1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên quản lý nhà nước về giáo dục

14 1,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 86 KB

Nội dung

Trong những năm qua, nhờ chính sách đúng đắn Đảng, Nhà nước ta coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu” mà nền giáo dục Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc từ một người biết chữ đến cả xã hội biết chữ (phong trào Bình dân học vụ); đến những công trình khoa học được cả thế giới công nhận và ngưỡng mộ;…trong đó, hình ảnh nhà giáo luôn được xã hội tôn vinh, trân trọng và quý trọng. Song, những hiện tượng “buông lỏng quản lý” gây thất thoát ngân sách đầu tư cho giáo dục; cải cách giáo dục theo cơ chế “xincho” đã trở thành gánh nặng cho giáo dục, Nhà nước và xã hội; hay những hình ảnh “lu mờ” của nhà giáo trong cách hành xử theo kiểu “tuỳ thích”;… đã làm xấu đi môi trường giáo dục lành mạnh, tạo tiền đề cho tiêu cực phát triển. Không phải bây giờ chúng ta mới lên tiếng cảnh báo về những hiện tượng này, nhưng có lẽ sự thay đổi của chính bản thân ngành giáo dục quá “nặng về cơ chế” dẫn đến tình trạng chắp vá trong quản lý giáo dục. Với những lý do trên, cùng những hạn chế nhất định của bản thân, tiểu luận lựa chọn lĩnh vực “Quản lý nhà nước về giáo dục” làm nội dung cơ bản để nghiên cứu. I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động giáo dục là lĩnh vực rộng, có nhiều nội dung phức tạp, như: chương trình khung; phương pháp dạy và học; chính sách giáo dục; phân cấp quản lý;… Ở mỗi góc độ, cho ta thấy nhiều hướng tiếp cận và xu hướng giải quyết vấn đề khác nhau. Một trong các tiêu chí chung mà góc độ quản lý nhà nước đặt ra là nhằm xây dựng được một cơ chế, chính sách, thể chế, bộ máy quản lý đồng bộ đáp ứng những đòi hỏi mới của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Với cách tiếp cận này, và khả năng thực tiễn của bản thân, tiểu luận xác định phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực “quản lý nhà nước về đạo đức nhà giáo” thông qua tình huống cụ thể được đăng trên Báo điện tử ViệtNamnet ngày 05032009 như sau: “…Tổng cộng các em học sinh ở lớp 6 A, Trường trung học cơ sở Mai Thị Hồng Hạnh, bị Cô giáo Lê Hoàng Thuỵ Anh Thư đã đánh 400 roi vào mông. Cô Thư trao đổi: “Tôi quá tức giận vì các em không chịu học bài, cho dù đã nhiều lần nhắc nhở, dùng nhiều biện pháp khác nhau, kể cả việc báo cho phụ huynh. Tuy nhiên, tôi cũng không thể biện minh cho hành động sai trái của mình được. Tôi rất ân hận về hành động thiếu kiềm chế của mình. Đây là một bài học lớn trong nghề sư phạm của tôi”. Nhận xét về vấn đề này, sáng ngày 5032009 ông Vũ Ngọc Nhã, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Giồng Riềng cho biết: Phòng đã nhận được hồ sơ, kiến nghị hình thức kỷ luật của Trường trung học cơ sở Mai Thị Hồng Hạnh đối với cô giáo Thư. “Do một số đồng chí trong Phòng Giáo dục đang đi công tác nên chưa thể tổ chức họp hội đồng kỷ luật của Phòng để chuyển hồ sơ qua Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định kỷ luật được”. Ông Nhã cho rằng, theo ý kiến cá nhân, hình thức cảnh cáo toàn ngành giáo dục huyện và buộc chuyển công tác đến đơn vị công tác khác là phù hợp. “Hoàn cảnh gia đình cô Thư cũng như khó khăn, chồng công tác ở huyện khác, vợ đi dạy, phải ở nhờ nhà người thân…”. Qua tìm hiểu, hầu hết phụ huynh đều thông cảm với hành động của cô giáo Thư. Bởi, mục đích đánh chỉ nhằm giáo dục học sinh. Tuy nhiên, hành động của cô Thư đã vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm luật giáo dục. Hội đồng kỷ luật nhà trường đã họp, thống nhất hình thức “cảnh cáo toàn ngành giáo dục, buộc chuyển công tác về trường khác sau khi năm học này kết thúc”Bà Huệ (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết….”

Trang 1

Trong những năm qua, nhờ chính sách đúng đắn Đảng, Nhà nước ta coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu” mà nền giáo dục Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc từ một người biết chữ đến cả xã hội biết chữ (phong trào Bình dân học vụ); đến những công trình khoa học được cả thế giới công nhận và ngưỡng mộ;…trong đó, hình ảnh nhà giáo luôn được xã hội tôn vinh, trân trọng và quý trọng Song, những hiện tượng

“buông lỏng quản lý” gây thất thoát ngân sách đầu tư cho giáo dục; cải cách giáo dục theo cơ chế “xin-cho” đã trở thành gánh nặng cho giáo dục, Nhà nước và xã hội; hay những hình ảnh “lu mờ” của nhà giáo trong cách hành xử theo kiểu “tuỳ thích”;… đã làm xấu đi môi trường giáo dục lành mạnh, tạo tiền đề cho tiêu cực phát triển Không phải bây giờ chúng ta mới lên tiếng cảnh báo về những hiện tượng này, nhưng có lẽ

sự thay đổi của chính bản thân ngành giáo dục quá “nặng về cơ chế” dẫn đến tình trạng chắp vá trong quản lý giáo dục

Với những lý do trên, cùng những hạn chế nhất định của bản thân, tiểu luận lựa

chọn lĩnh vực “Quản lý nhà nước về giáo dục” làm nội dung cơ bản để nghiên cứu.

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động giáo dục là lĩnh vực rộng, có nhiều nội dung phức tạp, như: chương trình khung; phương pháp dạy và học; chính sách giáo dục; phân cấp quản lý;… Ở mỗi góc độ, cho ta thấy nhiều hướng tiếp cận và xu hướng giải quyết vấn đề khác nhau Một trong các tiêu chí chung mà góc độ quản lý nhà nước đặt ra là nhằm xây dựng được một cơ chế, chính sách, thể chế, bộ máy quản

lý đồng bộ đáp ứng những đòi hỏi mới của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực giáo dục Với cách tiếp cận này, và khả năng thực tiễn của bản thân, tiểu luận xác định

Trang 2

phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực “quản lý nhà nước về đạo đức nhà giáo” thông qua

tình huống cụ thể được đăng trên Báo điện tử ViệtNamnet ngày 05/03/2009 như sau:

“…Tổng cộng các em học sinh ở lớp 6 A, Trường trung học cơ sở Mai Thị Hồng Hạnh, bị Cô giáo Lê Hoàng Thuỵ Anh Thư đã đánh 400 roi vào mông Cô Thư trao đổi: “Tôi quá tức giận vì các em không chịu học bài, cho dù đã nhiều lần nhắc nhở, dùng nhiều biện pháp khác nhau, kể cả việc báo cho phụ huynh Tuy nhiên, tôi cũng không thể biện minh cho hành động sai trái của mình được Tôi rất ân hận về hành động thiếu kiềm chế của mình Đây là một bài học lớn trong nghề sư phạm của tôi” Nhận xét về vấn đề này, sáng ngày 5/03/2009 ông Vũ Ngọc Nhã, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Giồng Riềng cho biết: Phòng đã nhận được hồ sơ, kiến nghị hình thức kỷ luật của Trường trung học cơ sở Mai Thị Hồng Hạnh đối với cô giáo Thư “Do một số đồng chí trong Phòng Giáo dục đang đi công tác nên chưa thể tổ chức họp hội đồng kỷ luật của Phòng để chuyển hồ sơ qua Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định kỷ luật được” Ông Nhã cho rằng, theo ý kiến cá nhân, hình thức cảnh cáo toàn ngành giáo dục huyện và buộc chuyển công tác đến đơn vị công tác khác là phù hợp “Hoàn cảnh gia đình cô Thư cũng như khó khăn, chồng công tác ở huyện khác,

vợ đi dạy, phải ở nhờ nhà người thân…” Qua tìm hiểu, hầu hết phụ huynh đều thông cảm với hành động của cô giáo Thư Bởi, mục đích đánh chỉ nhằm giáo dục học sinh Tuy nhiên, hành động của cô Thư đã vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm luật giáo dục Hội đồng kỷ luật nhà trường đã họp, thống nhất hình thức “cảnh cáo toàn ngành giáo dục, buộc chuyển công tác về trường khác sau khi năm học này kết thúc”-Bà Huệ (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết….”

II MỤC TIÊU CỦA TÌNH HUỐNG

Tình huống trên không phải là tình huống điển hình trong giáo dục về cách hành xử của nhà giáo trong những năm qua, bởi lẽ có quá nhiều kiểu, hình thức “biến tướng

Trang 3

dạy dỗ” trong giáo dục mà các nhà giáo sử dụng làm biện pháp chính trong quá trình dạy học Chẳng hạn như, gia đình em Sơn, cùng luật sư đòi cô giáo Thùy Trang bồi thường 50 triệu, khi cô giáo bắt em Sơn phải “thụt dầu 150 lần” và Ban giám hiệu Trường trung học cơ sở Mỹ hoá-thị xã Bến Tre phải chấp nhận bồi thường 18 triệu đồng và xin lỗi em và gia đình em[1]; hay những cách hành xử thô bạo hơn của cô giáo Lan bắt 47 học sinh lần lượt liếm sạch ghế ngồi của cô (Thanh Hoá năm 2005); những trường hợp bắt học sinh giao cấu trái ý muốn hoặc đánh đập gây thương tích;

… là những bài học quá phổ biến trong nền giáo dục ở nước ta hiện nay Nếu như, cô giáo, thầy giáo nào khi vi vi phạm đạo đức nhà giáo đều dùng những lời lẽ “ăn năn”,

“khó khăn” hay “vì muốn các em nên người”, để biện minh thì thử hỏi môi trường giáo dục hiện nay sẽ như thế nào ? Để giải quyết, những câu hỏi trên là bài toán không đơn giản chỉ là sự nhận thức của một nhà giáo, một học sinh mà cần có sự

“đồng thuận” của cả xã hội, trong đó, những chuyển biến mang tính căn bản nhất vẫn phải xuất phát từ cơ chế, thể chế, chính sách giáo dục của Nhà nước Với những vấn

đề đã nêu, tiểu luận tập trung làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:

Một là, nguyên nhân căn bản và hậu quả của những hành vi vi phạm đạo đức nhà

giáo Những nguyên nhân phải đánh giá đúng thực chất của vấn đề, tránh tình trạng chỉ dừng ở việc xem xét hiện tượng, quy chụp chủ quan dẫn đến việc cải cách không đúng, không trúng và chỉ mang tính hình thức

Hai là, tìm ra giải pháp tối ưu, nhằm làm chuyển biến “nhận thức”, thay đổi “thói

quen” vi phạm đạo đức nhà giáo trong xu hướng thay đổi tính lệ thuộc theo kiểu mệnh lệnh hành chính một chiều của mối quan hệ “nhà giáo-học sinh”; “nhà quản lý-giáo viên”

III NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO

Trang 4

1 Nguyên nhân của tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo

Nguyên nhân của tình trạng cô giáo Thư đánh học sinh có thể lý giải dưới nhiều góc

độ, như: điều kiện kinh tế-xã hội thay đổi; thể chế pháp luật; ý thức, năng lực và phẩm chất đạo đức nhà giáo giáo;…Về cơ bản có thể đánh giá theo nhóm những nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

1.1 Những nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do điều kiện của nền kinh tế thị trường Xét hành vi của cô giáo Thư khi

đánh học sinh 400 roi chỉ vì không học bài và làm bài cô giao, đã phản ánh tính khách quan của sự giao thoa văn hoá trong thời hội nhập và cơ chế giáo dục hiện hành không phù hợp với những phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Nếu

cơ chế hiện hành tạo cho cô giáo Thư cái quyền “tối thượng” đối với học sinh, thì những ảnh hưởng về nếp sống văn hoá, ứng xử của nhà giáo trong bị ảnh hưởng trong điều kiện hội nhập sẽ là những hành vi mà khó có thể kiểm soát nổi về hình thức và phương thức tiến hành Điều này lý giải tại sao ngày càng có nhiều hình thức “kỳ quái” mà giáo viên áp dụng với người học (học sinh, sinh viên) trong môi trường giáo dục ở Việt Nam

Thứ hai, những bất cập thể chế pháp luật về giáo dục hiện hành Từ hành vi vi phạm

đạo đức của cô Thư cho thấy các văn bản hiện hành[2] còn bất hợp lý trong phân cấp

về cấp học Trong các quy định này, cấp huyện quản lý các trường trung học sơ cở (bao gồm cả tiểu học), cấp xã quản lý cấp học mầm non đã tạo ra những rào cản trong việc quản lý Nhiều nhiệm chính quyền cơ sở có khả năng giải quyết nhanh và triệt để thì vì lý do cấp học nên không được quyền tham gia quản lý Đành rằng, năng lực của

Trang 5

cán bộ, công chức của cấp xã còn hạn chế, nhưng không vì thế mà không thể phân cấp đảm nhiệm được các một số nhiệm vụ nhất định Bởi lẽ, xét về lý luận, có những cấp học, như: cao đẳng, đại học hay thấp nhất như mẫu giáo cũng cần phải được phân loại theo tiêu chí “công vụ”, hay nhiệm vụ để phân công, nhằm đảm bảo hiệu quả của từng hoạt động công vụ, nhiệm vụ; tránh được tình trạng “cát cứ” quản lý theo cấp học dẫn đến “cát cứ” trong quản lý để rồi có những hiện tượng “vô cảm”, “thờ ơ”,

“bàng quan”,… của những chính quyền không có trách nhiệm được phân cấp Mặt khác, những hạn chế về cơ chế thanh tra, kiểm tra đạo đức nhà giáo theo quy định hiện hành Xét theo quy định hiện hành[3], việc thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành định kỳ 6 tháng và 1 năm nhưng quan niệm lâu nay vẫn tồn tại “ngầm” trong ngành giáo dục là thanh tra cũng chẳng qua mang tính “chiếu lệ”, để khẳng định “uy thế” của cán bộ thanh tra nên vẫn thường rơi vào trạng thái “báo cáo” đạt chuẩn, đạt tốt ở tỷ lệ rất cao.Điều này khẳng định, một mặt cơ chế “thẳng đứng” mệnh lệnh-hành chính một chiều đã làm mất đi cơ hội giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục của người dân địa phương, của chính người học; tạo ra “tiêu cực” trong giáo dục Chẳng hạn như, tất cả các vấn đề của giáo dục trung học cơ sở ở huyện Giồng Riềng chỉ được biết thông qua kênh thanh tra, kiểm tra của cán bộ thanh tra huyện, thì có biết bao nhiêu vấn đề hạn chế mang tính chủ quan nảy sinh như: hiện tượng “bao che”; “hình thức”;… Trong khi đó, những người thụ hưởng dịch vụ giáo dục trực tiếp thì không có tiếng nói, thậm chí không có khả năng để được đánh giá chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên;…Như vậy, nghịch lý về cách đánh giá thông qua hình thức thanh tra, kiểm tra hiện hành của Nhà nước ta Đồng thời, điều này giúp chúng ta khẳng định tại sao các vấn đề cần quan tâm lại không được các cấp, cơ quan, ban giám hiệu nhà trường tổ chức thực hiện nghiêm túc

Nếu như các quy định trên tạo ra mối quan hệ mệnh lệnh-hành chính một chiều thì ngay trong Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/3/2008 ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, cũng không xác định cho họ cái quyền năng được giám sát và đánh giá tư cách đạo đức của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hàng năm

Trang 6

Bản thân, những người như Ban đại diện cha mẹ học sinh là Hội đại diện (giám hộ, đại diện hợp pháp) cho tiếng nói và quyền lợi của học sinh (con em họ) nhưng cũng chỉ được quyền “phát biểu” trong mối quan hệ nhiều cấp quản lý hiện hành[4] Phải chăng, đây chính là “lỗ hổng” trong tính thống nhất các mối quan hệ giám sát, trách nhiệm và chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia như: cơ quan quản lý giáo dục (cung cấp dịch vụ giáo dục); ban giám hiệu nhà trường và học sinh (cha mẹ đại diện khi chưa đủ tuổi theo quy định)

Ngoài ra, chế tài xử lý mà Hội đồng kỷ luật nhà trường đề nghị vẫn còn quá nhẹ so với hành vi của cô giáo Thư Việc xử lý cô Thư không thể biện minh một lý do từ điều kiện hoàn cảnh gia đình hay năng lực công tác bản thân để xoá nhoà ranh giới giữa hình thức chuyển công tác với buộc làm công tác khác (không được đứng lớp) hay xa thải như Trưởng Phòng Giáo dục phân giải ý kiến cá nhân Rõ ràng việc áp dụng các chế tài hiện nay còn quá “nhẹ” đã là nguyên nhân làm cho hiện tượng “vi phạm đạo đức nhà giáo” trong thời gian qua không ngừng giảm mà có chiều hướng tăng, hình thành xu hướng bạo lực học đường từ cả người dạy và người học,

1.2 Những nguyên nhân chủ quan

Đối với hành vi của cô Thư về phía chủ quan cho thấy: sự rèn luyện nền nếp, tác phong; lối sống, đạo đức không được quan tâm Điều này, chứng minh trong tình huống, cô đánh học học tổng cộng đến 400 roi mà chỉ cho rằng vì quá “bực tức”,

“bảo không nghe”,…Môi trường giáo dục hiện nay, việc xúc phạm bằng lời nói đến danh dự, uy tín của học sinh cũng đã không thể chấp nhận được, huống chi lại dùng bạo lực, mà không chỉ đánh 1 hoặc 2 roi, mà đánh tới 400 roi Điều này khẳng định cách nhìn nhận của một số ít cán bộ, công chức và nhà giáo trong mô hình chức nghiệp ở nước ta là không cần phải phấn đấu và rèn luyện nhưng chế độ vẫn “bình

Trang 7

quân chủ nghĩa” Nên, giáo viên có quyền “thích làm gì thì làm” đối với học sinh trong giờ học của mình

Đối với các em học sinh, vì lý do tuổi còn nhỏ (mới chỉ học lớp 6) nên việc nhận thức

về hành vi của cô giáo Thư đúng hay không đúng; chuẩn mực hay không chuẩn mực;

và các quyền lợi của mình được làm gì để bảo vệ mình;… đã dẫn đến tình trạng cô dùng que đánh vào người vẫn phải chấp nhận,… là những nguyên nhân chủ quan làm nảy sinh tình huống trên Nếu các em hiểu được các khả năng để thực hiện về quyền, lợi ích của mình trước hành vi sai trái của cô thì chắc chắn cô Thư không thể thực hiện được hành vi của mình đối với các em

2 Hậu quả của hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo đối với hoạt động quản lý nhà nước, xã hội và học sinh

Qua phân tích và nội dung tình huống nêu lên những hậu quả trực tiếp, gián tiếp như:

Một là, môi trường giáo dục bị ảnh hưởng theo hướng “bạo lực hoá” học đường.

Một khi giáo viên hành xử “bạo lực” với học sinh của mình, ít nhiều những tác động

đó reo vào tâm trí “thiếu niên” cách xử trí, và giải quyết công việc “độc đoán” mang tính chất gia trưởng Đây là hậu quả nguy hại cho tương lai giáo dục và xã hội trong những năm đầu hội nhập quốc tế

Thứ hai, tạo ra những tiền lệ xấu trong quản lý và lối hành xử của giáo viên trong môi trường giáo dục Những ảnh hưởng từ việc xử lý không nghiêm hoặc không có hình

thức chế tài xử lý thích đáng đã để lại hệ quả mang tính chất “dây truyền” trong môi trường giáo dục ở Việt Nam trong những năm qua Nguy hiểm hơn là những hành vi

Trang 8

lệch chuẩn này có thể xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng của học sinh như: Đánh đập, ép giao cấu trái ý muốn,…

VI PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ

Với những kiến thức đã được học và những hoạt động thực tế của cán bộ làm công tác giáo dục, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số các phương án giải quyết cụ thể như sau:

* Phương án 1: Xây dựng quy chế công vụ hợp lý trong phân công nhiệm vụ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Giồng Riềng Phương án này có nhiều ưu điểm như: Tạo

ra được hệ thống các quy chuẩn, điều kiện để phân công, phân cấp nhiệm vụ giữa Uỷ ban nhân dân huyện, xã với các cơ quan chuyên môn, cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn; đánh giá đúng được trách nhiệm và tính phải chịu trách nhiệm của từng hoạt động công vụ Song, cũng có những hạn chế như “ngại phân cấp”; hoặc chỉ phân cấp nhiệm vụ mà không phân cấp nguồn lực; ngại thay đổi;…Với phương án này, có thể tiến hành các hoạt động như: Rà soát các văn bản hiện hành có liên quan nhằm xác định chức năng, nhiệm vụ từ đó đánh giá xây dựng quy chế công vụ hoạt động giáo dục đối với các phổ thông cơ sở Lấy ý kiến và tổ chức tuyên truyền phổ biến nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội; đoàn thể, nhân dân

* Phương án 2: Áp dụng chế tài cao nhất đối với các trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo Đây là phương án nhằm xử lý thích đáng các hành vi vi phạm đạo đức nhà

giáo trên địa bàn huyện Phương án này có ưu điểm nổi bật là có khả năng ngăn ngừa được các hiện tượng lệch chuẩn hành vi đạo đức nhà giáo, xây dựng môi trường giáo dục không có “bạo lực”;… Nhưng, cũng có không ít những hạn chế như: khoảng cách trong chế tài hiện hành là quá lớn nên dễ để cho quan hệ “tình cảm” chi phối,

Trang 9

chen lấn trong quyết định mức xử lý Kế hoạch thực hiện, chỉ cần Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ban hành Chỉ thị áp dụng chế tài “buộc thôi việc” đối với tất cả hành

vi vi phạm đạo đức nhà giáo trong phạm vi quản lý của huyện

* Phương án 3: Xây dựng cơ chế có sự tham gia giám sát của học sinh, phụ huynh học sinh trong quan hệ “nhà giáo-học sinh” ; “Nhà giáo-Ban đại diện cha mẹ học sinh” Phương án này có ưu điểm là cải cách được bản chất của vấn đề “độc tôn”,

“một chiều”,… của người có quyền trong quan hệ; đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá chất lượng giáo dục và kiềm chế, hạn chế những tồn tại do cơ chế quản

lý hành chính công truyền thống tạo ra Nhược điểm, vẫn chủ yếu phụ thuộc vào tính chủ động, giám làm,… của người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý cấp huyện

Kế hoạch thực hiện phương án cần tiến hành các bước như: Cụ thể hoá Quy chế và Điều lệ của học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh theo hướng tạo khả năng giám sát, quyền đánh giá nhất định cho họ; phổ biến, tổ chức, rút kinh nghiệm để hoàn thiện dần Quy chế và Điều lệ trong phạm vi của huyện

V KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU

Mỗi phương án trên đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định, song xét điều kiện thể chế pháp luật và xu hướng phân cấp quản lý ở Trung ương và địa phương hiện hành của Việt Nam, cùng với những vấn đề nảy sinh từ hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo trong các trường trung học cơ sở công lập, bán công và dân lập trên địa bàn huyện, tiểu luận lựa chọn phương án 3 là phương án tối ưu nhằm giải quyết các mục tiêu của tình huống Việc lựa chọn phương án này xuất phát từ những lý do như: Phương án 3

có những ưu điểm về tính khả thi, nhanh và phù hợp với sự thay đổi của cấp Huyện Đồng thời, phương án là điều kiện quyết định làm thay đổi mang tính bản chất nhiều vấn đề quản lý không chỉ liên quan đến đạo đức nhà giáo trong học đường mà còn tăng cường sự giám sát và bảo đảm môi trường giáo dục “trong sạch, lành mạnh” ở

Trang 10

các nhà trường thuộc địa phương quản lý Để thực hiện được phương án tối ưu này cần phải tiến hành các kế hoạch hoạt động cụ thể như sau:

Bước một, xây dựng quy chế giám sát đạo đức nhà giáo của học sinh và cha mẹ học sinh

Đây là bước cơ bản quan trọng nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các hoạt động tiếp theo Trong bước này, cụ thể phải tiến hành:

+ Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Giồng Riềng tiến hành khảo sát, nghiên cứu xây dựng Báo cáo trình Uỷ ban nhân huyện xem xét, quyết định giao cho Phòng Giáo dục xây dựng quy chế và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ban hành Quyết định kèm theo quy chế

+ Sau khi có bản giải trình của Phòng giáo dục, Thường trực Uỷ ban nhân dân xem xét các điều kiện, căn cứ và tính khả thi của nó để quyết định giao cho Phòng giáo dục, Phòng Tư pháp tiến hành soạn thảo quy chế giám sát của học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh đối với môi trường giáo dục của Nhà trường và cán bộ, giáo viên

+ Phòng giáo dục soạn thảo quy chế, lấy ý kiến rộng rãi từ phía học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học và nhân dân huyện để nhằm tìm ra cơ chế phù hợp nhất để giám sát hiệu quả và bảo vệ các quyền lợi của người trực tiếp được hưởng thụ dịch vụ giáo dục

Ngày đăng: 01/08/2017, 14:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w