Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân và phần đạo đức...10 3.Một số ví dụ cụ thể...13 Sau khi áp dụng sáng kiến tại trường từ đầu năm học 20
Trang 1MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm 2
2 Mục đích của sáng kiến 3
3 Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến 3
4 Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến 3
Phần 2 NỘI DUNG 4
I Cơ sở lý luận 4
1 Đạo đức 4
2 Vai trò của giáo dục đạo đức trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách 5
3 Vị trí, vai trò của môn Giáo dục công dân trong nhà trường trung học phổ thông 5
II Thực trạng của vấn đề 8
III Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 9
1 Nội dung giáo dục đạo đức qua giảng dạy môn Giáo dục công dân ở các tr-ường trung học phổ thông 9
2 Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân và phần đạo đức 10
3.Một số ví dụ cụ thể 13
Sau khi áp dụng sáng kiến tại trường từ đầu năm học 2014-2015, so với năm học trước tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và khá tăng, học sinh bị xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu giảm đáng kể, vấn đề HS của trường THPT Hồng Quang bị đưa ra hội đồng kỷ luật đã giảm một cách rõ rệt, không còn tình trạng tổ chức thành nhóm đánh nhau ngoài cổng trường như những năm trước đây, mặc dù tình trạng xích mích dẫn tới mâu thuẫn là không thể tránh khỏi nhưng tính chất và mức độ đã có nhiều chuyển biến giảm rõ rệt Đó được xem là kết quả mà tập thể sư phạm nhà trường nói chung và công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong bộ môn GDCD nói riêng trong quá trình định hướng, hình thành, phát triển nhân cách của học sinh 23
Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
1.Kết luận 24
2 Kiến nghị 25
Trang 2Phần 1 MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục công dân là bộ môn thuộc khoa học xã hội đang được giảng dạytrong trường trung học phổ thông Môn học này trang bị cho học sinh trung họcphổ thông những kiến thức phổ thông cơ bản, thiết thực về triết học, chủ nghĩa
tư bản, chủ nghĩa xã hội, về thời đại ngày nay, về đạo đức, đường lối, chínhsách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Qua đó, bướcđầu hình thành và bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinhquan cộng sản, phương pháp tư duy biện chứng trong việc phân tích, đánh giáhiện thực khách quan, đặc biệt góp phần hình thành con người mới xã hội chủnghĩa, bao gồm phẩm chất và năng lực - hai nhân tố cơ bản tạo nên nhân cách Nhân cách bao gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xãhội trong một con người Nhìn chung nhân cách thể hiện ở hai mặt tài năng vàđạo đức, trong đó đạo đức là gốc, là nền tảng trong việc hoàn thiện nhân cách
cá nhân
Chính vì vậy, để đào tạo con người toàn diện về đức, trí, thể, mĩ thì giáodục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học trong nhà trường trung họcphổ thông nói chung và môn Giáo dục công dân nói riêng cần đặc biệt quantâm, chú ý
Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông qua giảng dạymôn Giáo dục công dân trong thời gian vừa qua đã được các cấp, các ngànhquan tâm và đạt được nhiều thành tựu Nhưng nhìn chung đội ngũ giáo viên,nhất là giáo viên Giáo dục công dân chưa có điều kiện đảm bảo cho việc giáodục đạo đức cho học sinh qua môn học của mình
Bên cạnh đó, một thực tế đáng buồn hiện nay là “học sinh sa sút về đạo đức ngày càng có chiều hướng gia tăng trong nhà trường phổ thông” (Diễn đàn
nhân dân cuối tuần - Đỗ Tấn Ngọc) là vấn đề báo động đối với những ngườiquản lý giáo dục và làm công tác giảng dạy
Do đó, việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy Giáo dục côngdân đang là nhiệm vụ mang tính cấp bách
Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn sáng kiến: “Giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy môn Giáo dục công dân ”.
Trang 33 Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến
Phạm vi
Nghiên cứu việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy môn Giáo dụccông dân ở trường trung học phổ thông Hồng Quang
Đối tượng áp dụng của sáng kiến
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giảng dạy môn Giáo dục côngdân ở trường trung học phổ thông Hồng Quang theo chương trình lớp 10, 11, 12
4 Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến
Nghiên cứu và thực nghiệm từ năm học 2014-2015
Trang 4là đạo đức học.
Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đạixuất hiện sớm, được biểu hiện trong quan niệm về đạo đức của họ Đạo là conđường, đường đi, đời sống của con người trong xã hội Đức nói đến nhân đức,đức tính Như vậy, có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính lànhững yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuântheo
Theo quan điểm đạo đức học Mácxít:
Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội Đạo đức là một phạmtrù phản ánh hệ thống các nguyên tắc, yêu cầu, các chuẩn mực, các quy tắc điềuchỉnh sự ứng xử của con người trong tất cả các mối quan hệ, trong tất cả cáclĩnh vực đời sống xã hội Các chuẩn mực ứng xử được củng cố bởi các kháiniệm như: thiện - ác, chính – tà, vinh – nhục, lương tâm – trách nhiệm, quyềnlợi – nghĩa vụ, hạnh phúc – bất hạnh Hệ thống khái niệm này biểu hiện vàphản ánh bản chất xã hội của con người mà chủ yếu là các mối quan hệ giữa cánhân và xã hội ở các mức độ khác nhau
Quan hệ đạo đức đan kết trong mọi hoạt động xã hội Đạo đức là một bộphận quan trọng của đời sống xã hội Thể hiện ở chỗ các quan hệ đạo đức, cácđộng cơ đạo đức, hành động, hành vi đạo đức, luôn tồn tại và phát triển cùngvới đời sống xã hội Đạo đức là một trong những tiêu chí quan trọng để đánhgiá trình độ văn minh của xã hội
Có thể nói, đạo đức là một hình thái ý thức được hình thành rất sớm tronglịch sử phát triển nhân loại và được mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi thời đại quantâm Sự phát triển của đạo đức xã hội từ thấp lên cao như những nấc thang giátrị của văn minh con người, trên cơ sở phát triển của sức sản xuất vật chất và
Trang 5thông qua sự đấu tranh, gạn lọc, kế thừa mà nội dung đạo đức ngày càng phongphú, hoàn thiện hơn.
2 Vai trò của giáo dục đạo đức trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách
Nhân cách của con người bao gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có
ý nghĩa xã hội trong một con người Những thuộc tính này được hình thànhtrong quá trình tác động qua lại giữa người đó với những người khác trong xãhội Vì thế, nhân cách đựơc xem là “sản phẩm muộn” trong sự phát triển củacon người
Khi nói đến nhân cách người ta thường quan niệm đó là sự thống nhất biệnchứng giữa các mặt: phẩm chất và năng lực (còn gọi là đức và tài) của conngười Trong đó đạo đức là nền tảng, là một bộ phận cấu thành đặc biệt quantrọng của nhân cách con người nói chung, học sinh nói riêng Bộ phận quantrọng ấy không tự nhiên mà hình thành một cách trọn vẹn, đòi hỏi phải có mộtquá trình hướng vào mục đích ấy
Do đó, ta hiểu: “Giáo dục đạo đức là một quá trình sư phạm bộ phận trong
đó dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục nhằm hình thành và phát triển ở họcsinh ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi và thói quen đạo đức, nhờ đó màtạo ra các phẩm chất đạo đức ở học sinh, theo những nguyên tắc đạo đức cộngsản chủ nghĩa”
Như chúng ta biết, con người muốn làm được điều thiện, tránh được điều
ác, muốn cho những hành vi của mình được mọi người chấp nhận, không bị dưluận xã hội lên án thì họ phải nắm được những quan điểm, những nguyên tắc,quy tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản Từ đó, con người có thể tự do lựa chọnnhững hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, đồng thời mới cókhả năng đánh giá đúng đắn các hiện tượng, hành vi trong quan hệ xã hội theoquan điểm đạo đức tiến bộ, cách mạng Vì vậy, công tác giáo dục đạo đức gópphần quan trọng vào quá trình hình thành, phát triển nhân cách của con người
3 Vị trí, vai trò của môn Giáo dục công dân trong nhà trường trung học phổ thông
Mỗi môn học trong trường trung học phổ thông đều có một vị trí nhất địnhcủa nó
Môn Giáo dục công dân vừa có vị trí thông thường của một môn học, vừa
có vị trí đặc biệt của nó Ở vị trí thông thường, môn Giáo dục công dân đượcxếp cùng loại, ngang hàng với các môn học khác trong hệ thống các môn học
Trang 6Nó có những nhiệm vụ như các môn học khác: trang bị tri thức, giáo dục tưtưởng, tình cảm, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ học sinh Ở vị tríđặc biệt của nó, môn Giáo dục công dân có những đặc điểm riêng, những nhiệm
vụ riêng, khác biệt so với các môn học khác Có thể nêu lên mấy đặc điểm sauđây:
Một là, môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông đề cập và giải
quyết một cách toàn diện hệ thống tri thức cơ bản, cần thiết của một công dânViệt Nam trong thời đại mới Chủ đề mà môn Giáo dục công dân đề cập baohàm từ những cái gần gũi, thiết thực trong đời thường cá nhân, công dân, giađình, xã hội đến những vấn đề lớn hơn như quốc gia, nhân loại; từ những vấn
đề thường nhật đến những vấn đề mang tính lý luận, trừu tượng khái quát nhưtriết học, logic học, từ những hiểu biết cần thiết về cuộc sống đến thế giới quan,nhân sinh quan, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa
Hai là, môn Giáo dục công dân mang tính định hướng chính trị sâu sắc vì
nó trực tiếp đề cập, trực tiếp giải quyết những vấn đề chính trị, tư tưởng của giaicấp công nhân, của Đảng ta, trực tiếp xác nhận, củng cố định hướng chính trị xãhội chủ nghĩa cho học sinh
Môn Giáo dục công dân trong toàn bộ nội dung của nó từ lớp 10 đến lớp 12trước hết tập trung vào việc xây dựng cho học sinh phổ thông thế giới quankhoa học, nhân sinh quan cộng sản và phương pháp luận đúng đắn bằng nhiềubiện pháp, hình thức khác nhau Tất cả đều nhằm làm cho học sinh có nhữngquan niệm, niềm tin triết học làm nền tảng cho hệ thống thế giới quan Từ đó,học sinh có được định hướng đúng đắn trong hoạt động thực tiễn, giải quyếtđúng đắn các mối quan hệ của bản thân với các cộng đồng trên các lĩnh vực, cácphạm vi khác nhau
Cùng với việc hình thành thế giới quan một cách trực tiếp, môn Giáo dụccông dân giúp học sinh trả lời một cách khoa học đúng đắn câu hỏi: Sống đểlàm gì? Sống như thế nào cho xứng đáng với vai trò, vị trí của người công dâncủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tính định hướng chính trị còn thể hiện ở chỗ, môn Giáo dục công dân trựctiếp đề cập đến những vấn đề có tính đường lối chính sách của Đảng Cộng sảnViệt Nam Đó là những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội nóng bỏng của đấtnước và thế giới Với những phương pháp luận đã được trang bị, học sinh bướcđầu tiên hiểu, phân tích, đánh giá và tự rút ra kết luận cần thiết đúng đắn
Trang 7Mỗi môn học trong nhà trường đều có nhiệm vụ xây dựng thế giới quan,nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạođức cho học sinh Lợi thế hơn các môn học khác, môn Giáo dục công dân thựchiện nhiệm vụ này một cách trực tiếp Đặc điểm này mở ra khả năng to lớn vàtrách nhiệm nặng nề đối với môn Giáo dục công dân.
Ba là, hệ thống tri thức của môn Giáo dục công dân mang tính tích hợp.
Phân tích chương trình của môn Giáo dục công dân ta thấy nó tập trung khánhiều phân môn, chứa đựng nhiều loại kiến thức của các môn khoa học khácnhau: triết học, kinh tế, chủ nghĩa xã hội khoa học, đạo đức, pháp luật, và ởmột mức độ nhất định còn chứa đựng cả kiến thức một số môn khoa học tựnhiên
Tính tích hợp đòi hỏi môn Giáo dục công dân không chỉ xác lập phươngpháp chung đặc thù cho cả bộ môn mà còn phải có phương pháp riêng cho từngphân môn Mỗi phân môn là một bộ môn khoa học độc lập nên cần có phươngpháp dạy học phù hợp: Dạy triết học phải khác với dạy kinh tế, đạo đức, phápluật
Bốn là, môn Giáo dục công dân đòi hỏi chặt chẽ việc dạy và học phải gắn
liền một cách trực tiếp, cụ thể với đời sống, với việc rèn luyện, tu dưỡng củamỗi học sinh Dạy và học Giáo dục công dân là dạy và học để trở thành côngdân của nước Việt Nam Bởi vậy, nếu tách khỏi thực tiễn xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì việc dạy và học sẽ mất hết ý nghĩa vàtác dụng
Bốn đặc điểm trên kết hợp chặt chẽ với nhau trong một hệ thống nhất quyđịnh nội dung và phương pháp dạy học bộ môn Vị trí, vai trò, đặc điểm nhưtrên của bộ môn Giáo dục công dân nói rõ nó vừa là một hệ thống tri thức khoahọc, vừa là một hệ thống các yêu cầu về hành vi chính trị, đạo đức Trong đó,quá trình dạy học bộ môn Giáo dục công dân chúng ta cần phải:
+ Luôn luôn đảm bảo tính khoa học cho bộ môn Giáo dục công dân, triệt đểkhắc phục những nhược điểm về hô hào chung chung, động viên tư tưởngchung chung Khắc phục quan niệm coi môn học này là môn chính trị thuần tuý,chỉ là môn học phụ Mỗi bài giảng Giáo dục công dân phải là hệ thống những trithức khoa học, chính xác, chặt chẽ Chỉ trên cơ sở đó, môn Giáo dục công dânmới có ích về mặt giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức
+ Luôn luôn gắn bài giảng với thực tế đời sống, đặc biệt là tư tưởng nhậnthức của học sinh, mỗi giờ học mang lại cho người học những hiểu biết mới,
Trang 8kích thích học sinh suy nghĩ, xem xét những nhận thức của bản thân Đó lànhững nhiệm vụ chính trị của một giờ học hấp dẫn, sinh động, có hiệu quả.Cũng xuất phát từ vị trí, vai trò trên, nên trong nhà trường môn Giáo dụccông dân là môn học không thể thay thế được bằng bất cứ môn học nào khác.
Đó cũng là một tất yếu khách quan buộc chúng ta phải nhận thức đúng đắn
và đầy đủ vị trí của môn học này Nhận thức đúng đắn và đầy đủ vị trí của mônGiáo dục công dân, chúng ta mới có cơ sở đảm bảo thực hiện được mục tiêu vànhiệm vụ quan trọng của nó trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo củanước nhà
II Thực trạng của vấn đề
Nhiệm vụ của các trường trung học phổ thông là trang bị học vấn, bồidưỡng phẩm chất chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn cho học sinh Tất cảcác môn học ở trường trung học phổ thông đều thể chế hoá nhiệm vụ trên bằngviệc vừa cung cấp kiến thức, vừa hình thành kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm, lýtưởng cho các thế hệ học sinh
Môn Giáo dục công dân được xác định có vị trí quan trọng trong việc hìnhthành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duykhoa học cho thế hệ trẻ Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng nhấn mạnh:
“Phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước”
Trong đó, phần đạo đức góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành mục tiêucủa chương trình Giáo dục công dân nói riêng và của trường trung học phổthông nói chung
Theo chương trình của lớp 10 thì phần đạo đức thuộc phần II: “Công dân với đạo đức”.
Theo chương trình lớp 11 gồm 2 phần: Công dân với kinh tế và Công dânvới các vấn đề chính trị - xã hội Thông qua đó giáo dục đạo đức XHCN chohọc sinh khi tham gia các hoạt động kinh tế và chính trị xã hội
Theo chương trình của lớp 12 thì phần đạo đức nằm trong nội dung giáo dụcpháp luật
Cùng nằm ở ba khối lớp khác nhau nhưng nội dung chương trình đạo đức đã
có sự thay đổi nhất định Tuy nhiên, cả ba đều giới thiệu cho chúng ta nhữngphạm trù đạo đức cơ bản, những nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa và một
số vấn đề về đạo đức liên quan đến đời sống thường nhật của học sinh cùng một
số truyền thống đạo đức của dân tộc
Trang 9Qua tìm hiểu phần đạo đức, ta thấy nội dung chương trình được xây dựngtrên cơ sở kế thừa, phát triển kết quả giáo dục, dạy học của môn Đạo đức ở tiểuhọc và môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở Mục tiêu, nội dung chươngtrình góp phần củng cố, phát triển hệ thống giá trị đạo đức, lối sống mà học sinhhình thành ở tiểu học và trung học cơ sở Đồng thời, giúp học sinh nhận thức vềtrách nhiệm của mình đối với mọi người xung quanh và đối với sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng cho học sinh phương pháp luận đúng đắn để
họ nhận thức, có đủ bản lĩnh, đủ năng lực chủ động và tự giác xác định phươnghướng phát triển của bản thân sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông
Những phẩm chất đạo đức, lối sống phải là những giá trị của con người ViệtNam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thể hiện ở nhận thức, hành vi vàtình cảm, niềm tin với tư cách là một chủ thể của sự phát triển nhân cách, pháttriển xã hội
Phần đạo đức góp phần phát triển cân đối, hài hoà giữa các giá trị, giữa kiếnthức, kỹ năng và thái độ; giữa nhận thức và hành động của học sinh để hìnhthành ở họ tình cảm, niềm tin và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trước sự pháttriển của đất nước
Cùng với những tri thức về triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, đường lốichính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam, những tri thức đạo đức đã làm hoàn thiện hệ thống trithức môn Giáo dục công dân trong nhà trường trung học phổ thông Đồng thời,hoàn thiện những phẩm chất cần phải có của một công dân thật sự, góp phầnxây dựng đất nước “công bằng, dân chủ, văn minh.”
Như vậy, chỉ là một phần nhỏ nhưng phần đạo đức có giá trị, vị trí và vai tròrất quan trọng trong chương trình Giáo dục công dân ở trường trung học phổthông
III Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
1 Nội dung giáo dục đạo đức qua giảng dạy môn Giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông
Là môn học thuộc khoa học xã hội, Giáo dục công dân góp phần đào tạonên những người lao động mới, hình thành ở họ phẩm chất và năng lực củangười công dân Đó là phẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức và năng lựchoạt động thực tiễn Để đạt được những nhiệm vụ này, môn Giáo dục công dân
ở trường trung học phổ thông đã xây dựng cho mình một hệ thống tri thức kháđầy đủ và logic với những vai trò tương ứng:
Trang 10- Hệ thống tri thức triết học góp phần hình thành thế giới quan khoa học,nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duy biện chứng.
- Hệ thống tri thức kinh tế chính trị hình thành tư duy, khoa học về các quanđiểm kinh tế của chủ nghĩa Mác- Lênin và sự vận dụng của Đảng ta trong côngcuộc xây dựng đất nước hiện nay
- Hệ thống tri thức đạo đức trực tiếp hình thành những suy nghĩ, tình cảm,phẩm chất, hành động đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội
- Hệ thống tri thức pháp luật nhằm xây dựng ý thức chấp hành pháp luật
- Hệ thống tri thức về đường lối của Đảng góp phần giúp học sinh nắmvững đường lối của Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn và vị trí khôngthể thay thế của Đảng trong đời sống xã hội
Như vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua môn Giáo dục công dânđược tiến hành trên cơ sở nội dung khoa học của nó
Môn Giáo dục công dân có nhiều khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh,bằng nhiều phương diện khác nhau
- Đưa vào chương trình các bài học đạo đức và các vấn đề đạo đức vào cácbài có nội dung phù hợp
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên liên hệ với các vấn đề đạo đức cầnthiết phải giáo dục liên quan đến nội dung bài giảng
- Học sinh tự vận dụng các nội dung của bài học vào quá trình tu dưỡng, rènluyện của bản thân và giải quyết các vấn đề đạo đức trong cuộc sống hằng ngày.Khi học sinh biết vận dụng những tri thức trong sách vở để giải quyết nhữngvấn đề đặt ra trong cuộc sống trên cơ sở khoa học, tức là các em đã hình thànhnhững hành vi đạo đức tiến bộ một cách tự giác Các em đã có niềm tin và niềmtin đó phải được hình thành trên cơ sở hệ thống tri thức khoa học mới là niềmtin vững chắc Trách nhiệm này thuộc về các môn khoa học, trong đó có mônGiáo dục công dân trong nhà trường phổ thông
Thông qua các bài học của mình, môn Giáo dục công dân có tác dụng giáodục đạo đức cho học sinh một cách sâu sắc
2 Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân và phần đạo đức
Phương pháp giáo dục là một vấn đề quan trọng của lý luận dạy học trong
đó bao hàm phương pháp giảng dạy Chính vì vậy, việc xác định hợp lý cácphương pháp giảng dạy để thực hiện tốt những bài giảng đạo đức trên lớp,
Trang 11chính là một phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Để giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân đạt hiệu quảcao thì giáo viên có thể sử dụng hệ thống các phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp giảng giải:
Đây là phương pháp phải dùng luận cứ, số liệu để giải thích, chứng minhmột hiện tượng, sự kiện, quy tắc, định lý, định luật trong môn học Giảng dạychứa đựng các yếu tố phán đoán, suy lý nên có nhiều khả năng phát triển tư duycho học sinh
Phương pháp giảng giải các phạm trù, các chuẩn mực đạo đức bằng conđường quy nạp (thuyết trình) là phương pháp phù hợp với trình độ của học sinh,nhằm hình thành ở các em những biểu tượng đạo đức, niềm tin vào nhữngchuẩn mực đạo đức cao đẹp, mong muốn rèn luyện và đạt được những chuẩnmực đó trong cuộc sống
Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề.
Đây là phương pháp tối ưu trong giảng dạy đạo đức ở cấp trung học phổthông Phương pháp này sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinhkhi các em tiếp nhận kiến thức và sự giáo dục đạo đức Thực hiện tốt phươngpháp đàm thoại sẽ tạo ra không khí thoải mái, dân chủ trong lớp học Khôngnhững thế, giáo viên còn có thể kiểm tra trình độ nhận thức, cũng như cách ứng
xử, thái độ đánh giá của học sinh trước những chuẩn mực và hiện thực đạo đức
Phương pháp nêu gương (Liên hệ thực tế, đấu tranh chống phản diện).
Nêu gương là phương pháp đặc thù của giáo dục đạo đức Trong đó, nhà giáodục đưa ra những tấm gương sáng, những việc tốt, những giá trị xã hội chuẩn mựccủa các nhân hay tập thể, để người được giáo dục học tập và noi theo
Như vậy, thông thường nói đến nêu gương thì có nghĩa là dùng những
“gương tốt” – gương chính diện để giáo dục học sinh Tuy nhiên, khi cần thiếtnhà giáo dục còn dùng những “gương xấu” - gương phản diện để giáo dục họcsinh, nhằm lên án, né tránh những cái xấu
Trong giáo dục đạo đức, việc nêu gương sẽ làm cho các chuẩn mực đạođức, xã hội trở nên trực quan hơn, sinh động và cụ thể hơn, có sức thuyết phụcthực sự Mặt khác, những hành vi đạo đức của giáo viên hội đồng giáo dục vàbạn bè có tác dụng giáo dục đạo đức rất sâu sắc
Phương pháp động não.
Trang 12Đây là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh đượcnhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề Phương pháp này có ích để “lôi ra”
một danh sách các thông tin Hơn nữa, những tri thức Giáo dục công dân mang nội
dung đạo đức sâu sắc, lại khá quen thuộc với học sinh và cuộc sống xung quanh Vìvậy, phương pháp tác động não sẽ kích thích hứng thú học tập
Phương pháp thảo luận nhóm
Về thực chất, phương pháp thảo luận nhóm là tổ chức cho học sinh bàn bạc,trao đổi trong nhóm nhỏ Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp chomọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội chohọc sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề
có liên quan đến nội dung bài học
Nhờ phương pháp thảo luận nhóm mà:
- Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, làm tăngtính khách quan khoa học Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớnhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm Từ đó,các em tin tưởng vào sự đúng đắn của tri thức và mong muốn được vận dụngchúng vào cuộc sống
- Nhờ không khí thảo luận cởi mở giúp học sinh thoải mái, tự tin hơntrong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán của nhữngthành viên khác
- Phương pháp này hình thành ở các em tinh thần tập thể, cộng đồng, ýthức tự giác cao,…
Phương pháp đóng vai:
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một
số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Đây là phương pháp dạyhọc nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vàomột sự kiện cụ thể mà họ quan sát được Việc “diễn” không phải là phần chínhcủa phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần “diễn” ấy.Thông qua phương pháp này, học sinh được rèn luyện, thực hành, những kĩnăng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hànhtrong thực tiễn, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướngtích cực
Trên đây là những phương pháp cơ bản, thường hay sử dụng để giảng dạy,giáo dục đạo đức cho học sinh Phương pháp giáo dục đó phải phù hợp với mụcđích, yêu cầu cụ thể của từng bài học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học
Trang 13sinh, xuất phát từ nội dung của những chuẩn mực đạo đức mới đáp ứng yêu cầuphát triển của xã hội Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung họcphổ thông vừa bao hàm cả công tác giảng dạy lý thuyết đạo đức, nhằm cung cấpcho các em hệ thống tri thức khoa học về đạo đức, để hình thành ý thức đạo đứcvừa rèn luyện để học sinh củng cố, hình thành kỹ năng, thói quen đạo đức trongđời sống hằng ngày.
- Vận dụng được ý nghĩa của nguyên lý đấu tranh giữa các mặt đối lập củamâu thuẫn khi nhận xét các hiện tượng biến đổi trong giới tự nhiên và đời sống
xã hội
Về thái độ:
- Dám đấu tranh giải quyết mâu thuẫn trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
- Phê phán lối sống ngại va chạm, che dấu mâu thuẫn, “dĩ hoà vi quý” trongđời sống cá nhân và tập thể
- Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, phải chú ý cả mặthợp tác và đấu tranh, đối thoại và đối đầu, tránh cả hai xu hướng cực đoan: tảkhuynh và hữu khuynh
Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đàm thoại