Tiêu chuẩn cấp nước cho các ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Cầu (Trang 52)

1. Nông nghiệp

a. Tiêu chuẩn cấp nước cho trồng trọt

Mức tưới cho các loại cây trồng trong lưu vực được tính toán thông qua phần mềm CROPWAT được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) giới thiệu. Các tài liệu cơ bản để tính toán nhu cầu nước tưới cho cây trồng gồm có:

- Tài liệu về khí tượng, thủy văn: nhiệt độ, độ ẩm, lượng bốc hơi, tốc độ gió, lượng mưa, số giờ nắng.

- Kết quả tính toán mô hình mưa tưới thiết kế của các khu tưới theo tần suất 75%.

- Tài liệu về giống cây trồng (lúa, cây trồng cạn, cây công nghiệp), thời gian sinh trưởng, thời vụ và diện tích gieo trồng theo quy hoạch nông nghiệp của lưu vực.

b. Tiêu chuẩn cấp nước cho chăn nuôi

Theo TCVN 4454:1987 về Quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã, hợp tác xã, quy định nước dùng trong chăn nuôi tập trung được lấy như sau:

- Trâu bò : 70 - 100 lít/con/ngày.đêm - Lợn : 15 - 25 lít/con/ngày.đêm - Gia cầm : 1 - 2 lít/con/ngày.đêm

Đối với chăn nuôi phân tán không có quy địnhcụ thể, nên trong luận văn này tiêu chuẩn cấp nước cho chăn nuôi tạm lấy bằng một nửa tiêu chuẩn dùng cho chăn nuôi tập trung. Như vậy, tiêu chuẩn cấp nước cho chăn nuôi trong lưu vực như Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tiêu chuẩn nước dùng cho chăn nuôi

Đơn vị: lít/con/ngày.đêm

Hạng mục Hiện tại Năm 2020

Trâu, bò 40 45

Lợn 10 15

Gia cầm 1 2

c. Tiêu chuẩn cấp nước cho thủy sản

Hiện nay, ở nước ta có ba loại hình nuôi trồng thủy sản chủ yếu là ao hồ nhỏ, mặt nước lớn và ruộng trũng. Theo quy trình nuôi trồng thủy sản thì độ sâu nước cần phải đảm bảo để nuôi thả cá là:

- Ao hồ nhỏ : 1,5 - 2,0 m.

- Mặt nước lớn : 2,0 - 3,0 m.

- Ruộng trũng : 20 - 30 cm.

Tuy nhiên hiện trạng nuôi trồng thủy sản trong lưu vực chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ, ít nơi nuôi theo hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh. Các ao hồ nhỏ ít được cấp nước vì thường nằm rải rác trong các khu dân cư. Loại hình nuôi cá lồng thường ở các sông lớn.

Tiêu chuẩn dùng nước cho thủy sản hiện tại chưa có quy phạm. Vì vậy sau khi tham khảo một số kết quả nghiên cứu và các quy trình nuôi thủy sản tại địa phương, tạm tính nhu cầu nước cho 1 ha nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt như Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tiêu chuẩn cấp nước cho thủy sản nước ngọt

Đơn vị: m3

/ha

Tháng

Tổng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

0 1000 1285 1285 1286 1286 0 0 0 1286 1286 1286 10000

2. Đô thị và dân cư nông thôn

Nước dùng cho đô thị và các điểm dân cư nông thôn được tính toán căn cứ vào tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 (áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo

mở rộng các hệ thống cấp nước đôthị, các điểm dân cư nông thôn và các khu công nghiệp).

Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn là các trung tâm tổng hợp hoặc các trung tâm chuyên ngành của các hoạt động kinh tế, hành chính, khoa học kỹ thuật, du lịch, nghỉ ngơi, văn hoá, dịch vụ công cộng. Đô thị được phân loại theo quy mô dân số. Theo đó, nước dùng cho đô thị theo 2 giai đoạn năm 2011và năm 2020 gồm các loại như Bảng 3.3 và 3.4.

Bảng 3.3: Chỉ tiêu dùng nước cho đô thị loại IV, V và điểm dân cư nông thôn

TT Hạng mục Năm 2011 Năm 2020

a Nước sinh hoạt:

- Tiêu chuẩn cấp nước (l/người.ngày): 60 100

- Tỷ lệ dân được cấp (%) 75 90

b Nước dịch vụ - Tính theo % của (a): 10 10

c Nước thất thoát - Tính theo % của (a+b): < 20 < 15 d Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy - Tính theo %

của (a+b+c): 10 10

Bảng 3.4: Chỉ tiêu dùng nước cho công trình công cộng

Mục đích dùng nước Đơn vị tính Tiêu chuẩn cho 1 lần tưới (l/m2 )

Rửa bằng cơ giới, mặt đường và quảng trường đã

hoàn thiện 1 lần tưới 1,2 ÷ 1,5

Tưới bằng cơ giới, mặt đường và quảng trường

đã hoàn thiện 1 lần tưới 0,5 ÷ 0,4

Tưới bằng thủ công (bằng ống mềm) vỉa hè và

mặt 1 lần tưới 0,4 ÷ 0,5

Tưới cây xanh đô thị 1 lần tưới 3 ÷ 4

Tưới thảm cỏ và bồn hoa 1 lần tưới 4 ÷ 6

Tưới cây trong vườn ươm các loại. 1 ngày 10 ÷ 15

3. Công nghiệp

Tiêu chuẩn dùng nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp phải xác định dựa trên cơ sở những tài liệu thiết kế đã có, hoặc so sánh với các điều kiện sản xuất

tương tự. Khi không có số liệu cụ thể, có thể lấy trung bình theo TCXDVN 33:2006 như sau:

- Đối với công nghiệp sản xuất rượu bia, sữa, đồ hộp, chế biến thực phẩm, giấy, dệt: 45 m3/ha/ngày.

- Đối với các ngành công nghiệp khác: 22 m3

/ha/ngày.

4. Môi trường

Nhu cầu nước cho môi trường sinh thái hay dòng chảy môi trường là lượng nước dùng để xử lý, pha loãng lượng nước thải từ các nhu cầu dùng nước cho trồng trọt, chăn nuôi,thủy sản, dân sinh, công nghiệp. Lượng nước này được bổ sung cho các hệ thống cấp và thải nước của các ngành trên nhằm đảm bảo môi trường và chất lượngnước trên toàn lưu vực.

Dòng chảy môi trường là một thuật ngữ mới được cộng đồng quốc tế đưa ra trong ngành nước và đưa vào nghiên cứu sử dụng ở Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây trong xu thế chung hướng đến quy hoạch và quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Xuất phát từ thực tế tài nguyên nước ngày càng bị khai thác quá mức dẫn đến tình trạng suy thoái cạn kiệt nguồn nước trên các vùng, các lưu vực sông ngày càng phổ biến, khi đó, việc duy trì một chế độ dòng chảy trên sông vừa đảm bảo được tính bền vững về mặt môi trường, sinh thái vừa đáp ứng được các nhu cầu sử dụng nước khác nhau để mang lại lợi ích tổng hợp cao nhất về kinh tế - xã hội - môi trường là một trong những vấn đề hết sức cấp bách.

Từ quan điểm đó, tính toán xác định dòng chảy môi trường cũng đã được cộng đồng quốc tế đưa ra nhiều phương pháp, cách tính khác nhau cho mỗi vùng, miền địa lý khác nhau. Trong đó, nổi lên hai cách tính được ứng dụng rộng rãi hơn cả đó là:

- Dòng chảy môi trường được tính bằng 90 - 95% dòng chảy tháng kiệt nhất;

- Dòng chảy môi trường được tính bằng 10% tổng nhu cầu của các ngành

trên mỗi tiểu lưu vực.

Cách tính thứ nhất được sử dụng khi xem xét đối với một lưu vực sông lớn, có đủ số liệu quan trắc tại các trạm đo cơ bản với liệt số liệu dài và dòng chảy môi

trường được xem xét ngay tại chân công trình trữ nước hay tại cửa ra của lưu vực. Trong điều kiện Việt Nam, cách tính này đã được vận dụng trong công tác cấp phép sử dụng nước cho thủy điện với quy định trong giấy phép là lưu lượng bắt buộc phải xả sau nhà máy thủy điện (duy trì dòng chảy môi trường sau nhà máy thủy điện) không nhỏ hơn 90% dòng chảy tháng kiệt nhất trong tự nhiên tại tuyến công trình.

Cách tính thứ hai được các chuyên gia thuộc Cục Tài nguyên nước và Năng lượng Vương quốc Nauy (NVE) khuyến nghị đưa vào trong điều kiện cấp phép khai thác nước cho thủy điện ở Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác “Xây dựng quy trình và tăng cường năng lực cấp phép khai thác nước cho thủy điện” từ năm 2006 - 2011 giữa NVE và Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ở Việt Nam hiện chưa có tiêu chuẩn cũng như số liệu kinh nghiệm để tính toán xác định dòng chảy môi trường. Trong luận văn này, để tính toán dòng chảy môi trường cho lưu vực sông Cầu sẽ sử dụng cách tính thứ 2. Bởi vì cách tính này không yêu cầu liệt số liệu quan trắc dài, đồng thời sẽ xác định được dòng chảy môi trường cho từng tiểu lưu vực thuộc lưu vực sông Cầu. Theo đó, dòng chảy môi trường lưu vực sông Cầu được lấy như sau:

- Giai đoạn hiện tại lấy bằng 10% tổng lượng nước dùng cho các ngành. - Giai đoạn 2020 lấy bằng 15% tổng lượng nước dùng cho các ngành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Cầu (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)