Nguyên liệu phục vụ cho việc lắp ráp gồm sắt, nhôm, que hàn, đất đèn, gỗ và một số thiết bị chính: Bình ôxy, bộ hàn hơi, máy phun sơn, bình đất đèn… Khi Công ty đi vào hoạt động, Công ty
Trang 1PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU 1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới, mở cửa, không ngừng mở rộng và phát triển, đất nước ta như một công trường khổng lồ với sự gia tăng hoạt động kinh tế, kéo theo một loạt tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến môi trường Có thể nói, chưa bao giờ đất nước phải đối diện với nhiều vấn đề bức xúc về môi trường như hiện nay Mặc dù hoạt động bảo vệ môi trường đã thu hút được sự tham gia của cộng đồng, nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang tiềm ẩn Nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng từ thời bao cấp với công nghệ, thiết bị lạc hậu, phát sinh nhiều phế thải, đa phần không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải Thêm vào đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp lại nằm xen kẽ với khu dân cư hoặc gần khu vực đông dân cư ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng Bên cạnh đó, cũng phải nhìn nhận rằng ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường chưa cao Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều vi phạm các quy định pháp luật
về bảo vệ môi trường
Quốc Oai cách Thủ đô Hà Nội 30km về phía Tây, cách Hà Đông 18km và thị xã Sơn Tây 24km Hiện nay, trên địa bàn huyện đang triển khai nhiều dự án lớn như các khu đô thị, khu công nghiệp và khu du lịch sinh thái Vì vậy Quốc Oai có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên đi kèm với phát triển kinh tế cũng phát sinh nhiều vấn đề về xã hội và môi trường Vì vậy, tôi lựa
chọn đề tài: "Xử lý tình huống các hộ dân thôn Đồng Bụt, xã Ngọc Liệp, huyện
Quốc Oai có đơn kiến nghị Công ty X sản xuất gây ô nhiễm môi trường” để thực
hiện tiểu luận tốt nghiệp cho chương trình “Bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch chuyên viên”
Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế, tiểu luận không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót Rất mong được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô giáo và các học viên Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 21.2 Mục tiêu của đề tài
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường tại huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật, đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Đảm bảo môi trường sống trong sạch cho nhân dân, xử lý nghiêm minh những vi phạm trong bảo vệ môi trường, nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp
1.4 Phạm vi nghiên cứu: huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
1.5 Bố cục tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 phần:
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 3PHẦN II: NỘI DUNG 2.1 Mô tả tình huống
Tình huống xảy ra vào tháng 9 năm 2015 Các hộ dân cư trú tại thôn Đồng Bụt, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai có đơn gửi UBND huyện Quốc Oai, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quốc Oai tố cáo Công ty X trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân thôn Đồng Bụt, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai
Công ty X ở thôn Đồng Bụt, xã Ngọc Liệp, Huyện Quốc Oai đã gây ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường dẫn đến các hộ nhân dân kiến nghị nhiều lần tới cơ quan chức năng đề nghị xử lý Cụ thể như sau:
Công ty X bắt đầu hoạt động năm 2011 chuyên sửa chữa, gò hàn, lắp ráp quạt thông gió Công ty được xây dựng trên một diện tích là 500m2, có khoảng cách gần nhất từ Công ty đến hộ gia đình xung quanh là 5m
Về tổ chức sản xuất: Công ty làm việc theo cơ chế thị trường, hoạt động dưới hình thức dịch vụ phục vụ Nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất, lắp ráp quạt thông gió Nguyên liệu phục vụ cho việc lắp ráp gồm sắt, nhôm, que hàn, đất đèn, gỗ và một số thiết bị chính: Bình ôxy, bộ hàn hơi, máy phun sơn, bình đất đèn…
Khi Công ty đi vào hoạt động, Công ty đã được cơ quan chức năng là phòng Tài nguyên và môi trường hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của Luật bảo vệ môi trường Tháng 9 năm 2011, Công ty đã lập bản cam kết bảo vệ môi trường, trong bản cam kết đã xác định được các nguồn gây ô nhiễm chính do hoạt động của Công ty gây ra, bao gồm: Khí thải (Clo, CO, CO2, SO4, C2H2, mùi sơn…) bụi, tiếng ồn, chất thải rắn Bản cam kết cũng đã nêu một
số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm gồm: Thực hiện trồng cây xanh quanh khu vực sản xuất, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân, xây dựng hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh, xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững, bố trí các hoạt động gây tiếng ồn lệch pha, thường xuyên kiểm tra chặt chẽ các thiết bị và các van của bình khí, xây dựng nhà phun sơn…
Trang 4Căn cứ vào bản cam kết bảo vệ môi trường của Công ty, sau khi tổ chức thẩm định, UBND huyện đã ban hành Giấy xác nhận số 123/XN-UBND-TNMT ngày 12/9/2011 đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của Công ty, đồng thời yêu cầu Công ty X:
- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã nêu tại bản cam kết bảo vệ môi trường
- Thực hiện quan trắc môi trường mỗi năm 2 lần các chỉ tiêu môi trường: Bụi, tiếng ồn, khí thải, chất thải rắn, nước thải
- Thực hiện phương án phòng chống cháy nổ và bảo hộ lao động
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Công ty X đã không nghiêm túc chấp hành những yêu cầu trên, không thực hiện tốt các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường, do đó đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh
Tháng 8/2015, các hộ gia đình thuộc thôn Đồng Bụt, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai đã có đơn kiến nghị gửi Uỷ ban nhân dân xã Ngọc Liệp về việc Công
ty X sản xuất có mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư Do chưa được UBND xã trả lời và Công ty X tiếp tục hoạt động gây ô nhiễm môi trường nên ngày 22/9/2015, các hộ dân tiếp tục có đơn kiến nghị gửi UBND huyện Quốc Oai, phòng Tài nguyên và Môi trường
Nội dung đơn nêu:
- Công ty X trong hoạt động sản xuất làm phát tán mùi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân
- Hàng ngày các hộ phải ngửi mùi hôi thối của đất đèn, hơi sơn từ cơ sở gây lên
- Nước thải của cơ sở không được xử lý, chảy ra ruộng lúa, ao nuôi cá gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi
Trong đơn, các hộ đề nghị UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường có biện pháp xử lý đối với Công ty, yêu cầu Công ty thực hiện các giải pháp để chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của các hộ gia đình
Trang 5Ngày 11/10/2015 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quốc Oai đã
cử cán bộ phòng phối hợp với UBND xã xác minh nội dung đơn của các hộ dân thôn Đồng Bụt và tiến hành kiểm tra tại Công ty X Tại thời điểm kiểm tra, Công ty X đang tạm ngừng hoạt động nên chỉ kiểm tra được hồ sơ pháp lý và những thành phần tĩnh, UBND xã đã lập biên bản làm việc ghi nhận những việc
đã làm được và chưa làm được của Công ty:
- Công ty có đầy đủ các thủ tục giấy tờ quy định về sản xuất kinh doanh
và qui định của Luật Bảo vệ môi trường như:
+ Giấy phép kinh doanh
+ Cam kết và nộp đủ thuế theo quy định
+ Có Bản cam kết bảo vệ môi trường đã đường xác nhận dăng ký tại Giấy xác nhấn số 123/XN-UBND-TNMT ngày 12/9/2011 của UBND huyện Quốc Oai
+ Chưa có hệ thống xử lý nước thải; chưa có khu vực phun sơn riêng; Hệ thống khí thải đơn giản không đúng với thiết kế đã cam kết; chưa thực hiện quan trắc môi trường định kỳ như cam kết trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận
- Đề nghị Công ty thực hiện các yêu cầu sau:
+ Thực hiện đầy đủ những nội dung đã cam kết tại Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận và những yêu cầu bắt buộc ghi tại giấy xác nhận
số 123/XN-UBND-TNMT ngày 12/9/2011 của UBND huyện Quốc Oai
+ Khu vực sơn của Công ty phải được đặt trong phòng kín cách ly Lắp đặt hệ thống xử lý khí thải theo thiết kế đã cam kết
+ Công ty nghiêm túc thực hiện các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
- Việc Công ty hoạt động gây ô nhiễm đến khu vực dân cư xung quanh là
có Tuy nhiên do Công ty đang tạm ngừng hoạt động nên không có cơ sở để xác minh chính xác mức độ gây ô nhiễm môi trường UBND xã và đại diện các hộ dân đề nghị phòng Tài nguyên và môi trường, UBND huyện có biện pháp xử lý đối với Công ty, yêu cầu Công ty thực hiện các giải pháp để chấm dứt tình trạng
Trang 6gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến các hộ gia đình xung quanh Sau buổi làm việc phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm báo cáo UBND huyện
và tham mưu, xin ý kiến chỉ đạo biện pháp giải quyết
2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống
1 Mục tiêu chung
- Tình huống trong QLHCNN là những sự kiện thực tế khách quan diễn ra
có tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, buộc cơ quan hành chính nhà nước phải có biện pháp giải quyết thích hợp
- Yêu cầu chung của việc giải quyết tình huống trong QLHCNN là:
+ Chủ thể quản lý phải kịp thời phát hiện tình huống, nhanh chóng có phương án xử lý, giải quyết tình huống
Để kịp thời phát hiện tình huống, trước hết người quản lý phải dự báo tình huống Người quản lý nào cũng đều mong muốn và cố gắng để có thể dự báo được nhiều tình huống có thể xảy ra để chủ động phương án xử lý, giải quyết thích hợp Tuy nhiên, dự báo chỉ mới là cơ sở nhận thức, là điều kiện để chủ động đối phó với tình huống Cùng với việc dự báo, người quản lý phải kiểm soát được tình hình thực tế khách quan trong phạm vi quản lý để khi tình huống xảy ra có thể phát hiện kịp thời Đối với những tình huống không dự báo trước được thì phải trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ tình hình thực tế khách quan để có thể kịp thời phát hiện và xử lý tình huống
Nếu kịp thời phát hiện tình huống sẽ giúp cho chủ thể quản lý chủ động
xử lý, giải quyết tình huống kịp thời ngăn chặn những tác động xấu đến quá trình vận động, phát triển bình thường của xã hội, bảo đảm trật tự pháp luật, bảo
vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân công dân
+ Việc giải quyết tình huống phải đúng theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự phát triển bình thường của xã hội
2 Mục tiêu xử lý tình huống
Trang 7Hoạt động quản lý và QLHCNN là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo Chủ thể quản lý phải luôn luôn dự tính những công việc của tương lai phù hợp với sự vận động, phát triển của thực tế khách quan
Lập các phương án giải quyết tình huống là đưa ra được tất cả các
phương án giải quyết tình huống có tính khả thi để làm cơ sở cho việc chọn đúng phương án giải quyết tình huống tối ưu nhất Các yêu cầu cơ bản của việc lập phương án giải quyết tình huống là:
- Xác định rõ tình huống thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật nào để sử dụng văn bản pháp luật đó làm căn cứ giải quyết tình huống
- Xem xét thấu đáo chức năng, thẩm quyền của cơ quan, của cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan để thực hiện đúng phạm vi thẩm quyền giải quyết tình huống
- Phải lập được đầy đủ các phương án khả thi để làm cơ sở cho việc chọn đúng phương án giải quyết tình huống
Căn cứ vào những phân tích ở trên, chúng ta thấy Công ty X có vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Hành vi vi phạm có quy định rõ ràng trong khung luật Vi phạm xảy ra trong thời gian dài Quá trình vi phạm gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân xung quanh dẫn đến việc phát sinh đơn kiến nghị gửi đến cơ quan quản lý nhà nước Vì vậy trong trường hợp này phải xử lý nghiêm Công ty X Về quan điểm, việc xử lý Công ty X chưa có dấu hiệu tội phạm, việc xử lý sẽ tiến hành theo trình tự xử lý vi phạm hành chính Hình thức xử lý là phạt tiền; Hình thức xử phạt bổ sung, và Biện pháp
khắc phục hậu quả nếu trong quá trình xác minh thấy cần thiết
2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.3.1 Phân tích tình huống
- Khoản 2 Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về công bố, công cấp thông tin môi trường quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
Trang 8- Điều 146 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư quy định:
+ Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu thập, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp
+ Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với cơ sở
+ Đại diện cộng đồng dân cư có quyền tham gia đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật
+ Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện các yêu cầu của đại diện cộng đồng dân cư
- Trong trường hợp này, ngay từ tháng 8/2015 người dân sống xung quanh Công ty X, là những người đang chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường do hoạt động của Công ty gây ra đã có đơn kiến nghị gửi cho UBND xã Ngọc Liệp
cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường Do đó, căn cứ quy định nói trên, UBND xã Ngọc Liệp cần khẩn trương nắm tình hình và tổ chức đối thoại để cung cấp kết quả kiểm tra, xử lý đối với Công ty X càng sớm càng tốt
- Việc tổ chức đối thoại tiến hành như sau:
+ Chuẩn bị cho buổi đối thoại
* UBND xã có trách nhiệm gửi giấy mời, thông báo rõ về mục đích tổ chức đối thoại và ấn định ngày tổ chức đối thoại cho Công ty X; đồng thời mời đại diện nhân dân sống trong khu vực ô nhiễm; yêu cầu nhân dân có văn bản nêu
rõ các vấn đề cần yêu cầu phía Công ty X phải giải thích hoặc đối thoại;
* Cùng với giấy mời triệu tập đến đối thoại, UBND xã gửi cho Công ty X (bên được yêu cầu đối thoại) văn bản về các vấn đề cần giải thích hoặc đối thoại;
Trang 9* UBND xã có thể mời thêm Phòng Tài nguyên - Môi trường là cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên dự họp, nắm tình hình để báo cáo với lãnh đạo UBND huyện;
* Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên nhận yêu cầu phải chuẩn bị các nội dung trả lời, giải thích, đối thoại; trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường yêu cầu tổ chức đối thoại thì các bên có liên quan thực hiện theo quy định của cơ quan đã yêu cầu
+ Tổ chức buổi đối thoại trực tiếp
Buổi đối thoại trực tiếp được tiến hành khi có sự tham gia đầy đủ của đại diện nhân dân và đại diện có thẩm quyền của Công ty X UBND xã Ngọc Liệp
là cơ quan chủ trì tổ chức đối thoại Kết quả đối thoại phải được ghi chính xác, trung thực thành biên bản ghi nhận các ý kiến, thỏa thuận, làm căn cứ để các bên
có trách nhiệm liên quan thực hiện hoặc để xem xét xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường
Tuy nhiên UBND xã Ngọc Liệp vẫn không thực hiện được những công việc theo quy định trên nên công dân tiếp tục gửi đơn lên phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện
- Về trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh trong quản lý khí thải:
Theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường Theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì một trong những biện pháp mà cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện để bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất của mình là thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động Việc Công ty X để khói bụi và khí thải của hoạt động công nghiệp xả vào không khí, xả nước thải gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Luật Bảo vệ
Trang 10môi trường 2014 Tuy nhiên, để xác định mức độ vi phạm của Công ty để từ đó
có biện pháp giải quyết triệt để, vừa đảm bảo môi trường sống cho nhân dân,
vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, cần xác định mức độ vi phạm tiêu chuẩn môi trường trong khí thải của
Công ty
Trách nhiệm của UBND xã trong việc giải quyết vụ việc: Trong vụ việc
này, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty X có biểu hiện gây ô nhiễm môi
trường Hành vi vi phạm quy định về xả khí thải, khói bụi sẽ bị xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP
có hiệu lực từ ngày 30/12/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường Tuy nhiên, để có cơ sở áp dụng biện pháp xử phạt
và yêu cầu doanh nghiệp có biện pháp khắc phục sự cố môi trường phù hợp thì
cần xác định được lưu lượng khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép Đây là vấn đề
vượt quá năng lực chuyên môn của UBND cấp xã Do đó, trong trường hợp này,
UBND xã cần báo cáo UBND cấp huyện để tổ chức việc điều tra, xác định ô
nhiễm môi trường, làm căn cứ để xác định thẩm quyền xử lý cũng như các biện
pháp cần áp dụng để khắc phục ô nhiễm môi trường
- Ở đây chúng ta cần lưu ý là đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh,
để được cấp phép đầu tư, triển khai hoạt động sản xuất thì hồ sơ của doanh
nghiệp phải có Báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi
trường, kế hoạch bảo vệ môi trường… Do đó, để xác định xem doanh nghiệp có
vi phạm quy định về bảo vệ môi trường hay không, hoặc nếu có vi phạm thì ở
mức độ nào, cần có sự điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm và mức
độ ô nhiễm của cơ quan quản lý chuyên ngành về môi trường Nội dung điều tra
về ô nhiễm môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Bảo vệ môi
trường 2014 gồm:
+ Phạm vi, giới hạn khu vực môi trường bị ô nhiễm;
+ Mức độ ô nhiễm;
+ Nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan;
+ Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
Trang 11+ Các thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu bên gây ô
nhiễm, suy thoái phải bồi thường
- Căn cứ những phân tích tình huống ở trên và căn cứ Điều 1 Nghị định
số 179/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường, chúng ta nhận thấy Công ty X có vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường Xét theo Nghị định số 179/2013/NĐ-CP thì Công ty X có thể bị xử
lý vi phạm hành chính do các hành vi và hình thức xử lý như sau:
+ Vi phạm Điểm b, Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP
* Hành vi: Thực hiện không đầy đủ nội dung trong bản cam kết bảo vệ
môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận
* Hình thức xử lý: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
+ Vi phạm Điểm c, Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP
* Hành vi: xây lắp không đúng, không vận hành thường xuyên hoặc vận
hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường đã cam kết trong
bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định
* Hình thức xử lý: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng
+ Ngoài ra khi kiểm tra chặt chẽ về phạm vi, giới hạn khu vực môi trường
bị ô nhiễm; Mức độ ô nhiễm chúng ta còn có thể áp dụng các hình thức xử lý
theo quy định: Vi phạm các quy định về xả nước thải; Điều 13, Điều 14 Vi
phạm về thải khí, bụi; Điều 15, Điều 16 Vi phạm các quy định về tiếng ồn Để
xác định được phạm vi, giới hạn khu vực môi trường bị ô nhiễm; Mức độ ô
nhiễm thì phải thực hiện lấy mẫu và phân tích môi trường Tất cả các hành vi vi
phạm đều có các hình thức xử lý là phạt tiền, Hình thức xử phạt bổ sung, và
Biện pháp khắc phục hậu quả
2.3.2 Nguyên nhân:
a Nguyên nhân khách quan:
- Các Văn bản chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường còn chồng chéo dẫn
đến công tác quản lý môi trường gặp nhiều khó khăn