1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Xây dựng chính sách hội tụ ngành: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế

132 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 4,33 MB
File đính kèm Chinh sach hoi tu nganh.rar (4 MB)

Nội dung

Hội tụ ngành, hiện tượng doanh nghiệp cùng ngành hoặc trong các ngành có liên quan quần tụ về mặt địa lý, đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử hoạt động sản xuất của loài ngoài. Tuy vậy, chỉ từ khi khoa học nghiên cứu hội tụ ngành và làm rõ những lợi ích của nó thì Nhà nước mới bắt đầu quan tâm tới việc sử dụng chính sách hội tụ ngành để thúc đẩy hội tụ ngành hơn nữa, làm lợi cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Mục đích chính của nghiên cứu này là cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho Việt Nam xây dựng chính sách hội tụ ngành. Nội dung của cuốn sách này bao gồm ba phần. Phần Một hệ thống hóa các cơ sở lý luận giúp hiểu rõ ràng và chính xác hơn về hội tụ ngành và chính sách hội tụ ngành, cung cấp cơ sở khoa học để giúp Việt Nam xây dựng chính sách hội tụ ngành. Phần Hai và Phần Ba cung cấp cơ sở thực tiễn cho xây dựng chính sách hội tụ ngành ở Việt Nam. Phần Hai giới thiệu các kinh nghiệm quốc tế, vừa giúp minh họa các lý luận ở phần trên, vừa giúp bổ sung thông tin cho cơ sở lý luận, khắc phục những hạn chế mà lý luận cô đọng và khô khan không đề cập đến. Ở Phần Ba, các tác giả chỉ ra những đòi hỏi thực tiễn ở Việt Nam cần có chính sách hội tụ ngành và nêu kiến nghị đối với công tác xây dựng chính sách hội tụ ngành ở Việt Nam.

Trang 2

NGUYỄN BÌNH GIANG, PHẠM THỊ THANH HỒNG

Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th­ viÖn Quèc gia ViÖt Nam

X©y dùng chÝnh s¸ch héi tô ngµnh - C¬ së lý luËn vµ kinh nghiÖm quèc tÕ : S¸ch chuyªn kh¶o / NguyÔn B×nh Giang, Ph¹m ThÞ Thanh Hång (ch.b.), L¹i L©m Anh - H : B¸ch khoa Hµ Néi, 2015

- 260tr : h×nh vÏ, b¶ng biÓu ; 21cm Th­ môc: tr 233

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Hội tụ ngành, hiện tượng doanh nghiệp cùng ngành hoặc trong các

ngành có liên quan quần tụ về mặt địa lý, đã xuất hiện từ lâu trong

lịch sử hoạt động sản xuất của loài người Tuy nhiên, chỉ từ khi khoa

học nghiên cứu hội tụ ngành và làm rõ những lợi ích của nó thì Nhà

nước mới bắt đầu quan tâm tới việc sử dụng chính sách hội tụ ngành

để thúc đẩy hội tụ ngành hơn nữa, làm lợi cho doanh nghiệp và cho

nền kinh tế

Mục đích chính của nghiên cứu này là cung cấp cơ sở lý luận và thực

tiễn cho Việt Nam xây dựng chính sách hội tụ ngành

Nội dung của cuốn sách này gồm ba phần:

Phần I hệ thống hóa các cơ sở lý luận giúp người đọc hiểu rõ ràng và

chính xác hơn về hội tụ ngành và chính sách hội tụ ngành, cung cấp

cơ sở khoa học để Việt Nam xây dựng chính sách hội tụ ngành

Phần II và Phần III cung cấp cơ sở thực tiễn cho xây dựng chính sách

hội tụ ngành ở Việt Nam Phần II giới thiệu các kinh nghiệm quốc tế,

vừa giúp minh họa các lý luận ở phần trên, vừa giúp bổ sung thông tin

cho cơ sở lý luận, khắc phục những hạn chế mà lý luận cô đọng và

khô khan không đề cập đến

Ở Phần III, các tác giả chỉ ra những đòi hỏi thực tiễn ở Việt Nam cần

có chính sách hội tụ ngành và nêu kiến nghị đối với công tác xây

dựng chính sách hội tụ ngành ở Việt Nam

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện cuốn sách này, tập thể tác

giả đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các đồng

nghiệp ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Trường Đại học

Bách Khoa Hà Nội

Chúng tôi trân trọng cảm ơn!

Các tác giả

TẬP THỂ TÁC GIẢ

NGUYỄN BÌNH GIANG: Tiến sĩ, Nghiên cứu viên chính, Viện

Kinh tế và Chính trị Thế giới – Đồng chủ biên

PHẠM THỊ THANH HỒNG: Tiến sĩ, Giảng viên chính, Viện Kinh

tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Đồng chủ biên

LẠI LÂM ANH: Tiến sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Kinh tế và Chính trị

Thế giới

NGUYỄN HỒNG BẮC: Thạc sĩ, Nghiên cứu viên chính, Viện Kinh

tế và Chính trị Thế giới

TRẦN THỊ LAN HƯƠNG: Tiến sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Nghiên

cứu châu Phi và Trung Đông

NGUYỄN NGỌC MẠNH: Tiến sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Nghiên

cứu châu Mỹ

LÊ THỊ ÁI LÂM: Tiến sĩ, Nghiên cứu viên chính, Viện Kinh tế và

Chính trị Thế giới

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

TẬP THỂ TÁC GIẢ 4

PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI TỤ NGÀNH 9

1.1 Lược sử tư tưởng về hội tụ ngành 9

1.2 Khái niệm và đặc trưng của hội tụ ngành 15

1.3 Phân biệt hội tụ ngành với một số khái niệm khác 22

Chương 2 VAI TRÒ CỦA HỘI TỤ NGÀNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NỀN KINH TẾ 28

2.1 Hội tụ ngành kích thích cạnh tranh 30

2.2 Hội tụ ngành và tản quyền của doanh nghiệp 37

2.3 Hội tụ ngành giúp tăng năng suất lao động và hiệu quả 43

Chương 3 VỀ CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH 50

3.1 Khái niệm chính sách hội tụ ngành 50

3.2 Mục tiêu chính sách 55

3.3 Một số mô hình phát triển khu hội tụ ngành 63

3.4 Công cụ thực hiện chính sách 69

PHẦN II KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HỘI TỤ NGÀNH VÀ CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH 75

Chương 4 HỘI TỤ NGÀNH VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CỤM LIÊN KẾT NGÀNH Ở MỘT SỐ NƯỚC TIÊN TIẾN 77

4.1 Hội tụ ngành và chính sách phát triển cụm liên kết ngành ở Mỹ 77

4.2 Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Liên minh châu Âu 92

4.3 Thúc đẩy liên kết doanh nghiệp – trường đại học 133

Chương 5 HỘI TỤ NGÀNH VÀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HỘI TỤ NGÀNH Ở MỘT SỐ NỀN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP MỚI VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á 139

5.1 Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Hàn Quốc 139 5.2 Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Đài Loan…150 5.3 Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Trung Quốc.158 5.4 Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Malaysia và Thái Lan 175

5.5 Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Ấn Độ 188

PHẦN III HỘI TỤ NGÀNH VÀ CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH Ở VIỆT NAM 196

Chương 6 HỘI TỤ NGÀNH Ở VIỆT NAM 199

6.1 Hội tụ ngành ở Việt Nam 200

6.2 Chính sách hội tụ ngành ở Việt Nam 207

Chương 7 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH Ở VIỆT NAM 220

7.1 Nguyên tắc 220

7.2 Các mục tiêu và biện pháp chính sách 222

TÀI LIỆU THAM KHẢO 233

Trang 5

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH

HỘI TỤ NGÀNH

Trang 6

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI TỤ NGÀNH

1.1 Lược sử tư tưởng về hội tụ ngành

1.1.1 Khoa học vùng

Các lý luận liên quan đến sự quần tụ của các doanh nghiệp vào một

khu vực địa lý nhất định đã xuất hiện từ lâu Đầu thế kỷ XIX, học giả

người Đức Von Thünen (1826/1866) đã đề cập đến sự tập trung đông

đúc dân cư vào một số đô thị, sự tập trung của các nhà máy vào một

số khu vực và sự gắn kết giữa các nhà máy Nghiên cứu của Von

Thünen được một số tác giả sau này tiếp thu và bổ sung mà tiêu biểu

là Weber (1909), Hotelling (1929), Christaller (1933), Lösch (1940),

Hoover (1948), Isard (1956, 1960, 1998, 2003)

Alfred Weber chỉ ra ba lực tác động chính ảnh hưởng đến việc lựa

chọn vị trí sản xuất của doanh nghiệp là chi phí vận tải, chi phí lao

động, tính kinh tế nhờ hội tụ Ông giải thích nguyên nhân chính của

việc các ngành có xu hướng hội tụ tại một khu vực bởi đó là vị trí

thuận lợi nhất để tối thiểu hóa các chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận

Edgar Hoover cho rằng, tính kinh tế nhờ hội tụ gồm ba loại Loại thứ

nhất là nhờ tập trung theo không gian như Marshall đã chỉ ra Loại thứ

hai là nhờ đô thị hóa, theo đó sự tập trung theo không gian của một

ngành làm cho kinh tế địa phương nơi đó phát triển và đô thị hóa gia

tăng Khi đô thị hóa gia tăng thì thị trường mở rộng dẫn tới điều kiện

thuận lợi cho các ngành khác tập trung theo và cứ như thế tiếp tục các

vòng thúc đẩy khác Loại thứ ba là lợi tức gia tăng theo quy mô, có được nhờ sự tập trung đông các yếu tố sản xuất chuyên ngành

Walter Isard đề cập đến tính kinh tế khi tập trung theo địa phương có thể có được khi các nhà máy có đặc điểm tương tự hoặc liên quan cùng quy tụ ở một địa phương nhất định Từ đó, ông đề xuất phương pháp phân tích theo tổ hợp công nghiệp (industrial complex) Nhà nghiên cứu quy hoạch đô thị Jane Jacobs đã phát hiện từ thực tế và khái quát thành lý luận về mối quan hệ giữa hội tụ đô thị và phát triển kinh tế Jacobs (1969) cho rằng, đô thị là nơi hội tụ dân cư, nên việc trao đổi ý tưởng, tri thức, sản phẩm nhiều hơn những nơi khác và điều này thúc đẩy tạo ra các công việc mới, thúc đẩy năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế

Bên cạnh các học giả và nhà nghiên cứu nói trên, còn có thể kể đến lý thuyết lựa chọn vị trí sản xuất của Hotelling (1909) Nếu Marshall tìm hiểu nguyên nhân hội tụ ngành từ động cơ tối thiểu hóa chi phí của doanh nghiệp, thì Harold Hotelling lại tìm hiểu nguyên nhân hội tụ ngành từ động cơ tối đa hóa doanh thu Ông xây dựng một mô hình toán để giải thích rằng, cạnh tranh để giành thị phần và tăng doanh thu giữa hai doanh nghiệp trong cùng ngành (giả định ngành chỉ có hai doanh nghiệp) rốt cục sẽ đạt trạng thái ổn định khi cả hai doanh nghiệp quy tụ lại một điểm Sau này, Sacob (1979) đã mở rộng mô hình của Hotelling Trong một ngành có nhiều doanh nghiệp đến mức giá cả không do doanh nghiệp nào chi phối thì giá mà người tiêu dùng

bỏ ra để mua hàng của một doanh nghiệp nào đó sẽ bằng giá bán cộng với chi phí giao thông (vận tải) đi lại để mua hàng Với mục đích tối

đa hóa doanh thu (tối đa hóa lợi nhuận), doanh nghiệp sẽ đi chọn vị trí

để giành được nhiều khách hàng nhất Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp theo đuổi hành vi như thế dẫn tới họ đều đóng ở cùng một nơi

Trang 7

1.1.2 Kinh tế học Tân Cổ điển

Đầu thế kỷ XX, Alfred Marshall (1919) đã đề cập đến các vùng công

nghiệp (industrial districts) ở Anh và đề cập đến tính kinh tế nhờ hội

tụ (economies of agglomeration) Marshall (1920) đã đặt vấn đề về

tính kinh tế nhờ quy mô bên ngoài liên quan đến việc các doanh

nghiệp nhỏ cùng ngành quần tụ cùng địa điểm.1 Học giả này cho rằng

tính tổ chức cao giữa người bán và người mua là một trong những

nguyên nhân chính dẫn tới nhiều doanh nghiệp cùng ngành quần tụ

cùng địa phương.2 Ông còn cho rằng việc các doanh nghiệp trong các

ngành có liên quan hỗ trợ lẫn nhau sẽ dẫn tới sự tập trung của các

doanh nghiệp này vào những địa điểm nhất định.3 Ông cũng đề cập

đến việc nhiều công nhân tay nghề cao tụ tập tại những thị trấn hay

địa phương công nghiệp nhỏ.4 Ông cho rằng lượng cầu lớn là một

trong những yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp cùng ngành quần tụ.5

Lý luận về tính kinh tế nhờ hội tụ của Marshall được tiếp thu và phát

triển thêm bởi Ohlin (1933), Perroux (1950, 1970), Myrdal (1957) và

Hirschmann (1958) Các học giả này đã phát triển lý luận về tăng

trưởng không cân bằng (unbalanced theory of growth) Phần nào chịu

ảnh hưởng của Joseph Schumpeter trong lý luận về đổi mới – sáng

tạo, Francois Perroux còn đã đưa ra khái niệm về cực tăng trưởng

(growth pole), theo đó các doanh nghiệp đổi mới – sáng tạo tập

trung với nhau và tạo ra ảnh hưởng thúc đẩy cả về phía thượng

1 Marshall (1920), quyển IV, chương VIII, chương X và chương XVIII

2 Marshall (1920), quyển IV, chương XI

3 Marshall (1920), quyển IV, chương XI

4 Marshall (1920), quyển IV, chương X

5 Marshall (1920), quyển IV, chương XI

nguồn lẫn phía hạ nguồn của chuỗi sản xuất của một ngành nào đó,

do đó đem lại tăng trưởng Gunnar Myrdal đưa ra mô hình trung tâm – ngoại vi để giải thích rằng chính các ảnh hưởng nhân quả xoáy ốc

và lũy kế khiến cho những khu vực đã phát triển sẽ tiếp tục duy trì

ưu thế của mình, trong khi đó những khu vực kém phát triển sẽ tiếp tục gặp bất lợi và tụt hậu

Sau này, một số học giả còn đưa ra các khái niệm có tên gọi khác nhưng nội dung không khác mấy so với cực tăng trưởng, như cực công nghệ (technopole) hay thậm chí vùng trung tâm công nghệ (technopolis, ghép từ technology và metropolis) để chỉ các khu hội tụ rộng lớn như Silicon Valley (California) hay Route 128 (Massachusetts) ở Mỹ, các thành phố được quy hoạch cho mục đích phát triển công nghệ hay thậm chí các đại đô thị kiêm trung tâm kinh

tế lớn

1.1.3 Lý luận Địa lý Kinh tế Mới

Krugman (1979, 1980, 1981, 1990a, 1990b, 1991, 1995a, 1995b) đã tiếp thu các lý luận của những học giả kinh tế học tân cổ điển và xây dựng được mô hình cân bằng ngắn hạn và mô hình động giải thích quyết định lựa chọn địa điểm của các doanh nghiệp đồng thời giải thích tại sao khu vực này lại có nhiều doanh nghiệp trong khi khu vực khác thì không Lý luận này cũng được gọi là mô hình trung tâm và

ngoại vi (core–periphery model) dù khác với mô hình của Myrdal Ông đã nhấn mạnh vai trò của yếu tố lợi tức gia tăng theo sự liên kết (interdependently increasing returns), tính kinh tế bên trong và bên ngoài theo quy mô (internal and external economies of scale) Ông

chỉ ra động cơ khiến các doanh nghiệp chủ ý ở gần nhau, đó là nhu cầu giảm chi phí giao dịch và tiếp nhận lan tỏa tri thức Paul Krugman

đã lập nền móng cho lý luận Địa lý Kinh tế Mới

Trang 8

Fujita and Thisse (2002), Ottaviano and Thisse (2003) phát triển mô

hình trung tâm và ngoại vi của Krugman trong điều kiện cạnh tranh

độc quyền và xét đến cân bằng tổng thể

1.1.4 Kinh tế học đô thị và kinh tế học vùng

Cùng thời gian với Địa lý Kinh tế Mới, các nhà khoa học ngành kinh

tế học đô thị và kinh tế học vùng cũng nghiên cứu về sự tập trung sản

xuất Saxenian (1989, 1990) qua quan sát Sillicon Valley mà nhận

thấy khu hội tụ ngành bán dẫn này có các đặc điểm sau: "bầu không

khí chuyên ngành", mạng lưới giữa các doanh nghiệp, tinh thần cạnh

tranh trong khi vẫn hợp tác Bằng kỹ thuật thống kê hiện đại và kỹ

thuật hệ thống thông tin địa lý hiện đại, Henderson (1997) và Glaeser

et al (1991) nghiên cứu vai trò của tập trung sản xuất, quy mô đô thị

đối với tăng trưởng kinh tế của vùng

1.1.5 Quản trị học

Cùng thời gian với Krugman, nhưng theo cách tiếp cận của ngành

quản trị, Michael E Porter (1990/2009, 1998, 2000a/b, 2003, 2007)

đã đề cập đến cụm liên kết ngành như một nhân tố tạo nên năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp và của quốc gia Cụm liên kết ngành là

một phần không thể thiếu trong "kinh tế học mới về cạnh tranh" của

Porter Porter còn phát triển lý luận Mô hình Kim cương để giải thích

tại sao doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành lại nhận được nhiều lợi

ích hơn doanh nghiệp tách biệt

Porter xem cụm liên kết ngành là “một hình thức mới trong tổ chức

không gian” giúp doanh nghiệp giảm nhẹ những vấn đề gặp phải

trong quan hệ giữa doanh nghiệp với chi nhánh hoặc công ty liên kết

mà không bị vướng phải sự thiếu linh hoạt do liên kết theo chiều dọc

hoặc những giảm nhẹ những thách thức trong quản lý liên quan đến

việc tạo ra và duy trì các liên kết chính thức như mạng, liên minh, đối

Trang 9

1.1.6 Xã hội học

Các nhà xã hội học đã nghiên cứu một số trường hợp thực tế riêng lẻ

về các khu vực tập trung sản xuất Piore and Sabel (1984) nghiên cứu

các khu vực công nghiệp ở Ý và phát hiện ra rằng thị trường rộng lớn

ở các vùng đô thị tập trung đối với các sản phẩm tương đối tiêu chuẩn

hóa đã thôi thúc để các doanh nghiệp nhỏ phát triển kinh doanh theo

hướng marketing tùy biến theo số đông (mass–customization) Các

tác giả đó gọi sự thôi thúc này là "tinh thần công nghiệp thứ hai"

1.2 Khái niệm và đặc trưng của hội tụ ngành

Có rất nhiều cách diễn đạt khái niệm hội tụ ngành Các nhà kinh tế

học tân cổ điển và các nhà địa lý kinh tế (cả truyền thống lẫn phái địa

lý kinh tế mới) khi định nghĩa về tính kinh tế nhờ hội tụ đã đề cập đến

hiện tượng tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp Khái niệm

tính kinh tế nhờ hội tụ chỉ đề cập đến hiện tượng số lượng lớn doanh

nghiệp đóng gần nhau mà không đề cập đến quan hệ giữa các doanh

nghiệp đó Họ nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa sự hội tụ và vị trí

gần nhau của các doanh nghiệp Họ quan tâm đến sự hội tụ sản xuất

nói chung, chứ không phải sự hội tụ theo ngành cụ thể Họ nhấn mạnh

tầm quan trọng của các đầu vào không trao đổi được bao gồm việc tiết

kiệm chi phí giao dịch nhờ liên kết và hợp tác trong khu vực hội tụ

ngành

Khác với các nhà kinh tế học tân cổ điển và địa lý kinh tế, các học giả

theo trường phái khoa học quản trị quan tâm đến sự hội tụ theo ngành

và mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế của khu vực hội tụ hơn Họ

cũng nhấn mạnh quá trình đổi mới – sáng tạo và sự ganh đua tích cực

giữa các doanh nghiệp trong cụm có tác dụng thúc đẩy đổi mới – sáng

tạo, các cấu trúc và thiết chế hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo, chất

lượng của các đầu vào (như lao động)

Do cách tiếp cận và mối quan tâm khác nhau, nên định nghĩa không hoàn toàn giống nhau về mặt nội dung Về mặt thuật ngữ cũng có sự khác biệt Trong khi phái Địa lý Kinh tế Mới thường sử dụng thuật

ngữ industrial agglomeration hoặc geographic agglomeration, spatial agglomeration, thì phái quản trị lại dùng thuật ngữ industrial cluster hoặc business cluster (nhiều khi chỉ gọi tắt là cluster)

Tuy nhiên, không phải lúc nào có sự phân biệt rạch ròi theo hai phái như vậy Rất nhiều học giả và công trình nghiên cứu đã tiếp thu cả hai cách tiếp cận nói trên Họ cũng sử dụng lẫn lộn hai thuật ngữ nói trên, mặc dù hay dùng thuật ngữ cluster hơn Thậm chí, có cả cách sử dụng

kết hợp cluster agglomeration (Lindqvist, 2009)

Trong tiếng Anh, ngoài hai cách gọi industrial agglomeration và industrial cluster, còn có cách gọi khác nhưng nghĩa tương tự hai cách gọi trước, đó là industrial district

Michael Porter của Đại học Havard định nghĩa về cụm liên kết ngành như sau:

"Cụm liên kết ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty và thể chế có kết nối với nhau trong một lĩnh vực nhất định Cụm liên kết ngành bao gồm hàng loạt các ngành có liên kết cùng những thực thể khác quan trọng đối với cạnh tranh Nó bao gồm, ví dụ, các nhà cung ứng đầu vào chuyên ngành như là cụm linh kiện, máy móc, những dịch vụ và những nhà cung cấp kết cấu hạ tầng chuyên ngành Cụm liên kết ngành thường phát triển xuôi tới các kênh tiêu thụ và tới khách hàng, phát triển ngang tới các nhà sản xuất các sản phẩm bổ sung và tới các doanh nghiệp trong những ngành có liên quan về mặt công nghệ, kỹ năng, đầu vào chung Cuối cùng, nhiều cụm liên kết ngành bao gồm cả những thể chế chính quyền và thể chế khác – như trường đại học, các cơ quan quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, các cơ quan

tư vấn, các tổ chức dạy nghề và các hiệp hội ngành nghề" (Porter, 1998)

Trang 10

Cụm liên kết ngành là "những nhóm gần nhau về mặt địa lý các công

ty có liên kết với nhau và các thể chế có liên quan trong một lĩnh vực

nào đó, gắn kết với nhau về mặt công nghệ và kỹ năng Họ thường ở

trong một khu vực địa lý nơi mà trao đổi liên lạc, tiếp vận và tương

tác cá nhân dễ dàng Các cụm liên kết ngành thường tập trung trong

các vùng và đôi khi trong một thành phố" (Porter, 2003)

Cụm liên kết ngành là "sự tập trung về mặt địa lý của các hãng, những

nhà cung ứng, các dịch vụ hỗ trợ, kết cấu hạ tầng chuyên ngành,

những nhà sản xuất các sản phẩm liên quan và các thể chế chuyên

ngành (ví dụ: các chương trình đào tạo và các hiệp hội kinh doanh)

xảy ra trong những ngành nhất định ở những nơi nhất định Cụm liên

kết ngành bao gồm những mạng lưới dày đặc các hãng có liên hệ với

nhau xuất hiện trong một vùng vì những hiệu ứng ngoại lai và hiệu

ứng tràn mạnh mẽ giữa các hãng (và nhiều loại thể chế nữa) trong một

cụm liên kết ngành." (Porter, 2007)

Đại học Minnesota định nghĩa như sau về cụm liên kết ngành: "là sự

tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp và các ngành vừa cạnh

tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau hoặc phụ thuộc vào nhau và họ

kinh doanh với nhau và/hoặc có cùng nhu cầu về nhân lực, công nghệ

và kết cấu hạ tầng".6

Rosenfeld (2002) định nghĩa cụm liên kết ngành là "một số lượng có

ý nghĩa (số lượng đủ để thu hút các dịch vụ, nguồn lực và nhà cung

ứng chuyên ngành) các doanh nghiệp trong một không gian giới hạn

có những quan hệ mang tính hệ thống nào đó với nhau dựa trên tính

_strategy_industry_cluster.pdf; University of Minnesota Extension

Service, 1999 Accessed June 19th, 2006

Roelandt và Den Hertog (1999) coi cụm liên kết ngành là các mạng liên kết (theo chiều dọc hoặc chiều ngang) tạo nên bởi các doanh nghiệp không giống nhau và bổ sung cho nhau, chuyên môn hóa vào một liên kết đặc thù hoặc một cơ sở tri thức trong chuỗi giá trị Định nghĩa như thế này lại quan tâm đến liên kết giữa các doanh nghiệp chứ không nhắc đến sự tập trung các doanh nghiệp về mặt địa lý Anderson và đồng tác giả (2004), kết hợp lý luận của Địa lý Kinh tế Mới và của phái quản trị Porter, đã định nghĩa cụm liên kết ngành là quá trình các doanh nghiệp và các chủ thể tổ chức khác cùng tụ họp lại trong một khu vực địa lý tập trung, hợp tác với nhau xung quanh một lĩnh vực chức năng nhất định, tạo lập nên những mối liên kết chặt chẽ và những liên minh sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh tập thể

Anbumozhi và đồng tác giả (2009) chú ý hơn đến sự gắn kết giữa các thành viên của cụm liên kết ngành và đưa ra một cách tiếp cận khác đối với cụm liên kết ngành Họ xem cụm liên kết ngành là một thực thể kinh tế – xã hội có đặc trưng là một cộng đồng xã hội và một tập hợp các chủ thể kinh tế đóng ở gần nhau trong một khu vực địa lý nhất định

Trên đây là một số khái niệm điển hình về hội tụ ngành và cụm liên kết ngành Còn rất nhiều cách định nghĩa khác Các định nghĩa đó thực ra không khác nhau về nội dung, chỉ khác nhau về cách diễn đạt và nội dung nhấn mạnh tùy theo dụng ý hoặc sự quan tâm của mỗi tác giả Tóm lại, khu hội tụ ngành bao gồm các khía cạnh chính sau:

(a) Sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế, tổ chức liên quan khác;

(b) Sự cung cấp các dịch vụ chuyên ngành, như nhà cung ứng chuyên ngành, cơ sở hạ tầng cần thiết cho ngành, lao động với kỹ năng cần thiết của ngành, tri thức chuyên ngành,

Trang 11

(c) Quan hệ tương tác năng động giữa các chủ thể;

(d) Sự tiếp xúc, trao đổi chính thức và không chính thức các thông tin

kinh doanh, bí quyết, tri thức chuyên môn giữa các chủ thể

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tự quy ước sử dụng "hội tụ ngành"

như động từ hoặc danh – động từ để chỉ hoạt động, quá trình các

doanh nghiệp cùng ngành và doanh nghiệp, tổ chức liên quan quần tụ

về đóng ở một nơi; sử dụng "khu hội tụ ngành" để chỉ địa bàn nơi diễn

ra hoạt động, quá trình đó; sử dụng "cụm liên kết ngành" để chỉ trạng

thái bậc cao của khu hội tụ ngành, tại đó hoạt động đổi mới – sáng tạo

lấy liên kết trường đại học – doanh nghiệp làm trung tâm

Benner (2009), giống như Porter (1999), cho rằng, mọi sự hội tụ về

mặt không gian của các doanh nghiệp cùng ngành hoặc trong các

ngành có liên quan trong một địa phương, một vùng, một khu vực liên

vùng, một quốc gia hoặc phạm vi xuyên quốc gia đều được coi là cụm

liên kết ngành, không phụ thuộc vào các nhân tố vật chất (công trình)

Trong khi đó, theo tính toán của các học giả Nhật Bản, khu vực hội tụ

ngành cho ngành chế biến, chế tạo (manufacturing) có bán kính

khoảng 50 km, là nơi mà mật độ giao dịch của mỗi doanh nghiệp tối

thiểu là một vụ mỗi ngày, thời gian giao hàng dưới 2,5 giờ, hình thức

vận chuyển hàng hóa giữa các doanh nghiệp chủ yếu là xe tải, cự ly

vận chuyển dưới 100 km Nói cách khác, khu vực hội tụ ngành là

vùng có phạm vi địa lý phù hợp cho chế độ cung ứng just–in–time

(JIT logistics)7

7 Justintime là chế độ cung ứng đảm bảo đúng sản phẩm  với đúng số

lượng  tại đúng nơi  vào đúng thời điểm cần thiết, hướng tới tồn kho

bằng không  thời gian chờ đợi bằng không  chi phí phát sinh bằng

– Chuyên môn hóa: Mỗi cụm liên kết ngành thường tập trung xung quanh một hoạt động cốt lõi nào đó, còn các hoạt động khác thì có liên quan tới hoạt động cốt lõi này

– Đa chủ thể: Cụm liên kết ngành và chính sách phát triển cụm liên kết ngành không chỉ bao gồm doanh nghiệp, mà còn các tổ chức nhà nước, học thuật, khoa học, các định chế tài chính

– Vừa cạnh tranh lẫn nhau vừa hợp tác với nhau

– Có hiệu ứng "số đông cần thiết" (critical mass): Hiệu ứng này tạo ra

sự năng động nội bộ của khu vực Một phát minh, sáng chế ra đời, nếu được một số đông chấp nhận áp dụng thì phát minh, sáng chế đó sẽ sống và phát triển

– Có chu kỳ sống: Hội tụ ngành không phải là một hiện tượng nhất thời hay ngắn hạn, mà là một tiến trình dài hạn Quần tụ đông đến một mức nhất định lại gây ra hiện tượng phi kinh tế do quần tụ

(diseconomies of agglomeration)

– Đổi mới – sáng tạo 8: Các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành có liên quan đến những thay đổi về mặt công nghệ, về mặt thương mại cũng như về mặt tổ chức

8 Đổi mới  sáng tạo (innovation) là việc sử dụng các tri thức mới về

công nghệ hoặc/và thị trường để tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ mới theo yêu cầu của khách hàng (theo Allan Afuah (2003), Innovation management: Strategies, implementations, and profits, Oxford University Press

Trang 12

Tuy nhiên, không phải đặc trưng nào cũng có ở mọi cụm liên kết

ngành và không phải đặc trưng nào cũng cần thiết

Cụm liên kết ngành, theo Anbumozhi và đồng tác giả (2009), có đặc

trưng là:

– Mật độ dày đặc các hoạt động kinh tế do sự tập trung về mặt địa lý

của các doanh nghiệp tương tự nhau hoặc có liên quan tới nhau;

– Tồn tại của các hoạt động giống/tương tự nhau và bổ sung cho

nhau, ví dụ quan hệ cung ứng, quan hệ mua – bán, trao đổi hàng hóa

và dịch vụ;

– Tồn tại của các liên kết liên doanh nghiệp do kết quả của hoạt động

theo hợp đồng và các hình thức hợp tác khác;

– Có cảm nhận lịch sử văn hóa xã hội chung, kết cấu hạ tầng chung,

sự năng động chung của những cá thể cùng thuộc một nơi

(Anbumozhi và đồng tác giả, 2009)

Hình 1.2 Các liên kết lẫn nhau trong một cụm liên kết ngành

Nguồn: Kế thừa từ Nolan and Kumar (2006)

NHÀ CUNG ỨNG

(địa phương và

nhập khẩu)

KHÁCH HÀNG (địa phương và xuất khẩu)

NGHIÊN CỨU

CÔNG NGHỆ VÀ

KẾT CẤU HẠ TẦNG CHUYỂN NGÀNH

1.3 Phân biệt hội tụ ngành với một số khái niệm khác

1.3.1 Phân biệt hội tụ ngành với mạng sản xuất

Hội tụ ngành và mạng sản xuất tuy cùng là tập hợp nhiều doanh nghiệp có liên kết với nhau, song đây là hai khái niệm khác nhau Hội

tụ ngành gắn với sự tập trung doanh nghiệp về mặt không gian (địa điểm sản xuất), trong khi đó, mạng sản xuất có thể trải rộng về mặt không gian, nhiều trường hợp là mạng sản xuất quốc tế Trong mạng sản xuất rộng lớn có các nút và các kết nối giữa các nút Trong nhiều trường hợp, các nút của mạng sản xuất đặt ở các khu hội tụ ngành Quan trọng hơn, thành viên của mạng sản xuất liên kết với nhau theo một cách thức có tổ chức, có hệ thống Vì thế, doanh nghiệp muốn được kết nạp vào mạng sản xuất phải đáp ứng một loạt điều kiện.9 Nói cách khác, nếu doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức, nó sẽ bị loại trừ khỏi mạng Trong khi đó, ở khu hội tụ ngành, các thành viên vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh với nhau Có thể có thành viên trong khu hội tụ ngành chỉ đặt cơ sở sản xuất của mình ở

đó và chỉ tham gia liên kết ở những hoạt động như hợp tác về nghiên cứu phát triển hay hợp tác về marketing, chứ không tham gia liên kết trong chuỗi cung ứng Thậm chí, có thể có thành viên của khu hội tụ

ngành chỉ là những "người ngồi không hưởng lợi" (free rider), nghĩa

là họ có mặt ở đó để tiếp cận thông tin về cạnh tranh, tiếp cận thông tin về đổi mới sáng tạo, hoặc khai thác nguồn lao động chuyên ngành sẵn có Vì thế, đối với các doanh nghiệp, khu hội tụ ngành mang tính bao bọc, miễn là nó đóng trong khu hội tụ ngành

9 Xem thêm: Nguyễn Bình Giang chủ biên, "Nâng cấp ngành với việc tham gia mạng sản xuất quốc tế: Kinh nghiệm Đông Á", Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015

Trang 13

1.3.2 Phân biệt hội tụ ngành với khu công nghiệp, khu kinh tế,

cụm công nghiệp

Khu công nghiệp (và các dạng tương tự như khu chế xuất) mặc dù

cũng là nơi mà số đông doanh nghiệp tập trung theo không gian, song

nếu giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp không có liên kết

với nhau, thì không có hội tụ ngành Chú ý là, ngay cả đối với các khu

công nghiệp chuyên ngành, không phải cứ có khu công nghiệp là liên

kết giữa các doanh nghiệp sẽ hình thành Ngoài ra, trên thực tế, có rất

nhiều khu công nghiệp là đa ngành – tại đó chủ đầu tư phát triển hạ

tầng của nó hay thậm chí là chính quyền đầu tư – đặt mục tiêu thu hút

nhà đầu tư thứ cấp mà không quan tâm tới chuyên ngành, đương

nhiên càng không quan tâm tới giúp các nhà đầu tư thứ cấp liên kết

với nhau

Khu kinh tế và các dạng tương tự như đặc khu kinh tế, khu thương

mại tự do, , thường rất rộng, nên thường là những khu tổng hợp – đa

ngành Do đó, không phải khu kinh tế nào cũng có thể là khu hội tụ

ngành

Ở một số nước như Việt Nam, Trung Quốc còn có một hình thức tập

trung sản xuất theo không gian nữa là cụm công nghiệp Đây là hình

thức hay bị nhầm lẫn với cụm liên kết ngành nhất, vì rất nhiều tài liệu

tiếng Anh khi đề cập đến cụm công nghiệp của Việt Nam lại dùng từ

"industrial cluster"; ngược lại, nhiều tài liệu tiếng Việt, có lẽ do tác

giả quen thuộc với cụm công nghiệp, nên lại biên dịch "industrial

cluster" trong tài liệu nước ngoài thành cụm công nghiệp Cụm công

nghiệp ở Việt Nam chỉ là dạng khu công nghiệp nhỏ, có mức độ đầu

tư kết cấu hạ tầng và quản trị toàn khu rất thấp Trong trường hợp các

cụm công nghiệp làng nghề, có thể xem cụm công nghiệp là mức thấp

trong các mức độ khu hội tụ ngành Song, có nhiều cụm công nghiệp

lại đơn thuần chỉ là tập hợp của các công xưởng tiểu thủ công nghiệp

hoặc công nghiệp thô sơ gây ô nhiễm

Cần lưu ý rằng, do tập trung doanh nghiệp về mặt địa lý là một trong những điều kiện để có khu hội tụ ngành, nên những nơi có nhiều khu công nghiệp dễ có khu hội tụ ngành hơn những nơi khác

tức có thể gia tăng theo quy mô (increasing return to scale), nghĩa là

khi tăng lượng đầu vào bao nhiêu thì sản lượng còn tăng với tỷ lệ cao hơn thế Đây là tình huống mà chi phí sản xuất bình quân giảm đi khi lượng đầu vào tăng lên Nói cách khác, quy mô sản xuất càng tăng thì càng tiết kiệm được chi phí sản xuất bình quân Kinh tế học gọi đây là

tính kinh tế theo quy mô (economies to scale) Tuy nhiên, lưu ý rằng,

quy mô nhắc đến ở tình huống trên là quy mô của bản thân doanh nghiệp Marshall từ cuối thế kỷ XIX và Krugman trong thập niên

1980 thế kỷ XX lại lưu ý một tình huống khác, ở đó khi quy mô của ngành tăng lên thì chi phí sản xuất bình quân của doanh nghiệp trong ngành lại giảm đi Tính kinh tế theo quy mô kiểu này gọi là tính kinh

tế bên ngoài theo quy mô (external economies of scale), cũng có lúc gọi là tính kinh tế nhờ hội tụ (economies of agglomeration) Tính kinh

tế theo quy mô trong tình huống ban đầu, để phân biệt, đôi khi được

gọi là tính kinh tế bên trong theo quy mô (internal economies of scale)

Tính kinh tế bên trong theo quy mô có thể hình thành khi cấu trúc thị trường ở trạng thái có độc quyền Số lượng doanh nghiệp càng ít và

do đó doanh nghiệp càng lớn thì tính kinh tế theo quy mô càng cao

Trang 14

Trái lại, tính kinh tế bên ngoài theo quy mô hình thành trong thị

trường cạnh tranh hoàn hảo Ngành càng nhiều doanh nghiệp thì quy

mô ngành càng lớn và tính kinh tế theo quy mô đối với mỗi doanh

nghiệp trong ngành càng cao

Chính tính kinh tế bên ngoài theo quy mô này là động lực dẫn tới hội

tụ ngành Số đông doanh nghiệp cùng ngành và ngành có liên quan tụ

tập trong một khu vực địa lý nhất định chính là sự gia tăng quy mô

ngành trong khu vực đó Potter và Watts (2011) chỉ ra "bộ ba" yếu tố

dẫn tới tính kinh tế nhờ hội tụ là:

– Sự tập trung lao động chuyên ngành có kỹ năng;

– Sự tập trung các liên kết cung ứng địa phương;

– Lan tỏa tri thức địa phương

Khu hội tụ ngành có thể hình thành một cách tự phát theo kiểu nối

tiếp (path–dependency) trên cơ sở những sự kiện tình cờ, hoặc cũng

có thể hình thành theo sáng kiến của các doanh nghiệp hay chính

quyền (Benner, 2009)

Sonobe et al (2004) đưa ra mô hình mô tả sự hình thành của cụm liên

kết ngành, theo đó ban đầu có một vài doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc

phát triển một công nghệ của một ngành nào đó, tiếp đến là những

doanh nghiệp khác kéo đến bắt chước Khi ngành này phát triển

nhanh và kiếm được nhiều lợi nhuận, ngày càng có nhiều doanh

nghiệp kéo đến khu vực này, tạo thành cụm liên kết ngành Sự phát

triển không ngừng của các ngành này kéo theo sự phát triển và bền

vững của các cụm liên kết ngành cũng như sự phát triển của khu vực

công nghiệp ở địa phương và cả đất nước

Những doanh nghiệp kéo đến sau có thể là cùng sản xuất và bán sản

phẩm như những doanh nghiệp đến trước và mục đích của họ là tìm

kiếm/tranh giành khách hàng – những người đang bị hấp dẫn đến khu

vực bởi những doanh nghiệp đến trước Họ có thể là những doanh

nghiệp đi tìm các liên kết xuôi – tức là đi cung ứng sản phẩm trung

gian cho doanh nghiệp khác ở khu vực Họ cũng có thể là doanh nghiệp đang đi tìm các liên kết ngược – tức là đang tìm cách lại gần những doanh nghiệp cung ứng sản phẩm trung gian đầu vào cho mình Các doanh nghiệp kéo đến có thể còn là để tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn lao động dồi dào và có kỹ năng Doanh nghiệp ngày càng đông thì cung cấp lao động cũng tăng do người lao động kéo đến khu vực đang phát triển nhanh để tìm việc Nhiều người trong số họ có kỹ năng cao hơn nhờ được đào tạo ở các doanh nghiệp đã đến đây từ trước Các doanh nghiệp kéo đến sau còn là để hưởng lợi ích của một

hệ thống kết cấu hạ tầng và kết cấu xã hội phát triển cùng với cụm liên kết ngành này

Hình 1.3 Sự phát triển của khu hội tụ ngành

Nguồn: Kế thừa từ Buendia (2005), hình 4.2 trang 96

Khu hội tụ ngành phát triển

Sản xuất Lợi nhuận

Năng lực cạnh tranh

Bất lợi do hội tụ Giá đất tăng cao Chen chúc chi phí vận tải tăng KCHT không đủ,

Trang 15

Buendia (2005) chỉ ra tác động thúc đẩy lẫn nhau một cách tích

cực giữa việc phát triển khu hội tụ ngành với lợi thế cạnh tranh của

địa phương, đô thị hóa của địa phương, tăng trưởng kinh tế địa

phương, tích lũy tri thức, năng lực đổi mới – sáng tạo và năng lực

cạnh tranh, số lượng doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp cũng

như mức độ sẵn có lao động chuyên ngành lành nghề và nguồn

cung ứng chuyên ngành

Buendia đồng thời chỉ ra rằng khu hội tụ ngành phát triển đến một

ngưỡng nhất định sẽ dẫn tới tình trạng kết cấu hạ tầng dần không

đủ khiến cho chi phí vận tải gia tăng, tình trạng chen chúc, tình

trạng giá thuê địa điểm kinh doanh cũng như thuê nhà, thuê đất gia

tăng tạo ra những bất lợi của việc quần tụ quá đông Những bất lợi

này sẽ cản trở sự phát triển của khu hội tụ ngành

ra đời các sản phẩm cải tiến Lợi thế thứ hai cũng thúc đẩy đổi mới – sáng tạo vì cải tiến chi tiết nhỏ xuất phát từ những người thợ lành nghề và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực của mình Lợi thế thứ ba sẽ thúc đẩy cạnh tranh Bởi vì các doanh nghiệp thường muốn mình hình ảnh của mình trong con mắt khách hàng tốt hơn các doanh nghiệp đối thủ, nên họ sẽ "nghe ngóng" đối thủ Việc ở gần nhau trong khu hội tụ ngành là cơ hội để họ "nghe ngóng" tốt hơn dẫn tới cạnh tranh mạnh mẽ hơn Khách hàng ở đây bao gồm cả khách hàng mua đầu ra, khách hàng cung ứng đầu vào và cả khách hàng là người bán sức lao động cho doanh nghiệp Cạnh tranh và đổi mới – sáng tạo lại thúc đẩy lẫn nhau Muốn cạnh tranh thì phải đổi mới – sáng tạo Doanh nghiệp khác đổi mới – sáng tạo thì doanh nghiệp mình cũng phải cố gắng đổi mới – sáng tạo

Năm 2002, Hiệp hội Thống đốc Quốc gia của Mỹ đã đặt hàng các nhà khoa học soạn một giới thiệu về cụm liên kết ngành Bản giới thiệu

Trang 16

này cho rằng các cụm liên kết ngành đem lại những lợi ích trực tiếp

và lợi ích gián tiếp sau đây.10

Bảng 2.1 Lợi ích của cụm liên kết ngành đối với

doanh nghiệp trong cụm

Hiệu quả thiết kế Chuỗi cung ứng địa phương

Năng suất cao hơn Lực lượng lao động chuyên ngành

Tiếp cận nhanh và dễ hơn Dịch vụ chuyên ngành

Chi phí thấp hơn nhưng chất lượng

Cơ hội liên doanh, liên kết Số lượng lớn doanh nghiệp

Tầm nhìn chung, kế hoạch chung, sức

ảnh hưởng chung Tham gia các hiệp hội

Cơ hội phối hợp giữa các doanh

nghiệp, mạng lưới Sự tin tưởng lẫn nhau

Cơ hội chuyển giao công nghệ và đổi

Cơ hội chuyển giao tri thức ẩn và bí quyết Học hỏi lẫn nhau

Hiệu suất, thăng tiến nghề nghiệp Thị trường lao động không

chính thức

Nguồn: Rosenfeld (2002b)

10 Thực tế, báo cáo này dùng các từ "hard benefit" và "soft benefit" Sau

khi hiểu bản chất, chúng tôi biên dịch "hard benefit" thành "lợi ích trực

tiếp" và "soft benefit" thành "lợi ích gián tiếp"

2.1 Hội tụ ngành kích thích cạnh tranh

Mô hình kim cương của Porter (1990) lấy sự ganh đua là nhân tố chủ đạo tạo nên sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Sự gần gũi về mặt khoảng cách giữa các doanh nghiệp trong khu hội tụ ngành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp so sánh mình với các doanh nghiệp đối thủ

và thúc đẩy ganh đua "Sự ganh đua với các đối thủ cạnh tranh trong vùng có hiệu ứng kích thích đặc biệt mạnh mẽ bởi vì khoảng cách so sánh đã giảm đi và vì các đối thủ trong vùng có hoàn cảnh chung giống nhau (chẳng hạn, chi phí lao động và khả năng tiếp cận thị trường địa phương), cho nên cạnh tranh là trên hết (Porter, 2000b) Vì cạnh tranh trong cùng một điều kiện giống nhau, nên doanh nghiệp nào tụt hậu – mà sự tụt hậu này rất dễ thấy vì các doanh nghiệp gần nhau – phải tự xem lại chiến lược của mình

2.1.1 Hội tụ ngành giúp tăng hiệu quả sản xuất

Krugman (1991) giải thích sự tương tác giữa chi phí vận tải và tính kinh tế theo quy mô Nếu chí vận tải quá cao đến mức tính kinh tế bên ngoài theo quy mô không đủ bù đắp, thì doanh nghiệp sẽ phân tán ở các nơi (thị trường) khác nhau để đỡ tốn chi phí vận tải Ngược lại, nếu chi phí vận tải đủ thấp so với tính kinh tế bên ngoài theo quy mô khi hội tụ các nhà máy về một nơi, doanh nghiệp sẽ tập trung hoạt động sản xuất của mình và thường là về nơi có lượng cầu cao nhất Còn nếu chi phí vận tải bằng 0, thì doanh nghiệp có thể tùy ý đặt nhà máy ở bất cứ đâu miễn là tính kinh tế bên ngoài theo quy mô cao nhất, giúp họ tối đa hóa lợi nhuận

Scott (1988a) cho rằng: "Khi các điều kiện kinh tế thay đổi dẫn tới những bất chắc và bất ổn định ngày càng lớn trong sản xuất và cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường sản phẩm cuối cùng, thì tính kinh tế theo quy mô và theo phạm vi bên trong doanh nghiệp bắt đầu tan rã đến mức toàn bộ hệ thống sản xuất xuất hiện những triệu chứng

rõ rệt của tản quyền theo chiều ngang và chiều dọc Sự tản quyền này

Trang 17

đã củng cố đáng kể sự linh hoạt trong sử dụng vốn và lao động vì nó

cho phép nhà sản xuất kết hợp và tái tổ hợp vào các liên minh lỏng

lẻo, dễ chuyển đổi do các liên kết giao dịch với bên ngoài tạo ra." Tản

quyền theo chiều dọc – tức là ủy quyền cho nhà sản xuất khác sản

xuất giúp mình một công đoạn trong dây chuyền làm ra sản phẩm

cuối – đóng vai trò là phương tiện làm hài hòa các cấu trúc sản xuất

khác nhau, vì thế có thể phản ứng linh hoạt với những thay đổi của

hoàn cảnh Tuy nhiên, tản quyền theo chiều dọc có nhược điểm là khó

kiểm soát, nên đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các bên Nó làm tăng

chi phí vận tải, chi phí liên lạc, chi phí tìm kiếm đối tác và tìm kiếm

lao động, thuế và chi phí hải quan (nếu là tản quyền xuyên quốc gia)

Điều này có thể khắc phục bằng cách các bên đặt nhà máy gần nhau,

tức là hội tụ ngành (Scott, 1988b) Nói cách khác, hội tụ ngành giúp

tăng hiệu quả sản xuất

2.1.2 Hội tụ ngành giúp giảm bất trắc

Granovetter (1985) coi các hoạt động kinh tế là sự gắn kết trong các

quan hệ xã hội Sự gắn kết ở đây được hiểu là các hoạt động kinh tế,

là một bộ phận hữu cơ của cấu trúc xã hội Điều này dẫn tới các chủ

thể kinh tế không phải lúc nào cũng hành động một cách cơ hội, mà

trái lại có ý thức giữ danh dự và cố gắng giành được lòng tin của xã

hội Nhờ sự gắn kết này, theo Uzzi (1997), các doanh nghiệp có thể:

(a) tin tưởng nhau và nỗ lực thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng mà

không đòi hỏi những điều khoản cưỡng chế; (b) hiểu nhau hơn nên

cung ứng cho nhau tốt hơn; (c) có thể lập nên các thỏa thuận – mà

theo thời gian sẽ trở thành tập quán – để cùng giải quyết những vấn đề

phát sinh, giúp cho mỗi bên có thể dự đoán trước đối tác của mình sẽ

ứng xử thế nào nếu có vấn đề phát sinh

Một cách thức để đạt được sự gắn kết như thế là các doanh nghiệp

phải thường xuyên tương tác, tiếp xúc, trao đổi với nhau Hội tụ

ngành và cụm liên kết ngành có thể giúp đạt được điều này

2.1.3 Hội tụ ngành tạo thuận lợi cho thu hút FDI

Hội tụ ngành diễn ra theo kiểu “quả bóng tuyết” Một nhà sản xuất trong ngành lắp ráp ô tô nếu có thể thu hút các nhà sản xuất khác ở các công đoạn thượng nguồn về cùng một địa điểm với mình thì năng suất lao động sẽ được nâng cao và thị trường sẽ được mở rộng Kết quả này sẽ thu hút các hãng lắp ráp ô tô khác tới Các ngoại ứng tích cực sẽ hấp dẫn cả các hoạt động kinh tế khác, chứ không chỉ các hoạt động của ngành chế tạo ô tô.11 Hiện tượng này chính là tự hội tụ, giống như quả bóng tuyết càng ngày càng lớn thêm khi nó lăn trên tuyết Một cách gọi khác của hiện tượng này là hiệu ứng cụm

So với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI coi trọng yếu

tố hội tụ ngành khi lựa chọn địa điểm đầu tư hơn Vì thế, các nhà đầu

tư trực tiếp nước ngoài thường chọn những khu vực hội tụ ngành làm địa điểm đầu tư của mình Các doanh nghiệp FDI thích "ở gần nhau"

vì các liên kết sản xuất theo chiều dọc cũng như theo chiều ngang Sự tương tác giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước làm mức độ hội tụ ngành tăng cao thêm và hiệu quả sản xuất cũng cao hơn lại càng có tác dụng thu hút FDI Cả hội tụ ngành lẫn FDI đều tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng GDP của địa phương, rồi đến lượt tăng trưởng kinh tế lại tác động tích cực tới hội tụ ngành và thu hút FDI Cứ như vậy, hội tụ ngành, FDI và tăng trưởng kinh tế thúc đẩy nhau

Dinh (2009) đã phát hiện thấy khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp FDI cùng nước có xu hướng hội tụ với nhau nhiều hơn so với các doanh nghiệp FDI khác nước Các doanh nghiệp FDI cũng có xu hướng hội tụ nhiều hơn doanh nghiệp trong nước Trinh (2013) qua khảo sát 920 doanh nghiệp FDI mới đầu tư vào Việt Nam năm 2009

11 Working Group for Developing Roadmap toward East Asian Economic Integration (2008), pp 18  19

Trang 18

cũng phát hiện thấy các doanh nghiệp FDI có xu hướng hội tụ cùng

ngành và/hoặc cùng nước

Nghiên cứu khảo sát của Hilber and Voicu (2006) đã cho thấy, giữa

các địa phương trong cùng Romania, địa phương nào có sự hội tụ

ngành hơn thì dễ được các doanh nghiệp FDI chọn làm vị trí đặt cơ sở

kinh doanh hơn

Majocchi and Presutti (2009) phát hiện thấy các doanh nghiệp FDI

vào Ý có xu hướng chọn địa điểm đầu tư là nhưng tỉnh có sẵn nhiều

doanh nghiệp cùng ngành, tỉnh có sẵn nhiều doanh nghiệp FDI Các

tác giả đi đến kết luận rằng, sự hiện diện với số lượng lớn các doanh

nghiệp FDI trong địa bàn sẽ tạo nên danh tiếng cho tỉnh để thu hút

thêm FDI Đồng thời, các chính sách thúc đẩy hội tụ ngành cũng đồng

thời là chính sách hữu hiệu để thu hút FDI

Guimarães et al (2000) điều tra các doanh nghiệp FDI theo hình thức

lập cơ sở mới (chứ không phải theo hình thức mua lại và sáp nhập) ở

Bồ Đào Nha và thấy các doanh nghiệp này có xu hướng chọn địa

điểm là những nơi hội tụ hoạt động chế biến, chế tạo nói chung,

những nơi hội tụ hoạt động dịch vụ nói chung, những nơi hội tụ cùng

ngành Các tác giả này không phát hiện thấy khu vực hội tụ doanh

nghiệp FDI sẽ càng thu hút doanh nghiệp FDI

Head et al (1995,1999) điều tra việc lựa chọn vị trí đầu tư ở Mỹ của

các công ty đa quốc gia Nhật Bản trong ngành chế tạo ô tô và phát

hiện ra rằng mức độ hội tụ ngành theo tiểu bang của Mỹ cứ tăng 10%

thì khả năng được các công ty Nhật chọn làm địa điểm đầu tư sẽ tăng

7% Các công ty Nhật có xu hướng chọn địa điểm đầu tư là những nơi

đã sẵn có công ty Nhật ở đó, nhất là các công ty cùng ngành chế tạo ô

tô hoặc cùng tập đoàn Từ đó, các tác giả cho rằng các tiểu bang của

Mỹ đua nhau đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư và cuối cùng

là chính sách của bang này cũng chẳng khác nhiều so với của bang

kia, nên bang nào có mức độ hội tụ ngành cao hơn thì sẽ thành công hơn trong thu hút FDI của Nhật Bản

Belderbos và Carree (2002) cho thấy hội tụ ngành không chỉ tác động đến quyết định lựa chọn các công ty trong ngành chế tạo ô tô của Nhật Bản mà còn cả tới các công ty trong ngành điện tử của nước này Nghiên cứu thực nghiệm của hai tác giả trên cho thấy các công ty Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc có xu hướng chọn những nơi có các công ty Nhật khác, nhất là công ty trong cùng tập đoàn Công ty vừa

và nhỏ có đặc điểm này rõ hơn các công ty lớn

Du et al (2006) nghiên cứu việc lựa chọn địa điểm đầu tư tại Trung

Quốc của các công ty đa quốc gia Mỹ và thấy, cả bốn loại tính kinh tế nhờ hội tụ ngành là hội tụ của các công ty Mỹ, hội tụ của các công ty Trung Quốc, hội tụ của các doanh nghiệp thượng nguồn trong chuỗi cung ứng, hội tụ của các doanh nghiệp hạ nguồn đều có tác động tích cực tới việc lựa chọn của các công ty Mỹ Chen (2009) khảo sát các doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc và chứng minh được rằng hội tụ ngành trong vùng hay liên vùng đều có tác động tích cực tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư và tới kết quả thu hút FDI Nghiên cứu thực nghiệm của Ng và Tuan (2004, 2006) cho thấy FDI vào các địa phương ở Trung Quốc có bị ảnh hưởng bởi mức độ hội tụ ngành Khoảng cách giữa các địa phương ngoại vi với các địa phương trung tâm của khu vực hội tụ ngành có tác động tiêu cực tới khả năng thu hút FDI của các địa phương ngoại vi

Đặc biệt đáng chú ý, nghiên cứu của Thompson (2002) về các doanh nghiệp Hong Kong trong ngành dệt – may đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc đại lục cho thấy các doanh nghiệp FDI tại những khu vực hội tụ ngành có xu hướng chuyển giao công nghệ mạnh hơn các doanh nghiệp FDI phân tán

Từ cấp địa phương suy rộng ra cấp quốc gia, hội tụ ngành càng được đẩy mạnh ở quốc gia nào, thì quốc gia đó càng dễ thu hút đầu tư trực

Trang 19

tiếp nước ngồi Rồi đến lượt FDI lại là nhân tố thúc đẩy hội tụ ngành

Slovakia – một quốc gia chỉ rộng cĩ khoảng 49 nghìn km vuơng và

chỉ cĩ khoảng 5 triệu dân – nhờ cĩ hội tụ ngành chế tạo mơ tơ và ơ tơ

từ thời Tiệp Khắc đã cĩ điều kiện thu hút được Volkswagen vào đầu

tư Rồi đến lượt Volkswagen làm cho Slovakia hấp dẫn hơn và thu hút

thêm được Peugeot Citroën và Kia Motors Các nhà máy ở Detroit

(thủ đơ của ngành chế tạo ơ tơ Hoa Kỳ) cũng cĩ chi nhánh tại

Slovakia Quốc gia Trung Âu này đang được ví là “Detroit của châu

Âu” Tương tự Slovakia, Chennai (Ấn Độ), vùng Bangkok mở rộng

(Thái Lan) là những “Detroit của châu Á” Tương tự, Bangalore là nơi

hội tụ ngành IT của Ấn Độ và do vậy thu hút được nhiều FDI và hợp

đồng offshore–outsourcing của Silicon Valley (Hoa Kỳ) Vì thế,

Bangalore được ví là Silicon Valley của châu Á Đài Loan bằng cách

thúc đẩy hội tụ ngành IT dọc hành lang Taipei–Hsinchu mà phát triển

được ngành này là nhờ giành được các hợp đồng từ Silicon thơng qua

những doanh nhân và nhà khoa học gốc Hoa ở đĩ Trung Quốc đại lục

nhờ thúc đẩy hội tụ ngành ở Thâm Quyến và Đồng Hồn (hai thành

phố của tỉnh Quảng Đơng) mà thu hút được các nhà đầu tư trong

ngành điện tử và ICT ở Đài Loan và sau đĩ là từ Nhật Bản, Hàn

Quốc, Hoa Kỳ

2.1.4 Hội tụ ngành thay thế chính sách cạnh tranh thuế và cạnh

tranh tiền cơng để thu hút FDI

Trong thời buổi tồn cầu hĩa, vốn tự do di chuyển giữa các quốc gia

Doanh nghiệp khơng muốn chịu gánh nặng thuế, nên sẽ tìm cách

tránh thuế (chẳng hạn như tiến hành chuyển giá) hoặc đem vốn sang

nơi thuế thấp hơn Tuy nhiên, khi cĩ hội tụ ngành, việc di chuyển vốn

quốc tế sẽ khơng thể chỉ dựa vào cân nhắc về thuế nữa Một khi đã đặt

cơ sở sản xuất của mình tại những nơi hội tụ ngành, doanh nghiệp sẽ

bị “giữ chặt” ở đĩ bởi những liên kết ngành ngược và xuơi cũng như

lợi ích của phát triển giao thơng do hội tụ Như thế, nếu cĩ hội tụ

ngành thì khơng cần phải giảm thuế để thu hút doanh nghiệp.12 Thậm chí, hội tụ ngành phát triển là một điều kiện thiết yếu để tăng thuế.13

Baldwin and Krugman (2004) phân tích rồi chỉ ra rằng những nước cơng nghiệp phát triển sẽ cĩ lợi thế hơn các nước đang phát triển trong cuộc cạnh tranh thuế bởi vì hội tụ ngành thường mạnh hơn ở những nước cơng nghiệp phát triển; đồng thời, càng liên kết kinh tế chặt chẽ hơn thì khoảng cách về thuế suất giữa các nước tham gia liên kết càng thu hẹp, nhưng khơng phải vì nước phát triển hơn giảm thuế suất mà vì nước ít phát triển hơn tăng thuế suất

Yehoue (2009) xây dựng mơ hình lý thuyết trị chơi để chỉ ra rằng kết hợp hội tụ ngành và chính sách ưu đãi đầu tư sẽ cĩ tác dụng tích cực trong thu hút FDI Tuy nhiên cạnh tranh bằng chính sách ưu đãi đầu

tư theo kiểu giảm thuế giữa các nước sẽ chỉ là cuộc đua lãng phí Đồng thời, xây dựng các khu vực hội tụ ngành bằng nội lực cũng là chương trình rất tốn kém đối với chính phủ các nước nghèo Vì thế, khơng nhất thiết phải cĩ cả hai chính sách đĩ Chính phủ các nước đang phát triển cĩ thể chọn một trong hai Chính sách ưu đãi đầu tư cĩ tác dụng trong ngắn hạn là chính, vì về lâu dài cạnh tranh giữa các nước làm giảm khoảng cách về ưu đãi giữa các nước Nhưng chính sách xây dựng các khu vực hội tụ ngành sẽ cĩ tác dụng thu hút FDI cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn và các khu vực hội tụ ngành của các nước gần nhau lại cĩ tác dụng thúc đẩy hội tụ ngành thêm nữa Do đĩ, nếu chỉ cĩ thể triển khai một chính sách thu hút FDI thì nên chọn chính sách xây dựng các khu vực hội tụ ngành

Trang 20

Điều này hàm ý, một quốc gia không cần thiết phải theo đuổi chính

sách ưu đãi thuế để giữ chân doanh nghiệp và thu hút đầu tư nếu có

chính sách phát triển các lực hội tụ ngành ở nước mình Một cách diễn

đạt khác, một quốc gia theo đuổi chính sách ưu đãi thuế vẫn có thể

không thành công trong thu hút FDI nếu không có chính sách thúc

đẩy hội tụ ngành ở nước mình.14

Không chỉ cạnh tranh thuế thu hút FDI không còn ý nghĩa khi có hội

tụ ngành, cạnh tranh bằng nhân công thấp hơn cũng không còn quan

trọng nữa.15

2.2 Hội tụ ngành và tản quyền của doanh nghiệp

Đã có rất nhiều nghiên cứu từ kinh tế học cổ điển thời Adam Smith

khai sinh đến thuyết địa lý kinh tế mới ngày nay lý luận rằng sự tập

trung doanh nghiệp vào một địa phương sẽ thúc đẩy tính chuyên môn

hóa của các doanh nghiệp ấy Để tập trung sức chuyên môn hóa,

doanh nghiệp sẽ tăng cường quản lý chức năng và hoạt động nào mà

nó cho là cốt lõi và thuê bên ngoài thực hiện các chức năng và hoạt

động còn lại – khoa học quản lý gọi hiện tượng này là "tản quyền theo

chiều dọc (vertical disintegration)" Việc tản quyền này diễn ra thuận

lợi ở những khu vực hội tụ ngành hơn là ở những nơi khác vì hội tụ

ngành làm giảm chi phí giao dịch

Kiểm định thống kê của Holmes (1999) cho thấy có mối tương quan

dương giữa mức độ tập trung theo địa phương ở Mỹ của các ngành và

mức độ tản quyền theo chiều dọc của doanh nghiệp Tương tự, Li và

Lu (2009) cũng tìm thấy tương quan như vậy ở các doanh nghiệp tại

14 Kind et al (1998), Andersson and Forslid (1999), Baldwin and

Krugman (2002), Commendatore and Kubin (2006)

15 Puga and Venables (1998)

31 tỉnh thành của Trung Quốc Figueiredo et al (2010) khẳng định ở những nơi tại Bồ Đào Nha có sự hội tụ ngành thì tản quyền theo chiều dọc ở các doanh nghiệp nơi đó cao hơn nơi khác

Các doanh nghiệp thường không muốn đưa các chức năng được tản quyền cho công ty con hoặc công ty thuê ngoài ở quá xa mình Lý do

là sự cần thiết phải giảm chi phí kết nối Điều này có nghĩa là tản quyền theo chiều dọc của doanh nghiệp kéo các doanh nghiệp độc lập lại gần nó hoặc sinh ra những công ty con ở gần nó Cứ như vậy, hội

tụ của ngành và tản quyền của doanh nghiệp thúc đẩy lẫn nhau Kiểm định thống kê của Baptista và Costa (2012) cho thấy sự thúc đẩy lẫn nhau như vậy ở các khu vực hội tụ ngành ở Bồ Đào Nha

Như đã trình bày ở trên, hội tụ ngành giúp thu hút các doanh nghiệp FDI Nếu doanh nghiệp FDI tiến hành tản quyền theo chiều dọc, nó

mở ra cơ hội nhận outsourcing cho các doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp trong nước gia nhập mạng sản xuất của các doanh nghiệp FDI

2.2.1 Hội tụ ngành thúc đẩy đổi mới – sáng tạo

Doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với nhau theo cách thức tĩnh bằng giá cả, mà còn theo cách thức động bằng đổi mới – sáng tạo Hội tụ ngành chính là nơi có mật độ doanh nghiệp trong ngành cao, nên tất yếu mức độ cạnh tranh cũng cao Vì mật độ doanh nghiệp dày đặc, do vậy những đổi mới – sáng tạo và kết quả ứng dụng của doanh nghiệp này không thể "giấu" được doanh nghiệp khác, do vậy những cuộc đua đổi mới – sáng tạo dễ xảy ra Vì thế, hội tụ ngành thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Porter (2006b) nhấn mạnh: "Áp lực thật sự –

áp lực cạnh tranh, áp lực của đối thủ và bè bạn và sự so sánh không ngừng – xảy ra trong các cụm liên kết tập trung về mặt địa lý tạo ra lợi thế cho đổi mới – sáng tạo"

Tuy nhiên, đổi mới – sáng tạo không đơn giản là việc ứng dụng khoa học, mà là sản phẩm của quá trình học hỏi tri thức từ bạn hàng và đối

Trang 21

thủ cạnh tranh Tri thức có đặc điểm là "dính", khó chuyển giao

Song, nhờ gắn kết xã hội trong cụm liên kết ngành, các doanh nghiệp

tin tưởng nhau, hiểu nhau, chia sẻ với nhau những giá trị văn hóa

chung; những điều này cho phép các doanh nghiệp đang cạnh tranh

nhau lại có thể học hỏi lẫn nhau Ngay cả việc chạm mặt nhau thường

xuyên – điều rất dễ xảy ra do mật độ dày đặc trong khu vực hội tụ

ngành – tạo ra "hiệu ứng quán cà phê", làm cho các doanh nghiệp trở

nên thân thiết nhau hơn và dễ bộc lộ thông tin, chia sẻ tri thức hơn;

đồng thời, thông tin dễ rò rỉ, lan truyền hơn trong quá trình "đưa

chuyện" khi gặp nhau Nếu chỉ có một mình, doanh nghiệp khó có thể

đổi mới – sáng tạo

Đổi mới – sáng tạo (innovation)16 có được không phải nhờ các tổ

chức biệt lập mà chủ yếu là nhờ một môi trường năng động nơi những

tổ chức chuyên môn và những lao động có kỹ năng tương tác theo

một cách thức mang tính xây dựng và hợp tác để khai thác, sử dụng

các tri thức hiện có đồng thời sinh ra những ý tưởng mới, sản phẩm

mới.17 Theo Porter (2008), hội tụ ngành có thể thúc đẩy đổi mới –

sáng tạo vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, sự tập trung dày đặc các doanh nghiệp cũng có nghĩa là có

rất nhiều nhu cầu chưa được đáp ứng, nhiều khách hàng doanh nghiệp

khó tính, sự kết hợp của các dịch vụ và công nghệ

16 Đổi mới – sáng tạo (innovation) là việc sử dụng các tri thức mới về

công nghệ hoặc/và thị trường để tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ mới

theo yêu cầu của khách hàng (theo Allan Afuah (2003), Innovation

management: Strategies, implementations, and profits, Oxford University

Press

17 European Communities (2008)

Thứ hai, ở nơi hội tụ ngành có nhiều nhà cung ứng và các thể chế (có

thể bao gồm cả các viện nghiên cứu khoa học) Họ có thể hỗ trợ việc tạo ra các tri thức mới

Thứ ba, nơi hội tụ ngành là nơi dễ tiến hành các thử nghiệm vì có sẵn

các nguồn lực

Ngoài ra, theo chúng tôi, hội tụ ngành thúc đẩy đổi mới – sáng tạo vì các tổ chức đổi mới – sáng tạo (bao gồm cả các cá nhân, các bộ phận nghiên cứu của doanh nghiệp, và các viện khoa học) ở đó có điều kiện trao đổi ý tưởng, thi đua ý tưởng Sự cạnh tranh gay gắt để giành khách hàng cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới – sáng tạo Khảo sát của Liên minh châu Âu18 cho thấy các doanh nghiệp ở các nơi hội tụ ngành đổi mới – sáng tạo tích cực hơn các doanh nghiệp khác, thể hiện ở sự hơn hẳn tại các khía cạnh gồm: (i) đưa ra sản phẩm mới hoặc cải tiến đáng kể sản phẩm; (ii) đưa ra công nghệ mới hoặc cải tiến đáng kể công nghệ; (iii) nghiên cứu thị trường để tung

ra sản phẩm mới; (iv) thuê các doanh nghiệp khác, viện nghiên cứu, trường đại học nghiên cứu hộ; (v) đăng ký thương hiệu quốc tế mới; (vi) áp dụng các bằng sáng chế Các doanh nghiệp ở nơi hội tụ ngành chỉ kém doanh nghiệp nơi khác ở khía cạnh tự nghiên cứu tại

bộ phận nghiên cứu riêng của mình Song điều này có nghĩa là các doanh nghiệp ở nơi hội tụ ngành không phải tốn kém như doanh nghiệp bên ngoài trong việc đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm riêng

Nghiên cứu của Liên minh châu Âu phát hiện thấy tương quan dương giữa số lượng bằng sáng chế mới được đăng ký và mức độ phát triển của hội tụ ngành Họ cũng tìm thấy tương sự trùng hợp giữa địa

18 Dẫn lại từ European Communities (2008)

Trang 22

phương có thành tựu đổi mới – sáng tạo cao với địa phương có thành

tựu phát triển hội tụ ngành cao.19

Lợi ích của hội tụ ngành đối với doanh nghiệp đã được nhiều nghiên

cứu đề cập: giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực đổi mới – sáng tạo,

tăng năng lực cạnh tranh Thông qua nâng cao năng lực của doanh

nghiệp – các tế bào của nền kinh tế – hội tụ ngành cũng nâng cao

năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia Vùng có hội tụ ngành

trở thành những vùng động lực tăng trưởng của nền kinh tế quốc

gia.20 Thành công trong phát triển kinh tế của Trung Quốc được cho

là do nước này triển khai đường lối công nghiệp hóa dựa vào hội tụ

ngành.21

Tuy nhiên, lợi ích của hội tụ ngành không phải chỉ có như vậy Hội tụ

ngành còn tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế Ở Việt Nam cho đến

nay, lợi ích này ít được đề cập bởi vì hiện tượng các doanh nghiệp tập

trung về mặt địa lý thường mới chỉ được nghiên cứu từ góc độ của

quản trị học Trong khi đó, mối liên hệ giữa hiện tượng nói trên với

hội nhập kinh tế lại được nghiên cứu chủ yếu từ góc độ của kinh tế

học, nhất là thuyết địa lý kinh tế mới và lý luận thương mại mới

2.2.2 Hội tụ ngành với phát triển giao thông – vận tải

Việc các doanh nghiệp hội tụ về một khu vực làm cho hiệu quả khai

thác giao thông ở khu vực đó tăng lên và là điều kiện để phát triển

thêm hạ tầng giao thông Tính kinh tế nhờ quy mô là điều kiện để đưa

vào sử dụng và khai thác các phương tiện vận chuyển cỡ lớn hoặc tốc

độ cao Nguồn hàng càng lớn, nhu cầu dịch vụ vận tải biển càng cao,

Mặt khác, vì muốn giảm chi phí vận tải, các doanh nghiệp thường đặt

cơ sở sản xuất của mình gần những nút giao thông và những vùng có kết cấu hạ tầng giao thông phát triển Vì thế, giao thông – vận tải phát triển lại càng thúc đẩy hội tụ ngành Hai quá trình, hội tụ ngành và phát triển giao thông – vận tải cùng phát triển và thúc đẩy lẫn nhau

Nghiên cứu thực nghiệm của Diechmann et al (2005) cho thấy ở

những nơi hội tụ ngành ở Indonesia, mật độ đường sá cao hơn và thời gian di chuyển từ nhà máy đến các cảng biển và cảng hàng không để xuất khẩu ngắn hơn các nơi khác

2.2.3 Hội tụ ngành giúp nâng cao kỹ năng lao động

Sự tập trung số lượng doanh nghiệp ở nơi hội tụ ngành là điều kiện để nâng cao kỹ năng của người lao động

Một mặt, lượng cầu lao động tại nơi hội tụ ngành cao hơn hẳn nơi khác là yếu tố khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề tới đây cung cấp dịch vụ, giúp nâng cao tay nghề cho người lao động ở đây Lượng cung lao động tại đây lớn dẫn tới nhu cầu nhập học các cơ sở đào tạo nghề cũng cao hơn, là điều kiện giúp cho cơ sở đào tạo hoạt động hiệu quả hơn và sẵn sàng cung cấp dịch vụ đào tạo hơn Do có nhiều doanh nghiệp, nên việc gửi học viên các trường nghề đến thực tập tại doanh nghiệp sẽ thuận tiện hơn Sự gần gũi về địa lý giữa doanh nghiệp và

cơ sở đào tạo nghề giúp hai bên trao đổi thông tin tốt hơn và góp phần làm cơ sở đào tạo nghề đào tạo lao động có chất lượng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp

22 Fujita and Mori (2005)

Trang 23

Mặt khác, bản thân việc cạnh tranh với nhau quyết liệt giữa các doanh

nghiệp trong khu vực hội tụ ngành là động lực để doanh nghiệp tăng

cường kỹ năng cho lao động của mình bằng các chương trình đào tạo

trong quá trình lao động

Đồng thời, lao động đông và được đào tạo tốt hơn dẫn tới có nhiều cá

nhân xuất sắc hơn Sự cạnh tranh thể hiện giữa những người lao động

sẽ khiến cho các cá nhân phải nỗ lực hơn để nâng cao tay nghề và kỹ

năng Các cá nhân cũng có điều kiện hơn trong việc tiếp thu kỹ năng

của các cá nhân xuất sắc

2.3 Hội tụ ngành giúp tăng năng suất lao động và hiệu quả

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra quan hệ giữa hội tụ ngành và năng suất lao

động.23

Porter (2008) cho rằng hội tụ ngành giúp tăng năng suất và hiệu quả

vì nơi hội tụ ngành là nơi sẵn có các đầu vào, các dịch vụ, người lao

động, các tổ chức, các chương trình đào tạo Chính vì vậy, doanh

nghiệp ở nơi hội tụ ngành có thể tiếp cận các yếu tố này Đồng thời, vì

có đông doanh nghiệp gần nhau, nên sự hợp tác và giao dịch giữa các

doanh nghiệp trở nên thuận tiện hơn Những kinh nghiệm thành công

sẽ nhanh chóng được học tập và nhân rộng Cạnh tranh về kết quả

kinh doanh và các kiểu cạnh tranh khác sẽ là động lực để doanh

nghiệp phải hoạt động hiệu quả cao và tăng năng suất lao động

Giao thông – vận tải phát triển do hội tụ ngành góp phần làm giảm chi

phí và thời gian liên quan đến logistics trước sản xuất và sau sản xuất

cho doanh nghiệp, làm doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất và tăng

năng suất lao động Giao thông phát triển còn làm cho di chuyển lao

23 Xem tổng quan các nghiên cứu về quan hệ giữa hội tụ ngành và năng

suất lao động do Rosenthal and Strange (2008) thực hiện

động giữa các vùng trở nên linh hoạt hơn, vì thế làm tăng nguồn cung lao động cho khu vực hội tụ ngành, góp phần hạn chế tăng chi phí liên quan đến lao động cho doanh nghiệp Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là hội

tụ ngành nhưng không phát triển giao thông thì tình trạng hỗn loạn sẽ lại làm giảm năng suất lao động của doanh nghiệp

Cũng như đã trình bày ở phía trên, hội tụ ngành góp phần làm tăng kỹ năng của người lao động Nếu kỹ năng tăng nhanh hơn mức tăng tiền công, nó sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động Đổi mới – sáng tạo (nhờ hội tụ ngành) ở quy trình sản xuất cũng có thể góp phần làm tăng năng suất lao động và hiệu quả cho doanh nghiệp

2.3.1 Hội tụ ngành và phân tán sản xuất quốc tế thúc đẩy lẫn nhau

Khi xét về mặt không gian, mạng sản xuất toàn cầu bao gồm các điểm nút và các liên kết nối những điểm nút với nhau.24 Điểm nút ở đây là những khu vực địa lý nơi có sự tập trung dày đặc và cao độ các nhà máy công nghiệp và các chuỗi cung ứng theo chiều dọc Các điểm nút

đó chính là các khu vực hội tụ ngành

Hội tụ ngành và phân tán sản xuất quốc tế có quan hệ chặt chẽ với nhau Nhất là ở Đông Á, hai quá trình này diễn ra đồng thời.25 Một mặt, phân tán sản xuất quốc tế thúc đẩy hội tụ ngành Mối quan hệ giữa phân tán sản xuất ở một công ty mẹ và sự gần gũi về địa lý giữa các công ty chi nhánh hoặc công ty sản xuất phụ trợ trong cùng ngành

là một trong những nhân tố chính dẫn tới hội tụ.26 Trong giai đoạn đầu của hoạt động phân tán sản xuất quốc tế, hình thức công ty mẹ đầu tư sang nước khác lập công ty con để thực hiện một công đoạn là hình thức chính Sau đó công ty con có thể huy động được các công ty

Trang 24

địa phương hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vào nước đó

tham gia sản xuất một vài chi tiết thay mình hoặc cung cấp cho

mình.27 Sự gần gũi về mặt địa lý giúp giảm chi phí tìm kiếm đối tác

mới, làm giảm chi phí theo dõi và giao hàng đủ chất lượng và đúng

thời gian, làm giảm các chi phí giải quyết những vấn đề phát sinh

ngoài dự kiến.28

Mặt khác, hội tụ ngành lại thúc đẩy phân tán sản xuất quốc tế Tập

trung sản xuất vào một khu vực đến mức độ cao nào đó sẽ làm tăng

giá đất đai và giá lao động dẫn tới sự canh tranh giữa các công ty trở

nên gay gắt hơn Đồng thời, nhiều chi phí sẽ nảy sinh do tắc nghẽn

giao thông và ô nhiễm Khi đó, các công ty có thể có nhu cầu phân tán

hoạt động sản xuất của mình sang các nước kém phát triển.29 Chi phí

giao thông sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới việc cân bằng hai lực hội tụ

và phân tán này.30

Không chỉ có các công ty trong cùng ngành hội tụ quanh các chi

nhánh của các công ty đa quốc gia, mà ngay cả các chi nhánh của các

công ty đa quốc gia thuộc các ngành khác nhau cũng có xu hướng hội

tụ Hiện tượng này được gọi là cùng hội tụ của các công ty đa quốc

gia Những nhân tố đã thúc đẩy hiện tượng cùng hội tụ này là các yếu

tố thiết yếu về địa điểm đầu tư (gồm quy mô thị trường, điều kiện tiếp

cận thị trường, chi phí thương mại,…), tính ngoại ứng của thị trường

phương tiện sản xuất và cả việc lan truyền công nghệ.31 Một nguyên

nhân nữa là hiệu ứng ngoại lai marketing liên ngành.32

27 Giansoldati (2010), pp 11 – 12 Phạm Minh Hạnh (2012)

28 Kimura (2009), pp 6

29 Soesastro (2007), pp 19

30 Xem Krugman (1996), Fujita and Mori (2005)

31 Alfaro and Chen (2009)

32 Arora et al (2000)

Điều này hàm ý, một nước có nhiều điều kiện hội tụ thì khi đã thu hút thành công các chi nhánh công ty đa quốc gia lại càng dễ thành công hơn nữa trong việc này

2.3.2 Hội tụ ngành sinh ra hội tụ ngành

Thông qua hoạt động phân tán sản xuất của các công ty đa quốc gia, thông qua nỗ lực hấp dẫn FDI của các quốc gia, hội tụ ngành ở nước này có thể tạo ra hội tụ ngành ở một hay một vài nước khác Khi các doanh nghiệp trong lĩnh vực ICT ở Sillion Valley, Hoa Kỳ triển khai các hoạt động offshore–outsourcing, Đài Loan đã có những biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp của mình nhận được các hợp đồng thực hiện cho các công ty Mỹ Một trong những biện pháp đó là xây dựng các công viên công nghệ, mà đầu tiên là Công viên Khoa học và Công nghiệp Hsinchu vào năm 1980 Tiếp theo, hai tuyến đường cao tốc nối Taipei với Hsinchu được đầu tư và những khu vực dọc hai hành lang này được ưu tiên dành cho các doanh nghiệp ICT hội tụ Nhờ đó, hành lang Taipei–Hsinchu trở thành nơi hội tụ của các doanh nghiệp ICT Đài Loan và nước ngoài (chủ yếu là chi nhánh của các công ty ở Sillicon Valley) Các công ty Đài Loan từ chỗ chỉ làm gia công (ESM) đã vươn lên thành các OEM/ODM, thậm chí thành những brand firms lớn

Tiếp đó, khi Trung Quốc mở cửa thu hút FDI với ưu tiên nhằm vào các công ty của Đài Loan, vùng duyên hải các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải đã được ưu tiên cho chính sách này Ngày nay, khu vực duyên hải Đông Nam của Trung Quốc trở thành vùng hội tụ của ngành ICT và điện tử của Trung Quốc Hầu hết các công ty của Đài Loan đều có chi nhánh ở đây và làm gia công cho công ty mẹ ở Đài Loan hoặc cho các công ty Mỹ, Nhật Bản

Giải thích sự phát triển thần kỳ của Đông Á, các học giả như Tsuji

và Miyahara (2009), Ozawa (2009) đã khẳng định vai trò của mô hình đàn nhạn bay và của hội tụ ngành Trong mô hình liên kết kinh tế

Trang 25

kiểu “đàn nhạn bay” nổi tiếng, các doanh nghiệp từ con nhạn bay

trước khi đầu tư/di chuyển sang các nhạn bay sau đã có xu hướng

tập trung về mặt địa lý ở nơi đến Cứ như thế các vùng hội tụ ngành

ở Nhật Bản lại đẻ ra các vùng hội tụ ngành ở NICs bằng cách doanh

nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp cung cấp linh kiện và

nguyên phụ liệu hội tụ xung quanh các công ty đa quốc gia của Nhật

Bản để liên kết và bằng cách các doanh nghiệp địa phương hội tụ

quanh các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nhận chuyển

giao công nghệ Cũng với cách như thế, đến lượt chúng, các vùng

hội tụ ngành ở NICs lại đẻ ra các vùng hội tụ ngành ở ASEAN và

Trung Quốc Chính phủ các nước/lãnh thổ NICs, ASEAN, Trung

Quốc không thụ động ngồi chờ đầu tư nước ngoài, mà có chính sách

thu hút rất tích cực Dù trước thế kỷ XXI, không nước/lãnh thổ

Đông Á nào về danh nghĩa có chính sách hội tụ ngành, song họ đã

có những biện pháp mà các yếu tố của chính sách hội tụ ngành hiện

đại thể hiện rất rõ

2.3.3 Hội tụ ngành xuyên quốc gia

Hội tụ ngành có thể diễn ra ở một khu vực nằm đồng thời ở nhiều

quốc gia Ví dụ, ở Bắc Mỹ, khu vực hội tụ ngành công nghiệp ô tô ở

tại một vài bang của Hoa Kỳ như Michigan, Illinois, Minesotta và tỉnh

Ontario của Canada Ở châu Âu, có một vùng hội tụ ngành công

nghiệp ô tô xuyên quốc gia với rất nhiều các nhà chế tạo thiết bị gốc

(OEM) ngành ô tô đóng trong một khu vực có bán kính 400 km bao

trùm Đông Áo, Đông Séc, Tây Nam Ba Lan, Tây Slovakia, Đông

Hungary, Bắc Croatia, Đông Slovenia Thậm chí, vùng này có khi còn

được xem là bao gồm cả Romania Vùng liên quốc gia Oresund (Thụy

Điển và Đan Mạch) là vùng hội tụ ngành công nghiệp liên quan đến

công nghệ nano

Sturgeon et al (2008) đã phác thảo một kết cấu tổ chức của hội tụ

ngành xuyên quốc gia trong trường hợp ngành chế tạo ô tô Theo đó,

ngành chế tạo ô tô sẽ được tổ chức theo kiểu mạng lưới ở cấp toàn cầu,

khu vực, quốc gia và địa phương Ở cấp độ toàn cầu có các trung tâm thiết kế, nghiên cứu và triển khai Trong ngành ô tô, chỉ có vài trung tâm như vậy ở Detroit (Hoa Kỳ), Tokyo, Nagoya (Nhật Bản), Cologne, Rüsselsheim, Wolfsburg, Stuttgart (Đức), Paris (Pháp) Ở cấp độ khu vực, đó là các nhà máy lắp ráp cung cấp ô tô hoàn chỉnh cho người tiêu dùng Để gần người tiêu dùng, các nhà máy lắp ráp được các hãng ô tô bố trí theo khu vực địa lý lớn như Bắc Mỹ, Nam

Mỹ, châu Âu, Nam Phi và châu Á Ở cấp độ quốc gia, đó là việc sản xuất các phụ kiện bởi các nhà chế tạo thiết bị gốc (OEM) Tùy theo từng loại linh kiện, các OEM này tìm đến các quốc gia khác nhau để sản xuất nhằm mục đích tối thiểu hóa chi phí Ở cấp độ địa phương,

đó chính là các khu vực hội tụ ngành địa phương có thể gồm một hoặc vài khu công nghiệp Khu vực hội tụ ngành địa phương được chọn lựa

và hình thành dựa trên các điều kiện về cơ sở hạ tầng, lao động,… Chính kiểu tổ chức này đã dẫn tới sự liên kết giữa các khu vực hội tụ ngành ở các địa phương thành vùng hội tụ ngành xuyên quốc gia

2.3.4 Hội tụ ngành với phân công lao động quốc tế

Các khu vực hội tụ ngành chính là một hình thức tổ chức không gian mới, một cách tổ chức mới của chuỗi giá trị.33 Những liên kết ngược

và xuôi đã thu hút các nhà sản xuất thượng nguồn và hạ nguồn về cùng một nơi Nhà sản xuất sản phẩm trung gian muốn ở gần thị trường tiêu thụ, tức là nơi có càng nhiều doanh nghiệp hạ nguồn càng tốt Đồng thời, những nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng cũng muốn ở gần những người cung ứng cho mình, tức là nơi có càng nhiều doanh nghiệp thượng nguồn càng tốt.34 Khi suy rộng ra phạm vi quốc tế, tính kinh tế nhờ quy mô và chi phí giao thông khi sản xuất ở một nước có thể khiến một ngành sản xuất sản phẩm nào đó hội tụ về nước này, rồi

33 Porter (2000)

34 Fujita (2005)

Trang 26

từ đây xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới Nói cách khác, một

đất nước sẽ xuất khẩu mặt hàng nào mà thị trường ngay trong nước

của mặt hàng đó lớn Đây chính là “hiệu ứng thị trường trong nước

(home market effect)” mà Krugman đã lý luận.35 Thuyết phân công

lao động quốc tế dựa trên hiệu ứng thị trường trong nước gắn với hội

tụ ngành đã thách thức thuyết về phân công lao động dựa trên lợi thế

so sánh về các nhân tố sản xuất (mô hình Hechscher–Ohlin)

2.3.5 Hội tụ ngành và tỷ giá hối đoái

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi làm tăng tính bất ổn định của doanh thu

của các công ty Để đối phó, các công ty phải tìm cách tăng cường

thông tin và tăng cường các liên kết đầu vào – đầu ra Điều này đã

thúc đẩy hội tụ ngành phát triển Ricci (1998) đã lý giải bằng lý luận

về điều này và đưa ra bằng chứng thực nghiệm ở châu Âu cho thấy

hội tụ ngành gia tăng từ khi chế độ Bretton Woods sụp đổ Điều này

hàm ý rằng, nếu theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi, quốc gia cũng

nên đồng thời theo đuổi chính sách thúc đẩy hội tụ ngành

35 Krugman (1980)

Chương 3

VỀ CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH

3.1 Khái niệm chính sách hội tụ ngành

Sáng kiến thúc đẩy hội tụ ngành là những hành động có nhận thức của nhiều chủ thể tổ chức để tạo ra và củng cố các cụm liên kết ngành (Anderson và đồng tác giả, 2004) Có rất nhiều loại chủ thể tổ chức liên kết, trong đó nhà nước và chính quyền là quan trọng nhất ở nhiều nước; song, còn có những chủ thể khác nữa, chẳng hạn các sáng kiến

tư nhân có vai trò rất lớn trong trường hợp Hoa Kỳ Nhà nước hay tư nhân là chủ thể chủ đạo trong xây dựng và thực thi sáng kiến thúc đẩy hội tụ ngành, kết quả của sáng kiến sẽ khác nhau

Chính sách hội tụ ngành là những sáng kiến của nhà nước và chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy hội tụ ngành Nó là những sự can thiệp của chính quyền và các chủ thể nhà nước khác liên quan đến sự phát triển của các khu hội tụ ngành Thúc đẩy hội tụ ngành có thể hiểu theo một trong hai hoặc cả hai cách sau: (a) lập khu hội tụ ngành mới; (b) nâng cấp khu hội tụ ngành đang có theo hướng tăng cường năng lực đổi mới – sáng tạo

3.1.1 Sự cần thiết phải có chính sách

Sự can thiệp của nhà nước và chính quyền không phải lúc nào cũng phù hợp, vì vậy có thể chính sách hội tụ ngành lại làm cản trở sự phát triển của các cụm liên kết ngành Đó là trường hợp mà chính sách hội tụ ngành trái với cơ chế điều chỉnh tự nhiên, làm méo mó

Trang 27

các hoạt động kinh tế Một chính sách hội tụ ngành phù hợp phải là

chính sách đi theo quy tắc kinh tế chung có cân nhắc đến điều kiện

đặc thù của địa phương nơi có cụm liên kết ngành (Anderson và

đồng tác giả, 2005)

Sở dĩ cần có chính sách hội tụ ngành, là vì có thất bại thị trường tồn

tại trong quá trình hội tụ ngành Thất bại thị trường từ lâu đã là lý do

để nhà nước can thiệp vào nền kinh tế Trong trường hợp hội tụ ngành

và phát triển cụm liên kết ngành, thất bại thị trường thường gặp ở sự

tồn tại tình trạng thông tin phi đối xứng, vấn đề ngồi không hưởng lợi,

khả năng không đạt được tính kinh tế theo quy mô và những vấn đề

khác cản trở các đặc trưng của khu hội tụ ngành (Anderson và đồng

tác giả, 2005) Thông tin phi đối xứng dẫn tới việc các doanh nghiệp

gặp khó khăn trong tiếp xúc và trao đổi với nhau, doanh nghiệp gặp

khó khăn trong hợp tác với các chủ thể khác của khu hội tụ ngành Dù

rằng sự tập trung theo số đông và gần gũi về không gian đã làm giảm

sự bất đối xứng về thông tin, song vấn đề này vẫn có thể xảy ra Vấn

đề ngồi không hưởng lợi (freerider) và việc thiếu hiệu ứng số đông

cần thiết (critical mass) làm cản trở sự ra đời và phát triển các phát

minh, sáng chế công nghệ, cản trở cạnh tranh Thiếu tính kinh tế theo

quy mô cũng cản trở đầu tư vào khu hội tụ ngành, đồng thời cản trở

các hoạt động thuê ngoài và liên kết sản xuất Sự hợp tác giữa các

doanh nghiệp trong khu hội tụ ngành có thể phát triển chậm chạp nếu

có hiện tượng doanh nghiệp chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt nên chỉ

quan tâm kình địch nhau mà không quan tâm hợp tác với nhau vì lợi

ích tiềm năng lâu dài Thiếu sự hiện diện của các trường đại học và

viện nghiên cứu cũng dễ xảy ra

Bảng 3.1 Lý do cần có chính sách hội tụ ngành

Thất bại hệ thống hoặc thất bại thị trường

Phản ứng chính sách

Thị trường hoạt động không hiệu quả – Hoàn thiện chính sách cạnh tranh, cải cách điều tiết

Thất bại về mặt thông tin

– Cần có dự báo về mặt công nghệ – Cần có hỗ trợ về thông tin thị trường chiến lược, nghiên cứu cụm liên kết ngành chiến lược

Thiếu tương tác giữa các chủ thể trong hệ thống đổi mới – sáng tạo

– Cần có dịch vụ môi giới, các cơ quan và kế hoạch xúc tiến mạng lưới liên kết

– Cung cấp platform cho các đối thoại mang tính xây dựng

– Tạo điều kiện cho hợp tác trong các mạng lưới (các kế hoạch phát triển cụm liên kết ngành)

Thiếu tương thích về mặt thể chế giữa kết cấu hạ tầng kiến thức (công cộng) và nhu cầu thị trường

– Thành lập những trung tâm phối hợp giữa các doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu – Tạo thuận lợi cho hoạt động của các trung tâm phối hợp giữa các doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu

– Phát triển nguồn lực con người – Triển khai các chương trình chuyển giao công nghệ

Trang 28

Lượng cầu không đủ – Cần thực hiện chính sách mua sắm công

Thất bại của chính

quyền

– Cần tư nhân hóa – Hợp lý hóa các doanh nghiệp – Lập chính sách theo kiểu phối hợp liên ngành, liên địa phương (horizontal policy making)

– Tham vấn công cộng – Giảm can thiệp của chính quyền

Nguồn: Roclanndt and den Hertog (1999)

3.1.2 Vai trò của chính quyền trong việc thúc đẩy hội tụ ngành

Chính quyền cần phải hỗ trợ sự ra đời của các cụm liên kết ngành mới

lẫn hỗ trợ sự phát triển của các cụm liên kết ngành đã thành lập

Thông thường, các chính quyền thường hỗ trợ những cụm liên kết

ngành đã có hơn, thông qua các biện pháp như môi giới, đào tạo Tuy

nhiên, đối với các cụm liên kết ngành đang manh nha thành lập, sự

hẫu thuận của chính quyền thực sự quan trọng, nhất là khi chính

quyền có quan điểm dài hạn và đề ra những quy tắc, mục tiêu, lộ trình

rõ ràng cho các biện pháp hỗ trợ của mình để khu vực tư nhân –

những người thành lập các cụm liên kết ngành – thấy rõ ràng môi

trường hoạt động của mình

Benner (2012) xác định cụ thể chủ thể chính quyền tham gia vào

chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở các phạm vi khác nhau Nếu cụm

liên kết ngành có phạm vi thuộc địa phương, thì cấp chính quyền

tham gia là các phòng, các sở, các cục, chi cục phụ trách về kinh tế,

khoa học công nghệ, các văn phòng đại diện của phòng thương mại và

công nghiệp ở địa phương, các chi hội ngành ở địa phương Nếu cụm

liên kết ngành có phạm vi là vùng (nhiều tỉnh), thì cấp chính quyền tham gia là các văn phòng điều hành vùng của các bộ36 Nếu cụm liên kết ngành có phạm vi là quốc gia, thì cấp chính quyền tham gia là các

bộ về kinh tế, về khoa học công nghệ, giáo dục – đào tạo, lao động – dạy nghề của Chính phủ Còn nếu cụm liên kết ngành có phạm vi xuyên quốc gia, thì cấp chính quyền tham gia phải là các tổ chức siêu quốc gia, kiểu như Ủy ban châu Âu

Cách phân định như trên của Benner tuy cụ thể, nhưng không đảm bảo nguyên tắc phân quyền trong cung ứng hàng hóa công cộng (chính sách kinh tế là một loại hàng hóa công cộng) Chính quyền trung ương và chính quyền địa phương có vai trò khác nhau khi đối với thúc đẩy hội tụ ngành Điều này có thể giải thích bằng lý thuyết phân quyền trong cung ứng hàng hóa công cộng Những biện pháp mang tính vĩ mô rộng lớn cần do chính quyền trung ương đảm nhiệm Còn những biện pháp mang tính vi mô và cụ thể đòi hỏi phải nắm rõ thông tin về địa phương thì nên để cho chính quyền địa phương đảm nhiệm Chính quyền trung ương, trong nhiều hoàn cảnh, cần hỗ trợ ngân sách cho chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp liên quan đến kết cấu hạ tầng, đào tạo nghề

36 Ở Việt Nam, các cấp hành chính (tương ứng với các cấp Hội đồng nhân dân) đều có các đơn vị theo ngành giống các bộ Việt Nam không

có cấp hành chính khu vực (liên tỉnh), nên không có các đại diện của các

bộ theo khu vực Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, dù khu vực không phải là cấp có chính quyền và có hội đồng nhân dân, nhưng vẫn có thể là một vùng hành chính tại đó có các văn phòng khu vực do các bộ đặt

Trang 29

3.2 Mục tiêu chính sách

Chính sách hội tụ ngành là một phần hoặc là sự giao thoa của các

chính sách ngành (chính sách công nghiệp), chính sách phát triển

vùng và chính sách khoa học công nghệ (Benner, 2012; OECD,

2007) Do cả ba chính sách này đều có có kiểu truyền thống và kiểu

hiện đại, nên chính sách hội tụ ngành rất đa dạng

Chính sách công nghiệp kiểu truyền thống thường có mục đích là thay

đổi cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc gia hoặc địa phương, dành

nhiều trợ cấp cho doanh nghiệp trong ngành được ưu tiên, lập ra

những tập đoàn lớn trong ngành đó Chính sách công nghiệp kiểu hiện

đại – còn gọi là chính sách công nghiệp chiến lược – thường có mục

đích là nâng cấp ngành: nâng cấp công nghệ và nâng cấp quy trình sản

xuất cho một ngành nhất định, hoặc chuyển từ ngành truyền thống

sang ngành hiện đại thông qua những công cụ như hỗ trợ các nhu cầu

chung của nhóm doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tăng khả năng

tiếp thu công nghệ

Chính sách phát triển vùng kiểu truyền thống thường có mục đích là

tái phân phối nguồn lực phát triển từ vùng phát triển sang vùng tụt

hậu Trong khi đó, chính sách phát triển vùng kiểu hiện đại lại tập

trung vào tìm và bồi dưỡng năng lực cạnh tranh của vùng

Chính sách khoa học – công nghệ kiểu truyền thống thường hỗ trợ tài

chính cho những dự án riêng lẻ trong nghiên cứu cơ bản Còn chính

sách khoa học – công nghệ kiểu hiện đại lại tài trợ cho nghiên cứu tập

thể theo ngành và gắn với hoạt động thương mại hóa công nghệ

Chính sách hội tụ ngành với tư cách là một phần hoặc là giao thoa của

các chính sách theo các kiểu nói trên thường hướng tới các mục tiêu

sau đây:

– Ưu tiên những ngành là động lực tăng trưởng của nền kinh tế quốc

gia;

– Hỗ trợ những ngành đang chuyển đổi;

– Tạo ra và củng cố lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư vào cụm; xây dựng thương hiệu của cụm và thương hiệu của vùng;

– Nhằm chủ yếu hoặc bao gồm phát triển các vùng lạc hậu;

– Chú ý tới doanh nghiệp nhỏ và vừa nhiều hơn là tới doanh nghiệp lớn;

– Có cách tiếp cận linh hoạt theo ngành/lĩnh vực và chú trọng đổi mới – sáng tạo;

– Coi trọng sự tham gia của các chủ thể;

– Khuyến khích áp dụng công nghệ mới;

– Tận dụng lợi thế của R&D tập thể, thúc đẩy thương mại hóa R&D; – Coi trọng hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp mạo hiểm

Vì ba loại chính sách nêu trên đều thuộc phạm vi của chính sách tăng trưởng, nên chính sách hội tụ ngành cũng thuộc phạm vi của chính sách tăng trưởng, vì thế nó có mục tiêu cuối cùng giống như của chính sách tăng trưởng, đó là: tạo việc làm và tăng trưởng sản lượng (hay GDP)

Chú ý là, Michael Porter – người đã làm cho khái niệm "cụm liên kết ngành" trở nên phổ biến – coi cụm liên kết ngành là một nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh của quốc gia và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong cụm Porter không xem phát triển cụm liên kết ngành là một cách thức để thúc đẩy các ngành công nghiệp Tuy nhiên, một địa phương không thể phát triển đồng thời nhiều cụm liên kết ngành cho nhiều ngành khác nhau, vì thế, thúc đẩy phát triển cụm liên kết ngành của địa phương hay của quốc gia rốt cục dẫn tới phát triển các ngành, lĩnh vực của địa phương hay quốc gia ấy Chúng ta có

Trang 30

thể thấy rõ điều này trong các chương trình phát triển cụm liên kết

ngành của các tiểu bang ở Mỹ

Chính sách hội tụ ngành, theo Anbumozhi (2009), bao gồm các mục

tiêu cụ thể sau đây:

– Hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp về kết cấu hạ tầng chung;

– Khuyến khích và tạo thuận lợi cho các liên kết với mạng sản xuất

địa phương, mạng sản xuất trong nước và mạng sản xuất quốc tế;

– Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa các

sáng chế, phát minh;

– Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động theo nhóm được

cùng vào cụm liên kết ngành;

– Hỗ trợ các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành đổi mới – sáng

tạo bằng cách thúc đẩy chuyển giao công nghệ

Tùy mỗi quốc gia, có thể có mục tiêu này được nhấn mạnh hơn mục

tiêu kia trong khi thiết kế và triển khai chính sách hội tụ ngành Chẳng

hạn, ở các nước tiên tiến, nơi mà cụm liên kết ngành – tức dạng bậc

cao trong hội tụ ngành – được quan tâm, thì các mục tiêu thúc đẩy đổi

mới – sáng tạo chung và cụ thể hơn nữa là thúc đẩy nghiên cứu phát

triển có vẻ là mục tiêu quan trọng hơn cả của chính sách hội tụ ngành

Ở những nước đó, nhiều khi cụm liên kết ngành chỉ là một hình thức

cụ thể của hệ thống đổi mới – sáng tạo quốc gia, là sự thu hẹp của hệ

thống đổi mới – sáng tạo quốc gia xuống quy mô khu vực hoặc địa

phương (hay hệ thống đổi mới – sáng tạo khu vực)

3.2.1 Cách tiếp cận mới của chính sách phát triển kinh tế

Nhiều nhà khoa học Mỹ mà tiêu biểu là Michael Porter đã cố gắng

thuyết phục các nhà lãnh đạo chính quyền trung ương và địa phương

rằng có thể xem phát triển cụm liên kết ngành là một cách tiếp cận

mới của chính sách phát triển kinh tế.37 Các cụm liên kết ngành giúp thúc đẩy các yếu tố phát triển năng lực cạnh tranh của quốc gia và địa phương như mô hình kim cương của Porter trình diễn

Phát triển cụm liên kết ngành là cách để tổ chức và cung ứng dịch vụ công hiệu quả hơn, bởi vì thông qua phát triển cụm liên kết ngành, chính quyền có thể:

– Cung cấp dịch vụ công phù hợp hơn với nhu cầu của doanh nghiệp

do hướng tới giải quyết vấn đề doanh nghiệp gặp phải, chứ không phải hướng tới thuận tiện cho quản lý của chính quyền;

– Giải quyết các nhu cầu liên đới của nhiều doanh nghiệp, chứ không phải giải quyết nhu cầu riêng rẽ;

– Đáp ứng nhu cầu tập thể của người tiêu dùng, chứ không phải nhu cầu cá nhân của mỗi người

Phát triển cụm liên kết ngành là cách định hướng đầu tư tốt hơn, bởi

vì nó hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) dựa vào các trường đại học, thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, thành lập các khu vực cung cấp mặt bằng cho các cơ sở nghiên cứu và sản xuất, giúp các doanh nghiệp gần gũi các trường đại học

Phát triển cụm liên kết ngành là cách phát triển thương hiệu quốc gia

và địa phương vì thông qua cụm liên kết ngành, chính quyền hiểu đúng hơn và phản ứng đúng hơn với nhu cầu của doanh nghiệp, quan sát được rõ hơn sự phát triển của các ngành và các địa phương, giúp các ngành và các địa phương điều chỉnh theo thay đổi của tình hình kinh tế, giúp các ngành và các địa phương nâng cao được tính chuyên nghiệp và thương hiệu của họ

37 Rosenfeld (2002b)

Trang 31

Phát triển cụm liên kết ngành là cách hiệu quả hơn để tạo việc làm và

phát triển lực lượng lao động Nguồn lực quan trọng nhất của các khu

vực hội tụ ngành là nhân lực Thông qua phát triển cụm liên kết

ngành, chính quyền trung ương và địa phương sẽ hiểu rõ hơn nhu cầu

cụ thể của ngành và địa phương về loại lao động cụ thể, nhất là nhóm

lao động có trình độ giáo dục sau phổ thông và lao động có trình độ

đại học trở lên, để từ đó có chính sách đào tạo nghề phù hợp cũng như

có lựa chọn đầu tư phát triển các ngành khoa học phù hợp

Phát triển cụm liên kết ngành là cách hiệu quả hơn để tránh chênh

lệch kinh tế giữa các địa phương và giữa các nhóm dân cư Thông qua

quan tâm tới các địa phương và các nhóm dân cư khi tìm cách phát

triển các khu vực hội tụ ngành, chính quyền sẽ hiểu rõ hơn tình hình

của mỗi địa phương và mỗi nhóm dân cư, từ đó có thông tin chính xác

hơn để giảm chênh lệch

3.2.2 Đối tượng của chính sách

Chính sách thúc đẩy hội tụ ngành do là một phần hoặc giao thoa của

chính sách công nghiệp và chính sách phát triển vùng, nên đối tượng

của nó bao gồm ngành/lĩnh vực và địa phương Một loại đối tượng

nữa của các khu hội tụ ngành là chủ thể của khu

Việc lựa chọn đối tượng của chính sách hội tụ ngành chính là:

a) Lựa chọn địa phương nào, cấp nào: Khi xây dựng chính sách hội tụ

ngành, cơ quan lập chính sách sẽ phải lựa chọn loại địa phương là loại

địa phương động lực hay địa phương lạc hậu; là loại địa phương trung

tâm hay địa phương ngoại vi; là cấp hành chính nào (quốc gia, vùng,

tỉnh, huyện hay thấp hơn)

b) Lựa chọn ngành nào: ngành năng động, hay ngành đang gặp khó

khăn; ngành có tầm quan trọng chiến lược hay ngành có tầm quan

trọng về mặt xã hội

c) Lựa chọn chủ thể nào: có trường đại học hay không; toàn doanh

nghiệp nhỏ và vừa hay tất cả các cỡ; doanh nghiệp nước ngoài hay

trong nước; doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước

Đối với những nước mà việc phân chia hành chính địa phương dẫn tới

sự tồn tại nhiều địa phương nhỏ (ví dụ Việt Nam có 63 tỉnh, thành hay Pháp có 96 tỉnh ở chính quốc), thì một khu vực hội tụ ngành có thể cùng lúc nằm trên địa bàn của nhiều địa phương Lại có thể có trường hợp khu vực hội tụ ngành nằm ở giáp ranh của nhiều địa phương, như trường hợp khu hội tụ ngành hàng không vũ trụ của Đức nằm ở giáp ranh của bốn tiểu bang phía bắc Điều này gây khó khăn cho việc xác định đối tượng của chính sách hội tụ ngành và khó khăn cho thực thi chính sách cả về mặt chính trị (ra quyết định chính sách) lẫn hành chính (thực hiện chính sách)

Một thách thức khác là cho dù lý luận về hội tụ ngành khẳng định tính chuyên ngành, song trong thực tế có thể có đa ngành trong cùng một khu hội tụ ngành và có thể có nhiều khu hội tụ ngành của các ngành khác nhau ở cùng một vị trí Ví dụ, cùng khu hội tụ ngành công nghiệp ô tô có thể có mặt cả ngành cơ khí lẫn ngành điện – điện tử vì một chiếc ô tô hiện đại bao gồm nhiều chi tiết linh kiện của cả hai ngành này Khu hội tụ ngành ICT nổi tiếng nhất của Ý và khu hội tụ ngành thời trang nổi tiếng nhất của nước này đều ở thành phố Milano (tỉnh Lombardia), chưa kể thành phố này còn là một trong những trung tâm tài chính của châu Âu Điều này gây khó khăn cho việc xác định lĩnh vực hay chuyên ngành của khu hội tụ ngành, cũng như gây khó khăn cho việc đánh giá kết quả thực hiện chính sách hội tụ ngành

Để giải quyết các khó khăn này, các nhà kinh tế đề xuất sử dụng thương số vị trí38 (location quotient hay LQ) để tìm xem trong một

38 Thương số vị trí được tính như sau: LQi = (Lk

i/Lk)/(Ln

i/Ln) Trong đó, i chỉ thị số lao động ngành, k chỉ thị số lao động địa phương, n chỉ thị số lao động cả nước LQi của địa phương k lớn hơn 1 nghĩa là lao động ngành i tập trung ở địa phương k nhiều hơn mức bình quân ngành i cả nước Thương số này nhỏ hơn 1 cho thấy địa phương thấp hơn mức bình quân cả nước Thương số tăng lên nghĩa là mức độ tập trung tăng lên, giảm đi nghĩa là mức độ tập trung giảm đi

Trang 32

quốc gia thì lao động của một ngành nhất định tập trung ở địa phương

nào nhiều hơn Thương số vị trí được tính bằng công thức: LQi =

(Lk

i/Lk)/(Ln

i/Ln) Trong đó, i chỉ thị số lao động của ngành được xem

xét, k chỉ thị số lao động địa phương được xem xét, n chỉ thị số lao

động cả nước LQi của địa phương k lớn hơn 1 nghĩa là lao động

ngành i tập trung ở địa phương k nhiều hơn mức bình quân ngành i cả

nước Thương số này nhỏ hơn 1 cho thấy địa phương thấp hơn mức

bình quân cả nước Thương số tăng lên nghĩa là mức độ tập trung tăng

lên, giảm đi nghĩa là mức độ tập trung giảm đi Cũng có thể sử dụng

chỉ số Gini hoặc Herfindahl để đo mức độ tập trung thay cho thương

số vị trí Để có kết quả tính toán cụ thể, cần có bảng phân ngành kinh

tế quốc dân chi tiết, rõ ràng

Các tiêu chí trên giúp xác định mức độ tập trung, song muốn biết các

chủ thể nào liên quan tới khu hội tụ ngành thì phải dựa vào phương

pháp bản đồ liên kết (cluster mapping) Phương pháp này kết hợp việc

đo lường mức độ tập trung với bảng phân tích đầu vào – đầu ra để tìm

liên kết giữa chủ thể theo ngành và phác họa liên kết giữa doanh

nghiệp với các chủ thể khác như trường đại học, chính quyền,

Phương pháp bản đồ liên kết đã được Michael Porter và đội nghiên

cứu của ông tại Đại học Havard áp dụng từ năm 2000 để xác định các

cụm liên kết ngành cho các địa phương ở Mỹ Sau đó, các nước khác

cũng tiếp thu để ứng dụng

3.2.3 Nội dung của chính sách

Anderson et al (2005) tiếp cận từ góc độ công cụ, biện pháp chính

sách và tổng hợp kết quả khảo sát thực tiễn, khái quát hóa lại về nội

dung của chính sách phát triển cụm liên kết ngành đổi mới – sáng tạo,

theo đó chính sách này bao gồm các hoạt động sau đây

(a) Chính sách môi giới: Hầu hết các chính sách phát triển cụm liên

kết ngành của các nước đều chú trọng việc thúc đẩy các chủ thể của

cụm liên kết ngành tiếp xúc, trao đổi, liên kết với nhau Chính sách

môi giới bao gồm các hoạt động như: lập ra các địa điểm hoặc tổ chức các sự kiện để doanh nghiệp có cơ hội thuận lợi gặp gỡ, trao đổi với nhau; khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc thành lập các mạng lưới, hiệp hội doanh nghiệp; hỗ trợ kết nối với bên ngoài vùng, kết nối xuất khẩu; xây dựng thương hiệu chung cho liên kết ngành để nâng cao ý thức về bản sắc của cụm liên kết ngành; các hoạt động marketing để lôi cuốn doanh nghiệp; thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp

và các cơ sở nghiên cứu khoa học; hỗ trợ các liên kết tổ chức thông qua các hình thức như hợp tác công – tư

Công cụ để triển khai chính sách môi giới là các khu ươm tạo doanh nghiệp, công viên khoa học

(b) Các chính sách kích cầu: Chính quyền có thể xây dựng cơ sở dữ

liệu và thông tin về thị trường để các doanh nghiệp tham khảo, chính quyền có thể trở thành người mua khi thực hiện các kế hoạch chi tiêu công

(c) Đào tạo: Một tỷ lệ lớn doanh nghiệp trong các cụm liên kết ngành

là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì vậy, họ cần được hỗ trợ về kỹ năng quản lý, các kiến thức sản xuất như công nghệ, sử dụng năng lượng hiệu quả, đào tạo kỹ năng cho người lao động (dạy nghề)

(d) Hỗ trợ hội nhập quốc tế: Loại bỏ các hàng rào mậu dịch, tăng

cường hệ thống vận tải và liên lạc, hài hòa các quy định về thị trường

sẽ giúp các dòng nguồn lực chu chuyển dễ dàng hơn và nâng cao mức

độ chuyên môn hóa theo chuỗi giá trị của các cụm liên kết ngành trong mạng lưới sản xuất quốc tế

(e) Các điều kiện khác: Ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định an ninh trật tự,

phát triển các kết cấu hạ tầng công trình và hạ tầng xã hội

Ngoài ra, các hoạt động sau đây cũng được xem là nội dung của chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở một số nước (nhưng Anderson et al

Trang 33

(2004) lại chỉ xem đây là các ý tưởng, tức là chưa đến mức chính sách

thực sự):

– Mở rộng các cụm liên kết ngành;

– Đổi mới – sáng tạo và công nghệ;

– Giáo dục và đào tạo;

– Hợp tác thương mại;

– Hành động chính sách;

– Nghiên cứu và mạng lưới

3.3 Một số mô hình phát triển khu hội tụ ngành

Nhiều nghiên cứu cho rằng có bốn kiểu khu hội tụ ngành, đó là:

(a) Kiểu Marshall, hay còn gọi là kiểu Ý Đây là khu hội tụ ngành của

các doanh nghiệp nhỏ và vừa Kiểu này thấy rõ ở Ý

(b) Kiểu trục và nan hoa Đây là khu hội tụ ngành của doanh nghiệp

lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn Ví dụ,

Nagoya là một khu hội tụ ngành chế tạo ô tô, tại đó Toyota là doanh

nghiệp dẫn đầu Xung quanh nó có một vài doanh nghiệp lớn ở tầng

cung ứng thứ nhất và hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các tầng

cung ứng tiếp theo

(c) Kiểu tập hợp vệ tinh Đây là khu hội tụ ngành của các doanh

nghiệp hỗ trợ Kiểu này hay thấy trong trường hợp ngành dệt – may

mà người đứng đầu mạng sản xuất là các global buyer ở các nước tiên

tiến, còn các doanh nghiệp sản xuất thực sự là các doanh nghiệp khác,

thường ở các nước đang phát triển

(d) Kiểu Nhà nước là đòn bẩy Đây là khu hội tụ ngành mà chính quyền

chủ trì việc thành lập, lựa chọn những thành viên đầu tiên cho khu

3.3.1 Tiếp cận từ góc độ mục đích của chính sách

Tiếp cận từ góc độ mục đích của chính sách, Boekholt và Thuriaux (1999) phân chính sách thúc đẩy hội tụ ngành thành bốn mô hình

Thứ nhất, mô hình lợi thế quốc gia Chính sách thúc đẩy hội tụ ngành

sẽ tập trung vào hỗ trợ các cụm liên kết ngành của một số ngành nhất định có ý nghĩa sống còn đối với quốc gia bằng cách tạo ra những điều kiện mang tính khung khổ mới nhất để cho doanh nghiệp trong cụm và cả cụm nâng cấp, như khung khổ pháp lý, kết cấu hạ tầng công trình, giáo dục, xây dựng bản đồ cụm liên kết ngành39, Mô hình này sẽ tạo ra những khu hội tụ ngành kiểu trục và nan hoa và/hoặc kiểu nhà nước làm đòn bẩy

Thứ hai, mô hình mạng lưới doanh nghiệp nhỏ và vừa Chính sách

thúc đẩy hội tụ ngành sẽ thúc đẩy đổi mới – sáng tạo và học hỏi ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng cách tạo thuận lợi cho mạng lưới liên kết các doanh nghiệp hình thành và phát triển Có một số loại mạng khác nhau, đó là: (a) các chương trình mang tính chất mạng lưới để các doanh nghiệp chia sẻ và nâng cấp các nguồn lực; (b) mạng kiểu chuỗi cung ứng, ở đó các nhà cung ứng liên kết với nhau và liên kết với các nhà thầu; (c) mạng chiều ngang, ở đó các doanh nghiệp tương

tự nhau sẽ liên kết với nhau để triển khai một số hoạt động chung như marketing chung, mua chung đối với khách hàng và nhà cung ứng, nghiên cứu khoa học chung, logistics chung, chia sẻ thông tin về bí quyết và công nghệ Mô hình này tạo ra những khu hội tụ ngành kiểu Marshall

39 Xây dựng bản đồ cụm liên kết ngành (cluster mapping) là công tác tìm hiểu và xác định các chủ thể và mối liên hệ giữa các chủ thể trong một cụm liên kết ngành nhằm mục đích hiểu rõ đối tượng hỗ trợ phát triển cụm liên kết ngành này là gì

Trang 34

Thứ ba, mô hình phát triển cụm liên kết ngành địa phương Chính

sách thúc đẩy hội tụ ngành sẽ tập trung vào các biện pháp để củng cố

các cụm liên kết ngành trong địa bàn địa phương, làm tăng tính hấp

dẫn và tăng bản sắc của địa phương Mô hình này có thể tạo ra nhiều

kiểu khu hội tụ ngành

Thứ tư, mô hình quan hệ doanh nghiệp và tổ chức khoa học trong

chính sách cụm liên kết ngành Chính sách thúc đẩy hội tụ ngành sẽ

tập trung, hoàn thiện và khuyến khích sử dụng tri thức trong cụm và

trong các mạng lưới để thúc đẩy những công nghệ mới đang nổi lên

Mô hình này cũng thường tạo ra nhiều kiểu khu hội tụ ngành

3.3.2 Mô hình bottom–up và mô hình top–down

Theo cách tiếp cận bottom–up, khi thúc đẩy các khu hội tụ ngành

phát triển, chính quyền sẽ chú trọng phát huy các chức năng năng

động của thị trường, bản thân sẽ tập trung vào việc giảm thiểu các

bất hoàn hảo của thị trường Sáng kiến hình thành khu hội tụ ngành

thường là sáng kiến của khu vực tư nhân (của thị trường); còn chính

quyền sẽ có vai trò là ủng hộ sáng kiến đó bằng cách làm môi giới,

làm xúc tác Trong trường hợp này, thường sẽ ít khi có chính sách

hội tụ ngành của quốc gia, mà thường là các chính sách của chính

quyền địa phương Mỹ và một số ít nước châu Âu chuộng cách tiếp

cận bottom–up đối với chính sách hội tụ ngành hơn

Nhiều nước châu Âu khác và nhiều nước châu Á lại chuộng cách tiếp

cận top – down đối với chính sách hội tụ ngành Theo cách này, chính

quyền trung ương tham vấn ý kiến của các tổ chức từ cả chính quyền

lẫn thị trường rồi đặt ra các mục tiêu quốc gia và kế hoạch tương lai

để phát triển các khu hội tụ ngành Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, cách

tiếp cận này đối với chính sách hội tụ ngành không có nghĩa là Nhà

nước sẽ làm thay vai trò của thị trường Thị trường sẽ trở nên nổi bật

hơn, đồng thời sự can dự của Nhà nước sẽ giảm đi, khi các khu hội tụ

ngành đến giai đoạn tự phát triển độc lập được

3.3.3 Mô hình động của Michael Porter

Michael Porter là người đã làm cho khái niệm cụm liên kết ngành trở nên phổ biến Ông cũng là người đề xuất việc sử dụng chính sách cụm liên kết ngành như một cách làm chính sách phát triển kinh tế mới Theo Porter, muốn phát triển được một cụm liên kết ngành thì cần đáp ứng bốn điều kiện sau đây

– Nhu cầu: Sự tập trung sản xuất đi kèm với tập trung dân cư dẫn tới lượng cầu lớn, nhu cầu đa dạng và phức tạp Việc đáp ứng nhu cầu lớn và đa dạng đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đổi mới – sáng tạo Cũng nhờ đó, doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình ở phạm vi địa lý rộng hơn (toàn quốc, toàn cầu)

– Yếu tố sản xuất (đầu vào): Đó là sự sẵn có lao động chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng phù hợp với ngành, các thể chế giáo dục và đào tạo (gồm cả dạy nghề) phù hợp với ngành

– Các ngành hỗ trợ và ngành có liên quan: Trong cụm liên kết có nhiều nhà cung ứng hàng hóa trung gian và dịch vụ hỗ trợ sản xuất hơn Sự hợp tác giữa nhà sản xuất với nhà cung ứng dẫn tới sự trao đổi thông tin giúp cho khả năng đổi mới – sáng tạo được bồi dưỡng – Chiến lược kinh doanh và đối thủ cạnh tranh: Sức ép cạnh tranh dữ dội xuất hiện từ sự tập trung đông doanh nghiệp trong phạm vi giới hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cấp chiến lược kinh doanh của mình

Rõ ràng, mô hình của Porter hướng tới việc xây dựng một cụm liên kết ngành thực sự – dạng bậc cao của khu vực hội tụ ngành Tuy nhiên, nếu xây dựng chính sách hội tụ ngành chung cho quốc gia, hay cho một khu vực rộng có thể có vài khu hội tụ ngành trong đó thì mô hình kim cương của Porter không giúp được gì

3.3.4 Mô hình lưu đồ của Kuchiki Akifumi

Kuchiki Akifumi, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Đông Á (IDE–JETRO) của Nhật Bản, cho rằng bốn điều kiện để thành lập một cụm liên kết ngành mà Michael Porter đề cập khó có thể có cùng lúc

Trang 35

Mặt khác, để xây dựng chính sách hội tụ ngành cho một ngành có

nhiều khu hoặc chính sách hội tụ ngành cho quốc gia hay vùng lớn,

cần có một cách tiếp cận khác Vì vậy, Kuchiki đề xuất mô hình phát

triển khu vực hội tụ ngành khác, theo đó các điều kiện để có cụm liên

kết ngành từng bước được đáp ứng

Tiền đề, hay điều kiện có sẵn để phát triển cụm liên kết ngành là nhu

cầu của thị trường Nhu cầu của thị trường bao gồm nhu cầu nội vùng,

nội quốc gia, nhu cầu ở nước ngoài (xuất khẩu)

Bước tiếp theo là đáp ứng điều kiện về yếu tố sản xuất Cách đáp ứng

là phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế, khu

kinh tế tự do, (gọi chung là khu công nghiệp) Nhu cầu thị trường là

tiền đề để phát triển khu công nghiệp thành công Đến khi phát triển

được khu công nghiệp rồi thì các yếu tố sản xuất như lao động, đầu

vào trung gian, sẽ trở nên sẵn có cho doanh nghiệp

Có khu công nghiệp rồi nhưng vẫn không dễ phát triển được công

nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp liên kết Kuchiki cho rằng muốn đáp

ứng được điều kiện thứ ba để phát triển cụm liên kết ngành, thì phải

nhờ đến các công ty xuyên quốc gia, mà trước hết là các công ty có

lượng sản xuất đủ lớn để sẵn sàng tản quyền theo chiều dọc (hay thuê

ngoài) cho các công ty khác (bao gồm cả công ty xuyên quốc gia khác

và công ty nội địa) Kuchiki gọi các công ty xuyên quốc gia lớn này là

các công ty đòn bẩy (anchor firm) Sự gần gũi về mặt địa lý do khu

công nghiệp đem lại là một yếu tố làm cho các anchor firm sẵn sàng tản

quyền theo chiều dọc vì họ vẫn có khả năng theo dõi và kiểm soát Tuy

nhiên, chỉ mình khu công nghiệp thôi thì chưa đủ để hấp dẫn các công

ty xuyên quốc gia đầu tư và đưa các phân đoạn sản xuất của mình tới

Quốc gia muốn thu hút đầu tư của các công ty xuyên quốc gia phải xây

dựng năng lực của mình, đó là phát triển kết cấu hạ tầng công trình, kết

cấu hạ tầng mềm (tổ chức, thể chế), phát triển nguồn nhân lực, cải thiện

Bước cuối cùng là các doanh nghiệp phải định hình chiến lược kinh doanh của mình để trở thành một thành viên của mạng lưới liên kết

Trang 36

các doanh nghiệp và khai thác các lợi ích do mạng lưới đem lại Lúc

đó mới có cụm liên kết ngành thực sự

Khi có cụm liên kết ngành rồi, thì thị trường (điều kiện tiền đề) lại

càng có điều kiện phát triển và lần lượt thúc đẩy, tạo điều kiện đáp

ứng các điều kiện tiếp theo

3.4 Công cụ thực hiện chính sách

3.4.1 Nâng cao tính năng động cho cụm liên kết ngành

a) Thúc đẩy phát triển công nghệ và gia tăng số lượng doanh nghiệp

Do nhiều doanh nghiệp không có điều kiện tiếp cận hoặc không có tri

thức chiến lược, nên chính quyền cần khắc phục và phổ biến thông tin

tốt hơn Chính quyền cũng nên tổ chức đối thoại, trao đổi với doanh

nghiệp về những vấn đề hội tụ ngành chiến lược Cụ thể:

– Thành lập các trung tâm công nghệ và thông tin chuyên cho các

cụm liên kết ngành;

– Lập ra cơ sở khai thác các cơ hội thị trường;

– Dự báo những thay đổi về công nghệ;

– Nghiên cứu thông tin thị trường chiến lược và hội tụ ngành chiến

lược;

– Hỗ trợ hoạt động ươm tạo dựa vào cụm liên kết ngành;

– Cung cấp các hỗ trợ doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp lại không biết cách khai thác năng lực của những

nhà cung cấp tri thức Do đó, chính quyền cần tổ chức phối hợp các

hoạt động nghiên cứu, triển khai và tạo thuận lợi cho R&D theo cụm

Doanh nghiệp có thể gặp phải tình trạng thiếu "số đông ý nghĩa" Do

đó, chính quyền nên thúc đẩy việc làm tăng số lượng doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành bằng các biện pháp như:

– Thúc đẩy thành lập doanh nghiệp mới từ những bộ phận hoặc chức năng nào đó của công ty đang hoạt động;

– Xem xét việc tài trợ vốn khởi nghiệp

b) Lập mạng lưới liên kết các chủ thể của cụm liên kết ngành

Doanh nghiệp, vì những lý do nhất định, có thể thiếu liên kết với các doanh nghiệp khác Vì vậy, chính quyền nên khuyến khích và tạo điều kiện cho mạng lưới liên kết doanh nghiệp phát triển Cụ thể:

– Hỗ trợ các hoạt động trung gian, môi giới và các chương trình xây dựng mạng lưới liên kết; thúc đẩy các mạng lưới liên doanh nghiệp và mạng lưới các cá nhân; hỗ trợ liên kết với bên ngoài

– Làm xúc tác cho các hoạt động hợp tác thương mại bằng những hoạt động như tổ chức các mạng xuất khẩu, thu mua có điều phối

– Thiết lập các tiêu chuẩn về công nghệ

– Xem xét việc triển khai mua sắm công đối với các sản phẩm đổi mới – sáng tạo và côngxoocxiom

– Có những ưu đãi tài chính hoặc các quỹ đầu tư cho những dự án có nhiều doanh nghiệp tham gia

Cung và cầu về kết cấu hạ tầng, thông tin nhu cầu thị trường và thông tin về các hoạt động của chính quyền có thể không gặp nhau Khi đó,

Trang 37

chính quyền nên thành lập những trung tâm để doanh nghiệp và các tổ

chức nghiên cứu tiếp xúc với nhau bằng các biện pháp sau đây:

– Tạo thuận lợi cho các hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp và tổ

chức nghiên cứu

– Hỗ trợ việc chuyên môn hóa và việc áp dụng phù hợp theo địa

phương trong liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học, ví dụ các

cơ chế ưu đãi để khuyến khích liên kết địa phương

– Phát triển nguồn lực con người

– Khởi xướng các chương trình chuyển giao công nghệ

c) Thúc đẩy liên kết ngành

Các chủ thể trong cụm liên kết ngành có thể thiếu tương tác với nhau

Vì thế, chính quyền cần làm cho họ gắn bó với nhau hơn Cụ thể:

– Thành lập các cơ quan, các cơ chế môi giới và kết nối mạng bằng

cách tạo lập hoặc tổ chức các cơ quan cộng tác (phòng thương mại,

hiệp hội ngành, ) và các kênh liên lạc thuận lợi cho phát triển mạng

liên kết

Thiếu bản sắc và sự nhận biết về cụm là một trở ngại nữa khiến cho

các cụm liên kết ngành không năng động Do vậy, chính quyền hỗ trợ

việc xác định bản sắc của cụm liên kết ngành và tiến hành các hoạt

động marketing công về cụm Cụ thể:

– Hoạt động xúc tiến (kiểu chính sách xúc tiến bán trong marketing)

về cụm đối với bên ngoài

– Xây dựng thương hiệu cho cụm

– Hoạt động xúc tiến trong và ngoài cụm về năng lực của các thành

viên trong cụm

– Có các cơ quan ở cả cấp trung ương, khu vực và địa phương để phổ biến thông tin khắp cộng đồng kinh doanh trong nước và quốc tế

3.4.2 Phát triển hệ sinh thái của cụm liên kết ngành

a) Phát triển thị trường yếu tố sản xuất

Vì các yếu tố sản xuất cần thiết cho cụm liên kết ngành có thể không

đủ, như quá ít doanh nghiệp, thiếu lao động chuyên môn hóa, thiếu vốn, thiếu công nghệ, lượng cầu không đủ kích thích sản xuất, nên các chính sách của chính quyền có thể giúp khắc phục thất bại thị trường này bằng các biện pháp sau:

– Thu hút doanh nghiệp về cụm liên kết ngành, tăng số lượng doanh nghiệp trong cụm thông qua các biện pháp như tập trung các nỗ lực thu hút đầu tư vào các liên kết yếu nhất trong cụm liên kết ngành, định hướng cho đầu tư vào trong cụm (ví dụ, vào lấp các khoảng trống trong chuỗi cung ứng), tăng cường ưu đãi FDI, thu hút các cơ sở R&D chính, thu hút doanh nghiệp nơi khác về, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp;

– Xúc tiến các hoạt động đào tạo kiến thức quản lý và kỹ thuật; sử dụng chính các cụm liên kết ngành làm bối cảnh học tập trong các hoạt động đó; thành lập các trung tâm bồi dưỡng kỹ năng chuyên ngành phù hợp với các ngành của cụm liên kết ngành; hỗ trợ các liên minh đào tạo nghề của địa phương; thu hút nhân tài về địa phương; – Các chính sách mua sắm công để kích cầu;

– Thúc đẩy sự chuyên môn hóa trong thị trường vốn bằng cách: lập các doanh nghiệp mạo hiểm mới; lập các quỹ đầu tư chuyên ngành để cùng cung cấp vốn theo các nguyên tắc thị trường thật sự; tăng ưu đãi cho FDI

Trang 38

b) Phát triển hạ tầng cụm liên kết ngành

Vô tình, các quy định – điều tiết của chính quyền lại có thể hạn chế đổi

mới – sáng tạo, hạn chế cạnh tranh, hoặc cản trở cơ chế thị trường vận

hành hiệu quả Để khắc phục những thất bại hệ thống như thế, chính

quyền cần tiến hành các biện pháp sau:

– Xác định đâu là các nút thắt về chính sách, tổ chức các platform

theo cụm liên kết ngành và lập các nhóm điều tra để tìm hiểu nhu cầu

cải cách thuế và cải cách quy chế;

– Xác định những bất cập về kết cấu hạ tầng, đảm bảo cung cấp đầy

đủ kết cấu hạ tầng, cả giao thông lẫn thông tin liên lạc, xây dựng các

quy hoạch sử dụng đất theo cách thức hỗ trợ các cụm liên kết ngành

đã xác định;

– Xác định nguyên nhân của việc thiếu các nguồn vốn xã hội, thúc

đẩy và hỗ trợ các mạng lưới liên kết cá nhân và mạng lưới liên kết

doanh nghiệp;

– Tăng cường nền tảng cho hoạt động khoa học kỹ thuật bằng cách:

phối hợp để cùng tập trung đầu tư công và đầu tư tư nhân vào một nơi

(ví dụ, nếu đầu tư công vào phát triển các trường kỹ thuật thì nên đặt

các trường này ở địa điểm nào tập trung nhiều doanh nghiệp); tăng

cường giáo dục – đào tạo và dạy nghề; thể chế hóa các hình thức hợp

tác giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp; đầu tư

cho các hoạt động R&D chung của cụm liên kết ngành

Trang 39

PHẦN II KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ

HỘI TỤ NGÀNH VÀ CHÍNH SÁCH

HỘI TỤ NGÀNH

Trang 40

Chương 4

HỘI TỤ NGÀNH VÀ CHÍNH SÁCH

PHÁT TRIỂN CỤM LIÊN KẾT NGÀNH

Ở MỘT SỐ NƯỚC TIÊN TIẾN

4.1 Hội tụ ngành và chính sách phát triển cụm liên kết

ngành ở Mỹ

Nước Mỹ có những cụm liên kết ngành hàng đầu thế giới xét về mức

độ hội tụ nhân tài và mức độ đổi mới – sáng tạo Các cụm tiêu biểu là

Silicon Valley ở tiểu bang California (điện tử, phần mềm, truyền

thông kỹ thuật số), Boston ở tiểu bang Massachusetts (khoa học sự

sống, giáo dục bậc cao, dịch vụ tài chính), New York City ở tiểu bang

New York (dịch vụ tài chính, truyền thông, dược phẩm), Seattle ở tiểu

bang Washington (hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin), Houston

ở tiểu bang Texas (năng lượng, hóa chất), Detroit ở tiểu bang

Michigan (phương tiện giao thông cơ giới), Los Angeles ở tiểu bang

California (giải trí, thiết kế, thương mại),

Mặc dù Mỹ được đánh giá cao về mức độ phát triển hội tụ ngành –

cụm liên kết ngành40, song thực hiện chính sách phát triển cụm liên

kết ngành chủ yếu là do các chính quyền tiểu bang Ở phạm vi liên

bang, chỉ tới nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama mới có

một số chính sách liên quan đến phát triển cụm liên ngành nhưng chủ

yếu là để phát triển một số ngành nhằm tạo thêm việc làm cho người

lao động Mỹ Tại một số tiểu bang ở Mỹ, chính quyền bang đã có

40 Diễn đàn Kinh tế Quốc tế xếp Mỹ đứng thứ 6 thế giới về mức độ phát

triển hội tụ ngành

chính sách phát triển cụm liên kết ngành rất tích cực để hồi phục kinh

tế sau đợt trì trệ, suy thoái cuối thập niên 1990 Các bang tiêu biểu là: New York, Alabama, Florida, Oregon, Arizona

4.1.1 Chính sách của chính quyền Obama

Khi trở thành Tổng thống vào năm 2009, ông Obama đã nhanh chóng triển khai chính sách tăng cường năng lực đổi mới – sáng tạo của Hoa

Kỳ, xem đó là một biện pháp quan trọng để phục hồi kinh tế Mục tiêu của chính sách này là nâng cao tinh thần doanh nghiệp ở Hoa Kỳ bằng cách tạo ra một môi trường và hệ sinh thái kinh doanh thuận lợi ở các địa phương dưới dạng các cụm liên kết ngành đổi mới – sáng tạo địa

phương (regional innovation clusters – RIC)

Sang nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Obama tiếp tục chính sách phát triển cụm liên kết ngành của mình Năm 2013, Báo cáo Kinh tế của

Tổng thống (Economic Report of the President) đã nhấn mạnh vai trò của hội tụ sản xuất (agglomeration), cụm liên kết ngành (industry cluster) và liên kết đa ngành (urbanization agglomeration) Thông

điệp này được hiểu là chính quyền liên bang sẽ hỗ trợ tích cực cho các sáng kiến đổi mới – sáng tạo dưới hình thức cụm liên kết ngành.41

Năm 2014, Cục Phát triển Kinh tế (EDA, thuộc Bộ Thương mại) đã thành lập cổng thông tin điện tử về cụm liên kết ngành ở Mỹ (U.S Cluster Mapping Portal42) trên cơ sở dự án U.S Cluster Mapping Project do nhóm của Michael Porter ở Đại học Havard tiến hành

từ năm 2004 Cổng thông tin này cung cấp cho doanh nghiệp,

41 Chair of the Council of Economic Advisers (2013), The 2013 Economic Report of the President On­line:

https://www.whitehouse.gov/sites/default/files/docs/erp2013/full_2013_economic_rep

ort_of_the_president.pdf

42 Url: http://www.clustemrmapping.us/

Ngày đăng: 08/10/2015, 22:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w