hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hải sản 404

123 523 0
hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hải sản 404

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG THỊ KIM THÙY TÊN ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN, QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số nghành: 52340301 Cần Thơ - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG THỊ KIM THÙY MSSV: LT11252 TÊN ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN, QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: Kế toán Mã số nghành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN HỮU ĐẶNG Cần Thơ - 2013 LỜI CẢM TẠ Được học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ là một điều vô cùng vinh hạnh đối với em, em xin gởi đến Ban giám hiệu trường những lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất. Em xin cám ơn các thầy cô về những tình cảm và sự truyền thụ kiến thức trong suốt quá trình em học tập tại trường, đặc biệt là các thầy cô tại khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Em xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Hữu Đặng, người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập, giúp em có hướng đi đúng đắn và hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp. Sự chỉ đạo tận tâm cùng những lời nhận xét của một giảng viên, một người đi trước có kinh nghiệm giúp em có thêm đông lực để hoàn thành tốt bài luận văn. Trong thời gian thực tập tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên Hải sản 404, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám đốc cùng các anh chị trong công ty, đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán, những người luôn luôn có thái độ niềm nở và tận tình chỉ bảo khi em gặp phải những khó khăn về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế. Em xin bày tỏ lòng cám ơn của mình tới Ban giám đốc của công ty, các anh các chị tại Phòng kế toán cũng như toàn thể nhân viên của công ty Trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên Hải sản 404 đã giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình cho em trong thời gian qua. Tuy nhiên, do kiến thức bản thân em còn hạn chế cũng như việc thiếu kinh nghiệm thực tế nên bài viết không trách khỏi những sai sót. Do đó, em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và bạn bè. Em xin chân thành cám ơn Cần Thơ, ngày…… tháng……năm 2013 Sinh viên thực hiện Đặng Thị Kim Thùy i TRANG CAM KẾT Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày…… tháng……. Năm 2013 Sinh viên thực hiện Đặng Thị Kim Thùy ii NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... Cần Thơ, ngày…… tháng……. Năm 2013 Thủ trưởng đơn vị ( Ký tên và đóng dấu) iii BIÊN BẢN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Họ tên người nhận xét:……………………………. Học vị:…………………… Chuyên nghành:………………………………………………………………… Nhiệm vụ trong hội đồng: Cán bộ hướng dẫn Cơ quan công tác:………………………………………………………………. Tên sinh viên: Đặng Thị Kim Thùy MSSV: LT11252 Lớp: KT1120L1 Tên đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Hải sản 404. Cơ sở đào tạo: Đại học Cần Thơ. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 2. Hình thức trình bày: ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác: ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa….) ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... Cần Thơ, ngày…… tháng……. Năm 2013 NGƯỜI NHẬN XÉT iv MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...........................................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................1 1.2.1 Mục tiêu chung.....................................................................................1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.....................................................................................2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................2 1.3.1 Không gian...........................................................................................2 1.3.2 Thời gian..............................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................... 3 2.1.1 Khái quát về kế toán vốn bằng tiền.......................................................3 2.1.1.1 Những vấn đề chung..........................................................................3 2.1.1.1.1 Khái niệm ......................................................................................3 2.1.1.1.2 Nhiệm vụ........................................................................................3 2.1.1.1.3 Nguyên tắc chung ...........................................................................3 2.1.1.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ.....................................................................4 2.1.1.2.1 Những quy định chung trong kế toán tiền mặt tại quỹ.....................4 2.1.1.2.2 Kết cấu nội dung của kế toán tiền mặt ............................................4 2.1.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng ................................................................5 2.1.1.3.1 Những quy định chung về kế toán tiền gửi ngân hàng.....................5 2.1.1.3.2 Kết cấu nội dung của tiền gửi .........................................................5 2.1.1.4 Kế toán tiền đang chuyển ..................................................................5 2.1.1.4.1 Những quy định chung ...................................................................5 2.1.1.4.2 Kết cấu nội dung của kế toán tiền đang chuyển...............................6 2.1.2 Kế toán các khoản thanh toán ..............................................................6 2.1.2.1 Kế toán các khoản phải thu khách hàng .............................................6 2.1.2.2 Kế toán khoản phải thu nội bộ ...........................................................7 2.1.2.3 Kế toán các khoản phải thu khác........................................................8 v 2.1.2.4 Kế toán dự phòng phải thu khó đòi ....................................................8 2.1.2.5 Kế toán các khoản ứng trước .............................................................9 2.1.2.6 Kế toán các khoản phải trả người bán ................................................11 2.1.2.7 Kế toán khoản phải trả nội bộ ............................................................12 2.1.2.8 Kế toán khoản phải trả khác ..............................................................13 2.1.3 Các tỷ số tài chính ................................................................................14 2.1.3.1 Tỷ số phản ánh khả năng thanh toán .................................................14 2.1.3.2 Vòng quay các khoản phải thu...........................................................15 2.1.3.3 Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải thu..............................15 2.1.3.4 Số vòng quay các khoản phải trả........................................................15 2.1.3.5 Thời gian quay vòng của các khoản phải trả người bán......................16 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................16 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................17 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................17 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu..............................................................17 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 .......................................................................................................19 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .........................................19 3.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY ...........20 3.2.1 Chức năng ............................................................................................20 3.2.2 Nhiệm vụ..............................................................................................21 3.2.3 Quyền hạn ............................................................................................21 3.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY....................................21 3.3.1 Thuận lợi..............................................................................................21 3.3.2 Khó khăn..............................................................................................22 3.4 CƠ CẤU .................................................................................................22 3.4.1 Cơ cấu tổ chức quản lý .........................................................................22 3.4.2 Cơ cấu bộ máy kế toán .........................................................................26 3.5 CÁC CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY .............................................27 3.5.1 Hình thức kế toán .................................................................................27 3.5.2 Hệ thống tài khoản sử dụng ..................................................................29 vi 3.6 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ KINH DOANH....................................................29 Chương 4: KẾ TOÁN VỐN BẰN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404..........................35 4.1 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN ......................................35 4.1.1 Công tác quản lý vốn bằng tiền tại công ty ...........................................35 4.1.2 Kế toán chi tiết ....................................................................................35 4.1.3 Kế toán tổng hợp ..................................................................................39 4.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN ...................46 4.2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty.....................................................46 4.2.2 Kế toán chi tiết .....................................................................................46 4.2.3 Kế toán tổng hợp ..................................................................................59 4.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN ...........................................................................................................71 4.3.1 Tình hình vốn bằng tiền và các khoản thanh toán ................................71 4.3.2 Đánh giá các tỷ số có liên quan đến vốn bằng tiền và các khoản thanh toán ..............................................................................................................73 4.3.3 Chỉ số vòng quay khoảng phải thu và số ngày bình quân ......................74 3.3.4 Chỉ số vòng quay khoản phải trả và số ngày bình quân.........................75 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN ........................................77 5.1 TỒN TẠI , NGUYÊN NHÂN ................................................................77 5.1.1 Tồn tại..................................................................................................77 5.1.2 Nguyên nhân .......................................................................................75 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI ĐƠN VỊ ..................77 5.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN.....................................................................78 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................81 6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................81 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................81 6.2.1 Đối với Nhà Nước ................................................................................81 6.2.2 Đối với hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ...82 Tài liệu tam khảo. vii MỤC LỤC BẢNG Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2010, 2011,2012 ..................................................................................................... 30 Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010, 2011, 2012, 2013....................................................................... 33 Bảng 3: Sổ chi tiết tiền mặt ........................................................................... 36 Bảng 4: Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng công thương....................................... 37 Bảng 5: Bảng tổng hợp tiền gửi ngân hàng.................................................... 38 Bảng 6: Chứng từ ghi sổ thu tiền mặt ............................................................ 40 Bảng 7: Chứng từ ghi sổ thu tiền mặt ............................................................ 41 Bảng 8: Chứng từ ghi sổ thu tiền gửi ngân hàng............................................ 42 Bảng 9: Chứng từ ghi sổ chi tiền gửi ngân hàng ............................................ 43 Bảng 10: Sổ cái tài khoản tiền mặt ................................................................ 44 Bảng 11: Sổ Cái tài khoản tiền gửi ngân hàng ............................................... 45 Bảng 12: Sổ chi tiết phải thu công ty Phi Long.............................................. 47 Bảng 13: Bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng.................................... 48 Bảng 14: Bảng chi tiết phải thu của văn phòng đại diện tại TP.HCM ............ 49 Bảng 15: Bảng tổng hợp chi tiết phải thu nội bộ............................................ 50 Bảng 16: Bảng chi tiết phải thu của Đức ....................................................... 51 Bảng 17: Bảng tổng hợp các khoản phải thu khác ......................................... 52 Bảng 18: Bảng chi tiết Tạm ứng của nhân viên Trúc ..................................... 53 Bảng 19: Bảng tổng hợp chi tiết tạm ứng của nhân viên ................................ 54 Bảng 20: Bảng chi tiết phải trả công ty Quang Minh ..................................... 55 Bảng 21: Bảng tổng hợp phải trả cho người bán............................................ 56 Bảng 22: Bảng chi tiết phải trả cho phân xưởng chế biến .............................. 57 Bảng 23: Bảng tổng hợp khoản phải trả khác ................................................ 58 Bảng 24: Bảng Đăng ký chứng từ ghi sổ ....................................................... 60 Bảng 25: Bảng sổ Cái phải thu khách hàng ................................................... 61 Bảng 26: Bảng sổ cái phải thu nội bộ ............................................................ 62 Bảng 27: Bảng sổ Cái phải thu khác.............................................................. 63 Bảng 28: Bảng sổ Cái dự phòng phải thu khó đòi.......................................... 64 viii Bảng 29: Bảng sổ cái tạm ứng....................................................................... 65 Bảng 30: Bảng sổ Cái cầm cố, ký qũy, ký cược............................................. 66 Bảng 31: Bảng sổ Cái phải trả người bán ...................................................... 67 Bảng 32: Bảng sổ Cái chi phí trả trước.......................................................... 68 Bảng 33: Bảng sổ cái phải trả nội bộ ............................................................. 69 Bảng 34: Bảng sổ Cái phải trả khác............................................................... 70 Bảng 35: Tình hình vốn bằng tiền và các khoản thanh toán qua 3 năm .......... 71 Bảng 36: Bảng dự liệu qua các năm của công ty và ngành ............................ 73 Bảng 37: Bảng chỉ số thanh toán nhanh và hiện hành .................................... 74 Bảng 38: Bảng chỉ số vòng quay phải thu và số ngày bình quân.................... 75 Bảng 39:Bảng chỉ số khoản phải trả và số ngày bình quân ............................ 76 Bảng 40:Tỷ lệ chiết khấu theo doanh số bán hàng ......................................... 79 Bảng 41: Tỷ lệ chiết khấu thanh toán cho khách hàng ................................... 79 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty .........................................23 Hình 2: Bộ máy kế toán trong công ty ...........................................................26 Hình 3: Sơ đồ hình thức kế toán ....................................................................27 Hình 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm ......................31 Hình 5: Kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty qua 6 tháng đầu năm ......32 x DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT KQKD: Kết quả kinh doanh TK: Tài khoản TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh HTV: Hai thành viên ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long GĐ: Giám đốc PXSX: Phân xưởng sản xuất KT: Kế toán GTGT: Thuế giá trị gia tăng TSCĐ: Tài sản cố định KQHĐKD: Kết quả hoạt động kinh doanh SPS: Số phát sinh xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào nền kinh tế chung. Xu hướng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hóa là mục tiêu của nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, những nước nào nhạy bén, linh hoạt, bắt kịp thời đại thì nhanh chóng hòa nhập vào dòng chảy đó, còn những nước hướng nội, trì trệ, tự cô lập mình thì sẽ không hòa nhập vào được vào dòng chảy của thế giới. Cũng như câu nói ”Thật vô ích khi bảo dòng sông ngừng chảy cách tốt nhất là học cách bơi theo dòng sông đó”. Nhìn ra được thực tế đó nên Việt Nam cũng từng bước hòa mình vào nền kinh tế thế giới như gia nhập vào ASEAN vào năm 1997, đặt biệt gia nhập vào WTO năm 2007 đã đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng, đây là một bước ngoặc cho thấy Việt Nam đã từng bước trưởng thành hơn trong thị trường kinh tế thế giới để đón nhận những thử thách mới. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng phát triển và hoàn thiện mình để có thể đứng vững và cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thế giới. Để gặt hái được những thành công thì các doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh tốt, một nhà quả lý tài ba, một nguồn vốn tốt, một thị trường tốt….. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả là một việc hết sức quan trọng, nhìn ra được đều đó nên các doanh nghiệp rất chú trọng sự dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao. Vì vậy, một trong những biện pháp đó là tổ chức thực hiện tốt công tác kế toán ở tại đơn vị, trong đó kế toán vốn bằng tiền là một đều cần lưu ý nhất, vì vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán tại doanh nghiệp. Qua quá trình tìm hiểu tại công ty em thấy được tầm quan trọng của vốn bằng tiền nên em quyết định chọn đề tài “ hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng về công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty TNHH Hai Thành Viên Hải Sản 404. Từ đó đề ra 1 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán, quản thực lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng về công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán; - Đánh giá tình hình quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán; và - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại công ty TNH Hai Thành Viên Hải Sản 404(Địa chỉ : 404 Lê Hồng Phong _Q.Bình Thủy _ TP.Cần Thơ). 1.3.2 Thời gian Số liệu nghiên cứu qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Đề tài được thực hiện từ 12/08/2013 đến 18/11/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Do có sự giới hạn không gian và thời gian nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về “công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty” từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 dựa vào các khoản thu, chi, thanh toán và một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái quát về kế toán vốn bằng tiền 2.1.1.1 Những vấn đề chung 2.1.1.1.1 Khái niệm Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ thanh toán. Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy (2006, trang 95) Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển(kể cả ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kim khí quý). 2.1.1.1.2 Nhiệm vụ Hàng ngày, phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt. Phản ánh tình hình tăng, giảm và số dư tiền gửi ngân hàng. Hàng ngày, giám sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt. Phản ánh các khoản tiền đang chuyển, kịp thời phát hiện nguyên nhân làm cho tiền đang chuyển bị ách tắc để doanh nghiệp có biện pháp thích hợp, giải phóng nhanh tiền đang chuyển kịp thời. 2.1.1.1.3 Nguyên tắc chung Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ theo các nguyên tắc, chế độ quản lý tiền tệ của Nhà Nước sau đây: + Sử dụng đối với tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam. + Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua do ngân hàng Nhà Nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán và được theo dõi chi tiết riêng từng nguyên tệ -TK007 “ Ngoại tệ các loại” 3 + Các loại vàng, bạc, đá quý, kim khí quý phải được đánh giá bằng tiền tệ tại thời điểm phát sinh theo giá thực tế (nhập, xuất). Ngoài ra, phải theo dõi chi tiết số lượng, trọng lượng, quy cách và phẩm chất của từng loại. 2.1.1.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ 2.1.1.2.1 Những quy định chung trong kế toán tiền mặt tại quỹ Tiền mặt được bảo quản trong két an toàn, chống mất trộm, chống cháy, chống mối xông. Mọi nghiệp vụ liên quan đến thu, chi, giữ gìn bảo quản tiền mặt do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện. Thủ quỹ do giám đốc doanh nghiệp chỉ định và chịu trách nhiệm giữ quỹ. Thủ quỹ không được nhờ người khác làm thay. Trường hợp cần thiết phải làm thủ tục ủy quyền cho người làm thay và được sự đồng ý bằng văn bản của giám đốc doanh nghiệp. Thủ quỹ phải thường xuyên kiểm tra quỹ, đảm bảo tiền mặt tồn quỹ phải phù hợp với số dư trên sổ quỹ. Hàng ngày, sau khi thu, chi tiền thủ quỹ phải ghi vào sổ quỹ. Cuối ngày lập báo cáo quỹ nộp kế toán. Hàng ngày, sau khi nhận được báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ gốc do thủ quỹ gửi đến kế toán quỹ phải đối chiếu, kiểm tra số liệu trên từng chứng từ và số liệu đã ghi trên sổ quỹ. Sau khi kiểm tra xong sổ quỹ kế toán định khoản và ghi vào sổ tổng hợp tài khoản quỹ tiền mặt. 2.1.1.2.2 Kết cấu nội dung của kế toán tiền mặt Bên Nợ - Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ. - Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê. - Chêch lệch tỷ giá hối đoái tăng khi điều chỉnh tỷ giá. Bên Có - Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ. - Số tiền mặt thiếu ở quỹ phát hiện khi kiểm kê. - Chêch lệch tỷ giá hối đoái giảm khi điều chỉnh tỷ giá. Số dư Nợ 4 Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn tồn quỹ tiền mặt. 2.1.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng 2.1.1.3.1 Những quy định chung về kế toán tiền gửi ngân hàng Hạch toán tiền gửi ngân hàng phải căn cứ vào giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi…..). Phạm Quang Trung (2002, trang 254). Hạch toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý gửi ở ngân hàng cả về số lượng và giá trị. Ở các doanh nghiệp có bộ phận phụ thuộc cần mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho các giao dịch thanh toán. 2.1.1.3.2 Kết cấu nội dung của tiền gửi Bên Nợ - Các khoản tiền gửi vào ngân hàng hoặc thu qua ngân hàng. - Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng khi điều chỉnh tỷ giá. Bên Có - Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng. - Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm khi điều chỉnh tỷ giá. Số dư bên Nợ - Số tiền hiện còn gửi lại ngân hàng. 2.1.1.4 Kế toán tiền đang chuyển 2.1.1.4.1 Những quy định chung Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc đã gửi vào bưu điện để chuyển cho ngân hàng hay đã làm thủ tục chuyển tiền gửi tại ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo của ngân hàng. Ngoài những nội dung trên, tiền đang chuyển còn bao gồm các trường hợp: - Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng cho ngân hàng. 5 - Chuyển tiền bưu điện trả cho đơn vị khác. - Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay cho kho bạc. Kế toán phải căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu chi tiền mặt, giấy nộp tiền, giấy báo Nợ, báo Có của ngân hàng…Để phản ánh tình hình tăng, giảm của tiền đang chuyển của sổ kế toán. 2.1.1.4.2 Kết cấu nội dung của kế toán tiền đang chuyển Bên Nợ - Các khoản tiền tăng lên trong quá trình phát sinh. Bên Có - Số kết chuyển vào TK “TGNH” hoặc các tài khoản có liên quan. Số dư bên Nợ - Các khoản tiền còn đang chuyển. 2.1.2 Kế toán các khoản thanh toán 2.1.2.1 Kế toán các khoản phải thu khách hàng Phải thu của khách hàng là mối quan hệ thanh toán doanh nghiệp và người mua. Mối quan hệ này xảy ra chủ yếu trong quá trình doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, tài sản, bất động sản đầu tư, nhượng bán thanh lý tài sản cố định….cung cấp dịch vụ, bàn giao giá trị khối lượng xây dựng xây dưng đã thi công cho khách hàng nhưng chưa hoàn thành. * Hạch toán phải thu khách hàng phải tuân thủ một số nguyên tắc chủ yếu sau đây: - Nghiệp vụ phải thu khách hàng phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi thời điểm bán hàng và thu tiền không cùng một thời điểm. - Phải chi tiết khoản phải thu theo từng người mua, khoản được phép bù trừ khoản phải thu giữa các đối tượng khác nhau (trừ khi có sự thỏa thuận giữa các đối tượng với doanh nghiệp). - Đối với khoản phải thu có gốc ngoại tệ thì phải vừa theo dõi được bằng đơn vị ngoại tệ, vừa phải quy đổi thành VNĐ theo tỷ giá hối đoái thích hợp và thực hiện điều chỉnh tỷ giá khi lập báo cáo tài chính. 6 * Kết cấu tài khoản Bên Nợ Số tiền phải thu khách hàng mua chịu vật tư, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Trả lại tiền hàng cho khách hàng. Xóa sổ khoản phải thu khách hàng mà không thu được. Chênh lệch do điều chỉnh tỷ giá hối đóai. Bên Có Số nợ của khách hàng đã thu được. Nợ phải thu giảm bớt do chấp thuận giảm giá, chiết khấu hoặc do khách hàng trả lại hàng đã bán. Số tiền khách hàng đã ứng trước khi mua hàng. Chênh lệch do điều chỉnh tỷ giá. Số dư bên Nợ Số tiền còn phải thu của khách hàng. 2.1.2.2 Kế toán khoản phải thu nội bộ Phải thu nội bộ là các khoản phải thu giữa đơn vị cấp dưới và đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau. Trong đó, đơn vị cấp trên là tổng công ty, công ty phải là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, đơn vị cấp dưới là đơn vị thành viên trực thuộc hoặc phụ thuộc tổng công ty, công ty nhưng phải là đơn vị có tổ chức công tác kế toán riêng. * Kết cấu tài khoản Bên Nợ - Các khoản vốn kinh phí đã cấp cho cấp dưới. - Các khoản khác phải thu nội bộ. Bên Có - Thu hồi vốn, kinh phí đã cấp cho cấp dưới. - Số tiền phải thu nội bộ đã thu được. - Bừ trừ nợ phải thu với nợ phỉa trả trong nội bộ. 7 Số dư nợ - Nợ phải thu nội bộ chưa thu. 2.1.2.3 Kế toán các khoản phải thu khác Khoản phải thu khác bao gồm các khoản phải thu ngoài những khoản phải thu từ khách hàng, phải thu nội bộ, tạm ứng, ký cược ký quỹ như: - Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định nguyên nhân còn chờ giải quyết. - Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn vị gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, tài sản…đã xử lý bắt bồi thường. - Các loại tài sản cho doanh nghiệp khác mượn có tính chất tạm thời. - Các khoản đã chi cho sản xuất kinh doanh hay xây dựng cơ bản nhưng không được duyệt phải chờ quyết định xử lý. - Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng, tiền bồi thường của bên phạm lỗi. Nguyên tắc hạch toán các khoản phải thu khác cũng tương tự như phải thu của khách hàng, tức là phải chi tiết theo từng khoản phải thu, theo từng đối tượng phải thu và phải có biện pháp đôn đốc thu hồi kịp thời, đầy đủ những khoản phải thu và lập dự phòng nợ phải thu khó đòi khi cần thiết theo đúng quy định của Bộ tài chính. 2.1.2.4 Kế toán dự phòng phải thu khó đòi Dự phòng nợ phải thu khó đòi là khoản thiệt hại về nợ phải thu khó đòi được tính trước vài chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm bù đắp thiệt hại thực tế khi các khoản phải thu khó đòi không có khả năng thu hồi được, đồng thời cũng để phản ánh giá trị thuần túy có thể thực hiện được các khoản phải thu (số tiền thực sự sẽ thu được trên bảng cân đối kế toán cuối năm). Bùi Văn Dương (2004, trang 242) Để lập dự phòng phải thu khó đòi doanh nghiệp phải có bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi như: khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản…Nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã đòi nợ nhiều lần nhưng vẫn không thu được nợ. *Kết cấu tài khoản 8 Bên Nợ Khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi. Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi (nếu có). Bên Có Số dự phòng về nợ phải thu khó đòi tính lần đầu và được tính bổ sung. Số dư bên Có Dự phòng phải thu khó đòi hiện có lúc cuối kỳ. 2.1.2.5 Kế toán các khoản ứng trước Các khoản ứng trước là các khoản tiền đã tạm ứng, tạm chi, tạm gửi theo những nguyên tắc hạch toán riêng. Những khoản tiền này vẫn thuộc tài sản của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp có trách nhiệm phải theo dõi và thu hồi các khoản ứng trước đó. Bùi Văn Dương (2004, trang 34) a. Kế toán khoản tạm ứng Khoản tạm ứng trước cho cán bộ công nhân viên là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó đã được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là công nhân viên chức hoặc người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, hành chính quản trị..) phải được giám đốc doanh nghiệp chỉ định bằng văn bản. Bùi Văn Dương (2004, trang 34) Người nhận tạm ứng (có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chụi trách nhiệm với doanh nghiệp về số tiền đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng số tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Khi kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán dứt điểm khoản đã tạm ứng. Khoản tạm ứng sử dụng không hết phải nộp lại quỹ hoặc tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Số chi quá tạm ứng, doanh nghiệp sẽ làm phiếu chi xuất quỹ để hoàn trả cho người nhận tạm ứng. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi cho từng đối tượng nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng cho từng lần nhận tạm ứng. 9 * Kết cấu tài khoản Bên Nợ - Các khoản tiền đã tạm ứng cho công nhân viên chức, người lao động của doanh nghiệp. - Hoàn trả số chi quá tạm ứng. Bên Có - Các khoản tiền tạm ứng đã thanh toán theo số chi thực đã được duyệt. - Số tiền tạm ứng chi không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương. Số dư bên Nợ - Số tiền tạm ứng chưa thanh toán. b. Kế toán chi phí trả trước Chi phí trả trước là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kế toán, nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ này được tính cho 2 hoặc nhiều kỳ kế toán tiếp theo. Bùi Văn Dương (2004, trang 36). * Kết cấu tài khoản Bên Nợ - Các khoản chi phí trả trước phát sinh. Bên Có - Các khoản chi phí trả trước đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc trừ vào kết quả kinh doanh của kỳ hạch toán. Số dư bên Nợ -Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa trừ KQKD. c. Kế toán tài sản cầm cố, ký cược, ký quỹ Trong quan hệ tín dụng, bên cho vay có thể yêu cầu bên đi vay phải mang tài sản giao cho người cho vay cầm giữ trong thời gian vay vốn, để hạn chế rủi ro đối với bên cho vay. Tài sản này gọi là tài sản cầm cố. Bùi Văn Dương (2004, trang 39) 10 Trong quan hệ mua bán, nhận đại lý hoặc tham gia đấu thầu, bên này có thể yêu cầu bên kia đưa trước một khoản tiền để ràng buộc thực hiện cam kết giữa đôi bên. Số tiền đưa trước này gọi là tiền ký quỹ. Trong quan hệ thuê tài sản, bên đi thuê phải giao cho bên thuê một khoản tiền hoặc các tài sản có giá trị cao nhằm mục đích ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của bên đi thuê đối với tài sản thuê. Khoản tiền hoặc tài sản này gọi là khoản ký cược. Doanh nghiệp có thể cầm cố, ký cược, ký quỹ bằng tiền, vàng, bạc, đá quý, các loại tài sản khác và có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, nhưng kế toán chỉ ghi sổ kế toán các tài sản mang đi thế chấp, ký cược, ký quỹ, không ghi sổ ký toán các trường hợp thế chấp bằng giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu. *Kết cấu tài khoản Bên Nợ Giá trị tài sản mang đi cầm cố và số tiền đã ký cược, ký quỹ ngắn hạn. Bên Có Giá trị tài sản cầm cố và số tiền ký cược, ký quỹ ngắn hạn đã nhận lại, đã thanh toán. Số dư bên Nợ Giá trị tài sản còn đang cầm cố và số tiền còn đang ký cược, ký quỹ ngắn hạn. 2.1.2.6 Kế toán các khoản phải trả người bán Khoản phải thu người bán là giá trị các loại vật tư, thiết bị, công cụ, dụng cụ, hàng hóa… mà doanh nghiệp đã nhận của người bán hay người cung cấp nhưng chưa thanh toán tiền hàng kể cả khoản phải trả cho người nhận thầu về xây dựng cơ bản hay sửa chữa tài sản cố định. (Bùi Văn Dương 2004, trang 244) * Kết cấu tài khoản Bên Nợ - Số tiền đã trả cho người bán hay người cung cấp và người nhận thầu. - Số tiền ứng trước cho người bán. - Số tiền người bán chấp nhận giảm giá cho doanh nghiệp. 11 - Giá trị vật tư hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại cho người bán. - Chiết khấu thanh toán được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp trừ vào nợ phải trả. Bên Có - Số tiền phải trả cho người bán vật tư, thiết bị, người cung cấp lao vụ dịch vụ và người nhận thầu xây dưng cơ bản. - Điều chỉnh giá tạm tính và giá thực tế của số hàng đã mua khi có hóa đơn hoặc thông báo chính thức của những hàng đã mua về nhập kho theo giá tạm tính. Số dư bên Có - Số tiền còn phải trả người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây dựng cơ bản. Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ - phản ánh số tiền ứng trước tiền hàng cho người bán hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. 2.1.2.7 Kế toán khoản phải trả nội bộ Phải trả nội bộ là các khoản thanh toán lẫn nhau giữa các đơn vị trực thuộc nhưng có tổ chức công tác kế toán riêng của một doanh nghiệp độc lập, một công ty hay tổng công ty và mối quan hệ thanh toán giữa công ty cấp trên và các đơn vị thành viên cấp dưới. (Bùi Văn Dương 2004, trang 264) Trong quá trình hạch toán các khoản phải trả nội bộ thì từng đơn vị kế toán phải tôn trọng những quy định sau đây: - Phải theo dõi chi tiết từng đơn vị có quan hệ thanh toán, trong đó phải theo dõi từng nội dung thanh toán để lập biên bản thanh toán bù trừ nhằm gúp cho việc lập bản cân đối kế toán được chính xác. Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời. - Các đơn vị kế toán cần có biện pháp đôn đốc, giải quyết dứt điểm các khoản phải trả trong niên độ kế toán. - Đối với các đơn vị thành viên khi nhận vốn hoặc kinh phí của cấp trên cấp thì thực hiện ghi tăng tài sản và vốn ở các TK411, 441, 461 mà không được coi là khoản phải thu nội bộ. 12 * Kết cấu tài khoản Bên Nợ -Các khoản phải trả nội bộ đã thanh toán trong kỳ hay bù trừ với khoản phải thu theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán. Bên Có -Các khoản phải trả nội bộ phát sinh trong kỳ. Số dư bên Có -Số tiền còn phải trả cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. 2.1.2.8 Kế toán khoản phải trả khác Khoản phải trả khác là những khoản phải trả ngoài khoản phải trả người bán, phải trả công nhân viên, phải nộp nhà nước, các khoản vay nợ, nhận kí quỹ, ký cược, phải trả nội bộ như: - Giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ quyết định xử lý của cấp trên. - Số tiền khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về lao vụ, dịch vụ… Mà đơn vị đã cung cấp cho khách hàng như cho thuê nhà ở, văn phòng làm việc, kho hàng,…Khoản tiền này gọi là doanh thu chưa thực hiện. - Giá trị tài sản phải trả thưà cho cá nhân, tập thể theo quyết định cấp có thẩm quyền ghi trong biên bảng xử lý, nếu đã xác định được nguyên nhân. - Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên theo quyết định của toàn án như tiền nuôi con khi ly dị, con ngoài giá thú, lệ phí tòa án… - Các khoản lãi phải trả cho các bên góp vốn liên doanh. - Các khoản vay nợ có tính chất tạm thời… - Trong quá trình hạch toán các khoản phải trả khác kế toán phải tôn trọng các quy định sau: - Các khoản phải trả khác theo dõi chi tiết từng khoản, từng người, từng vụ việc và phải thanh toán kịp thời theo quy định của nhà nước. Đặng Thị Loan (2009, trang 207) * Kết cấu tài khoản Bên Nợ 13 - Giá trị tài sản thừa được xử lý. - Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện vào doanh thu trong kỳ. - Khoản phải trả, phải nộp khác, đã trả, đã nộp. Bên Có - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý. - Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ. - Các khoản phải trả, phải nộp khác phát sinh trong kỳ. Số dư bên Có - Giá trị tài sản thừa đang chờ xử lý. - Doanh thu chưa thực hiện chưa kết chuyển. - Các khoản phải trả, phải nộp khác, chưa nộp. 2.1.3 Các tỷ số tài chính 2.1.3.1 Tỷ số phản ánh khả năng thanh toán Bao gồm hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán hiện hành và hệ số khả năng thanh toán nhanh. Theo Nguyễn Văn Công (2010, trang 106). * Hệ số thanh toán hiện hành Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ tương quan giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Công thức: Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành = (1) Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành có giá trị càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, nếu giá trị của hệ số thanh toán hiện hành quá cao thì điều này lại không tốt vì điều này phản ánh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu doanh nghiệp. * Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. 14 Tiền + Đầu tư chứng khoán ngắn (2) Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh có giá trị nhỏ là một dấu hiệu cảnh báo cho doanh nghiệp về nguy cơ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán công nợ khi đến hạn, có khả năng phải bán gấp tài sản để trả nợ. Tuy nhên, nếu giá trị của hệ số này quá lớn lại phản ánh tình hình sử dụng tiền không tốt, vòng quay vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Hệ số thanh toán nhanh = 2.1.3.2 Vòng quay các khoản phải thu Số vòng luân chuyền các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ảnh trong một kỳ kinh doanh, các khoản phải thu quay được một vòng. Công thức tính: Số vòng luân chuyển các khoản phải thu Tổng doanh thu bán chịu = Số dư bình quân các khoản phải thu khách hàng Số dư bình quân các khoản phải thu khách hàng = * 100 Tổng số nợ phải thu của khách hàng đầu kỳ và cuối kỳ 2 (3) * 100 (4) Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu của khách hàng và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Nếu giá trị của chỉ tiêu lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu quá cao có thể có ảnh hưởng tới mức tiêu thụ trong tương lai vì đồng nghĩa với kỳ hạn thanh toán ngắn, không hấp dẫn khách mua hàng. Theo Nguyễn Công Bình và Đặng Kim Cương (2008, trang 96) 2.1.3.3 Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải thu Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải thu 365 = Vòng quay các khoản phải thu 2.1.3.4 Số vòng quay các khoản phải trả (5) Số vòng luân chuyển các khoản phải trả là chỉ tiêu phản ảnh trong một kỳ kinh doanh, các khoản phải trả quay được mấy vòng. Công thức: SốSố vòng luân chuyển vòng luân chuyển các khoản phải trả = Tổng tiền hàng mua chịu Số dư bình quân các khoản phải trả người bán 15 (6) Số dư bình quân các khoản = phải trả người bán Tổng số nợ phải trả người bán đầu kỳ và cuối kỳ (7) 2 Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư phải trả người bán và hiệu quả của việc thanh toán nợ. Nếu giá trị của chỉ tiêu lớn, chứng tỏa doanh nghiệp trả tiền hàng kịp thời, ít chiếm dụng vốn và có thể nhận được chiết khấu thanh toán. Theo Nguyễn Công Bình và Đặng Kim Cương (2008, trang 98) 2.1.3.5 Thời gian quay vòng của các khoản phải trả người bán Thời gian quay vòng của các khoản phải trả người bán phản ảnh một vòng quay của các khoản phải trả người bán cần bao nhiêu ngày. Công thức tính: Thời gian quay vòng của các khoản phải trả người bán Số ngày trong kỳ = Số vòng luân chuyển của các khoản phải trả người bán (8) Thời gian quay vòng của các khoản phải trả người bán càng ngắn, tốc độ thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít chiếm dụng vốn. Chỉ tiêu này sẽ được so sánh với thời gian người bán quy định cho doanh nghiệp. Nếu lớn hơn, viêc thực hiên thanh toán các khoản nợ người bán bị chậm trễ so với kỳ hạn, phải tìm hiểu nguyên nhân. Theo Nguyễn Công Bình và Đặng Kim Cương (2008, trang 98) 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Lê Bích Xuân(2011) nghiên cứu “Phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ, LVTN Đại học, Đại học Cần Thơ. Đề tài phân tích khái quát về tình hình sử dụng vốn, cơ cấu vốn, tình hình thanh toán và khả năng thanh toán. Nội dung bài luận văn phân tích nhiều nhưng chưa sâu, chưa thấy rõ sự biến động vốn qua từng năm. Bên cạnh bài viết chưa nói lên được ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty. 16 Bùi Thu Hồng (2010) nghiên cứu “ Kế toán vốn bằnng tiền tại công ty TNHH Đông Hải Nam, LVTN đại học. Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Đề tài tập trung đánh giá công tác sử dụng vốn tại công ty. Bên cạnh đó , tác giả sử dụng phương pháp so sánh để phân tích việc hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền. Qua kết quả ta thấy việc sử dụng vốn còn nhiều hạn chế như không kiểm soát được vòng quay tiền. Từ đó, tác giả đưa ra các phương pháp khắc phục. Trần Thị Kim Ngọc (2009) Nghiên cứu “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Đình Nguyễn, LVTN đại học, Đại học Mở TP Hồ Chí Minh. Đề tài tác giả tập trung vào công tác kế toán tại công ty không nói lên được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn, không đưa ra được những giải pháp sử dụng tiền tốt hơn. 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu trong đề bài này yếu là số liệu thứ cấp được công ty cung cấp: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010, 2011,2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Đồng thời thu thập từ báo tạp chí và nguồn Internet để phục vụ cho việc đánh giá. 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu Phân tích theo chiều ngang: là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả số tương đối và số tuyệt đối trên từng chỉ tiêu. Phân tích theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng bảng. *Phương pháp so sánh Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu kinh tế bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu kinh tế biến động như thế nào. a.Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh được gọi là gốc so sánh.Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp.Các gốc so sánh có thể là: 17 Tài liệu năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với dự kiến. Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả doanh nghiệp đạt được. b. Điều kiện thực hiện so sánh Có ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu để so sánh với nhau. Các đại lượng hoặc các chỉ tiêu khi so sánh với nhau phải có cùng nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính toán cùng thời gian và đơn vị đo lường. Nếu chỉ tiêu kinh tế đưa ra có những khác biệt về tiêu chuẩn thì phải thực hiện quy trình cho đồng nhất. *So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế nhằm nghiên cứu sự biến động về mặt số lượng của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc của các chỉ tiêu này.  F  F1  F 0 (9) Trong đó F trị số chênh lệch giữa 2 kỳ (số tuyệt đối ) F1: trị số chỉ tiêu kỳ phân tích Fo:chỉ số chỉ tiêu kỳ gốc *So sánh bằng so tương đối % F  F1  100 F0 (10) Trong đó: %F : là % gia tăng của các chỉ tiêu phân tích. Ngoài ra, còn sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong những năm vừa qua. 18 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Tên công ty : Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên Hải sản 404. Tên thương mại :GEPIMEX 404 COMPANY. Địa chỉ 404 Lê Hồng Phong, Phường Bình Thủy, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Tel: (07103) 841083- 841228 Fax : (07103) 841083 Tài khoản tại ngân hàng Công thương Cần Thơ: Tài khoản VND :710A.56209 Tài khoản USD: 710B.56209 Website: http://Gepimex404.com Văn phòng đại diện: 577D Nguyễn Tri Phương, Quân 10,TP.HCM. Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển sau: * Giai đoạn 1977-1984: Trước khi thành lập, công ty tiếp nhận đơn vị chế biến của chế độ cũ với cơ sở chế biến nghèo nàn, lạc hậu. Trước tình hình đó, công ty đã từng bước cải thiện dần cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước đi vào hoạt động. Đến tháng 12/1977 công ty đã chính thức đi vào hoạt động với cái tên đầu tiên “Đội công nghiệp nhẹ” sau đổi thành “Xưởng chế biến 404”, có nhiệm vụ chế biến các mặt hàng phục vụ tiền tuyến. Mãi đến năm 1982 công ty đổi tên thành “Xí nghiệp chế biến hải sản 404” hoạt động theo phương thức nửa bao cấp nửa kinh doanh hạch toán nộp lãi về quân khu. * Giai đoạn 1984- 1993 Năm 1986, đất nước chuyển sang thời kỳ đổi mới, xí nghiệp chế biến 404 phát triển kinh doanh khá rộng như phát triển đông lạnh, kho lạnh, công nhân viên lên đến hàng trăm người. Tháng 4/1989, do bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi, xí nghiệp đang trên đà phát triển mạnh đã chuyển đổi hoàn toàn theo cơ chế thị trường, hạch toán độc lập chấp nhận canh tranh để tồn tại, vươn lên và phát triển. “Xí 19 nghiệp chế biến hải sản 404” được đổi tên thành “Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp 404” theo quyết định 076/QĐQP ngày 03/4/189 của Bộ quốc phòng. Năm 1991, Công ty được xác nhận là doanh nghiệp Nhà nước theo nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991của Hội đồng Bộ trưởng, quyết định số 535/QĐQP ngày 06/08/1993 của Bộ quốc phòng về việc thành lập lại Công ty chế biến thủy hải sản 404 với ngành nghề kinh doanh chế biến thủy hải sản xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, thiết bị hàng hóa phục vụ chế biến thủy sản. Quyết định số 577/QĐQP ngày 22/04/1996 của Bộ quốc phòng về việc tổ chức lại doanh nghiệp trong quân đội, đổi tên thành“Công ty Hải sản 404” với nhiệm vụ kinh tế quốc phòng nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản, nông sản xuất khẩu, xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất của quân khu. Năm 1993, Công ty được Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo quyết định số 112-1010. Công ty trực tiếp xuất nhập khẩu các mặt hàng chế biến hải sản mà không cần thông qua xuất nhập khẩu ủy thác. * Giai đoạn 1993 đến nay Vào năm 2008, có một sự kiện lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến Công ty là nước Mỹ thưa Việt Nam bán phá giá cá tra trên đất nước Mỹ và các nước khác. Nhưng với sự sang suốt của ban giám đốc đã đưa công ty ra khỏi bờ vực nguy cơ để tiếp tục phát triển. Năm 2010, Công ty hợp tác với doanh nghiệp Phương Lan có trụ sở chính tại Bến Tre có chi nhánh được đặt ngay tại công ty (số 404 đường Lê Hồng Phong, Phường Bình Thủy, Quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ), thành lập nên công ty TNHH HTV Hải Sản 404 và hoạt động cho đến ngày nay. 3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY 3.2.1 Chức năng Khai thác, đánh bắt các loại hải sản như: mực, bạch tuột và cá biển các loại, chế biến đông lạnh rồi đem xuất khẩu. Thực hiện các dịch vụ gia công cho đơn vị bạn. Công ty dùng các ngoại tệ thu được trong xuất khẩu mua những mặt hàng về tiêu dùng mua hóa chất, thiết bị vật tư phục vụ cho chế biến thủy sản. 20 3.2.2 Nhiệm vụ Tổ chức thu mua, tiếp thị, chế biến nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm thủy sản theo đúng quy định chế biến hàng xuất khẩu, đảm bảo chất lượng và thời hạn hợp đồng. Làm đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, của Nhà nước và Bộ Quốc Phòng. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất đổi mới thiết bị, tăng dần tích lũy. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng mua bán, gia công chế biến thủy sản giữa công ty với đơn vị khác. Thực hiện tốt các chính sách, chế độ về quản lý tái sản, lao động, tiền lương đảm bảo công bằng bình đẳng. 3.2.3 Quyền hạn Được quyền ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các đơn vị quốc doanh, tư nhân trong và ngoài nước theo giấy phép số: 109/GP ngày 17/04/1991 do Bộ Thương Mại cấp. Được quyền mở rộng và phát triển quy mô hoạt động hay thu nhỏ lại nếu cần thiết. Được quyền giới thiệu các mặt hàng và sảm phẩm của mình trong và ngoài nước theo quy định. 3.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 3.3.1 Thuận lợi Công ty TNHH hai thành viên Hải sản 404 nằm ở Cần Thơ là trung tâm của ĐBSCL, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của các Tỉnh miền Tây Nam Bộ, có hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi như: cảng Cần Thơ, Cái Cui, Trà Nóc….. Mặt khác, nó tiếp giáp với trục giao thông đường bộ lẫn đường thủy của ĐBSCL thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa. ĐBSCL có nguồn nhân lực dồi dào và tương đối rẽ, có hệ thống sông ngòi chằn chịt thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản => Là nguồn cung cấp nguyên vật liệu dồi dào cho doanh nghiệp. 21 Công ty có đội ngũ công nhân về kỹ thuật với năng lực chuyên môn cao và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nội bộ gắn bó đoàn kết, Ban giám đốc quản lý và chỉ đạo chặt chẽ. Đầu tư tài sản cố định để phục vụ sản xuất tốt như: các loại xe tải, xe cẩu, tàu đánh bắt cá, tàu vận tải, kho dự trữ hàng, kho lạnh ….có đủ các phương tiện cho quá trình chế biến từ khâu mua cho đến thành phẩm. 3.3.2 Khó khăn Những tháng đầu năm hàng nguyên liệu cá tra biến động mạnh, lượng cá nguyên liệu cung cấp cho sản xuất không ổn định do những năm trước người chăn nuôi lỗ nên diện tích vùng nuôi bị thu hẹp, công ty nhiều lúc phải nghỉ sản xuất trong thời gian dài. Thị trường xuất khẩu đầu ra gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành thủy sản cạnh tranh gay gắt cả thị trường trong và ngoài nước, giá bán hàng giảm trong lúc đầu vào nguyên liệu bị tăng cao. Mặt hàng chả cá surimi, nguyên liệu giá luôn tăng làm ảnh hưởng đến giá thành xuất khẩu, lợi nhuận giảm tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. 3.4 CƠ CẤU 3.4.1 Cơ cấu tổ chức quản lý Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty nên bộ máy quản lý của công ty bao gồm các phòng ban như được trình bày ở hình 1. 22 Giám Phó GĐ Phòng tổ chức và hành chính Phó GĐ Phòng kỹ thuật Liên doanh Total Phó GĐ Phòng kế toán Phòng xuất nhập khẩu Xí nghiệp chế biến Nhà hàng Quản đốc Kho thành phẩm Phân xưởng cơ điện Phòng kế hoạch kinh doanh Xí nghiệp tàu xe Quản đốc Phân xưởng nước đá Thống kê và vật tư PSS X hàng châu Á PSS X hàng châu Âu KCS Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Ban giám đốc: Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc chỉ đạo công ty theo một mục tiêu đã định. Giám đốc có vai trò rất quan trọng, những quyết định của ông có đúng đắn, kịp thời mới giúp công ty nắm bắt 23 được những cơ hội, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Các công việc do Giám đốc trực tiếp chỉ đạo thực hiện là: - Phụ trách công tác xuất nhập khẩu, đầu tư liên doanh liên kết. - Quản lý giá mua nguyên liệu, giá bán thành phẩm xuất khẩu, bán nội địa. - Ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, vật tư, thành phẩm xuất khẩu. - Một Phó Giám đốc làm nhiệm vụ quản trị nội bộ, công tác Đảng, công tác chính trị. - Hai Phó Giám đốc giúp điều hành hoạt động của công ty theo hai hướng sản xuất và kế hoạch. Phòng chuyên môn nghiệp vụ - Phòng tổ chức: Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh. Tham mưu và thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ, đề bạt và nâng lương khen thưởng kỷ luật, quản lý hồ sơ nhân sự bảo hiểm xã hội thực hiện công tác hành chính văn thư, lưu trữ công tác thanh tra công nhân viên giúp Đảng ủy, Ban Giám đốc làm công tác Đảng, công tác chính trị, công tác tổ chức cán bộ. - Phòng kế toán: Tổ chức công tác hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh tế phản ánh tình trạng luân chuyển vật tư, tiền vốn, việc sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh và đề xuất các biện pháp quản lý tài chính. Thự hiện đúng pháp lệnh kế toán, thống kê, điều lệ kế toán và điều lệ tổ chức kế toán của nhà nước, lập báo cáo hoạt động kinh doanh để báo cáo lên cấp trên theo chế độ hiện hành. Hạch toán kết quả tài chính, hoạch định chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty. Hạch toán chi phí thu mua nguyên vật liệu, chi tiết giá thành, lập quỹ, lập báo cáo kế toán đúng kỳ. - Phòng xuất nhập khẩu: Tổ chức hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, cung cấp toàn bộ số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh 24 doanh của Giám đốc, xây dựng kế hoạch cho việc xuất khẩu. Chịu trách nhiệm về thu hàng hóa giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước, nghiên cứu quản trị Marketing, tìm hiểu phân phối thị trường tiêu thụ, chất lượng Marketing. Trực tiếp công tác xuất nhập khẩu, làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, vật tư. - Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật trong quá trình sản xuất, kỹ thuật về cơ điện cung ứng kho, lên kế hoạch điều độ. Chịu trách nhiệm theo sát khâu sản xuất kịp thời sửa chữa các công đoạn của dây chuyền sản xuất. Phụ trách chất lượng máy móc thiết bị, kiểm tra vật tư, phụ tùng máy móc nhập kho, quản lý tiêu hao về nguyên vật liệu, định mức sử dụng về nguyên vật liệu thay thế. Quản lý thực hiện dây chuyền công nghệ chế biến, chất lượng bao bì, mẫu mã kích thước bao bì. - Phòng kế hoạch: Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc, tham mưu cho Giám Đốc về xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch luân chuyển hàng hóa của công ty, nghiên cứu thị trường trong nước. Triển khai và đôn đốc việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của công ty báo cáo kết quả cho cấp trên. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế và theo dõi việc thực hiện hợp đồng. Cùng với phòng tài chính và phòng xuất nhập khẩu theo dõi hoạt động của công ty. - Xí nghiệp chế biến: Có 2 Giám đốc phụ trách bộ máy làm việc bao gồm: + Kho thành phẩm: Gồm tổ trưởng, tổ phó với nhiệm vụ thống kê, lên cơ cấu hàng hóa, kiểm tra hàng ra đủ và quản lý kho lạnh. + Kỹ thuật KCS: Kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ sản xuất, chế độ vệ sinh công nghệ thực phẩm, làm dấu những sản phẩm đạt chất lượng chứng nhận vào các tài liệu kỹ thuật. Kèm theo đó là loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng kiểm tra và xác định của các mặt hàng đã nhập vào công ty, tham gia giám định chi phí khi có tranh chấp về chất lượng của mặt hàng xuất khẩu. Giám định tình hình chất lượng của các quy trình, vận hành máy móc thiết bị sử dụng trong công ty. Thống kê các dạng sản phẩm xấu, từ đó 25 phân tích các nguyên nhân làm cho các sản phẩm xấu và những thiếu sót trong từng khâu, đề ra những biện pháp khắc phục. Tiếp nhận và xử lý các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng và kiến nghị lên cấp trên. Nghiên cứu những quy trình công nghệ mới. Lập hồ sơ, tài liệu các mặt hàng sản phẩm sửa đổi, bổ sung khi đăng ký. Trình duyệt các sản phẩm mới lên cấp trên. Bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân viên. Báo cáo chất lượng lên cấp trên. 3.4.2 Cơ cấu bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán chi tiết KT Thanh Toán Kế toán tổng hợp KT Giá Thành KT Ngân Hàng KT Định Mức KT Thuế Thủ Quỹ Hình 2: Bộ máy kế toán trong công ty Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán trong công ty có trách nhiệm tổ chức quản lý điều hành hệ thống kế toán trong công ty. Tham mưu cho giám đốc về các thông tin kinh tế tài chính của công ty để đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả. Lãnh đạo các kế toán viên về toàn bộ công tác thống kê, hạch toán kế toán tại công ty. Kế toán tổng hợp: dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm ghi vào sổ tổng hợp, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo tình hình hoạt động và kế quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 26 Kế toán chi tiết: dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, kế toán chi tiết chịu trách nhiệm ghi vào sổ chi tiết, cuối tháng đối chiếu với số tổng hợp của kế toán tổng hợp. Kế toán giá thành: có nhiệm vụ lập giá thành định mức, giá thành hạch toán thực tế, đồng thời tìm biện pháp hạ giá thành để giúp công ty bán được nhiều hàng hóa và tạo mối quan hệ ngoại giao với các đối tác. Kế toán ngân hàng: chịu trách nhiệm các nghiệp vụ phát sinh với ngân hàng. Kế toán thuế: phản ánh số thuế phát sinh và nhiệm vụ lập báo cáo để nộp thuế đúng thời hạn lúc cuối kỳ. Kế toán thanh toán : có nhiệm vụ ghi chép mọi nghiệp vụ liên quan đến thu-chi tiền của công ty. Thủ quỹ: có nhiệm vụ thực hiện thu-chi quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ và đối chiếu với kế toán thanh toán của công ty. 3.5 CÁC CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY 3.5.1 Hình thức kế toán Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH 27 Bảng tổng hợp chi tiết Hình 3: Sơ đồ hình thức kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu ,kiểm tra: *Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ, đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số ghi Nợ và tổng số ghi có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. - Phương pháp nộp thuế GTGT: phương pháp khấu trừ. - Khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao tuyến tính cố định( khấu hao đường thẳng). - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho của công ty: kê khai thường xuyên. - Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh: trực tiếp, ủy thác, sử dụng ngoại tệ. 28 -Hình thức thanh toán công ty ngoài nước bằng chuyển khoản, trong nước chủ yếu là bằng tiền mặt. - Phương tiện phục vụ công tác kế toán: máy vi tính. 3.5.2 Hệ thống tài khoản sử dụng Hiện công ty TNHH hai thành viên Hải sản 404 đang áp dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 15/QĐ-BTC tháng 3/2006. 3.6 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ KINH DOANH * Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm Căn cứ vào phụ lục số 14 KQHĐKD Năm 2010, phụ lục số 15 KQHĐKD Năm 2011 và phụ lục số 16 KQHĐKD năm 2012 ta có bản báo cáo sau: 29 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: Triệu Đồng CHỈ TIÊU CHÊNH LỆCH 2011/2010 NĂM 2010 2011 2012 Tuyệt đối % CHÊNH LỆCH 2012/2011 Tuyệt đối % Tổng doanh thu 297.018 413.183 346.746 116.165 39,1 (66.437) (16,1) Tổng chi phí 293.734 408.670 344.524 114.936 39,1 (64.146) (15,7) 3.284 4.513 2.222 1.229 37,4 (2.291) (50,8) 821 1.128 555 307 37,4 (573) (50,8) 2.463 3.385 1.667 922 37,4 (1.718) (50,8) Lợi nhuận trước thuế Chi phí thuế TNDN Lợi nhuận sau thế Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2010, 2011,2012 (Nguồn số liệu thống kê và tính toán từ BCKQHĐKD 3 năm phòng kế toán Công ty TNHH HTV Hải Sản 404) 30 450,000 400,000 350,000 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 Doanh Thu Chi Phí Lợi Nhuận sau thuế 2010 2011 2012 Hình 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm Qua số liệu bảng 1 và hình 4 cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được tạo thành từ 3 khoản mục lớn là doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Về khoản mục doanh thu tăng giảm không điều qua các năm. Cụ thể năm 2010 tổng doanh thu của công ty là 297.018 triệu đồng. Sang năm 2011 tổng doanh thu của công ty đạt mức 413.183 triệu đồng, tăng 116.165 triệu đồng tương ứng 39,1% so với năm 2010. Doanh thu tăng là do doanh nghiệp vẫn duy trì xuất khẩu các mặt hàng với các đối tác quen thuộc chủ yếu là xuất khẩu cá tra phi lê qua các nước Mỹ, EU, Hàn Quốc kèm theo đó công ty cũng xuất khẩu qua các thị trường tiềm năng khác. Sang năm 2012 doanh thu giảm đột biến từ 413.183 triệu đồng chỉ còn 346.746 triệu đồng giảm 66.437 triệu đồng tương ứng 16,1% so với năm 2011. Doanh thu giảm là do tình hình xuất khẩu cá qua các nước khác gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Mà thị trường lớn của công ty chủ yếu là xuất khẩu qua Mỹ, EU, Hàn Quốc mà năm 2012 tình hình kinh tế của Mỹ bị khủng hoảng làm cho việc xuất khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn nên lương doanh thu cũng giảm đáng kể. Doanh nghiệp cần có biện pháp xuất khẩu qua các nước khác để thay thế cho số lượng xuất khẩu sang Mỹ. Về khoản mục chi phí khoản mục này cũng biến động tỷ lệ thuận với biến động của doanh thu. Cụ thể năm 2010 tổng chi phí 293.734 triệu đồng. Sang năn 2011, tổng chi phí 408.670 triệu đồng tăng 114.936 triệu đồng tương 31 đương 39.1% so với năm 2010. Chi phí tăng là do doanh ký được nhiều hợp đồng nên sản lượng tăng dẫn đến chi phí đầu vào cũng tăng theo. Sang năm 2012, tổng chi phí giảm chỉ còn 344.524 triệu đồng giảm 2.291triệu đồng tương đương 15,7% so với năm 2011. Chi phí giảm là do nhiều hợp đồng ở các nước Mỹ, EU, Hàn Quốc… không được ký kết làm cho sản lượng tiêu thụ giảm nên chi phí cũng giảm theo. Về lợi nhuận tăng giảm tỷ lệ thuận với biến động của doanh thu và chi phí. Cụ thể năm 2010, lợi nhuận sau thế 2.463 triệu đồng. Đến năm 2011, lợi nhuận sau thế là 3.385 triệu đồng tăng 922 triệu đồng tương ứng 37,5% so với năm 2010, lợi nhuận tăng đáng kể doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt. Sang năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm chỉ còn 1.667 triệu đồng giảm 1.718 triệu đồng tương ứng 50,8% so với năm 2011, lợi nhuận sau thế giảm đáng kể hơn phân nữa so với năm trước doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục tốt hơn. * Kết quả hoạt động kinh doanh qua 6 tháng đầu năm 2010, 2011,2012, 2013 250000 200000 150000 Doanh Thu Chi Phí 100000 Lợi Nhuận Sau Thuế 50000 0 2010 2011 2012 2013 Hình 5: Kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty qua 6 tháng đầu năm Căn cứ vào phụ lục số 11: KQHDKD 6T 2011, phụ lục số 12: KQHDKD 6T 2010 và phụ lục số 13: KQHDKH 6T/2013 ta có bản kết quả hoạt động kinh doanh : 32 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: triệu đồng 6 THÁNG ĐầU NĂM CHỈ TIÊU CHÊNH LỆCH 2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHÊNH LỆCH 2013/2012 Tuyệt đối Tuyệt đối % Tuyệt đối % 2010 2011 2012 2013 % Tổng doanh thu 128.215 221.861 184.007 127.393 93.646 73 (37.854) (17,1) (56.614) (30,8) Tổng chi phí 127.009 218.708 183.152 127.357 91.699 72,2 (35.556) (16,3) (55.795) (30,5) Lợi nhuận trước thuế 1.206 3.153 855 36 1.947 161,4 (2.298) (72,9) (819) (95,8) Chi phí thuế TNDN 302 788 214 9 486 161,4 (574) (72,9) (205) (95,8) Lợi nhuận sau thuế 904 2.365 641 27 1.461 161,4 (1.724) (72,9) (614) (95,8) Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010, 2011, 2012, 2013 (Nguồn số liệu thống kê và tính toán từ BCKQHĐKD 6 tháng đầu năm phòng kế toán Công ty TNHH HTV Hải Sản 404) 33 Thông qua bảng số 2 và hình 5 ta có thể khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm như sau: Về khoản mục doanh thu 6 tháng đầu năm 2010, 2011 doanh thu đều tăng sang năm 2012, 2013 thì doanh thu bị sụt giảm. Cụ thể như sau: 6 tháng đầu năm 2010 tổng doanh thu là 128.215 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2011 tổng doanh thu đạt 221.861 triệu đồng tăng 93.646 triệu đồng tương ứng 73% so với năm 2010. Như đã trình bày ở phần khái quát 3 năm 2010, 2011, 2012 tổng doanh thu công ty tăng là do công ty mở rộng quy mô, tìm kiếm nhiều khách hàng mới. Sang 6 tháng đầu năm 2012 tổng doanh thu chỉ đạt 184.007 triệu đồng giảm 37.854 triệu đồng tương đương 17,1% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu chỉ đạt 127.393 triệu đồng giảm 56.614 triệu đồng tương ứng 30,8% so với 2012 doanh thu giảm là do khan hiếm nguồn tài nguyên, khủng hoản kinh tế ở Mỹ, thiếu vốn do ngân hàng Nhà Nước hiện chính sách thắc chặt cho vay đối với nghành thủy sản, sự cạnh tranh của các đối thủ trong nước và nước ngoài. Về khoản mục chi phí: do sự tăng giảm không đều của doanh thu nên chi phí cũng tăng giảm không đều theo. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2010 là 127.009 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2011 là 218.708 triệu đồng tăng 91.699 triệu đồng tương ứng 72,2% so với năm 2010. Sang 6 tháng đầu năm 2012 là 183.152 triệu đồng tương đương 16,3% so vơi năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 chỉ còn 127.357 triệu đồng tương ứng 30,5% so với năm 2012. Còn về khoản mục lợi nhuận cũng tăng giảm không đều tương tự như khoản mục doanh thu và chi phí. 34 Chương 4 KẾ TOÁN VỐN BẰN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 4.1 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 4.1.1 Công tác quản lý vốn bằng tiền tại công ty Hạch toán thu, chi tiền mặt sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Việt Nam Đồng. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ đều quy đổi về Việt Nam Đồng để theo dõi. Do công ty kinh doanh có lĩnh vực xuất nhập khẩu nên tiền gửi ngân hàng bao gồm tiền Việt Nam Đồng và ngoại tệ nhưng công ty chuyển đổi ngoại tệ tất cả về Việt Nam Đồng theo tỷ giá ngân hàng Nhà Nước công bố. * Quy trình lập chứn từ kế toán tại công ty Phiếu thu (Phiếu chi) dùng để xác định số tiền thực tế nhập quỹ (xuất quỹ), là căn cứ để thủ quỹ thu (chi) tiền, ghi sổ và kế toán dùng để ghi sổ kế toán. Phiếu thu (Phiếu chi) do kế toán thanh toán lập phản ánh từng nghiệp vụ kinh tế thu (chi) tiền mặt. Kế toán ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu thu (chi), sau đó người lập phiếu ký tên, chuyển cho kế toán trưởng ký, giám đốc duyệt chuyển cho thủ quỹ tiến hành thu (chi) tiền, người nộp(nhận) tiền ký tên. Kế toán lập phiếu thu (chi) thành 3 liên, liên 1 giữ lại, liên 2 giao cho thủ quỹ, liên 3 giao cho người nộp( nhận) tiền. 4.1.2 Kế toán chi tiết Hằng ngày khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh các kế toán tiến hành lập chứng từ và lên sổ chi tiết để theo dõi. Đối với kế toán tền mặt thì lên sổ chi tiết tiền mặt còn tiền gửi thì lên sổ kế toán tiền gửi ngân hàng. Đối với tiền gửi ngân hàng theo dõi từng ngân hàng , ngoại tệ trong tài khoản tất cả chuyển về tiền Việt Nam Đồng. Căn cứ vào phụ lục số 10 phiếu thu số 77 và phụ lục 9 phiếu chi số 291 ta có bản chi tiết sau: 35 SỔ CHI TIẾT TIỀN MẶT Tài khoản 111: Tiền Mặt Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số TK đối ứng Diễn giải Ngày Thu Chi Tồn Số dư đầu kỳ 02/5 PC 291 02/5 300.835.072 Trúc( bếp TT): ứng tiền mua thực phẩm cho nhà ăn 141 311 19.107.000 299.942.072 138 924.000 230.837.961 02/5 PT77 02/5 Nhị(TN): Nộp tiết kiệm …… ………… …...... ……………………………… 31/5 PT 99 31/5 Thành (HC) :Nộp tiền điện tháng 5/2013 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 20.000.000 280.835.072 2.700.314.147 2.770.311.258 230.837.961 24.308.138.563 24.114.023.491 230.837.961 Bảng 3: Sổ chi tiết tiền mặt Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 36 Giám đốc Căn cứ vào phụ lục số 31 lệch chi số 40 và phụ lục số 32 ủy nhiệm chi số 37 ta có bảng sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng như sau: SỔ CHI TIẾT TIỀN GỬI Tài khoản 112-11211: Tiền Gửi ngân hàng công thương Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số TK đối ứng Diễn giải Ngày Thu Chi Tồn Số dư đầu kỳ 376.779.430 02/5 PT-CK 02/5 Bán ngoại tệ 112 1.046.200.000 1.422.979.430 02/5 PT-CK 02/5 Cty Hòa Phú:chuyển trả tiền hàng 131 50.000.000 1.422.979.430 …… ………… …...... ……………………………… 31/5 PC-CK 31/5 Phí chuyển tiền NHCT 641 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 1.278.800 609.491.041 9.787.605.693 9.554.894.082 609.491.041 37.539.153.676 37.362.200.276 609.491.041 Bảng 4: Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng công thương Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 37 Giám đốc SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 112: TIền gửi ngân hàng Đơn vị tính: Đồng Mã TK Tên TK Số dư đầu kỳ Nợ Số phát sinh trong kỳ Có Nợ Có Số dư cuối kỳ Nợ Có 11211 Tiền gửi ngân hàng côn thương 376.779.430 9.787.605.693 9.554.894.082 609.491.041 11212 Tiền gửi ngân hàng quân đội 1.024.894 5.617.718.004 5512833.101 105.909.797 ………. …………… …………….. …………… Cộng 3.336.866.809 ……….. 38.663.906.954 36.998.407.159 5.002.366.604 Bảng 5: Bảng tổng hợp tiền gửi ngân hàng Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 38 Giám đốc *Nhận xét về chứng từ, sổ chi tiết Về chứng từ công ty thực hiện đúng theo quy định của Nhà Nước, phiếu thu- chi thành lập 3 liên: 1 liên lưu tại phòng kế toán, 1 liên người nộp-nhận tiền giữ và 1 liên thủ quỹ lưu. Khi thu- chi điều có giấy đề nghị nộp tiền hay giấy đề nghị tạm ứng và khi có đầy đủ các chữ ký thì thủ quỹ mới tiến hành thu chi tiền. Về sổ kế toán công ty sử dụng phần mềm kế toán nên khi nhập số liệu vào phần mềm thì phần mềm sẽ tự động vào các sổ cần thiết. Vào cuối năm tài chính kế toán sẽ in các sổ sách trên phần mềm kế toán ra giấy đóng thành quyển và lưu trữ tại phòng kế toán. 4.1.3 Kế toán tổng hợp Hàng ngày nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lập bảng các chứng từ ghi sổ. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều lần và thường xuyên, chứng từ gốc sau khi kiểm tra được ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, định kỳ căn cứ vào bảng chứng từ gốc lập các chứng từ ghi sổ. Các chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được chuyển đến kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển cho kế toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ gốc kèm theo để bộ phận này ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó ghi vào sổ Cái. Cuối tháng khóa sổ tìm ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh Nợ, phát sinh Có của từng tài khoản sổ Cái. Căn cứ vào các chứng từ gốc ở phụ lục số kế toán tổng hợp tiến hành ghi vào sổ chứng từ ghi sổ, đến cuối tháng ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái. 39 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 71 Loại: 7 Đơn vị tính Đồng ST T Chứng từ Số Diễn giải Ngày Nợ PT77 Số tiền Có 111 Thu tiền mặt 1 Tài khoản 02/5 Nhị (TN): Nộp tiết kiệm …. ……… ……… …………………………… 23 PT 99 31/5 Thành (HC): Nộp tiền điện 5/2013 311 19.107.000 138 924.000 2.700.314.147 Bảng 6: Chứng từ ghi sổ thu tiền mặt Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 40 Giám đốc CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:72 Loại: 7 Đơn vị tính: Đồng ST T Chứng từ Số Diễn giải Tài khoản Ngày Nợ Chi tiền mặt 1 PC 291 02/5 …. ……… ……… Số tiền Có 111 Trúc (bếp TT): ứng tiền mua thực phẩm cho nhà ăn 141 20.000.000 …………………………… 22 PC 359 31/5 Tiến (P.KT): TT VAT phí kiểm nghiệm cá biển nguyên liệu 641 1.494.000 23 PC 359 31/5 Tiến (P.KT) Phí duy trì mã vạch, TT tiền ổ cứng 642 1.371.818 2.770.311.258 Bảng 7: Chứng từ ghi sổ thu tiền mặt Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Công ty có sử dụng tiền gửi ngân hàng ngoại tệ sử dụng phần mềm kế toán nên nhập trực tiếp trên phần mềm không theo dõi trên TK 007. Vì vậy, em không phân tích được tình hình chênh lệch ngoại tệ và không biết được số ngoại tệ tồn quỹ cuối kỳ vì phần mềm tự động tính toán và báo lời lỗ cuối kỳ về ngoại tệ. Đây là một thiếu sót của công ty vì khi muốn biết số lượng ngoại tệ hiện còn là bao nhiêu thì rất khó và tốn nhiều thời gian.Vì lý do tập hợp khó nên các anh chị phòng kế toán không thể cho số liệu em không đánh giá ngoại tệ được. 41 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 73 Loại: 8 S T T Chứng từ Số Diễn giải Ngày Tài khoản Nợ Giấy báo Có Số tiền Có 112 1 PC-CK 02/5 Thanh toán tiền HSXK LC00089 =USD 56.065 và thanh toán HSXK LC00139= USD 57.200 131 2.364.785.280 2 PT-CK 02/5 Cty Trường Thành :chuyển trả tiền mua hàng 131 550.000.000 3 PT-CK 02/5 Cty Phi Long: chuyển trả tiền hàng 131 955.439.558 … ……. …… ………………………….. ……… ………….. 42 PT-CK 31/5 Cty Trí Hưng: trả hộ tiền gia công choCty Gia Hân 131 500.000.000 43 PT-CK 31/5 Lãi tiền gửi 515 2.218.948 44.730.802.111 Bảng 8: Chứng từ ghi sổ thu tiền gửi ngân hàng Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 42 Giám đốc CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:74 Loại: 8 S T T Chứng từ Số Diễn giải Ngày Tài khoản Nợ Giấy báo Nợ Số tiền Có 112 1 PC-CK 02/5 Phí XK USD=68,42 6411 6.419.499 2 PC-CK 03/5 Cty ty Long Hưng: Nhận lại tiền ký quỹ mua phụ phẩm 131 1.000.000.000 3 PT-CK 03/5 Trả nợ vay NHQD 311 1.427.350.512 … ……….. ……… …………………….. 44 PT-CK 31/5 Trả lãi vay NHĐT 635 219.529.772 45 PT-CK 31/5 Phí XK 141.23 641 10.730.443 34.919.244.847 Bảng 9: Chứng từ ghi sổ chi tiền gửi ngân hàng Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Từ chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp tiến hành lên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái các tài khoản. 43 SỔ CÁI TÀI KHOẢN:111 Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ CTừ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Loại Số Số dư đầu kỳ Số phát sinh Nợ Có 300.835.072 02/5 07 71 Nhị(TN): Nộp tiết kiệm 311 02/5 07 72 Trúc(bếp TT): ứng tiền mua thực phẩm cho nhà ăn 141 ……. ….. ….. ……………………………. …. 31/5 07 71 Trúc(bếp TT): Nộp tiền nước của café Queen Bee 642 31/5 07 72 Anh(P.TC): Tiền mua chiếu, gối hơi, mền …trang bị nhà khách và Anh(P.HCTC): TT tiền mua nước…. 642 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm Số dư cuối tháng 5/2013 19.107.000 20.000.000 1.310.000 11.938.908 2.700.314.147 2.770.311.258 24.308.138.563 24.114.023.491 230.837.961 Bảng 10: Sổ cái tài khoản tiền mặt Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 44 Giám đốc SỔ CÁI TÀI KHOẢN:112 Đơn vị tính: Đồng Ngày CTừ ghi ghi sổ sổ Loại Số Diễn giải TK đối ứn g Số dư đầu kỳ Số phát sinh Nợ Có 3.336.866.809 02/5 08 73 Thanh toán tiền HSXK LC00089 USD=56.056 và thanh toán tiền HSXK LC00139 USD= 57.2000 131 02/5 08 74 Phí BCT XK USD= 86,42 và phí TT tiền HSXK LC00089 USD= 120 641 ……. ….. ….. ……………………………. …. 31/5 08 73 Cty Trí Hưng trả hộ tiền gia công cho cty Gia Hân 133 1 31/5 08 74 Trả lãi vay NHĐT 635 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm Số dư cuối tháng 5/2013 2.364.785.280 6.419.499 500.000.000 219.591.772 38.663.906.954 36.998.407.159 186.301.711.409 183.623.860.598 5.002.366.604 Bảng 11: Sổ Cái tài khoản tiền gửi ngân hàng Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 45 Giám đốc * Nhận xét sổ tổng hợp Do sử dụng phần mềm kế toán nên tất cả các sổ tổng hợp đều được phần mềm kế toán tự động tổng hợp và lên sổ, đều này làm cho công việc của các kế toán viên được thuận tiện hơn nhưng phần mềm sẽ không nhận biết được công ty sử dụng hình thức kế toán nào nên phần mềm sẽ tự động cập nhật tất cả các hình thức kế toán cho công ty, như vậy mỗi lần in sổ phải lựa chọn hình thức kế toán để in cho chính xác. Và đây cũng là nhược điểm của kế toán viên vì phần mềm tự động lên sổ làm cho các nhân viên kế toán quên các hình thức sổ . 4.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN 4.2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty Hạch toán theo đúng các quy định về các khoản thanh toán của Nhà Nước đề ra, công ty có lên kế hoạch cụ thể cho từng khoản phải thu và phải trả cho các đơn vị, vào đầu tháng đơn vị sẽ họp nội bộ lại xem nợ của công ty nào đến hạn trả và phải thu nợ của đơn vị nào, xem xét tình hình thanh toán và thu nợ vừa qua của đơn vị có tốt chưa, để có hướng giải quyết kịp thời. 4.2.2 Kế toán chi tiết Hàng ngày kế toán chi tiết theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh kiểm tra chứng từ để lên sổ kế chi tiết từng tài khoản đối với các khoản phải thu và phải trả phải theo dõi từng đối tượng khách hàng phải thu, phải trả khi nào để không bị công ty đối tác chiếm dụng vốn hoặc thanh toán trễ hẹn làm mất uy tính của công ty. Đối với tài khoản tạm ứng phải theo dõi từng đối tượng và theo dõi việc tạm ứng và thanh toán có đúng quy định. Đối với tài khoản cầm cố ký quỹ,phải trả nội bộ trong tháng không có nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên chỉ cần biết số dư cuối kỳ còn lại là bao nhiêu. Đối với toài khoản dự phòng phải thu khó đòi chỉ được trích lập vào cuối năm tài chính nên trong tháng 5 không có nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ theo dõi số dư cuối kỳ. 46 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 131-T-CTPL: CÔNG TY PHI LONG Đơn vị tính: Đồng Ngà Chứng từ y ghi Số sổ Diễn giải Ngày TK đối ứng Số Dư Số phát sinh Nợ (Bên Nợ) Có Số dư đầu kỳ 02/5 ….. PT-CK 02.5 … 31/5 HD0000001 Cty Phi Long chuyển trả tiền hàng ……. …..... 31/5 Cty Phi Long nhận 15.000kg cá ttra fillet 9.005.130.808 112 955.439.558 131 Cộng SPS Lũy kế từ đầu năm 663.050.000 8.049.691.250 8.375.324.718 1.993.127.968 2.622.934.058 8.375.324.718 26.765.466.564 23.630.456.786 8.375.324.718 Bảng 12: Sổ chi tiết phải thu công ty Phi Long Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Căn cứ vào bảng 12: bảng chi tiết công ty Phi Long và phụ lục số 1: Sổ chi tiết phải thu công ty Nam Sông Hậu ta lên bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 131 như sau: 47 SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 131: PHẢI THU KHÁCH HÀNG Đơn vị tính: Đồng Mã TK Tên TK Số dư đầu kỳ Nợ CTPL Cty Phi Long CTNSH Cty Nam Sông 1.621.450.662 Hậu ……….. …………… …………. Cộng 44.550.019.137 Có Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Nợ Nợ 2.6229.934.058 9.005.130.808 11.000.000 …………… Có 1.679.487.088 Có 8.713.109.561 1.632.450.662 ……….. 19.842.709.380 20.794.834.911 43.597.839.606 Bảng 13: Bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 48 Giám đốc SỔ CHI TIẾT Tài khoản 136-T(CNTPHCM): phải thu của văn phòng đại diện ở TP.HCM Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số Ngày TK đối ứng Diễn giải Số dư Số phát sinh Nợ (bên Nợ) Có Số dư đầu kỳ 20/5 PT-CK 20/5 1.603.820.000 Chuyển trả tiền mua hàng 112 31/5 BKLAI 31/5 Tiền Lãi tháng 5/2013 515 31/5 DCH 331/5 Trả hộ tiền lõi lọc nước cho công ty Quốc Minh 331 …… ………. …….. ……………………………………. 500.000.000 79.742.286 1.183.562.286 15.972.000 1.167.590.286 445.886.378 1.023.122.000 1.026.584.378 1.856.567.356 2.451.677.881 1.026.584.378 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 1.103.820.000 Bảng 14: Bảng chi tiết phải thu của văn phòng đại diện tại TP.HCM Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 49 Giám đốc Căn cứ vào phụ lục số 2: sổ chi tiết phải thu bộ phận bao bì và bảng 14: sổ chi tiết phải thu của văn phòng đại diện ở TP.HCM ta lên bảng tổng hợp chi tiết khoản phải thu nội bộ như sau: SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 136: PHẢI THU NỘI BỘ Đơn vị tính: Đồng Mã TK Tên TK Số dư đầu kỳ Nợ CNTPHCM Văn phòng đại diện tại TP.HCM Số phát sinh trong kỳ Có Nợ 1.603.820.000 XNBB Bộ phận bao bì 65.573.000 ……….. …………… …………….. Cộng 13.747.045.695 …………… Có Số dư cuối kỳ Nợ 445.886.378 1.023.122.000 1.026.584.378 665.070.425 682.366.559 48.276.866 Có ……….. 3.854.777.801 5.330.825.640 12.270.997.856 Bảng 15: Bảng tổng hợp chi tiết phải thu nội bộ Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 50 Giám đốc SỔ CHI TIẾT Tài khoản 138-T(Đức): Phải thu của Đức Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số Ngày TK đối ứng Diễn giải Số dư Số phát sinh Nợ (bên Nợ) Có Số dư đầu kỳ 20.248.000 Nộp tiền điện T3+T4/2013 111 HD0001231 31/5 VAT 10% tiền điện T5/2013 (=212kw) 333 74.200 19.136.400 HD0001231 31/5 Tiền điện T5/2013 (=212kw) 511 742.000 19.878.400 14/5 PT84 14/5 31/5 31/5 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 1.185.800 19.062.200 816.200 1.185.800 19.878.400 40.432.000 31.324.000 19.878.400 Bảng 16: Bảng chi tiết phải thu của Đức Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 51 Giám đốc Căn cứ vào bảng 16: Bảng chi tiết phải thu của Đức và phụ lục số 3: Sổ chi tiết Phải thu từ chi phí băng chuyền ta có bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 138 như sau: SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 138: Phải thu khác Đơn vị tính: Đồng Mã TK Tên TK Số dư đầu kỳ Nợ Số phát sinh trong kỳ Có Đức Đức BKTTBC Chi phi cho thuê băng chuyền ………. …………… …………….. …………… Cộng 1.268.808.490 Nợ 20.248.000 816.200 735.566.900 145.739.500 Có 1.185.800 Số dư cuối kỳ Nợ Có 19.878.400 881.306.400 ……….. 373.474.753 11.604.630 1.630.678.613 Bảng 17: Bảng tổng hợp các khoản phải thu khác Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 52 Giám đốc SỔ CHI TIẾT Tài khoản 141-T(Truc): Phải thu của nhân viên Trúc Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số Ngày TK đối ứng Diễn giải Số dư Số phát sinh Nợ (bên Nợ) Có Số dư đầu kỳ 02/5 PC291 02/5 04/5 BEP01-4 04/5 04/5 BEP 04 04/5 …… ………. …….. …….. 29.230.000 Ứng tiền mua thực phẩm cho nhà ăn 111 Nhận tiền mua chất đốt các loại 627 10.427.200 38.802.800 Nhận tiền mua 1000kg gạo cũ 152 9.500.000 29.302.800 …….. ……………………………………. ….. ………………………………….. 20.000.000 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 49.230.000 90.000.000 107.146.000 12.084.000 640.000.000 602.784.000 12.084.000 Bảng 18: Bảng chi tiết Tạm ứng của nhân viên Trúc Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 53 Giám đốc Căn cứ vào Bảng 18: Bảng chi tiết Tạm ứng của nhân viên Trúc và phụ lục số 4: Sổ chi tiế phải thu Toàn ta có bản tổng hợp chi tiết khoản tạm ứng như sau: SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 141: Tạm ứng Đơn vị tính: Đồng Mã TK Tên TK Số dư đầu kỳ Nợ Truc Phải thu của Trúc ToanP.HCTC Toàn Phòng Hành chính ………. …………… Cộng Số dư cuối kỳ Số phát sinh trong kỳ Có Nợ Có Nợ Có 29.230.000 90.000.000 107.146.000 12.084.000 0 18.000.000 12.693.290 5.306.710 254.9954.142 67.629.363 …………….. …………… 78.305.001 ……….. 244.318.504 Bảng 19: Bảng tổng hợp chi tiết tạm ứng của nhân viên Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 54 Giám đốc SỔ CHI TIẾT Tài khoản 331-T(CTQM): Công ty Quang Minh Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số Ngày TK đối ứng Diễn giải Số dư Số phát sinh Nợ (bên Nợ) Có Số dư đầu kỳ 185.963.910 06/5 HD0000044 06/5 Thuế VAT 10% cải tạo vách ngăn nhôm 133 6.225.545 192.189.455 06/5 HD0000044 06/5 Tiền CP nhân công vật liệu cải tạo XNBao bì 136 3.424.456 195.613.911 117.482.910 68.481.000 316.526.680 68.481.000 …….. …….. ….. ………………………………….. Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 278.782.426 Bảng 20: Bảng chi tiết phải trả công ty Quang Minh Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 55 Giám đốc Căn cứ vào Bảng 20: Bảng chi tiết phải trả công ty Quang Minh và Phụ lục 5: Sổ chi tiết công ty Việt Thắng ta có bản tổng hợp chi tiết tài khoản phải trả người bán như sau: SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 331: Phải trả cho khách hàng Đơn vị tính: Đồng Mã TK Số dư đầu kỳ Tên TK Nợ Có CTQM Công Ty Quang Minh 185.963.910 CTVT Công ty Việt Thắng 1.026.129.000 ………. …………… Cộng Số dư cuối kỳ Số phát sinh trong kỳ Nợ Có Nợ Có 0 117.482.910 68.481.000 2.830.292.991 2.695.392.000 891.228.009 14.001.553.901 23.483.427.057 21.745.199.650 12.263.326.494 …………….. …………… ……….. Bảng 21: Bảng tổng hợp phải trả cho người bán Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 56 Giám đốc SỔ CHI TIẾT Tài khoản 338-T(XNCB): Phân xưởng chế biến Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số Ngày TK đối ứng Diễn giải Số dư Số phát sinh Nợ (bên Nợ) Có Số dư đầu kỳ 519.246.650 16/5 PXK38 16/5 Nhận 214 cây nước đá mua ngoài 138 2.334.545 23/5 PXK40 23/5 Nhận 98 cây nước đá mua ngoài 138 1.069.091 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 0 3.403.636 522.650.286 Bảng 22: bảng chi tiết phải trả cho phân xưởng chế biến Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 57 Giám đốc Căn cứ vào Bảng 22: bảng chi tiết phải trả cho phân xưởng chế biến ta có bản tổng hợp khoản phải trả khác như sau: SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 338: Phải trả khác Đơn vị tính: Đồng Mã TK Số dư đầu kỳ Tên TK Nợ XNCB Phân xưởng chế biến ………. …………… Cộng Số phát sinh trong kỳ Có Nợ 519.246.650 Có 0 …………….. …………… Số dư cuối kỳ Nợ Có 3.403.636 522.650.286 1.420.641.769 9.637.929.633 ……….. 8.942.424.234 725.136.370 Bảng 23: Bảng tổng hợp khoản phải trả khác Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 58 Giám đốc * Nhận xét chứng từ và sổ chi tiết Đối với các khoản thanh toán công ty cũng thực hiện đúng theo các quy định hiện hành, có đầy đủ các chứng từ theo quy định, lên tất cả các sổ chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm tra đối chiếu thường xuyên giữa các kế toán với nhau để phát hiện sai sót và sửa chữa kịp thời không làm chậm trễ công việc khi cần thiết và đưa ra những ý kiến tham mưu cho ban giám đốc kịp thời ra quyết định đem lại hiệu quả cho công việc. 4.2.3 Kế toán tổng hợp * Nhận xét sổ tổng hợp của kế toán thanh toán Công ty thực hiện đầy đủ các sổ khi có số phát sinh và có liên quan đến phần hành kế toán toán trong công ty. Đối với sổ sách thì công ty nhìn chung thực hiện tốt theo các quy định của Nhà Nước ban hành. Do công ty là công ty có một phần vốn là của quân đội nên việc thực hiện việc kiểm tra của bộ cũng tương đối nghiêm ngặt và ý thức thực hiện tốt các quy định. *Sổ dăng ký chứng từ ghi sổ Căn cứ vào phụ lục số: Bảng 24: Chứng từ ghi sổ thu tiền mặt, Bảng 25: Chứng từ ghi sổ thu tiền mặt, Bảng 26: Chứng từ ghi sổ thu tiền gửi ngân hàng, Bảng 27: Chứng từ ghi sổ chi tiền gửi ngân hàng, Phụ lục 17: Chứng từ ghi sổ số 77/A, Phụ lục số 18: Chứng từ ghi sổ số 76/A, Phụ lục số 19: Chứng từ ghi sổ số 81/A, Phụ lục số 20: Chứng từ ghi sổ số 82/A, Phụ lục số 21: Chứng từ ghi sổ số 83, Phụ lục số 22: Chứng từ ghi sổ số 84, Phụ lục số 23: Chứng từ ghi sổ số 86, Phụ lục số 24: Chứng từ ghi sổ số 87/A, Phụ lục số 25: Chứng từ ghi sổ số 88. 59 SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ STT Loại ctừ Số CTGS 1 07 71 2.700.314.147 Kèm theo 23 chứng từ 2 07 72 2.770.311.258 Kèm theo 36 chứng từ 3 08 73 44.730.802.111 Kèm theo 15 chứng từ 4 08 74 34.919.244.847 Kèm theo 27 chứng từ 5 07 76/A 611.149.880 Kèm theo 21 chứng từ 6 07 77/A 27.065.486.256 Kèm theo 78 chứng từ 7 07 81/A 7.839.665.681 Kèm theo 25 chứng từ 8 07 82/A 59.501.346.890 Kèm theo 9 chứng từ 9 07 83 17.105.824.079 Kèm theo 10 chứng từ 10 07 84 3.169.986.548 Kèm theo 44 chứng từ 11 07 86 5.756.468.229 Kèm theo 40 chứng từ 12 07 87/A 19.745.436.645 Kèm theo 36 chứng từ 13 07 88 2.950.665.256 Kèm theo 17 chứng từ Cộng số phát sinh Số tiền 228.866.701.827 Bảng 24: Bảng Đăng ký chứng từ ghi sổ 60 Ghi chú SỔ CÁI TÀI KHOẢN:131 Đơn vị tính: Đồng Ngày CTừ ghi sổ ghi Loại Số sổ Diễn giải TK đối Nợ ứng Số dư đầu kỳ Số phát sinh Có 44.550.019.137 02/5 07 77/A Anh Nam: VAT 10% nhận 3 cái thùng phi phế liệu 333 68.182 02/5 07 77/A Anh Nam: Nhận 3 cái thùng phi phế liệu 511 681.818 ……. ….. ….. ……………………………. …. 31/5 08 73 Cty Trí Hưng: trả hộ tiền gia công cho cty Gia Hân 112 31/5 07 77/A Cty Du Kha: Nhận 8.000kg thùng cá tra fillet Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 511 500.000.000 331.640.000 19.842.709.380 20.794.834.911 86.449.100.985 83.630.082.060 43.597.893.606 Số dư cuối tháng 5/2013 Bảng 25: Bảng sổ Cái phải thu khách hàng Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 61 Giám đốc SỔ CÁI TÀI KHOẢN:136 Đơn vị tính: Đồng Ngày CTừ ghi sổ ghi Loại Số sổ Diễn giải TK đối Nợ ứng Số dư đầu kỳ Số phát sinh Có 13.747.045.695 03/5 07 87/A DN Thượng Hải Phát: Tiền lô hàng cán song E mới 100%CNXNBB 331 187.000.000 04/5 07 87/A DN Thượng Hải Phát: Tiền phục hồi lô cán song E – CNXNBB 331 65.000.000 ……. ….. ….. …. 31/5 78/A XN bao bì: Nhận 50lit dầu DO 07 ……………………………. Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 152 971.563 3.854.777.801 5.330.825.640 21.492.613.913 24.130.271.896 12.270.997.856 Số dư cuối tháng 5/2013 Bảng 26: Bảng sổ cái phải thu nội bộ Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 62 Giám đốc SỔ CÁI TÀI KHOẢN: 138 Đơn vị tính: Đồng Ngày CTừ ghi sổ ghi Loại Số sổ Diễn giải TK đối Nợ ứng Số dư đầu kỳ Số phát sinh Có 1.268.808.490 06/5 07 76/A Cty Quang Minh: Tiền chi phí nhân công vật liệu cải tạo XNCBTS 331 2.872.757 02/5 07 76/A Cty Hậu Giang: Tiền giao 4 bình gas- XNCBTS 331 4.356.364 ……. ….. ….. …. 31/5 81/A XNCB: Nhận 2191 cây nước đá 07 ……………………………. Cộng số phát sinh tháng 5/2013 627 16.093.552 373.474.753 11.604.630 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 2.507.119.599 1.173.471.184 Số dư cuối tháng 5/2013 1.630.678.613 Bảng 27: Bảng sổ Cái phải thu khác Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 63 Giám đốc SỔ CÁI TÀI KHOẢN:139 Đơn vị tính: Đồng Ngày CTừ ghi ghi sổ sổ Loại Số Diễn giải TK đối ứng Số dư đầu kỳ Số phát sinh Nợ Có 912.458.290 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm Số dư cuối tháng 5/2013 912.458.290 Bảng 28: Bảng sổ Cái dự phòng phải thu khó đòi Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 64 Giám đốc SỔ CÁI TÀI KHOẢN:141 Đơn vị tính: Đồng Ngày CTừ ghi sổ ghi Loại Số sổ Diễn giải TK đối Nợ ứng Số dư đầu kỳ Số phát sinh Có 78.305.001 02/5 07 72 Trúc(bếp TT): ứng tiền mua thực phẩm cho nhà ăn 111 20.000.000 02/5 07 72 Toàn(P.HCTC): ứng cơ động+ đỗ xăng 111 5.000.000 ……. ….. ….. ……………………………. …. 31/5 77/A Toàn: Tiền điện tháng 05/2013 (=28kw) 07 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm Số dư cuối tháng 5/2013 511 98.000 244.318.504 254.994.142 1.556.279.203 1.537.849.478 67.629.363 Bảng 29: Bảng sổ cái tạm ứng Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 65 Giám đốc SỔ CÁI TÀI KHOẢN:144 Đơn vị tính: Đồng Ngày CTừ ghi ghi sổ sổ Loại Số Diễn giải TK đối ứng Số dư đầu kỳ Số phát sinh Nợ Có 600.000.000 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm Số dư cuối tháng 5/2013 600.000.000 Bảng 30: Bảng sổ Cái cầm cố, ký qũy, ký cược Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 66 Giám đốc SỔ CÁI TÀI KHOẢN: 331 Đơn vị tính: Đồng Ngày CTừ ghi ghi sổ sổ Loại Số Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Nợ Có Số dư đầu kỳ 14.001.553.901 01/5 07 85 Cty T.O.P: tiền cước VC TKHQ1679(=40.000 kg chả cá) 641 40.813.500 01/5 07 85 Cty T.O.P: tiền cước VC TKHQ1810(=40.000 kg chả cá) 641 40.872.000 ……. ….. ….. ……………………………. …. 31/5 71 Mến(Cty CTĐT CT): Nhận tiền phí duy tu bảo dưỡng CV tháng 5/2013 111 07 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 8.000.000 23.483.427.057 21.745.199.650 119.845.499.966 117.470.725.468 12.263.326.494 Số dư cuối tháng 5/2013 Bảng 31: Bảng sổ Cái phải trả người bán Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 67 Giám đốc SỔ CÁI TÀI KHOẢN: 335 Đơn vị tính: Đồng Ngày CTừ ghi ghi sổ sổ Loại Số Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Nợ Có Số dư đầu kỳ 2.267.123 ….. …. ….. ………………. 31/5 07 88 Phân bổ tiền điện T05/2013 kho 641 13.751.415 31/5 07 88 Phân bổ tiền điện T05/2013 bếp 642 ăn 9.090.666 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 861.279.519 865.720.201 4.204.405.406 4.205.878.626 Số dư cuối tháng 5/2013 4.440.682 Bảng 32: Bảng sổ Cái chi phí trả trước Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 68 Giám đốc SỔ CÁI TÀI KHOẢN: 336 Đơn vị tính: Đồng Ngày CTừ ghi ghi sổ sổ Loại Số Diễn giải TK đối ứng Số dư đầu kỳ Số phát sinh Nợ Có 3.651.887.427 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm Số dư cuối tháng 5/2013 3.651.887.427 Bảng 33: Bảng sổ cái phải trả nội bộ Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 69 Giám đốc SỔ CÁI TÀI KHOẢN: 338 Đơn vị tính: Đồng Ngày CTừ ghi sổ ghi Loại Số sổ Diễn giải TK đối Nợ ứng Số phát sinh Có Số dư đầu kỳ 03/5 08 74 07/5 07 8.942.424.234 112 25.162.500 87/A Cty Gia Hân: giao cá tra NL 202 kg 131 4.343.000 ……. ….. ….. ……………………………. …. 31/5 88 Hạch toán: Lãi tiền vay T5/2013 635 07 Chuyển tiền phí dịch vụ Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 112.065.000 725.136.370 1.420.641.769 33.196.859.156 32.497.686.051 9.637.929.633 Số dư cuối tháng 5/2013 Bảng 34: Bảng sổ Cái phải trả khác Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 70 Giám đốc 4.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN 4.3.1 Tình hình vốn bằng tiền và các khoản thanh toán Đơn vị tính: đồng Nă 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền Phải thu của khách hàng 2.669.761.631 1.187.480.550 2.361.238.682 60.706.467.353 54.601.816.740 41.963.180.681 Phải thu nội bộ Phải thu khác Dự phòng các khoản phải thu khó đòi Phải trả người bán - - 12.373.537.442 48.644.403 574.768.245 397.030.198 (43.674.588) (1.184.517.090) (912.458.290) 47.645.965.996 30.222.637.816 32.461.779.638 Phải trả nội bộ 2.291.975.201 1.305.309.778 4.352.140.986 Các khoản phải trả phải nộp khác 5.063.805.546 7.681.631.873 10.337.102.738 Bảng 35: Tình hình vốn bằng tiền và các khoản thanh toán qua 3 năm Qua bảng số liệu bảng 35 ta thấy tiền và các khoản tương đương tiền tăng giảm không điều qua các năm. Cụ thể, năm 2010 là 2.669.761.631 đồng. Sang năm 2011 là 1.187.480.550 đồng giảm 1.482.282.081 đồng tương đương 55,5% đều này cho ta thấy khả năng thanh toán của công ty gặp nhiều khó khăn do công ty sử dụng tiền đi đầu tư vào các lĩnh vực khác, công ty nên cân nhắc khoản tiền phải vừa đủ trong công ty để đảm bảo khả năng thannh toán những khoản nợ đến hạn tạo uy tính cho công ty. Đến năm 2012 là 2.361.238.682 đồng tăng 1.173.758.132 đồng tương đương 49,7% đều này cho thấy công ty muốn tăng khả năng thanh toán để đảm bảo uy tính cho công ty. Nhưng công ty nên xem xét lượng tiền để lại tại công ty vừa đủ không nên để quá nhiều vì tiền để tại công ty là đồng tiền chết không có khả năng sinh lời. 71 Đối với khoản phải thu nhìn chung qua từng năm bị giảm. Cụ thể như phải thu khách hàng năm 2010 là 60.706.467.353 đồng, phải thu khác là 48.644.403 đồng. Sang năm 2011 khoản phải thu chỉ còn 54.601.816.740 đồng giảm 6.104.650.513 đồng tương ứng 10,1% và khoản phải thu khác tăng 574.768.245đồng tăng 526.123.842đồng tương đương 108,1% qua phân tích trên ta thấy khoản phải thu khách hàng giảm đều này cho thấy công ty buôn bán cũng gặp nhiều khó khăn nên công ty tăng thu bằng cách bán bớt những tài sản cố định không cần thiết trong công ty. Sang năm 2012 các khoản phải thu của khách hàng chỉ còn 41.963.180.681 đồng giảm 12.638.636.059 đồng tương ứng 23.1% và khoản phải thu khác chỉ còn 397.030.198 đồng giảm 177.738.047 đồng tương ứng 30,9% đều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty tiếp tục không tốt mà công ty cũng không thể tăng khoản thu bằng cách bán tài sản cố định được nữa vì tài sản cố định trong công ty không thể bán mãi được công ty cần có một hướng kinh doanh tốt hơn. Đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi nhìn chung tăng giảm không điều qua các năm. Cụ thể năm 2010 là 43.674.588 đồng. Đến năm 2011 tăng lên đến 1.184.517.090 đồng tăng 1.140.842.502 đồng tương đương 2.612% đều này cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, khoản dự phòng nợ không đòi được tăng lên hết sức bất ngờ, công ty nên xem xét lại khả năng thu hồi nợ của công ty và đưa ra những chính sách thu hồi vốn nhanh hơn để không bị chiếm dụng vốn vì hiện nay công ty đang bị các đối tác chiế dụng vốn.Đến năm 2012 khoản dự phòng còn 912.458.290 đồng giảm 272.058.800 đồng 22,9% qua năm nay công ty có chính sách thu hồi nợ tốt hơn nhưng khoản dự phong vẫn còn cao công ty cần phải thực hiện tốt hơn nữa việc thu hồi vốn để không bị các công ty bạn chiếm dụng vốn. Đối với khản phải trả tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể như năm 2010 phải trả người bán là 47.645.965.996 đồng. Sang năm 2011 chỉ còn 30.222.637.816 đồng giảm 17.423.328.180 đồng tương ứng 36,6% đều năm cho thấy khả năng thanh toán của công ty tương đối tốt công ty đã sử dụng lượng tiền tại công ty để thanh toán cho khách hàng nên lượng tiền giảm công ty thanh toán tốt tạo được uy tính cho công ty. Sang năm 2012 tăng lên 32.461.779.638 đồng tăng 2.239.141.822 đồng tương ứng 7,4% đều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty chậm lại do tăng lượng tiền tại công ty nên lượng tiền thanh toán cho khách hàng giảm xuống. Khoản phải thu nội bộ năm 2010 là 2.291.975.201 đồng. Sang năm 2011 là 1.305.309.778 đồng giảm 72 986.665.423 đồng tương ứng 43% đều này cho thấy khả năng thanh toán nội bộ của công ty tương đối tốt đây cũng là một trong những nguyên nhân làm lượng tiền trong công ty bị giảm. Sang năm 2012 là 4.352.140.968 đồng tăng 3.046.831.190 đồng tương ứng 70% đều này cho thấy gánh nặng về khoản nợ tăng lên do muốn tăng lượng tiền trong công ty lên mà khoản phải thu không đủ nên công ty thanh toán bị chậm trể, công ty mượn trong nội bộ để dễ thanh toán và không phải chịu áp lực về khoản tiền lãi. Còn đối với khoản phải trả khác thì tăng lên qua các năm như năm 2010 là 5.063.805.546 đồng đến năm 2011 là 7.681.631.873 đồng tăng 2.617.826.327 đồng tương ứng 51,6%. Sang năm 2012 là 10.337.102.738đồng tăng 2.655.470.865 đồng tương ứng 34,6%. Qua phân tích trên ta thấy đối với khoản phải trả khác công ty thanh toán tương đối chậm công ty nên xem xét lại về khả năng thanh toán của mình để tránh tình trạng không có khả năng thanh toán. Nhìn chung khả năng thu nợ và thanh toán của công ty qua các năm càng ngày càng gặp khó khăn một phần do tình hình kinh tế chung trong nước và thế giới bị khủng hoảng và một phần là do những đường lối chính sách của công ty không thắt chặt thu nợ và thanh toán cho người bán. 4.3.2 Đánh giá các tỷ số có liên quan đến vốn bằng tiền và các khoản thanh toán Đơn vị tính: triệu đồng 2010 Năm Chỉ tiêu Tiền Khoản phải thu Tài sản khác Hàng tồn kho Cty 2011 Ngành Cty 2012 Ngành Cty VHoàn 2.670 1.626.872 1.187 2.531.831 2.361 35.542 60.706 6.318.314 54.602 7.246.262 41.963 448.011 2959 494.928 3.607 789.420 2.383 78.002 56.405 6.350.163 55.903 8.791.447 54.299 982.200 Phải trả 129.707 12.679.293 121.968 17.008.293 131.633 1.668.512 Nợ ngắn hạn 118.500 11.369.056 117.350 15.492.323 131.304 1.668.512 Doanh thu 127.063 26.529.026 409.633 36.285.410 343.198 4.227.932 Giá vốn 116.134 22.652.973 409.608 30.914.686 342.889 3.680.318 Bảng 36:Bảng dự liệu qua các năm của công ty và ngành 73 Căn cứ vào phụ lục số 6 bảng cân đối kế toán năm 2010, phụ lục số 7 bảng cân đối kế toán 2011, phụ lục số 8 bảng cân đối kế toán năm 2012 và phụ lục số 14: KQHĐKD 2010, phụ lục số 15: KQHĐKD 2011, phụ lục số 16: bảng KQHĐKD 2012. Chỉ số nghành của nghành thủy sản năm 2010, 2011, năm 2012 chỉ số nghành thủy sản chưa tổng hợp kịp nên em sử dụng chỉ số của công ty Vĩnh Hoàn đứng đầu về cá tra, cá fillet ta có bảng dữ liệu qua các năm của công ty và nghành. 4.3.2.1Chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán hiện hành Chỉ tiêu Thanh toán hiện hành Thanh toán nhanh Công ty Chỉ số ngành Công ty Chỉ số ngành 2010 1,06 1,35 0,59 0,79 2011 1 1,28 0,58 0,71 2012 1,03 1,37 0,56 0,78 Năm Bảng 37: Bảng chỉ số thanh toán nhanh và hiện hành Căn cứ vào bảng số 37 ta thấy chỉ số thanh toán hiện hành của công ty qua các năm luôn thấp hơn chỉ số thanh toán hiện hành của nghành qua các năm. Cụ thể năm 2010 chỉ số thanh toán hiện hành của công ty là 1,06 lần thấp hơn chỉ số của nghành là 0,29 lần. Năm 2011 chỉ số của công ty là 1 lần thấp hơn chỉ số nghành 0,28 lần. Năm 2012 chỉ số của công ty là 1,03 lần thấp hơn chỉ số của công ty Vĩnh Hằng là 0,34 lần đều này cho ta thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán, doanh nghiệp nên xem lại cách đầu tư của mình. Công ty thường đầu tư vào các các khoản thu vốn chậm khi đến hạn trả nợ cho nhà cung ứng, ngân hàng… thì công ty huy động vốn hoặc vay để trả rồi huy động vốn về để thanh toán lại, công ty thanh toán như vậy thì nguy hiểm để ảnh hưởng đến uy tính của công ty. Căn cứ vào bảng 37 ta thấy chỉ số thanh toán nhanh của công ty luôn thấp hơn chỉ số thanh toán nhanh của nghành thủy sản. Cụ thể, trong năm 2010 chỉ số thanh toán nhanh của công ty là 0,59 lần còn chỉ số nghành là 0,79 lần thấp hơn là 0,2 lần. Năm 2011, chỉ số của công ty là 0,58 lần còn của nghành là 0,71 lần thấp hơn 0,13 lần. Năm 2012, chỉ số của công ty là 0,56 lần còn chỉ số của công ty Vĩnh Hằng là 0,78 lần thấp hơn 0,22 lần. Đều này cho thấy doanh nghiệp có nguy cơ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán 74 công nợ khi đến hạn, có khả năng phải bán gấp tài sản để trả nợ. Đều này là không tốt doanh nghiệp phải để một lượng tiền về đủ để có thể thanh toán nợ đến hạn không làm mất uy tính của công ty, hoặc phải bán các tài sản của công ty để thu hồi vốn để thanh toán cho khách hàng. Doanh nghiệp nên chú trọng các khoản thanh toán này chứ đừng thấy khả năng thanh toán nhanh không sinh lời mà quên lãng nó đi. 4.3.2.2 Chỉ số vòng quay khoảng phải thu và số ngày bình quân Chỉ tiêu Vòng quay khoản phải thu Số ngày bình quân Công ty Chỉ số ngành Công ty Chỉ số nghành 2010 6,5 4,5 56 80 2011 6,6 5,4 55 64 2012 5,2 8,4 70 44 Năm Bảng 38: bảng chỉ số vòng quay phải thu và số ngày bình quân Căn cứ vào số liệu bảng 38 nhìn chung thì chỉ số vòng quay khoản phải thu của công ty cao hơn chỉ số vòng quay khoản phải thu của nghành thủy sản. Cụ thể, năm 2010 chỉ số vòng quay của công ty là 6,5 lần cao hơn chỉ số nghành là 2 lần. Năm 2011, chỉ số vòng quay khoản phải thu là 6,6 lần cao hơn chỉ số nghành thủy sản là 1,2 lần. Sang năm 2012 chỉ số công ty là 5,2 lần còn chỉ số của công ty Vĩnh Hằng là 8,4 lần thấp hơn 3,2 lần. Số ngày thu tiền bình quân của công ty nhìn chung thì thấp hơn số ngày thu tiền bình quân của nghành thủy sản. Cụ thể, năm 2010 số ngày thu tiền bình quân của công ty là 56 ngày thấp hơn chỉ số của nghành thủy sản là 24 ngày. Sang năm 2011, số ngày thu tiền bình quân của công ty là 55 ngày còn của nghành là 68 ngày thấp hơn 13 ngày. Năm 2012, chỉ số của công ty là 70 ngày cao hơn chỉ số ngày thu tiền bình quân của công ty Vĩnh Hằng là 26 ngày. Qua phân trên cho thấy chính sách tín dụng của doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng có hiệu quả, doanh nghiệp không bị các bạn hàng chiếm dụng vốn. Nhưng chỉ số vòng quay khoản phải thu càng cao và số ngày thu tiền bình quân càng thấp thì doanh nghiệp có nguy cơ sẽ bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Năm 2010 và 2011 luôn cao nhưng sang năm 2012 thì chỉ số vòng quay khoản phải thu giảm chỉ còn 5,2 lần và số ngày thu tiền bình quân tăng lên đến 70 ngày đều ngày cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong 75 việc thu hồi nợ của khách hàng và doanh thu năm 2012 giảm do khách hàng chuyển sang mua hàng của các công ty cạnh tranh có thời gian tính dụng dài hơn. Vì thế, doanh nghiệp cần có chính sách ưu đãi cho các khách hàng có thời gian trả tiền số như chiếc khấu thanh toán, khuyến mãi… để thu hút khách hàng thanh toán sớm mà không bị các đối thủ cạnh tranh thu hút khách hàng của công ty. 4.3.2.3 Chỉ số vòng quay khoản phải trả và số ngày bình quân Chỉ tiêu Vòng quay khoản phải trả Số ngày bình quân Công ty Chỉ số nghành Công ty Chỉ số nghành 2010 2,7 2,3 136 159 2011 3,1 2,3 119 157 2012 2,5 2,8 147 129 Năm Bảng 39:Bảng chỉ số khoản phải trả và số ngày bình quân Căn cứ vào bảng 39 nhìn chung vòng quay khoản phải trả của công ty cao hơn vòng quay của nghành thủy sản. Cụ thể, năm 2010 vòng quay khoản phải trả của công ty là 2,7 lần cao hơn chỉ số nghành là 0,4 lần. Sang năm 2011 chỉ số công ty là 3,1 lần cao hơn chỉ số nghành là 0,8 lần. Đến năm 2012 chỉ số vòng quay của công ty chỉ còn 2,5 lần thấp hơn chỉ số vòng quay khoản phải trả của công ty Vĩnh Hằng. Đối với số ngày thu tiền bình quân thì nhìn chung chỉ số của công ty thấp hơn chỉ số nghành thủy sản. Cụ thể, năm 2010 chỉ số ngày trả tiền bình quân là 136 ngày thấp hơn chỉ số của ngành là 23 ngày. Sang năm 2011, chỉ số của công ty là 119 ngày và chỉ số của nghành là 157 ngày thấp hơn chỉ số của ngành là 38 ngày. Đến năm 2012, chỉ số của công ty lên đến 147 ngày cao hơn chỉ số ngày bình quân của công ty Vĩnh Hằng là 18 ngày. Qua phân tích trên ta thấy công ty không chiếm dụng vốn của công ty đối tác, đều này cho thấy khả năng thanh toán nợ đến hạn của công ty tương đối tốt có thể giữ được uy tính của công ty trước công ty đối tác. Nhưng sang năm 2012 chỉ số vòng quay của công ty chậm lại và số ngày trả tiền bình quân của công ty cao lên cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc trả nợ cho nhà cung cấp. Tóm lại, qua phân tích trên thấy được rằng năm 2010, 2011 công ty hoạt động tốt mang lại hiệu qua cao cho công. Nhưng sang năm 2012 công ty gặp khó khăn trong việc kinh doanh cũng như thanh toán và thu nợ, công ty cần có biện pháp khắc phục biện thời. 76 Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN 5.1 TỒN TẠI , NGUYÊN NHÂN 5.1.1 Tồn tại Chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty trong và ngoài nước đang xâm nhập vào thị trường ngày càng nhiều. Tình hình thanh toán nhanh và thanh toán hiện hành của công ty còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công ty để tạo ra những sản phẩm tốt để cạnh tranh và thị trường trong nước và thị trường trên thế giới. Nguồn nguyên liêu tươi sống còn ở xa công ty nên việc mua vận chuyển về công ty tốn nhiều chi phí và cá có thể không còn tươi ngon nữa. Đối với vốn bằng tiền về phần tiền gửi kế toán không tổ chức ghi chép một cách chi tiết giữa tiền mặt Việt Nam Đồng và ngọai tệ, điều đó làm cho việc phản ánh nghiệp vụ không rõ ràng, làm người sử dụng thông tin không thể phân biệt gửi tiền gửi Việt Nam Đồng và ngoại tệ. 5.1.2 Nguyên nhân Do tình hình kinh tế thế giới biến động không ngừng, đặc biệt nền kinh tế Mỹ làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Phương pháp xác định cầu về vốn chưa hoàn thiện, mức đầu tư vào chi phí hàng tồn kho, tạm ứng cao. Do đó, công ty thiếu vốn phải đi vay. Công tác quản lý vốn bằng tiền chưa có biện pháp tốt để giảm bớt các khoản phải thu của khách hàng, chi tạm ứng nhiều. 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI ĐƠN VỊ Để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, công ty cần có những biện pháp về việc thu nợ khách hàng, quản lý tiền mặt tại quỹ….Bên cạnh đó, công ty sử dụng vốn đúng mục đích và tiết kiệm chi phí. * Đối với quản lý vốn bằng tiền tại quỹ 77 Đây là một khoản quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu dự trữ quá nhiều lượng tiền mặt sẽ làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn, còn ngược lại nếu dự trữ quá ít ẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Vì vậy, công ty cần có biện pháp dự trữ tiền mặt sao cho hợp lý. Công ty nên lập sổ theo dõi chi tiết lượng thu chi tiền mặt, định kỳ đối chiếu sổ sách nhằm kiểm soát và quản lý chặt chẽ lượng tiền mặt tại quỹ. * Đối với tiền gửi ngân hàng Mở sổ theo dõi chi tiết tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ: mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ (theo ngoại tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi), từng loại vàng bạc đá quý. Với hình thức sổ chi tiết như trên kế toán có thể theo dõi một cách chính xác, rõ ràng và có thể cập nhật thông tin bất kỳ lúc nào về tình hình ngoại tệ tại ngân hàng. Theo dõi tình hình tỷ giá hối đoái thực tế quy đổi tại lúc giao dịch. Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được thực hiện trên phần mềm kế toán, trong đó không có mẫu sổ theo dõi chi tiết tùng loại ngoại tệ, do đó mà công ty có thể cài đặt thêm phần mềm kế toán có chứa mẫu sổ trên. Kế toán có thể thực hiện bằng tay, vì công ty có ngoại tệ chủ yếu là USD và nó phát sinh không nhiều chủ yếu liên quan đến việc mua bán với các đối tác nước ngoài. * Quản trị các khoản phải thu Thời hạn bán chịu: công ty cần xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng giữa thời hạn tín dụng công ty áp dụng cho khách hàng và thời hạn tín dụng mà nhà cung cấp đưa ra cho công ty. Công ty có thể thương lượng với nhà cung cấp tăng thời hạn thanh toán hoặc tìm nhà cung cấp mới với nhiều ưu đãi hơn về thời hạn thanh toán sau đó mở rộng thời hạn tín dụng cho người mua nhằm thu hút khách hàng truyền thống mua hàng và khách hàng mới. Công ty nên hạn chế vay vốn ngân hàng mà tìm thêm nguồn tiền gửi từ các nhân viên của công ty góp vốn vào công ty để sinh lời. Như vậy, hạn chế được áp lực của chi phí nợ vay mà tăng nguồn vốn, bên cạnh đó hạn chế đầu tư vào các tài sản cố định không cần thiết để giảm khoản chi phí cho công ty. 78 5.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN. Đối với Khoản phải thu: công ty nên chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Chiết khấu theo doanh số bán hàng như vậy sẽ thu hút được khách hàng mua hàng với số lượng lớn mà vẫn đảm bảo doanh thu thuần tăng lên Cụ thể như bảng sau: Doanh số bán hàng Phần trăm chiết khấu 100 triệu – 300 triệu 0,5% 300 triệu – 500 triệu 1% 500 triệu-700 triệu 1,5% Trên 700 triệu 2% Bảng 40:Tỷ lệ chiết khấu theo doanh số bán hàng Chiết khấu thanh toán:Qua các năm công ty đã áp dụng thành công chính sách thanh toán có hiệu quả cao vì công ty áp dụng chính sách này nhằm giảm số nợ phải thu. Nhưng sang năm 2012 công ty đã thu nợ chậm lại vì vậy công ty nên tăng khoản chiết khấu thanh toán lên để thu hút khách hàng trả nợ sớm tránh tình trạng ứ động vốn. Đối với khách hàng có thái độ thanh toán không tốt hoặc cố tình thanh toán trễ hạn nhiều lần công ty cần đưa ra mức phạt để họ có ý thức hơn. Đồng thời, kiểm tra chặt chễ tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi công nợ tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. Cụ thể như: Thời hạn Mức chiết khấu thanh toán Trước 30 ngày 2% 15- 30 ngày 1,5% 10- 15 ngày 1% 5- 10 ngày 0,5% 2-5 ngày 0,2% Bảng 41: Tỷ lệ chiết khấu thanh toán cho khách hàng 79 Đẩy mạnh mối quan hệ với các tổ chức trong nước và nước ngoài, công ty nên trang bị cho phòng thủ quỹ một máy soi tiền giả để thủ quỹ khi nhận tiền mặt có mệnh giá lớn nhỏ đều không bị nhằm lẫn. Bởi vì tiền giả đôi khi rất tinh vi mắt thường khó phân biệt, có như vậy sẽ tránh được những thiếu sót không cần thiết. Công ty nên phân chia công việc kế toán cho cụ thể, một kế toán viên không được đảm nhiệm qua nhiều phần hành kế toán, phải có sự kiểm tra đối chiếu và giám sát lẫn nhau. Trong kế hoạch hàng năm, công ty cần chú trọng đến nhu cầu vốn lưu động để từ đó có kế hoạch huy động các nguồn vốn, đảm bảo quá trình kinh doanh của công ty được tiến hành thường xuyên liên tục, trách được sự lãng phí giúp công ty chủ động trong việc huy động vốn lưu động nhằm tăng được số lần luân chuyển vốn trong từng kỳ đồng thời làm giảm được số kỳ luân chuyển vốn lưu động. Việc xác định đúng nhu cầu về vốn lưu động trên thực tế có thể gặp nhiều khó khăn do sự biến động của giá cả thị trường… Do vậy, công ty cần dựa vào những phân tích cụ thể của tình hình vốn lưu động năm trước, kết hợp với những dự đoán về tình hình của thị trường và kế hoạch kinh doanh hàng năm để thấy được nhu cầu cụ thể về vốn của công ty trong từng kỳ kinh doanh. 80 Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Đối với công ty TNHH hai thành viên hải sản 404 nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng phát triển nhưng không cao. Doanh thu có tăng qua từng năm nhưng chi phí cũng tăng cao không kém đều này đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của công ty. Công ty nên chú trọng tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu bên cạnh đó phải biết đều giảm các khoản chi phí một cách hợp lý góp phần thúc đẩy tăng lợi nhuận cho công ty. Qua việc đánh giá các chỉ số tài chính của công ty qua các năm ta thấy chỉ số thanh toán nhanh và thanh toán hiện hành của công ty chưa tốt lắm luôn thấp hơn chỉ số của nghành, còn đối với chỉ số vòng quay khoản phải thu, vòng quay khoản phải trả, số ngày thu tiền bình quân và số ngày trả tiền bình quân của công ty qua các năm tương đối tốt nhưng sang năm 2012 công ty gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán khoản phải thu và nợ phải trả cho khách hàng nên công ty cần có hướng giải quyết tốt hơn để khắc phục tình trạng trên không làm ảnh hưởng đến uy tính của công ty. Đối với công ty kế toán công ty làm theo đúng quy định của Nhà Nước, do công ty thực hiện hạch toán tất cả bằng phần mềm kế toán nên công ty không theo dõi được cụ thể về tình hình lượng ngoại tệ công ty hiện có đây là một thiếu sót của bộ phận kế toán vì công ty sẽ không tổng hợp lại được số ngoại tệ hiện có tại công ty khi cần sử dụng hoặc việc tổng hợp gặp nhiều khó khăn. 6.2 KIẾN NGHỊ Trong thời gian thực tập tại công ty cùng với thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hải sản 404”, tôi xin đưa ra một vài kiến nghị như sau: 6.2.1 Đối với Nhà Nước Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và phù hợp nhằm hổ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu như thuế quan, thủ tục xuất khẩu. 81 Đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm hổ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường. Đầu tư, cải thiện, nâng cấp hệ thống giao thông công cộng để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt đối với nghành thủy sản thì càng chú trọng đến độ tươi sống của sản phẩm, vì vậy các hình thức vận chuyển phải thật sự dễ lưu thông. Các cơ quan tài chính trong đó có các ngân hàng cần có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất , cho các hộ nông dân vay để tiếp tục nuôi trồng thủy sản. Phải có chính sách hỗ trợ cho các ngư dân đánh bắt cá ngoài khơi, tạo môi trường thuận lợi cho người dân nuôi trồng thủy sản. 6.2.2 Đối với hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nâng cao năng xuất, chất lượng, tạo nguồn nguyên liệu, mở rộng thị trường tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam với thị trường thế giới, nhằm góp phần tích cực thúc đẩy phát triển nền thủy sản của quê hương đất nước. Tham gia tư vấn và phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và thực thi các chủ trương chính sách của Nhà Nước. Bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Việt Nam. Thay mặt các doanh nghiệp kiến nghị với Nhà Nước về những vấn đề liên quan đến phát triển nghành thủy sản. Tổ chức công tác xúc tiến thương mại và phát triển thị trường, tổ chức công tác đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thủy sản và xuất khẩu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đàm Thị Phong Ba, 2012. Kế toán tài chính. Đại học Cần Thơ. Nguyễn Công Bình và Đặng Kim Cương, 2008. Phân tích các báo cáo tài chính. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản giao thông vận tải. Ngô Thế Chi và TS Trương Thị Thủy, 2006. Giáo trình kế toán tài chính. Hà Nội, Nhà xuất bản tài chính. Nguyễn Văn Công, 2010. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Bùi Văn Dương, 2004. Kế toán tài chínhtrong các doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính. Lê Phước Hương, 2011. Kế toán quản trị. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Trần Ái Kết và Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt, 2012. Căn bản về Quản trị tài chính. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. Võ Văn Nhị Và cộng sự, 2010. Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán. TP.HCM: Nhà xuất bản tài chính. Đặng Thị Loan, 2009.Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân. Nghiêm Văn Lợi, 2007. Giáo trình kế toán tài chính. Hà Nội, Nhà xuất bản tài chính. Nguyễn Đình Thọ ,2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động và xã hội. Phạm Quang Trung, 2002. Giáo trình kế toán tài chính. Hà Nội, Nhà xuất bản thống kê. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, 2005. Hướng dẫn nội dung thực tập và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên nghành kế toán Doanh nghiệp sản xuất. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội. Các trang web: http://www.cophieu68.com http://www.taileu.com 83 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Sổ chi tiết phải thu công ty Nam Sông Hậu SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 131-T-NSH: công ty cổ phần Nam Sông Hậu Đơn vị tính: Đồng Ngày Chứng từ ghi sổ Số Diễn giải Ngày TK đối ứng Số Dư Số phát sinh Nợ Có Số dư đầu kỳ (Bên Nợ) 1.621.450.662 31/5 HD0001246 31/5 VAT 10% Phí ủy thác code tháng 5/2013 333 1.000.000 1.622.450.662 31/5 HD0001246 Phí ủy thác codeXK tháng 5/2013 511 10.000.000 1.632.450.662 Cộng SPS 11.000.000 1.632.450.662 Lũy kế từ đầu năm 3.543.178.778 1.632.450.662 31/5 Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2010, 2011,2012 ..... 30 Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010, 2011, 2012, 2013 ........................................................................................................... 33 Bảng 3: Sổ chi tiết tiền mặt............................................................................................ 36 Bảng 4: Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng công thương ....................................................... 37 Bảng 5: Bảng tổng hợp tiền gửi ngân hàng .................................................................... 38 84 Bảng 6: Chứng từ ghi sổ thu tiền mặt............................................................................. 40 Bảng 7: Chứng từ ghi sổ thu tiền mặt............................................................................. 41 Bảng 8: Chứng từ ghi sổ thu tiền gửi ngân hàng ............................................................ 42 Bảng 9: Chứng từ ghi sổ chi tiền gửi ngân hàng............................................................. 43 Bảng 10: Sổ cái tài khoản tiền mặt................................................................................. 44 Bảng 11: Sổ Cái tài khoản tiền gửi ngân hàng................................................................ 45 Bảng 12: Sổ chi tiết phải thu công ty Phi Long .............................................................. 47 Bảng 13: Bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng .................................................... 48 Bảng 14: Bảng chi tiết phải thu của văn phòng đại diện tại TP.HCM............................. 49 Bảng 15: Bảng tổng hợp chi tiết phải thu nội bộ ............................................................ 50 Bảng 16: Bảng chi tiết phải thu của Đức........................................................................ 51 Bảng 17: Bảng tổng hợp các khoản phải thu khác.......................................................... 52 Bảng 18: Bảng chi tiết Tạm ứng của nhân viên Trúc...................................................... 53 Bảng 19: Bảng tổng hợp chi tiết tạm ứng của nhân viên ................................................ 54 Bảng 20: Bảng chi tiết phải trả công ty Quang Minh...................................................... 55 Bảng 21: Bảng tổng hợp phải trả cho người bán ............................................................ 56 Bảng 22: bảng chi tiết phải trả cho phân xưởng chế biến ............................................... 57 Bảng 23: Bảng tổng hợp khoản phải trả khác................................................................. 58 Bảng 24: Bảng Đăng ký chứng từ ghi sổ........................................................................ 60 Bảng 25: Bảng sổ Cái phải thu khách hàng .................................................................... 61 Bảng 26: Bảng sổ cái phải thu nội bộ............................................................................. 62 Bảng 27: Bảng sổ Cái phải thu khác .............................................................................. 63 Bảng 28: Bảng sổ Cái dự phòng phải thu khó đòi .......................................................... 64 Bảng 29: Bảng sổ cái tạm ứng ....................................................................................... 65 85 Bảng 30: Bảng sổ Cái cầm cố, ký qũy, ký cược ............................................................. 66 Bảng 31: Bảng sổ Cái phải trả người bán....................................................................... 67 Bảng 32: Bảng sổ Cái chi phí trả trước .......................................................................... 68 Bảng 33: Bảng sổ cái phải trả nội bộ.............................................................................. 69 Bảng 34: Bảng sổ Cái phải trả khác ............................................................................... 70 Bảng 35: Tình hình vốn bằng tiền và các khoản thanh toán qua 3 năm .......................... 71 Bảng 36:Bảng dự liệu qua các năm của công ty và ngành .............................................. 73 Bảng 37: Bảng chỉ số thanh toán nhanh và hiện hành .................................................... 74 Bảng 38: bảng chỉ số vòng quay phải thu và số ngày bình quân ..................................... 75 Bảng 39:Bảng chỉ số khoản phải trả và số ngày bình quân............................................. 76 Bảng 40:Tỷ lệ chiết khấu theo doanh số bán hàng.......................................................... 79 Bảng 41: Tỷ lệ chiết khấu thanh toán cho khách hàng.................................................... 79 86 Phụ lục 2: sổ chi tiết phải thu bộ phận bao bì SỔ CHI TIẾT Tài khoản 136-T(XNBB): Phải thu bộ phận bao bì Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số Ngày TK đối ứng Diễn giải Số dư Số phát sinh Nợ (bên Nợ) Có Số dư đầu kỳ 65.573.000 15/5 PC-CK 15/5 ứng vốn lưu động sản xuất 311 500.000.000 565.573.000 23/5 PXK27 23/5 Nhận 60 lít dầu DO 152 1.165875 566.738.875 Cấn trừ công nợ hộ doanh nghiệp Ngân Phúc 331 30/5 …… BTCN 30/5 ………. …….. …….. …….. ……………………………………. ….. ………………………………….. Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 90.024.000 476.714.875 665.070.425 682.366.559 48.276.866 1.432.555.753 1.541.113.679 48.276.866 Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 87 Giám đốc Phụ lục 3: Sổ chi tiết Phải thu từ chi phí băng chuyền SỔ CHI TIẾT Tài khoản 136-T (BKTTBC): Phải thu từ chi phí cho thuê băng chuyền Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số Ngày TK đối ứng Diễn giải Số dư Số phát sinh Nợ (bên Nợ) Có Số dư đầu kỳ 735.566.900 31/5 BKTTBC 31/5 Chi phí tiền thuê băng chuyền T5/2013 627 89.305.202 824.872.102 31/5 BKTTBC 31/5 Chi phí lãi thuê băng chuyền T5/2013 635 56.434.298 881.306.400 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 145.739.500 881.306.400 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 842.475.220 125.442.778 881.306.400 Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 88 Giám đốc Phụ lục 4: Sổ chi tiết phải thu Toàn SỔ CHI TIẾT Tài khoản 138-T(ToanP.HCTC): Phải thu của Toàn Phòng Hành chính tổ chức Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số Ngày TK đối ứng Diễn giải Số dư Số phát sinh Nợ (bên Nợ) Có Số dư đầu kỳ 0 03/5 PC 292 03/5 Ứng cơ động+ đỗ xăng 111 5.000.000 5.000.000 09/5 PC 307 09/5 Ứng cơ động+ đỗ xăng 111 4.000.000 9.000.000 Thuế VAT 10% chi phi Xăng xe 133 10/5 …… BK124 10/5 ………. …….. …….. …….. ……………………………………. ….. ………………………………….. 259.964 8.740.036 Cộng số phát sinh tháng 5/2013 18.000.000 12.693.290 5.306.710 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 50.000.000 45.032.450 5.306.710 Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 89 Giám đốc Phụ lục 5: Sổ chi tiết công ty Việt Thắng SỔ CHI TIẾT Tài khoản 331-T(CTVT): Công ty Việt Thắng Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số Ngày TK đối ứng Diễn giải Số dư Số phát sinh Nợ (bên Nợ) Có Số dư đầu kỳ 1.026.129.000 03/5 HĐ0001433 03/5 VAT 5% giao 30.000kg thức ăn cá 133 16.044.000 1.042.173.000 03/5 HĐ0001433 03/5 Giao 30.000kg thức ăn cá VT6-5ly26%P 152 320.880.000 1.363.053.000 2.830.292.991 2.695.392.000 891.228.009 10.456.841.622 12.782.946.000 …….. …….. ….. ………………………………….. Cộng số phát sinh tháng 5/2013 Lũy kế phát sinh từ đầu năm Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Thủ quỹ Kế toán trưởng 90 Giám đốc Phụ lục 6: bảng cân đối kế toán năm 2010 CÔNG TY TNHH 2TV HẢI SẢN 404 Mẫu số 01- DN 404 Lê Hồng Phong, P.Bình Thủ, Q.Bình Thủy,TPCT BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010 TÀI SẢN Mã số Số cuối năm Số đầu năm A-TÀI SẢN NGẮN HẠN ( 100= 110+120+130+140+150) 100 126.072.924.010 89.307.016.915 I-Tiền và các khoản tương đương tiền 110 2.669.761.631 1.226.000.964 II-Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III-Các khoản phải thu ngắn hạn 130 64.038.945.496 55.924.082.158 IV-Hàng tồn kho 140 56.404.925.625 30.923.625.175 V-Tài sản ngắn hạn khác 150 2.959.291.258 1.233.308.618 B-TÀI SẢN DÀI HẠN(200=210+220+230+240+250+260) 200 88.765.226.036 47.868.804.129 I-Các khoản phải thu dài hạn 210 658.820.000 1.074.100.000 II-Tài sản cố định 220 63.322.200.489 22.963.437.181 III-Bất động sản đầu tư 230 24.402.809.120 23.102.809.120 IV-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 240 V-Tài sản khác 250 381.396.427 728.457.828 TỔNG CỘNG TÀI SẢN(270=100+200) 270 214.838.150.046 187.087.554.283 A-NỢ PHẢI TRẢ(300= 310+330) 300 129.707.381.310 90.165.234.772 I-Nợ ngắn hạn 310 II- Nợ dài hạn 330 11.207.500.000 6.252.500.000 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU(400=410+430) 400 85.130.768.736 47.010.586.272 I –Vốn chủ sở hữu 410 85.061.528.375 46.703.993.745 Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 69.240.361 306.592.527 Tổng cộng nguồn vốn(440=300+400) 440 214.838.150.046 187.087.554.283 NGUỒN VỐN 118.499.881.310 83.912.734.772 Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 91 Giám đốc Phụ lục 7: bảng cân đối kế toán năm 2011 CÔNG TY TNHH 2TV HẢI SẢN 404 Mẫu số 01- DN 404 Lê Hồng Phong, P.Bình Thủ, Q.Bình Thủy,TPCT BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 TÀI SẢN Mã số Số cuối năm Số đầu năm A-TÀI SẢN NGẮN HẠN ( 100= 110+120+130+140+150) 100 121.198.216.769 126.072.924.010 I-Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.187.480.550 2.669.761.631 II-Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III-Các khoản phải thu ngắn hạn 130 60.500.762.460 64.038.945.496 IV-Hàng tồn kho 140 55.902.779.960 56.404.925.625 V-Tài sản ngắn hạn khác 150 3.607.193.799 2.959.291.258 B-TÀI SẢN DÀI HẠN(200=210+220+230+240+250+260) 200 91.611.007.476 88.765.226.036 I-Các khoản phải thu dài hạn 210 1.002.091.476 658.820.000 II-Tài sản cố định 220 65.420.833.978 63.322.200.498 III-Bất động sản đầu tư 230 IV-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 240 24.402.809.120 24.402.809.120 V-Tài sản khác 250 785.272.902 381.396.427 TỔNG CỘNG TÀI SẢN(270=100+200) 270 212.809.224.245 214.838.150.046 A-NỢ PHẢI TRẢ(300= 310+330) 300 121.968.303.235 129.707.381.310 I-Nợ ngắn hạn 310 117.350.303.235 118.499.881.310 II- Nợ dài hạn 330 4.618.000.000 11.207.500.000 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU(400=410+430) 400 90.840.921.010 85.130.768.736 I –Vốn chủ sở hữu 410 90.772.999.906 85.061.528.375 Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 67.921.104 69.240.361 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN(470=300+400) 470 212.809.224.245 214.838.150.046 NGUỒN VỐN Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 92 Giám đốc Phụ lục 8: bảng cân đối kế toán năm 2012 CÔNG TY TNHH 2TV HẢI SẢN 404 Mẫu số 01- DN 404 Lê Hồng Phong, P.Bình Thủ, Q.Bình Thủy,TPCT BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 TÀI SẢN Mã số Số cuối năm Số đầu năm A-TÀI SẢN NGẮN HẠN ( 100= 110+120+130+140+150) 100 130.688.689.609 121.198.216.769 I-Tiền và các khoản tương đương tiền 110 2.361.238.682 1.187.480.550 II-Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III-Các khoản phải thu ngắn hạn 130 71.644.968.677 60.500.762.460 IV-Hàng tồn kho 140 54.299.379.135 55.902.779.960 V-Tài sản ngắn hạn khác 150 2.383.103.115 3.607.193.799 B-TÀI SẢN DÀI HẠN(200=210+220+230+240+250+260) 200 70.995.302.370 91.611.007.476 I-Các khoản phải thu dài hạn 210 2.535.118.397 1.002.091.476 II-Tài sản cố định 220 66.348.831.868 65.420.833.978 III-Bất động sản đầu tư 230 IV-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 240 1.300.000.000 24.402.809.120 V-Tài sản khác 250 811.352.105 785.272.902 TỔNG CỘNG TÀI SẢN(270=100+200) 270 201.683.991.979 212.809.224.245 A-NỢ PHẢI TRẢ(300= 310+330) 300 131.633.801.462 121.968.303.235 I-Nợ ngắn hạn 310 131.304.207.313 117.350.303.253 II- Nợ dài hạn 330 329.594.149 4.618.000.000 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU(400=410+430) 400 70.050.190.517 90.840.921.010 I –Vốn chủ sở hữu 410 70.700.430.536 90.772.999.906 Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 (650.240.019) 67.921.104 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN(470=300+400) 470 201.683.991.979 212.809.224.245 NGUỒN VỐN Ngày 31 tháng 5 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 93 Giám đốc CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 PHIẾU CHI Đường Lê Hồng Phong Số: 77 Ngày …2.tháng5….năm 2013 Q. Bình Thủy – TP. Cần Thơ TK NỢ Số tiền Nợ 141 20.000.000 Họ tên người nộp tiền:Trần Thanh Trúc Địa chỉ: Cần Thơ Có 1111 20.000.000 Lý do nộp tiền: ứng tiền mua thực phẩm cho nhà ăn Số tiền: 20.000.000 Bằng chữ: hai mươi triệu đồng chẳn Kèm theo: giấy đề nghị tạm ứng Đã nhận đủ: Ngày …02….tháng …5….năm 2013. Phụ Lục 9: Phiếu chi số 291 94 CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 PHIẾU THU Đường Lê Hồng Phong Số: 77 Ngày …2.tháng5….năm 2013 Q. Bình Thủy – TP. Cần Thơ TK Nợ Số tiền Họ tên người nộp tiền:Nguyễn Thị Nhị Nợ 111 19.107.000 Địa chỉ: Cần Thơ Có 311 19.107.000 Lý do nộp tiền: nộp tiết kiệm Số tiền: 19.107.000 Bằng chữ: mười chin triệu một trăm lẻ bảy ngàn đồng chẳn Kèm theo: giấy đề nghị nộp tiền Đã nhận đủ: Ngày …02….tháng …5….năm 2013. Phụ lục số 10: Phiếu thu sô 77 95 CONG TY TNHH 2TV HAI SAN404 Mẫu số B02 – DN 404 đường Lê Hồng Phong – P Bình Thủy-Q Bình Thủy TPCT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Mã số thuế: 1800156858 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6 tháng đầu năm 2011 Lũy kế CHỈ TIÊU MSố T.M Kỳ này Kỳ trước từ đầu năm 1 2 3 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2. Các khoảng giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuận về bán hàng và cung cấp 4 5 6 127.063.102.603 105.143.671.262 127.063.102.603 127.063.102.603 105.143.671.262 127.063.102.603 116.134.290.874 96.297.786.519 116.134.290.874 10.928.811.729 8.845.884.743 10.928.811.729 10 dịch vụ (10=01-02) 4. Gía vốn hàng bán 11 VI.27 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 20 và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 964.133.161 1.041.493.963 964.133.161 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 3.431.438.800 2.022.945.818 3.431.438.800 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 3.431.438.800 8. Chi phí bán hàng 24 5.115.200.718 3.905.800.100 5.115.200.718 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.328.433.500 2.494.252.843 2.328.433.500 1.018.871.872 1.464.379.945 1.018.871.872 187.660.000 27.448.519 187.660.000 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 30 = 20 + (21 – 22 ) – (24 + 25) 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 187.660.000 27.448.519 187.660.000 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (30+40) 50 1.205.871.872 1.491.828.464 1.205.871.872 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lãi 52 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 + 50-51-52) 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Đơn vị tính: Đồng Phụ Lục Số 11: KQHDKD 6T 2011 96 CONG TY TNHH 2TV HAI SAN 404 Mẫu số B02 – DN 404 đường Lê Hồng Phong – P Bình Thủy-Q Bình Thủy TPCT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Mã số thuế: 1800156858 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6 tháng đầu năm 2010 CHỈ TIÊU MSố T.M Kỳ này 1 2 3 4 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2. Các khoảng giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuận về bán hàng và cung cấp Đơn vị tính: Đồng Lũy kế Kỳ trước từ đầu năm 5 6 127.063.102.603 105.143.671.262 127.063.102.603 127.063.102.603 105.143.671.262 127.063.102.603 116.134.290.874 96.297.786.519 116.134.290.874 10.928.811.729 8.845.884.743 10.928.811.729 10 Dịch vụ (10=01-02) 4. Gía vốn hàng bán 11 VI.27 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 20 và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 964.133.161 1.041.493.963 964.133.161 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 3.431.438.800 2.022.945.818 3.431.438.800 - Trong đó: Chi phí lãi vay 3.431.438.800 23 8. Chi phí bán hàng 24 5.115.200.718 3.905.800.100 5.115.200.718 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.328.433.500 2.494.252.843 2.328.433.500 1.018.871.872 1.464.379.945 1.018.871.872 187.660.000 27.448.519 187.660.000 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 30 = 20 + (21 – 22 ) – (24 + 25) 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 187.660.000 27.448.519 187.660.000 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (30+40) 50 1.205.871.872 1.491.828.464 1.205.871.872 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lãi 52 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 + 50-51-52) 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Người lập biểu Kế toán trưởng Phụ Lục 12: KQHDKD 6T 2010 97 Giám đốc CONG TY TNHH 2TV HAI SAN404 Mẫu số B02 – DN 404 đường Lê Hồng Phong – P Bình Thủy-Q Bình Thủy TPCT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Mã số thuế: 1800156858 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Đồng Lũy kế CHỈ TIÊU MSố T.M Kỳ này Kỳ trước từ đầu năm 1 2 3 4 5 6 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 123.314.849.000 181.875.840.227 123.314.849.000 2. Các khoảng giảm trừ doanh thu 02 123.314.849.000 181.875.840.227 123.314.849.000 114.270137.593 167.664399.901 114.270.137.593 9.044.711.407 14.211.440.326 9.044.711.407 3. Doanh thu thuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 4. Gía vốn hàng bán 11 VI.27 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng Và cung cấp dịch vụ 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 1.578.374.672 1.208.713.961 1.578.374.672 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 3.916.832.663 2.496.060.036 3.916.832.663 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 4.568.676.193 8.573.490.195 4.652.676.193 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 3.102.042.458 4.111.697.675 3.102.042.458 30 (1.054.465.235) 238.906.381 (1.054.465.235) 11. Thu nhập khác 31 2.500.000.000 922.692.736 2.500.000.000 12. Chi phí khác 32 1.409.376.073 306.059647 1.409.376.073 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 1.090.623.927 616.633.089 1.090.623.927 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (30+40) 50 36.158.692 855.539.470 36.158.692 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lãi 52 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 + 50-51-52) 60 36.158.692 855.539.470 36.158.692 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 = 20 + (21 – 22 ) – (24 + 25) Người lập biểu Kế toán trưởng Phụ Lục 13: KQHDKH 6T/2013 98 Giám đốc CONG TY TNHH 2TV HAI SAN404 Mẫu số B02 – DN 404 đường Lê Hồng Phong – P Bình Thủy-Q Bình Thủy TPCT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Mã số thuế: 1800156858 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Cả năm 2010 CHỈ TIÊU MSố T.M Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2. Các khoảng giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuận về bán hàng và cung cấp 294.269.211.930 226.775.034.196 381.263.274 888.221.880 293.888.650.842 225.886.812.316 268.745.877.559 207.314.434.010 25.142.773.283 18.572.378.302 10 dịch vụ (10=01-02) 4. Gía vốn hàng bán 11 VI.27 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 20 và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 2.683.165.825 2.131.889.550 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 6.594.127.724 3.370.772.060 23 6.594.127.724 3.370.772.060 8. Chi phí bán hàng 24 12.159.464.071 8.476.140.074 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 6.234.657.787 5.451.203.347 2.837.689.526 3.406.152.375 445.750.000 984.046.451 - Trong đó: Chi phí lãi vay 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 30 = 20 + (21 – 22 ) – (24 + 25) 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 445.750.000 978.646.451 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (30+40) 50 3.283.439.526 4.384.698.826 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 289.136.421 1.096.174.707 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lãi 52 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 + 50-51-52) 60 2.462.579.644 3.288.524.120 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 5.500.000 Phụ Lục 14:KQHĐKD năm 2010 Người lập biểu Kế toán trưởng 99 Giám đốc CONG TY TNHH 2TV HAI SAN404 Mẫu số B02 – DN 404 đường Lê Hồng Phong – P Bình Thủy-Q Bình Thủy TPCT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC Mã số thuế: 1800156858 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Cả năm 2011 Đơn vị tính: Đồng CHỈ TIÊU MSố T.M Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2. Các khoảng giảm trừ doanh thu 02 409.633.426.857 85.905.260.261 25.008.000 3. Doanh thu thuận về bán hàng và cung cấp 409.608.418.857 85.905.260.261 374.022.524.403 78.182.764.397 35.587.894.454 7.722.495.864 10 dịch vụ (10=01-02) 4. Gía vốn hàng bán 11 VI.27 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 20 và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 3.140.918.796 1.460.138.597 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 5.184.494.150 1.538.957.651 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 19.128.923.532 4.102.029.911 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10.210.907.154 2.638.259.777 4.202.488.414 903.387.122 250.000.0000 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 30 = 20 + (21 – 22 ) – (24 + 25) 11. Thu nhập khác 31 433.791.905 12. Chi phí khác 32 122.727.272 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 311.064.633 250.000.0000 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (30+40) 50 4.513.553.047 1.153.382.122 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lãi 52 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 + 50-51-52) 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Phụ lục 15: KQHĐKD năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng 100 Giám đốc CONG TY TNHH 2TV HAI SAN404 Mẫu số B02 – DN 404 đường Lê Hồng Phong – P Bình Thủy-Q Bình Thủy TPCT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Mã số thuế: 1800156858 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Cả năm 2012 Đơn vị tính: Đồng CHỈ TIÊU MSố T.M Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2. Các khoảng giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuận về bán hàng và cung cấp 343.198.454.856 409.633.426.857 308.776.306 25.008.000 342.889.678.550 409.608.418.857 315.504.155.421 374.022.524.403 27.385.523.129 35.185.894.454 10 dịch vụ (10=01-02) 4. Gía vốn hàng bán 11 VI.27 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 20 và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 2.487.446.004 3.140.918.796 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 4.082.158.325 5.184.494.150 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 16.565.962.340 19.128.923.532 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 8.059.110.843 10.210.907.154 1.165.737.625 4.202.488.414 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 30 = 20 + (21 – 22 ) – (24 + 25) 11. Thu nhập khác 31 1.999.112.013 433.791.905 12. Chi phí khác 32 312.536.711 122.727.272 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 1.056.575.302 311.064.633 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (30+40) 50 2.222.312.927 4.513.553.047 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.51 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lãi 52 VI.52 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 + 50-51-52) 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Phụ lục 16: KQHĐKD năm 2012 Người lập biểu Kế toán trưởng 101 Giám đốc CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 77/A Loại: 7 Đơn vị tính Đồng ST T Chứng từ Số Diễn giải Tài khoản Ngày Nợ Có 131,136…. Phải thu 1 Số tiền HD00001213 01/5 Anh Nam: Nhận 3 cái thùng phi phế liệu 511 …. ……… …… … …………………………… 78 HD0001237 31/5 CN XNBB: VAT tiền điện thánh 05 681.818 333 1.264.050 27.065.486.256 Ph l c 17: Ch ng t ghi s s 77/A CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 76/A Loại: 7 Đơn vị tính Đồng ST T Chứng từ Số Diễn giải Ngày Tài khoản Nợ Có 331,338…. Phải trả 1 Số tiền HD0001433 03/5 CNCty Việt Thắng: Thuế VAT5% giao30.000 kg thức ăn cá …. ……… ……… …………………………… 21 HD0000173 31/5 Cty Phương Lan: Tiền xe vậ chuyển chả cá xuất 133 16.044.000 641 44.600.980 611.149.880 Phụ lục số 18: Chứng từ ghi sổ số 76/A 102 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 81/A Loại: 7 Đơn vị tính Đồng ST T Chứng từ Số Diễn giải Ngày Tài khoản Nợ …. 25 XNCB: Nhận 214 cây nước đá mua ngoài PXK38 16/5 ……… ……… 138 2.334.545 627 316.364 …………………………… XNCC: nhận 29 cây nước đá mua ngoài PX41 31/5 Có 331,338…. Phải trả 1 Số tiền 7.839.665.681 Phụ lục số 19: Chứng từ ghi sổ số 81/A CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 82/A Loại: 7 Đơn vị tính Đồng ST T Chứng từ Số Diễn giải Ngày Tài khoản Nợ 9 ……… ……… GTCT- 31/5 NUOI4 Có 331,338…. Phải trả …. Số tiền …………………………… Chi phí con giống nuôi cá tra 627 11.808.757 59.501.346.890 Phụ lục số 20: Chứng từ ghi sổ số 82/A 103 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 83 Loại: 7 Đơn vị tính Đồng ST T Chứng từ Số Diễn giải Tài khoản Ngày Nợ Số tiền Có 131,136… Phải thu …. ……… …… … …………………………… 10 LC000210 31/5 Blue Phoenix: Nhận 40.000kg chả cá = 60.400USD 511 8.913.973.600 17.105.824.079 Phụ lục số 21: Chứng từ ghi sổ số 83 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 84 Loại: 7 Đơn vị tính Đồng ST T Chứng từ Số Diễn giải Ngày Tài khoản Nợ 44 ……… ……… HD0029530 31/5 Có 331,338…. Phải trả …. Số tiền …………………………… Cty cấp thoát nước: Tiền nước kỳ 5/13 kho Phụ lục số 22: Chứng từ ghi sổ số 84 104 627 10.708.500 3.169.986.58 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 86 Loại: 7 Đơn vị tính Đồng ST T Chứng từ Diễn giải Số Tài khoản Ngày Nợ 40 ……… HD0001034 Có 331,338…. Phải trả …. Số tiền …… … …………………………… 31/5 Cty Khởi nghiệp: Tiền giao 01 cái máy đóng chay 241 33.248.480 5.756.468.229 Phụ lục số 23: Chứng từ ghi sổ số 86 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 87/A Loại: 7 Đơn vị tính Đồng ST T Chứng từ Số Diễn giải Ngày Nợ 36 ……… ……… PTT 31/5 Số tiền Có 331,338 Phải trả …. Tài khoản …………………………… Tạm tính phí cấp đông băng chuyền 136 110.972.306 19.745.436.645 Phụ lục số 24: Chứng từ ghi sổ số 87/A 105 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 88 Loại: 7 Đơn vị tính Đồng ST T Chứng từ Số Diễn giải Tài khoản Ngày Nợ 17 ……… ……… PPB 31/5 Có 136,138… Phân bổ chi phí …. Số tiền ………………………… … Phân bổ tiền dầu T5/2013 152 25.882.425 2.950.665.256 Phụ lục số 25: Chứng từ ghi sổ số 88 106 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGHÀNH Đơn vị tính:triệu đồng 2010 2011 Doanh Thu Thuần 26.529.026 36.285.410 4.227.932 Giá Vốn Hàng Bán 22.652.973 30.914.686 3.680.318 3.876.051 5.370.723 547.614 1.105.514 1.726.924 66.971 767.082 922.280 60.030 1.656.729 1.717.991 219.313 478.468 736.766 85.304 3.240.711 4.181.681 371.588 917.027 866.098 86.205 1.552.369 2.055.139 262.231 67.880 31.902 7.406 1.634.940 2.140.597 269.636 209.835 232.994 36.922 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 1.307 -6.727 -29 Lợi ích của cổ đông thiểu số 50.178 67,105 22.293 261.320 293.372 1.373.617 1.847.225 Ch Năm Lợi Nhuận Gộp 2012 Chi phí hoạt động Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Tổng Chi phí hoạt động Tổng doanh thu hoạt động tài chính Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí lợi nhuận Chi phí thuế TNDN hiện hành Tổng Chi phí lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 59.186 Phụ lục số 26: Kết quả hoạt động kinh doanh của nghành và công ty Vĩnh Hoàn 107 CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 Mã số thuế: 180056858 Địa chỉ: 404 Lê Hồng Phong,P.Bình Thủy, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ Điện Thoại: 07103.841.081- Fax: 07103 841071 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GTKT3/001 Liên 3: Nội bộ Ký Hiệu: AA/13P Ngày 02 tháng 5 năn 203 Số 0001215 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Phương Nam Tên đơn vị: Công ty Trường Thành Mã số thuế: 1800546355 Hình thức thanh toán: CK STT Tên hàng hóa dịch vụ 1 1 Số tài Khoản: 000134568777 Đơn vị tính 2 Cá tra fillet Số lượng 3 Đơn gía 4 Kg Thành tiền 5 25.500 44.857,4 Cộng tiền hàng: Thuế suất GTGT 5% Tiền thuế GTGT: Tổng cộng tiền thanh toán: 6=4*5 1.148.722.850 1.148.722.850 57.436.143 1.206.158.993 Số tiền viết bằng chữ: Một tỷ hai trăm lẽ sáu triệu một trăm năm mươi tám ngàn chín trăm chín mươi chín ngàn ba trăm đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Phụ lục số 27: hóa đơn GTGT số 0001215 108 Ngân hàng công thương Việt Nam VIETINBANK LỆNH CHI Payment Order Số:40 Liên 2 Ngày 05/05/2013 Tên đơn vị trả tiền Payer: Cty TNHH Hai TV Hải Sản 404 Tài khoản nợ Debit A/C: 102010000284947 Tại ngân hàng With Bank: Công thương Cần Thơ Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm mười chín triệu không trăm mười bốn ngàn ba trăm chín chục đồng chẵn Tên đơn vị nhận tiền Payee: Công ty Hồng Hòa Tài khoản Có Cridit A/C: 73710000000295 Tên ngân hàng With Bank: Đầu tư và Phát triển Cần Thơ Nội dung Remarks: Thanh toán tiền hóa chất Đơn vị trả tiền Số tiền viết bằng số 319.014.390 Chủ tài khoản Giao dịch viên Ngày hạch toán: 07/05/2013 Kiểm soát viên Phụ lục số 28: lệnh chi số 40 EXIMBANK NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ỦY NHIỆM CHI Số/no: 37 PAYMENT ORDER Ngày/Date: CHUYỂN KHOẢN Đơn vị trả tiền: Cty TNHH 2 TV Hải Sản 404 Số tài khoản: 1003148851008670 Tại ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam-SGD/Chi Nhánh/PGD: Cần Thơ Đơn vị nhận tiền: Công ty Young Nam CMND/Hộ chiếu: Số tài khoản: 1890201003190 Ngày cấp: Tại ngân hàng: Nông nghiệp và PT nông thôn Nơi cấp: Tỉnh/TP: Hồ Chí Minh Số tiền bằng chữ: ba trăm hai mươi sáu Số tiền viết bằng số: triệu tám trăm hai mươi ngàn chẵn Nội dung thanh toán:tiền máy 326.820.000 Đơn vị trả tiền NH A ghi sổ ngày 09/5 NH B ghi sổ ngày Kế toán trưởng Chủ tài khoản Giao dịch viên Giao dịch viên Kiểm soát Phụ lục 29: ủy nhiệm chi số 37 109 Kiểm soát CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG Địa chỉ: Khu CN Sa Đéc, Tân Khánh Đông, Sa Đéc, Đồng Tháp. Điện thoại: (076) 3762678 Fax: (076) 3762679 Mã số thuế: 1400437290 Số tài khoản:1200056714537 HÓA ĐƠN GTGT Mẫu số: 01/GTTK3/001 Liên 2: Giao khách hàng Ký hiệu: VT/13P Ngày 03 tháng 05 năm 2013 Số hóa đơn:0001433 Địa chỉ bán hàng: chi nhánh Cty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng Địa chỉ:KCN Sông Hậu, Lai Vung, Đồng Tháp Mã số thuế:1400437290 Họ tên khách hàng: Nguyễn Văn Tám Đơn vị: Cty TNHH 2 TV Hải Sản 404 Địa chỉ: 404 Lê Hồng Phong, P.Bình Thủy, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ Hình thức thanh toán: CK MST: 1800158858 STT Tên hàng hóa ĐVT Số Lượng Đơn giá 1 VL6-5ly-26%P Kg 30.000 10.696 Thuế suất GTGT 5% Cộng tiền hàng Tiền thuế GTGT Tổng cộng tiền hàng thanh Số tiền 320.880.000 320.880.000 16.044.000 336.924.000 toán Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm ba mươi sáu triệu chín trăm hai mươi bốn ngàn đồng Khách hàng Người bán hàng (Ký,ghi họ tên) (Ký đóng dấu, ghi họ tên) Phụ lục số 30: Hóa đơn mua hàng 110 [...]... tại công ty em thấy được tầm quan trọng của vốn bằng tiền nên em quyết định chọn đề tài “ hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng về công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty TNHH Hai Thành Viên Hải Sản 404 Từ đó đề ra 1 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán, quản. .. thực lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng về công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán; - Đánh giá tình hình quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán; và - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại công ty TNH Hai Thành. .. THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Tên công ty : Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên Hải sản 404 Tên thương mại :GEPIMEX 404 COMPANY Địa chỉ 404 Lê Hồng Phong, Phường Bình Thủy, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ Tel: (07103) 841083- 841228 Fax : (07103) 841083 Tài khoản tại ngân hàng Công thương Cần Thơ: Tài khoản VND :710A.56209 Tài khoản USD:... dụng vốn bằng tiền Qua kết quả ta thấy việc sử dụng vốn còn nhiều hạn chế như không kiểm soát được vòng quay tiền Từ đó, tác giả đưa ra các phương pháp khắc phục Trần Thị Kim Ngọc (2009) Nghiên cứu Kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Đình Nguyễn, LVTN đại học, Đại học Mở TP Hồ Chí Minh Đề tài tác giả tập trung vào công tác kế toán tại công ty không... lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời - Các đơn vị kế toán cần có biện pháp đôn đốc, giải quyết dứt điểm các khoản phải trả trong niên độ kế toán - Đối với các đơn vị thành viên khi nhận vốn hoặc kinh phí của cấp trên cấp thì thực hiện ghi tăng tài sản và vốn ở các TK411, 441, 461 mà không được coi là khoản phải thu nội bộ 12 * Kết cấu tài khoản Bên Nợ -Các khoản phải trả nội bộ đã thanh toán. .. bù trừ với khoản phải thu theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán Bên Có -Các khoản phải trả nội bộ phát sinh trong kỳ Số dư bên Có -Số tiền còn phải trả cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp 2.1.2.8 Kế toán khoản phải trả khác Khoản phải trả khác là những khoản phải trả ngoài khoản phải trả người bán, phải trả công nhân viên, phải nộp nhà nước, các khoản vay nợ, nhận kí quỹ, ký cược, phải trả nội... động vốn qua từng năm Bên cạnh bài viết chưa nói lên được ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty 16 Bùi Thu Hồng (2010) nghiên cứu “ Kế toán vốn bằnng tiền tại công ty TNHH Đông Hải Nam, LVTN đại học Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh Đề tài tập trung đánh giá công tác sử dụng vốn tại công ty Bên cạnh đó , tác giả sử dụng phương pháp so sánh để phân tích việc hiệu quả sử dụng vốn. .. Thành Viên Hải Sản 404( Địa chỉ : 404 Lê Hồng Phong _Q.Bình Thủy _ TP.Cần Thơ) 1.3.2 Thời gian Số liệu nghiên cứu qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đề tài được thực hiện từ 12/08/2013 đến 18/11/2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Do có sự giới hạn không gian và thời gian nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty ... 2.1.1.4.2 Kết cấu nội dung của kế toán tiền đang chuyển Bên Nợ - Các khoản tiền tăng lên trong quá trình phát sinh Bên Có - Số kết chuyển vào TK “TGNH” hoặc các tài khoản có liên quan Số dư bên Nợ - Các khoản tiền còn đang chuyển 2.1.2 Kế toán các khoản thanh toán 2.1.2.1 Kế toán các khoản phải thu khách hàng Phải thu của khách hàng là mối quan hệ thanh toán doanh nghiệp và người mua Mối quan hệ này xảy... quan hệ thanh toán giữa công ty cấp trên và các đơn vị thành viên cấp dưới (Bùi Văn Dương 2004, trang 264) Trong quá trình hạch toán các khoản phải trả nội bộ thì từng đơn vị kế toán phải tôn trọng những quy định sau đây: - Phải theo dõi chi tiết từng đơn vị có quan hệ thanh toán, trong đó phải theo dõi từng nội dung thanh toán để lập biên bản thanh toán bù trừ nhằm gúp cho việc lập bản cân đối kế toán

Ngày đăng: 08/10/2015, 23:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan