1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở chính quyền cấp tỉnh

23 605 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 135 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Hơn 20 năm thực hiện nền kinh tế chuyển đổi: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mới đây là hội nhập kinh tế quốc tế (thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tếWTO) đã tạo ra nhiểu tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tếxã hội ổn định và bền vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn được đảm bảo; đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần;…. Song, những thách thức mang tính nguy cơ luôn tiềm ẩn, đe doạ đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, truyền thống văn hoá, an ninh chính trị của dân tộc. Một trong những thách thức có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn xuất phát từ “hiệu lựchiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước” ở nước ta hiện nay. Điều này đã tạo nên tính thụ động, ỷ lại, thiếu trách nhiệm và tính chịu trách nhiệm trong cơ chế của nền hành chính công truyền thống. Mặt khác, tính năng động của nền kinh tế không được bảo đảm đáp ứng với những quyết sách chính trị; chính sách; chiến lược; tổ chức bộ máy; đội ngũ cán bộ, công chức;… phù hợp, đã kìm hãm sự phát triển của nó trong những năm gần đây. Đặc biệt, trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lâm nghiệp, sự phát triển giữa tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên rừng để phát triển kinh tế là một ngịch lý trong quy hoạch và phát triển kinh tếxã hội của một quốc gia. Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu mà Đảng, Nhà nước ta quan tâm phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng theo đúng tính chất, vị trí của nó trong xây dựng và phát triển đất nước. Với mục đích vừa đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, vừa là động lực để phát triển kinh tếxã hội của đất nước, của địa phương, nhất xoá đói, giảm nghèo cho các vùng đồng bào, dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, một thực trạng thường thấy hiện nay là việc khai thác quá mức; không chú ý đến phát triển bền vững; buông lỏng quản lý;… đã làm cho nhiều cánh rừng tự nhiên biến mất, vùng đất có tiềm năng phát triển rừng trở nên hoang hoá, cây công nghiệp lâu năm không có khả năng khai thác hiệu quả;... dẫn đến những hậu quả về thiên tai, môi trường sinh thái bị ô nhiễm;… tác động xấu đến đời sống của nhân dân. Điều này cho thấy, những bất cập về thể chế pháp luật, chính sách, chiến lược phát triển và khai thác rừng không hợp lý, trong đó nhất là chính quyền địa phương các cấp chưa thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình đối với các diện tích rừng thuộc đơn vị hành chính lãnh thổ, nên đã để xảy ra tình trạng phá rừng, đốt rừng làm dẫy theo tập tục, cháy rừng,… thậm chí kể cả những trường hợp lợi dụng kẽ hở của các quy định của pháp luật nhằm khai thác trái phép thu lợi cho cá nhân;…

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Hơn 20 năm thực hiện nền kinh tế chuyển đổi: nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và mới đây là hội nhập kinh tế quốc tế (thành viên của Tổchức Thương mại Quốc tế-WTO) đã tạo ra nhiểu tiềm năng to lớn cho sự phát triểnkinh tế-xã hội ổn định và bền vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn được đảm bảo;đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần;… Song,những thách thức mang tính nguy cơ luôn tiềm ẩn, đe doạ đến sự phát triển bền vữngcủa nền kinh tế, truyền thống văn hoá, an ninh chính trị của dân tộc Một trong những

thách thức có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn xuất phát từ “hiệu hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước” ở nước ta hiện nay Điều này đã tạo nên tính

lực-thụ động, ỷ lại, thiếu trách nhiệm và tính chịu trách nhiệm trong cơ chế của nền hànhchính công truyền thống Mặt khác, tính năng động của nền kinh tế không được bảođảm đáp ứng với những quyết sách chính trị; chính sách; chiến lược; tổ chức bộ máy;đội ngũ cán bộ, công chức;… phù hợp, đã kìm hãm sự phát triển của nó trong nhữngnăm gần đây Đặc biệt, trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lâm nghiệp, sự phát triểngiữa tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên rừng

để phát triển kinh tế là một ngịch lý trong quy hoạch và phát triển kinh tế-xã hội củamột quốc gia

Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu mà Đảng, Nhà nước ta quantâm phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng theo đúng tính chất, vị trí của nótrong xây dựng và phát triển đất nước Với mục đích vừa đảm bảo cân bằng hệ sinhthái, vừa là động lực để phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của địa phương, nhấtxoá đói, giảm nghèo cho các vùng đồng bào, dân tộc thiểu số Tuy nhiên, một thựctrạng thường thấy hiện nay là việc khai thác quá mức; không chú ý đến phát triển bềnvững; buông lỏng quản lý;… đã làm cho nhiều cánh rừng tự nhiên biến mất, vùng đất

có tiềm năng phát triển rừng trở nên hoang hoá, cây công nghiệp lâu năm không cókhả năng khai thác hiệu quả; dẫn đến những hậu quả về thiên tai, môi trường sinhthái bị ô nhiễm;… tác động xấu đến đời sống của nhân dân Điều này cho thấy,những bất cập về thể chế pháp luật, chính sách, chiến lược phát triển và khai thác

Trang 2

rừng không hợp lý, trong đó nhất là chính quyền địa phương các cấp chưa thực hiệntốt các chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình đối với các diện tích rừng thuộc đơn vịhành chính lãnh thổ, nên đã để xảy ra tình trạng phá rừng, đốt rừng làm dẫy theo tậptục, cháy rừng,… thậm chí kể cả những trường hợp lợi dụng kẽ hở của các quy địnhcủa pháp luật nhằm khai thác trái phép thu lợi cho cá nhân;…

Trước những thực trạng trên, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TW

về đẩy mạnh cải cách chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước[1];Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triểnrừng Chẳng hạn như: Nghị định số 5/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 về quỹ bảo vệ vàphát triển rừng; Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày10/09/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015; Chỉthị số 334/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 10/03/2009 về tăng cường cácbiện pháp tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;… nhằm khôi phục, bảo

vệ và quản lý nguồn tài nguyên thiên rừng phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội vàbảo vệ môi trường sinh thái Cùng với những kiến thức lý luận khoa học quản lý nhà

nước đã được học, tiểu luận xác định vấn đề: “Quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở chính quyền cấp tỉnh” làm nội dung cơ bản để nghiên cứu.

PHẦN 1: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Quản lý Nhà nước về lâm nghiệp là một trong những lĩnh vực phức tạp, có nội

dung rộng bao gồm nhiều vấn đề như: xây dựng và phát triển đề án phát triển rừng,cây công nghiệp lâu năm; quy hoạch đất rừng và bảo vệ rừng; khai thác, phát triểntiềm năng của rừng; hoạt động quản lý nhà nước về cấp phép, quản lý, thanh tra,kiểm tra, xử lý các hành vi khai thác, sử dụng và phát triển rừng;… Song, với thời

gian và năng lực có hạn, tiểu luận giới hạn trong phạm vi “Công tác quản lý và bảo

vệ rừng ở chính quyền địa phương” qua tình huống được đăng trên Báo Nhân dân

điện tử ngày 10/03/2009 như sau:

“… Ngày 15-8-2006, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 1007/QĐ-CTUBND, về việc cho Công ty Ngọc Thạch thuê 589,1 ha đất tại các Tiểu khu

1515, 1516 thuộc xã Quảng Tân (huyện Tuy Đức), trong đó có 535,4 ha rừng tự

Trang 3

nhiên và 53,7 ha đất trống để thực hiện dự án bảo vệ rừng và trồng rừng nguyên liệu.Ngày 30-8-2006, UBND tỉnh Đắk Nông lại ban hành Quyết định số 1097/QĐ-CTUBND điều chỉnh, bổ sung một số điểm của Quyết định 1007 Theo hai quyếtđịnh này của UBND tỉnh Đắk Nông, thì hiện trạng khu đất giao cho Công ty TNHHNgọc Thạch thuê đưa vào quản lý, khoanh nuôi bảo vệ rừng tập trung là 249,3 ha;khoanh nuôi làm giàu rừng là 124 ha và diện tích còn lại khoảng 116 ha để trồng rừnggồm cao su, keo, gió bầu… và trồng cây công nghiệp, đồng cỏ, và xây dựng cơ sở hạtầng…

Đến tháng 2-2007, Công ty TNHH Ngọc Thạch chính thức nhận biên bản bàngiao thực địa với tổng diện tích là 451,9 ha đất và rừng, trong đó đất có rừng tự nhiên

là 416,2 ha và đất không có rừng là 35,7 ha Mặc dù được tỉnh và các cấp, các ngành

ở địa phương tạo điều kiện cho thuê đất chiếm phần lớn là rừng, nhưng do không đủnăng lực và buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng, nên chỉ sau hai năm thực hiện

dự án đã có 90 ha rừng thuộc lâm phận công ty quản lý bị lâm tặc xóa sổ, thay vào đó

là những rẫy sắn của người dân địa phương

Trước tình trạng rừng do công ty quản lý bị tàn phá nặng nề, sau một thời giankiểm tra, ngày 20-1-2009 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông đã có báo cáo số 44/BC-

KL về kết quả kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng của Công tyTNHH Ngọc Thạch, báo cáo nêu rõ: “Công ty TNHH Ngọc Thạch đã không triểnkhai đúng các biện pháp quy định, để rừng bị phá 88,29 ha Trong đó, tính đến đầunăm 2009, riêng Hạt kiểm lâm huyện Tuy Đức đã phát hiện 52,6 ha rừng bị phá màcông ty không có biện pháp ngăn chặn kịp thời Còn riêng Đoàn kiểm tra liên ngànhcủa tỉnh do Chi cục kiểm lâm tỉnh chủ trì cũng đã phát hiện thêm 35,69 ha rừng bịchặt phá, chưa được công ty và các ngành chức năng địa phương thống kê báocáo…” Điều đáng nói là sau khi có kết quả kiểm tra, các ngành chức năng của tỉnh

đã thông báo về tình trạng rừng do Công ty nhận quản lý, bảo vệ bị tàn phá nặng nề,nhưng công ty vẫn không có biện pháp quản lý, bảo vệ hiệu quả Vì vậy, chỉ hơn mộttháng sau, đến ngày 23-2-2009, qua kiểm tra, Hạt kiểm lâm huyện Tuy Đức lại phát

Trang 4

hiện đã có thêm gần 1,5 ha rừng bị chặt phá… Nguyên nhân chủ yếu để mất rừng là

do Công ty Ngọc Thạch đã buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng

Trong những ngày đầu tháng 3, chúng tôi được các cán bộ Hạt Kiểm lâmhuyện Tuy Đức đưa đến tận các Tiểu khu 1515, 1516 thuộc lâm phận Công ty TNHHNgọc Thạch quản lý, vừa đến nơi đã bắt gặp cảnh tượng hàng chục người dân ngangnhiên vào rừng phát, dọn, đốt cây chiếm đất sản xuất ngay trên khu vực rừng do công

ty quản lý Trong khi đó, không thấy bóng dáng lực lượng bảo vệ rừng của công ty ởđâu Khi chúng tôi thắc mắc về việc buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng củacông ty, thì được các anh ở Hạt Kiểm lâm huyện và cán bộ thôn dẫn đường cho biết:không phải bây giờ mà kể từ khi được tỉnh cho thuê đất triển khai thực hiện dự án bảo

vệ rừng và trồng rừng nguyên liệu đến nay, có bao giờ thấy người của công ty đâu màbảo vệ Quả đúng như vậy, khi chúng tôi đến trạm bảo vệ rừng số 1 của Công ty đặt ởđầu thôn Đác M’rê thì thấy cửa đóng im ỉm, chung quanh cỏ dại mọc um tùm Đi sâuthêm vào rừng, nhiều cánh rừng già hàng trăm năm tuổi nay chỉ còn lại vài cây thưathớt, xen lẫn với các rẫy sắn Còn những khoảnh rừng nằm sát mặt đường, địa thếbằng phẳng thì cây cối vừa bị chặt phá ngã ngổn ngang, thân cây bị đốt cháy đen lẹm.Vào sâu hơn nữa, sát cánh rừng già là trạm bảo vệ rừng số 2 của công ty Nhưng caiquản cả khu vực này chỉ có một mình bà Bùi Thị Dung, năm nay đã 60 tuổi Theo bàDung thì lâu nay ở trạm bảo vệ rừng này chỉ có bà cùng với chồng là ông Phan VănThủy, đã 70 tuổi; ngoài ra còn có thêm hai thanh niên nữa được Công ty thuê giữrừng, nhưng hiện nay họ đi đâu bà không biết…

Tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất của Công ty TNHH Ngọc Thạch, chúng tôiđược nhiều người dân sinh sống chung quanh khu vực đất của công ty cho biết: đếnnay công ty chỉ mới trồng được khoảng 10 ha cao su, còn không thấy trồng thêm cây

gì nữa Ngay cả chính quyền địa phương cũng không biết công ty đã và đang triểnkhai những gì trên địa bàn Chủ tịch UBND xã Quảng Tân Châu Phúc Dũng, chobiết: “Lâu nay xã không biết Công ty đã làm được những gì trên diện tích đất đượccho thuê và hiện trụ sở đóng ở đâu xã cũng chịu Trong thời gian qua, khi phát hiệnnhững vụ phá rừng trên diện tích rừng của công ty, xã có điện thoại báo cho đại diện

Trang 5

của công ty nhưng đâu có liên lạc được” Thậm chí ngay cả vợ chồng bà Dung ôngThủy, người được công ty thuê giữ rừng cũng chỉ biết là có ông Hậu thuê, rồi trả tiềncông cho hai vợ chồng với mức 3,4 triệu đồng/tháng Theo bà Dung thì trước đâyhàng tháng vợ chồng bà vẫn nhận tiền đầy đủ lương, còn hai tháng gần đây chỉ nhậnđược tiền tạm ứng mà thôi

Không chỉ buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng, Công ty TNHH NgọcThạch còn thiếu trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng địa phương để giảiquyết công việc Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tuy Đức Lê Đình Vũ bức xúc: Đểkhách quan trong công tác kiểm tra tình hình quản lý, bảo vệ rừng của công ty, huyện

đã thành lập đoàn công tác liên ngành và mời Công ty cử người tham gia, nhưng công

ty cố tình không cử người tham gia đoàn Nhiều trường hợp công ty còn bất hợp tácvới ngành chức năng, chẳng hạn như trong chương trình phối hợp với Hạt kiểm lâmhuyện để kiểm tra về tình trạng phá rừng trái phép, công ty không cử người đủ thầmquyền tham gia, và khi làm việc xong cán bộ của công ty còn không thèm ký vào biênbản Không chỉ vậy, nhiều lúc Hạt Kiểm lâm huyện muốn làm việc với công ty nhưngkhông mấy khi liên lạc được

Trong khi đó, tại quyết định cho thuê đất của UBND tỉnh Đắk Nông đã nêu rõ:

“Công ty TNHH Ngọc Thạch có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giớikhu rừng cho thuê; chấp hành nghiêm chỉnh Luật Đất đai và Luật Bảo vệ rừng Đốivới diện tích rừng công ty được giao khoanh nuôi, phải quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt,tuyệt đối không để xảy ra phá rừng trái phép, nếu để xảy ra tình trạng phá rừng tráiphép thì UBND tỉnh sẽ thu hồi lại diện tích đã cho thuê…” Thế nhưng với những gì

mà Công ty TNHH Ngọc Thạch đã và đang làm dường như đi ngược lại với quyếtđịnh cho thuê đất của UBND tỉnh Đắk Nông Cụ thể là chỉ sau hai năm được UBNDtỉnh Đắk Nông cho thuê đất triển khai dự án quản lý, bảo vệ rừng thì đã có 90 ha rừng

do công ty quản lý đã bị xóa sổ Nhưng các ngành chức năng của tỉnh Đắk Nông vẫnchưa vào cuộc kiểm tra, xem xét trách nhiệm của công ty để có biện pháp xử lý Nếu

cứ để tình trạng này kéo dài thì không ai dám chắc hàng trăm ha rừng do công tyquản lý sẽ còn tồn tại.”

Trang 6

PHẦN 2: NHẬN XÉT VỀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG

1 Nhận xét đánh giá về hậu quả của tình huống

Tình huống trên đã phản ánh đúng thực trạng phần nào tình hình quản lý, sử

dụng và khai thác rừng, đất rừng ở các địa phương có rừng ở nước ta hiện nay Sựthiếu năng động, quyết đoán và nhận định của chính quyền địa phương đã là cơ sở tạo

ra những hành hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, phát triển và bảo vệ rừng; phátsinh các hiện tượng tiêu cực trong quản lý; buông lỏng hay có ý thức “bỏ mặc”,

“bàng quan”, “vô trách nhiệm”,… của những cơ quan chức năng, cán bộ, công chứctrong điều kiện “lờ mờ” của danh giới “ trách nhiệm” gắn với “thẩm quyền”; “tínhphải chịu trách nhiệm” với “hoạt động công vụ” được giao;… Phải chăng, hiện naynhà nước ta thiếu cơ chế; văn bản pháp quy và chế tài để xử lý hay thiếu tính quyhoạch; xây dựng và nguồn lực để phát triển ? Chính quyền địa phương tỉnh ĐắkNông chỉ là cấp “thừa hành” mang tính mệnh lệnh thứ bậc chặt chẽ để đến nỗi chỉthực hiện theo kiểu “cát cứ” mà bỏ quên trách nhiệm trước nhà nước và cộng đồngdân cư ? luôn là những câu hỏi đặt ra cần phải giải quyết triệt để cả về mặt lý luận

và thực tiễn đối với thực trạng mà tình huống trên nêu lên Đồng thời, thông qua đóxây dựng những giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục hiện tượng phá rừng tràn lantrên địa bàn

2 Phân tích nguyên nhân

Đánh giá nguyên nhân của tình huống trên làm cơ sở cho việc tìm ra “căn

bệnh” để xảy ra tình trạng “buông lỏng quản lý” gây ra hậu quả lớn cho địa phương,

Nhà nước và xã hội có thể xem xét trên nhiều góc độ khác nhau Dưới góc độ quản lýnhà nước về lâm nghiệp của chính quyền cấp tỉnh có thể đánh giá thông qua cácnguyên nhân khách quan và chủ quan như:

Thứ nhất, các nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan được coi là

những yếu tố không phụ thuộc vào ý chí chủ quan có tác động trực tiếp hoặc gián tiếplên hành vi, tình trạng “buông lỏng” quản lý rừng hiện nay ở Đắk Nông Về cơ bản

có thể xem xét trên các nguyên nhân như sau:

Trang 7

Một là, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương Xét về lý luận, cơ

sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng cả về nội dung và hình thức, trong đó cơcấu kinh tế-xã hội ở địa phương là thành tố cơ bản quan trọng quyết định đến phươngthức tổ chức và quản lý mang tính đặc thù ở tỉnh Đắk Nông Ở phạm vi rộng sự pháttriển khách quan của nền kinh tế thị trường đòi hỏi nhà nước (bộ máy nhà nước),pháp luật, chính sách,… phải thích ứng, đáp ứng được những đòi hỏi khách quan đónhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội Nhưng, những cải cách bộ máy, chính sách,thể chế,… ở Việt Nam hiện nay vẫn còn chậm, rời rạc,… chưa thực sự tạo ra sựchuyển biến thực sự trong đổi mới cơ chế quản lý, chính sách, … nên những hạn chếcủa nền hành chính công truyền thống là rào cản, hạn chế, kìm hãm sự phát triển kinhtế-xã hội Tính không thích ứng này thể hiện bằng những hiệu quả, hiệu lực quản lýcủa bộ máy nhà nước trên các mặt, các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế-xãhội, khoa học, giáo dục, văn hoá, y tế, nông-lâm-ngư nghiệp,… Ở phạm vi hẹp, điềukiện kinh tế-xã hội ở tỉnh Đắk Nông hiện còn là một địa phương có số hộ nghèo cao,chủ yếu sống bằng phát triển rừng, cây công nghiệp, dân trí có trình độ thấp, lạc hậutrong các sống du canh, du cư,… Song, việc tổ chức bộ máy và thực hiện các chínhsách kinh tế-xã hội của Nhà nước trên địa bàn không có sự khác biệt đáng kể so vớicác địa phương khác Chẳng hạn, cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương trong tỉnhkhông khác gì so với cơ cấu tổ chức của tỉnh đồng bằng hay thậm chí là thành phốtrực thuộc Trung ương Sự đánh đồng mô hình tổ chức này đã tạo ra những hạn chếtrong việc bố trí, sử dụng và tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được phâncấp, phân công,… Mặt khác, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tạo ra những vấn

đề có tính khách quan như xu hướng chạy theo đồng tiền; ích kỷ cá nhân;… đã làmcho tình hình khai thác bữa bãi, trái phép, bất chấp pháp luật của người dân, tổ chức

và những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí của một bộ phận không nhỏ cán

bộ, công chức có thẩm quyền

Hai là, diện tích rừng thuộc tỉnh Đắk Nông quản lý lớn, thiếu đất sản xuất nông nghiệp sự di dân tự do đang là những thách thức khách quan không nhỏ đến việc quản lý và bảo vệ rừng ở các địa phương trong tỉnh Tỉnh Đắk Nông với phần

Trang 8

lớn dân số thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, có lối sống di canh, di cư lạc hậu, chưa cókinh nghiệm trong sản xuất, trồng trọt và phát triển với những phương thức kỹ thuậtmới nên đa số cuộc sống của các hộ gia đình vẫn phụ thuộc chính vào nguồn khaithác tài nguyên rừng thô mà chưa có sự “tái trồng rừng” hay “tái canh tác trên đấtrừng”;… Chẳng hạn như tình huống đã nêu, số hộ dân sau khi khai thác gỗ cũng chỉbiết trồng sắn một số vụ nhất định rồi di chuyển đến cánh rừng khác Mặt khác, chu

kỳ sản xuất của cây lâm nghiệp dài, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro, … nên tính cạnhtranh thấp so với nhiều cây trồng khác

Thứ hai, các nguyên nhân chủ quan Những nhân tố chủ quan là các yếu tố phụ

thuộc vào ý chí chủ quan của con người tác động trực tiếp họăc gián tiếp đến nhữngtình trạng “phá rừng” mà tình huống nêu ra Biểu hiện cụ thể như:

Một là, thể chế pháp luật,chính sách phát triển và quản lý rừng của nhà nước hiện nay còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo chưa tạo ra được cơ sở pháp lý vững chắc trong việc xác định trách nhiệm, chế độ thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về lâm nghiệp Qua tình huống trên cho thấy những biểu hiện mâu thuẫn cơ bản trong

các văn bản quy phạm pháp quy hiện hành và sự tắc trách của chính quyền dẫn đếntình trạng “rừng” không có “chủ” kiểm soát, quản lý và bảo vệ

- Xét về cơ cấu tổ chức chính quyền (Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông) và cơquan chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh theo quy định tại cácđiều 88 và 102 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày26/11/2003; Điều 8, khoản 6 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày04/02/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương đã xác định cơ chế quản lý của Uỷ ban nhân dântỉnh và Sở Nông nghiệp đối với các nhiệm vụ, thẩm quyền được giao trong quản lýrừng “(b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêmnghiệp;…”[2] Nếu theo các quy định này, cơ quan chuyên môn chỉ với tính cách là

cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện các hoạt động như lựa chọn

tổ chức, cá nhân có khả năng để giao dự án trồng, quản lý và phát triển rừng; tham

Trang 9

mưu xây dựng các chính sách; các văn bản pháp quy và xây dựng, tổ chức lực lượngquản lý được giao;… đã tạo ra tính khó xác định trách nhiệm và sự song trùng trựcthuộc trong quan hệ cấp trên, cấp dưới Trong tình huống trên, để xác định được tráchnhiệm thuộc về ai khi lựa chọn Công ty TNHH Ngọc Thạch làm chủ đầu tư trong các

dự án trồng rừng và bảo vệ rừng thì quả thật không đủ cơ sở xác định Nếu cho rằng,

Sở Nông nghiệp và phiển nông thôn tỉnh Đắk Nông thì Sở chỉ là cơ quan chuyên môntham mưu không phải là cơ quan có thẩm quyền quyết định, còn nếu xác định Uỷ bannhân dân tình trách nhiệm giữa tập thể Uỷ ban và cá nhân chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh là là một khoảng cách “xa vời” nên khó quy trách nhiệm và tính phải chịu tráchnhiệm Mặt khác, sự phân cấp hiện nay mới chỉ dừng lại ở phân cấp chức năng-tức làChính phủ phân cấp cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh trên cơ sở đánhgiá năng lực, thực tiễn của các quận, huyện, xã,… để tiếp tục phân cấp, nhưng trênthực tế sự phân cấp của tỉnh chỉ mang tính hình thức tức là phân cấp nhiệm vụ khônggắn với phân cấp nguồn lực (ngân sách, tài chính, vật chất) hoặc chỉ là những phâncấp dè dặt chưa có sự mạnh dạn giao phó nên không tạo ra được tính đồng bộ trongviệc xem xét, quy hoạch, lựa chọn tổ chức, cá nhân, bố trí lực lượng, phương tiện,trang thiết bị phục vụ quá trình phát triển và bảo vệ rừng bền vững Một khía cạnhkhác, sự mâu thuẫn quản lý giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dânnhư: Sở Nông nghiệp với sở Tài nguyên môi trường;… là nguyên nhân nảy sinhnhững tồn tại không đáng có về sự ỷ lại, cát cứ trong việc quản lý Thông thường, các

sở và các địa phương thường thực hiện theo nguyên tắc “việc ai nấy làm” nên cho dù

có phát hiện vi phạm nhưng không thuộc chức năng của mình thì cũng bỏ mặc hoặcnhững vấn đề quản lý không xác định được danh giới trách nhiệm của cơ quan thìthường có ý thức “đùn đẩy” trách nhiệm;…

- Việc ra quyết định và bàn giao đất rừng của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nôngvào thời điểm thời điểm tháng 8/2006 cho Công ty TNHH Ngọc Thạch là không đúngthẩm quyền và đề án phát triển rừng mà Chính phủ giao cho Uỷ ban nhân dân Bởi lẽ,căn cứ vào Quyết định số 66/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày15/7/2007 về việc phê duyệt đề án, sắp xếp đổi mới nông, lâm trường quốc doanh

Trang 10

thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông xác định Công ty TNHH Ngọc Thạch khôngthuộc đối tượng được giao quản lý rừng tự nhiên Như vậy, Nếu là rừng tự nhiên chỉ

có lâm trường quốc doanh mới được nhận bảo vệ, còn với đất rừng dùng trồng cây dự

án được phép giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện dự án Sự khác biệt về đất rừng tựnhiên và đất trồng rừng đã bị Sở Nông nghiệp và Uỷ ban nhân dân dân tỉnh “phù phép”trong Quyết định của mình là giao xen lẫn một số đất có rừng tự nhiên với đất dùng đểtrồng cây keo, gió bầu, cao xu của Công ty TNHH Ngọc Thạch Như vậy, sự tắc tráchtrong phân loại rừng, đánh giá vị trí, tính chất rừng,… của Sở Nông nghiệp để tham mưucho Uỷ ban ra các quyết định hợp lý, hợp pháp ở Đắk Nông không được làm triệt để vàtuân thủ theo đúng quy định của pháp luật

- Xét về chức năng nhiệm vụ, cơ chế phối hợp của cơ quan kiểm lâm trong việcbảo vệ rừng được phân công mà tình huống trên nêu cho thấy: Tính thụ động của cáccấp, ngành trong tỉnh Đắk Nông ở việc để hành vi hoang hoá đất trồng rừng; phárừng tự nhiên liên tiếp và ngang nhiên Theo Quyết định số 22/2008/QĐ-BNN của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 28/01/2008 về quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục kiểm lâm tại Điều 2, khoản 6: Vềbảo vệ rừng: “(c) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biệnpháp chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vựcquản lý bảo vệ rừng và quản ý lâm sản; ” thì không hiểu sự chỉ đạo của Cục kiểmlâm đối với Chi cục tỉnh, hạt kiểm lâm huyện và chính quyền cơ sở trong việc bảo vệ

số diện tích rừng bị phá thuộc quản lý của Công ty TNHH Ngọc Thạch Mặc dù, đã

có sự kiểm tra của Chi cục kiểm lâm; rồi đến những phát hiện của Hạt kiểm lâmhuyện Tuy Đức,… trong 2 năm nhưng không thấy động thái của Cục kiểm lâm và Uỷban nhân dân tỉnh Đắk Nông Không lẽ, đất rừng và rừng đã giao cho Công ty TNHHNgọc Thạch thì chính quyền không có quyền xử lý, can thiệp và đưa ra các biện phápkịp thời để bảo vệ rừng ? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra đối với chính quyền tỉnh ĐắKNông trong chiến lược phát triển rừng ở Việt Nam hiện nay Cơ chế phối hợp khiphát hiện ra sự lãng phí và thờ ơ của các cơ quan kiểm lâm và dân quân tự vệ khôngđược tổ chức tiến thành theo đúng quy định của pháp luật nên tình trạng trên vẫn có

Trang 11

thể tiếp tục xảy ra trong số diện tích rừng còn lại thuộc quản lý của Công ty TNHHNgọc Thạch.

Mặt khác, những chế tài xử lý, trách nhiệm xử lý theo quy định tại Nghị định159/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì việc xử lý cá nhân, tổchức vi phạm đến rừng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự còn ở mứcquá nhẹ Chẳng hạn, mức cao nhất của hành vi phá rừng mới chỉ ở khoảng từ 1 triệuđồng đến 3 triệu đồng; hoặc đối với tổ chức tính 1000 đồng/1m2 rừng Như vậy, biệnpháp chính mà Nhà nước đưa ra không đủ sức để răn đe các hành vi vi phạm hànhchính trong lâm nghiệp Điều này đồng thời cũng khẳng định rằng, tại sao Công tyTNHH Ngọc Thạch sau khi nhận số diện tích rừng và đất trống trên lại chỉ thuê mộtvài người dân trông nom ? hay đằng sau những vụ phá rừng này là hành vi của “lâmtặc” hay của chính “Công ty” ? Sự mờ ám này là lý do lý giải tại sao Công ty cũngkhông có mặt hoặc chí ít có động thái tích cực trong ngăn chặn nạn phá rừng do Công tyquản lý Rõ ràng, mục đích để hoang hoá và bị phá rừng của Công ty là có chủ đíchtrong việc lợi dụng chính sách, kẽ hở của pháp luật để trục lợi

Hai là, phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức còn chưa “xứng tầm” với nhiệm vụ được giao Tình huống trên là hàng loạt các sự kiện phá rừng nối

tiếp nhau; cách hành xử của cán bộ, công chức có chức năng của các cơ quan thuộctỉnh đã phản ánh phần nào về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn Mặc dùtình huống không nêu lên cụ thể nhưng qua những biểu hiện đó cho thấy khả năng về

sự liên quan của cán bộ, công chức có thẩm quyền với Công ty TNHH Ngọc Thạchtrong việc để xảy ra hiện tượng “rừng ngày một mất dần” là có căn cứ Thực tế chothấy nhiều trường hợp, hợp thức hoá lâm sản bất hợp pháp thành lam sản hợp pháp

mà các kênh thông tin, báo chí nêu lên trong những năm qua là những thủ đoạn,mánh khoé của những đầu nậu nhận được sự “che chở”, “bảo kê”,… của một số cán

bộ, công chức có chức có quyền Mặt khác, tình trạng năng lực của đội ngũ cán bộ,công chức có chuyên môn cao về quản lý và lâm nghiệp trong các tỉnh có diện tích

Ngày đăng: 01/08/2017, 14:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w