phân tích biến động tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vinafor cần thơ

122 1.1K 7
phân tích biến động tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vinafor cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---o0o--- NGUYỄN THỊ HƯƠNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 11, năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---o0o--- NGUYỄN THỊ HƯƠNG MSSV: LT11206 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LÊ TRẦN PHƯỚC HUY Tháng 11, năm 2013 LỜI CẢM TẠ Qua thời gian học tập tại trường đã giúp em nhận thức về lý luận và đến khi em thực tập tại Công ty Cổ phần Vinafor Cần Thơ, đã giúp em có cơ hội ứng dụng vào thực tiễn hoạt động kế toán tại Công ty, nên em đã đúc kết được nhiều bài học quý giá và nhờ vào đó mà em đã hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này em xin trân trọng cảm ơn đến: - Quý Thầy Cô trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập ở trường. Đặc biệt là thầy Lê Trần Phước Huy đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian viết và hoàn thành tốt luận văn này. - Quý Ban Giám Đốc cùng các cô, chú, anh, chị ở phòng Kế toán và các phòng khác ở Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Mặc dù cố gắng, song do hạn chế về kiến thức và cùng những nguyên nhân khách quan nên luận văn này khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, kính mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý Thầy Cô và quý Ban Giám Đốc cùng các cô, chú, anh, chị ở Công ty để luận văn này hoàn thiện và có ý nghĩa thực tế hơn. Cuối lời em xin chúc quý Thầy Cô, quý cô, chú, anh, chị ở Công ty dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt. Xin chân thành cảm ơn! Ngày …… tháng …… năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hương i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …… tháng …… năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hương ii NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày ……tháng…….năm 2013 Giám đốc iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày ……tháng…….năm 2013 Giáo viên hướng dẫn iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày ……tháng…….năm 2013 Giáo viên phản biện v MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................ 2 1.3.1 Không gian ........................................................................................ 2 1.3.2 Thời gian............................................................................................ 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................... 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ............................................................... 4 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 4 2.1.1 Những vấn đề chung về kế toán tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương ........................................................................................ 4 2.1.2 Nội dung của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.........19 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................29 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................29 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu...........................................................29 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ.................................................................................31 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ ............31 3.1.1 Sơ lược về công ty ............................................................................31 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .....................................31 3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh.....................32 3.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Công ty .............................35 3.1.5 Tổ chức kế toán của Công ty.............................................................38 3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HĐKD CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2010, 2011, 2012...........................................................................................43 3.2.1 Kết quả HĐKD của Công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 ................43 3.2.2 So sánh tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2010, 2011, 2012 .......................................................................................47 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ....................................................................................................50 4.1 PHÂN TÍCH CƠ CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY............................50 vi 4.1.1 Hình thức trả lương và nguyên tắc trả lương .....................................50 4.2 HỆ THỐNG CHỨNG TỪ VÀ THỦ TỤC LUÂN CHUYỂN ..................53 4.2.1 Hệ thống chứng từ.............................................................................53 4.2.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ............................................................54 4.2.3 Trình tự luân chuyển chứng từ ..........................................................55 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, TÍNH LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRÍCH THEO LƯƠNG ..............................................57 4.3.1 Danh sách cán bộ, công nhân viên công ty ........................................57 4.3.2 Đánh giá tình hình lao động theo trình độ..........................................59 4.3.3 Phân tích biến động nhân sự qua 3 năm theo từng bộ phận................61 4.3.4 Tình hình sử dụng lao động...............................................................62 4.3.5 Phân tích tổng quỹ lương của từng bộ phận trong tháng 7/2013 ........86 4.3.6 Phân tích tổng quý lương bình quân mỗi nhân viên trong từng bộ phận qua 3 năm 2010, 2011, 2012 ......................................................................88 4.3.7 Phân tích biến động quỹ lương qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm năm 2012, 2013 ...........................................................................90 4.3.8 Phân tích biến động quỹ lương và thu nhập của người lao động thực tế so với kế hoạch qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm năm 2012, 2013...........................................................................................................92 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ ...........................................94 5.1 NHẬN XÉT ............................................................................................94 5.2 GIẢI PHÁP .............................................................................................95 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................97 6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................97 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................99 PHỤ LỤC...................................................................................................100 vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tỷ lệ các khoản trích theo lương giai đoạn từ 1995 đến 2009 ......... 8 Bảng 2.2. Tỷ lệ các khoản trích theo lương giai đoạn từ 2010 đến 2011 ......... 8 Bảng 2.3. Tỷ lệ các khoản trích theo lương giai đoạn từ 2012 đến 2013 ......... 8 Bảng 2.4. Tỷ lệ các khoản trích theo lương giai đoạn từ 2014 trở về sau ........ 8 Bảng 3.1. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty......................48 Bảng 4.1. Danh sách cán bộ, CNV công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ .....57 Bảng 4.2. Phân loại trình độ theo học vấn......................................................59 Bảng 4.3. Biến động nhân sự qua 3 năm 2010, 2011, 2012............................61 Bảng 4.4. Tổng quỹ lương từng bộ phận của Công ty trong tháng 7/2013......87 Bảng 4.5. Tổng quý lương bình quân mỗi nhân viên trong từng bộ phận qua 3 năm 2010, 2011, 2012 của Công ty...............................................89 Bảng 4.6. Biến động quỹ lương qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm năm 2012, 2013 ....................................................................91 Bảng 4.7. Biến động quỹ lương thực tế so với kế hoạch qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm năm 2012, 2013 ....................................93 viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ đồ hạch toán tiền lương.............................................................27 Hình 2.2. Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương ...................................28 Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty.................................................36 Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ........................................................39 Hình 3.3. Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty ...............................................42 Hình 4.1. Lưu đồ luân chuyển chứng từ.........................................................54 Hình 4.2. Số nhân viên thuộc từng bộ phận trong công ty..............................58 Hình 4.3. Phân loại lao động theo trình độ.....................................................60 Hình 4.4. Biến động nhân sự theo từng bộ phận qua 3 năm 2010, 2011, 2012 ......................................................................................................................62 ix DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ : Kinh phí công đoàn HĐKD : Hoạt động kinh doanh TK : Tài khoản DN : Doanh nghiệp NLĐ : Người lao động CNV : Công nhân viên TNDN : Thu nhập doanh nghiệp BPQL : Bộ phận quản lý BPKD : Bộ phận kinh doanh BPSX : Bộ phận sản xuất BPPX : Bộ phận phân xưởng BPTX : Bộ phận tài xê BPBX : Bộ phận bốc xếp x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nền kinh tế nước ta hiện nay với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau, đây là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước do đó đặc trưng nổi bật là tính cạnh tranh. Các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng phát triển rộng khắp ở Việt Nam với nhiều hình thức khác nhau. Do đó các doanh nghiệp muốn sống còn thì phải cải tiến tổ chức, trong đó con người là yếu tố quyết định. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự phát triển của nền kinh tế “mở” buộc các doanh nghiệp phải biết thích ứng. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải có hệ thống tổ chức, quản lý hoàn chỉnh và làm việc có hiệu quả. Đồng thời, doanh nghiệp còn phải mở rộng sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường. Do vậy, đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng không thể thiếu để đưa doanh nghiệp đi lên. Một vấn đề cũng không thể xem nhẹ là chính sách tiền lương cho người lao động, đây là động lực quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc, phát huy tối đa năng lực của mình phục vụ cho tổ chức. Vì đối với doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố quan trọng của chi phí sản xuất, có một chính sách tiền lương phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh. Với mức lương phù hợp, doanh nghiệp sẽ có khả năng lôi kéo thêm nhiều lao động giỏi để mở rộng sản xuất, tăng quy mô hoạt động làm tăng lợi nhuận. Mức lương phù hợp sẽ có tác dụng tích cực tạo ra động lực làm việc mạnh mẽ cho người lao động nhờ đó mà tăng năng suất, cải thiện tỷ suất lợi nhuận. Còn đối với người lao động, tiền lương chính là sự bù đắp hao phí lao động mà người lao động đã bỏ ra, đó là nguồn thu nhập của họ. Tiền lương phù hợp sẽ kích thích nhiệt tình lao động của họ, tạo điều kiện tăng năng suất, chất lượng, dẫn đến tăng lợi nhuận. Về mặt xã hội, chính sách tiền lương thể hiện quan điểm của Nhà nước đối với người lao động ở các doanh nghiệp. Tiền lương là một trong những hình thức kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động. Vì vậy, để sử dụng đòn bẩy tiền lương nhằm đảm bảo sản xuất phát triển, duy trì đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao với ý thức kỹ luật vững, đòi hỏi công tác tổ chức trả lương, trả lương trong doanh nghiệp phải được đặc biệt coi trọng. Do đó, kế toán cũng là một phần quan trọng không thể thiếu để giúp cho doanh nghiệp làm tốt công tác tiền lương cho người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiền lương cho nên em chọn đề tài 1 “Phân tích biến động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích biến động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ. Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương tại Công ty - Phân tích tổng quát về tình hình lao động, tiền lương và khoản phải trích theo lương - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu về lĩnh vực kế toán tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương được thu thập tại Công ty cổ phần VINAFOR Cần Thơ 1.3.2 Thời gian Số liệu được thu thập thực tế tại Công ty từ quí 1 năm 2010 đến nay. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Phân tích kế toán tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương như: Sổ sách kế toán, chứng từ, phương pháp hạch toán trong ba năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năn năm2012, 2013 tại Công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Thị Kiều Nguyên, (2011), nghiên cứu “Phân tích tình hình lao động và tiền lương tại Công ty Cổ Phần lương thực - thực phẩm Vĩnh Long”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ. Tác giả đã sử dụng các số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp để đưa vào phân tích dựa trên phương pháp diễn dịch để phát thảo những con số thành những nhận định, đánh giá và phân tích về kế toán tiền 2 lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại Công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương tại Công ty. Hoàng Thị Xuân Yến, (2009), đã thực hiện đề tài “Phân tích tình hình lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương tại Công ty Cổ Phần thủy sản CAFATEX”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ. Đề tài này phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh để xác định hiệu quả quản lý và sử dụng lao động tại Công ty để xác định cơ chế hình thành tiền lương của người lao động và xem xét hình thức trả lương này có thực sự phù hợp với Công ty. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó từ đó có những biện pháp thích hợp để tăng năng suất lao động và giảm chi phí của Công ty. Phân tích mối quan hệ giữa số lượng lao động và tổng quỹ lương hàng năm của Công ty. Đưa ra một số giải pháp về tình hình lao động và chế độ tiền lương áp dụng cho Công ty trong thời gian sắp tới. Đồng thời đề tài cũng kiến nghị đến ban lãnh đạo công ty và các cơ quan chức năng về một số biện pháp bảo hộ lao động, phúc lợi xã hội khác…nhằm đảm bảo cho người lao động gắn bó lâu dài với Công ty 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những vấn đề chung về kế toán tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương 2.1.1.1 Khái niệm a. Tiền lương Tiền lương là khoản thu nhập mà doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động sinh sống, sinh hoạt, tái sản xuất và phát triển về mọi mặt vật chất và tinh thần trong đời sống gia đình và xã hội. Nếu gọi sức lao động là hàng hóa thì tiền lương chính là giá cả của hàng hóa sức lao động. Nói cách khác tiền lương chính là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về mức độ trả công đối với một công việc cụ thể được thực hiện trong những điều kiện làm việc nhất định. Mặc khác, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành sản phẩm hay được xác định là một bộ phận của thu nhập, kết quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. - Đặc điểm của tiền lương Tiền lương là phạm trù kinh tế gắn liền với lao động tiền tệ và nền sản xuất hàng hóa. Trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ, tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá trị sản phẩm lao vụ, dịch vụ. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động có tác dụng động viên khuyến khích người lao động tích cực làm việc nâng cao hiệu quả công tác. - Vai trò của tiền lương Tiền lương duy trì và thúc đẩy tái sản xuất sức lao động.Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lực lượng lao động nhất định tùy theo quy mô, yêu cầu sản xuất cụ thể. Sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm về chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh 4 nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, cho người lao động trong doanh nghiệp. Tiền lương không chỉ là vấn đề chi phí trong nội bộ từng doanh nghiệp, thu nhập đối với người lao động mà còn là một vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội mà Chính phủ của mỗi quốc gia cần phải quan tâm. - Ý nghĩa tiền lương Đối với người lao động tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu để họ có thể đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. Đối với donh nghiệp tiền lương là một yếu tố sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá trị của các loại sản phẩm, lao vụ và dịch vụ. Mặt khác, tiền lương là công cụ tác động đến công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, tiền lương người lao động nhận được một cách thỏa đáng, phù hợp với sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ làm động lực kích thích tinh thần làm việc tăng năng suất lao động, dẫn đến tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với việc sử dụng hiệu quả sức lao động của người lao động sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tiền lương trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý tốt lao động và tiền lương là một trong những yêu cầu của công tác quản lý sản xuất kinh doanh, là nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành quy trình sản xuất kinh doanh của mình. Tổ chức hạch toán tốt lao động tiền lương giúp cho việc quản lý lao động ở doanh nghiệp được thuận lợi, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật, đồng thời tạo cơ sở cho việc tính và trả lương theo đúng nguyên tắc phân phối lao động. - Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như lương thời gian (tháng, ngày, giờ), lương sản phẩm, phụ cấp (chức vụ, cấp bậc, khu vực...), tiền thưởng trong sản xuất.Quỹ tiền lương (hay tiền công) bao gồm nhiều loại, tuy nhiên về hạch toán có thể chia thành tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp, trong đó chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ. b. Các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương của người lao động áp dụng từ 01/01/2012 theo quy định bao gồm 4 khoản trích: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và Kinh phí công đoàn (KPCĐ). 5 Căn cứ để trích các khoản này là dựa vào tiền lương cơ bản và một số khoản phụ cấp có tính ổn định như lương của người lao động. - Bảo hiểm xã hội: Là khoản trợ cấp trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động sẽ được hưởng trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 24% theo tiền lương và phụ cấp. Trong đó 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 7% trừ vào lương của người lao động. Doanh nghiệp nộp hết 24% cho cơ quan BHXH. (BHXH giai đoạn 2012-2013 hàng tháng là 24% theo tiền lương và phụ cấp, doanh nghiệp chi cho người lao động là 17%, người lao động đóng góp 7% được trừ vào lương hàng tháng. BHXH giai đoạn năm 2014 trở đi hàng tháng là 26% theo tiền lương và phụ cấp, trong đó doanh nghiệp chi cho người lao động là 18%, người lao động đóng góp 8% trừ vào lương hàng tháng) Các trường hợp trợ cấp cụ thể: + Trợ cấp nhân viên ốm đau, thai sản + Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp + Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động + Trợ cấp công nhân viên về khoản tiền tuất + Chi công tác quản lý quỹ BHXH Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, mất sức lao động. Ở tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân viên ốm đau, thai sản… trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ (Phiếu nghỉ hưởng BHXH và các chứng từ gốc khác). Cuối tháng (quý) doanh nghiệp phải quyết toán với cơ quan quản lý BHXH. - Bảo hiểm y tế: là quỹ dùng để đài thọ người lao động khám và chữa bệnh bao gồm các khoản chi về viện phí, thuốc men… BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHTY theo tỷ lệ 4.5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1.5% trừ vào lương của người lao động. 6 Theo quy định, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn, chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động có tham gia BHTY và có thẻ BHYT thông qua mạng lưới y tế. - Bảo hiểm thất nghiệp: Theo quy định BHTN là bắt buộc áp dụng đối với lao động và người sử dụng lao động như sau: Người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động tham gia BHTN bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị,tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hộinghề nghiệp,tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghệp, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Người lao động đóng BHTN bằng 1% tiền lương, tiền công hàng tháng, người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công hàng tháng cho BHTN của người lao động tham gia BHTN. Hàng tháng Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công hàng tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần. Vậy, tỷ lệ trích lập BHTN là 3% trong đó người lao động chịu 1% và doanh nghiệp chịu 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Kinh phí công đoàn: là quỹ dùng để phục vụ chi tiêu cho hoạt động tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. KPCĐ được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% KPCĐ trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Toàn bộ số KPCĐ trích lập được nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên 50%, còn 50% để lại cho doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại đơn vị. * Tóm lại: Các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ thực hiện từ ngày 01/01/2012 đến hết năm 2013 được trích theo tỷ lệ tổng số 33,5% tiền lương và phụ cấp của người lao động, trong đó: - Doang nghiệp chi 23% đưa vào chi phí của bộ phận sử dụng người lao động. 7 - Cá nhân đóng góp 9,5% được trừ vào tiền lương hàng tháng của người lao động. - Ngân sách nhà nước hỗ trợ 1% chuyển cho cơ quan BHXH. Trong tổng tỷ lệ trích 33,5%, doanh nghiệp nộp 24% BHXH, 5% BHYT, 2% BHTN, 1% KPCĐ; doanh nghiệp giữ lại 1% KPCĐ và ngân sách Nhà nước hỗ trợ 1% BHTN chuyển cho BHXH. Bảng 2.1. Tỷ lệ các khoản trích theo lương giai đoạn từ 1995 đến 2009 Các khoản trích theo lương DN (%) NLĐ (%) Cộng (%) 1. BHXH 15 5 20 2. BHYT 2 1 3 3. BHTN - - - 4. KPCĐ 2 - 2 Cộng (%) 19 6 25 Bảng 2.2. Tỷ lệ các khoản trích theo lương giai đoạn từ 2010 đến 2011 Các khoản trích theo lương DN (%) NLĐ (%) Cộng (%) 1. BHXH 16 6 22 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. KPCĐ 2 Cộng (%) 22 2 8,5 30,5 Bảng 2.3. Tỷ lệ các khoản trích theo lương giai đoạn từ 2012 đến 2013 Các khoản trích theo lương DN (%) NLĐ (%) Cộng (%) 1. BHXH 17 7 24 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. KPCĐ 2 Cộng (%) 23 2 9,5 Bảng 2.4. Tỷ lệ các khoản trích theo lương giai đoạn từ 2014 trở về sau 8 32,5 Các khoản trích theo lương DN (%) NLĐ (%) Cộng (%) 1. BHXH 18 8 26 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. KPCĐ 2 Cộng (%) 24 2 10,5 34,5 c. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương Có thể nói tiền lương là vấn đề khá phức tạp đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung. Nó chi phối nhiều mặt hoạt động của cán bộ, công nhân viên trong các doanh nghiệp, nhưng mặt khác nó lại chịu tác động của nhiều yếu tố. Sau đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tiền lương: - Nhóm nhân tố thuộc thị trường lao động: Cung - cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương. Khi cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng giảm, khi cung về lao động nhỏ hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng tăng, còn khi cung về lao động bằng với cầu lao động thì thị trường lao động đạt tới sự cân bằng.Tiền lương lúc này là tiền lương cân bằng, mức tiền lương này bị phá vỡ khi các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu về lao động thay đổi như (năng suất biên của lao động, giá cả của hàng hoá, dịch vụ …) Khi chi phí sinh hoạt thay đổi, do giá cả hàng hoá, dịch vụ thay đổi sẽ kéo theo tiền lương thực tế thay đổi. Cụ thể khi chi phí sinh hoạt tăng thì tiền lương thực tế sẽ giảm. Như vậy buộc các đơn vị, các doanh nghiệp phải tăng tiền lương danh nghĩa cho công nhân để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động, đảm bảo tiền lương thực tế không bị giảm. Trên thị trường luôn tồn tại sự chênh lệch tiền lương giữa các khu vực tư nhân, Nhà nước, liên doanh…, chênh lệch giữa các ngành, giữa các công việc có mức độ hấp dẫn khác nhau, yêu cầu về trình độ lao động cũng khác nhau. Do vậy, Nhà nước cần có những biện pháp điều tiết tiền lương cho hợp lý. - Nhóm nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp Các chính sách của doanh nghiệp: các chính sách lương, phụ cấp, giá thành… được áp dụng triệt để phù hợp sẽ thúc đẩy lao động nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, trực tiếp tăng thu nhập cho bản thân. 9 Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh tới tiền lương.Với doanh nghiệp có khối lượng vốn lớn thì khả năng chi trả tiền lương cho người lao động sẽ thuận tiện dễ dàng. Còn ngược lại nếu khả năng tài chính không vững thì tiền lương của người lao động sẽ rất bấp bênh. Cơ cấu tổ chức hợp lý hay bất hợp lý cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tiền lương.Việc quản lý được thực hiện như thế nào, sắp xếp đội ngũ lao động ra sao để giám sát và đề ra những biện pháp kích thích sự sáng tạo trong sản xuất của người lao động để tăng hiệu quả, năng suất lao động góp phần tăng tiền lương. - Nhóm nhân tố thuộc bản thân người lao động: Trình độ lao động:Với lao động có trình độ cao thì sẽ có được thu nhập cao hơn so với lao động có trình độ thấp hơn bởi để đạt được trình độ đó người lao động phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối cho việc đào tạo đó. Có thể đào tạo dài hạn ở trường lớp cũng có thể đào tạo tại doanh nghiệp. Để làm được những công việc đòi hỏi phải có hàm lượng kiến thức, trình độ cao mới thực hiện được, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp thì việc hưởng lương cao là tất yếu. Thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc thường đi đôi với nhau. Một người qua nhiều năm công tác sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm, hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong công việc, nâng cao bản lĩnh trách nhiệm của mình trước công việc đạt năng suất chất lượng cao vì thế mà thu nhập của họ sẽ ngày càng tăng lên. Mức độ hoàn thành công việc nhanh hay chậm, đảm bảo chất lượng hay không đều ảnh hưởng ngay đến tiền lương của người lao động. - Nhóm nhân tố thuộc giá trị công việc: Mức hấp dẫn của công việc: công việc có sức hấp dẫn cao thu hút được nhiều lao động, khi đó doanh nghiệp sẽ không bị sức ép tăng lương, ngược lại với công việc kém hấp dẫn để thu hút được lao động doanh nghiệp phải có biện pháp đặt mức lương cao hơn. Mức độ phức tạp của công việc: Với độ phức tạp của công việc càng cao thì định mức tiền lương cho công việc đó càng cao. Độ phức tạp của công việc có thể là những khó khăn về trình độ kỹ thuật, khó khăn về điều kiện làm việc, mức độ nguy hiểm cho người thực hiện do đó mà tiền lương sẽ cao hơn so với công việc giản đơn. Điều kiện thực hiện công việc: tức là để thực hiện công việc cần xác định phần việc phải làm, tiêu chuẩn cụ thể để thực hiện công việc, cách thức làm 10 việc với máy móc, môi trường thực hiện khó khăn hay dễ dàng đều quyết định đến tiền lương. Yêu cầu của công việc đối với người thực hiện là cần thiết, rất cần thiết hay chỉ là mong muốn mà doanh nghiệp có quy định mức lương phù hợp. Các nhân tố khác: ở đâu có sự phân biệt đối xử về màu da, giới tính, độ tuổi, thành thị và nông thôn, ở đó có sự chênh lệch về tiền lương rất lớn, không phản ánh được mức lao động thực tế của người lao động đã bỏ ra, không đảm bảo nguyên tắc trả lương nào cả nhưng trên thực tế vẫn tồn tại. Sự khác nhau về mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng tới tiền lương của lao động d. Nguyên tắc hạch toán tiền lương - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, kịp thời,đầy đủ tình hình hiện có và biến động về số lượng lao động. - Tính toán chính xác, kịp thời đúng chính sách các khoản tiền lương, tiền thưởng phải trả cho người lao động. - Thực hiện kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động. - Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng trích theo lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Mở sổ kế toán tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp kế toán. - Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. 2.1.1.2 Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất a. Khái niệm lao động Lao động là sự hao phí về thể lực và trí lực của con người nhằm tác động đến các vật tự nhiên để tạo thành vật phẩm đáp ứng nhu cầu của con người hoặc thực hiện các HĐKD. Để bù đắp về hao phí sức lao động nhằm tái sản xuất sức lao động. Người sử dụng lao động phải tính và trả cho người lao động các khoản thu nhập của họ trong đó tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu, ngoài tiền lương người lao động còn có BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ… Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hóa mà giá cả của nó được biểu hiện dưới hình thức tiền lương (tiền công). Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả của người lao động. 11 b. Vai trò của lao động Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lực lượng lao động nhất định tùy quy mô và yêu cầu sản xuất cụ thể. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời và tiêu hao các yếu tố cơ bản đó là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó lao động chiếm tỷ trọng tương đối lớn và mang tính quyết định trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Sử dụng hợp lý lao động, tổ chức tốt công tác hạch toán lao động, tính đúng, tính đủ thù lao và thanh toán kịp thời cho người lao động sẽ khuyến khích tinh thần hăng hái, giúp người lao động quan tâm đến kết quả lao động của họ. góp phần tăng năng suất lao động chính là tiết kiệm về chi phí, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp. 2.1.1.3 Phân loại lao động, vai trò của phân loại lao động và các phương pháp trả lương cá nhân a. Phân loại lao động Để tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, huy động và sử dụng hợp lý lao động trong doanh nghiệp phải tiến hành phân loại lao động, đó là sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo đặc trưng nhất định. Hiện nay lao động trong các doanh nghiệp thường được phân loại như sau: - Theo thời gian công tác: Căn cứ vào thời gian công tác lao động trong doanh nghiệp được chia ra: + Lao động trong danh sách là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm: Nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản và công nhân viên thuộc các hoạt động khác có chế độ hợp đồng dài hạn từ 1 năm trở lên. + Lao động ngoài danh sách là lực lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp do các ngành khác chi trả lương như: Cán bộ chuyên trách đoàn thề, sinh viên thực tập, công nhân làm việc theo hợp đồng thời vụ có thời hạn lao động dưới 1 năm. Cách phân loại này giúp cho việc lập kế hoạch lao động, theo dõi và bồi dưỡng đội ngũ lao động. - Theo tính chất công việc: Căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của người lao động trong doanh nghiệp được chia ra: + Lao động thuộc sản xuất kinh doanh chính gồm: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. 12 Lao động trực tiếp là những người trực tiếp tiến hành sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ nhất định. Lao động trực tiếp sản xuất sẽ được phân loại theo nội dung công việc nhà sản xuất chính, sản xuất phụ hoặc theo trình độ và năng lực chuyên môn, người lao động có tay nghề cao, lao động phổ thông… Lao động gián tiếp là bộ phận lao động tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân chia theo nội dung công việc, nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý hoặc theo năng lực và rình độ chuyên môn chuyên viên chính, chuyên viên phụ, cán bộ… + Lao động thuộc HĐKD Cách phân loại này có tác dụng kế hoạch hóa lao động tiền lương, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và phân bổ chi tiêu tiền lương cho từng đối tượng chịu chi phí. - Theo chức năng của lao động Phân loại lao động theo chức năng trong quá trình sản xuất kinh doanh gồm chức năng chế biến, chức năng bán hàng, chức năng quản lý… b. Vai trò của phân loại lao động Phân loại lao động trong doanh nghiệp có vai trò rất to lớn. Việc nắm bắt thông tin về thành phẩm và số lượng lao động, về trình độ nghề nghiệp, về sự bố trí lao động trong doanh nghiệp từ đó thực hiện quy hoạch lao động, lập kế hoạch lao động. Thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm tra và thực hiện dự toán này. c. Các phương pháp trả lương cá nhân - Lương theo thâm niên: lương tăng lệ thuộc vào kinh nghiệm hoặc thời gian phục vụ công việc của người lao động. Hệ thống lương thâm niên thưởng cho lực lượng lao động ổn định và có kinh nghiệm. Hệ thống lương thâm niên thường được sử dụng khi nhân viên không chấp nhận hoặc tin tưởng vào lương thành tích, hoặc sự khác nhau về thành tích là khó đo lường một cách chính xác, hoặc khi công việc đòi hỏi thành tích, kết quả như nhau. - Lương theo thành tích: Hệ thống lương thành tích đòi hỏi: Sự tin tưởng cao về quản lý; hệ thống đánh giá công việc và cấu trúc lương chính xác; tiêu chuẩn thành tích phải đựơc nhất trí bởi các nhân viên; đánh giá thành tích một cách chính xác; các hoạt động được quản lý tốt. 13 - Lương dựa trên kỹ năng: Dựa trên sự khác nhau về kinh nghiệm, kỹ năng và sự thực hiện công việc mà trả lương theo những tỷ lệ khác nhau cho các công nhân thực hiện những công việc giống nhau. Sự khác nhau này tạo nên sự công bằng, tăng mức độ thỏa mãn của nhân viên. Đồng thời, thúc đẩy tổ chức phát triển và nhân viên không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng của bản thân. 2.1.1.4 Các hình thức trả lương a. Lương thời gian Là tiền lương thanh toán cho công nhân căn cứ vào trình độ kỹ thuật và thời gian công tác của họ. Chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý, lao động kỹ thuật, lao động trí óc… Còn đối với công nhân sản xuất chỉ áp dụng ở những bộ phận không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác. Hình thức trả lương theo thời gian có 2 loại: Tiền lương thời gian giản đơn và tiền lương thời gian có thưởng. - Tiền lương thời gian giản đơn là lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá thời gian. Lương thời gian giản đơn được chia thành: + Lương tháng: Là tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có). Lương tháng thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. + Lương tuần: Là tiền lương trả cho 1 tuần làm việc trên cơ sở hợp đồng đã ký. + Lương ngày: Là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính lương cho người lao động trong từng ngày học tập, làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội. + Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc, thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp tròn thời gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm,tính phụ cấp làm thêm giờ. - Tiền lương thời gian có thưởng là hình thức tiền lương thời gian giản đơn kết hợp thêm tiền thưởng. Hình thức này có tác dụng thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư và đảm bảo chất lượng sản 14 phẩm. Hình thức này thường áp dụng cho các công nhân phụ làm việc ở nơi có mức độ cơ khí hoá, tự động hoá cao. Ưu điểm: Hình thức này đơn giản,dể tính toán, phù hợp với công việc chưa xây dựng được định mức lao động, công việc hoàn thành chưa xác định hoặc những công việc trả lương thời gian để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhược điểm: Hình thức tiền lương này mang tính bình quân, không gắn chặt tiền lương với kết quả lao động, không khuyến khích được công nhân viên tích cực trong lao động, không mang lại cho công nhân sự quan tâm đầy đủ đối với thành quả lao động của mình. b. Lương sản phẩm Hiện nay phần lớn các nhà máy, xí nghiệp ở nước ta đều áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho người lao động là hình thức tiền lương căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành hoặc căn cứ vào khối lượng công việc đã làm xong được nghiệm thu. Để tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải xây dựng theo định mức lao động, đơn giá lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ. Hình thức này phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích người lao động hăng hái làm việc,góp phần tăng năng suất lao động. Các hình thức trả lương theo sản phẩm gồm: - Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: Là hình thức tiền lương cho người lao động được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá sản phẩm (Không hạn chế số lượng, số lượng sản phẩm hoàn thành). - Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: Thường được áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các bộ phận (phân xưởng) sản xuất như lao động làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị... - Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là hình thức lương kết hợp trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất (Thưởng tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm…). - Trả lương theo sản phẩm lũy tuyến: Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt định mức lao động để tính thêm một phần tiền thưởng theo tỷ lệ luỹ tiến quy định.Tỷ lệ hoàn thành vượt định mức càng cao thì năng suất luỹ tiến tính thưởng càng nhiều. 15 - Lương khoán sản phẩm: Là lương khi giao công việc đã quy định rõ ràng số tiền để hoàn thành một khối lượng công việc trong một đơn vị thời gian nhất định. Hình thức này áp dụng cho những công việc mà xét giao từng công việc chi tiết không có lợi về mặt kinh tế. Ưu điểm: Quán triệt được nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn chặt với số lượng, chất lượng lao động.Do đó, kích thích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội. Khuyến khích người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm,hoàn thành tốt kế hoạch, làm cho mối quan hệ giữa tiền lương với năng suất lao động và giữa lao động với hưởng thụ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhược điểm: Do mỗi công nhân chỉ quan tâm đến công việc của mình nên ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ. Nếu kiểm tra, nghiệm thu không chặt chẽ sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế. Nếu quản lý không hợp lý sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. c. Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương - Trả lương bằng nhau cho lao động như nhau: Bắt nguồn từ nguyên tắc phân phối lao động nghĩa là khi quy định chế độ tiền lương nhất thiết không được phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc… - Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương trung bình trong doanh nghiệp và trong kỳ kế hoạch. Đây là nguyên tắc quan trọng tạo cơ sở hạ giá thành, hạ giá cả, tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng. - Đảm bảo thu nhập tiền lương hợp lý giữa các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. 16 2.1.1.5 Các hình thức tính lương a. Tiền lương thời gian * Tiền lương giản đơn bao gồm: - Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cố định hàng tháng Lương tháng = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu + Phụ cấp (Nếu có) - Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc Tiền lương tháng Tiền lương tuần = x 12 tháng 52 tuần - Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho 1 ngày làm việc Tiền lương ngày Tiền lương tháng = Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ (22 ngày) - Tiền lương giờ:là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, làm phụ cấp, tính phụ cấp làm thêm giờ. Tiền lương ngày Tiền lương giờ = Số giờ làm việc theo quy định (8 giờ) - Tiền lương công nhật: là tiền lương tính theo ngày làm việc và mức lương ngày trả cho người lao động tạm thời chưa xếp vào thang bậc lương thường được áp dụng với lao động tạm thời tuyển dụng. * Hình thức lương thời gian có thưởng: là kết hợp giữa hình thức tiền lương thời gian giản đơn với chế độ tiền lương trong sản xuất. Tiền lương thời gian có thưởng = Tiền lương thời gian giản đơn 17 + Tiền thưởng có tính chất lương b. Tiền lương sản phẩm - Lương sản phẩm trực tiếp: Lương sản phẩm trực tiếp = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá lương cho 1 đơn vị sản phẩm - Lương theo sản phẩm gián tiếp: Lương của CNSX phụ Mức lương cấp = bậc của CNSX phụ x Tỷ lệ hoàn thành định mức sản lượng sản phẩm của CNSX chính 2.1.1.6 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương Trong một doanh nghiệp, để công tác kế toán hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và trở thành một công cụ đắc lực phục vụ công tác quản lý toàn doanh nghiệp thì nhiệm vụ của bất kỳ công tác kế toán nào đều phải dựa trên đặc điểm, vai trò của đối tượng kế toán. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng không nằm ngoài qui luật này. Tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian lao động, đến chất lượng và kết quả lao động mặt khác góp phần tính đúng tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm, hay chi phí của hoạt động. Vì vậy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Theo dõi, ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó cho người lao động. Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương trợ cấp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và việc sử dụng các quỹ này. - Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo từng đối tượng. Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương, và các khoản trích theo lương đúng chế độ. - Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương, đề xuất biện pháp để khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng 18 năng suất lao động, ngăn ngừa những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương. 2.1.2 Nội dung của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.1.2.1 Chứng từ kế toán Theo QĐ số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chế độ chứng từ kế toán lao động tiền lương, kế toán sử dụng các chứng từ sau: + Bảng chấm công số 01 - LĐ - TL + Bảng thanh toán lương số 02 - LĐ - TL + Phiếu chi BHXH số 03 - LĐ - TL + Bảng thanh toán BHXH số 04 - LĐ - TL + Bảng thanh toán tiền thưởng số 05 - LĐ - TL + Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành số 06 - LĐ - TL. Ngoài các chứng từ bắt buộc theo quy định của Nhà nước, trong các doanh nghiệp có thể sử dụng theo các chứng từ kế toán hướng dẫn như sau: + Phiếu làm thêm giờ số 076 - LĐ - TL + Hợp đồng giao khoán số 08 - LĐ - TL + Biên bản điều tra tai nạn lao động số 09 - LĐ - TL. 2.1.2.2 Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương a. Hạch toán số lượng lao động Là theo dõi tình hình tăng, giảm lao động theo từng loại lao động. Qua đó, làm cơ sở cho việc tính trả lương. Căn cứ vào chứng từ ban đầu là bảng chấm công hàng tháng tại mỗi bộ phận, phòng ban, tổ, nhóm gửi đến phòng kế toán để tập hợp và hạch toán số lượng lao động trong tháng đó tại doanh nghiệp và cũng từ bảng chấm công kế toán có thể nắm được từng ngày có bao nhiêu người làm việc, bao nhiêu người nghỉ với lý do gì. Hàng ngày tổ trưởng hoặc người có trách nhiệm sẽ chấm công cho từng người tham gia làm việc thực tế trong ngày tại nơi mình quản lý sau đó cuối tháng các phòng ban sẽ gửi bảng chấm công về phòng kế toán. Tại phòng kế toán, kế toán tiền lương sẽ tập hợp và hạch toán số lượng công nhân viên lao động trong tháng. 19 b. Hạch toán thời gian lao động Là việc ghi chép kịp thời, chính xác thời gian lao động của từng người trên cơ sở đó tính lương phải trả cho chính xác. Hạch toán lao động phản ánh số ngày, số giờ làm việc thực tế hoặc ngừng sản xuất, nghỉ việc của người lao động, từng bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp. Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công là bảng tổng hợp dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH của từng người cụ thể và từ đó có thể căn cứ tính trả lương, BHXH… Bảng do tổ trưởng trực tiếp ghi và để nơi công khai để mọi người giám sát thời gian lao động của từng người. Cuối tháng bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương, thưởng cho từng bộ phận. c. Hạch toán kết quả lao động Là ghi chép kịp thời, chính xác số lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành của từng người để từ đó tính lương, thưởng và kiểm tra sự phù hợp của tiền lương phải trả với kết quả hoạt động thực tế, tính toán định mức lao động từng người, từng bộ phận và cả doanh nghiệp. Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Do phiếu là chứng từ xác nhận số lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động nên nó làm cơ sở để kế toán lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động. Phiếu này được lập thành 2 liên: 1 liên lưu tại quyển 1 và 1 liên chuyển đến kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động và phiếu phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng và người duyệt. Phiếu này được dùng khi doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc lương khoán theo khối lượng công việc. d. Hạch toán tiền lương cho người lao động Căn cứ vào Bảng chấm công từ đó từng phòng, ban, tổ, nhóm lập bảng thanh toán tiền lương cho người lao động. Bảng thanh toán tiền lương: là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời làm căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ phận (phòng, ban, tổ chức, nhóm…) tương ứng với bảng chấm công. Cơ sở lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ về lao động như: Bảng chấm công, bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công việc hoàn thành. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bộ phận 20 kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương, chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Bảng này lưu tại phòng kế toán. Mỗi lần lĩnh lương người lao động phải trực tiếp ký vào cột "ký nhận" hoặc người nhận hộ phải ký thay. Từ bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ khác có liên quan kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. 2.1.2.3 Sổ sách kế toán Là những mẫu sổ thiết kế theo quy định thống nhất, có liên hệ chặt chẽ với nhau được dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng phương pháp kế toán dựa trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lệ. Việc hạch toán và ghi sổ tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương là phụ thuộc vào hình thức sổ mà doanh nghiệp chọn. Đối với các doanh nghiệp khác nhau có thể áp dụng hình thức sổ kế toán khác nhau. Hình thức sổ kế toán được quy định áp dụng thống nhất bao gồm 4 hình thức: - Nhật ký chung: Chứng từ kế toán, sổ Nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ kế toán chi tiết, sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối số phát sinh, báo cáo tài chính. - Nhật ký sổ cái: Chứng từ kế toán, bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, Nhật ký sổ cái, sổ quỹ, sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, báo cáo tài chính. - Chứng từ ghi sổ: Chứng từ kế toán, bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, Chứng từ ghi sổ, sổ quỹ, sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, sổ cái, bảng cân đối số phát sinh, báo cáo tài chính. - Nhật ký chứng từ: Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ, bảng kê, Nhật ký chứng từ, sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, sổ cái, báo các tài chính. Tùy theo yêu cầu công việc cụ thể mà áp dụng hình thức kế toán cũng như các loại sổ kế toán cho phù hợp. Đối với kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương thì sử dụng các sổ chi tiết tài khoản 334, 338 và các loại sổ chi tiết có liên quan nhưng phải phù hợp với hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. 2.1.2.4 Luân chuyển chứng từ - Hàng ngày căn cứ vào thời gian làm việc của cán bộ, công nhân viên, kế toán ghi vào bảng chấm công. 21 - Từ Bảng chấm công kế toán ghi vào Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH vào cuối mỗi tháng. - Cuối quý căn cứ vào những chứng từ đã được duyệt ở mỗi tháng kế toán tổng hợp lại, kế toán khóa sổ và đồng thời lập các sổ chi tiết tài khoản 334, 338 và các tài khoản có liên quan, kết hợp với việc thanh toán tiền lương và các khoản về trợ cấp bảo hiểm cho cán bộ, công nhân viên. 2.1.2.5 Tài khoản sử dụng a. Tài khoản 334 Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người công nhân viên và lao động thuê ngoài. Tài khoản 334 có kết cấu như sau: - Bên Nợ: + Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho công nhân viên. + Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên. - Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác còn phải trả, phải chi cho công nhân viên. - Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các koản khác còn phải trả cho công nhân viên và lao động thuê ngoài. - Số dư bên Nợ: Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ trong trường hợp rất cá biệt. Số nợ tài khoản 334 (nếu có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho công nhân viên. - Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các khoản khác. b. Tài khoản 338 Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác (Từ TK 331 đến TK 336). Tài khoản này được dùng để hạch toán doanh thu nhân trước về các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng. Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau: 22 Giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền; Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định của cấp có thẩm quyền ghi trong biên bản xử lý, nếu đã xác định được nguyên nhân; Tình hình trích và thanh toán BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ; Các khoản khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên theo quyết định của tóa án (tiền nuôi con khi ly dị, con ngoài giá thú, lệ phí tòa án, các khoản thu hộ, đền bù…); Các khoản phải trả cho đơn vị bên ngoài do nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn; Các khoản lãi phải trả cho các đơn vị liên doanh, cổ tức phải trả cho các cổ đông; Các khoản đi vay, đi mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời; Các khoản tiền nhận từ các đơn vị ủy thác xuất khâu, nhập khẩu hoặc các đại lý bán hàng để nộp các loại thuế xuất, nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu; Số tiền thu trước của khách hàng trong nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản, cơ sở hạ tầng (Gọi nhanh là doanh thu chưa thực hiện); Các khoản phải trả, phải nộp khác. Kết cấu tài khoản 338: - Bên Nợ: + Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định trong biên bản xử lý. + BHXH phải trả cho công nhân viên. + KPCĐ chi tại đơn vị + Số BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ. + Doanh thu nhận trước tính cho từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản. + Các khoản đã trả và nộp khác. - Bên có: + Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định rõ nguyên nhân). + Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (Trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bảng xử lý do xác định ngay được nguyên nhân. + Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. + Các khoản thanh toán với CNV về tiền nhà, điện, nước tập thể. + BHXH, KPCĐ chi vượt được cấp bù. + Doanh thu nhận trước của khách hàng. 23 + Các khoản phải trả khác. - Số dư bên Có: + Số tiền còn phải trả,phải nộp. + BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chi hết. + Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết. + Doanh thu nhận trước của các kỳ kế toán tiếp theo. - Số dư bên Nợ: Phản anh số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp hoặc BHXH và KPCĐ chi vượt chưa được cấp bù. - Tài khoản 338 có 6 tài khoản cấp 2 + TK 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết. + TK 3382: KPCĐ + TK 3383: BHXH + TK 3384: BHYT + TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện + TK 3388: Phải trả, phải nộp khác 2.1.2.6 Phương pháp hạch toán a. Hạch toán tiền lương - Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho công nhân viên ghi: Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 334: Phải trả công nhân viên - Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 431: Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có TK 334: Phải trả cho công nhân viên 24 - Tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn…) phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác Có TK334: Phải trả công nhân viên - Tính tiền lương nghỉ hưởng phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 hoặc Nợ TK 335: Chi phí phải trả Có TK 334: Phải trả công nhân viên - Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên như: Tiền tạm ứng, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, tiền thu hồi từ quyết định xử lý, ghi: Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 141: Tạm ứng Có TK 338: Phải trả,phải nộp khác Có TK 138: Phải thu khác - Tính tiền thuế thu nhập của công nhân viên, người lao động phải nộp Nhà nước, ghi: Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3338) - Khi ứng trước hoặc thực trả tiến lương, tiền công cho lao động thuê ngoài: Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng - Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 111: Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng - Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa: + Đối với sản phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT, ghi: 25 Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 3331:Thuế GTGT phải nộp Có TK 512: Doanh thu nội bộ (giá bán chưa có thuế GTGT) + Đối với sản phẩm, hàng hóa không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá thanh toán, ghi: Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ - Chi phí tiền ăn ca phải chi cho công nhân viên, ghi: Nợ cácTK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 334: Phải trả công nhân viên 26 TK 334 - Phải trả CNV SDĐK: xxx TK 141, 338, 138 TK 241, 622, 623, 627, 641, 642 Các khoản khấu trừ vào Tiền lương, phụ cấp phải trả lương CNV cho CNV TK 333 TK 431 Tiền thuế thu nhập của Tiền lương phải trả cho CNV CNV phải nộp TK 111, 112 TK 3383 BHXH phải trả cho CNV Ứng trước, thực trả lương và thanh toán các khoản khác cho CNV TK 335 TK 512 Tiền lương nghỉ phép Thanh toán lương bằng SP phải trả CNV TK 3331 SDCK: xxx Hình 2.1. Sơ đồ hạch toán tiền lương b. Hạch toán các khoản trích theo lương - Hàng tháng trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vào chi phí, ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác 27 - Tính tiền BHXH, BHYT và BHTN trừ vào lương công nhân viên, ghi: Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác - Nộp BHXH, BHTN, KPCĐ và khi mua BHYT cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác Có TK 111: Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng - Tính BHXH phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản…, ghi: Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác Có TK 334: Phải trả công nhân viên - Chi BHXH và KPCĐ tại đơn vị, ghi: Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác Có TK 111: Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng TK 338 - Phải trả, phải nộp khác SDĐK: xxx TK 241, 622, 623, 627, 641, 642 TK 111,112 Nộp BHXH, BHTN, KPCĐ Trích BHXH, BHYT, mua thẻ BHYT cho CNV hoặc BHTN, KPCĐ 23% tính vào chi BHXH, KPCĐ tại đơn vị chi phí SXKD TK 334 TK 334 BHXH phải trả cho CNV BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương CNV 9,5% SDCK: xxx Hình 2.2. Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương 28 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp của công ty, thông tin trên sách báo, tạp chí, internet thông qua các trang web, số liệu từ các chứng từ, sổ sách có liên quan tại Công ty trong quá trình tính toán, trả lương cho người lao động. Số liệu được thu thập từ: - Danh sách lao động, các nội quy, chính sách về lao động - Quỹ lương tại Công ty - Bảng tổng hợp tiền lương, Bảng tính lương và các khoản bảo hiểm. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh số liệu, phương pháp suy luận để phân tích đối chiếu, thống kê các số liệu, đưa ra nhận xét đánh giá thực trạng về tiền lương và các khoản phải trích theo lương tại Công ty. Đề tài còn dùng biểu bảng để tổng hợp số lượng và dung đồ thị để biểu diễn biến độngcủa đối tượng qua từng năm. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp so sánh + So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế ∆y = y0 - y1 Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước; y1: chỉ tiêu năm sau ∆y: phần chênh lệch chỉ tiêu tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế từ đó đề ra biện pháp khắc phục. + So sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế ∆y = y1/y0 x 100% - 100% Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước 29 y1: chỉ tiêu năm sau ∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra biện pháp để khắc phục. 30 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ 3.1.1 Sơ lược về công ty Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ Tên tiếng Anh: CANTHO VINAFOR JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: VINAFOR CẦN THƠ Trụ sở chính đặt tại: 386 CMT.8-P.An Thới-Q.Bình Thủy-TP.Cần Thơ Điện thọai: 0710.3828.368 - 0710.3825.488 Fax: 0710.3820.131 Email: vinaformientay@gmail.com 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Sau khi nhà nước thống nhất, song song với sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế quốc dân, ngành lâm nghiệp cũng được hình thành và phát triển. Tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, vùng lãnh thổ rộng lớn, dân cư đông đúc nhưng không có rừng, qua nhiều năm chiến tranh, việc xây dựng và phát triển nhà ở bị hạn chế, phương tiện di lại chủ yếu của người dân là lái ghe, xuồng….Từ những nhu cầu trước mắt cũng như phát triển lâu dài của vùng đồng bằng. Bộ lâm nghiệp quyết định thành lập hai xí nghiệp đó là Xí Nghiệp Cung Ứng và Chế Biến Lâm Sản 8 tại Tiền Giang và Xí Nghiệp Lâm Sản 9 tại Cần Thơ. Hai xí nghiệp này có nhiệm vụ cung ứng gỗ tròn, gỗ xẻ và hạng mộc cho 9 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sự ra đời và phát triển của xí nghiệp trong một vùng lãnh thổ rộng lớn nên còn hạn chế trong việc kinh doanh. Sau một thời gian hoạt động Bộ Lâm Nghiệp quyết định thành lập Xí Nghiệp Chế Biến và Cung Ứng Lâm Sản Miền Tây (sát nhâp Xí Nghiệp Cung Ứng và Chế Biến Lâm Sản 8 và Xí Nghiệp Lâm Sản 9) theo quyết định số: 737 ngày 26/07/1982. Sau một thời gian hoạt động Xí Nghiệp Lâm Sản Miền Tây được đổi tên thành Công Ty Lâm Sản Miền Tây theo quyết định số: 225/TCLĐ ngày 10/08/1988. Do sự thay đổi của cơ chế quản lý kinh doanh độc lập thì nghành lâm nghiệp cũng bị ảnh hưởng do nguồn gỗ tự nhiên bị cạn dần và để phát triển 31 tính tự chủ Công Ty nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long có nguồn lương thục dồi dào,có địa điểm thu mua rất thuận tiện kể cả đường thủy và đường bộ, nên Công Ty xây dựng nhà máy Chế biến gạo xuất khẩu, sản xuất và gia công lắp đặt khu nhà tiền chế Theo chủ trương Cổ phần hóa nhà nước. Căn cứ quyết định số: 4445/QĐ/BNN-TCCB ngày 09/12/2004 của Bộ NN & PTNT V/v chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công Ty Lâm Nghiệp Miền Tây thành Công Ty Cổ Phần Lâm Nghiệp và Xây Dựng Miền Tây. Tại Đại hội cổ đông tháng 01/2008 đã quyết định đổi tên thành Công Ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ ngày nay. Trụ sở của Công ty đặt tại số 386 CMT.8-P.An Thới-Q.Bình ThủyTP.Cần Thơ rất thuận tiện cho việc giao thông thủy, bộ với các nơi trong vùng.Ngoài ra Công ty còn có kho cảng, bến bãi, các phân xưởng sản xuất trực thuộc cùng với các phương tiện thủy, bộ và cơ sở vật chất khác đảm bảo điều kiện phục vụ sản xuất kinh doanh. 3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh 3.1.3.1 Chức năng - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của Công ty. - Tích lũy nguồn vốn để phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có, giữ vững tỷ lệ bảo tồn và phát triển vốn. - Nghiên cứu sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trường tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. - Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chú trọng việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên nhằm nâng cao năng lực, thực hiện đầy đủ các chế độ bảo vệ người lao động và an toàn lao động, giữ gìn trật tự xã hội. 3.1.3.2 Nhiệm vụ - Tích lũy nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có. - Nghiên cứu sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trường. - Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chú trọng việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên nhằm nâng cao năng lực, thực hiện đầy đủ các chế độ bảo vệ người lao động và an toàn lao động, giữ gìn trật tự xã hội. - Thu hút nguồn nhân lực có trình độ và năng lực cao. 32 3.1.3.3 Đặc điểm của sản xuất kinh doanh - Các mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu Công ty kinh doanh các mặt hàng chính: Kinh doanh sản xuất Tole các loại; lưới B40; Kẽm gai; Nhà thép công nghệ và dân dụng; kinh doanh vật liệu xây dựng các loại; trang trí nội_ngoại thất…Công ty còn sản xuất bột trét tường hiệu Dragon và kinh doanh sơn nước Alphanam, Dalte… - Sản xuất + Bột trét tường nhãn hiệu Dragon biểu tượng con rồng với nhiên liệu cao cấp được cung cấp bởi nhà sản xuất Wacker (Đức), Aqualon (Mỹ). + Lưới rào B40- kẽm gai trên hệ thống điều khiển kỹ thuật số hiện đại, ô lưới theo tiêu chuẩn nhà máy Thép Bình Tây, với mọi khổ lưới từ 1.0m- 2.4m. Được sử dụng cỡ sợi từ 2mm-3mm. - Phân phối + Tổng kho nhãn hiệu sơn Dalte, đại lý cấp 1 sơn Alphanam được đầu tư trang bị dây chuyền sản xuất tiên tiến nhất của các nước công nghiệp phát triển G7. Sản phẩm đạt ISO 9001;2000. ISO 14001; 2004. + Cửa gỗ cao cấp thế hệ mới, được làm từ tấm da của HDF nhập khẩu có khả năng chịu lực và kháng âm cao, kết hợp với lõi trong bẵng gỗ tự nhiên được ghép, tẩm sấy theo tiêu chuẩn và đã thông qua công nghệ xử lý mới, nên có độ bền và chất ổn định cao. + Cử thép với mẫu mã đa dang, khung cử sang trọng, siêu rộng, khóa chống trộm, hộp khóa chống cạy cao cấp… + Đá, cát, xi măng các loại… - Kinh doanh + Gạch Tuymen (Cần Thơ, An Giang). + Cửa nhựa cao cấp + Sứ INAX mẫu mã sang trọng, men cao cấp bền bỉ với thời gian, giá cả thích hợp với mọi công trình xây dựng, nhà ở… + Kiếng trang trí trần đình quốc tế chất lượng + Và các mặt hàng trang trí nội - ngoại thất khác 33 3.1.3.4 Thuận lợi và khó khăn a. Thuận lợi - Công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ đã hoạt động nhiều năm và kinh doanh nhiều sản phẩm xây dựng, do đó Công ty đã chọn lọc và phân khúc thị trường, mục tiêu của sản phẩm kinh doanh một cách rõ rang. - Có một vị trí địa lí rất tốt: Trụ sở chính Công ty đặt tại số 386 CMT.8-P.An Thới-Q.Bình ThủyTP.Cần Thơ, đây là khu vực trung tâm thuận lợi cho việc buôn bán tại Cần Thơ và đồng bằng Sông Cửu Long với tổng diện tích có sẵn 12.146.10m2 (không kể đường nhự nội bộ, bến bờ sông). Từ mặt bằng Công ty đến bến phà và cảng Trà Nóc chưa đầy 5km nên vận chuyển bằng xà lan, ghe tàu rất thuận tiện. Đặc biệt mặt bằng của Công ty nằm ở phía Nam giáp sông Khai Luông (nhánh Sông Hậu), phía Bắc giáp đường CMT.8 (quốc lộ 27 rất thuận tiện cho việc giao dịch buôn bán cả đường bộ lẫn đường thủy). - Thành phố Cần Thơ đang quy hoạch để trở thành đô thị loại 1, các tỉnh khác trong vùng và lân cận cũng đang quy hoạch đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng. - Đội ngũ quản lý và nhân viên của Công ty có kinh nghiệm lâu năm nên hiểu về lĩnh vực HĐKD, sản xuất và gia công. Có tinh thần, trách nhiệm trong công việc. - Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị liên tục được đổi mới. Nhất là trong những năm gần đây Công ty lien tục mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. - Bằng sự hoạt động của mình Công ty tạo được uy tín, ấn tượng với khách hàng vì cung cấp sản phẩm đạt chất lượng quy định đúng chuẩn đáp ứng được yêu cầu khách hàng, nhanh, gọn, không sai sót và thiết lập mối quan hệ gắn bó với một số bạn hàng có tiềm lực. b. Khó khăn - Hiện nay nhiều doanh nghiệp hoạt đọng trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng, Để giảm rủi ro và khó khăn trong việc huy động nguồn vốn nên hiện nhiều ngân hàng cũng hạn chế cho doanh nghiệp vay vốn hoặc chỉ cho vay với 34 hạn mức nhất định. Trước thực tế này, nhiều cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng đã hạn chế tối đa việc cho khách hàng nợ nhằm bảo toàn vốn. - Khó khăn vốn cộng với việc giá cả các loại vật liệu xây dựng ngày một tăng cao làm cho giới kinh doanh vật liệu xây dựng không khỏi lo ngại về việc sức mua bị ảnh hưởng. - Hiện nhiều người có nhu cầu xây dựng nhà ở đang gặp khó trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng, lãi suất tăng cao và không còn được vay vốn theo dạng được nhà nước hỗ trợ nên mức tiêu thụ sẽ bị giảm. - Thị trường lớn và đầy tiềm năng nên có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước với nhiều ưu thế hơn về công nghệ, tay nghề… 3.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Công ty Bộ máy quản lý được sắp xếp, bố trí một cách logic, khoa học, tạo điều kiện cho Công ty quản lý chặt chẽ các mặt kinh tế kỹ thuật, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh liên tục, đem lại hiệu quả cao 35 3.1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi bộ công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Ban kiểm soát Hội đồng Cổ đông TỔNG GIÁM ĐỐC P.TGĐ KD & ĐT Giám đốc Tài chính (KTT) Q. Trị + HC Phòng Kế toán GĐ Kinh doanh GĐ TTVLXD P.TGĐ Nội vụ + SX GĐ Sản xuất GĐ Cung ứng xưởng sản xuất + Tole các loại + Lưới rào b40 Kinh doanh + KH & Đầu tư Tổng kho: + VLXD + Kho sơn + Phương tiện vận chuyển + bốc xếp Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo: ; Quan hệ nghiệp vụ chuyên môn: Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty 36 Xưởng bột trét 3.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban - Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội cổ đông thành lập. - Ban kiểm soát: ban kiểm soát có 3 thành viên. Thành viên của ban kiểm soát được Đại hội đồng cổ đông bầu theo thể thức bầu cử trực tiếp. - Hội đồng quản trị: HĐKD và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám Đốc và các bộ phận quản lý khác. Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các muc tiêu chiến lược được Đại hội đồng thông qua. - Tổng giám đốc: là người điều hành chung toàn bộ hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và cơ quan chủ quản của cấp trên. - Phó tổng giám đốc kinh doanh và đầu tư: có nhiệm vụ giúp đỡ Tổng giám đốc những vấn đề thuộc lĩnh vực của mình. Đồng thời chỉ đạo phòng ban mình quản lý, giải quyết những công việc do Tổng giám đốc ủy quyền khi đi vắng. - Phó tổng giám đốc nội vụ - sản xuất: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhận chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, khai thác nguồn hàng ngoài thị trường. Tổ chức điều hành sản xuất, thực hiện hoàn thành kế hoạch của Công ty giao. - Giám đốc kinh doanh: quản lý tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, xưởng cán tole, bột trét tường và lưới B40. Đồng thời bộ phận kinh doanh bán hàng phải tổ chức khai thác, phát triển kinh doanh vật liệu xây dựng và trang tri nội- ngoại thất khác. - Giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm điều hành sản xuất tại các phân xưởng, đảm bảo hoàn thành sản xuất tại các phân xưởng theo đúng quy cách, đúng đơn đặt hàng, đúng khoảng thời gian. Đề xuất với ban giám đốc về các vấn đề về kỹ thuật, máy móc trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh tại Công ty. - Giám đốc cung ứng điều bộ: trực tiếp đàm phán, thỏa thuận với khách hàng về giá cả, chất lượng, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng trình Phó giám đốc điều hành xem xét ký hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng nhằm đáp ứng kịp thời, đủ và đúng kế hoạch tiến độ sản xuất của các xưởng. Thường 37 xuyên đánh giá các nhà cung cấp hiện tại, tìm kiếm các nhà cung cấp mới trên thị trường. - Giám đốc tài chính (kế toán trưởng): chuẩn bị báo cáo và phân tích tài chính cho Ban giám đốc Công ty. Có nhiệm vụ phân tích cấu trúc và quản lý rủi ro tài chính, theo dõi lợi nhuận và chi phí; điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính; chuẩn bị các báo cáo đặc biệt. Tham mưu cho giám đốc Công ty quản lý điều hành tài chính sao cho hiệu quả, đảm bảo mọi hoạt động của Công ty. - Phòng kế toán: là bộ phận công tác điều hành và quản lý các khoản thu, chi của Công ty theo đúng quy định của nhà nước, thu thập thông tin kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tài sản và kinh phí. Ghi chép tính toán đầy đủ các khoản thu chi do phát sinh và xác định kết quả HĐKD. Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế theo đúng quy định kế toán nhà nước. Quản lý hoạt động tài chính của Công ty. Thực hiện mọi nghiệp vụ kế toán và tính tiền cân đối giá thành sản phẩm, lưu giữ và bảo hành số thuế, sử dụng quỹ theo quy định pháp luật. 3.1.5 Tổ chức kế toán của Công ty 3.1.5.1 Hình thức kế toán áp dụng Áp dụng hình thức “Nhật kí chung”. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán “Nhật kí chung” là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Nhật kí chung”, việc ghi sổ kế toán bao gồm: - Ghi theo trình tự thời gian trên sổ nhật kí chung. - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Nhật kí chung do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Nhật kí chung được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi vào sổ kế toán. 3.1.5.2 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, đặc trưng của mô hình này là mỗi công việc của kế toán tại Công ty như: chỉnh lý, ghi sổ, kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp kinh doanh, tổng hợp số liệu, báo cáo tài khoản,… toàn bộ công việc này được tập trung tại phòng kế toán Công ty. Theo hình thức này, toàn Công ty chỉ tổ chức một phòng kế toán tập trung. Phòng kế toán tập trung thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở Công ty chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ 38 thống hóa toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho quản lý kinh tế, tài chính của Công ty. Phòng kế toán lưu trữ, bảo quản toàn bộ hồ sơ, tài liệu kế toán của Công ty. Ưu điểm: - Thu thập, xử lý thông tin kế toán một cách đầy đủ, chính xác, kip thời thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của công tác kế toán. - Lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán. - Việc chuyên môn hóa nhân viên được thực hiện dễ dàng. Trình độ chuyên môn hóa của nhân viên được nâng lên. - Bộ máy kế toán gọn nhẹ, linh hoạt, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán được nâng cao và ngày càng hoàn thiện. Nhược điểm: Chỉ phù hợp với các đơn vị vừa và nhỏ, địa bàn hoạt động hẹp. 3.1.5.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương Kế toán thu chi Kế toán bán hàng Thủ quỹ Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 3.1.5.4 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận kế toán - Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán trực tiếp chỉ đạo các nhân viên kế toán, có quyền yêu cầu các bộ phận khác chuyển đầy đủ và kịp thời những tài liệu cần thiết cho công việc kế toán. Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu - nộp thuế, thanh toán nợ và các khoản thu. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản. Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước và Công ty, thông tin kế toán cho các bộ phận có liên quan. Ngoài ra kế toán trưởng còn có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng công 39 cụ tài chính của Công ty, phân tích HĐKD một cách thường xuyên, cải tiến quản lý kinh doanh. Hàng năm lập kế hoạch thu - chi để cân đối tài chính: tháng, quý, năm. - Kế toán tổng hợp: Tập hợp tất cả các chứng từ sổ sách, số liệu từ các bộ phận kế toán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hạch toán các tài khoản, nhập sổ và kết sổ. Kiểm tra các chứng từ, sổ sách để lập báo cáo tài chính vào mỗi niên độ kế toán. - Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính lương, các khoản trích theo lương cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Thanh toán lương thưởng phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh của Giám đốc; thanh toán BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định; theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ lương của Công ty; thanh toán các khoản thu, chi của công đoàn. - Kế toán thu chi: Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi lập phiếu thu, chi. Chịu trách nhiệm theo dõi, thanh toán công nợ, theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ. Thực hiện thu, chi theo kế hoạch. Đôn đốc thu công nợ từ khách hàng và lập báo cáo công nợ. - Kế toán bán hàng: Theo dõi tình hình bán hàng tại đơn vị. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ mua bán hàng hóa để tổng hợp số lượng hàng hóa nhập, xuất. Định kỳ kiểm kê, đối chiếu với kho để so sánh số lượng hàng hóa tồn kho thực tế và trên sổ sách, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra chênh lệch. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý, nhập, xuất tiền mặt khi có phiếu thu, phiếu chi, kèm theo chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng. Hằng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê toàn bộ số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Đồng thời kết hợp với kế toán để đưa ra các kiến nghị, biện pháp xử lý khi có chênh lệch xảy ra. 3.1.5.5 Tổ chức, sử dụng chế độ sổ sách kế toán Sử dụng theo chế độ kế toán “Nhật kí chung”. Hình thức kế toán “Nhật kí chung” được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ hoặc sử dụng để viết phần mềm kế toán. Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật kí chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật kí, mà trọng tâm là sổ nhật kí chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật kí để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Căn cứ để ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết là các chứng từ gốc. Các loại sổ kế toán chủ yếu: 40 - Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật kí chung, sổ nhật kí đặc biệt, sổ cái + Sổ nhật kí chung: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, thực hiện định khoản kế toán để phục vụ việc ghi vào sổ cái. + Các sổ nhật kí đặc biệt thông dụng: Sổ nhật kí thu tiền, sổ nhật kí chi tiền, sổ nhật kí bán hàng, sồ nhật kí mua hàng. + Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. Mỗi một tài khoản được lập trên một hoặc một số trang liên tiếp của sổ cái. Phương pháp ghi sổ: Ngày đầu tiên trong niên độ kế toán, ghi số dư vào dòng đầu tiên của trang sổ. Cuối trang sổ cộng số phát sinh lũy kế, tính số dư để chuyển sang trang sau. Cuối kì, cuối niên độ kế toán tiến hành khóa sổ: (1) Cộng tổng số phát sinh Nợ, Có. (2) Tính số dư từng tài khoản để lấy số liệu ghi vào bảng cân đối phát sinh và các báo cáo tài chính. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ tài sản cố định, sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thẻ kho,… Các sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của đơn vị mà sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được. Phương pháp ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan vào các cột, hàng phù hợp. Cuối mỗi kì kế toán tiến hành khóa sổ, tổng hợp số liệu và căn cứ vào số liệu này để lập bảng tổng hợp chi tiết. Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết được kiểm tra, đối chiếu với số phát sinh Nợ, Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Sau khi số liệu đối chiếu đúng khớp với nhau, số liệu này được sử dụng để lập báo cáo tài chính. 41 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật kí chung CHỨNG TỪ GỐC Sổ Nhật kí đặc biệt Sổ Nhật kí chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Hình 3.3. Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kì Quan hệ đối chiếu, kiểm tra - Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra để làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật kí chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật kí chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật kí chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật kí đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật kí đặc biệt liên quan. Định kì (3, 5, 10… ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật kí đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật kí đặc biệt (nếu có). 42 - Cuối kì (tháng, quý, năm), cộng số liệu sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái vào bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Về nguyên tắc tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ nhật kí chung (hoặc sổ nhật kí chung và sổ nhật kí đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên sổ nhật kí đặc biệt) cùng kì. 3.1.5.6 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản tiền khác cho người lao động. - Tính toán, phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng liên quan. - Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý vả chi tiêu quỹ lương. Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận có liên quan. 3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HĐKD CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2010, 2011, 2012 3.2.1 Kết quả HĐKD của Công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ có chiều hướng giảm theo các năm. Cụ thể năm 2010 đạt 97.336.031.946đ, đến năm 2011 giảm còn 79.434.050.240đ, tương đương với tỷ lệ giảm 18,1%, đến năm 2012 giảm còn 33.779.107.475đ, tương đương với tỷ lệ giảm 52,57% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc giảm Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là do trong năm 2011 và 2012 ngân hàng thực hiện chính sách tăng lãi suất cho vay và giảm hình thức vay vốn theo dạng được nhà nước hỗ trợ nên mức tiêu thụ giảm. Bên cạnh đó lợi nhuận gộp tăng từ 10.179.031.596đ trong năm 2010 lên 12.149.217.803đ trong năm 2011. Nhưng đến năm 2012 thì giảm xuống còn 9.975.285.747đ. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng, giảm này là do giá vốn hàng bán giảm đều qua 3 năm, khó khăn vốn cộng với giá cả các loại vật liệu xây dựng ngày một tăng cao làm cho Công ty phải hạn chế tối đa việc cho khách hàng nợ dài hạn nhằm bảo toàn vốn, điều này dẫn đến số lượng hàng hóa bán ra ngày một ít dần đi. Từ các nguyên nhân trên cũng làm cho lợi nhuận từ HĐKD của Công ty cũng tăng, giảm theo. Cụ thể năm 2011 đạt 2.609.548.150đ, tăng 200.864.816đ so 43 với năm 2010. Đến năm 2012 thì lợi nhuận từ HĐKD giảm đáng kể, với tỷ lệ giảm 62,006% so với năm 2011. Nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận từ HĐKD giảm là do các loại chi phí vật liệu xây dựng, CPBH, CPTC ngày một tăng cao nhưng số lượng hàng hóa bán ra không được cải thiện nhiều. Tuy Doanh thu và chi phí của Công ty có sự tăng, giảm thất thường nhưng lợi nhuận của Công ty vẫn đạt ở mức dương. Cụ thể lợi nhuận sau thuế của Công ty trong 2 năm 2010, 2011 đạt được những thành công nhất định, lợi nhuận tăng trưởng mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2010 lợi nhuận đạt 2.161.634.435 đồng, sang năm 2011 đạt 2.406.690.752 đồng tăng 245.056.317 đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 11,34% so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến tăng lợi nhuận của Công ty trong 2 năm qua là do Công ty áp dụng chính sách giảm giá vốn hàng bán, kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng. Tuy rằng chi phí của Công ty tương đối cao nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận tăng tương đối ổn định. Điều này cho thấy Công ty hoạt động khá hiệu quả trong 2 năm qua. Có được sự thành công này là do sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của Giám đốc Công ty và sự tận tâm, nhiệt tình trong công tác của tập thể nhân viên. Đến năm 2012 hoạt động của Công ty có sự giảm sút dẫn đến lợi nhuận của Công ty giảm đáng kể, cụ thể giảm 1.578.461.525đ so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của Công ty giảm là do tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, lượng hàng hóa tiêu thụ còn hạn chế. Do trong năm 2012 tình hình kinh tế có nhiều khó khăn đã ảnh hưởng tiêu cực tới HĐKD của Công ty. Đặc biệt do chủ trương cắt giảm đầu tư công, các dự án bất động sản tạm dừng hoặc giãn tiến độ, nhiều công trình xây dựng không có vốn để triển khai…đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm đáng kể, thị trường ngày càng ế ẩm. Cùng với đó những khó khăn hiện hữu như giá cả nhiên liệu, điện, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, lãi suất ngân hang cao, tỷ giá ngoại tệ tăng, vố lưu động thiếu đã làm cho Công ty phải giảm sản lượng. Điều này cho thấy Công ty cần khắc phục nhiều hơn nữa để đưa lợi nhuận của Công ty trở lại trạng thái cân bằng. Tuy lợi nhuận của Công ty giảm khá mạnh với tốc độ giảm 65,6%, nhưng lợi nhuận vẫn đạt ở mức đương là 828.229.223 đồng. 44 CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ Mẫu số: B-02/DN Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2012 Đvt: đồng Năm 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Số tiền 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2012/2011 Năm 2012 % Số tiền % 97.336.031.946 79.434.050.240 33.779.107.475 17.630.456.680) (18,1) (41.941.758.250) (52,57) 3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 97.336.031.946 79.434.050.240 33.779.107.475 17.630.456.680) (18,1) (41.941.758.250) (52,57) 4. Giá vốn hàng bán. 87.157.000.350 67.284.832.437 27.803.821.728 19.872.167.920) (22.8) (39.481.010.710) (58,7) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 10.179.031.596 12.149.217.803 9.975.285.747 1.970.186.210 19,35 (2.173.932.326) (17,89) 47.004.073 114.847.022 895,5 (80.668.169) (63,18) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu. 6. Doanh thu hoạt động tài chính. 12.825.220 127.672.242 7. Chi phí tài chính. 2.783.043.974 4.470.034.705 4.364.145.635 1.986.990.731 71,4 (105.889.070) (2,4) 8. Chi phí bán hàng. 3.115.598.819 3.394.120.078 2.985.292.606 278.521.259 8,94 (408.827.472) (12,05) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.884.530.689 1.803.187.112 1.681.374.080 (81.343.577) (4,3) (121.813.032) (6.8) 10. Lợi nhuận từ HĐKD 2.408.683.334 2.609.548.150 200.864.816 8,34 45 991.477.499 (1.618.070.651) (62,006) 11. Thu nhập khác. 12. Chi phí khác. 13. Lợi nhuận khác (40=31-32). 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành. 61.906.020 218.584.016 150.000 190.662.858 61.756.020 27.921.158 2.470.439.354 12.436.705 156.677.996 218,09 (206.147.311) (94,3) 190.512.858 127.008,6 12.436.705 (33.834.862) (54,79) (15.484.453) (55,46) 2.637.469.308 1.003.914.204 167.029.954 6,76 (1.633.555.104) (61,94) 308.804.919 230.778.565 175.684.986 (78.026.354) (25,3) (213.093.579) (92,34) 2.161.634.435 2.406.690.743 828.229.218 245.056.308 11,34 (1.578.461.525) (65,6) 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại. 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52). 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu. Người lập biểu (Ký, ghi họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi họ tên) 46 Ngày…tháng…năm… Giám đốc (Ký, ghi họ tên) 3.2.2 So sánh tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2010, 2011, 2012 Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì phải có nguồn vốn vững mạnh và phải biết cách sử dụng nguồn vốn để đem lại lợi nhận cho Công ty. Do đó, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả HĐKD của Công ty nói riêng và áp dụng cho mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường nói chung. Vì vậy Công ty luôn quan tâm đến vấn đề làm như thế nào để đạt lợi nhuận cao, giảm rủi ro xuống mức thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của Công ty. Đây cũng chính là mục tiêu hoạt động của Công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy Doanh thu của Công ty có chiều hướng giảm sút qua các năm, cụ thể Doanh thu năm 2011 là 79.780.306.500 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 18,1% so với năm 2010. Nguyên nhân của việc giảm Doanh thu là do trong năm 2011, 2012 số lượng hàng hoá bán ra của Công ty giảm dần. Tương ứng với việc giảm Doanh thu thì Công ty cắt bớt nguồn chi phí tới mức tối thiểu nhằm làm cho nguồn lợi nhuận của Công ty không theo đà đó mà giảm xuống. Tuy Doanh thu và chi phí của Công ty có sự tăng, giảm thất thường nhưng lợi nhuận của Công ty vẫn đạt ở mức dương. Cụ thể lợi nhuận sau thuế của Công ty trong 2 năm 2010, 2011 đạt được những thành công nhất định, lợi nhuận tăng trưởng mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2010 lợi nhuận đạt 2.161.634.435 đồng, sang năm 2011 đạt 2.406.690.752 đồng tăng 245.056.317 đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 11,34% so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến tăng lợi nhuận của Công ty trong 2 năm qua là do Công ty áp dụng chính sách giảm giá vốn hàng bán, kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hành. Tuy rằng chi phí của Công ty tương đối cao nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận tăng tương đối ổn định. Điều này cho thấy Công ty hoạt động khá hiệu quả trong 2 năm qua. Có được sự thành công này là do sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của Giám đốc Công ty và sự tận tâm, nhiệt tình trong công tác của tập thể nhân viên. Đến năm 2012 hoạt động của Công ty có sự giảm sút dẫn đến lợi nhuận của Công ty giảm đáng kể, cụ thể giảm 1.578.461.525đ so với năm 2011. 47 Bảng 3.1. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty Đvt: Đồng 2011/2010 Chỉ tiêu 2010 2011 2012/2011 2012 Số tiền % Số tiền % I. Doanh thu 97.410.763.186 79.780.306.500 37.838.548.250 (17.630.456.680) (18,1) (41.941.758.250) (52,57) - DTBH và CCDV 97.336.031.946 79.434.050.240 37.779.107.475 (17.901.981.700) (18,4) (41.654.942.770) (52,44) - DT hoạt động TC 12.825.220 127.672.242 47.004.073 114.847.022 895,5 (80.668.169) (63,18) - Thu nhập khác 61.906.020 218.584.016 12.436.705 156.677.996 253,1 (206.147.311) (94,3) II. Chi phí 95.249.128.751 77.373.615.750 37.010.319.030 (17.875.513.000) (18,8) (40.363.296.720) (52,2) - GV hàng bán 87.157.000.350 67.284.832.437 27.803.821.728 (19.872.167.920) (22.8) (39.481.010.710) (58,7) - Chi phí bán hàng 3.115.598.819 3.394.120.078 2.985.292.606 278.521.259 8,94 (408.827.472) (12,05) - Chi phí quản lý DN 1.884.530.689 1.803.187.112 1.681.374.080 (81.343.577) (4,3) (121.813.032) (6.8) - Chi phí tài chính 2.783.043.974 4.470.034.705 4.364.145.635 1.986.990.731 71,4 (105.889.070) (2,4) 308.954.919 421.441.423 175.684.986 112.486.504 36,4 (245.756.437) (58,3) 2.161.634.435 2.406.690.752 828.229.223 245.056.317 11,34 (1.578.461.529) (65,6) - Chi phí khác III. Lợi nhuận (Nguồn: Phòng Tổ chức Tài chính Công ty) 48 Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của Công ty giảm là do tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, lượng hàng hóa tiêu thụ còn hạn chế. Do trong năm 2012 tình hình kinh tế có nhiều khó khăn đã ảnh hưởng tiêu cực tới HĐKD của Công ty. Đặc biệt do chủ trương cắt giảm đầu tư công, các dự án bất động sản tạm dừng hoặc giãn tiến độ, nhiều công trình xây dựng không có vốn để triển khai…đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm đáng kể, thị trường ngày càng ế ẩm. Cùng với đó những khó khăn hiện hữu như giá cả nhiên liệu, điện, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, lãi suất ngân hàng cao, tỷ giá ngoại tệ tăng, vốn lưu động thiếu đã làm cho Công ty phải giảm sản lượng. Điều này cho thấy Công ty cần khắc phục nhiều hơn nữa để đưa lợi nhuận của Công ty trở lại trạng thái cân bằng. Tuy lợi nhuận của Công ty giảm khá mạnh với tốc độ giảm 65,6%, nhưng lợi nhuận vẫn đạt ở mức đương là 828.229.223 đồng. 49 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH CƠ CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY 4.1.1 Hình thức trả lương và nguyên tắc trả lương 4.1.1.1 Hình thức trả lương Ở Công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, căn cứ vào hợp đồng lao động, tiền lương phải trả nhân viên được trả cố định hàng tháng trên cơ sở hệ số lương, các khoản phụ cấp tính theo lương và mức lương tối thiểu, việc chi trả lương do thủ quỹ thực hiện căn cứ vào các chứng từ “Bảng thanh toán tiền lương”, “ Bảng chấm công” và “Bảng thanh toán BHXH” để chi trả lương và các khoản khác cho nhân viên trong Công ty. Căn cứ vào nghị định số 98/ NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam thuê mướn lao động. Tiền lương cơ bản là tiền lương vận dụng theo thang lương, bảng lương do nhà nước quy định theo từng năm. Tiền lương nay được Công ty chọn làm căn cứ để đóng BHXH, BHYT và thực hiện chính sách cho người lao động (thôi việc, mất việc, nghỉ hưu… theo quy định của bộ luật lao động. Tiền lương cơ bản được trả một lần vào cuối tháng. Lương cơ bản = Lương tối thiểu x Hệ số lương cơ bản Tiền lương = Lương cơ bản + Phụ cấp Tiền lương thực lĩnh = Tiền lương - (BHXH+BHYT+BHTN) Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Ngoài ra, để nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả làm việc cũng như tạo sự công bằng giữa các công nhân viên Công ty còn áp dụng hình thức chấm công hàng tháng sử dụng bảng chấm công. Nếu công tháng là 31 thì tỷ lệ thực lĩnh là 100%. Do đó ta có công thức: 50 Tiền lương = [Tiền lương - (BHXH+BHYT+BHTN)] x thực lĩnh Tỷ lệ thực lĩnh Đối với lương tháng 13 công ty vẫn áp dụng công thức tính: Lương tháng 13 Tổng số tháng làm việc tại Công ty = x 12 Lương thực lĩnh 4.1.1.2 Các nguyên tắc trả lương - Phải trả đủ lương và phụ cấp cho CBCNV của Công ty theo chế độ Nhà nước ban hành theo cấp bậc lương của mỗi CBCNV được hưởng lương theo quyết định 28/CP ngày 28/03/1997, thông tư số 05/2002/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ lao động thương binh xã hội và công văn 4320/BLĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 về quy định tiền lương và điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp, sinh hoạt phí… - Các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương và các chế độ khuyến khích khác có thể được thoã thuận trong hợp đồng lao động hay khế ước lao động tập thể hoặc được quy định trong quy chế của Công ty. - Tuỳ theo đặc điểm của Công ty mà lợi nhuận hàng năm của đơn vị, người sử dụng lao động có thể trích ra để thưởng cho người lao động đã lao dộng từ một năm trở lên theo quy chế Công ty. - Người lao động được tạm ứng lương theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. - Theo quy định của pháp luật người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo việc trả công và an toàn cho người lao động. - Người lao động có quyền biết lý do mọi khoản khấu trừ về lương của mình. Trước khi khấu trừ tiền lương của người lao động, người sử dụng lao động phải thỏa thuận với công đoàn cơ sở và người lao động. - Tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc, theo số lượng sản phẩm hoàn thành. - Tiền lương trả cho người lao động theo thời gian ngừng việc vì lý do khách quan như: bão lụt, không có nguyên vật liệu, hoặc nghỉ phép theo quy định hay đi học, họp… - Hiện nay Công ty áp dụng hình thức trả lương cơ bản đó là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn. 51 Công thức tính lương được xác định như sau: Mức lương Định mức lương Hệ số chức vụ theo Phụ = x + tháng theo quy định thang bảng lương quy định cấp Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban ngày: Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày Tiền lương giờ = 150% 200% 300% X x Số giờ thực tế làm them Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ Luật Lao Động. Trường hợp làm thêm giờ nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì Công ty chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thục trả của công việc đang làm nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường, 100% nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần, 200% nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương. Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm (từ 22h đến 6h đối với các tỉnh phía Bắc, 21h đến 5h các tỉnh phía Nam). Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả x 130% x Số giờ làm việc vào ban đêm Trong đó: Mức lương tháng Mức lương tháng = 26 Mức lương ngày Mức lương giờ = 8 Trường hợp điều động công nhân từ công việc này sang công việc khác hoặc giao việc trái nghề thì tính lương như sau: - Công nhân làm việc có tính cố định, có cấp bậc kỹ thuật cao hơn cấp bậc công việc được giao từ hai bậc trở lên, phải đảm bảo hoàn thành định mức công việc được giao.Công nhân làm việc không có tính chất cố định, giao việc gì hưởng lương việc ấy. 52 - Trường hợp công nhân làm ra sản phẩm hỏng, xấu theo nguyên nhân khách quan thì được trả lương theo thời gian hoặc theo sản phẩm. Công nhân làm ra sản phẩm hỏng quá tỷ lệ, do chủ quan gây nên thì không được trả lương và còn phải bồi thường thiệt hại, công nhân làm ra sản phẩm xấu quá tỷ lệ thì được trả lương theo sản phẩm của cấp sản phẩm đó - Trường hợp Công ty ngừng sản xuất bất thường, Công ty bố trí cho công nhân làm việc khác và tính trả lương theo công việc được giao. Nếu Công ty không bố trí được công việc thì công nhân nghỉ hưởng 70% lương cấp bậc hoặc theo khả năng chi trả của Công ty. Ngoài tiền lương cán bộ công nhân Công ty còn được hưởng các chế độ khác như: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN… theo luật định. Trong quá trình làm việc tại Công ty công nhân viên có thành tích trong sản xuất, trong công tác còn được hưởng các khoản tiền thưởng. Việc tính toán tiền thưởng căn cứ vào quyết định và chế độ khen thưởng hiện hành như: - Tiền thưởng về sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động căn cứ vào hệ quả kinh tế cụ thể để xác định 4.2 HỆ THỐNG CHỨNG TỪ VÀ THỦ TỤC LUÂN CHUYỂN 4.2.1 Hệ thống chứng từ 4.2.1.1 Chứng từ sử dụng - Bảng chấm công - Bảng thanh toán lương - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Bảng thanh toán BHXH - Bảng thanh toán tiền thưởng 53 4.2.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ Phòng nhân sự Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Bắt đầu Bảng lương Phiếu chi Bảng chấm công Lập bảng lương tổng hợp phải trả Xét duyệt Tính lương và lập bảng lương Phiếu chi đã duyệt Bảng lương TH phải trả Bảng lương Tính lương Bảng lương A Trích các khoản trích theo lương phải trả Bảng lương TH phải trả A Phiếu chi Phiếu chi Nhập liệu vào máy Sổ Phát lương GĐ xét duyệt và ký Phiếu chi Ký nhận Hình 4.1. Lưu đồ luân chuyển chứng từ Ghi chú: Bắt đầu và kết thúc: Chứng từ, báo cáo: Các phòng ban: Xử lý bằng tay: Xử lý bằng máy: Quy trình luân chuyển: 54 Diễn giải lưu đồ: - Bộ phận chấm công thực hiện việc chấm công hàng ngày cho công nhân viên, cuối tháng tính lương và lập bảng tính lương. - Sau khi lập bảng lương, bộ phận kế toán tổng hợp dựa vào bảng lương của bộ phận chấm công gửi sang để lập bảng lương tổng hợp phải trả. - Sau khi có bảng lương tổng hợp phải trả, bộ phận kế toán tổng hợp trích các khoản trích theo lương phải trả như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Sau đó lập bảng lương tổng hợp phải trả và phiếu chi. Từ bảng lương tổng hợp phải trả kế toán nhập giữ liệu vào máy và đưa ra sổ sách sau đó chuyển cho giám đốc xét duyệt và ký. - Kế toán tổng hợp sau khi trích các khoản trích theo lương và lập bảng lương tổng hợp đồng thời xuất phiếu chi chuyển cho bộ phận thủ quỹ. Khi nhận được phiếu chi do bộ phận kế toán tổng hợp chuyển sang thì bộ phận thủ quỹ lập tức xét duyệt và xuất quỹ đúng và đủ với số tiền trên phiếu chi. - Sau khi duyệt thủ quỹ chuyển phiếu chi và số tiền được duyệt cho bộ phận nhân sự. Bộ phận nhân sự căn cứ vào phiếu chi và bảng lương để phát lương cho công nhân viên. Đồng thời nhân viên nhận lương và ký nhận vào bảng lương đã duyệt. Nhận xét: Lưu đồ luân chuyển chứng từ của Công ty nhìn chung hợp lý, phù hợp với mô hình hoạt động của công ty, tương đối rõ ràng theo trình tự các bước. Từ lập bảng chấm công, lập các chứng từ, báo cáo đều đầy đủ theo quy định. Kế toán dựa vào bảng chấm công để quy đổi ra lương cho nhân viên và phát lương một cách dễ dàng. Tuy nhiên công ty không nên chỉ tính lương cho nhân viên theo thời gian mà cần phải khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên thông qua việc tính lương theo sản phẩm, công việc. Cần có quy chế phụ cấp, thưởng rõ ràng và cần phân chia các cấp bậc lương, xử lý và tính lương cấp bậc theo phần mềm kế toán. Nếu được như vậy thì công việc kế toán sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. 4.2.3 Trình tự luân chuyển chứng từ Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị trực thuộc Công ty hoặc bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào phòng tài chính kế toán của Công ty. Bộ phận kế toán phải kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra xác minh tính pháp lý của chứng từ đó rồi mới làm căn cứ ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: 55 - Phòng tài chính kế toán tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán từ các đơn vị và bên ngoài gửi đến. Kế toán viên kiểm tra chứng từ kế toán theo trình tự sau: + Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu,các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán. + Kiểm tra tính hợp pháp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan. + Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho...) đồng thời báo ngay cho giám đốc Công ty biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành. Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ. Sau khi kiểm tra chứng từ xong thì kế toán viên phải chuyển ngay chứng từ đó cho kế toán trưởng. - Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ hoặc trình giám đốc ký duyệt - Kế toán viên phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, đăng ký và ghi vào sổ kế toán. - Chứng từ kế toán sau khi được sử dụng thì đưa vào bảo quản và lưu trữ tại phòng kế toán của Công ty. Chứng từ kế toán phải được phòng kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ, chứng từ lưu trữ phải là bản chính (trừ các trường hợp đặc biệt thì phải được ban giám đốc Công ty cho phép). 56 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, TÍNH LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRÍCH THEO LƯƠNG 4.3.1 Danh sách cán bộ, công nhân viên công ty Bảng 4.1. Danh sách cán bộ, CNV công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ Chức danh, STT Họ và Tên SĐT Ghi chú nghề nghiệp KHỐI CB, QUẢN LÝ 01 Lê Uy Vũ TGĐ 02 Phạm Thị Hồng Thắm P. TGĐ 03 Phạm Hữu Tâm PT. NVụ KHỐI CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ 04 Hoàng Thị Nhung P.KTT 05 Huỳnh Thanh Thủy Thủ quỹ 06 Nguyễn Thị Linh KT 07 Nguyễn Thị Kiều Oanh KT 08 Nguyễn. T. Hải Yến KT KHỐI KINH DOANH 09 Lê Văn Tiến GĐKD 10 Trần Minh Tuấn PGĐKD 11 Nguyễn Chí Toàn NVTT 12 Võ Bích Phượng NVKD 13 Nguyễn Thị Kim Anh NVKD 14 Lâm Ẳn Tâm NVBH 15 Nguyễn.T. Thanh Tuyền NVTT 16 Phạm Minh Thông NVTT KHỐI SẢN XUẤT 17 Nguyễn P Thanh Tuyền QĐ 18 Nguyễn Thành Danh Thủ kho 19 Phạm Hoài Nam CN XBT 20 Trần Quốc Bảo CNSX 21 Đỗ Ngọc Quyền CNSX BÃI VLXD 22 Lê Phước Thuấn T Kho 23 Nguyễn Hoàng Quân P kho 24 Võ Minh Trí Lái xe 25 Nguyễn Văn Le Lái xe 26 Đặng Hồng Thiện Công nhân 57 TÀI XẾ 27 Phan Thanh Tuyền 28 Phạm Văn Tiến 29 Quách Văn Tính 30 Đoàn Trọng Thể 31 Nguyễn Thanh Thu 32 Lê Ngọc Chúc 33 Mai Văn Minh BỐC XẾP 34 Huỳnh Công Luận 35 Đặng Văn Hột 36 Bùi Thanh Phong 37 Nguyễn Hồng Vũ Tài xế Tài xế Tài xế Tài xế Tài xế Tài xế Tài xế Bốc xếp Bốc xếp Bốc xếp Bốc xếp (Nguồn: Phòng Tổ chức Tài chính Công ty) Hình 4.2. Số nhân viên thuộc từng bộ phận trong công ty Nhận xét: Từ biểu đồ trên ta thấy số lượng nhân viên của Công ty tập trung chủ yếu ở bộ phận kinh doanh chiếm 8 nhân viên tương ứng với tỷ lệ 21,6%. Nguyên nhân chính khiến Công ty tập trung nhân lực ở bộ phận kinh doanh nhiều nhất là do đây là bộ phận chủ chốt của Công ty nhằm tăng số lượng hàng hóa bán ra, bởi vì bộ phận này bao gồm nhân viên tư vấn, bán hàng và tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm của Công ty đến tay người tiêu dùng, nhằm nâng cao lợi 58 nhuận nên Công ty đầu tư số lượng nhân viên tiếp thị để mở rộng thị trường và cạnh tranh với các Công ty khác. Bên cạnh đó bộ phận tài xế cũng chiếm số lượng không nhỏ, với 7 nhân viên tương ứng với tỷ lệ 18,9%. Ta thấy công ty quan tâm nhiều tới chất lượng của công việc, số lượng tài xế nhiều một phần nhằm nâng cao chất lượng, uy tín của Công ty, nhanh chóng vận chuyển hàng hóa một cách đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, sản xuất, bãi vật liệu xây dựng, công ty bố trí số lượng người bằng nhau với mỗi bộ phận gồm 5 người chiếm tỷ lệ 13,5%.Bên cạnh đó bộ phận cán bộ, quản lý chủ đạo của Công ty chiếm 3 người với tỷ lệ là 8,2% Qua cách bố trí nhân sự ta thấy Công ty chú trọng chủ yếu tới khâu kinh doanh, nguồn đầu ra của sản phẩm. Nhìn chung cách bố trí nhân sự của Công ty tương đối hợp lý, đáp ứng đủ nhu cầu đề ra và phù hợp với mô hình của công ty. 4.3.2 Đánh giá tình hình lao động theo trình độ Chất lượng lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu sút và hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp. Khi người lao động có trình độ thì họ sẽ được quan tâm nhiều hơn đến điều kiện lao động, những điều khoản quy định cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Giai cấp công nhân, người lao động luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước, trong đó có sự phát triển về kinh tế. Người lao động có trình độ sẽ là nền tảng giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận và mở rộng thị trường hơn. Thấy được tầm quan trọng của lao động có trình độ như thế nên khi đánh giá tình hình lao động tại Công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ ta cần đánh giá xem lực lượng lao động tai Công ty có đủ mọi trình độ chuyên môn và kỹ năng đáp ứng mọi hoạt động sản xuất tại Công ty hay không? Để đánh giá trình độ lao động tại Công ty ta có bảng số liệu như sau: Bảng 4.2. Phân loại trình độ theo học vấn Phân loại trình độ theo học vấn Đại học Cao đẳng Trung cấp Lao động phổ thông Tổng cộng Năm 2010 Số Tỷ trọng lượng (%) 13 38,24 7 20,6 6 17,6 8 23,56 34 100 Năm 2011 Số Tỷ trọng lượng (%) 14 40 8 22,9 5 14,2 8 22,9 35 100 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty) 59 Năm 2012 Số Tỷ trọng lượng (%) 16 43,2 8 21,6 6 16,2 7 19 37 100 PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 2010 Đại học 2011 Cao đẳng Trung cấp 2012 LĐ phổ thông Hình 4.3. Phân loại lao động theo trình độ Đồ thị đã biểu hiện rõ tình hình lao động theo trình độ tai Công ty. Ta thấy được lao động đạt trình độ chiếm số lượng cao nhất, đặc biệt lực lượng lao động có trình độ đại học tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2012 lao động có trình độ đại học là 16 người, tăng 3 người so với năm 2011 và năm 2011 tăng 1 người so với năm 2010. Đồng thời lao động có trình độ cao đẳng cũng được nâng lên qua các năm, điều này chứng tỏ Công ty có quan tâm và nâng cao trình độ của người lao động lên. Trong các năm qua lực lượng lao động trong Công ty luôn có những chính sách ưu đãi để “chiêu mộ” người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững. Từ đó tay nghề cũng như kỹ năng làm việc của công nhân viên không ngừng được cải thiện và ngày càng nâng cao hơn. Những lao động giỏi, có chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế luôn được Công ty quan tâm, bổ nhiệm vào các chức danh chủ chốt.Nhưng khi nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa hoc kỹ thuật, đòi hỏi trình độ chuyên môn của người lao đồng phải được nâng lên rất nhiều. Mà trình độ lao động trong Công ty có tăng nhưng với tỷ lệ thấp. Năm 2011 số lao động có trình độ đại học tăng 7,7% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 14,3% so với năm 2011. Ngoài ra số lượng công nhân có trình độ phổ thông cũng tương đối cao. Tỷ lệ lao động này cao là do Công ty cần một lực lượng bốc xếp không đòi hỏi trình độ cao, chủ yếu là lao động phổ thong chưa qua đào tạo để giảm bớt chi phí trả lương cho Công ty. Bên cạnh đó số lượng nhân viên của Công ty cũng có sự biến đổi nhưng không nhiều. Cụ thể năm 2010 số lượng nhân viên là 34, đến năm 2011 số 60 lượng nhân viên tăng thêm 1 người so với năm 2010 và năm 2012 số lượng nhân viên là 37 người. Do Công ty kinh doanh chủ yếu mặt hàng xây dựng, trong những năm gần đây mặt hàng này gặp nhiều khó khăn nên Công ty hạn chế việc tuyển dụng nhân sự để hạn chế chi phí xuống mức thấp nhất. Tóm lại qua phân tích về lao động ta thấy tình hình lao động tại Công ty khá tốt, Công ty có nguồn lao động có trình độ chuyên môn và kỹ năng đáp ứng hoạt động tại Doanh nghiệp, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất. 4.3.3 Phân tích biến động nhân sự qua 3 năm theo từng bộ phận Bảng 4.3. Biến động nhân sự qua 3 năm 2010, 2011, 2012 Đvt: Người Năm 2011/2010 Năm 2010 Năm Năm 2011 2012 Bộ phận 2012/2011 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Bộ phận quản lý 3 3 3 0 0 0 0 Bộ phận chuyên môn NV 5 5 5 0 0 0 0 Bộ phận kinh doanh 7 7 8 0 0 1 14,29 Bộ phận sản xuất 4 5 5 1 25 0 0 Bộ phận phân xưởng 5 5 5 0 0 0 0 Bộ phận tài xế 6 6 7 0 0 1 16,7 Bộ phận bốc xếp 4 4 4 0 0 0 0 34 35 37 1 2,95 2 5,71 Tổng cộng (Nguồn: phòng tổ chức tài chính công ty) Qua bảng số liệu trên ta thấy nhân sự của Công ty qua 3 năm theo từng bộ phận hầu như không có thay đổi nhiều. Cụ thể ở bộ phận quản lý, bộ phận chuyên môn ngiệp không có sự thay đổi nhân sự nào. Lý do chủ yếu là các bộ phận này là bộ phận chủ chốt của Công ty, giữ chức vụ điều hành và quản lý các hoạt động trong công ty, vì thế nên các bộ phận này không thay đổi số lượng nhân sự. Bên cạnh đó bộ phận phân xưởng và bộ phận bốc xếp vẫn giữ nguyên số lượng nhân sự như trước. Chỉ riêng bộ phận sản xuất trong năm 2011 tăng 1 nhân sự so với năm 2010 với tỷ lệ tăng 25%. Bộ phận kinh doanh trong năm 2012 tăng 1 nhân sự so với năm 2011 với tỷ lệ tăng 14,29%. Nguyên nhân tăng của 2 bộ phận này là do để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của công ty. 61 BIẾN ĐỘNG NHÂN SỰ THEO BỘ PHẬN 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 2010 2011 2012 BPQL BP CMNV BPKD BPPX BPTX BPBX BPSX Hình 4.4. Biến động nhân sự theo từng bộ phận qua 3 năm 2010, 2011, 2012 4.3.4 Tình hình sử dụng lao động Tiến hành thu thập các chứng từ lao động của bộ phận sản xuất và các phòng ban có liên quan bao gồm: - Bảng chấm công (Mẫu số 01- LĐTL) - Phiếu chi (Mẫu số 02-TT) - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (Mẫu số 086 LĐTL) - Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (Mẫu số C03 - BH) - Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH (Mẫu số C03- BH) Trong tháng Công ty thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: + Ngày 15/7/2013 kế toán tiến hành tính lương và chi tạm ứng lương cho công nhân viên tổng cộng là 20.000.000đ 62 Đơn vị: Công ty CP VINAFOR Cần Thơ Bộ phận: Kế toán Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Ngày 15 tháng 07 năm 2013 Quyển số: 00075 Số CT: PC/0239 Họ và tên người nhận tiền: Huỳnh Thanh Thủy Địa chỉ: Thủ quỹ Lý do chi: Thanh toán tiền tạm ứng tháng 7/2013 Số tiền: 20.000.000 VNĐ Viết bằng chữ: Hai mươi triệu đồng chẵn./. Kèm theo: chứng từ gốc Giám đốc (Ký, họ tên) Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): ................................................................. Tỷ giá ngoại tệ (Vàng bạc, đa quí): ................................................................... Số tiền quy đổi: ................................................................................................ Nhận xét: Phiếu chi do công ty sử dụng đúng mẫu, đúng quy định của BTC ban hành, rõ ràng, đầy đủ, giúp cho việc thu chi của công ty diễn ra nhanh chóng và chính xác. + Ngày 31/7/2013 kế toán tiến hành tính và trả lương cho công nhân viên: 63 CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận: Ban Giám đốc + Phòng Kế toán - Tháng 7 năm 2013 Đvt: đồng Số ngày trong tháng Số TT Họ và Tên 01 01 03 04 05 06 07 08 Lê Uy Vũ Phạm T. Hồng Thắm Phạm Hữu Tâm Huỳnh Thanh Thủy Nguyễn. T. Kiều Oanh Nguyễn Thi Linh Nguyễn Thị Hải Yến Hoàng Thị Nhung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 X X X X X X X X x x x x x x x x x x x x p x x x x x x x p x x x x x x x x x x x x x p x x x x x p x x x x x x x x p x x x x x x x x x x x x p x x x x x x x x x x x x x x x p x x x x x x x x x x x x x x x p x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x ro x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x ro x x x x x x x x x x x x x x x x x x p x x x x x x x x x X X X X x x x x Quy ra công trả lương Lương Làm Nghỉ T.gian thêm CN phép 26 1P 24 1P+2Ro 26 1P 27 25 2P 27 23 4P 27 Ký hiệu: Làm việc Nghỉ phép Nghỉ ốm Công tác, nghỉ lễ X P Ô L Hội họp, học Thai sản Nghỉ việc riêng không lương Con ốm mẹ nghỉ H TS Ro Co Người chấp công (Ký, họ tên) 64 P.T Nội vụ (Ký, họ tên) Cần Thơ, ngày 31/7/2013 Tổng giám đốc (Ký, đóng dấu, họ tên) Nhận xét: Bảng chấm công mà Công ty đang sử dụng do công ty tự thiết kế chứ không sử dụng đúng với biểu mẫu do Bộ Tài Chính ban hành. Mẫu bảng chấm công công ty đang sử dụng không có chỉ tiêu ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ, không có cột số công hưởng lương theo sản phẩm và không quy ra số công hưởng BHXH. Bên góc phải của bảng chấm công không để mẫu số và ban hành theo quyết định nào? Do ai ban hành? Ban hành vào lúc nào…Tuy công ty không sử dụng mẫu bảng chấm công do nhà nước ban hành nhưng bảng chấm công do công ty tự thiết kế dễ nhìn, rõ ràng, thuận tiện cho việc chấm công của các phòng ban, không ảnh hưởng đến quy trình hoạt động của Công ty. Đơn vị: Công ty CP VINAFOR Cần Thơ Bộ phận: Kế toán Mẫu số: 06-LĐTL (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ Tháng 07 năm 2013 Số TT Ngày trong tháng Ngày công làm thêm giờ 1 2 … 12 13 … 31 Ngày Ngày T7, Ngày Làm làm việc chủ nhật lễ, tết đêm Họ và Tên 01 Nguyễn Hoàng Quân x 02 Võ Minh Trí x 03 Đặng Hồng Thiện x NT NT x NT Ký hiệu chấm công: NT: làm thêm ngày làm việc NN: làm thêm ngày thứ 7, chủ nhật NL: làm thêm ngày lễ, tết Đ: làm thêm buổi đêm Người chấm công (Ký, họ tên) PT nội vụ (Ký, họ tên) 65 Cần Thơ ngày 31 tháng 7 năm 2013 Giám đốc (Ký, đóng dấu, họ tên) Đơn vị: Công ty CP VINAFOR Cần Thơ Bộ phận: Kế toán Mẫu số: 05-LĐTL (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM HOẶC CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH Ngày 10 tháng 07 năm 2013 Tên đơn vị (hoặc cá nhân tổ chức): Dây lưới Hảo Liên Địa chỉ: 94 Hai Bà Trưng - P.Tân An - Q.Ninh Kiều - TP.Cần Thơ Theo hợp đồng số 0000032 ngày 10 tháng 07 năm 2013 Số TT Tên sản phẩm (Công việc) Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú A B C 1 2 3 D 01 Kẽm 3 ly Kg 175 15.873 2.777.775 02 Kẽm buộc Kg 36 14.629 526.644 CỘNG 3.304.419 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ba triệu ba trăm lẻ bốn nghìn bốn trăm mười chín đồng Ngày 10 tháng 07 năm2013 Người nhận việc Người giao việc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Người kiểm tra chất lượng (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) Nhận xét: Công ty sử dụng mẫu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành đúng theo quy định và biểu mẫu của BTC ban hành. 66 TÊN CƠ SỞ Y TẾ Mẫu số: C03-BH (Ban hành theo QĐ số: 140/1999/QĐ-BTC ngày 15/11/1999 của Bộ trưởng BTC) Số KB/BA GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BHXH Quyển số: 01 Số: 067 Họ và tên:Bùi Thanh Phong Tuổi: 34 Đơn vị công tác: Công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ Lý do nghỉ việc: Bệnh Số ngày cho nghỉ: 10 (Từ ngày: 20/07/2013 Đến ngày: 31/07/2013) Ngày 20 tháng 07năm 2013 Xác nhận của phụ trách đơn vị Y bác sỹ KCB (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Số ngày thực nghỉ: 10 ngày (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) PHẦN BHXH Số sổ BHXH: 785 1 - Số ngày thực nghỉ hưởng BHXH………10………ngày 2 - Lũy kế ngày nghỉ cùng chế độ…………………ngày 3 - Lương tháng đóng BHXH……2.474.052……..đồng 4 - Lương bình quân ngày…….…95.156…………đồng 5 - Tỷ lệ % hưởng BHXH…………17…………% 6 - Số tiền hưởng BHXH…………420.589…….đồng Ngày….tháng….năm…. Phụ trách BHXH của đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) Cán bộ cơ quan BHXH (Ký, ghi rõ họ tên) 67 Cách tính các chỉ tiêu trong bảng tiền lương: Cột 9 (lương chính) = cột 4 x 1.050.000đ Cột 10 (phụ cấp) = cột 5 x (cột 6+cột 7)/26 - cột 9 Cột 11 (lương CN) = cột 5 x ( (cột 6+cột 7)/26)/26 x 200% Cột 12 (làm thêm) = (cột 5/26)/8 x 150% x số giờ làm thêm Cột 13 (tổng cộng) = cột 9 + cột 10 + cột 11 + cột 12 Cột 15 (BHXH) = cột 9 x 7% Cột 16 (BHYT) = cột 9 x 1,5% Cột 17 (BHTN) = cột 9 x 1% Cột 18 (thực lĩnh kỳ II) = cột 13 - cột 14 - cột 15 - côt 16 - cột 17 Cụ thể: - Ông Lê Uy Vũ, chức vụ Tổng giám đốc, hệ số lương căn bản là 5,98, lương khoán là 11.700.000 đồng, công tháng 27 ngày trong đó phép năm 1 ngày. + Lương chính = 1.150.000 x 5,98 = 6.877.000đ + Phụ cấp = (11.700.000 x 27/26) - 6.877.000 = 5.273.000đ + Tạm ứng kỳ I = 1.000.000đ + BHXH = 6.877.000 x 24% = 1.650.480đ Trong đó: Công ty chịu 17% BHXH= 6.877.000 x 17% = 1.169.090đ Công nhân viên chịu 7% BHXH = 6.877.000 x 7% = 481.390đ + BHYT = 6.877.000 x 4,5% = 309.465đ Trong đó: Công ty chịu 3% BHYT= 6.877.000 x 3% = 206.310đ Công nhân viên chịu 1,5% BHYT = 6.877.000 x 1,5% = 103.155đ 68 + BHTN = 6.877.000 x 2% = 137.50đ Trong đó: Công ty chịu 1% BHTN= 6.877.000 x 1% = 68.770đ Công nhân viên chịu 1% BHTN = 6.877.000 x 1% = 68.770đ + Số tiền còn lại sau khi trừ đi các khoản giảm trừ là: (6.877.000+5.273.000) - 1.000.000 - 481.390 - 103.155 - 68.770 = 10.496.685đ - Bà Phạm Thị Hồng Thắm, chức vụ P.TGĐ, HSL căn bản là 5,32, lương khoán là 7.200.000 đồng, công tháng 25 ngày trong đó phép năm 1 ngày. + Lương chính = 1.150.000 x 5,32 = 6.118.000đ + Phụ cấp = (7.200.000 x 25/26) - 6.118.000= 805.077đ + Tạm ứng kỳ I = 1.000.000đ + BHXH = 5.118.000 x 24% = 1.468.320đ Trong đó: Công ty chịu 17% BHXH= 6.118.000 x 17% = 1.040.060đ Công nhân viên chịu 7% BHXH = 6.118.000 x 7% = 4228.260đ + BHYT = 6.118.000 x 4,5% = 275.310đ Trong đó: Công ty chịu 3% BHYT= 6.118.000 x 3% = 183.540đ Công nhân viên chịu 1,5% BHYT = 6.118.000 x 1,5% = 91.770đ + BHTN = 6.118.000 x 2% = 122.360đ Trong đó: Công ty chịu 1% BHTN= 6.118.000 x 1% = 61.180đ 69 Công nhân viên chịu 1% BHTN = 6.118.000 x 1% = 61.180đ + Số tiền còn lại sau khi trừ đi các khoản giảm trừ là: (6.118.000+805.077) - 1.000.000 - 428.260 - 91.770 - 61.180 = 5.341.867đ - Bà Huỳnh Thanh Thủy, chức vụ thủ quỹ, hệ số lương căn bản là 3,89, lương khoán là 3.000.000 đồng, công tháng 27. + Lương chính = 1.150.000 x 3,89 = 4.473.500đ + Phụ cấp = (3.000.000 x 27/26) - 4.473.500 = (1.358.115)đ + Tạm ứng kỳ I = 500.000đ + BHXH = 4.473.500 x 24% = 1.073.640đ Trong đó: Công ty chịu 17% BHXH= 4.473.500 x 17% = 760.495đ Công nhân viên chịu 7% BHXH = 4.473.500 x 7% = 313.145đ + BHYT = 4.473.500 x 4,5% = 201.308đ Trong đó: Công ty chịu 3% BHYT= 4.473.500 x 3% = 134.205đ Công nhân viên chịu 1,5% BHYT = 4.473.500 x 1,5% = 67.103đ + BHTN = 4.473.500 x 2% = 89.470đ Trong đó: Công ty chịu 1% BHTN= 4.473.500 x 1% = 44.735đ Công nhân viên chịu 1% BHTN = 4.473.500 x 1% = 44.735đ + Số tiền còn lại sau khi trừ đi các khoản giảm trừ là: (4.473.500 + (1.358.115)) -500.000 -313.145 - 67.103 - 44.735 = 2.190.402đ 70 - Ông Đặng Hồng Thiện, chức vụ công nhân, lương khoán 2.300.000đ, công tháng 27 ngày trong đó 1 ngày chủ nhật, làm thêm ngoài giờ tổng cộng là 3 giờ. + Phụ cấp = 2.300.000 x 26/26 = 2.300.000đ + Lương chủ nhật = 200% lương của ngày làm việc bình thường + Lương chủ nhật = (2.300.000/26) x 200% = 176.923đ + Làm thêm ngoài giờ = 150% lương của giờ làm việc bình thường + Làm thêm ngoài giờ (3h) = (2.300.000/26)/8h x150% x 3 = 49.760đ + Tạm ứng 500.000đ + Số tiền được lĩnh ở kỳ II là: 2.300.000 + 176.923 + 49.760 - 500.000 = 2.026.683đ - Ông Lê Ngọc Chúc, chức danh tài xế, lương khoán là 3.214.668đ, công tháng 28 ngày trong đó có 1 ngày chủ nhật. Do đảm nhiệm chức danh tài xế thuộc lao động phổ thông nên không hưởng lương và các khoản trích theo quy định hiện hành của nhà nước. Phụ cấp khác ngoài quỹ lương là 200.000đ (do không được hưởng phụ cấp tiền ăn nên công nhân thuộc bộ phận tài xế và bốc xếp được hưởng thêm trợ cấp chuyên cần, phụ cấp độc hại… tổng cộng là 200.000đ/người) + Phụ cấp = (3.214.668 x 27/26) + 200.000 = 3.538.309đ + Lương chủ nhật = 200% lương của ngày làm việc bình thường + Lương chủ nhật = (3.214.668 x 27/26) /26 x 200% = 256.793đ + Tạm ứng = 500.000đ + Số tiền được lĩnh ở kỳ II là: 3.538.309 + 256.793 - 500.000 = 3.295.102đ Nhận xét: Bảng lương mà hiện tại công ty đang sử dụng là do công ty tự thiết kế, không sử dụng đúng với biểu mẫu mà nhà nước ban hành. Mẫu bảng lương mà công ty sử dụng không có bậc lương, do công ty không chia lương của nhân viên được hưởng theo từng thang bậc. Công ty không sử dụng cách tính lương theo sản phẩm, công ty chỉ tính lương nhân viên theo thời gian làm việc nên không có cột chỉ tiêu lương sản phẩm. 71 Tuy công ty không sử dụng mẫu bảng lương do nhà nước quy định nhưng các chỉ tiêu sử dụng trong bảng lương tự thiết kế của công ty tương đối đủ, phù hợp với hình thức hoạt động của công ty. Các chỉ tiêu đua ra trong các bảng lương là các chỉ tiêu công ty thường xuyên sử dụng cho việc tính lương, không bị dư thừa chỉ tiêu khiến cho bộ phận tính lương không bị nhầm lẫn. Bên cạnh đó công ty còn có một cột lương làm thêm giờ cho nhân viên có làm thêm giờ. Bộ phận tính lương nhập số tiền làm thêm giờ cho nhân viên trực tiếp vào bảng lương chứ không chia nhỏ thành bảng thanh toán làm thêm giờ. 72 CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢNG LƯƠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ - CHUYÊN MÔN THÁNG 7 NĂM 2013 Đvt: đồng Số TT Họ và Tên Chức vụ Hệ số 1 2 3 4 KHỐI CÁN BỘ QUẢN LÝ 01 Lê Uy Vũ TGĐ 02 Phạm Thị Hồng Thắm P. TGĐ 03 Phạm Hữu Tâm PT. NVụ KHỐI CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ 04 Hoàng Thị Nhung P.KTT 05 Huỳnh Thanh Thủy Thủ quỹ 06 Nguyễn Thị Linh KT 07 Nguyễn T. Kiều Oanh KT 08 Nguyễn. T. Hải Yến KT TỔNG CỘNG 5,98 5,32 3,32 2,34 3,89 2,65 2,18 2,65 28,33 Lương khoán 5 23.850.000 11.700.000 7.200.000 4.950.000 14.700.000 3.500.000 3.000.000 3.000.000 2.700.000 2.500.000 38.550.000 Ngày công, trong Tổng tiền lương thu nhập nhận được chia đó ra trong quỹ lương Làm Phép Chủ Lương chính Lương Làm Phụ cấp việc năm nhật HS*1.150.000 CN thêm 6 7 8 9 10 11 12 26 24 26 27 27 27 25 23 205 1 1 1 2 4 9 0 16.813.000 7.400.462 6.877.000 5.273.000 6.118.000 805.077 3.818.000 1.322.385 15.766.500 26.663 2.691.000 943.615 4.473.500 (1.358.115) 3.047.500 67.885 2.507.000 296.846 3.047.500 (451.346) 32.579.500 7.427.124 0 0 0 Tổng cộng 13 Tạm ứng 14 0 24.213.462 12.150.000 6.923.077 5.140.385 0 15.793.163 3.634.615 3.115.385 3.643.163 2.803.846 2.596.154 0 40.006.624 Các khoản phải nộp theo quy định chia ra BHXH BHYT BHTN (7%) (1,5%) (1%) 15 16 17 3.000.000 1.176.910 1.000.000 481.390 1.000.000 428.260 1.000.000 267.260 2.500.000 1.103.655 500.000 188.370 500.000 313.145 500.000 213.325 500.000 174.490 500.000 213.325 5.500.000 2.280.565 Tiền lương và phụ cấp được lĩnh Ký Tiền nhận 18 19 252.195 168.130 19.616.227 103.155 68.770 10.496.685 91.770 61.180 5.341.867 57.270 38.180 3.777.657 236.498 157.665 11.795.345 40.365 26.910 2.878.970 67.103 44.735 2.190.402 45.713 30.475 2.853.650 37.605 25.070 2.065.681 45.713 30.475 1.806.641 488.693 325.795 31.411.572 Cần Thơ, ngày 31/7/2013 TỔNG GIÁM ĐỐC Cộng lương: - Lương chính: - Phụ cấp: - Lương CN: - Tạm ứng kỳ I: Chi kỳ II: 40.006.624 29.746.500 7.427.124 0 5.500.000 31.411.572 73 P.TỔNG GĐ - KTT LẬP BIỂU Đơn vị: Công ty CP VINAFOR Cần Thơ Bộ phận: Kế toán Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Ngày 31 tháng 07 năm 2013 Quyển số: 00075 Số CT: PC/0249 Họ và tên người nhận tiền: Huỳnh Thanh Thủy Địa chỉ: Thủ quỹ Lý do chi: Thanh toán tiền lương tháng 7/2013 Số tiền: 129.028.322 VNĐ Viết bằng chữ: Một trăm hai chín triệu không trăm tám hai ngàn ba trăm hai mươi hai đồng Kèm theo: chứng từ gốc Giám đốc (Ký, họ tên) Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): ................................................................. Tỷ giá ngoại tệ (Vàng bạc, đa quí): ................................................................... Số tiền quy đổi: ................................................................................................ Nhận xét: Phiếu chi do công ty sử dụng đúng mẫu, đúng quy định của BTC ban hành, rõ ràng, đầy đủ, giúp cho việc thu chi của công ty diễn ra nhanh chóng và chính xác. 74 + Ngày 31/7/2013 kế toán tiến hành chi tiền ăn tháng 7/2013 cho nhân viên với tổng số tiền là 9.810.000 VNĐ CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ BẢNG TIỀN ĂN THÁNG 7 NĂM 2013 Đvt: Đồng STT Họ và Tên Ngày làm trong tháng I. KHỐI CÁN BỘ QUẢN LÝ 01 Lê Uy Vũ 02 Phạm Thị Hồng Thắm 03 Phạm Hữu Tâm II. KHỐI CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ 04 Huỳnh Thanh Thủy 05 Nguyễn Thị Linh 06 Nguyễn Thị Kiều Oanh 07 Nguyên Thị Hải Yến 08 Nguyễn Thị Nhung III. KHỐI KINH DOANH 09 Lê Văn Tiến 10 Trần Minh Tuấn 11 Võ Bích Phượng 12 Nguyễn Thị Kim Anh 13 Nguyễn Thị Thanh Tuyền 14 Nguyễn Chí Toàn 15 Lâm Ẩn Tâm IV. KHỐI SẢN XUẤT 16 Nguyễn P Thanh Tuyền 17 Nguyễn Thành Danh 18 Phạm Hoài Nam 19 Trần Quốc Bảo 20 Đỗ Ngọc Quyền V. BÃI VẬT LIỆU XÂY DỰNG 21 Lê Phước Thuấn 22 Nguyễn Hoàng Quân 23 Võ Minh Trí 75 26 24 26 27 27 25 23 27 27 27 26 27 23 27 26 27 27 26 26 27 27 27 26 Tiền ăn 1.140.000 390.000 360.000 390.000 1.935.000 405.000 405.000 375.000 345.000 405.000 2.745.000 405.000 405.000 390.000 405.000 345.000 405.000 390.000 1.995.000 405.000 405.000 390.000 390.000 405.000 1.995.000 405.000 405.000 390.000 Ký nhận STT 24 25 Họ và Tên Đặng Hồng Thiện Nguyễn Văn Le TỔNG CỘNG Ngày làm trong tháng 26 27 654 Tiền ăn Ký nhận 390.000 405.000 9.810.000 Thực chi tiền ăn tháng 7/2013 là: 8.910.000đ Viết bằng chữ: Tám triệu chin trăm mười ngàn đồng chẵn TỔNG GIÁM ĐỐC P.TGĐ - KTT LẬP BIỂU (Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên) * Công ty tính phụ cấp tiền ăn cho công nhân viên dựa vào số ngày lao động thực thi của họ trong tháng. Một ngày lao động công nhân được phụ cấp chi phí tiền ăn trưa là 15.000đ/người/ngày * Vậy ta có cách tính phụ cấp tiền ăn = Số ngày lao động thực trong tháng x 15.000đ Nhận xét: Mẫu bảng tiền ăn mà Công ty sử dụng không đúng với mẫu quy định của nhà nước, không có mẫu số, ban hành theo quyết ddingj nao? Do ai ban hành và ban hành khi nào? Tuy công ty không sử dụng mẫu có sẵn của nhà nước ban hành nhưng mẫu bảng tiền ăn do công ty tự thiết kế đã phù hợp với hoạt động của công ty. Không gây mất mát hay thiệt hại cho người lao động cũng như người sử dụng lao động. Công ty đã bỏ bớt các chỉ tiêu không cần thiết để giảm bớt công việc cho bộ phận quản lý. Nhìn chung cách bố trí biểu mẫu chi tiền ăn cho nhân viên như thế này là hợp lý. 76 Đơn vị: Công ty CP VINAFOR Cần Thơ Bộ phận: Kế toán Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Ngày 31 tháng 07 năm 2013 Quyển số: 00075 Số CT: PC/0250 Họ và tên người nhận tiền: Huỳnh Thanh Thủy Địa chỉ: Thủ quỹ Lý do chi: Thanh toán tiền ăn tháng 7/2013 Số tiền: 9.810.000 VNĐ Viết bằng chữ: Chín triệu tám trăm mười ngàn đồng chẵn Kèm theo: chứng từ gốc Giám đốc (Ký, họ tên) Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): ................................................................. Tỷ giá ngoại tệ (Vàng bạc, đa quí): ................................................................... Số tiền quy đổi: ................................................................................................ Nhận xét: Phiếu chi do công ty sử dụng đúng mẫu, đúng quy định của BTC ban hành, rõ ràng, đầy đủ, giúp cho việc thu chi của công ty diễn ra nhanh chóng và chính xác. 77 + Ngày 31/7/2013 kế toán tiến hành chi tiền thuê ngoài sử dụng cho hoạt động của Công ty Đơn vị: Công ty CP VINAFOR Cần Thơ Bộ phận: Kế toán Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Ngày 31 tháng 07 năm 2013 Quyển số: 00075 Số CT: PC/0252 Họ và tên người nhận tiền: Lê Văn Tiến Địa chỉ: Phòng Kinh doanh Lý do chi: Thanh toán tiền mua bạc trang bị xe ben Số tiền: 700.000 VNĐ Viết bằng chữ: Bảy trăm ngàn đồng chẵn. Kèm theo: chứng từ gốc Giám đốc (Ký, họ tên) Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 0(Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): ................................................................. Tỷ giá ngoại tệ (Vàng bạc, đa quí): ................................................................... Số tiền quy đổi: ................................................................................................ 78 CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ 368 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thuỷ, TPCT ĐT: 0710.38 28 368  Fax: 0710.38 20 131 BẢNG ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN Ngày 31 tháng 7 năm 2013 Kính gởi: BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY Họ và tên người đề nghị thanh toán: Lê Văn Tiến Bộ phận: Kinh doanh Nội dung thanh toán về khoản: Mua bạc trang bị xe ben TT 1 Chứng từ Duyệt Nội dung chi Số tiền chấp nhận Số Ngày tháng m 032098 27/02/2010 Bạc xanh cam 20 x 35.000 700.000 65N: 0299 + 1046 + 0747 + 1418 + 1448 (05 xe) Viết bằng chữ: Bảy trăm ngàn đồng chẵn Kèm theo: 01 chứng từ gốc. Giám đốc (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) PT.Bộ phận (Ký, họ tên) 79 Người đề nghị (Ký, họ tên) CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ 368 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thuỷ, TPCT NHẬT KÝ CHUNG Từ ngày 01/07/2013 đến ngày 31/07/2013 Tài khoản 334 Đvt: Đồng Ngày 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 Số chứng từ 0009 0009 0009 0009 0009 0009 0014 0014 0014 0014 0014 0014 0015 Tài khoản đối ứng Nội dung Số dư đầu kỳ Hạch toán chi phí lương nhân viên tháng 07/2013 - BPQL Hạch toán chi phí lương nhân viên tháng 07/2013 - BPQL Hạch toán chi phí lương nhân viên tháng 07/2013 - BPKD Hạch toán chi phí lương nhân viên tháng 07/2013 - BPSX Hạch toán chi phí lương nhân viên tháng 07/2013 - BPPX Hạch toán chi phí lương nhân viên tháng 07/2013 - BPTX,BX Trích BHXH trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPQL (7%) Trích BHXH trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPQL (7%) Trích BHXH trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPKD (7%) Trích BHXH trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPSX (7%) Trích BHXH trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPPX (7%) Trích BHXH trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPTX, BX (7%) Trích BHYT trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPQL (1,5%) 80 6421 6421 6411 6221 6271 6411 3383 3383 3383 3383 3383 3383 3384 PS Nợ PS Có 22.195.884 24.213.462 15.793.163 24.484.347 13.700.000 15.780.165 35.057.186 1.176.910 1.103.655 1.517.425 961.975 470.120 255.990 252.195 Ngày 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 Số chứng từ 0015 0015 0015 0015 0015 0016 0016 0016 0016 0016 0016 0017 0017 0017 0017 0017 0091 0091 0091 0091 0091 0091 Nội dung Trích BHYT trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPQL (1,5%) Trích BHYT trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPKD (1,5%) Trích BHYT trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPSX (1,5%) Trích BHYT trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPPX (1,5%) Trích BHYT trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPTX, BX (1,5%) Trích BHTN trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPQL (1%) Trích BHTN trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPQL Trích BHTN trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPKD (1%) Trích BHTN trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPSX (1%) Trích BHTN trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPPX (1%) Trích BHTN trừ lương nhân viên tháng 07/2013 - BPTX, BX (1%) Hạch toán chi phí phụ cấp tiền ăn nhân viên tháng 07/2013 -BPQL Hạch toán chi phí phụ cấp tiền ăn nhân viên tháng 07/2013 -BPQL Hạch toán chi phí phụ cấp tiền ăn nhân viên tháng 07/2013 -BPKD Hạch toán chi phí phụ cấp tiền ăn nhân viên tháng 07/2013 -BPSX Hạch toán chi phí phụ cấp tiền ăn NV tháng 07/2013 -BPPX Thanh toán lương nhân viên kỳ II tháng 07/2013 - BPQL Thanh toán lương nhân viên kỳ II tháng 07/2013 - BPQL Thanh toán lương nhân viên kỳ II tháng 07/2013 - BPKD Thanh toán lương nhân viên tháng kỳ II 03/2013 - BPSX Thanh toán lương nhân viên tháng kỳ II 07/2013 - BPPX Thanh toán lương nhân viên tháng 07/2013 - BPTX, BX 81 Tài khoản đối ứng 3384 3384 3384 3384 3384 3389 3389 3389 3389 3389 3389 6421 6421 6411 6221 6271 1111 1111 1111 1111 1111 1111 PS Nợ PS Có 236.498 325.263 206.138 100.740 54.855 168.130 157.665 216.775 137.425 67.160 36.570 1.140.000 1.935.000 2.745.000 1.995.000 1.995.000 19.616.227 11.795.345 18.424.984 9.894.463 12.618.095 29.209.771 Ngày 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 Số chứng từ 0092 0092 0092 0092 0092 Nội dung Thanh toán phụ cấp tiền ăn nhân viên tháng 07/2013 - BPQL Thanh toán phụ cấp tiền ăn nhân viên tháng 07/2013 - BPQL Thanh toán phụ cấp tiền ăn nhân viên tháng 07/2013 - BPKD Thanh toán phụ cấp tiền ăn nhân viên tháng 07/2013 - BPSX Thanh toán phụ cấp tiền ăn nhân viên tháng 07/2013 - BPPX Tổng cộng Số dư cuối kỳ Người lập biểu (Ký, ghi họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi họ tên) 82 Tài khoản đối ứng 1111 1111 1111 1111 1111 PS Nợ 1.140.000 1.935.000 2.745.000 1.995.000 1.995.000 116.857.364 PS Có 136.857.364 42.195.884 Cần Thơ,ngày 31/07/2013 Giám đốc (Ký, ghi họ tên) CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ SỔ CÁI Từ ngày 01/7/2013 đến ngày 31/7/2013 Tài khoản 3383 - BHXH Đvt: Đồng Ngày 06/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 Số chứng từ 1180 0011 0011 0011 0011 0011 0011 0014 0014 0014 0014 0014 0014 Tài khoản đối ứng Nội dung Số dư đầu kỳ Nộp BHXH tháng 06/2013 Trích BHXH vào chi phí tháng 07/2013 - BPQL (17%) Trích BHXH vào chi phí tháng 07/2013 - BPQL (17%) Trích BHXH vào chi phí tháng 07/2013 - BPKD (17%) Trích BHXH vào chi phí tháng 07/2013 - BPSX (17%) Trích BHXH vào chi phí tháng 07/2013 - BPPX (17%) Trích BHXH vào chi phí tháng 07/2013 - BPTX, BX (17%) Trích BHXH trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPQL (7%) Trích BHXH trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPQL (7%) Trích BHXH trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPKD (7%) Trích BHXH trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPSX (7%) Trích BHXH trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPPX (7%) Trích BHXH trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPTX, BX (7%) Tổng cộng Số dư cuối kỳ Người lập biểu (Ký, ghi họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi họ tên) 83 PS Nợ PS Có 15.036.502 1111 6421 6421 6411 6221 6271 6411 3344 3344 3343 3342 3342 3343 16.918.160 2.858.210 2.680.305 3.685.175 2.336.225 1.141.720 621.690 1.176.910 1.103.655 1.517.425 961.975 470.120 255.990 16.918.160 18.809.400 16.927.742 Cần Thơ,ngày 31/07/2013 Giám đốc (Ký, ghi họ tên) CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ SỔ CÁI Từ ngày 01/7/2013 đến ngày 31/7/2013 Tài khoản 3384 - BHYT Đvt: Đồng Ngày 06/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 Số chứng từ 1180 0011 0011 0011 0011 0011 0011 0014 0014 0014 0014 0014 0014 Người lập biểu (Ký, ghi họ tên) Tài khoản đối ứng Nội dung Số dư đầu kỳ Nộp BHYT tháng 06/2013 Trích BHYT vào chi phí tháng 07/2013 - BPQL (3%) Trích BHYT vào chi phí tháng 07/2013 - BPQL (3%) Trích BHYT vào chi phí tháng 07/2013 - BPKD (3%) Trích BHYT vào chi phí tháng 07/2013 - BPSX (3%) Trích BHYT vào chi phí tháng 07/2013 - BPPX (3%) Trích BHYT vào chi phí tháng 07/2013 - BPTX, BX (3%) Trích BHYT trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPQL (1,5%) Trích BHYT trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPQL (1,5%) Trích BHYT trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPKD (1,5%) Trích BHYT trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPSX (1,5%) Trích BHYT trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPPX (1,5%) Trích BHYT trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPTX, BX (1,5%) Tổng cộng Số dư cuối kỳ Kế toán trưởng (Ký, ghi họ tên) 84 PS Nợ PS Có 2.894.781 1111 6421 6421 6411 6221 6271 6411 3344 3344 3343 3342 3342 3343 3.257.798 3.257.798 504.390 472.996 650.526 412.276 201.480 109.710 252.195 236.498 325.263 206.138 100.740 54.855 3.527.067 3.164.050 Cần Thơ,ngày 31/07/2013 Giám đốc (Ký, ghi họ tên) CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ SỔ CÁI Từ ngày 01/7/2013 đến ngày 31/7/2013 Tài khoản 3389 - BHTN Đvt: Đồng Ngày 06/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 31/07/2013 Số chứng từ 1180 0011 0011 0011 0011 0011 0011 0014 0014 0014 0014 0014 0014 Người lập biểu (Ký, ghi họ tên) Tài khoản đối ứng Nội dung Số dư đầu kỳ Nộp BHTN tháng 06/2013 Trích BHTN vào chi phí tháng 07/2013 - BPQL (1%) Trích BHTN vào chi phí tháng 07/2013 - BPQL (1%) Trích BHTN vào chi phí tháng 07/2013 - BPKD (1%) Trích BHTN vào chi phí tháng 07/2013 - BPSX (1%) Trích BHTN vào chi phí tháng 07/2013 - BPPX (1%) Trích BHTN vào chi phí tháng 07/2013 - BPTX, BX (1%) Trích BHTN trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPQL (1%) Trích BHTN trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPQL (1%) Trích BHTN trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPKD (1%) Trích BHTN trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPSX (1%) Trích BHTN trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPPX (1%) Trích BHTN trừ vào lương NV tháng 07/2013 - BPTX, BX (1%) Tổng cộng Số dư cuối kỳ Kế toán trưởng (Ký, ghi họ tên) 85 PS Nợ PS Có 1.246.702 1111 6421 6421 6411 6221 6271 6411 3344 3344 3343 3342 3342 3343 1.407.910 1.407.910 168.130 157.665 216.775 137.425 67.160 36.570 168.130 157.665 216.775 137.425 67.160 36.570 1.567.450 1.406.242 Cần Thơ,ngày 31/07/2013 Giám đốc (Ký, ghi họ tên) CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ SỔ CÁI Từ ngày 01/07/2013 đến ngày 31/07/2013 Tài khoản 334, 3383, 3384, 3389 Đvt: đồng Mã cấp 334 3383 3384 3389 Tên cấp Phải trả CNV Bảo hiển xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 22.195.884 116.857.364 136.857.364 42.195.884 15.036.502 16.918.160 18.809.400 16.927.742 2.898.781 3.257.798 3.527.067 3.164.050 1.246.702 1.407.910 1.567.450 1.406.242 4.3.5 Phân tích tổng quỹ lương của từng bộ phận trong tháng 7/2013 Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng quỹ lương của bộ phận quản lý là 24.213.462đ/tháng, tương đương với mức lương 8.071.154đ/người/tháng, đây là mức lương tương đối cao đối với người quản lý. Do đảm nhiệm chức năng điều hành chung toàn bộ hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho nên bộ phận quản lý ngoài tiền lương thực tế được hưởng còn được hưởng phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên và các khoản phụ cấp khác. Bên cạnh đó bộ phận chuyên môn nghiệp vụ đạt mức 3.158.633đ/người/tháng. Bộ phận này bao gồm thủ quỹ và kế toán, họ đảm nhiện chức năng ghi chép, phân loại sổ sách, thu chi cho các hoạt động của Công ty…Do chủ yếu làm việc trong môi trường an toàn nên tiền lương của bộ phận này chủ yếu là lương chính và các khoản phụ cấp chức vụ. Ngoài ra bộ phận kinh doanh đạt 2.060.547/người/tháng, bộ phận sản xuất đạt 2.740.000đ/người/tháng, bộ phận phân xưởng đạt2.254.309 đ/người/tháng. Với mức lương này người lao động còn gặp khó khăn nhiều trong chi tiêu hàng ngày. Còn bộ phận tài xế đạt 3.018.973đ/người/tháng, bộ phận bốc xếp đạt 3.481.275đ/người/tháng, hai bộ phận này chủ yếu là lao động phổ thông nhưng được hưởng với mức lương tương đối cao. Ngoài việc được hưởng phụ cấp thuộc quỹ lương thì nhóm công nhân này còn được hưởng phụ cấp độc hại, phụ cấp chuên cần… Nhìn chung tổng quỹ lương của Công ty trong tháng 7/2013 tương đối cao, đạt 129.029.070đ, tiền lương bình quân đồng/người/tháng là 3.487.272đ. 86 Bảng 4.4. Tổng quỹ lương từng bộ phận của Công ty trong tháng 7/2013 Chỉ tiêu Bộ phận quản lý Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ Bộ phận kinh doanh Bộ phận phân xưởng Bộ phận sản xuất Bộ phận tài xế Bộ phận bốc xếp Tổng cộng Số lượng lao động 3 5 8 5 5 7 15.793.163 24.484.374 13.700.000 15.780.165 21.132.808 2.740.000 2.254.309 3.018.973 4 37 (người) Tổng quỹ lương 24.213.462 13.925.098 129.029.070 (đồng) Tiền lương bình quân 8.071.154 3.158.633 3.060.547 (đồng/người/tháng) (Nguồn: Phòng tổ chức tài chính Công ty) 87 3.481.275 3.487.272 4.3.6 Phân tích tổng quý lương bình quân mỗi nhân viên trong từng bộ phận qua 3 năm 2010, 2011, 2012 Nhìn vào bảng số liệu bên dưới ta thấy tổng quý lương bình quân đồng/người/năm của bộ phận quản lý qua 3 năm đều đạt ở mức cao nhất trong tất cả các bộ phận. Cụ thể năm 2011 đạt 95.357.082đồng/ người/năm, tăng 1,8% so với năm 2010 và đến năm 2012 thì đạt 101.453.848đồng/người/năm, tăng 6.096.766đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,4%. Nguyên nhân dẫn đến tiền lương của bộ phận quản lý tăng là do Công ty thực hiện theo quy định mức tiền lương hiện hành của nhà nước, một phần do Công ty làm an có lãi nên cuối năm người lao động được hưởng thêm tiền thưởng và phụ cấp của Công ty. Bên cạnh đó các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, kinh doanh, sản xuất, phân xưởng, tài xế và bốc xếp cũng tăng mức tiền lương bình quân đồng/người/năm lên để phù hợp với thời buổi thị trường và đáp ứng đủ nhu cầu đời sống của người lao động. Tốc độ tăng tiền lương của từng bộ phận tương đối đều theo từng năm, tuy nhiên nếu so sánh tốc độ tăng tiền lương từng bộ phận qua 3 năm thì tốc độ tăng tiền lương của năm 2012 với năm 2011 cao hơn tốc độ tăng tiền lương năm 2011 so với năm 2010. 88 Bảng 4.5. Tổng quý lương bình quân mỗi nhân viên trong từng bộ phận qua 3 năm 2010, 2011, 2012 của Công ty Đvt: Đồng 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 2012/2011 Năm 2012 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Bộ phận quản lý 93.876.435 95.357.082 101.453.848 1.480.647 1,58 6.096.766 6,4 Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ 37.042.158 39.432.000 42.503.596 2.389.842 6,5 3.071.596 7,8 Bộ phận kinh doanh 35.011.132 36.468.040 39.576.564 1.456.908 4,16 3.108.524 8,5 Bộ phận sản xuất 33.197.665 35.987.132 38.980.231 2.789.467 8,3 2.993.099 8,4 Bộ phận phân xưởng 30.975.434 32.487.897 35.901.708 1.512.463 4,9 3.413.811 9,5 Bộ phận tài xế 34.002.341 36.912.354 39.075.516 2.163.162 5,7 2.910.013 8,6 Bộ phận bốc xếp 33.756.000 34.893.607 37.625.300 1.137.607 3,4 2.731.693 7,83 297.861.165 311.538.112 335.116.763 Tổng cộng (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty) 89 4.3.7 Phân tích biến động quỹ lương qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm năm 2012, 2013 Qua bảng số liệu ta có thể thấy quỹ lương thực hiện của Công ty tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 211,06trđ với tỷ lệ tăng 5,07% so với quỹ lương thực hiện năm 2010. Điều này cho thấy tiền lương của người lao động năm 2011 đựơc nâng lên nhiều so với năm 2010. Cụ thể tiền lương bình quân người/năm năm 2011 tăng 5,07trđ tương đương với tỷ lệ tăng 15,08% so với năm 2010. Có thể nói tiền lương của người lao động năm 2011 tăng tương đối nhiều so với tiền lương thực hiện năm 2010. Nguyên nhân của thu nhập tương đối cao đối với người lao động như trên chủ yếu là do Công ty thực hiện chế độ nâng lương cho cán bộ, công nhân viên hàng năm theo chế độ quy định hiện hành. Tương tự năm 2012 tăng 288,63trđ tương đương với tỷ lệ tăng 21,32% so với quỹ lương thực hiện năm 2011, điều này làm cho tiền lương bình quân người/năm của người lao động cũng tăng theo, cụ thể năm 2012 tăng 5,71trđ với tỷ lệ tăng 14,76%. Bên cạnh đó số lượng lao động của Công ty hầu như không thay đổi nhiều, cụ thể năm 2010 là 34 người, năm 2011 là 35 người, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 vẫn giữ ở mức 37 người. Công ty hầu như không tăng, giảm số lượng nhân viên, chủ yếu để giảm tối thiểu mức chi phí trong hiện tại. Đối với tổng quỹ lương thực hiện trong 6 tháng đầu năm năm 2013 tăng 129,5trđ với tỷ lệ tăng 17,31% so với quỹ lương thực hiện trong 6 tháng đầu năm năm 2012. Tương đương tiền lương bình quân người/năm cũng thăng 3,5trđ với tỷ lệ tăng 17,31%. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng tiền lương đều hàng năm như trên là do Công ty áp dụng chế độ nâng bậc lương, nâng mức lương cơ bản của cán bộ công nhân viên theo chế độ hiện hành của nhà nước. Cụ thể mức lương cơ bản của công nhân viên tăng đều từ tháng 5/2010 là 730.000đ/người/tháng, tháng 5/2011 là 830.000đ, tháng 5/2012 là 1.050.000đ, tháng 7/2013 là 1.150.000đ. 90 Bảng 4.6. Biến động quỹ lương qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm năm 2012, 2013 Chỉ tiêu Năm 2010 Tổng quỹ lương thực hiện 1.142,74 (triệu đồng) Số lượng lao động (người) Tiền lương bình quân (trđ/người/năm) Năm 2011 Năm 2012 Tháng 6/2012 1.353,8 1.642,43 Tháng 6/2013 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị Tỷ lệ % Chênh lệch Chênh lệch 6 tháng 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % 748,14 877,64 211,06 18,5 288,63 21,32 129,5 17,31 34 35 37 37 37 1 2,94 2 5,71 0 0 33,61 38,68 44,39 20,22 23,72 5,07 15,08 5,71 14,76 3,5 17,31 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty) 91 4.3.8 Phân tích biến động quỹ lương và thu nhập của người lao động thực tế so với kế hoạch qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm năm 2012, 2013 Qua bảng số liệu ta thấy quỹ lương theo kế hoạch tăng đều qua 3 năm. Nhưng khi so sánh giữa quỹ lương thực tế và kế hoạch thì khoảng cách giữa quỹ lương thực tế và kế hoạch tăng (giảm) qua các năm. Cụ thể năm 2010 quỹ lương thực tế giảm 57,26trđ tương ứng giảm 4,8% so với kế hoạch. Năm 2011 quỹ lương thực tế vượt mức kế hoạch 53,8trđ, tương ứng tăng 4,14% so với kế hoạch, và đến năm 2012 thì quỹ lương thực tế vẫn vượt mức kế hoạch đặt ra, cụ thể tăng 142,43trđ với tỷ lệ tăng 4,5% so với kế hoạch. Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thì quỹ lương thực tế vẫn tăng cao hơn so với quỹ lương kế hoạch. Cụ thể quỹ lương 6 tháng đầu năm 2012 tăng 8,14trđ với tỷ lệ tăng 1,1% so với kế hoạch và quỹ lương thực tế 6 tháng đầu năm năm 2013 tăng 77,64trđ với tỷ lệ tăng 9,71% so với kế hoạch. Nhìn chung quỹ lương thực tế của Công ty đều tăng so với kế hoạch, chỉ trừ năm 2010 thì quỹ lương thực tế chỉ thực hiện được 95,2% so với kế hoạch đề ra. Chứng tỏ Công ty ngày càng thực hiện tốt quỹ lương và luôn quan tâm đến người lao động nên quỹ lương thực tế hoàn thành vượt mức kế hoạch. Còn quỹ lương kế hoạch đề ra năm sau đều tăng so với năm trước cho thấy đối với lãnh đạo của Công ty đã tạo được niềm tin về HĐKD của mình, Công ty có kinh doanh tốt thì quỹ lương của người lao động mới cao được. Cùng với sự tăng (giảm) quỹ tiền lương thực tế so với kế hoạch qua các năm thì thu nhập bình quân người/tháng của thực tế giảm 0,22trđ năm 2010, tăng 0,3trđ năm 2011, tăng 0,3trđ năm 2012 so với kế hoạch. Bên cạnh đó thu nhập bình quân người/tháng của 6 tháng đầu năm năm 2012 và 6 tháng đầu năm năm 2013 cũng tăng theo. Cụ thể thu nhập bình quân người/tháng của 6 tháng đầu năm năm 2012 tăng 0,44trđ với tỷ lệ tăng 1,2%, 6 tháng đầu năm năm 2013 tăng 0,35trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 9,72% so với kế hoạch. Qua sự biến động thực tế so với kế hoạch của thu nhập bình quân người/tháng trên ta có thể nói Công ty đã làm tốt công việc, đảm bảo mức sống, thu nhập cho người lao động và mức thu nhập hiện tại của Công ty là tương đối tốt so với kế hoạch. Đây sẽ là động lực khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn, gắn bó với Công ty hơn. 92 Bảng 4.7. Biến động quỹ lương thực tế so với kế hoạch qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm năm 2012, 2013 Năm 2010 Chỉ tiêu Tổng quỹ lương (trđ) Số lượng lao động (người) Thu nhập bình quân (trđ/người/tháng) Năm 2011 Năm 2012 6 tháng năm 2012 6 tháng năm 2013 Kế C/L Tỷ lệ Kế Thực C/L Tỷ lệ Kế C/L Tỷ lệ Kế Thực C/L Tỷ lệ Kế Thực C/L Tỷ lệ Thực tế Thực tế hoạch giá trị % hoạch tế giá trị % hoạch giá trị % hoạch tế giá trị % hoạch tế giá trị % 1.200 1.142,74 (57,26) 33 3,03 34 1 (4,8) 1.300 1.353,8 53,8 4,14 1.500 1.642,43 142,43 4,5 740 748,14 8,14 1,1 800 877,64 77,64 9,71 3,03 34 35 1 2,94 37 37 0 0 37 37 0 0 37 37 0 0 2,81 (0,22) (7,26) 3,19 3,22 0,3 9,4 3,4 3,7 0,3 8,82 3,33 3,37 0,04 1,2 3,6 3,95 0,35 9,72 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty) 93 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ 5.1 NHẬN XÉT Ưu điểm - Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty chặt chẽ, hoàn chỉnh, được bố trí khoa học, hợp lý và công việc được phân công theo từng phần hành cụ thể, rõ ràng nên công việc không bị chồng chéo. Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ luôn hoàn thành tốt công tác kế toán tại đơn vị. Đặc biệt là công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty theo hình thức “nhật kí chung”. - Công ty thực hiện hình thức kế toán độc lập, tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức “Nhật kí chung” phù hợp với đặc điểm tình hình và quy mô kinh doanh của Công ty. - Trong Công ty ngoài tiền lương được hưởng theo số lượng và chất lượng lao động. Người lao động còn được hưởng thu nhập từ các quỹ BHXH, BHYT, BHTN khi ốm, thai sản, tai nạn mất sức lao động, thất nghiệp... - Chi phí tiền lương tăng đều từ năm 2010 đến nay và xu hướng này vẫn tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới. Tiền lương bình quân tăng hàng năm trong khi số lượng lao động thay đổi không đáng kể làm tổng tiền lương tăng lên. Do chính sách trả lương theo thời gian và tăng mức lương cơ bản theo đúng quy định của nhà nước nên đời sống vật chất của người lao động ngày càng được cải thiện rõ rệt, giúp họ gắn bó lâu dài với Công ty. - Công ty luôn hoạt động theo luật doanh nghiệp của Nhà nước và thực hiên đúng theo quyết định 15/2006 của bộ tài chính về tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động. Thực hiện đầy đủ các chính sách nhà nước, luôn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức, sắp xếp theo kiểu trực tuyến. Do đó, việc chỉ đạo, điều hành từ cấp trên xuống cấp dưới được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Nên không tạo khoảng cách giữa nhân viên và lãnh đạo. Chính điều đó đã tạo cho Công ty một cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt phù hợp với quy mô của Công ty. 94 - Ý thức chấp hành kỹ luật của nhân viên được củng cố và nâng cao. Đây là động lực thúc đẩy công nhân viên tăng năng suất lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần làm tăng doanh thu cho Công ty. Nhược điểm - Sự luân chuyển nhân sự vẫn còn nhiều khó khăn là do nguồn nhân lực vẫn còn thiếu. Hơn nữa khi bố trí nhân sự không hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. Do đó cần quan tâm hơn nữa việc tổ chức, bố trí nhân sự cho phù hợp hơn. - Chính sách tăng lương còn hạn chế, chính sách xét thưởng chưa được chú ý nhiều, Công ty lại dựa vào bảng chấm công hàng ngày để tính lương, thưởng nên chưa khuyến khích người lao động làm việc nhiệt tình, chưa khơi dậy hết nguồn năng lực của người lao động. - Chưa đưa ra mức phụ cấp cụ thể để công nhân viên cố gắng làm việc, tạo thêm nguồn thu nhập cho Công ty và cho bản thân người lao động. 5.2 GIẢI PHÁP - Nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động bằng các khóa đào tạo ngắn hạn tại Công ty hay các cơ sở dạy nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn. - Cần có các chính sách hỗ trợ hợp lý cho người lao động như chế độ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh định kỳ, tham gia dã ngoại nhân các ngày lễ tết lớn trong năm - Cần trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra trong quá trình sản xuất, đặc biệt là các phân xưởng sản xuất cần bố trí thêm hệ thống thông gió, hút bụi và khí độc…đảm bảo sức khỏe cho người lao động. - Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, hình thức này đơn giản, dễ tính toán nhưng nó mang tính bình quân, không gắn chặt tiền lương với kết quả lao động, không khuyến khích công nhân viên tích cực trong lao động. Cho nên Công ty cần áp dụng song song hai hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm để khuyến khích công nhân viên nâng cao ý thức trong công việc, đưa lại hiệu quả cao trong sản xuất. - Công ty cần quy ra mức thưởng, phạt chính đáng đối với người lao động. Đưa cụ thể các mức hệ số lương, thưởng, phụ cấp và các chính sách ngoài lương cho người lao động như phụ cấp tiền điện thoại, đi lại, khám chữa bệnh định kỳ…, không nên chỉ tính lương theo thời gian, như vậy sẽ làm cho 95 công nhân thụ động hơn trong công việc. Ngoài ra cần có mức thưởng đối với nhân viên kinh doanh, nhân viên tiêp thị…tìm kiếm được nhiều thị trường mới, hoạt động mạnh, đua lợi nhuận của Công ty đi lên. - Các nhà quản lý và người làm công tác kế toán lao động tiền lương của Công ty phải không ngừng nghiên cứu chế độ, chính sách của nhà nước về công tác tiền lương và các khoản trích theo lương để áp dụng vào Công ty một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với tình hình HĐKD của Công ty. 96 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Công ty cổ phần VINAFOR Cần Thơ sản xuất và cung cấp các vật liệu xây dựng, đồ dùng trang trí nội, ngoại thất do đó Công ty đã chọn lọc và phân khúc thị trường mục tiêu cho sản phẩm kinh doanh một cách rõ ràng, bên cạnh đó Công ty đã tạo được uy tín, ấn tượng tốt với khách hành và đã thiết lập được mối quan hệ gắn bó với một số khách hàng có tiềm lực. Tiền lương là một trong những vấn đề khá quan trọng trong việc tính chi phí giá thành của Công ty như kết quả HĐKD của Công ty. Do đó bộ phận quản lý tiền lương cần phải quan tâm tìm ra cách tính lương, thưởng chính xác đối với thực lực của công nhân viên. Ngoài ra tiền lương còn là thu nhập chủ yếu của người lao động nhằm duy trì và nâng cao đời sống cho họ cũng như gia đình. Do đó Ban Giám Đốc phải tính toán trả lương, thưởng, phụ cấp như thế nào để người lao động cảm thấy xứng đáng và hài lòng với công sức mà mình bỏ ra Công ty cần có chính sách đánh giá hiệu quả công việc chính xác hơn nhằm tạo ra sự công bằng giữa các lực lượng lao động. Với lực lượng lao động ổn định, doanh thu tăng hàng năm, tiền lương bình quân và năng suất lao động tăng là một tín hiệu tố đối với Công ty. Thái độ làm việc của các phòng ban khác nhau, cần có những buổi giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau,…góp phần tạo sự gần gũi và thân thiện giữa các phòng ban. 6.2 KIẾN NGHỊ - Đối với cơ quan chức năng: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hang. Để giảm rủi ro và gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn nên hiện nhiều ngân hàng cũng hạn chế cho doanh nghiêp vay vốn hoặc chỉ cho vay với hạn mức nhất định. Trước thực tế này nhiều cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng đã hạn chế tối đa việc cho khách hàng nợ nhằm bảo toàn nguồn vốn. Đứng trước tình hình đó các cơ quan chức năng cần có những chính sách ưu đãi như cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay. 97 Các ngân hàng cần giảm lãi suất để những người dân có nhu cầu xây dựng nhà cửa tiếp cận nguồn vốn vay dễ hơn, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Chính phủ cần có sự điều tiết chính sách vĩ mô để nền kinh tế sớm được phục hồi, giảm lạm phát, giảm chi phí đầu vào, mở rộng đầu ra cho Công ty, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Kim Dung, (2010), Quản trị nguồn nhân lực: nhà xuất bản tổng hợp TP.Hồ Chí Minh. 2. Bộ lao động thương binh và xã hội, (1996), Kế toán lao động và tiền lương: Nhà xuất bản Hà Nội 3. Võ Văn Nhị, (2008), Giáo trình bài giảng kế toán tài chính, tủ sách Đại học Cần Thơ 4. Các quy định của pháp luật về lao động và tiền lương 5. Các trang web http://digital.lrc.ctu.edu.vn/digital/ www.doangnghiep24g.com.vn 99 PHỤ LỤC 100 CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận: Ban Giám đốc + Phòng Kế toán - Tháng 7 năm 2013 Đvt: đồng Số ngày trong tháng Số TT Họ và Tên 01 01 03 04 05 06 07 08 Lê Uy Vũ Phạm T. Hồng Thắm Phạm Hữu Tâm Huỳnh Thanh Thủy Nguyễn. T. Kiều Oanh Nguyễn Thi Linh Nguyễn Thị Hải Yến Hoàng Thị Nhung Ký hiệu: Làm việc Nghỉ phép Nghỉ ốm Công tác, nghỉ lễ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 X P Ô L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x p x x x x x x x p x x x x x x x x x x x x x p x x x x x p x x x x x x x x p x x x x x x x x x x x x p x x x x x x x x x Hội họp, học Thai sản Nghỉ việc riêng không lương Con ốm mẹ nghỉ x x x x x x p x x x x x x x x x H TS Ro Co x x x x x x p x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x ro x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Người chấp công (Ký, họ tên) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x ro x x x x x x x x x x x x x x x x x x p x P.T Nội vụ (Ký, họ tên) x x x x x x x x x x x x x x x x Quy ra công trả lương Lương Làm Nghỉ T.gian thêm CN phép 26 1p 24 1p+2ro 26 1p 27 25 2p 27 23 4p 27 Cần Thơ, ngày 31/7/2013 Tổng giám đốc (Ký, đóng dấu, họ tên) CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận: Phòng Kinh doanh - Tháng 7 năm 2013 Đvt: đồng Số ngày trong tháng Số TT Họ và Tên 01 01 03 04 05 06 07 Lê Văn Tiến Trần Minh Tuấn Võ Bích Phượng Nguyễn Thị Kim Anh Lâm Ẳn Tâm Nguyễn. T. Thanh Tuyền Nguyễn Chí Toàn Ký hiệu: Làm việc Nghỉ phép Nghỉ ốm Công tác, nghỉ lễ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 X P Ô L x x x x x x x x x p x x x x x x x x x p x x x x x p x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x p x x x x x x x x Hội họp, học Thai sản Nghỉ việc riêng không lương Con ốm mẹ nghỉ x x x x x p x x x x x x p x H TS Ro Co x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Người chấp công (Ký, họ tên) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x P.T Nội vụ (Ký, họ tên) x x x x x x x x x x x x x x Quy ra công trả lương Lương Làm Nghỉ T.gian thêm CN phép 27 27 26 1p 27 26 1p 23 4p 27 Cần Thơ, ngày 31/7/2013 Tổng giám đốc (Ký, đóng dấu, họ tên) CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận: Xưởng sản xuất Lưới B40 - Kẽm gai - Tháng 7 năm 2013 Đvt: đồng Số ngày trong tháng Số TT Họ và Tên 01 01 03 04 05 Nguyễn P Thanh Tuyền Nguyễn Thành Danh Phạm Hoài Nam Trần Quốc Bảo Đỗ Ngọc Quyền Ký hiệu: Làm việc Nghỉ phép Nghỉ ốm Công tác, nghỉ lễ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 X P Ô L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x p x x x x x x x x x x x x x x x x x Hội họp, học Thai sản Nghỉ việc riêng không lương Con ốm mẹ nghỉ x x x x x x x x x x H TS Ro Co x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Người chấp công (Ký, họ tên) x x x p x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x P.T Nội vụ (Ký, họ tên) x x x x x x x x x x Quy ra công trả lương Lương Làm Nghỉ T.gian thêm CN phép 27 27 26 1p 26 1p 27 Cần Thơ, ngày 31/7/2013 Tổng giám đốc (Ký, đóng dấu, họ tên) CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận: Bãi VLXD - Tháng 7 năm 2013 Đvt: đồng Số TT 01 01 03 04 05 Số ngày trong tháng Họ và Tên Lê Phước Thuấn Nguyễn Hoàng Quân Võ Minh Trí Nguyễn Văn Le Đặng Hồng Thiện x x x x x Quy ra công trả lương Lương Làm Nghỉ 30 31 T.gian thêm CN phép x x 27 1 x x 27 x x 26 1ro x x 27 x x 26 1 1ro P.T Nội vụ (Ký, họ tên) Cần Thơ, ngày 31/7/2013 Tổng giám đốc (Ký, đóng dấu, họ tên) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 x x x x x x x ro x x x x x x x x x x x x x x x x ro x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Ký hiệu: Làm việc X Hội họp, học H Người chấp công Nghỉ phép P Thai sản TS (Ký, họ tên) Nghỉ ốm Ô Nghỉ việc riêng không lương Ro Công tác, nghỉ lễ L Con ốm mẹ nghỉ Co Ghi chú: Làm ngoài giờ 12/07/2013 Từ 17h đến 18h (Cuốc ban đường) gồm có Võ Minh Trí và Đặng Hồng Thiện. làm việc 1h 13/07/2013 Từ 11h đến 13h (Giao hang) gồm có Nguyễn Hoàng Quân và Đặng Hồng Thiện. làm việc 2h x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận: Tài xế - Tháng 7 năm 2013 Đvt: đồng Số TT 01 01 03 04 05 06 07 Số ngày trong tháng Họ và Tên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Phan Thanh Tuyền Phạm Văn Tiến Quách Văn Tính Đoàn Trọng Thể Nguyễn Thanh Thu Mai Văn Minh Lê Ngọc Chúc Ký hiệu: Làm việc Nghỉ phép Nghỉ ốm Công tác, nghỉ lễ X P Ô L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x p x x x x x p x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Hội họp, học Thai sản Nghỉ việc riêng không lương Con ốm mẹ nghỉ x x x x x x x x x x x x x x H TS Ro Co x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Người chấp công (Ký, họ tên) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x P.T Nội vụ (Ký, họ tên) x x x x x x x x x x x x x x Quy ra công trả lương Lương Làm Nghỉ T.gian thêm CN phép 26 1p 27 26 1p 27 27 27 27 Cần Thơ, ngày 31/7/2013 Tổng giám đốc (Ký, đóng dấu, họ tên) CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận: Bốc xếp - Tháng 7 năm 2013 Đvt: đồng Số ngày trong tháng Số TT Họ và Tên 01 01 03 04 Huỳnh Công Luận Đặng Văn Hột Bùi Thanh Phong Nguyễn Hồng Vũ Ký hiệu: Làm việc Nghỉ phép Nghỉ ốm Công tác, nghỉ lễ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 X P Ô L x x x x x x ro x x p x x x x x x x x x x x x x x ro x x x x x x x x x x x Hội họp, học Thai sản Nghỉ việc riêng không lương Con ốm mẹ nghỉ x x x x x x x p H TS Ro Co x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Quy ra công trả lương Lương Làm Nghỉ 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 T.gian thêm CN phép x x x x x x x x p x 25 1p ro x x x x x x x x x 24 1p+2ro ô ô ô ô ô ô ô ô ô ô 16 ro x x x x x x x x x 25 1p+1ro Người chấp công (Ký, họ tên) P.T Nội vụ (Ký, họ tên) Cần Thơ, ngày 31/7/2013 Tổng giám đốc (Ký, đóng dấu, họ tên) CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢNG LƯƠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ - CHUYÊN MÔN THÁNG 7 NĂM 2013 Đvt: đồng Số TT Họ và Tên Chức vụ Hệ số 1 2 3 4 KHỐI CÁN BỘ QUẢN LÝ 01 Lê Uy Vũ TGĐ 02 Phạm Thị Hồng Thắm P. TGĐ 03 Phạm Hữu Tâm PT. NVụ KHỐI CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ 04 Hoàng Thị Nhung P.KTT 05 Huỳnh Thanh Thủy Thủ quỹ 06 Nguyễn Thị Linh KT 07 Nguyễn T. Kiều Oanh KT 08 Nguyễn. T. Hải Yến KT TỔNG CỘNG 5,98 5,32 3,32 2,34 3,89 2,65 2,18 2,65 28,33 Lương khoán 5 23.850.000 11.700.000 7.200.000 4.950.000 14.700.000 3.500.000 3.000.000 3.000.000 2.700.000 2.500.000 38.550.000 Ngày công, trong Tổng tiền lương thu nhập nhận được chia đó ra trong quỹ lương Làm Phép Chủ Lương chính Lương Làm Phụ cấp việc năm nhật HS*1.150.000 CN thêm 6 7 8 9 10 11 12 26 24 26 27 27 27 25 23 205 1 1 1 2 4 9 0 16.813.000 7.400.462 6.877.000 5.273.000 6.118.000 805.077 3.818.000 1.322.385 15.766.500 26.663 2.691.000 943.615 4.473.500 (1.358.115) 3.047.500 67.885 2.507.000 296.846 3.047.500 (451.346) 32.579.500 7.427.124 0 0 0 Tổng cộng 13 Tạm ứng 14 0 24.213.462 12.150.000 6.923.077 5.140.385 0 15.793.163 3.634.615 3.115.385 3.643.163 2.803.846 2.596.154 0 40.006.624 Các khoản phải nộp theo quy định chia ra BHXH BHYT BHTN (7%) (1,5%) (1%) 15 16 17 3.000.000 1.176.910 1.000.000 481.390 1.000.000 428.260 1.000.000 267.260 2.500.000 1.103.655 500.000 188.370 500.000 313.145 500.000 213.325 500.000 174.490 500.000 213.325 5.500.000 2.280.565 Tiền lương và phụ cấp được lĩnh Ký Tiền nhận 18 19 252.195 168.130 19.616.227 103.155 68.770 10.496.685 91.770 61.180 5.341.867 57.270 38.180 3.777.657 236.498 157.665 11.795.345 40.365 26.910 2.878.970 67.103 44.735 2.190.402 45.713 30.475 2.853.650 37.605 25.070 2.065.681 45.713 30.475 1.806.641 488.693 325.795 31.411.572 Cần Thơ, ngày 31/7/2013 TỔNG GIÁM ĐỐC Cộng lương: 40.006.624 - Lương chính: 29.746.500 - Phụ cấp: 7.427.124 - Lương CN: 0 - Tạm ứng kỳ I: 5.500.000 Chi kỳ II: 31.411.572 P.TỔNG GĐ - KTT LẬP BIỂU CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢNG LƯƠNG KINH DOANH - SẢN XUẤT THÁNG 7 NĂM 2013 Đvt: đồng Số TT Họ và Tên Chức vụ Hệ số Lương khoán 1 2 3 4 5 KHỐI KINH DOANH 09 Lê Văn Tiến 10 Trần Minh Tuấn 11 Nguyễn Chí Toàn 12 Võ Bích Phượng 13 Nguyễn Thị Kim Anh 14 Lâm Ẳn Tâm 15 Nguyễn.T. Thanh Tuyền 16 Phạm Minh Thông KHỐI SẢN XUẤT 17 Nguyễn P Thanh Tuyền 18 Nguyễn Thành Danh 19 Phạm Hoài Nam 20 Trần Quốc Bảo 21 Đỗ Ngọc Quyền TỔNG CỘNG GĐKD PGĐKD NVTT NVKD NVKD NVBH NVTT NVTT QĐ Thủ kho CN XBT CNSX CNSX 24.400.000 4,51 4.950.000 2,65 4.050.000 2,18 2.800.000 2,18 2.700.000 2,65 2.500.000 2,34 2.600.000 2,34 2.400.000 1,8 2.400.000 13.000.000 2,31 3.100.000 3,7 2.700.000 1,96 2.600.000 2,31 2.300.000 1,67 2.300.000 32,60 37.400.000 Ngày công, trong Tổng tiền lương thu nhập nhận được chia ra đó trong quỹ lương Làm Phép Chủ Lương chính Lương Làm Phụ cấp việc năm nhật HS*1.150.000 CN thêm 6 7 8 9 10 11 12 27 27 27 26 27 26 23 0 27 27 26 26 27 316 1 1 4 1 1 8 0 23.567.500 5.186.500 3.047.500 2.606.000 2.607.000 3.047.500 2.691.000 2.691.000 2.890.000 13.742.500 2.656.500 4.256.000 2.254.000 2.656.500 1.920.500 37.310.000 665.767 (46.115) 753.269 1.446.775 296.846 (451.346) 9.000 547.338 (1.890.000) (242.500) 562.731 (1.451.154) 446.000 (268.038) 467.962 423.267 - Lương chính: - Lương CN: Chi kỳ II: 37.310.000 0 28.319.014 13 Tạm ứng 14 251.080 24.484.347 5.140.385 3.800.769 3.953.775 2.803.846 2.596.154 2.700.000 3.238.338 251.080 251.080 200.000 13.700.000 3.219.231 2.803.846 2.700.000 200.000 2.588.462 2.388.462 451.080 38.184.347 TỔNG GIÁM ĐỐC Cộng lương: 38.184.347 - Phụ cấp: 423.267 - Tạm ứng kỳ I: 6.500.000 Tổng cộng Các khoản phải nộp theo quy định Tiền lương và phụ cấp chia ra được lĩnh BHXH BHYT BHTN Ký Tiền (7%) (1,5%) (1%) nhận 15 16 17 18 19 4.000.000 1.517.425 325.163 1.000.000 363.055 77.798 1.000.000 213.325 45.713 500.000 175.490 37.605 500.000 175.490 37.605 500.000 213.325 45.713 188.370 40.365 500.000 188.370 40.365 2.500.000 961.975 206.138 500.000 185.955 39.848 500.000 297.850 63.825 500.000 157.780 33.810 500.000 185.955 39.848 500.000 134.435 28.808 6.500.000 2.479.400 531.300 P.TỔNG GĐ - KTT 216.775 51.865 30.475 25.070 25.070 30.475 26.910 26.910 18.424.984 3.647.667 2.511.257 3.215.610 2.065.681 1.806.641 2.444.355 2.482.693 251.080 137.425 9.894.463 26.565 2.466.863 42.550 1.899.621 22.540 1.987.870 26.565 1.836.094 19.205 1.706.014 354.200 28.319.014 Cần Thơ, ngày 31/7/2013 LẬP BIỂU CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ BẢNG LƯƠNG BÃI VLXD THÁNG 7 NĂM 2013 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đvt: đồng Số TT Họ và Tên Chức vụ Hệ số Lương khoán 1 2 3 4 5 BÃI VẬT LIỆU XÂY DỰNG 22 Lê Phước Thuấn T Kho 23 Nguyễn Hoàng Quân P kho 24 Võ Minh Trí Lái xe 25 Nguyễn Văn Le Lái xe 26 Đặng Hồng Thiện Công nhân TỔNG CỘNG Ngày công, trong Tổng tiền lương thu nhập nhận được chia ra đó trong quỹ lương Làm Phép Chủ Lương chính Lương Làm Phụ cấp việc năm nhật HS*1.150.000 CN thêm 6 7 8 9 10 11 12 13.800.000 3.85 3.300.000 27 1.99 2.700.000 27 2.800.000 26 2.700.000 27 2.300.000 26 5.84 13.800.000 133 1 0 1 2 6.716.000 4.427.500 2.288.500 6.716.000 8.471.261 1.000.577) 1.567.992 2.800.000 2.803.846 2.300.000 8.471.261 - Lương chính: - Lương CN: Chi kỳ II: 6.716.000 437.529 12.618.095 Tạm ứng 13 14 437.529 108.894 15.780.165 2.500.000 260.606 3.687.532 500.000 38.942 3.895.434 500.000 20.192 2.820.192 500.000 2.803.846 500.000 176.923 49.760 2.526.680 500.000 437.529 108.894 15.780.165 2.500.000 TỔNG GIÁM ĐỐC Cộng lương: 15.780.165 - Phụ cấp: 8.471.261 - Tạm ứng kỳ I: 2.500.000 Tổng cộng Các khoản phải nộp theo quy định Tiền lương và phụ cấp chia ra được lĩnh BHXH BHYT BHTN Ký Tiền (7%) (1,5%) (1%) nhận 15 16 17 18 19 470.120 309.925 160.195 _ _ _ 470.120 P.TỔNG GĐ - KTT 100.740 66.413 34.328 _ _ _ 100.740 67.160 44.275 22.885 _ _ _ 67.160 12.642.145 2.775.157 3.178.027 2.320.192 2.303.846 2.026.680 12.618.095 Cần Thơ, ngày 31/7/2013 LẬP BIỂU CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ 386 CMT8, P.An Thới, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ BẢNG LƯƠNG TÀI XẾ - BỐC XẾP THÁNG 7 NĂM 2013 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đvt: đồng Số TT Họ và Tên Chức vụ Hệ số Lương khoán 1 2 3 4 5 TÀI XẾ 27 Phan Thanh Tuyền 28 Phạm Văn Tiến 29 Quách Văn Tính 30 Đoàn Trọng Thể 31 Nguyễn Thanh Thu 32 Lê Ngọc Chúc 33 Mai Văn Minh BỐC XẾP 34 Huỳnh Công Luận 35 Đặng Văn Hột 36 Bùi Thanh Phong 37 Nguyễn Hồng Vũ TỔNG CỘNG Tài xế Tài xế Tài xế Tài xế Tài xế Tài xế Tài xế Bốc xếp Bốc xếp Bốc xếp Bốc xếp Ngày công, trong Tổng tiền lương thu nhập nhận được chia ra đó trong quỹ lương Làm Phép Chủ Lương chính Lương Làm Phụ cấp việc năm nhật HS*1.150.000 CN thêm 6 7 8 9 10 11 12 19.732.088 2.802.730 26 2.778.210 27 2.397.480 26 2.818.780 27 2.863.765 27 3.214.668 27 2.856.455 27 13.125.099 1,18 3.763.806 25 1,0 3.499.211 24 1,0 2.274.052 16 3.588.030 25 32.857.187 277 1 1 1 1 1 1 5 1 11.394.454 1.319.980 1.682.750 1.359.210 1.619.000 1.319.980 1.277.500 1.359.210 1.659.750 1.398.440 1.665.325 1.527.668 1.887.000 1.527.668 1.603.400 1.453.055 6.545.030 7.380.068 2.357.000 2.606.806 1.160.000 2.549.211 1.160.000 1.324.052 2.888.030 900.000 17.939.575 17.117.611 0 TỔNG GIÁM ĐỐC Cộng lương: 35.057.186 - Phụ cấp: 17.117.611 - Tạm ứng kỳ I: 5.500.000 - Lương chính: - Lương CN: Chi kỳ II: 17.939.575 0 29.209.711 Tổng cộng Tạm ứng 13 14 21.132.088 3.500.000 3.002.730 500.000 2.978.210 500.000 2.597.480 500.000 3.018.780 21.891.015 3.063.765 3.110.527 3.414.668 500.000 3.056.455 500.000 13.925.098 2.000.000 3.963.806 500.000 3.699.211 500.000 2.474.052 500.000 3.788.030 500.000 0 35.057.186 5.500.000 Các khoản phải nộp theo quy định Tiền lương và phụ cấp chia ra được lĩnh BHXH BHYT BHTN Ký Tiền (7%) (1,5%) (1%) nhận 15 16 17 18 19 0 _ _ _ _ _ _ _ 255.990 94.990 80.500 80.500 0 _ _ _ _ _ _ _ 54.855 20.355 17.250 17.250 0 _ _ _ _ _ _ _ 36.570 13.570 11.500 11.500 255.990 54.855 36.570 P.TỔNG GĐ - KTT 17.632.088 2.502.730 2.478.210 2.097.480 2.518.780 2.563.765 2.914.668 2.556.455 11.577.683 3.334.891 3.089.961 1.864.802 3.288.030 29.209.771 Cần Thơ, ngày 31/7/2013 LẬP BIỂU [...]... các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương tại Công ty - Phân tích tổng quát về tình hình lao động, tiền lương và khoản phải trích theo lương - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công. .. một phần quan trọng không thể thiếu để giúp cho doanh nghiệp làm tốt công tác tiền lương cho người lao động Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiền lương cho nên em chọn đề tài 1 Phân tích biến động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích biến động tiền lương và các. .. nhập của người công nhân viên và lao động thuê ngoài Tài khoản 334 có kết cấu như sau: - Bên Nợ: + Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho công nhân viên + Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên - Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác còn phải trả, phải chi cho công nhân viên... thành tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp, trong đó chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ b Các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương của người lao động áp dụng từ 01/01/2012 theo quy định bao gồm 4 khoản trích: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 5 Căn cứ để trích các khoản này là dựa vào... lương, và các khoản trích theo lương đúng chế độ - Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương, đề xuất biện pháp để khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng 18 năng suất lao động, ngăn ngừa những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương. .. lao động, tiền lương trợ cấp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và việc sử dụng các quỹ này - Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo từng đối tượng Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương, ... phí tiền lương tại Công ty Cổ Phần thủy sản CAFATEX”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ Đề tài này phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh để xác định hiệu quả quản lý và sử dụng lao động tại Công ty để xác định cơ chế hình thành tiền lương của người lao động và xem xét hình thức trả lương này có thực sự phù hợp với Công ty Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương nhằm... toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng không nằm ngoài qui luật này Tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian lao động, đến chất lượng và kết quả lao động mặt khác góp phần tính đúng tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm, hay chi phí của hoạt động Vì vậy kế toán tiền lương. .. công tác kế toán tiền lương tại Công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu về lĩnh vực kế toán tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương được thu thập tại Công ty cổ phần VINAFOR Cần Thơ 1.3.2 Thời gian Số liệu được thu thập thực tế tại Công ty từ quí 1 năm 2010 đến nay 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Phân tích kế toán tiền lương và các nhân tố ảnh... các sổ chi tiết tài khoản 334, 338 và các tài khoản có liên quan, kết hợp với việc thanh toán tiền lương và các khoản về trợ cấp bảo hiểm cho cán bộ, công nhân viên 2.1.2.5 Tài khoản sử dụng a Tài khoản 334 Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác ... làm tốt công tác tiền lương cho người lao động Nhận thức tầm quan trọng kế toán tiền lương em chọn đề tài Phân tích biến động tiền lương khoản trích theo lương Công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ ... Mục tiêu chung Phân tích biến động tiền lương khoản trích theo lương Công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ Trên sở tìm giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý tiền lương Công ty 1.2.2 Mục tiêu... ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -o0o - NGUYỄN THỊ HƯƠNG MSSV: LT11206 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR CẦN THƠ LUẬN

Ngày đăng: 08/10/2015, 23:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan