trang 182.1.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
a) Khái niệm
Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi ở ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt Lãi từ khoản tiền gửi ngân hàng được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp Và kế toán phải mở sổ hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu (Đàm Thị Phong Ba, 2012, giáo trình
kế toán tài chính, trang 329)
b) Chứng từ sử dụng
Chứng từ sử dụng để hạch toán các khoản tiền gửi là giấy báo có, giấy báo nợ hoặc bảng kê sao của Ngân Hàng kèm theo chứng từ gốc (Uỷ nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc báo chi…)
c) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân Hàng” phải được theo dõi theo từng loại tiền gửi (tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý) và chi tiết theo dõi từng Ngân Hàng
+ Các khoản tiền gửi vào ngân hàng (tiền mặt, ngoại tệ,…)
+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
- Bên có
+ Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng (tiền mặt, ngoại tệ,…)
+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
- Số dư bên nợ: Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý hiện còn gửi tại ngân hàng
d) Nguyên tắc hạch toán
- Trường hợp gửi tiền vào ngân hàng bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi
ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên
Trang 19ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh
- Trường hợp mua ngoại tệ gửi vào ngân hàng thì được phản ánh theo tỷ
giá mua thực tế phải trả
- Trường hợp rút tiền gửi từ ngân hàng bằng ngoại tệ phải được quy đổi
ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán tài khoản 1122
theo một trong các phương pháp tính giá xuất: bình quân gia quyền, nhập
trước xuất trước, nhập sau xuất trước
Thuế GTGT đầu ra phải nộp
TK 515, 711 TK 338, 331
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán TGNH
Gửi tiền mặt về ngân hàng Rút TGNH về quỹ tiền
mặt
Thu hồi các khoản nợ phải
trả trước, ký quỹ, ký cược bằng TGNH
Thu hồi các khoản tạm ứng,
Trang 202.1.1.3 Kế toán tiền đang chuyển
a) Khái niệm
Tiền đang chuyển là các khoản tiền bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc hay đã làm thủ tục gửi vào bưu điện để trả cho các đơn vị khác, hoặc chuyển từ tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng ở thời điểm cuối năm tài chính nhưng chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng hoặc của đơn vị thụ hưởng (Đàm Thị Phong Ba,
2012, giáo trình kế toán tài chính, trang 334)
+ Kết chuyển vào các tài khoản có liên quan
+ Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển
- Số dư nợ: Các khoản tiền còn đang chuyển
d) Nguyên tắc hạch toán
Kế toán phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng Kho bạc nhà nước, hay đã làm thủ tục chuyển trả tiền từ tài khoản tại ngân hàng để chuyển trả cho các đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng
Trang 21e) Sơ đồ hạch toán tiền đang chuyển
b) Chứng từ hạch toán
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Hóa đơn bán hàng hàng thông thường
Nhận được giấy báo
có về các khoản tiền gửi
Gửi tiền mặt vào ngân hàng, chuyển tiền thanh toán chưa nhận được giấy báo của NH
Chưa nhận được giấy báo về các tài khoản
đã thanh toán trước
Trang 22+ Số tiền nhận trước, ứng trước của khách hàng
+ Số tiền chiết khấu thanh toán cho người mua và các khoản giảm giá
hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng cho khách hàng
- Số dư bên nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng
d) Nguyên tắc hạch toán
- Kế toán phản ánh các khoản nợ phải thu của khách hàng chi tiết cho
từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu
- Không phản ánh các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch
vụ thu tiền ngay (thu tiền mặt, thu bằng sec, thu qua ngân hàng)
- Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán tiến hành phân loại các
khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng
không thu hồi được
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán phải thu khách hàng
Doanh thu chưa thu
Thuế GTGT đầu
ra
Tổng
số tiền khách hàng phải thanh toán
Khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiền
Khách hàng thanh toán hàng bằng hàng (Theo phương thức đổi hàng)
Trang 232.1.2.2 Kế toán phải thu khác
a) Khái niệm
Phải thu khác là các khoản phải thu ngoài phạm vi phải thu của khách hàng
và phải thu nội bộ (Đàm Thị Phong Ba, 2012, giáo trình kế toán tài chính, trang 472)
b) Chứng từ hạch toán
- Phiếu thu, phiếu chi,
- Giấy báo nợ, giấy báo có, …
c) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 138: Phải thu khác
- Bên nợ: Gía trị tài sản thiếu chờ xử lý
- Bên có
+ Ghi giảm các khoản nợ phải thu khó đòi
+ Gía trị tài sản thiếu đã xử lý
- Số dư nợ: Các khoản nợ khác còn phải thu
d) Nguyên tắc hạch toán
- Gía trị tài sản thiếu được phát hiện, các khoản phải thu về bồi thường
vật chất do các cá nhân, tập thể gây ra như mất mát, hư hỏng tiền, các loại vật
Trang 24e) Sơ đồ hạch toán
TK 211 TK 138 TK 334, 632, 642
TK 214 TK 111, 112 Hao mòn TSCĐ
TK 111, 112
TK 156, 153,111,112
Tài sản thiếu là tiền,hàng
hóa, vật tư,
Hình 2.5 Sơ đồ kế toán phải thu khác
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Võ Thị Tuyết Duy (2012) nghiên cứu “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 10 IDICO”, KLTN đại học, Đại học Tây Đô Đề tài cũng dùng phương pháp hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi sổ kế toán Trình tự ghi sổ sách rất chi tiết cũng giúp cho em phần nào về cách lên sổ kế toán mặc dù ở đây tác giả không phân tích, đánh giá tình hình vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty Qua bài viết tác giả cũng giúp em biết được cách trình bày và bố cục bài viết
Trần Thị Ngọc Hương (2010) nghiên cứu “ Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH HWATA VINA tại Cần Thơ”, CĐTN Cao đẳng, Cao đẳng Cần Thơ Bài chuyên đề mô tả quá trình lên sổ theo hình thức chúng từ ghi sổ, trình bày các sổ sách khá đầy đủ, đưa ra nhận xét khá phù hợp, tuy nhiên tác giả đưa quá nhiều chứng từ không cần thiết trong bài mà đáng lẽ phải đưa vào phụ lục chẳng hạn Qua bài viết tác giả cũng đã phần nào truyền đạt được hết nội dung trong công tác kế toán trong công ty, giúp em hiểu được trong việc
bố cục bài viết cần có sổ gì cũng như giúp người đọc hiểu được ý truyền đạt của bài
Tài sản cố định phát hiện thiếu
Tài sản thiếu trừ vào lương, giá vốn, hoặc đưa vào chi phí
Các khoản thiếu cho vay tạm thời
Khi thu được tiền của các khoản phải thu
Trang 25Nguyễn Văn Toàn (2010) nghiên cứu “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty TNHH-XD-TM-VT Phan Thành”, KLTN đại học, Đại Học Tây Đô Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán, mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, qua đó tác giả còn dùng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính như hệ số khả năng thanh toán hiện thời hay hệ số khả năng thanh toán nhanh…,Từ đó dánh giá hiệu quả sử dụng vốn cũng như khả năng thanh toán các khoản nợ Qua nghiên cứu cho thấy khả năng thanh toán cũng như sử dụng vốn của công ty tương đối ổn định Qua nghiên cứu em có thể tham khảo phần phân tích của bài
Qua lược khảo tài liệu các bài luận văn của tác giả cho thấy được những nội dung quan trọng, cách bố cục bài viết, và những đề xuất hướng giải quyết để hoàn thiện những mặc yếu…Trên cơ sở tham khảo những ý hay và tránh những mặt thiếu sót của các bài viết này em rút ra được nội dung bài viết của mình sẽ bao gồm những gì để đạt được mục tiêu nghiên cứu của mình
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu làm đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp, được thu thập từ Phòng kế toán tại DNTN Tân Thành Công Ngoài ra còn tham khảo tài liệu liên quan
đến đề tài nghiên cứu trên internet
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp hạch toán: đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong việc hạch toán các tài khoản
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Có 2 phương pháp
so sánh:
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu
kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở
+ Phương pháp so sánh số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với ky gốc của chỉ tiêu phân tích
- Phân tích các tỷ số tài chính
Tỷ số khả năng thanh toán
Trang 26 Tỷ số thanh toán tổng quát
Tỷ số thanh toán tổng quát cho biết cứ 1 đồng nợ của doanh nghiệp thì được đảm bảo bao nhiêu đồng tài sản, phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ, chỉ số này được tính như sau:
Tỷ số thanh toán bằng tiền
Tỷ số thanh toán bằng tiền cho biết bao nhiêu tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp để đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn
Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn
Tỷ số thanh toán bằng tiền= (3)
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết khả năng doanh nghiệp dùng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để thanh toán ngay khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn
Trang 27 Tỷ số vòng quay nợ phải thu khách hàng
Tỷ số vòng quay nợ phải thu khách hàng phản ánh tốc độ biến đổi khoản nợ phải thu thành tiền mặt
Doanh thu thuần
Tỷ số vòng quay nợ phải thu khách hàng = (7)
Nợ phải thu bình quân
Nợ phải thu đầu năm + Nợ phải thu cuối năm
Nợ phải thu bình quân = (8)
2
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý khoản phải thu của một doanh nghiệp
Nợ phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = (9)
Doanh thu bình quân 1 ngày
Doanh thu hàng năm
Doanh thu bình quân 1 ngày = (10)
365
Vòng quay tài sản lưu động
Vòng quay tài sản lưu động đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua việc sử dụng tài sản lưu động, cũng có thể hiểu là cứ 1 đồng tài sản lưu động bình quân thì tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu
Trang 28Doanh thu thuần Vòng quay tài sản lưu động = (11)
Tài sản lưu động bình quân
Trang 29CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DNTN TÂN THÀNH CÔNG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
3.1.1 Giới thiệu sơ lược
- Tên doanh nghiệp: DNTN Tân Thành Công
- Địa chỉ: 121A Tầm Vu, P Hưng Lợi, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ
- Chủ doanh nghiệp: Ông NGUYỄN VĂN LỢI
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5701000146 do sở Kế hoạch
và đầu tư TP Cần Thơ cấp lần đầu ngày 21/08/2000 với vốn đầu tư ban đầu 1.647.500.000 đồng
Từ năm 2000 đến nay, doanh nghiệp đã thay đổi bổ sung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Thời điểm đăng ký cấp lại thay đổi lần 7 vào ngày 19/02/2009 với số vốn đầu tư 9.729.197.190 đồng
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
- Cần Thơ là một trong những tỉnh lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, vốn là vùng sông nước nên nhu cầu về phụ tùng về các phương tiện vận chuyển đường thủy ( chân vịt tàu), các ngành gia công cơ khí được xem là một nhu cầu thiết yếu Nắm bắt được nhu cầu thị trường, năm 1990 cơ sở đúc gang Tân Thành Công ra đời Khởi đầu bằng nghề sản xuất các loại chân vịt tàu, phụ tùng máy cày, gia công cơ khí, đúc kim loại… cơ sở Tân Thành Công đã thu hút được nhiều khách hàng
- Sau 10 năm hoạt động dạng cơ sở đến ngày 21/08/2000 chủ cơ sở chuyển sang hình thức Doanh nghiệp tư nhân
- Sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng gần với người tiêu dùng vì mẫu
mã, chất lượng đảm bảo, giao hàng đúng hạn, giá phù hợp… Từ năm 2002 do nhu cầu chuyển từ ghe gỗ sang xà lan, ghe sắt càng tăng doanh nghiệp Tân Thành Công đã bước sang một bước đột phá, chủ Doanh nghiệp đầu tư máy
Trang 30móc cơ sở vật chất để nhận đóng mới và sửa chữa tàu thuyền
- Với uy tín và kinh nghiệm kinh doanh đến nay doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sang lĩnh vực vận chuyển đường thủy với 6 chiếc xà lan, 1 cần cẩu khai thác cát vàng tại Tân Châu – An Giang Ngoài ra doanh nghiệp còn nhận san lấp mặt bằng, cho thuê thiết bị cơ giới, phương tiện vận tải thuỷ bộ, xuất nhập khẩu cát với mong muốn mở rộng quy mô và mở rộng thị trường
- Đi đôi với sự phát triền lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp không ngừng đổi mới máy móc, trang thiết bị và nâng cao tay nghề của thợ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm của doanh
nghiệp
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.2.1 Cơ cấu tổ chức
Với hình thức là doanh nghiệp tư nhân nên số lượng nhân viên không
nhiều cơ cấu tố chức của doanh nghiệp Tân Thành Công gồm:
Phân xưởng đúc: 8 người
Phân xưởng sản xuất: 9 người
Phân xưởng đóng tàu: 15 người
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
3.2.2 Chức năng từng bộ phận
- Giám đốc: Là người đại diện cho doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp theo chế độ Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quyết định và điều chỉnh mọi hoạt động kỹ thuật, tổ chức, tài chính, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÂN XƯỞNG ĐÚC
PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
PHÂN XƯỞNG ĐÓNG TÀU
Trang 31- Phòng kế toán: Chức năng thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính,
hạch toán kế toán trong doanh nghiệp, quản lý vật tư, tài sản và nguồn vốn nhằm phục vụ có hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp theo sự hướng dẫn và quy định kế toán của Việt Nam ban hành
- Phân xưởng đúc: dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, có nhiệm vụ đúc gang, thau, nhôm
- Phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ gia công cơ khí, hàn tiện các loại kim loại theo yêu cầu
- Phân xưởng đóng tàu: có nhiệm vụ sửa chữa và đóng mới các phương tiện thủy
3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN
3.3.1 Tổ chức nhân sự và sơ đồ bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của doanh nghiệp Tân Thành Công gồm:
- Kế toán trưởng: 1 người
- Kế toán thanh toán: 1 người
KẾ TOÁN TRƯỞNG
THỦ KHO
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN
THANH TOÁN
Trang 32hình thực tế của doanh nghiệp
- Kế toán thanh toán: hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sắp xếp nhận chứng từ, lưu trữ chứng từ, lập các biểu mẫu khi giám đốc cần, tính và chi lương cho toàn bộ doanh nghiệp, giữ sổ phụ ngân hàng, theo dõi số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng
- Thủ quỹ: thực hiện các công việc hành chính bên ngoài, kiểm tra chứng từ gốc, thu chi hợp lý, tiến hành thu chi theo các chứng từ đã duyệt, bảo quản tiền mặt, theo dõi và chịu trách nhiệm về lượng tiền quỹ đang giữ, báo cáo quỹ khi có yêu cầu
- Thủ kho: ghi chép và theo dõi hàng ngày các phát sinh có chứng từ hợp lý tiến hành nhập kho, giao lại chứng từ gốc và hóa đơn cho kế toán lưu trữ, dựa vào bảng tổng hợp nguyên vật liệu xuất kho đã duyệt, tiến hành xuất kho, chịu trách nhiệm và kiểm tra nguyên vật liệu tồn kho, lập báo cáo về tình hình tài chính xuất nguyên liệu
3.3.3 Chế độ kế toán áp dụng
Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán ban hành theo QĐ số BTC ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC
48/2006/QĐ- Đơn vị tiền tệ doanh nghiệp sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ)
Niên độ kế toán áp dụng: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 cùng năm
- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: bình quân gia quyền cuối kỳ
- Hình thức kế toán trên máy tại doanh nghiệp: doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán UNESCO từ 2005 đến nay
3.3.4 Hình thức kế toán
Với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về quy mô, trình độ kế toán nên doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức kế toán: Nhật ký chung Hình thức này dễ dàng, đơn giản, thuận tiện cho việc ghi sổ đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt việc thu nhận, xử lý cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời chính xác phục vụ công tác quản lý của doanh nghiệp
Trang 33Hình 3.3 Sơ đồ ghi sổ theo hình thức nhật ký chung Hình thức nhật ký chung bao gồm các loại sổ:
1 Sổ nhật ký chung: Ghi chép nghiệp vụ kế toán theo trình tự thời gian
và quan hệ đối ứng của các nghiệp vụ đó, làm cơ sở để ghi vào sổ cái
2 Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ phát sinh của từng tài khoản tổng hợp Số liệu sổ cái cuối tháng được dùng để ghi vào bảng cân đối số phát sinh ->ghi vào BCĐKT
3 Sổ nhật ký đặc biệt và các loại sổ kế toán chi tiết (sổ phụ)
Sổ nhật ký đặc biệt: Dùng trong trường hợp nghiệp vụ phát sinh nhiều ghi chép riêng cho từng nghiệp vụ chủ yếu
* Trình tự ghi chép:
- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra để ghi sổ sẽ tiến hành ghi các nghiệp vụ phát sinh vào Nhật ký chung, sau đó dựa vào số liệu đó để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu doanh nghiệp có mở sổ,
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi hàng ngày : Đối chiếu số liệu: Ghi vào cuối kỳ: Ghi chú:
Trang 34thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
- Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ chứng từ được dùng ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào nhật ký đặc biệt Định
kỳ hoặc cuối tháng tùy theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh tổng hợp lấy số liệu ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối phát sinh Sau khi đối chiếu khớp nhau giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng lập các báo cáo tài chính (Theo nguyên tắc tổng số phát sinh
Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối phát sinh phải bằng tổng phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung
3.4 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
- Sản xuất: Chân vịt tàu, phụ tùng máy cày,…
- Gia công cơ khí: Sữa chữa tàu, phương tiện thủy,…
- Đóng mới các loại phương tiện thủy
- Vận chuyển hàng hóa thủy và bộ
Trang 353.5 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh qua 3 năm (2010 – 2012) của DNTN Tân Thành
Trang 36Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy doanh nghiệp lỗ liên tiếp trong hai năm 2011 và 2012, doanh thu, chi phí đều có sự biến động mạnh chi phí quá cao nên doanh nghiệp kinh doanh lỗ Việc chi phí quá cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả Sau đây ta tìm hiểu về tình hình tăng giảm doanh thu, chi phí qua các năm
Trước tiên là doanh thu bán hàng : Doanh thu bán hàng cũng biến động tăng, giảm qua 3 năm, năm 2011 doanh thu tăng mạnh, tăng 3.162,4 triệu đồng, tăng 73,3% so với năm 2010 Nguyên nhân là trong năm 2011 doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng cũng như gia công cơ khí, và giá bán ra cũng tăng do giá mua nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận chuyển cũng như chính sách tiền lương của nhân viên tăng Sang năm 2012 doanh thu lại giảm mạnh, giảm 2.522,4 triệu đồng (giảm 33,7%) so với năm 2011, giảm gần bằng với mức tăng của năm 2011 Cho thấy công việc tiêu thụ của doanh nghiệp năm này còn gặp khó khăn, chưa thực sự thu hút khách hàng, doanh nghiệp bị mất thị phần tiêu thụ với lại năm 2012 là năm khó khăn chung của nền kinh tế cho nên các doanh nghiệp cơ khí gặp nhiều thách thức, sức mua cũng giảm Doanh nghiệp cần có công tác bán hàng cũng như nâng cao chất lượng thành phẩm để chiếm lĩnh lại thị trường Ngoài ra doanh nghiệp còn có nguồn thu từ hoạt động tài chính và hoạt động khác nhưng doanh thu hoạt động tài chính là rất nhỏ và tăng giảm qua các năm Nguyên nhân là do doanh nghiệp không có đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh nào nên doanh thu này chủ yếu là lãi tiền gửi không kỳ hạn và lãi tiền gửi tăng giảm cũng là do sự biến động của lãi suất (năm 2010 lãi suất trung bình là 3%, năm 2011 4,5 – 6%, năm 2012 1 – 2%) Cũng như doanh thu, chi phí qua các năm cũng tăng lên Về chi phí giá vốn hàng bán cũng có sự biến động tăng, giảm qua 3 năm Cụ thể năm 2011 chi phí giá vốn đạt 6.174,6 triệu đồng tăng 2.740,9 triệu đồng, tương đương 79,8% so với năm 2010 Đến năm 2012 chi phí này giảm xuống và giảm 745,8 triệu đồng tương đương 12,1% so với năm 2011 Trong năm 2010 và năm
2011 giá vốn tăng cùng chiều với sự gia tăng của doanh thu bán hàng, nhưng đến năm 2012 giá vốn lại cao hơn doanh thu bán hàng Nguyên nhân là trong năm 2012 giá nguyên vật liệu đầu vào dùng để chế tạo thành phẩm mà doanh nghiệp đã dự trữ cao so với giá thị trường, trong khi đó doanh nghiệp chưa nắm bắt được cơ hội dự trữ nguyên vật liệu khi giá giảm, nên khi ra thị trường tiêu thụ thì giá bán thị trường giảm xuống, mà sức mua cũng giảm nên doanh nghiệp phải giảm giá bán để thu hồi vốn nên doanh thu bán hàng giảm và thấp hơn so với giá vốn hàng bán, làm cho lãi gộp của doanh nghiệp bị âm, một phần nữa là do doanh nghiệp cũng chưa có chính sách về bán hàng nên việc
Trang 37tiêu thụ sản phẩm cũng gặp khó khăn
Về chi phí lãi vay cũng tăng và tăng khá cao, cụ thể là năm 2011 chi phí lãi vay tăng 738,9 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 138,2%, sang năm 2012 số lượng vay tăng lên nên đẩy chi phí tài chính tăng lên cụ thể là chi phí lãi vay năm 2012 tiếp tục tăng lên 2.121,2 triệu đồng so với năm 2011, tương đương 166,5% Cho thấy doanh nghiệp sử dụng nợ vay quá nhiều, việc doanh nghiệp sử dụng nợ vay quá nhiều khiến cho chi phí lãi vay cũng tăng cao qua các năm, điều này sẽ là rủi ro của doanh nghiệp do kinh doanh không
có lãi, khi chi phí doanh nghiệp tăng cao nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Về chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng nhẹ và tăng đều qua các năm Cụ thể năm 2011 chi phí quản lý tăng và tăng 169,4 triệu đồng tương đương 54,1% so với năm 2010 Đến năm 2012 chi phí này tiếp tục tăng và tăng 42,9 triệu đồng tương đương 8,9% so với năm 2011 Chi phí này tăng là do giá xăng dầu tăng nên chi phí vận chuyển cũng tăng theo, chính sách tiền lương cho nhân viên cũng tăng nên phần chi phí tăng Về chi phí khác là khoản chi phí phát sinh ngoài dự tính của doanh nghiệp như chi phí bị phạt hay bồi thường hợp đồng, chi phí thanh lý tài sản…Chi phí này cũng biến động tăng giảm, việc phân tích hay tìm hiểu nguyên nhân cũng không quan trọng lắm
Nhìn chung qua 3 năm, việc kinh doanh của doanh nghiệp không mấy khả quan, đặc biệt là trong hai năm 2011 và năm 2012 phần chi phí của doanh nghiệp tăng và quá cao so với doanh thu nên doanh nghiệp bị lỗ, cho thấy doanh nghiệp chưa kiểm soát được phần chi phí này ở đây là chi phí lãi vay Chứng minh doanh nghiệp đang gặp vấn đề về vốn cộng thêm việc tiêu thụ thành phẩm cũng khó khăn Doanh nghiệp cần cân nhắc lại hoạt động bán hàng cũng như việc bổ sung nguồn vốn như thế nào để giảm chi phí, như vậy
để doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn
Trang 38Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm giai đoạn (2011 – 2013) của DNTN Tân Thành Công
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T2011
6T2012 6T2013 Chênh lệch
6T2012/6T2011
Chênh lệch 6T2013/6T2012 Tuyệt
Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công
Qua bảng hoạt động kinh doanh trên ta thấy lợi nhuận sau thuế đều âm qua sáu tháng đầu năm giai đoạn 2011- 2013 Về Sáu tháng đầu năm 2012 doanh thu bán hàng đạt 2.064,9 triệu đồng, con số này thấp hơn 950,2 triệu đồng, thấp 31,5% so với sáu tháng đầu năm 2011 Sang sáu tháng đầu năm 2013 doanh thu bán hàng tiếp tục giảm xuống so với sáu tháng đầu năm 2012 và giảm 346
Trang 39triệu đồng, tương đương 16,8% Cho thấy doanh nghiệp đang mất dần thị phần, doanh nghiệp nên chú trọng đến công tác bán hàng cũng như chất lượng thành phẩm bán ra
Về doanh thu hoạt động tài chính thì doanh thu này không đáng kể, sáu tháng đầu năm 2011 doanh thu đạt 1,2 triệu đồng và đến sáu tháng đầu năm
2012 thì con số này giảm xuống 0,1 triệu đồng, giảm 8,3% so với sáu tháng đầu năm 2011 Sang sáu tháng đầu năm 2013 con số này biến động tăng và tăng 0,9 triệu đồng, tương đương tăng 81,8% so với cùng kỳ 2012, như đã nói doanh nghiệp không đầu tư vào hoạt động tài chính nào nên phần doanh thu này chủ yếu là lãi tiền gửi Do nó chiếm tỷ trọng thấp nên ta không quan tâm nhiều đến khoản mục này
Về giá vốn hàng bán thì sáu tháng đầu năm giai đoạn 2011 – 2013 cũng biến động tăng giảm Sáu tháng đầu năm 2012 giá vốn hàng bán giảm 281,1 triệu đồng, giảm 10,8% so với sáu tháng đầu năm 2011 Đến sáu tháng đầu năm 2013 chi phí giá vốn tiếp tục giảm 1.133,1 triệu đồng, giảm 48,7% so với sáu tháng đầu năm 2012 Đây là tín hiệu không tốt cho doanh nghiệp Doanh nghiệp cần xem xét tốc độ tăng, giảm doanh thu với tốc độ tăng giảm giá vốn nhằm có những tác động phù hợp
Về chi phí tài chính có sự tăng mạnh Sáu tháng đầu năm 2012 chi phí tài chính tăng mạnh lên 1.561,2 triệu đồng tăng 349,3% so với cùng kỳ 2011 Đến sáu tháng đầu năm 2013 lượng vốn vay tăng lên đưa mức chi phí tài chính tăng lên 172,5 triệu đồng, tương đương tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2012 Doanh nghiệp sử dụng nợ quá nhiều trong tình hình kinh doanh không được tốt, đây sẽ là rủi ro cao nếu doanh nghiệp cần có biện pháp sử dụng nợ hợp lý
để hạn chế rủi ro
Về chi phí khác, mặc dù không thể dự tính được chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhưng ta thấy giá trị của khoản mục này cũng chiếm khá cao so với chi phí tài chính, mặc dù sáu tháng đầu năm 2012 không có phát sinh giá trị của khoản mục này Doanh nghiệp cần xem xét để
có biện pháp nhằm hạ thấp chi phí này
Nhìn chung, sáu tháng đầu năm doanh thu của doanh nghiệp đều giảm, hiện tại
là đang mất thị phần, thêm nữa là doanh nghiệp sử dụng nợ quá nhiều làm chi phí tăng cao, cho thấy doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt chi phí
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
* Thuận lợi
- Với thời gian hoạt động hơn 10 năm kinh nghiệm doanh nghiệp đã tạo được
Trang 40uy tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh, nhất là mặt hàng chân vịt tàu đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao được nhiều khách hàng lựa chọn
- Cách trung tâm thành phố Cần Thơ 7km, nằm ven sông Hậu có thuận lợi về đường thủy lẫn đường bộ giúp doanh nghiệp dể dàng mua bán, giao lưu
với khách hàng
- Hiện nay, các công trình ngày càng nhiều lượng tàu thuyền gia tăng do
đó nhu cầu đóng mới cũng tăng cao Vì vậy, doanh nghiệp có được lượng
khách hàng dồi dào và mở rộng được thị trường
Đồng thời với tính chất đa ngành đa nghề và dây chuyền của doanh nghiệp, nên đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từ khâu đặt đúc đến khâu
hàn tiện, lắp ráp, sửa chữa giúp doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn
- Tính chất công việc không phức tạp lao động không cần tay nghề cao
nên giá rẻ, tiết kiệm chi phí
* Khó khăn
- Ngành cơ khí và đóng tàu với xu hướng ngày càng phát triển nên doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khá lớn Do đó, cần có phương hướng phù hợp với
tình hình thị trường
- Bên cạnh đó cơ khí cần vốn đầu tư cao, thu hồi vốn chậm do đó tiến
trình đầu tư mới trang thiết bị tại doanh nghiệp còn dè dặt…
- Do biến động của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng đến giá cả đầu vào của vật liệu như sắt, thép… làm tăng giá thành sản xuất, lợi nhuận giảm so với
năm trước
- Với công nghệ đúc chưa cao nên chưa tiết kiệm được chi phí sản xuất
Nên doanh nghiệp cần cố gắng nâng cao trình độ tay nghề thợ và quy trình sản
xuất hơn nữa để dạt được sản phẩm tốt nhất
* Định hướng phát triển sắp tới của công ty
Công ty duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh các mặt hàng chiến lược của mình như: Chân vịt tàu, phụ tùng máy cày,…Trong thời gian sắp tới công ty sẽ tăng số lượng sản phẩm, đồng thời sẽ sản xuất nhiều loại sản phẩm hơn
- Giữ và phát triển mối quan hệ khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm khách hàng mới tại các thị trường cũ và khảo sát, thâm nhập các thị trường mới
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác marketing nhằm nâng cao vị thế của