LỜI MỞ ĐẦU Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã, đang và sẽ tiếp tục có những tác động, ảnh hưởng xấu đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước. Bên cạnh những thành tựu mà nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đem lại là đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững;... thì những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến lối sống, phẩm chất đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức nhà nước, đặc biệt là cán bộ, công chức đang công tác trong lĩnh vực “nhạy cảm” như tài chínhngân hàng; thuế; y tế; giáo dục;... đã tạo ra nguy cơ, thách thức không nhỏ đối với sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tếxã hội. Thực trạng về một số cán bộ, công chức thuộc lĩnh vực tài chínhngân hàng trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước ở địa phương thoái hoá, biến chất; có lối sống thực dụng, ích kỷ, cá nhân; hoài nghi, giao động;... cho thấy những biểu hiện về sự lãng phí; tham nhũng; sách nhiễu; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi;... nhằm thoả mãn những vật chất trước mắt, gây mất lòng tin của nhân dân vào cơ quan quản lý nhà nước đang diễn ra hết sức phức tạp ở nhiều nơi, nhiều cấp. Trong khi đó, sự chênh lệch về chính sách đãi ngộ, chế độ trợ cấp, điều kiện sinh hoạt và công tác giữa khu vực công và tư đã làm ảnh hưởng đến tư tưởng cống hiến, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, công chức ở ngành tài chínhngân hàng. Do đó, nhiều cán bộ, công chức xin thôi việc để làm cho các công ty tài chính tư nhân, thậm chí cá biệt có trường hợp cố tình vi phạm để ra khỏi khu vực nhà nước hay làm việc theo kiểu “chân trong, chân ngoài” là vấn đề cần phải có lời giải thoả đáng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ nói chung, hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chínhngân hàng nói riêng. Từ những thực trạng trên, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, công chức, nhất là thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tình hình mới1 nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức “vừa có đức, vừa có tài”, tiểu luận xác định vấn đề “Một số vấn đề về công tác cán bộ và xử lý kỷ luật cán bộ, công chức ở Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh LĐ” làm nội dung cơ bản để nghiên cứu và viết bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước cuối khoá.
Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã, đang và sẽ tiếp tục có những tác động, ảnh hưởng xấu đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước Bên cạnh những thành tựu mà nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa đem lại là đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; thì những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến lối sống, phẩm chất đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức nhà nước, đặc biệt là cán bộ, công chức đang công tác trong lĩnh vực “nhạy cảm” như tài chính-ngân hàng; thuế; y tế; giáo dục; đã tạo ra nguy
cơ, thách thức không nhỏ đối với sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh
tế-xã hội
Thực trạng về một số cán bộ, công chức thuộc lĩnh vực tài chính-ngân hàng trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước ở địa phương thoái hoá, biến chất; có lối sống thực dụng, ích kỷ, cá nhân; hoài nghi, giao động; cho thấy những biểu hiện về
sự lãng phí; tham nhũng; sách nhiễu; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi; nhằm thoả mãn những vật chất trước mắt, gây mất lòng tin của nhân dân vào cơ quan quản
lý nhà nước đang diễn ra hết sức phức tạp ở nhiều nơi, nhiều cấp Trong khi đó, sự chênh lệch về chính sách đãi ngộ, chế độ trợ cấp, điều kiện sinh hoạt và công tác giữa khu vực công và tư đã làm ảnh hưởng đến tư tưởng cống hiến, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, công chức ở ngành tài chính-ngân hàng Do đó, nhiều cán bộ, công chức xin thôi việc để làm cho các công ty tài chính tư nhân, thậm chí cá biệt có trường hợp cố tình vi phạm để ra khỏi khu vực nhà nước hay làm việc theo kiểu
