tiểu luận tình huống: xử lý đơn yêu cầu giáo viên về xếp thi đua

11 17.1K 384
tiểu luận tình huống: xử lý đơn yêu cầu giáo viên về xếp thi đua

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tiểu luận tình huống: xử lý đơn yêu cầu giáo viên về xếp thi đuatiểu luận tình huống: xử lý đơn yêu cầu giáo viên về xếp thi đuatiểu luận tình huống: xử lý đơn yêu cầu giáo viên về xếp thi đuatiểu luận tình huống: xử lý đơn yêu cầu giáo viên về xếp thi đuatiểu luận tình huống: xử lý đơn yêu cầu giáo viên về xếp thi đuatiểu luận tình huống: xử lý đơn yêu cầu giáo viên về xếp thi đuatiểu luận tình huống: xử lý đơn yêu cầu giáo viên về xếp thi đuatiểu luận tình huống: xử lý đơn yêu cầu giáo viên về xếp thi đuatiểu luận tình huống: xử lý đơn yêu cầu giáo viên về xếp thi đuatiểu luận tình huống: xử lý đơn yêu cầu giáo viên về xếp thi đua

Phần I LỜI MỞ ĐẦU Quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, sử dụng hệ thống pháp luật Nhà nước để điều chỉnh hành vi con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu của con người, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội, xây dựng con người phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, tính tổ chức và kỷ luật, ý thức cộng đồng và tính tích cực, làm chủ tri thức hiện đại, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt"; Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục là “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”. Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh. Với nhiệm vụ chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Năm Căn. Công tác Khiếu nại, tố cáo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi người. Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ quan điểm “Dân là gốc”, tạo điều kiện để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Vì thế mọi người đều có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước hoặc bất cứ cá nhân nào. Khiếu nại, tố cáo là hình thức dân chủ trực tiếp để mọi người tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân thực hiện nghiêm minh việc thi hành pháp luật. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại, tố cáo của mình và tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên hiện nay một số trường thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, tình trạng người tham gia khiếu nại, tố cáo rất nhiều. Nguyên nhân công tác quản lý của cán bộ một số đơn vị còn lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm xử lý một số công việc nghiêng về cảm tính, không thực thi theo pháp luật và quy trình, trình tự của luật khiếu nại, tố cáo. Điển hình như năm học 2011-2012 về công tác thi đua khen thưởng cuối năm Trường Tiểu học 1 xã Tam Giang Đ đã có giáo viên Nguyễn Thị Bé B là nguyên đơn yêu cầu với nhiều nội dung và lý do, tố cáo gửi đến Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giải quyết. Xuất phát từ thực tế tại địa phương mình phụ trách, qua quá trình học tập lớp Hoàn chỉnh Trung cấp chính trị - Chương trình chuyên viên khoá H36, tại Trung tâm chính trị huyện Năm Căn. Với nội dung bài giảng rất phong phú do thầy, cô trường Chính trị tỉnh Cà Mau giảng dạy, tôi được mở rộng thêm sự hiểu biết kiến thức cơ bản về lĩnh vực quản lý nhà nước trong đó có xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. Bản thân tôi đang phụ trách công tác Thanh tra Phòng Giáo dục và Đào tạo. Vậy phải làm gì với trường hợp này, tham mưu giải quyết ra sao cho thấu tình đạt 1 lý và tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật? Xử lý đúng làm hạn chế việc phát sinh vụ việc thêm phức tạp. Từ đó bản thân đã quyết định chọn tình huống xử lý Đơn yêu cầu của giáo viên Nguyễn Thị Bé B, Trường Tiểu học 1 xã Tam Giang Đ, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau và viết với kết cấu Tiểu luận gồm 4 phần: Phần I Lời mở đầu Phần II Tình huống Phần III xử lý tình huống Phần IV Kiến nghị và kết luận Với khả năng hiểu biết của bản thân và thời gian có hạn, xin được phép đưa ra Phương án “Xử lý Đơn yêu cầu của giáo viên Nguyễn Thị Bé B, Trường Tiểu học 1 xã Tam Giang Đ” và mong được sự chỉ bảo, đóng góp của quý thầy cô, các bạn để Tiểu luận được hoàn thiện hơn. Phần II I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Đơn yêu cầu (Lần 1) Kính đến các cấp lãnh đạo xem xét và giải quyết cho tôi về việc Ban giám hiệu nhà trường (Đặc biệt thầy Hiệu trưởng Nguyễn TT) xếp loại thi đua cuối năm của tôi Khá và cắt hết tất cả thi đua khen thưởng, không nghĩ đến thành tích mà tôi đem lại, chỉ nhằm vào sai sót. Trong khi đó trường còn có một số đồng chí không thực hiện theo sự phân công làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung tập thể. Còn tôi trong năm học đã bồi dưỡng 3 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện, bồi dưỡng học sinh viết chữ đẹp đạt 1 em cấp huyện, 2 em đạt học sinh giỏi cấp huyện. Trong khi đó thầy Nguyễn TT chịu trách nhiệm dạy môn Đạo đức lớp 5A 1 cả năm không đưa giáo án duyệt và không dạy. Đơn yêu cầu (Lần 2) Kính đến các cấp lãnh đạo xem xét và giải quyết về việc BGH, Hội đồng Thi đua Khen thưởng, Ban chấp hành Công đoàn Trường Tiểu học 1 xã Tam Giang Đ giải quyết đơn yêu cầu vào ngày 08/4/2012 và không đồng ý với kết quả giải quyết qua nội dung được nêu trong đơn như: - Số lần thiếu giáo án là 17 lần/năm là không đúng. - Vào ngày 03/4/2012 tôi đi khám bệnh nhưng không về kịp đã điện thoại xin phép mà nhà trường vẫn lập biên bản là không đúng. - Việc soạn giáo án của thầy Nguyễn TT giải thích vô lý. Nhận đơn yêu cầu lần 1 tại Phòng Giáo dục và Đào tạo từ ngày 01/4/2012 mà đến ngày 08/4/2012 mới họp. - Thầy Phó Hiệu trưởng không thực hiện theo sự phân công của thầy Hiệu trưởng đi tập huấn mà cử người khác tập huấn không đúng đối tượng và không triển khai lại cho giáo viên thì sao? - Còn việc xem xét thành tích tôi đạt được mà bù vào phần sai sót của tôi có được không? II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG 1. Nguyên nhân: 1.1. Nguyên nhân chủ quan 2 - Do ý thức chấp hành pháp luật của một vài cán bộ, giáo viên chưa cao và thiếu tinh thần trách nhiệm, chấp hành quy định, nội quy, quy chế làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật của cơ quan, thiếu gương mẫu, không có tác phong công nghiệp, xem thường kỷ luật, kỉ cương. - Bản thân cán bộ giáo viên, nhân viên chưa có ý thức bồi dưỡng kiến thức về pháp luật. - Chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao và tinh thần tự giác, thật sự cầu thị. - Luôn so sánh công việc thực hiện nhiệm vụ hàng ngày của bản thân với người khác. 1.2. Nguyên nhân khách quan - Công tác quản lý cán bộ, giáo viên chưa chặt chẽ, xử lý tình trạng vi phạm quy định của giáo viên chưa kịp thời, chưa nghiêm và khách quan, từ đó dẫn đến việc sai phạm nhiều lần của bà Nguyễn Thị Bé B luôn tiếp diễn, công tác tự kiểm tra của nhà trường chưa thường xuyên, kịp thời. - Biên bản của người vi phạm do Phó Hiệu trưởng không lập trực tiếp mà lập vắng mặt và được chứng kiến của 4 tổ trưởng. - Do công tác quản lý của nhà trường chưa quan tâm đến giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ và ý thức trách nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức chưa thường xuyên, liên tục. - Chưa thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên. - Cán bộ quản lý triển khai các văn bản ngành trong đơn vị còn qua loa và chiếu lệ, chưa thật sự đi vào chiều sâu. 2. Hậu quả: a. Đối với giáo viên - Giáo viên bị kỷ luật thì thời gian có hiệu lực thi hành trong 12 tháng và trong thời gian này không được xét thi đua, thời gian nâng lương kéo dài thêm 12 tháng (Theo Thông tư số 03/2005/TT-BNV, ngày 05/01/2005 về Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức). - Tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và Quyết định kỷ luật được lưu giữ trong hồ sơ của viên chức, hình thức kỷ luật được ghi vào lý lịch và cân nhắc khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo. - Đối với giáo viên là Đảng viên thì thi hành kỷ luật về mặt Đảng. - Do cán bộ, giáo viên chưa thật sự tâm huyến với nghề đã chọn. b. Đối với gia đình Thời hạn nâng lương chậm làm mất một khoản thu nhập chênh lệch hệ số lương trong năm, có thể bị ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm mất hạnh phúc, làm mất uy tín của gia đình. c. Đối với nhà trường Danh hiệu thi đua của nhà trường không được xét tặng khi có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên (Điều 28 về Luật thi đua khen thưởng số 05/VBHN-VPQH, ngày 13/9/2012 của Văn phòng Quốc hội). 3 - Làm ảnh hưởng tinh thần giảng dạy, học tập của các đồng nghiệp khác và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. - Công tác tổ chức của đơn vị sáo trộn trong một khoảng thời gian nhất định. d. Đối với cán bộ, công chức, viên chức Tập thể cán bộ, công chức, viên chức nhà trường giao động về tư tưởng. Đội ngũ giáo viên, nhân viên thiếu tin tưởng đối với cán bộ quản lý và mất niềm tin của học sinh đới với đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường. đ. Uy tín, danh dự đối với xã hội - Tạo dư luận không tốt cho tập thể nhà trường trong xã hội, cho Ngành Giáo dục và Đào tạo. - Phụ huynh và nhân dân xem thường phẩm chất, đạo đức đội ngũ nhà giáo trong đơn vị. Đánh mất uy tín nhà trường đối với học sinh và phụ huynh. Gây ảnh hưởng xấu đến danh dự đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường. Phần III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG I. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG - Bản thân nắm chắc quy trình thực hiện giải quyết về khiếu nại tố cáo đưa ra những phương án khả thi và tối ưu nhất để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Tìm hiểu nguyên nhân, làm rõ những sai phạm để ngăn chặn, điều chỉnh kịp thời những sai phạm khi thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo. - Tuyên truyền nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị trường. - Nhắc nhở cán bộ, công chức thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, thực hiện tốt kỷ cương của Ngành Giáo dục và Đào tạo, góp phần tạo dựng niềm tin, uy tín với mọi người. II. CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ ĐỂ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Cơ sở xử lý tình huống Căn cứ Đơn yêu cầu của giáo viên Nguyễn Thị Bé B, Trường Tiểu học 1 xã Tam Giang Đ. 2. Căn cứ xử lý tình huống Căn cứ Thông tư số 07/2011/TT-TTCP, ngày 28/7/2011 của Thanh tra Chính phủ về Hướng dẫn quy trình tiếp công dân, Thông tư số 04/2010/TT-TTCP, ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ về Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo, Luật khiếu nại, tố cáo năm 2011, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP, ngày 17/5/2011 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP, ngày 06/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ 7 từ ngày 05/5 đến ngày 14/6/2005 và Luật số 44/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của luật Giáo dục. Luật Thi đua Khen thưởng số 05/VBHN-VPQH, ngày 13/9/2012. Luật viên chức số 58/2010/QH12, Luật Công chức số 22/2008/QH12 để xử lý theo quy định. Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên Mầm non và giáo viên phổ thông công lập. Hướng dẫn số 3040/BGDĐT-TCCB, ngày 17/4/2006 về việc hướng dẫn 4 một số điều trong “Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên Mầm non và giáo viên phổ thông công lập”. Quyết định số 48/2000/QĐ-BGDĐT, ngày 13/11/2000 về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên Tiểu học. Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thi đua khen thưởng và Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, ngày 27/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP. Thông tư số 03/2005/TT-BNV, ngày 05/01/2005 về Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức. III. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU 1. Phương án 1: Xử lý theo thẩm quyền - Giao cho Ban giám hiệu nhà trường, Chủ tịch Công đoàn cơ sở thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thời hạn theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2011. - Giải quyết bước đầu tại cơ sở nhằm thu thập thêm chứng cứ, số liệu để nghiên cứu giải quyết thấu tình, đạt lý, có tính thuyết phục cao. 1.1. Mặt tích cực của phương án - Thực hiện đúng theo Luật khiếu nại, tố cáo quy định thẩm quyền giải quyết. - Ban giám hiệu, Công đoàn, giáo viên có thời gian và điều kiện để suy nghĩ, nhận ra chỗ đúng, chỗ sai của mình. Bên có lỗi sẽ dễ dàng nhận lỗi, có biện pháp khắc phục một cách tự giác, có thiện chí thực hiện tốt nhiệm vụ. 2.2. Mặt hạn chế của phương án - Bản thân Ban giám hiệu, Công đoàn nhà trường còn thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết, hạn chế về kiến thức pháp luật nên việc giải quyết thường là không thành công. Từ đó việc khiếu nại tố cáo tiếp tục được gửi đến cấp cao hơn. - Nội bộ nhà trường mất đoàn kết, tập thể sinh nghi kị lẫn nhau, làm giảm ý trí phấn đấu của mọi người. 2. Phương án 2: Xử lý mang tính răn đe - Sau khi không giải quyết bước đầu thành công ở đơn vị, giáo viên Nguyễn Thị Bé B tiếp tục viết đơn yêu cầu gửi tới Phòng Giáo dục và Đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành gửi thư mời các bên có liên quan và tiến hành phân tích, làm rõ những vi phạm của các bên. - Yêu cầu các bên viết Bản Tường trình và kiểm điểm tự nhận hình thức Kỷ luật. - Tuy nhiên phương án này chỉ lưu hồ sơ công chức, viên chức. - Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo Ban giám hiệu nhà trường mời họp Hội đồng giáo dục nhà trường hoặc mời họp liên tịch để Phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành kiểm điểm rút kinh nghiệm. 1.1. Mặt tích cực của phương án - Tạo cơ hội cho các cá nhân có hiểu biết thêm về kiến thức pháp luật và tự nhìn nhận những sai phạm và điều chỉnh bản thân. - Về mặt tình cảm có thể được giải toả và gần gũi chia sẻ, thông cảm hơn. 2.2. Mặt hạn chế của phương án 5 - Xử lý mang cảm tính, răn đe là chính vì sợ ảnh hưởng uy tín không tốt đến ngành và đơn vị. - Nếu cá nhân vi phạm không có ý thức cầu tiến và sửa chữa dẫn đến tình trạng này được lặp đi, lặp lại nhiều lần. - Giải quyết theo kiểu hoà giải thì tập thể, cá nhân của đơn vị không có ý trí phấn đấu, cầu tiến, thi đua trong đơn vị. - Các cá nhân có ý ỷ lại vì trường hợp này vi phạm mà chỉ kiểm điểm, nhắc nhở, dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật của mọi người trong đơn vị không tốt. 3. Phương án 3: Tiến hành xử lý theo quy trình với hình thức kỷ luật Cảnh cáo (Đối với Phó Hiệu trưởng, giáo viên; Khiển trách đối với Hiệu trưởng). - Thực hiện đúng Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo. - Chấp hành đúng các văn bản quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, Luật giáo dục nhằm xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại theo yêu cầu. Để cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình; nếu trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa, khắc phục, tránh phát sinh khiếu nại về sau. 1.1. Mặt tích cực của phương án - Thực hiện nghiêm, đúng quy định của văn bản pháp luật. - Thể hiện được tính nghiêm minh trong xử lý cán bộ, giáo viên sai phạm trong cơ quan hành chính nhà nước. - Bản thân Ban giám hiệu, Công đoàn nhà trường, tập thể cán bộ giáo viên hiểu rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình. Người vi phạm sẽ thấy rõ việc sai phạm của mình là nghiêm trọng, có ý thức làm tốt nhiệm vụ được giao. Chấp hành nghiêm minh theo quy định, nội quy, kỷ cương của cơ quan đơn vị. 2.2. Mặt hạn chế của phương án - Nhà trường bị ảnh hưởng khi có giáo viên bị kỷ luật; - Cán bộ, giáo viên bị kỷ luật sẽ bị ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, tâm lý trước đồng nghiệp và học sinh, dư luận không tốt với xã hội. - Tuy nhiên trong đơn vị nào đó rơi vào trường đạt Chuẩn quốc gia theo quy định nếu trường đạt Chuẩn thì không có giáo viên bị kỉ luật (Theo Điều 5 Tổ chức và quản lý tại Quyết định số 32/2005/QĐ-BGDĐT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia). Ba phương án đã được trình bày: . Phương án 1: Tiến hành lập Phiếu chuyển đơn yêu cầu giao cho Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn nhà trường giải quyết nếu không khéo léo và theo quy trình thì sự việc tiếp tục trở nên phức tạp. Bản thân Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Công Đoàn nhà trường là người bị đơn nên việc giải quyết không có sức thuyết phục cao. 6 . Phương án 2: Tiến hành phân tích làm rõ sai phạm của từng cá nhân nhưng việc yêu cầu cá nhân thực hiện viết bản kiểm điểm, tường trình thì nộp trễ, xử lý thiên về tình cảm, người vi phạm buông lời trách móc nhau gây ảnh hưởng đến việc kiểm điểm. Chỉ mang tính răn đe, không thực thi theo văn bản pháp luật. . Phương án 3 Thực hiện theo quy trình giải quyết của Luật khiếu nại, tố cáo và theo đúng quy định của pháp luật Cảnh cáo đối với Phó Hiệu trưởng, giáo viên Nguyễn Thị Bé B; Khiển trách đối với Hiệu trưởng Nguyễn TT. Phương án này là tối ưu nhất vì xử lý làm gương cho những người khác thấy và tự nghiên cứu thực hiện đúng pháp luật quy định. Xây dựng ý thức, trách nhiệm, nội quy, kỷ cương trong cơ quan đơn vị. Không cho phép cá nhân nào xem nhẹ nhiệm vụ được giao. Chính vì thế phương án 3 là phương án tối ưu nhất. IV. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ CHỌN. TT Nội dung công việc Thời gian thực hiện Lực lượng thực hiện Phương tiện vật chất, địa điểm Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) 01 - Tham mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập Tổ xác minh. - Ra quyết định thành lập Tổ xác minh. 17/4/2012 - Trưởng phòng - Cán bộ phụ trách công tác Thnah tra + Về địa điểm tại Phòng Giáo dục và Đào tạo 02 - Họp thông qua Quyết định thành lập Tổ xác minh, Kế hoạch làm việc và phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân. 18/4/2012 - Trưởng phòng - Phụ trách công tác Tổ chức - Cán bộ phụ trách công tác Thanh tra - Phụ trách chuyên môn Tiểu học - Kế toán Phòng Giáo dục và Đào tạo + Địa điểm họp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo. 03 - Thông báo yêu cầu Nguyễn Thị Bé B, Nguyễn TT, Võ Văn Đ nộp hồ sơ theo yêu cầu. - Tiến hành xác minh theo phân công, kiểm tra đối 19/4/2012 - Phụ trách công tác Tổ chức - Cán bộ phụ trách công tác Thanh tra - Phụ trách chuyên môn Tiểu học - Kế toán Phòng Giáo dục và Đào tạo + Phát hành Thông báo cung cấp các nội dung liên quan. + Về hồ sơ - Yêu cầu nhà trường nộp toàn bộ hồ sơ 7 chứng hồ sơ. giải quyết ở trường lần 1. - Yêu cầu nộp toàn bộ biên bản, hồ sơ nhà trường lập trong năm học. - Yêu cầu nộp giáo án, hồ sơ Tổ trưởng của Nguyễn Thị Bé B, Võ Văn Đ, Nguyễn TT. - Đối chiếu hồ sơ. - Tại Trường TH1 TGĐ 04 - Tham mưu mời Nguyễn Thị Bé B, Võ Văn Đ, Nguyễn TT, Nguyễn Văn T khi đã kiểm tra hồ sơ xong để đối chất. 20/4/2012 - Phụ trách công tác Tổ chức - Cán bộ phụ trách công tác Thanh tra - Phụ trách chuyên môn Tiểu học - Phát hành Thư mời Nguyễn Thị Bé B, Nguyễn TT, Võ Văn Đ, Nguyễn Văn T - Tại Phòng Giáo dục và Đào tạo. 05 - Các thành viên Tổ xác minh viết Báo cáo kết quả xác minh và họp. - Tham mưu họp Tổ xác minh để lãnh đạo nghe các thành viên báo cáo Kết quả xác minh. - Họp và báo cáo, phân tích vi phạm cho các bên biết sai phạm của mình. - Yêu cầu viết 23/4/2012 + Tổ xác minh - Trưởng phòng - Phụ trách công tác Tổ chức - Cán bộ phụ trách công tác Thanh tra - Phụ trách chuyên môn Tiểu học - Kế toán Phòng Giáo dục và Đào tạo + Nguyễn Thị Bé B, Võ Văn Đ, Nguyễn TT, Nguyễn Văn T. - Ghi biên bản họp. - Giáo viên viết bản kiểm điểm. - Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng viết Tường trình và kiểm điểm. + Tại Phòng Giáo dục và Đào tạo. 8 kiểm điểm, tường trình. 06 - Tham mưu thành lập Hội đồng kỷ luật theo Nghị định 34 và Nghị định 27. - Ra Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật; Trích ngang sơ yếu lý lịch viên chức, công chức vi phạm; Phiếu biểu quyết. - Viết Thông báo triệu tập Nguyễn Thị Bé B, Võ Văn Đ, Nguyễn TT. - Chuẩn bị mọi hồ sơ xác minh kèm theo. 24/4/2012 - Trưởng phòng - Cán bộ phụ trách công tác Thanh tra - Phát hành Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật cho các thành viên. - Phát hành Thông báo triệu tập Nguyễn Thị Bé B, Nguyễn TT, Võ Văn Đ, Nguyễn Văn T. - Hồ sơ đã xác minh và hồ sơ có liên quan. - Tại Phòng Giáo dục và Đào tạo. 07 - Họp triển khai Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật. - Giáo viên Nguyễn Thị Bé B, Võ Văn Đ, Nguyễn TT đọc bản kiểm điểm. - Thành viên Hội đồng phân tích vi phạm của từng người. - Biểu quyết hình thức kỷ luật. 25/4/2012 + Hội đồng kỷ luật: - Trưởng phòng - Phụ trách công tác Tổ chức - Cán bộ phụ trách công tác Thanh tra - Phụ trách chuyên môn Tiểu học - Công đoàn Ngành Giáo dục và Đào tạo + Người vi phạm theo thông báo triệu tập. - Ghi biên bản họp. - Họp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo. 08 - Tham mưu ra Quyết định kỷ luật sau 15 ngày. - Thông báo triệu 26/4/2012 + Hội đồng kỷ luật: - Trưởng phòng - Phụ trách công tác Tổ chức - Ghi biên bản họp. - Họp tại Trường Tiểu 9 tập giáo viên, cán bộ quản lý vi phạm. - Họp hội đồng Sư phạm nhà trường triển khai Quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với giáo viên Nguyễn Thị Bé B và Phó Hiệu trưởng Võ Văn Đ; Khiển trách Hiệu trưởng Nguyễn TT. - Cán bộ phụ trách công tác Thanh tra - Phụ trách chuyên môn Tiểu học - Công đoàn Ngành Giáo dục và Đào tạo + Người vi phạm theo thông báo triệu tập. học 1 xã Tam Giang Đ. Phần IV KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. Kiến nghị Qua tình huống diễn ra tại Trường Tiểu học 1 xã Tam Giang Đ, với những hiểu biết của mình, qua phương án xử lý. Bản thân có một số kiến nghị với các cấp lãnh đạo, giáo viên và cán bộ quản lý các nhà trường nội dung, cụ thể như sau: * Đối với giáo viên - Tăng cường rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục, trau dồi nhân cách đạo đức xứng đáng với vị trí là nghề cao quý, mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo. - Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, chăm lo, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của giáo viên, đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng nghiệp. * Đối với nhà trường - Cán bộ quản lý tăng cường tự bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý để có khả năng tuyên truyền chủ trương chính sách pháp luật nhà nước đến giáo viên, nhân viên và điều hành được đơn vị. - Tăng cường kiểm tra, giám sát, giải quyết kịp thời và dứt điểm các sự việc xảy ra. Không để giáo viên vi phạm quy định về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nhà giáo, quản lý chặt chẽ các hoạt động của nhà trường. * Với các cấp lãnh đạo - Định hướng quy hoạch cán bộ quản lý dự nguồn và đưa đi đào tạo các lớp về lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo. 2. Kết luận Là người cán bộ quản lý trong cơ quan nhà nước phải biết tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước, thực thi pháp luật và điều chỉnh các hành vi của từng cá nhân trong xã hội là công cụ sắc bén, hữu hiệu, để xã hội phát triển theo 10 [...]... người đứng đầu trong cơ quan đơn vị Với cương vị là người giúp việc cho Trưởng phòng tôi thi t nghĩ trên cả nước trường hợp tương tự như giáo viên Nguyễn Thị Bé B viết đơn yêu cầu là rất nhiều Từ đó cho thấy người cán bộ quản lý nhà trường có ảnh hưởng lớn trong hệ thống quản lý, quyết định đến kết quả, chất lượng nhà trường, là thuyền trưởng, là con chim đầu đàn, là nhà thi t kế và người tổ chức thực... hoạch, bồi dưỡng lực lượng, giám sát và đánh giá, khen thưởng động viên, thuyết phục Bản thân mỗi người phải tâm huyết với nhiệm vụ được giao, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới Nếu trường hợp Nguyễn Thị Bé B vi phạm ở đầu học kỳ I, được Ban giám hiệu lập biên bản trực tiếp, nhắc nhở đôn đốc, phân tích sai phạm và xử lý kịp thời thì không có đơn thư khiếu nại xảy ra Tóm lại sự lựa chọn Phương án 3 là phương... vụ được giao và luôn có ý thức chấp hành, thực thi nghiêm minh các văn bản quy phạm pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật Luôn hiểu làm việc theo pháp luật là khoa học, là chân lý đúng đắn nhất Để làm được điều này thì thủ trưởng đơn vị cần có cái nhìn và bao quát thấu đáo, tiên đoán những việc sẽ xảy ra và sắp xảy ra Có như vậy thì quản lý phải thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra... dễ dàng vì nền nếp, hệ thống quản lý chưa kịp đổi mới, thói quen cũ đang còn tồn tại rất nặng nề, tồn tại ngay trong bản thân của mỗi người Do đó cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý hành chính nhà nước Tuyên truyền phổ biến sâu rộng mọi chủ chương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cho đông đảo quần chúng, cán bộ, công chức, viên chức hiểu rõ và tự giác thực... đề ra trên mọi lĩnh vực Vì vậy chúng ta phải xác định công tác quản lý tất cả các hoạt động dạy và học trong nhà trường là một vấn đề rất quan trọng và cần thi t, nhằm không ngừng phát triển đáp ứng mục tiêu của sự nghiệp cách mạng, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển Chính vì thế mọi người phải nhận thức được rằng đổi mới giáo dục, đổi mới nhà trường và đổi mới bản thân để cống hiến tốt . tại địa phương mình phụ trách, qua quá trình học tập lớp Hoàn chỉnh Trung cấp chính trị - Chương trình chuyên viên khoá H36, tại Trung tâm chính trị huyện Năm Căn. Với nội dung bài giảng rất phong. cáo tiếp tục được gửi đến cấp cao hơn. - Nội bộ nhà trường mất đoàn kết, tập thể sinh nghi kị lẫn nhau, làm giảm ý trí phấn đấu của mọi người. 2. Phương án 2: Xử lý mang tính răn đe - Sau khi không. kiểm điểm, tường trình thì nộp trễ, xử lý thiên về tình cảm, người vi phạm buông lời trách móc nhau gây ảnh hưởng đến việc kiểm điểm. Chỉ mang tính răn đe, không thực thi theo văn bản pháp luật. .

Ngày đăng: 03/07/2015, 21:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan