3.3.1 Thuận lợi
Công ty TNHH hai thành viên Hải sản 404 nằm ở Cần Thơ là trung tâm
của ĐBSCL, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của các Tỉnh miền Tây Nam Bộ, có hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi như: cảng Cần Thơ,
Cái Cui, Trà Nóc….. Mặt khác, nó tiếp giáp với trục giao thông đường bộ lẫn
đường thủy của ĐBSCL thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa.
ĐBSCL có nguồn nhân lực dồi dào và tương đối rẽ, có hệ thống sông ngòi chằn chịt thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản => Là nguồn cung cấp nguyên vật liệu dồi dào cho doanh nghiệp.
22
Công ty có đội ngũ công nhân về kỹ thuật với năng lực chuyên môn cao và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nội bộ gắn bó đoàn kết, Ban giám đốc quản lý và chỉ đạo chặt chẽ.
Đầu tư tài sản cố định để phục vụ sản xuất tốt như: các loại xe tải, xe cẩu,
tàu đánh bắt cá, tàu vận tải, kho dự trữ hàng, kho lạnh ….có đủ các phương
tiện cho quá trình chế biến từ khâu mua cho đến thành phẩm.
3.3.2 Khó khăn
Những tháng đầu năm hàng nguyên liệu cá tra biến động mạnh, lượng cá nguyên liệu cung cấp cho sản xuất không ổn định do những năm trước người
chăn nuôi lỗ nên diện tích vùng nuôi bị thu hẹp, công ty nhiều lúc phải nghỉ
sản xuất trong thời gian dài.
Thị trường xuất khẩu đầu ra gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành thủy sản cạnh tranh gay gắt cả thị trường
trong và ngoài nước, giá bán hàng giảm trong lúc đầu vào nguyên liệu bị tăng
cao.
Mặt hàng chả cá surimi, nguyên liệu giá luôn tăng làm ảnh hưởng đến giá thành xuất khẩu, lợi nhuận giảm tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
3.4 CƠ CẤU
3.4.1 Cơ cấu tổ chức quản lý
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty nên bộ máy quản lý của công ty bao gồm các phòng ban như được trình bày ở hình 1.
23
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Ban giám đốc:
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc chỉ đạo công ty theo một mục tiêu đã định. Giám đốc có vai trò rất quan trọng, những quyết định của ông có đúng đắn, kịp thời mới giúp công ty nắm bắt
Giám Phó GĐ Phó GĐ Phó GĐ Phòng tổ chức và hành chính Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán Phòng xuất nhập khẩu Xí nghiệp chế biến Xí nghiệp tàu xe Nhà hàng Liên doanh Total Quản đốc Quản đốc Phân xưởng cơ điện Kho thành phẩm Phân xưởng nước đá Thống kê và vật tư PSS X hàng châu Á PSS X hàng châu Âu KCS
24
được những cơ hội, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Các công việc do Giám
đốc trực tiếp chỉ đạo thực hiện là:
- Phụ trách công tác xuất nhập khẩu, đầu tư liên doanh liên kết.
- Quản lý giá mua nguyên liệu, giá bán thành phẩm xuất khẩu, bán nội
địa.
- Ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, vật tư, thành phẩm xuất khẩu. - Một Phó Giám đốc làm nhiệm vụ quản trị nội bộ, công tác
Đảng, công tác chính trị.
- Hai Phó Giám đốc giúp điều hành hoạt động của công ty theo hai hướng sản xuất và kế hoạch.
Phòng chuyên môn nghiệp vụ
- Phòng tổ chức:
Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động sản xuất
kinh doanh. Tham mưu và thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ, đề bạt
và nâng lương khen thưởng kỷ luật, quản lý hồ sơ nhân sự bảo hiểm xã hội thực hiện công tác hành chính văn thư, lưu trữ công tác thanh tra công nhân
viên giúp Đảng ủy, Ban Giám đốc làm công tác Đảng, công tác chính trị, công tác tổ chức cán bộ.
- Phòng kế toán:
Tổ chức công tác hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh tế phản ánh tình trạng luân chuyển vật tư, tiền vốn, việc sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt
động kinh doanh và đề xuất các biện pháp quản lý tài chính. Thự hiện đúng
pháp lệnh kế toán, thống kê, điều lệ kế toán và điều lệ tổ chức kế toán của nhà
nước, lập báo cáo hoạt động kinh doanh để báo cáo lên cấp trên theo chế độ
hiện hành.
Hạch toán kết quả tài chính, hoạch định chi tiết các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong toàn công ty. Hạch toán chi phí thu mua nguyên vật liệu, chi tiết giá thành, lập quỹ, lập báo cáo kế toán đúng kỳ.
- Phòng xuất nhập khẩu:
Tổ chức hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước. Soạn thảo các hợp
đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, cung cấp toàn bộ số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh
25
doanh của Giám đốc, xây dựng kế hoạch cho việc xuất khẩu. Chịu trách nhiệm về thu hàng hóa giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước, nghiên cứu quản trị Marketing, tìm hiểu phân phối thị trường tiêu thụ, chất lượng Marketing. Trực tiếp công tác xuất nhập khẩu, làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, vật tư.
- Phòng kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật trong quá trình sản xuất, kỹ thuật về cơ điện cung ứng kho, lên kế hoạch điều độ. Chịu trách nhiệm theo sát khâu sản xuất kịp thời sửa chữa các công đoạn của dây chuyền sản xuất. Phụ trách chất lượng máy móc thiết bị, kiểm tra vật tư, phụ tùng máy móc nhập kho, quản lý tiêu hao về nguyên vật liệu, định mức sử dụng về nguyên vật liệu thay thế. Quản lý thực hiện dây chuyền công nghệ chế biến, chất lượng bao bì, mẫu mã kích thước bao bì.
- Phòng kế hoạch:
Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc, tham mưu cho Giám Đốc về xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch luân chuyển hàng hóa của công ty, nghiên cứu thị trường trong nước.
Triển khai và đôn đốc việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của công ty báo cáo kết quả cho cấp trên.
Soạn thảo các hợp đồng kinh tế và theo dõi việc thực hiện hợp đồng. Cùng với phòng tài chính và phòng xuất nhập khẩu theo dõi hoạt động của công ty.
- Xí nghiệp chế biến:
Có 2 Giám đốc phụ trách bộ máy làm việc bao gồm:
+ Kho thành phẩm: Gồm tổ trưởng, tổ phó với nhiệm vụ thống kê, lên
cơ cấu hàng hóa, kiểm tra hàng ra đủ và quản lý kho lạnh.
+ Kỹ thuật KCS: Kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ sản xuất, chế độ vệ sinh công nghệ thực phẩm, làm dấu những sản phẩm đạt chất lượng chứng nhận vào các tài liệu kỹ thuật. Kèm theo đó là loại bỏ những sản phẩm
không đạt chất lượng kiểm tra và xác định của các mặt hàng đã nhập vào công
ty, tham gia giám định chi phí khi có tranh chấp về chất lượng của mặt hàng xuất khẩu. Giám định tình hình chất lượng của các quy trình, vận hành máy móc thiết bị sử dụng trong công ty. Thống kê các dạng sản phẩm xấu, từ đó
26
phân tích các nguyên nhân làm cho các sản phẩm xấu và những thiếu sót trong từng khâu, đề ra những biện pháp khắc phục. Tiếp nhận và xử lý các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng và kiến nghị lên cấp trên. Nghiên cứu những quy trình công nghệ mới.
Lập hồ sơ, tài liệu các mặt hàng sản phẩm sửa đổi, bổ sung khi đăng ký.
Trình duyệt các sản phẩm mới lên cấp trên. Bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân viên. Báo cáo chất lượng lên cấp trên.
3.4.2 Cơ cấu bộ máy kế toán
Hình 2: Bộ máy kế toán trong công ty
Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán trong công ty có trách nhiệm tổ chức quản lý điều hành hệ thống kế toán trong công ty. Tham
mưu cho giám đốc về các thông tin kinh tế tài chính của công ty để đưa ra
quyết định kinh doanh hiệu quả. Lãnh đạo các kế toán viên về toàn bộ công tác thống kê, hạch toán kế toán tại công ty.
Kế toán tổng hợp: dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm ghi vào sổ tổng hợp, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo tình hình hoạt động và kế quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán trưởng
Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp
KT Thanh Toán KT Giá Thành KT Ngân Hàng KT Định Mức KT Thuế Thủ Quỹ
27
Kế toán chi tiết: dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, kế toán chi tiết chịu trách nhiệm ghi vào sổ chi tiết, cuối tháng đối chiếu với số tổng hợp của kế
toán tổng hợp.
Kế toán giá thành: có nhiệm vụ lập giá thành định mức, giá thành hạch toán thực tế, đồng thời tìm biện pháp hạ giá thành để giúp công ty bán được nhiều hàng hóa và tạo mối quan hệ ngoại giao với các đối tác.
Kế toán ngân hàng: chịu trách nhiệmcác nghiệp vụ phát sinh với ngân hàng.
Kế toán thuế: phản ánh số thuế phát sinh và nhiệm vụ lập báo cáo để
nộp thuế đúng thời hạn lúc cuối kỳ.
Kế toán thanh toán : có nhiệm vụ ghi chép mọi nghiệp vụ liên quan đến thu-chi tiền của công ty.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ thực hiện thu-chi quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ và đối chiếu với kế toán thanh toán của công ty.
3.5 CÁC CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY 3.5.1 Hình thức kế toán 3.5.1 Hình thức kế toán Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh
28
Hình 3: Sơ đồ hình thức kế toán Ghi chú:
Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng:
Đối chiếu ,kiểm tra:
*Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ
lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số
phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái.
Căn cứ vào sổ cái lập bảng Cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Quan hệ, đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số ghi Nợ và tổng số ghi có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số
phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số
phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
- Phương pháp nộp thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
- Khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao tuyến tính cố định( khấu hao
đường thẳng).
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho của công ty: kê khai thường xuyên.
- Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh: trực tiếp, ủy thác, sử
29
-Hình thức thanh toán công ty ngoài nước bằng chuyển khoản, trong
nước chủ yếu là bằng tiền mặt.
- Phương tiện phục vụ công tác kế toán: máy vi tính.
3.5.2 Hệ thống tài khoản sử dụng
Hiện công ty TNHH hai thành viên Hải sản 404 đang áp dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 15/QĐ-BTC tháng 3/2006.
3.6 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ KINH DOANH
* Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
Căn cứ vào phụ lục số 14 KQHĐKD Năm 2010, phụ lục số 15 KQHĐKD Năm 2011 và phụ lục số 16 KQHĐKD năm 2012 ta có bản báo cáo sau:
30
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: Triệu Đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng doanh thu 297.018 413.183 346.746 116.165 39,1 (66.437) (16,1) Tổng chi phí 293.734 408.670 344.524 114.936 39,1 (64.146) (15,7)
Lợi nhuận trước thuế 3.284 4.513 2.222 1.229 37,4 (2.291) (50,8)
Chi phí thuế TNDN 821 1.128 555 307 37,4 (573) (50,8)
Lợi nhuận sau thế 2.463 3.385 1.667 922 37,4 (1.718) (50,8)
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2010, 2011,2012
31 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 2010 2011 2012 Doanh Thu Chi Phí
Lợi Nhuận sau thuế
Hình 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
Qua số liệu bảng 1 và hình 4 cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được tạo thành từ 3 khoản mục lớn là doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Về khoản mục doanh thu tăng giảm không điều qua các năm. Cụ thể năm
2010 tổng doanh thu của công ty là 297.018 triệu đồng. Sang năm 2011 tổng doanh thu của công ty đạt mức 413.183 triệu đồng, tăng 116.165 triệu đồng
tương ứng 39,1% so với năm 2010. Doanh thu tăng là do doanh nghiệp vẫn duy trì xuất khẩu các mặt hàng với các đối tác quen thuộc chủ yếu là xuất khẩu
cá tra phi lê qua các nước Mỹ, EU, Hàn Quốc kèm theo đó công ty cũng xuất khẩu qua các thị trường tiềm năng khác. Sang năm 2012 doanh thu giảm đột biến từ 413.183 triệu đồng chỉ còn 346.746 triệu đồng giảm 66.437 triệu đồng
tương ứng 16,1% so với năm 2011. Doanh thu giảm là do tình hình xuất khẩu
cá qua các nước khác gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thế
giới. Mà thị trường lớn của công ty chủ yếu là xuất khẩu qua Mỹ, EU, Hàn Quốc mà năm 2012 tình hình kinh tế của Mỹ bị khủng hoảng làm cho việc xuất khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn nên lương doanh thu cũng giảm
đáng kể. Doanh nghiệp cần có biện pháp xuất khẩu qua các nước khác để thay thế cho số lượng xuất khẩu sang Mỹ.
Về khoản mục chi phí khoản mục này cũng biến động tỷ lệ thuận với biến
động của doanh thu. Cụ thể năm 2010 tổng chi phí 293.734 triệu đồng. Sang
32
đương 39.1% so với năm 2010. Chi phí tăng là do doanh ký được nhiều hợp
đồng nên sản lượng tăng dẫn đến chi phí đầu vào cũng tăng theo. Sang năm
2012, tổng chi phí giảm chỉ còn 344.524 triệu đồng giảm 2.291triệu đồng
tương đương 15,7% so với năm 2011. Chi phí giảm là do nhiều hợp đồng ở
các nước Mỹ, EU, Hàn Quốc… không được ký kết làm cho sản lượng tiêu thụ
giảm nên chi phí cũng giảm theo.
Về lợi nhuận tăng giảm tỷ lệ thuận với biến động của doanh thu và chi phí. Cụ thể năm 2010, lợi nhuận sau thế 2.463 triệu đồng. Đến năm 2011, lợi nhuận sau thế là 3.385 triệu đồng tăng 922 triệu đồng tương ứng 37,5% so với
năm 2010, lợi nhuận tăng đáng kể doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt.
Sang năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm chỉ còn 1.667 triệu đồng giảm 1.718 triệu đồng tương ứng 50,8% so với năm 2011, lợi nhuận sau thế giảm đáng kể hơn phân nữa so với năm trước doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục tốt
hơn.
* Kết quả hoạt động kinh doanh qua 6 tháng đầu năm 2010, 2011,2012,