Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại dntn tân thành công (Trang 25)

- Phương pháp hạch toán: đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong việc hạch toán các tài khoản.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Có 2 phương pháp so sánh:

+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

+ Phương pháp so sánh số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với ky gốc của chỉ tiêu phân tích.

- Phân tích các tỷ số tài chính

 Tỷ số thanh toán tổng quát

Tỷ số thanh toán tổng quát cho biết cứ 1 đồng nợ của doanh nghiệp thì được đảm bảo bao nhiêu đồng tài sản, phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ, chỉ số này được tính như sau:

Tổng tài sản

Tỷ số thanh toán tổng quát = (1)

Tổng nợ phải trả

 Tỷ số thanh toán ngắn hạn

Tỷ số thanh toán ngắn hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp.

Tài sản ngắn hạn

Tỷ số thanh toán ngắn hạn = (2) Nợ ngắn hạn

 Tỷ số thanh toán bằng tiền

Tỷ số thanh toán bằng tiền cho biết bao nhiêu tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp để đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn.

Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn Tỷ số thanh toán bằng tiền= (3) Nợ ngắn hạn

 Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh cho biết khả năng doanh nghiệp dùng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để thanh toán ngay khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn.

Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho

Tỷ số thanh toán nhanh = (4) Nợ ngắn hạn

Tỷ số về hoạt động

 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho cho biết hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Gía vốn hàng bán Tỷ số vòng quay hàng tồn kho= (5) Hàng tồn kho bình quân

Hàng tồn kho đầu năm + Hàng tồn kho cuối năm Hàng tồn kho bình quân = (6)

2

 Tỷ số vòng quay nợ phải thu khách hàng

Tỷ số vòng quay nợ phải thu khách hàng phản ánh tốc độ biến đổi khoản nợ phải thu thành tiền mặt.

Doanh thu thuần

Tỷ số vòng quay nợ phải thu khách hàng = (7)

Nợ phải thu bình quân

Nợ phải thu đầu năm + Nợ phải thu cuối năm Nợ phải thu bình quân= (8) 2

 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý khoản phải thu của một doanh nghiệp.

Nợ phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân = (9) Doanh thu bình quân 1 ngày

Doanh thu hàng năm

Doanh thu bình quân 1 ngày = (10) 365

 Vòng quay tài sản lưu động

Vòng quay tài sản lưu động đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua việc sử dụng tài sản lưu động, cũng có thể hiểu là cứ 1 đồng tài sản lưu động bình quân thì tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.

Doanh thu thuần

Vòng quay tài sản lưu động = (11)

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DNTN TÂN THÀNH CÔNG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

3.1.1 Giới thiệu sơ lược

- Tên doanh nghiệp: DNTN Tân Thành Công

- Địa chỉ: 121A Tầm Vu, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ - Chủ doanh nghiệp: Ông NGUYỄN VĂN LỢI

- Tổng số vốn ban đầu: 1.647.500.000 đồng

- Điện thoại: 0710.3820564 – 0710.2220866 , Fax: 07103.839166 - Mã số thuế: 1800393136

- Địa chỉ giao dịch: 52-54 Đồng Khởi, P. An Lạc, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ

- Email: dntntanthanhcong08@yahoo.com

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5701000146 do sở Kế hoạch và đầu tư TP Cần Thơ cấp lần đầu ngày 21/08/2000 với vốn đầu tư ban đầu 1.647.500.000 đồng.

Từ năm 2000 đến nay, doanh nghiệp đã thay đổi bổ sung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời điểm đăng ký cấp lại thay đổi lần 7 vào ngày 19/02/2009 với số vốn đầu tư 9.729.197.190 đồng.

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

- Cần Thơ là một trong những tỉnh lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, vốn là vùng sông nước nên nhu cầu về phụ tùng về các phương tiện vận chuyển đường thủy ( chân vịt tàu), các ngành gia công cơ khí được xem là một nhu cầu thiết yếu. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, năm 1990 cơ sở đúc gang Tân Thành Công ra đời. Khởi đầu bằng nghề sản xuất các loại chân vịt tàu, phụ tùng máy cày, gia công cơ khí, đúc kim loại… cơ sở Tân Thành Công đã thu hút được nhiều khách hàng.

- Sau 10 năm hoạt động dạng cơ sở đến ngày 21/08/2000 chủ cơ sở chuyển sang hình thức Doanh nghiệp tư nhân.

- Sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng gần với người tiêu dùng vì mẫu mã, chất lượng đảm bảo, giao hàng đúng hạn, giá phù hợp… Từ năm 2002 do nhu cầu chuyển từ ghe gỗ sang xà lan, ghe sắt càng tăng doanh nghiệp Tân Thành Công đã bước sang một bước đột phá, chủ Doanh nghiệp đầu tư máy

móc cơ sở vật chất để nhận đóng mới và sửa chữa tàu thuyền.

- Với uy tín và kinh nghiệm kinh doanh đến nay doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sang lĩnh vực vận chuyển đường thủy với 6 chiếc xà lan, 1 cần cẩu khai thác cát vàng tại Tân Châu – An Giang. Ngoài ra doanh nghiệp còn nhận san lấp mặt bằng, cho thuê thiết bị cơ giới, phương tiện vận tải thuỷ bộ, xuất nhập khẩu cát với mong muốn mở rộng quy mô và mở rộng thị trường.

- Đi đôi với sự phát triền lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp không ngừng đổi mới máy móc, trang thiết bị và nâng cao tay nghề của thợ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1 Cơ cấu tổ chức 3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Với hình thức là doanh nghiệp tư nhân nên số lượng nhân viên không nhiều cơ cấu tố chức của doanh nghiệp Tân Thành Công gồm:

Giám đốc: 1 người

Phòng kế toán: 4 người

Phân xưởng đúc: 8 người Phân xưởng sản xuất: 9 người Phân xưởng đóng tàu: 15 người

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

3.2.2 Chức năng từng bộ phận

- Giám đốc: Là người đại diện cho doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp theo chế độ Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quyết định và điều chỉnh mọi hoạt động kỹ thuật, tổ chức, tài chính, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÂN XƯỞNG ĐÚC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN XƯỞNG ĐÓNG TÀU

- Phòng kế toán: Chức năng thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính, hạch toán kế toán trong doanh nghiệp, quản lý vật tư, tài sản và nguồn vốn nhằm phục vụ có hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp theo sự hướng dẫn và quy định kế toán của Việt Nam ban hành.

- Phân xưởng đúc: dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, có nhiệm vụ đúc gang, thau, nhôm.

- Phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ gia công cơ khí, hàn tiện các loại kim loại theo yêu cầu.

- Phân xưởng đóng tàu: có nhiệm vụ sửa chữa và đóng mới các phương tiện thủy.

3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN3.3.1 Tổ chức nhân sự và sơ đồ bộ máy kế toán 3.3.1 Tổ chức nhân sự và sơ đồ bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của doanh nghiệp Tân Thành Công gồm: - Kế toán trưởng: 1 người

- Kế toán thanh toán: 1 người - Thủ quỹ: 1 người - Thủ kho: 1 người

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp

3.3.2 Chức năng từng bộ phận

- Kế toán trưởng: Với DNTN Tân Thành Công là doanh nghiệp nhỏ, nhân viên kế toán chỉ có vài người nên mỗi phần hành kế toán không có người phụ trách riêng nên Kế toán trưởng kiêm nhiệm luôn các phần hành còn lại của kế toán, làm luôn công việc của kế toán tổng hợp, là người phụ trách chung toàn bộ vấn đề kế toán của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm với giám đốc về các nghiệp vụ tài chính, thống kê thông tin, kế toán phù hợp với tình

KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ KHO THỦ QUỸ KẾ TOÁN THANH TOÁN

hình thực tế của doanh nghiệp.

- Kế toán thanh toán: hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sắp xếp nhận chứng từ, lưu trữ chứng từ, lập các biểu mẫu khi giám đốc cần, tính và chi lương cho toàn bộ doanh nghiệp, giữ sổ phụ ngân hàng, theo dõi số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng.

- Thủ quỹ: thực hiện các công việc hành chính bên ngoài, kiểm tra chứng từ gốc, thu chi hợp lý, tiến hành thu chi theo các chứng từ đã duyệt, bảo quản tiền mặt, theo dõi và chịu trách nhiệm về lượng tiền quỹ đang giữ, báo cáo quỹ khi có yêu cầu.

- Thủ kho: ghi chép và theo dõi hàng ngày các phát sinh có chứng từ hợp lý tiến hành nhập kho, giao lại chứng từ gốc và hóa đơn cho kế toán lưu trữ, dựa vào bảng tổng hợp nguyên vật liệu xuất kho đã duyệt, tiến hành xuất kho, chịu trách nhiệm và kiểm tra nguyên vật liệu tồn kho, lập báo cáo về tình hình tài chính xuất nguyên liệu.

3.3.3 Chế độ kế toán áp dụng

Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC.

 Đơn vị tiền tệ doanh nghiệp sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ)  Niên độ kế toán áp dụng: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 cùng năm.

- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: bình quân gia quyền cuối kỳ.

- Hình thức kế toán trên máy tại doanh nghiệp: doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán UNESCO từ 2005 đến nay.

3.3.4 Hình thức kế toán

Với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về quy mô, trình độ kế toán nên doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức kế toán: Nhật ký chung. Hình thức này dễ dàng, đơn giản, thuận tiện cho việc ghi sổ đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt việc thu nhận, xử lý cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời chính xác phục vụ công tác quản lý của doanh nghiệp.

Hình 3.3 Sơ đồ ghi sổ theo hình thức nhật ký chung Hình thức nhật ký chung bao gồm các loại sổ:

1. Sổ nhật ký chung: Ghi chép nghiệp vụ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng của các nghiệp vụ đó, làm cơ sở để ghi vào sổ cái.

2. Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ phát sinh của từng tài khoản tổng hợp. Số liệu sổ cái cuối tháng được dùng để ghi vào bảng cân đối số phát sinh --->ghi vào BCĐKT

3. Sổ nhật ký đặc biệt và các loại sổ kế toán chi tiết (sổ phụ)

Sổ nhật ký đặc biệt: Dùng trong trường hợp nghiệp vụ phát sinh nhiều. ghi chép riêng cho từng nghiệp vụ chủ yếu.

* Trình tự ghi chép:

- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra để ghi sổ sẽ tiến hành ghi các nghiệp vụ phát sinh vào Nhật ký chung, sau đó dựa vào số liệu đó để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu doanh nghiệp có mở sổ,

Chứng từ kế toán

Sổ Nhật ký đặc biệt

SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết

SỔ CÁI Bảng tổng hợp

chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi hàng ngày: Đối chiếu số liệu: Ghi vào cuối kỳ: Ghi chú:

thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

- Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ chứng từ được dùng ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào nhật ký đặc biệt. Định kỳ hoặc cuối tháng tùy theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh tổng hợp lấy số liệu ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái.

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp nhau giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng lập các báo cáo tài chính (Theo nguyên tắc tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối phát sinh phải bằng tổng phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung.

3.4 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

- Sản xuất: Chân vịt tàu, phụ tùng máy cày,…

- Gia công cơ khí: Sữa chữa tàu, phương tiện thủy,… - Đóng mới các loại phương tiện thủy.

3.5 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh qua 3 năm (2010 – 2012) của DNTN Tân Thành Công Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. Doanh thu bán hàng 4.313,8 7.476,2 4.953,8 3.162,4 73,3 (2.522,4) (33,7)

3. Doanh thu thuần

về bán hàng 4.313,8 7.476,2 4.953,8 3.162,4 73,3 (2.522,4) (33,7)

4. Gía vốn hàng bán 3.433,7 6.174,6 5.428,8 2.740,9 79,8 (745,8) (12,1)

5. Lãi gộp 880 1.301,6 (475) 421,6 47,9 (1.776,6) (136,5)

6. Doanh thu hoạt

động tài chính 0,8 4,1 2,6 3,3 412,5 (1,5) (36,6) 7. Chi phí tài chính 534,8 1.273,7 3.394,9 738,9 138,2 2.121,2 166,5 - Trong đó: chi phí lãi vay 534,8 1.273,7 3.394,9 738,9 138,2 2.121,2 166,5 8. Chi phí quản lý kinh doanh 313 482,4 525,3 169,4 54,1 42,9 8,9

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 33 (450,4) (4.392,6) (483,4) (1.464,8) (3.942,2) 875,3 10. Thu nhập khác - 661,6 17,7 - - (643,9) (97,3) 11. Chi phí khác - 1.091,4 113 - - (978,4) (89,6) 12. Lợi nhuận khác - (429,8) (95,3) - - 334,5 (77,8) 13. Tổng lợi nhuận trước thuế 33 (880,2) (4.488) (913) (2.766,7) (3.608) 410

14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

0 0 0 - - - -

15. Lợi nhuận sau

thuế 33 (880,2) (4.488) (913) (2.766,7) (3.608) 410

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy doanh nghiệp lỗ liên tiếp trong hai năm 2011 và 2012, doanh thu, chi phí đều có sự biến động mạnh chi phí quá cao nên doanh nghiệp kinh doanh lỗ. Việc chi phí quá cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Sau đây ta tìm hiểu về tình hình tăng giảm doanh thu, chi phí qua các năm.

Trước tiên là doanh thu bán hàng : Doanh thu bán hàng cũng biến động tăng, giảm qua 3 năm, năm 2011 doanh thu tăng mạnh, tăng 3.162,4 triệu đồng, tăng 73,3% so với năm 2010. Nguyên nhân là trong năm 2011 doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng cũng như gia công cơ khí, và giá bán ra cũng tăng do giá mua nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận chuyển cũng như chính sách tiền lương của nhân viên tăng. Sang năm 2012 doanh thu lại giảm mạnh, giảm 2.522,4 triệu đồng (giảm 33,7%) so với năm 2011, giảm gần bằng với mức tăng của năm 2011. Cho thấy công việc tiêu thụ của doanh nghiệp năm này còn gặp khó khăn, chưa thực sự thu hút khách hàng, doanh nghiệp bị mất thị phần tiêu thụ với lại năm 2012 là năm khó khăn chung của nền kinh tế cho nên các doanh nghiệp cơ khí gặp nhiều thách thức, sức mua cũng giảm. Doanh nghiệp cần có công tác bán hàng cũng như nâng cao chất lượng thành phẩm để chiếm lĩnh lại thị trường. Ngoài ra doanh nghiệp còn có nguồn thu từ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại dntn tân thành công (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)