CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN, GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CHÍNH x
Trang 1CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN, GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CHÍNH
xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” Như vậy, qua các khái
niệm “chính sách” có thể rút ra những đặc điểm sau:
- Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý ban hành;
- Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình hìnhthực tế;
- Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một mục đích nhất định,nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; chính sách được ban hành đều có sự tínhtoán và chủ đích rõ ràng
Từ khái niệm chính sách, có thể rút ra khái niệm chính sách nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số, đó là tập
Trang 2hợp các chủ trương và hành động về nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìntruyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số của chính phủ, bao gồm các mục tiêu màchính phủ muốn đạt được và cách làm để thực thi các mục tiêu đó Những mục tiêunày bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội đối vớiđời song của đồng bào dân tốc thiểu số
Như vậy, chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyềnthống văn hóa người dân tộc thiểu số là chính sách do các cơ quan ở trung ương và địaphương ban hành nhằm ngân cao đời sống kinh tế, vật chất và cải thiện đời sống vănhóa, tinh thần cho người dân tộc hướng tới giữ gì truyền thống văn hóa và bản sắc chocác tộc người thiểu số, phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước
1.1.2 Nguyên tắc phân tích chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số
Chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ màNhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể KT – XH nhằm giải quyết vấn đề nhằmthực thi những mục tiêu nhất định Chính vì vậy, phân tích chính sách nâng cao đờisống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số cầndựa trên những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, phân tích phân tích chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần,
giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số có thể liên quan đến lĩnh
vực nghiên cứu chính sách khi so sánh về phạm vi nghiên cứu, phân tích nguyên nhân
hình thành một chính sách công (phát hiện và giải quyết vấn đề công), hay việc điều
chỉnh chính sách Từ góc độ này, phân tích chính sách rất gần với nghiên cứu chính sách, ở chỗ kết quả phân tích có thể chỉ là những khuyến nghị chính sách gián tiếp,
mà không tập trung vào việc thiết kế, đề xuất các hành động chính sách (policyactions)
Thứ hai, là cách tiếp cận phân tích phân tích chính sách nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số dựa trên mụcđích phân tích Chuyên gia phân tích căn cứ vào các kết quả phân tích để đưa ra những
đề xuất, “lời khuyên” thuyết phục cho các nhà hoạch định chính sách Ở đây, phântích chính sách nghiêng về thực hành, với những đòi hỏi cao về kỹ năng phân tích,thiết kế chính sách, vừa là khoa học, cũng vừa là nghệ thuật
Trang 3Phân tích chính sách không chỉ nghiên cứu về quá trình chính sách, mà còn can
dự, tham gia tích cực vào quá trình này Để thực thi tốt vai trò là một “dịch vụ” cungcấp tư vấn chính sách, thường được nhấn mạnh trong giai đoạn phát hiện vấn đề vàlập chương trình, phân tích chính sách cũng bao gồm các bước tuần tự cơ bản như:
(1) phát hiện, lựa chọn vấn đề cần giải quyết; (2) lựa chọn sử dụng các công cụ phân tích thích hợp, ví dụ phân tích chi phí – lợi ích, phân tích chi phí – hiệu quả, đánh giá tác động đối với dự án luật; (3) hình thành, đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề; (4) xác định các tiêu chí đánh giá; và (5) trình bày dưới dạng văn bản mẫu, kể lại
“câu ctỉnh ” tìm kiếm, hình thành các lời khuyên hợp lý, thuyết phục người làm chínhsách Một số nhóm hành vi chính trong phân tích chính sách bao gồm: nghiên cứu vàphân tích, thiết kế và khuyến nghị, làm sáng tỏ các giá trị và lập luận, tư vấn chiếnlược, dân chủ hóa, và trung gian Trong mỗi tình huống thực tiễn, chuyên gia phântích có thể sử dụng kết hợp các hành vi này, nhưng thường không bao gồm tất cả.Mục tiêu của phân tích chính sách là đóng góp nâng cao chất lượng và kết quảđạt được của quá trình hoạch định chính sách, hay còn được ví là giúp làm ra những
“chính sách thông minh” hơn Thực tế là, các cách tiếp cận phân tích chính sách khácnhau, từ các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau có thể đưa ra đề xuất giải pháp khác nhaucho cùng một vấn đề, hoặc tập trung vào những giá trị đặc thù Vì thế, phân tích chínhsách cần giải quyết vấn đề trong điều kiện thích ứng với tình huống có nhiều chủ thểlàm chính sách công, với những giá trị đa dạng Điều này được thể hiện rõ, ngay từgiai đoạn lập chương trình nghị sự trong hoạt động Quốc hội, bởi tính chất đại diệncho nhiều nhóm khác nhau, với những lợi ích và mối quan tâm khác nhau trong xãhội
Như vậy, có thể nhận thấy, nếu như chính sách chính là sự lựa chọn: lựa chọncác mục tiêu; lựa chọn lý do cho hành động, hoặc không hành động của nhà nước; lựachọn các nguồn lực để nhằm đạt được các mục tiêu trên, thì phân tích chính sáchchính là quá trình tìm kiếm, đưa ra những lời khuyên hữu ích và hợp lý để làm cơ sởcho quyết định hình thành, lựa chọn chính sách Đương nhiên, không phải lời khuyênnào cũng có thể trở thành chính sách
Về mối quan hệ giữa quy trình hoạch định chính sách, quy trình lập pháp và
Trang 4phân tích chính sách: Hiểu theo nghĩa rộng thì quy trình chính sách bao hàm trong nóquy trình lập pháp Trong khi đó, đối với quy trình lập pháp, một số quốc gia xem
phân tích chính sách như là một giai đoạn tiền lập pháp trong quy trình này Bởi vì,
phân tích chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vấn đề công cộng và
đề ra giải pháp chính sách, mà thông thường, rất nhiều giải pháp chính sách cần đượcluật hóa Chính vì thế, phân tích chính sách (theo nghĩa hẹp, với các bước đã nêu ở
trên) có thể được xem như là một giai đoạn, hay đúng hơn là một trong những yêu cầu
công việc quan trọng đầu tiên trong quy trình chính sách và quy trình lập pháp Đưaphân tích chính sách thành một giai đoạn, hay một yêu cầu bắt buộc trong một giaiđoạn của quy trình lập pháp, là để khẳng định tầm quan trọng của phân tích chính sáchtiền lập pháp Nhìn chung, không nên hiểu phân tích chính sách chỉ xuất hiện, hay chỉ
là một giai đoạn riêng rẽ, không cần thiết ở các giai đoạn sau trong quy trình lậppháp và quy trình chính sách Các bước phân tích chính sách cũng khác với quy trìnhhoạch định chính sách ở chỗ, phân tích chính sách được thực thi để trả lời sáng tỏ câuhỏi nhà nước nên làm gì? còn quy trình hoạch định chính sách cho biết chính sáchđược làm ra như thế nào, và tại sao?
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng phân biệt giữa phân tích phân tích chính sáchnâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộcthiểu số với đánh giá phân tích chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữgìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số (theo nghĩa là phương pháp phân tíchchương trình) ở chỗ: phân tích chính sách là để cân nhắc nên làm gì, trong khi đánhgiá chính sách là để xem xét, đánh giá những gì đã được làm Còn ở cách tiếp cậnrộng hơn, phân tích chính sách được xem là bao gồm một số phương pháp, trong đó
có đánh giá chính sách Phân tích chính sách, vì thế, diễn ra cả ở giai đoạn trước, vàsau của một quá trình chính sách Một chính sách, một dự luật cần được phân tích,đánh giá trong suốt quá trình của nó Phân tích chính sách không dừng lại ở việc đưa
ra khuyến nghị, hay lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề kinh tế xã hội Nó còn cungcấp các công cụ cần thiết để phân tích, đánh giá kết quả của phương án chính sách đãđược thông qua, quá trình thực thi và hiệu quả đạt được của phân tích chính sách nângcao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểusố
Trang 51.1.3 Nội dung của chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số của chính quyền cấp huyện
1.1.3.1 Nhóm chính sách về kinh tế
Chính sách về số kinh tế là nhóm các chính sách hướng tới cải thiện, phát triểnsản xuất, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao đời song vật chất cho người dântộc thiểu của chính quyền các cấp
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã có nhiều nỗlực để triển khai các nghị quyết của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội trong việc xâydựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế đốivới vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Với tinh thần trên, hệ thống chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển về kinh tế, xãhội vùng dân tộc thiểu số không ngừng được hoàn thiện, từ năm 2017, Chính phủ, Thủtướng Chính phủ đã ban hành 41 văn bản đề cập việc ưu tiên phát triển kinh tế - xã hộivùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có 15 đề án và chính sách dân tộc
Tính đến nay, Việt Nam có 54 chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bàodân tộc thiểu số ít người và vùng miền núi còn hiệu lực Thông qua việc thực hiện cácchính sách hỗ trợ, vùng dân tộc thiểu số
Cụ thể, đã ban hành khá đầy đủ hệ thống chính sách dân tộc, bao phủ toàn diệncác lĩnh vực, nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; phát triển giáo dục
và đào tạo; y tế; văn hóa; phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống chính trị ở
cơ sở vững mạnh
Thực hiện phân cấp triệt để cho các địa phương cấp huyện tổ chức thực hiệnchính sách phát triển kinh tế cho các dân tộc thiểu số; các bộ, ngành ở Trung ương chủyếu nghiên cứu, tham mưu ban hành chính sách, hướng dẫn kiểm tra quá trình thựchiện, tổng hợp đánh giá kết quả và tháo gỡ khó khăn, bất cập đặt ra trong thực tiễn;giảm các khâu trung gian, đã tích hợp một số chính sách, khắc phục một bước tìnhtrạng giàn trải, chồng chéo về chính sách
Hiện nay, hệ thống c chính sách phát triển kinh tế cho các dân tộc thiểu số ngàycàng đồng bộ, toàn diện, bao phủ rộng khắp nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế-xãhội
Nội dung của nhóm chính sách phát triển kinh tế cho các dân tộc thiểu là huy
Trang 6động nguồn lực đầu tư phát triển toàn xã hội ngày càng tăng, bước đầu bảo đảm chocác mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và an sinh xã hội (nhất là về giảm nghèo, giáodục và y tế) Việc tổ chức thực hiện chính sách từng bước được cải tiến nhằm tăngcường hiệu quả chính sách.
Tập trung nguồn lực giải quyết cơ bản đất ở, đất sản xuất cho người dân tộcthiểu số theo đề án được duyệt; đẩy mạnh giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giaođất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho đồng bào;giải quyết tình trạng di dân không theo quy hoạch; khắc phục những hạn chế, tồn tạicủa công tác di dân, tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện; khẩn trương di dời,
bố trí lại dân cư ở những nơi có nguy cơ sạt lở nguy hiểm ở một số địa phương để bảođảm ổn định xã hội
1.1.3.2 Nhóm chính sách về xã hội
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc thiểu số nên chính sách dân tộc luônđược quan tâm, chú trọng Chính sách về xã hội đối với các dân tộc thiểu số là hệthống những quyết sách của Đảng, Nhà nước được thực thi thông qua bộ máy hànhpháp nhằm quản lý và phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đối với các dân tộc
và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thiết lập sự bình đẳng và hòa nhập phát triển,củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Chính sách về xã hội đối với các dân tộc thiểu số được quy định bởi quan điểm
về vấn đề dân tộc, xử lý vấn đề dân tộc và cách thức thực hiện công tác dân tộc Nócũng bao hàm nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế -chính trị, văn hoá
Chính sách về xã hội đối với các dân tộc thiểu số là một bộ phận cấu thành trong
hệ thống chính sách dân tộc, một trong những mục tiêu, nội dung phát triển văn
hóa-xã hội ở vùng đồng bào dân tộc và đối với các dân tộc thiểu số Việc xây dựng và tổchức thực hiện chính sách về xã hội đối với các dân tộc thiểu số, để bảo đảm hiệu lực,hiệu quả cần bám sát đặc điểm tình hình thực tiễn cụ thể, như Nghị quyết 22 - NQ/TWngày 29-11-1989 của Bộ Chính trị, Khóa VI đã yêu cầu: “phải tính đầy đủ đến nhữngđặc điểm về tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán của miềnnúi nói chung và riêng của từng vùng, từng dân tộc”(2)
Rõ ràng, yếu tố đặc điểm xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán được nhấn mạnh,
Trang 7bên cạnh đó là yếu tố đặc điểm tự nhiên, lịch sử và kinh tế đặt trong bối cảnh miền núinói chung và từng vùng, từng dân tộc nói riêng Việc xây dựng chính sách về xã hộiđối với các dân tộc thiểu số và các chương trình dự án phát triển vùng dân tộc thiểu sốcần thiết phải được xem xét, tính tới các yếu tố, đặc điểm văn hóa vốn có của nó, nhưmột điều kiện để bảo đảm cho tính phù hợp của chính sách.
Chính sách về xã hội đối với các dân tộc thiểu số mang tính chính trị sâu sắc, là
sự thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà n¬ước Nguyên tắc bao trùmlớn nhất là thể hiện một cách đầy đủ các quyền bình đẳng về chính trị, văn hoá - xãhội và đoàn kết giữa các dân tộc, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển Tại Điều 5, Hiếppháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có ghi:
“(1) Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của cácdân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam
(2) Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển;nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc
(3) Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữviết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoátốt đẹp của mình
(4) Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để cácdân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”
Có thể nhận thấy, quy luật phát triển không đồng đều, làm cho đời sống xã hộigiữa các dân tộc chênh lệch nhau cũng gây nên sự mặc cảm, tự ti, làm giảm yếu tốđộng lực phát triển ở các cộng đồng dân tộc Điều này gây bất lợi trong việc xây dựngđoàn kết các dân tộc, nhất là khi mối quan hệ dân tộc trở nên phức tạp và dễ vượt rakhỏi phạm vi dân tộc trở thành quan hệ quốc gia và quốc tế khi bị các thế lực thù địchlợi dụng Phát triển xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao mọi mặt đời sống nhândân, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các vùng, các dân tộc là một mục tiêulớn đặt ra cho công tác dân tộc nói riêng và công tác quản lý nhà nước quốc gia nóichung
Đây cũng là cơ sở quan trọng để thực hiện các hoạt động văn hóa và chính sách
về xã hội đối với các dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộcthiểu số
Trang 81.2 Tổ chức thực thi chính sách nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số của chính quyền cấp huyện
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu tổ chức thực thi chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số của chính quyền cấp huyện
1.2.1.1 Khái niệm tổ chức thực thi chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số của chính quyền cấp huyện
Sau khi các chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyềnthống văn hóa người dân tộc thiểu số được ban hành thì chính sách cần được triểnkhai và thực thi trên thực tế Giai đoạn này đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, mangtính chất bước ngoặt giúp cho các chính sách được hiện thực hóa và mang lại nhữngkết quả cụ thể đối với mỗi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội mà chính sách hướngtới Các cơ quan nhà nước ở trung ương hoặc địa phương, trước hết là bộ máy hànhchính nhà nước đảm nhiệm chức năng này
Tổ chức thực thi chính sách có vị trí rất quan trọng, nó là một khâu hợp thànhchu trình chính sách, nếu thiếu công đoạn này thì chu trình chính sách không thể tồntại vì nó là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống,nhất là với thực thi chính sách, bước này là bước quan trọng không thể thiếu vì nó làkhâu hiện thực hoá chính sách vào đời sống xã hội Chúng ta đều nhận thấy hoạchđịnh một chính sách tốt là hết sức khó khăn và trải qua rất nhiều công đoạn nhưng cho
dù chính sách có tốt đến mấy nhưng không được tổ chức thực thi hay thực thi kém thì
nó cũng không mang lại hiệu quả, không đạt được mục tiêu mà uy tín của Nhà nướccòn bị ảnh hưởng Như vậy, qua sự phân tích trên thì chúng ta có thể thấy được vai tròquan trọng của thực thi chính sách công
Tổ chức thực thi chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìntruyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số của chính quyền cấp huyện là quá trìnhbiến các chính sách thành kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chứctrong bộ máy chính quyền cấp huyện nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách nângcao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số
Trang 9do chính quyền cấp huyện đề ra.
Tổ chức thực thi chính sách để từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách vàmục tiêu chung Mục tiêu của chính sách có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnhvực nên không thể cùng một lúc giải quyết hết tất cả mà phải lần lượt, và việc thực thichính sách công giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ biện chứng với mục tiêuchung do đó nó có thể giải quyết các vấn đề đặt ra Trong thực tế mục tiêu chính sáchchỉ có thể đạt được thông qua thực thi chính sách, đồng thời các mục tiêu của chínhsách có quan hệ và ảnh hưởng đến mục tiêu chung
1.2.1.2 Mục tiêu tổ chức thực thi chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số của chính quyền cấp huyện
Chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóangười dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề trọngtâm về kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống cho các sắc tộc người thiểu số ở cácđịa phương
Chính quyền cấp huyện đóng một vai trò quan trọng trong các khâu của quá trình
tổ chức thực thi chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyềnthống văn hóa người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện từ khâu chuẩn bị tổ chức thựcthi chính sách, chỉ đạo thực thi chính sách và kiểm soát, đánh giá việc thực hiện chínhsách Việc tổ chức thực thi chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìntruyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số của chính quyền cấp huyện chủ yếuhướng tới những mục tiêu đảm bảo những chính sách đã được ban hành sẽ được thựcthi hiệu quả trên thực tế, cụ thể như sau:
a) Mục tiêu xã hội
Tổ chức thực thi chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìntruyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số lấy mục tiêu xã hội hóa việc bảo vệ vănhóa truyền thống, phát triển, giải quyết vấn đề sinh kế, cải thiện đời sống cho ngườingười dân tộc thiểu số Đây là mục tiêu trọng tâm, mang tính nhân văn của chính sách,
từ đó tạo điều kiện để Nhà nước giải quyết các chính sách phát triển văn hóa xã hội,đảm bảo an ninh chính trị xã hội của các cộng đồng người dân tộc thiểu số
b) Mục tiêu kinh tế
Trang 10Tổ chức thực thi chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìntruyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số sẽ giúp các địa phương quản lý kinh tế,phát triển sản xuất và ngâng cao đời sống vật chất, thu nhập bền vững co các côngđồng người dân tộc thiểu số, đáp ứng cho việc bảo vệ và phát triển kinh tế vốn có củađịa phương, tạo việc làm và đẩy mạnh sản xuất, giúp đời sống đồng bào được cảithiện, nâng cao.
c) Mục tiêu phát triểu văn hóa, giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc
Mục đích cuối cùng của tổ chức thực thi chính sách nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số, đó là bảo vệ và pháttriểu văn hóa, giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc của các cộng đồng dân tộc thiểusố… đảm bảo văn hóa truyền thống của từng dân tộc được bền vững, đóng góp vàocông cuộc bảo vệ văn hóa, phát triển và duy trì phong tục truyền thống của nước tahiện nay
1.2.2 Nội dung tổ chức thực thi chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số của chính quyền cấp huyện
Quá trình thực thi chính sách nói chung và quá trình thực thi chính sách nâng caođời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số củachính quyền cấp huyện gồm 03 giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất là chuẩn bị triển khai chính sách nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số của chính quyền cấphuyện bao gồm: xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số của chính quyềncấp huyện; lập các kế hoạch triển khai chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinhthần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số; ra các văn bản hướng dẫntriển khai chính sách
Giai đoạn thứ hai là chỉ đạo triển khai chính sách nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số của chính quyền cấphuyện bao gồm: truyền thông và tư vấn chính sách; thực thi chính sách; vận hành ngânsách và phối hợp các cơ quan ban hành trong thực thi chính sách
Giai đoạn thứ ba là kiểm soát thực hiện chính sách nâng cao đời sống vật chất và
Trang 11tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số của chính quyền cấphuyện bao gồm 2 bước là xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và tiến hành giám sát,đánh giá sự thực hiện chính sách.
1.2.2.1 Chuẩn bị triển khai chính sách
a) Tổ chức bộ máy thực thi chính sách
Xây dựng cơ cấu bộ máy thực thi chính sách tại địa phương, UBND huyện là
cơ quan chỉ đạo trực tiếp thực thi chính sách Phòng văn hóa thông tin huyện là cơquan đầu mối phối hợp với Ủy ban Mặt trân tổ quốc huyện và các ban ngành liên quantriển khai thực thi chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyềnthống văn hóa người dân tộc thiểu số của chính quyền cấp huyện Tại địa phương, Banchỉ đạo thực thi chính sách được thành lập do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng banchỉ đạo
Bộ máy thực thi chính sách của chính quyền cấp huyện bao gồm cơ cấu tổ chức
bộ máy và nhân sự được bố trí trong cơ cấu bộ máy để thực thi chính sách nâng caođời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số
Cơ cấu bộ máy thực thi chính sách của chính quyền cấp huyện là tập hợp các cơquan/tổ chức/bộ phận thuộc chính quyền cấp huyện có mối quan hệ phụ thuộc lẫnnhau với những chức năng và quyền hạn nhất định được bố trí theo cấp và theo khâunhằm thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra Những cơ quan này baogồm: Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Các phòng ban phụtrách các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa, xây dựng, kế hoạch và đầu tư; tàichính; tài nguyên môi trường
Nhân sự thực thi chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìntruyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số gồm cán bộ, công chức, viên chức trong
bộ máy thực thi chính sách và cán bộ trực tiếp thực hiện các hoạt động trong việc thựcthi Những nhân sự này cần có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tổ chức thựcthi chính sách Kiến thức cần thiết bao gồm kiến thức về quản lý, một số các kỹ năngcần thiết bao gồm kỹ năng về lập kế hoạch, quản lý sự thay đổi, có năng lực đánh giá,giám sát sự thực hiện chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìntruyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số một cách khách quan, có năng lực vềthông tin và truyền thông
Trang 12b) Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách
Trên cơ sở các chính sách đã được ban hành về nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu sốcủa chính quyền cấphuyện, các cơ quan trong bộ mát thực thi chính sách của huyện tiến hành xây dựng cácloại kế hoạch, chương trình, dự án nhằm cụ thể hóa chính sách và là cơ sở cho việctriển khai chính sách Các ban ngành có liên quan đến tổ chức thực thi chính sách cầnxây dựng các văn bản hướng dẫn, các kế hoạch triển khai về môi trường, xây dựng cáctrạm xăng dầu, các kế hoạch truyền thông, kiểm tra, giám sát, kế hoạch về nhân sự và
cơ sở vật chất
- Xây dựng các văn bản hướng dẫn:
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh xây dựng và ban hành vănbản xác định và quy định về đối tượng áp dụng chính sách nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần, giữ gìn truyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số tại địa phương mình
Để triển khai chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn truyềnthống văn hóa người dân tộc thiểu số, chính quyền cấp huyện sẽ ban hành các văn bảnhướng dẫn triển khai Các văn bản này là cơ sở cho các cơ quan liên quan trong bộmáy tổ chức thực thi chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìntruyền thống văn hóa người dân tộc thiểu số của chính quyền huyện thực hiện việc nàymột cách cụ thể và đảm bảo hiệu quả
- Tổ chức tập huấn:
Tổ chức tập huấn chính sách là việc nâng cao nhận thức của xã hội về chính sách