“chân trong, chân ngoài” là vấn đề cần phải có lời giải thoả đáng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ nói chung, hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng nói riêng
Từ những thực trạng trên, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, công chức, nhất là thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Trang 2Chí Minh trong tình hình mới[1] nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức “vừa
có đức, vừa có tài”, tiểu luận xác định vấn đề “Một số vấn đề về công tác cán bộ và
xử lý kỷ luật cán bộ, công chức ở Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh LĐ” làm nội
dung cơ bản để nghiên cứu và viết bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước cuối khoá
I GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG
Trong lúc điều kiện kinh tế-xã hội của một số tỉnh miền núi phát triển với tốc
độ tăng trưởng khá, các công ty tài chính tư nhân được thành lập với nhiều loại hình
và quy mô khác nhau đã mở ra cơ hội việc làm cho nhiều lao động ngành tài chính-ngân hàng với mức thu nhập cao và chính sách ưu đãi “hậu hĩnh” Trong lúc đó, ở Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh LĐ xảy ra một tình huống về một cán bộ có chức danh (Phó phòng Tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh LĐ) đã gây khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ của ngân hàng chính sách xã hội; khó xử cho người có thẩm quyền và chính quyền quyền địa phương Có thế thấy diễn biến của tình huống đặt ra đối với Hội đồng xem xét kỷ luật và UBND tỉnh LĐ phải giải quyết như sau: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 của Thủ tướng Chính phủ[2]; Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh LĐ, tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí về giống và vật tư cho các hộ gia đình nghèo trên địa bàn tỉnh LĐ nhằm bảo đảm cho các hộ gia đình trong dự án khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất các ngành nghề theo quy định Trong những chính sách mà Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh LĐ đã thực hiện đạt kết quả tốt, đảm bảo đúng mục đích đặt ra thì lại phát hiện một trường hợp làm trái quy định của ngành
Ngày 25/9/2009 trong đợt đi thẩm định dự án hỗ trợ mô hình áp dụng tiến bộ
kỹ thuật vào phát triển vùng sinh thái ở xã CT, huyện BT, cán bộ Nguyễn Thị T đã phát hiện một số hộ gia đình không thuộc diện được hưởng hỗ trợ nhưng vẫn được Phó phòng Tín dụng Lê Thu G thẩm định và cho hưởng hỗ trợ là hộ nghèo với mức
hỗ trợ là 2.500.000 đồng/hộ Tổng số là 15 hộ gia đình và số tiền thất thoát là 37.500.000 đồng Để đảm bảo chắc chắn, cán bộ Phan Thị T đã tiến hành đi xác minh
Trang 3cụ thể đối với 15 hộ trên và khẳng định chắc chắn rằng số hộ này không thuộc diện
hộ nghèo, hộ vùng sâu, vùng xa theo quy định Ngày 15/10/2009, Cán bộ Phan Thị T
đã báo cáo Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh LĐ về những vi phạm của phó Phòng tín dụng G, Sau khi xem xét, ngày 15/2/2010, Giám đốc đã tổ chức cuộc họp kiểm điểm về tình trạng vi phạm của cán bộ G, nhưng cán bộ G không đến cơ quan theo giấy triệu tập,… Ngày 20/1/2010, cán bộ G đến cơ quan và nộp đơn xin thôi việc, nhưng không được Giám đốc Ngân hàng chấp nhận Khi thấy không được thôi việc, cán bộ G không đến làm việc tại cơ quan nữa Do số lượng cán bộ biên chế
ít, những cán bộ có trình độ như G không nhiều nên, Giám đốc đã nhiều lần yêu cầu cán bộ G đi làm nhưng cán bộ G viện dẫn lý do mệt do có thai 16 tuần tuổi để không đến cơ quan
Xung quanh vấn đề này, một số ý kiến cho rằng cần phải xử lý nghiêm khắc cán bộ G về những hành vi do bà gây ra, nhưng cũng có quan điểm cho rằng nên kết hợp vừa đảm bảo giúp cán bộ G nhận ra lỗi lầm, khắc phục hậu quả vừa giữ cán bộ G lại cơ quan nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ, nhất là cán bộ có năng lực, trình độ như bà G,…
Như vậy, vấn đề đặt ra ở tình huống trên là phải tiến hành xác định mức độ vi phạm và mức độ thiệt hại do hành vi của cán bộ G và đối chiếu với các quy định hiện hành của pháp luật từ đó xác định xử lý trách nhiệm kỷ luật và bồi thường vật chất vừa nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, vừa đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ G Mặt khác, lãnh đạo Ngân hàng tỉnh LĐ có kế hoạch, chủ động xây dựng phương hướng phục tình trạng thiếu hụt nhân sự khi cán bộ G kiên quyết không đến cơ quan Đây chính là những vấn đề mà tình huống đặt ra cần phải làm sáng tỏ
II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Quan điểm phân tích tình huống
Tình huống trên có thể đánh giá trên cơ sở khoa học pháp lý như: các loại trách nhiệm pháp lý mà cán bộ G phải gánh chịu theo quy định của pháp luật hiện hành
Trang 4Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý nhà nước tiểu luận chỉ đánh giá hành vi vi phạm, mức
độ gây thiệt hại của cán bộ G và tình hình biên chế cán bộ ở Ngân hàng tỉnh LĐ để đưa ra hình thức xử lý cụ thể
2.2 Căn cứ phân tích tình huống
Để phân tích và làm sáng tỏ hành vi vi phạm và mức độ gây ra thiệt hại cho Ngân hàng tỉnh LĐ của cán bộ G, tiểu luận căn cứ vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện có, như: Các văn bản do Quốc hội bao gồm: Luật kế toán được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003; Luật cán bộ, công chức năm được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 và các văn bản do cơ quan hành pháp ban hành: Nghị định số 128/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/5/2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước (Điều 2 của Nghị định này, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm nhiều cơ quan, tổ chức; Nghị định số 35/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/3/2005 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức; Nghị định số 54/2005/NĐ-CP, của Chính phủ, ngày 19/4/2005 về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức; Nghị định
số 118/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 10/10/2006 về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức; là những quy định làm cơ sở pháp lý quan trọng
để đánh giá đầy đủ những yêu cầu mà tình huống đã đặt ra
2.3 Mục tiêu phân tích tình huống
Việc phân tích tình huống trên cơ sở hệ thống các quy định của pháp luật
hiện hành là nhằm:
Thứ nhất, đánh giá một cách khách quan, toàn diện và cụ thể về trường hợp của cán bộ G Đồng thời, nêu lên điều kiện tình hình thiếu hụt cán bộ ở Ngân hàng tỉnh LĐ từ đó góp phần có những nhận định, định hướng và kết luận đúng đắn Thứ hai, làm sáng tỏ về tính chất, mức độ vi phạm của cán bộ G và những thiệt hại do hành vi của G gây ra nhằm đảm bảo cho việc xử lý đúng đắn, khách quan và nghiêm minh theo quy định của pháp luật Đồng thời, một mặt xác định
Trang 5trách nhiệm, thẩm quyền của Lãnh đạo, chỉ huy Ngân hàng tỉnh LĐ, cũng như các
cơ quan có liên quan trong việc tiến hành các thủ tục cần thiết để xử lý kỷ luật và thu hồi tài sản đã thất thoát Mặt khác, xây dựng biện pháp giải quyết tình trạng thiếu hụt cán bộ ở Ngân hàng tỉnh LĐ hiện nay
2.4 Phân tích nguyên nhân xảy ra tình huống
Có thể thấy, tình huống trên nảy sinh không phải là trường hợp cá biệt trong
điều kiện nền công vụ ở nước ta hiện nay Do vậy, nguyên nhân làm nảy sinh tình trạng mà tình huống nêu lên xuất phát từ:
Thứ nhất, những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng, tác động đến hành vi
của cán bộ G mà tình huống đã nêu.
Một là, xuất phát từ điều kiện của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Điều kiện của nền kinh tế thị trường mở ra cơ hội sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các thành phần kinh tế Theo đó, làm xuất hiện cung về nguồn lao động nhất là nguồn lao động có chất lượng cao (lao động tri thức) trong khi nguồn lực này lại có hạn, đặc biệt ở là tỉnh miền núi LĐ Điều này phản ánh đúng tình trạng cán bộ G, rất thảm nhiên sau khi vi phạm kỷ luật đã không chấp hành mệnh lệnh (giấy triệu tập) của Giám đốc về buổi họp kiểm điểm vi phạm và không đến cơ quan để làm việc Phải chăng, sự mất cân đối giữa cung và cầu đã tạo ra những “vị thế mới” cho các chủ thể tham gia vào mối quan hệ này ? Nếu, nguồn nhân lực đủ để ứng hay thừa cho cả khu vực công và tư, nhất là trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng thì chắc chắc cán bộ G sẽ không có những biểu hiện “không chấp hành” như tình huống nêu
Hai là, nền công vụ hành chính công truyền thống theo mô hình chức nghiệp hiện nay không phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường Tính mệnh lệnh thứ bậc chặt chẽ đã tạo ra những quy định, nội quy trói buộc cán bộ, công chức làm việc Mặt khác, mô hình công vụ chức nghiệp chưa phải là môi trường lý tưởng để cán bộ, công chức thăng tiến, phát huy tính chủ động, sáng tạo hay thể hiện hết khả năng của mình Tình huống trên chỉ ra những bất cập về sự đánh đồng giữa cán bộ có chức danh và không có chức danh; có trình độ và không có trình độ đều hưởng thụ những
Trang 6điều kiện, chính sách như nhau-tức theo ngạch, bậc do nhà nước quy định Do vậy, nguyên nhân này dẫn đến việc cán bộ G không có ý thức, trách nhiệm trong công việc, luôn có tư tưởng vi phạm để ra khỏi cơ quan làm việc cho khu vực tư nhân-một
số công ty tài chính-ngân hàng
Ba là, thể chế pháp luật hiện hành còn có những mâu thuẫn và hạn chế Việc hạn chế trước hết có thể thấy là những quy định trong sự kiểm tra, kiểm soát các công việc của các bộ phận, các cán bộ, công chức trong hệ thống ngân hàng nói chung và ở Ngân hàng tỉnh LĐ nói riêng Điều này phản ảnh, cán bộ G lợi dụng các “sở hở” này
để phù phép 15 hộ gia đình không thuộc diện được hưởng chính sách phát triển kinh
tế thành hộ gia đình thuộc diện được hưởng chính sách Mặt khác, việc làm của cán
bộ G đã xảy ra mà không hề bị phát hiện, trong khi quy trình phê duyệt, quyết toán rất chặt chẽ, chỉ khi cán bộ T đi thâm nhập thực tế về chương trình khác thì tình cờ mới phát hiện ra Điều này, phản ánh những quy định hiện hành về kiểm soát, đối chiếu; kiểm tra, thẩm định về tính đúng đắn; hợp pháp và hợp lý trong xem xét và giải quyết hồ sơ vay vốn, hỗ trợ vốn còn nhiều vướng mắc
Thứ hai, những nguyên nhân chủ quan làm nảy sinh hiện tượng như tình huống
nêu.
Một là, ý thức trách nhiệm và tư tưởng lập trường của cán bộ G còn yếu và không được rèn luyện thường xuyên dẫn đến những vi phạm về đạo đức người cán
bộ Nếu, một cán bộ có tư tưởng lập trường vững vàng thì những cám dỗ “vật chất” khó có thể tác động làm ảnh hưởng đến lý tưởng cống hiến Tuy nhiên, sự chuyển đổi của nền kinh tế đã chứng minh lý tưởng, ý thức trách nhiệm của cán bộ G đối với công việc được giao tại Ngân hàng tỉnh LĐ Phẩm chất của cán bộ G được thể hiện thông qua hàng loạt các hành vi mà cán bộ G đã thể hiện như: cố ý lập hồ sơ khống cho 15 hộ gia đình; dùng mọi cách để hợp thức hóa các thủ tục về các hộ gia đình trên nhằm hưởng chính sách; không chấp hành mệnh lệnh của Giám đốc Ngân hàng tỉnh LĐ;…
Hai là, năng lực kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu của các cán bộ có liên quan đến quy trình thẩm định, xét duyệt và quyết toán còn nhiều hạn chế Sự việc khuất tất của
Trang 7cán bộ G, có thể được cán bộ có liên quan phát hiện ngay trong quy trình tiến hành các thủ tục nếu như cán bộ đó có năng lực Nhưng, vì năng lực yếu nên dễ dàng bị một cán bộ có chức danh, có năng lực “qua mặt” mà không hề có sự hoài nghi hoặc băn khoăn,… Mặc dù tình huống không nêu cụ thể nhưng việc cán bộ G dễ dàng thực hiện thành công 15 bộ hồ sơ về hộ nghèo không đúng quy định cho thấy những hạn chế căn bản về năng lực và trách nhiệm của các cán bộ tham gia trong quy trình xét duyệt này
Ba là, ý thức người dân, nhất là các hộ gia đình được hưởng chính sách khuyến nông-lâm-ngư nghiệp không đúng quy định Sự việc trên, phản ánh khả năng 15 hộ gia đình trực tiếp hoặc gián tiếp tạo điều kiện cho cán bộ G thực hiện hành vi của mình Vì, hồ sơ về hộ gia đình bao gồm nhiều giấy tờ pháp lý có liên quan chi tiết đến hộ từng hộ gia đình: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử hữu nhà ở;… Có thể cán bộ G đã lấy những chi tiết này trong những trường hợp các hộ gia đình này đã đến ngân hàng để vay vốn hoặc cũng có thể do các hộ chủ động thực hiện cùng cán
bộ G Do cán bộ G không đến tường trình, kiểm điểm sự việc theo giấy triệu tập của Giám đốc Ngân hàng tỉnh LĐ nên vấn đề này còn chưa được làm sáng tỏ
2.5 Đánh giá tình huống đã và đang xảy ra
Từ những phân tích trên, cho chúng ta thấy:
Sự việc vi phạm của cán bộ G đã rõ ràng về hành vi, mức độ thiệt hại cho Ngân hàng LĐ và ngân sách nhà nước (ngân sách thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo) Đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngoài việc phải
bị xử lý trách nhiệm pháp lý hình sự (nếu đủ mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự) thì cán bộ G phải chịu trách nhiệm kỷ luật theo quy định tại Điều 8 Nghị định
số 35/2005/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 17/3/2005: “Cán bộ, công chức vi phạm
các quy định của pháp luật thì phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: (1).Khiển trách; (2) cảnh cáo; (3) hạ bậc lương; (4).Hạ ngạch; (5) Cách chức; (6) Buộc thôi việc” Xét những biểu hiện mà tình huống nêu, sau khi G bị phát
hiện về những hành vi vi phạm pháp luật thì đã có thái độ như bỏ công tác; không chấp hành lệnh triệu tập của Giám đốc Ngân hàng tỉnh LĐ; do đó cần áp dụng
Trang 8mức xử lý nghiêm khắc nhất theo quy định trên Mặt khác, cần xử lý trách nhiệm vật chất đối cán bộ G nhằm khắc phục lại số tiền do cán bộ G đã biển thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 3, Nghị định số 118/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày
10/10/2006 về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức: “ (2) cán bộ,
công chức vi phạm kỷ luật để xảy ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn
vị, ngoài việc xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật, còn phải bị xử lý trách nhiệm vật chất theo quy định tại Nghị định này”.
Đối với việc cán bộ G xin nghỉ việc nhưng không được lãnh đạo Ngân hàng tỉnh LĐ đồng ý mà vẫn tự ý nghỉ, có thể áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 59,
Luật cán bộ, công chức: “… trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có
thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc mà phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật” Để tính toán
phần bồi thường chi phí đào tạo của cán bộ G, đối chiếu với điểm b khoản 2 Điều
13 Nghị định số 54/2005/NĐ-CP: “…căn cứ vào thời gian yêu cầu phục vụ và thời
gian công chức, viên chức làm việc tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành khóa đào tạo và tổng chi phí của khóa đào tạo để tính mức bồi thường như sau:… ” Tuy
nhiên, để cho thôi việc và áp dụng mức bồi thường chi phí đào tạo theo quy định trên chỉ được tiến hành khi đã xử lý vi phạm kỷ luật cán bộ G và hết thời hạn theo
quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 54/2005/NĐ-CP “ Trường hợp cán
bộ, công chức chưa được giải quyết chế độ thôi việc:… (c) có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Bên cạnh đó, cũng cần căn cứ đến tình tiết mà cán bộ G cho rằng mình đang
có thai 4 tháng để xem xét thời gian, trình tự tiến hành xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất
Tuy nhiên, những vi phạm này vẫn chưa được xử lý bằng một hình thức cụ thể của pháp luật Sự việc này cần phải Giám đốc Ngân hàng tỉnh LĐ tiến hành trong thời gian ngắn nhất nhằm xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm của cán bộ G theo đúng trình tự, thẩm quyền mà pháp luật quy định Theo quy định tại khoản 2 Điều 80, Luật cán bộ, công chức, thời gian xử lý kỷ luật không quá 2 tháng được tính từ khi Giám
Trang 9đốc Ngân hàng tỉnh LĐ phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật hoặc có thể kéo dài nhưng không quá 4 tháng
Sự thiếu hụt nhân sự dẫn đến những ý kiến, quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề xử lý cán bộ G theo hướng nương nhẹ hoặc xử lý nghiêm minh,…? Song, để giải quyết vấn đề này Giám đốc Ngân hàng cần có sự cân nhắc một cách thấu tình, đạt lý
III XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Như vậy, tình huống trên có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau, tùy thuộc
vào từng góc độ nhìn nhận và đánh giá nhất định Về cơ bản, tiểu luận nêu lên một số phương án giải quyết như sau:
* Phương án 1: Không tiến hành xử lý kỷ luật và chủ động tạo điều kiện
để cán bộ G nhận lỗi và khắc phục hậu quả
- Mục tiêu của tình huống: Nhằm cảm hóa, giáo dục cán bộ G; khắc phục những thiệt hại vật chất đã gây ra và bảo đảm được nhân sự thiếu hụt - Nội dung chính để thực hiện:
+ Thuyết phục cán bộ G làm tường trình nhận lỗi và cam kết bồi thường những thiệt hại vật chất do mình gây ra
+ Tiến hành đến thương thuyết, giáo dục và động viên cán bộ G đến cơ quan công tác
- Nguồn lực thực hiện phương án:
+ Các chi phí bồi dưỡng cho các cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể đến động viên, thuyết phục
+ Cơ quan thực hiện: Lãnh đạo Ngân hàng tỉnh LĐ chủ trì, tổ chức và phối hợp các tổ chức, đoàn thể, cán bộ phòng tín dụng
+ Thời gian thực hiện: 01 tháng
* Phương án 2: Không tiến hành xử lý kỷ luật cho đến khi cán bộ G hết thời gian nghỉ có thai theo quy định
Trang 10- Mục tiêu của phương án: Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ G có thời gian suy
nghĩ lại những việc làm của mình Đồng thời, có điều kiện để cơ quan có thẩm quyền
có thời gian xem xét và đưa ra quyết định xử lý hợp lý
- Nội dung chính của phương án:
+ Xác minh vấn đề thai sản của cán bộ G
+ Tạm hoãn xem xét xử lý kỷ luật cán bộ G
- Nguồn lực thực hiện phương án:
+ Kinh phí chi phí cho công tác làm thủ tục để xét nghiệm thai sản của cán bộ G
+ Cơ quan thực hiện: Lãnh đạo Ngân hàng tỉnh LĐ chủ trì, chỉ đạo cho cán bộ (cán bộ nữ) phòng tín dụng hoặc cán bộ các tổ chức, đoàn thể tiến hành
+ Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc
* Phương án 3: Tiến hành xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất đối với cán
bộ G nghiêm minh theo quy định của pháp luật hiện hành
- Mục tiêu của phương án: Nhằm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật
và giáo dục, răn đe các cán bộ, công chức khác ở Ngân hàng tỉnh LĐ
- Nội dung chính thực hiện phương án:
+ Tiến hành các thủ tục cần thiết để xử lý kỷ luật
+ Tiến hành các thủ tục cần thiết để xác định trách nhiệm vật chất
- Nguồn lực thực hiện phương án:
+ Các chi phí cần thiết cho quá trình họp, tổ chức hội đồng,…
+ Cơ quan tiến hành: Lãnh đạo ngân hàng tỉnh LĐ, các tổ chức chính trị-xã hội; các cán bộ, công chức Ngân hàng tỉnh; Sở Tài chính và UBND tỉnh LĐ
+ Thời gian tiến hành: từ 2 đến 4 tháng theo quy định của pháp luật
IV LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG