1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận tình huống chuyên viên quản lý nhà nước về giáo dục

17 399 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 49,77 KB

Nội dung

Ngân sách Nhà nước hàng năm cấp cho các trường Đại học, Cao đẳng công lập trong việc đào tạo nguồn nhân lực, bình quân là 3 - 6 triệu đồng/ sinh viên/ năm, chưa kể những chi phí đầu tư g

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 5

II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 6

2.1 Mục đích, mục tiêu xử lý tình huống 6

2.2 Phân tích tình huống 8

III XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 10

IV XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 11

V ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 13

KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Với xu thế phát triển học nghề đào tạo chất lượng cao như hiện nay, Nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt đến các trường dạy nghề, từ các trung tâm dạy nghề tại địa phương đến các trường cao đẳng, đại học trên toàn quốc Ngân sách Nhà nước hàng năm cấp cho các trường Đại học, Cao đẳng công lập trong việc đào tạo nguồn nhân lực, bình quân là 3 - 6 triệu đồng/ sinh viên/ năm, chưa kể những chi phí đầu tư gián tiếp cho xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, nơi ăn, chốn ở cho sinh viên Đây là một con số không hề nhỏ, cho thấy sự quan tâm sát sao của Nhà nước với giáo dục và thế hệ tương lai

Thế nhưng, nhiều sinh viên được hưởng sự đầu tư của Nhà nước đã không làm đúng ngành, đúng nghề được đào tạo, không đạt yêu cầu chất lượng học tập tối thiểu tại nơi theo học Hơn thế, vì sự tính toán riêng, nhiều sinh viên đã bỏ dở việc học tập ở các trường công trong khi đang được hưởng các chế độ ưu tiên để sang trường khác học Việc này không chỉ khiến việc đào tạo bị gián đoạn còn ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các em Trong khoảng 2 năm trở lại đây, mỗi năm tình trạng có hàng trăm sinh viên bỏ học giữa chừng để đi làm, hoặc nộp hồ sơ sang trường khác diễn ra ngày một gia tăng và theo chiều hướng phức tạp Theo nguồn tin từ Bộ giáo dục và Đào tạo, chỉ tính riêng các trường Đại học

và cao đẳng công lập ở Hà Nội, trung bình tại mỗi trường có đến hơn 200 sinh viên học hết năm thứ nhất xin thôi học giữa chừng để chuyển sang trường khác Một số trường Đại học dân lập, năm nào cũng có khoảng 20% đến 30% số sinh viên năm thứ nhất bỏ học vì mục đích cá nhân Với các trường Đại học dân lập chuyện sinh viên bỏ học là chuyện phổ biến; vì sinh viên trường Đại học Dân lập phải đóng học phí nhiều hơn trường Đại học công lập Song việc bỏ học giữa chừng của nhiều sinh viên cũng khiến các trường điêu đứng vì mọi chi phí đã được tính toán trên cơ sở số sinh viên nhập học Bởi vì sinh viên bỏ học giữa

Trang 3

chừng không những làm lãng phí tiền của gia đình mà còn lãng phí tiền đầu tư của các trường đó Điều này khiến các đơn vị tham gia đào tạo và liên kết dạy nghề tại các tỉnh thành phố khác phải đặt ra một câu hỏi bức thiết cần giải đáp, làm thế nào để giảm thiểu tình trạng sinh viên học nghề bỏ học vì lí do chuyển trường hay đi làm? Tỉnh, thành phố Lào Cai, một địa phương có sự phát triển nhanh chóng của hai nhóm ngành nghề về kỹ thuật và du lịch cũng không nằm ngoài vòng khó khăn này

Theo thống kê không chính thức, riêng trường Cao đẳng Lào Cai, một ngôi trường đi đầu trong công tác dạy nghề tại tỉnh Lào Cai, trong học kỳ đầu tiên mỗi năm có từ 100 đến 200 sinh viên bỏ học chuyển trường trong và ngoài địa phương vì lý do cá nhân hoặc có nhu cầu đi làm Trên địa bàn tỉnh, các trung tâm dạy nghề có chức năng liên kết phối hợp với các trường Đại học, cao đẳng trên toàn quốc đã phải đau đầu với bài toán tuyển sinh đầu vào Hàng năm, cứ đến mùa tuyển sinh hiện tượng sinh viên đăng ký theo học tại các trung tâm nghề bỏ học để nhập học vào trường khác khá phổ biến Đặc biệt trong hai năm

đổ lại đây, một bộ phận lớn các sinh viên bỏ học nghề để đi làm gia tăng Theo thống kê chưa đầy đủ thì mỗi năm trung tâm GDNN – GDTX thành phố Lào Cai

có khoảng 20 sinh viên bỏ học để chuyển trường và đi làm gây khó khăn cho công tác tuyển sinh của Nhà trường Vì muốn đảm bảo đầy đủ chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ giáo dục và Đào tạo giao cho nhà trường thì buộc nhà trường phải tuyển vượt chỉ tiêu khoảng 10 đến 15 % để bù vào số hao hụt nói trên và vì vậy đương nhiên gây lãng phí về thời gian và tiền bạc đào tạo của nhà trường và xã hội Mặt khác, việc trình xin được Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép nhà trường tuyển vượt chỉ tiêu không đơn giản nhất là sau khi có Nghị định số 10/2002/NG/

CP ngày 16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu Những vướng mắc trên đặt ra cho trung tâm GDNN – GDTX thành phố Lào Cai phải nhanh chóng tìm ra một phương án để xử lý tình huống này

Trang 4

Xuất phát từ những yếu tố nêu trên, qua tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu và thực tiễn trong quá trình công tác Em đã tích cực tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu và mạnh dạn lựa chọn đề tài " Xử lý tình trạng sinh viên học nghề rút hồ sơ thôi học chuyển trường, đi làm" để làm tiểu luận tình huống lớp Bồi dưỡng QLNN chương trình Chuyên viên Đây là một vấn đề đang tồn tại ở một số cơ quan, đơn vị giáo dục dạy nghề tại địa phương

Trong điều kiện thời gian, vốn kiến thức về chuyên đề nghiên cứu còn hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý Thầy, Cô để đề tài có ý nghĩa thực tiễn và được áp dụng rộng rãi hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo CBCC đáp ứng công cuộc đổi mới của đất nước, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ giáo dục và chính trị hiện nay và các giai đoạn tiếp theo

Em xin trân trọng cảm ơn!

Học viên: Huyền **

Trang 5

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Đầu năm 2018, tại trung tâm GDNN – GDTX thành phố Lào Cai, sinh viên Chảo Thị Mây thuộc diện đặc biệt khó khăn, sinh viên năm cuối cao đẳng lớp quản trị Khách sạn Nhà hàng thuộc trường Cao đẳng du lịch Hải Phòng có đến trung tâm để xin rút hồ sơ Tuy nhiên, sau khi kiểm tra hồ sơ thì em còn nợ tiền học phí hai kỳ học Em xin rút hồ sơ để nghỉ học với lý do lập gia đình Được các cán bộ tại trung tâm động viên bảo lưu kết quả, nhưng em không chịu đóng nốt số tiền học phí nợ và làm ầm lên Nhà trường buộc phải mời phụ huynh lên làm việc Bất ngờ là mẹ của em cũng cho rằng em rút hồ sơ học là thôi không cần hoàn thiện tiền học phí vì hai kỳ đó em đã không đi học nhiều, không tham gia đầy đủ chương trình đào tạo thì không cần phải đóng Chúng tôi

đã giải thích cho mẹ sinh viên Mây nghe mục 5 Điều 4 Chương 2: quyền của học sinh, sinh viên (HS, SV) trong quy chế công tác HSSV trong các trường đào tạo “ trong thời gian đào tạo, HS, SV được hưởng quyền lợi vật chất và tinh thần theo chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước” và nghĩa vụ của HS, SV là

“Đóng học phí đúng thời hạn theo quy định” Sinh viên Chảo Thị Mây được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước nên việc em muốn rút hồ sơ học không phải do bất mãn với nhà trường Mây vốn đã đóng học phí không đúng thời hạn, việc thu bồi hoàn học phí của em là cần thiết vì trong thời gian

em đăng ký học dù không đi học đủ số tiết nhưng lại không có quyết định thôi học và vẫn có đủ điểm thi cùng điểm kết thúc học phần nên vẫn phải bồi hoàn tiền đào tạo Nếu em đóng học phí đúng hạn thì sẽ không xảy ra việc phải đóng dồn hai học kỳ như bây giờ Mặc dù đã được nhắc nhở về chế độ ưu đãi giáo dục đào tạo chỉ được xét một lần tại một cơ sở đào tạo nhưng mẹ em vẫn quyết rút

hồ sơ cho con Nhà trường thể theo nguyện vọng của phụ huynh và sinh viên đã đánh công văn quyết định thôi học cho sinh viên Chảo Thị Mây

Trang 6

Đến năm 2019, em Chảo Thị Mây bất ngờ mang hồ sơ quay trở lại đề nghị được học tiếp vì theo em trước kia em chỉ còn vài tháng là được ra trường thì có thể học nối tiếp để lấy bằng được luôn Khi được hỏi về thủ tục nhập học lại thì vì sau khi rút hồ sơ em Mây lại chuyển hồ sơ về trường khác nhưng không theo được học phí nên mới quay lại trung tâm Chế độ chính sách cho diện thuộc vùng đặc biệt khó khăn em đã được hưởng trước đó, vậy nên không được hưởng lại nữa Lúc này em trách các cô không thông báo dù đã được nhắc nhở từ trước

và cho rằng trung tâm không minh bạch trong công tác thu phí và đã làm đơn khiếu nại lên ban giám đốc trung tâm khiến các cán bộ tại trung tâm rất bức xúc Giám đốc trung tâm đã phải trực tiếp giải thích rằng em rút hồ sơ thôi học chứ không phải bảo lưu kết quả, và việc chế độ chính sách thì trung tâm hoàn toàn làm theo luật chứ không phải là làm khó sinh viên Nhà trường phải phổ biến lại cho em và gia đình về các chế độ chính sách sinh viên được hưởng thì em mới hiểu ra vấn đề và rút đơn khiếu nại

II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

2.1 Mục đích, mục tiêu xử lý tình huống

a Mục tiêu xã hội hoá giáo dục:

Sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghịêp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh làm cho mọi người, mọi tổ chức để được đóng góp

để phát triển giáo dục cũng như được hưởng thụ thành quả của giáo dục ngày càng cao

Thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng về

vị trí, vai trò của xã hội hoá giáo dục trong sự nghịêp phát triển đất nước, xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục

Trang 7

Tổ chức phối hợp và quản lý tốt hơn các loại hình giáo dục chính quy, không chính quy, công lập, dân lập, các nguồn tài chính từ Nhà nước, từ nhân dân để

mở rộng, hợp lý quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội

Xây dựng và ban hành một hệ thống đầy đủ, đồng bộ các văn bản pháp lý về

xã hội hoá giáo dục để các hoat động nàyđược tiếnhành ổn định và phát triển Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các trường Đại học, Cao đẳng công lập Hội đồng trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật

Thực hiện theo Nghị định số 10/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu Trung tâm GDNN - GDTX TP Lào Cai được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu tuyển sinh và dự toán ngân sách hằng năm cho nhiệm vụ được giao

b Mục tiêu công khai minh bạch các thủ tục hành chính liên quan rút hồ sơ:

- Xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm đóng

góp sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục

- Xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của người học trong học tập và rèn

luyện trong suốt thời gian học tập tại trường được thực hiện trong quy chế tuyển sinh, Quy chế học sinh sinh viên trong các trường đào tạo

- Quy định về quản lý nghiêp vụ thu tài chính.

- Xác định trách nhiệm của nhà trường trong thực hiện công việc công khai

quy chế tuyển sinh, các quy định hiện hành về học tập thi, kiểm tra, cấp phát văn bằng, chứng chỉ…

Trang 8

c Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục:

- Năng lực điều hành, giải quyết công việc của cán bộ quản lý giáo dục.

- Phong cách và thái độ của viên chức nhà trường khi tiếp công dân xử lý tình huống

2.2 Phân tích tình huống

a Nguyên nhân :

- Từ phía các cơ quan quản lý vĩ mô:

+ Sự bất cập trong việc ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến công tác tuyển sinh Đại học, Cao đẳng Bởi vì với một quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2003 hiện nay vẫn như thế thì không có trường nào thực hiện được và không có một sinh viên nào vừa đi học vừa âm thầm ôn thi để đi thi mà không biết mình có đỗ hay không trong khi làm đơn xin nghỉ học để đi thi Mặt khác có lẽ không có Hiệu trưởng nào lại ký giấy cho học sinh trường mình nghỉ học để đi thi trường khác

+ Công tác định hướng nghề nghiệp và sự vào cuộc của quá nhiều đơn vị đào tạo nghề khiến cho thế hệ trẻ có sự hiểu biêt sai lệch về việc học và đi làm luôn có

sự khác biệt lớn như thế nào

- Từ phía nhà trường:

+ Chưa làm tốt công tác phổ biến quy chế tuyển sinh, quy chế công tác học sinh, sinh viên… dẫn đến việc học sinh sinh viên vi phạm quy chế tuyển sinh, khi chưa được phép của Hiệu trưởng đã tự ý đăng ký vào trường Đại học, cao đẳng khác

+ Chưa công khai nguyên tắc phân ngành đào tạo để mọi sinh viên theo dõi, giám sát, kiểm tra …

+ Chưa làm tốt công tác giám sát và thu tiền học phí của sinh viên dẫn đến tình trạng nợ tiền học phí qua nhiều kỳ học khiến việc truy thu gặp nhiều khó khăn

Trang 9

Nhất là với các trường hợp bỏ học rời khỏi địa phương cư trú không lý do, không liên lạc được gây nhiều tổn thất về mặt kinh tế cho nhà trường

+ Chưa công khai quy trình xủ lý khi cho sinh viên khi thôi học để chuyển trường, giảm bớt các thủ tục không cần thiết

- Từ phía người học:

+ Không nắm chắc quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng chính quy, quy chế công tác học sinh, sinh viên, do đó đã vi phạm quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng

+ Thiếu trung thực khi đưa ra lý do xin thôi học, nội dung khiếu nại không hoàn toàn đúng như việc xin thôi học để làm nghĩa vụ quân sự với việc xin thôi học

để chuyển trường là hai việc hoàn toàn khác nhau Chưa nói đến việc công dân lợi dụng Luật nghĩa vụ Quân sự để cầu lợi cho riêng mình

+ Chưa làm tròn trách nhiệm của người học đối với nhà trường, xã hội, gây khó khăn cho công tác quản lý đào tạo của nhà trường trong việc phân ngành,… + Không xác định được động cơ học tập, chưa yên tâm học tập còn có hiện tượng “ đứng núi này trông núi nọ” gây lãng phí cho gia đình, nhà trường và xã hội

- Chúng ta làm chưa tốt công tác xã hội hoá giáo dục, đây là mục tiêu lớn của

Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn 2001 – 2010 nhằm làm cho mọi người cùng chia sẻ khó khăn Để xảy ra khiếu nại của người học đối với một nhà trường thì hậu quả của nó sẽ vô cùng nguy hại vì:

- Gây ảnh hưởng đến tâm lý các em sinh viên theo học tại nhà trường.

- Bản thân lãnh đạo và các cán bộ nhà trường mất nhiều thời gian công sức để

thanh minh, giải trình và xử lý vụ việc nêu trên

Trang 10

- Gây tốn kém thời gian và tiền bạc cho cả hai bên mà nguyên nhân chính

không phải vì sinh viên phải nộp bồi hoàn kinh phí mà chỉ vì chưa hiểu nhau và chưa hiểu luật

III XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Việc xảy ra khiếu nại của người học với nhà trường, nguyên nhân là do cán

bộ xử lý trực tiếp tình huống tại Trung tâm GDNN - GDTX TP Lào Cai chưa tạo ra được sự đồng thuận, chưa có tiếng nói chung giữa nhà trường với người học Nếu cán bộ xử lý làm tốt hơn công tác giải thích và khuyên giải các quy chế công tác học sinh, sinh viên thì sẽ không có chuyện sinh viên khiếu nại

Trung tâm GDNN - GDTX TP Lào Cai chưa có quy định mức bồi hoàn kinh phí đào tạo khi thôi học để chuyển trường ngày từ đầu khoá học, chưa công khai cho mọi học sinh, sinh viên biết để họ và gia đình lựa chọn khi nhập học mn ếu thôi học để chuyển trường phải bồi thường mức kinh phí đào tạo như vậy có chấp nhận hay không? vì hiện tượng sinh viên thôi học để chuyển trường đã diễn

ra nhiều năm nay sao không chủ động đưa ra hướng giải quyết ngay từ đầu? Khi đã chấp nhận cho sinh viên thôi học để chuyển trường thì phải thống nhất cách giải quyết Do đó, Trung tâm GDNN - GDTX TP Lào Cai cần xây dựng quy chế cho những học sinh sinh viên thôi học để chuyển trường một cách hợp

lý, khoa học, tránh gây hiểu lầm, sai phạm và gây phiền hà cho người học

Trang 11

IV XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Trung tâm GDNN - GDTX TP Lào Cai xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại là tích cực khẩn trương bằng các văn bản pháp quy, không để tình trạng khiếu nại kéo dài Song nói gì đi nữa thì công tác công khai thực hiện quy chế, nhất là Quy chế tuyển sinh, Quy chế học sinh sinh viên, công khai các khoản thu từ người học làm chưa tốt, chưa tạo được sự nắm rõ từ phía người học Do đó phải làm cho người học thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân đối với nhà trường và xã hội bởi thông thường người học chỉ thấy được quyền lợi của họ và quên mất nghĩa vụ

Việc thôi học để chuyển trường của những học sinh, sinh viên đã gây không ít khó khăn cho nhà trường Nó làm biến động cơ cấu ngành nghề, quá trình phân lớp phân ngành, bố trí kế hoạch giảng dạy thực tập… cơ hội học cho sinh viên này thì đồng nghĩa với việc làm mất cơ hội cho sinh viên khác vì tổng chỉ tiêu hàng năm không đổi trong khi nhu cầu học Đại học và Cao đẳng còn rất lớn, nhiều thí sinh đang xếp hàng chờ đến lượt

Như đã nói ở phần mô tả tình huống, chi phí mỗi năm cho một sinh viên đại học, cao đẳng tốn từ 6 đến 7 triệu đồng, chưa kể các chi phí quá khứ khác để có được một chỗ học, lãng phí tiền bạc còn chưa lớn, nhưng lãng phí thời gian thì vô cùng đáng tiếc Nếu xét tổng thể toàn xã hội mỗi năm Nhà nước ta tốn bao nhiêu tiền cho việc đào tạo kèm theo những sinh viên có động cơ học chỉ để gửi chỗ, ngoài ra chỉ tập trung ôn thi đại học năm tiếp theo cho nên chất lượng học của các sinh viên này là rất kém

Sinh viên thôi học để chuyển trường diễn ra ở nhiều trường với nhiều cách giải quyết khác nhau có thể nói mỗi trường một khác theo kiểu Quyền của “ những người nắm đằng chuôi” xin trích một đoạn đăng trên báo Giáo dục thời đại số

120 năm 2005 của tác giả Trịnh Vĩnh Hà thay cho lời nhận xét:

Ngày đăng: 19/09/2019, 13:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w